Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cơ hội thương mại liên tỉnh cho các loại rau bản địa và rau thông thường của Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.26 KB, 3 trang )

Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn

Cơ hội thương mại liên tỉnh cho các loại rau bản địa
và rau thông thường của Lào Cai

HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC

Nhàn Trần1, Trang Trương1 và Dale Yi2

56

Cơ quan
1
Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Hà Nội, Việt
Nam
2
Đại học Adelaide
Tác giả đại diện


Giới thiệu
Lợi thế cạnh tranh của Lào Cai trong sản xuất và kinh doanh rau thay đổi theo
mùa vụ. Điều này cũng đúng với các tỉnhkhác ở Tây Bắc Việt Nam. Để khai thác
hiệu quả lợi thế cạnh tranh theo mùa vụ này, các chuỗi giá trị phải vận hành có
hiệu quả và kết nối sản xuất với thị trường.
 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát các luồng thương mại rau tại khu vực
Tây bắc Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu chu chuyển rau giữa các
thị trường bán buôn tại Tây Bắc Việt Nam và xác định các cơ hội mở rộng sản
xuất kinh doanh cho các nhà sản xuất và kinh doanh tại Lào Cai. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong báo cáo này bao gồm:
(1) Có các luồng thương mại rau liên tỉnh nào hướng tới:


a. Các thị trường Tây Bắc Việt Nam?
b. Thị trường vùng Đồng bằng sông Hồng?
(2) Những thương nhân nào đang tận dụng lợi thế của các cơ hội thương mại
liên tỉnh?

Hướng tiếp cận nghiên cứu
Phân tích trong nghiên cứu này bao gồm bốn loại rau chính là các nghiên cứu
trường hợp đại diện cho việc kinh doanh các loại rau thông thường ít hư hỏng
và các loại rau có giá trị cao hơn nhưng dễ hư hỏng. Sản phẩm được lựa chọn
trong các nhóm này bao gồm:
Các loại rau thông thường ít hư hỏng:
(1) Bắp cải
(2) Su su1
1

Su su được đề cập ở đây là quả su su chứ không phải ngọn su su.


Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn
Các loại rau có giá trị cao nhưng dễ hư hỏng:
(3) Cải Mèo
(4) Súp lơ xanh

114 cuộc phỏng vấn bảng hỏi với thương lái đã được thực hiện tại những thị
trường này, chia thành hai đợt vào mùa hè và mùa đông nhằm khảo sát sự đa
dạng theo mùa trong thương mại. Các câu hỏi phỏng vấn tập trung chủ yếu vào
những thông tin liên quan tới thị trường đích của sản phẩm và khối lượng hàng
hóa buôn bán.

Kết quả

Đầu tiên, đánh giá của chúng tôi về khối lượng hàng hóa buôn bán cho thấy sự
khác nhau đáng kể giữa các tỉnh về lượng sản phẩm qua các chợ bán buôn (Hình
1). Thị trường bán buôn rau tại Sơn La, với lượng rau hàng hóa khoảng 107 tấn/
ngày, lớn hơn nhiều so với tỉnh Yên Bái và Điện Biên.
Thứ hai, các thị trường bán buôn không phải là các trung tâm hậu cần như giả
thiết ban đầu. Phần lớn thương mại rau liên tỉnh đi qua thị trường bán buôn và
được thực hiện chủ yếu bởi một nhóm nhỏ các nhà thu mua lớn (các thương lái
liên tỉnh), họ thu mua sản phẩm của nông dân và vận chuyển sản phẩm ra ngoại
tỉnh để bán cho các thị trường khác (Hình 2).
Ngoài ra, các mô hình thương mại rau liên tỉnh cũng khác nhau đáng kể giữa các
tỉnh và tùy thuộc loại rau.

Thảo luận và kết luận
Với các loại rau thông thường (cải bắp và su su):
Tỷ trọng thương mại liên tỉnh tại Sơn La tương đối ổn đỉnh với cải bắp và su su.
Khoảng 25-35% cải bắp và 60-70% su su từ thị trường Sơn La được chuyển về
Đồng bằng Sông Hồng quanh năm. Sơn La là nơi sản xuất chính tại Tây Bắc và
rất nhiều thương lái liên tỉnh dường như hoạt động lâu dài và có mối quan hệ
thương mại ổn định không phụ thuộc mùa vụ với các nhà tiêu thụ tại Hà Nội.
Lào Cai đang tận dụng lợi thế về cơ hội kinh doanh su su theo mùa tại Tây Bắc
Việt Nam bằng cách cung cấp cho thị trường trong khu vực vào các thời kỳ cao
điểm. Lào Cai có thể cung cấp cho Yên Bái và Điện Biên khi giá tăng cao, trong khi
Sơn La, nơi sản xuất chính trong khu vực lại không có giao thương nhiều trong
nội vùng.

NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN

Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các thị trường bán buôn và bán lẻ truyền thống
tại 4 tỉnh Tây bắc Việt Nam: các thị trường lớn tại Sơn La và Lào Cai, và các thị
trường nhỏ hơn tại Điện Biên và Yên Bái.


57


Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn

HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC

Việc kinh doanh cải bắp liên tỉnh giữa các tỉnh Tây Bắc còn rất hạn chế, nhưng lại
liên tục bị cải bắp nhập khẩu từ Trung Quốc cạnh tranh quanh năm.
Đối với các loại rau có giá trị cao hơn và dễ hư hỏng (như cải Mèo và súp lơ xanh):
Một lượng lớn cải Mèo từ thị trường bán buôn được kinh doanh liên tỉnh và tỷ
trọng này ổn định trong cả năm. Khoảng 30-40% lượng cải Mèo từ Sơn La và 1020% từ Lào Cai được cung cấp cho Hà Nội. Trong khi cải Mèo chủ yếu được trồng
để tiêu dùng trong hộ gia đình, phần lớn thị phần kinh doanh liên tỉnh là dành
cho các khách hàng tại Hà Nội. Cải Mèo tại thị trường Điện Biên và Yên Bái chỉ đủ
cung cấp trong tỉnh. Một lượng nhỏ, nhưng chiếm tỷ trọng đáng kể trong kinh
doanh súp lơ (15-20%) từ Lào Cai và Sơn La về Hà Nội vào chính vụ (vụ đông).
Tuy nhiên, hàng nhập khẩu Trung Quốc thống trị toàn bộ thị trường Hà Nội trong
thời gian trái vụ.

Hình 1: Toàn cảnh thị trường bán buôn rau

58

Hình 2: Thương mại rau liên tỉnh
Tỉnh 1
Người
nông dân

Nhà

thu mua

Nhà bán
buôn

Nhà
bán lẻ

Nhà buôn liên tỉnh

Tỉnh 2
Người
nông dân

Nhà
thu mua

Nhà bán
buôn

Nhà
bán lẻ



×