Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vai trò của học tập thông qua hợp tác trong áp dụng các chiến lược quản lý xói mòn đất trong sản xuất ngô và cải thiện sinh kế nông hộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.22 KB, 5 trang )

Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững

Vai trò của học tập thông qua hợp tác trong áp dụng
các chiến lược quản lý xói mòn đất trong sản xuất ngô
và cải thiện sinh kế nông hộ

HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC

Nguyễn Hữu Nhuần1,2, Elske van de Fliert2 và Oleg Nicetic2,3

28

Cơ quan
1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà nội, Việt Nam
2
Trung tâm truyền thông và thay đổi xã hội, Đại học Queensland Australia
3
Trường nông nghiệp và khoa học thực phẩm, Đại học Queensland, Australia.
Tác giả đại diện

Từ khóa
Nghiên cứu nông nghiệp cho phát triển (AR4D), tác động, lớp học sản xuất và
trường kinh doanh trên đồng ruộng (FF&BS), quản lý sói mòn đất.

Giới thiệu
Tỉnh Sơn La có đặc điểm xã hội, kinh tế và văn hóa đa dạng điển hình của
vùng cao Tây Bắc và là địa bàn sinh sống của nhiều nhóm dân tộc thiểu số
khác nhau. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh trong thập
kỷ vừa qua đạt trên 10% , tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của Sơn La vẫn ở
mức cao (27,01% và 11,86%), với đa số các hộ nghèo là đồng bào dân tộc


thiểu số (MoLISA, 2014).
Sản xuất ngô là nguồn thu nhập chính và cũng là cơ hội để thoát đói nghèo
ở vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, ngô thường được trồng trên đất dốc, dẫn đến
sói mòn đất và sản xuất ngô không bền vững. Từ những năm 1990, chính
phủ Việt Nam và các tổ chức phát triển quốc tế đã tài trợ cho nhiều hoạt
động nhằm giải quyết những vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên nghiêm trọng (Nicetic và van de Fliert, 2014; Nguyen, 2015). Tuy nhiên, mặc
dù những phương pháp quản lý sói mòn đất hiệu quả đã được xây dựng,
việc nhân rộng các phương pháp này vẫn còn rất chậm và có nhiều thách
thức (Le và cộng sự, 2003; Ha và cộng sự, 2003). Nguyên nhân chính đó
là những phương pháp quản lý đất bền vững được xây dựng bởi các nhà
khoa học và họ chưa lường trước được những phương pháp này đòi hỏi
lao động tăng thêm đáng kể, dẫn đến thu nhập ròng của người nông dân
thấp hơn trong năm áp dụng và thiếu các vật liệu che phủ sẵn có (Nicetic
và cộng sự, 2012).


Dự án ACIAR AGB/2008/002 đã áp dụng hướng tiếp cận nghiên cứu có sự
tham gia và đa ngành nhằm giải quyết các vấn đề quản lý sói mòn trong
bối cảnh kinh tế xã hội phức hợp này bằng cách tăng cường sự tham gia
của nông dân, các cán bộ khuyến nông, các nhà sinh học, nông học, và
khoa học kinh tế, xã hội. Thông qua nghiên cứu có sự tham gia, phương
pháp làm đất tối thiểu kết hợp với sử dụng vật liệu che phủ được xác định
là phương pháp dễ làm và khả thi về mặt kinh tế nhất cho áp dụng chiến
lược quản lý sói mòn, và triển khai trên qui mô lớn thông qua các chương
trình lớp học về sản xuất và kinh doanh cho nông dân trên đồng ruộng
(FF&BS) được hỗ trợ bởi chính quyền tỉnh. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT
tỉnh Sơn La, hơn 6.000 nông dân đã được tập huấn về kỹ thuật quản lý sói
mòn và khoảng 4.000 nông dân sau đó đã áp dụng các phương pháp này
trong vụ ngô năm 2015.
Nghiên cứu này đánh giá các phương pháp tiếp cận có sự tham gia và đa

ngành do dự án AGB/2008/002 áp dụng và so sánh với các phương pháp
tiếp cận của các dự án trước đó với mục tiêu xác định mức độ đóng góp
của sự tham gia tích cực của các đối tác địa phương vào quá trình nghiên
cứu và sử dụng truyền thông có mục đích với các nông dân và các tổ chức
có liên quan đến tác động của dự án.
Tiếp cận nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá sử dụng khung đánh giá tác động tổng thể dựa trên
khung sinh kế bền vững (Nguyen và cộng sự, 2016) và sử dụng các phương
pháp nghiên cứu định tính khác nhau bao gồm thảo luận nhóm trọng tâm
với nông dân, phỏng vấn bán cấu trúc với nông dân, và phỏng vấn sâu với
các cá nhân chủ chốt bao gồm các lãnh đạo địa phương, cán bộ khuyến
nông và các nhà nghiên cứu nông nghiệp.
Kết quả và Thảo luận
Những nghiên cứu nông nghiệp hiện nay và trước đây cũng như những
nỗ lực khuyến nông ở vùng Tây Bắc, Việt Nam thường sử dụng hướng tiếp
cận từ trên xuống và chú trọng vào việc phát triển công nghệ từ bên ngoài
sau đó chuyển giao qua các phương tiện truyền thông đại chúng như tờ
rơi, tài liệu hướng dẫn, đài phát thanh địa phương, các lớp tập huấn ngắn
hạn và các buổi hội thảo trên đồng ruộng. Bản sắc văn hóa địa phương và
việc trao quyền cho đối tác địa phương chưa được chú ý trong phát triển
công nghệ thích ứng và định hướng phát triển bền vững cho địa phương.
Cùng với các tiếp cận nghiên cứu này, đánh giá tác động của các dự án
cũng được thiết kế từ bên ngoài: tập trung vào những lợi ích kinh tế ngắn

NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN

Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững

29



Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững

HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC

hạn và hiệu quả về chi phí dự án đối với các nhà tài trợ và các cơ quan tài
trợ hơn là phát triển sinh kế địa phương bền vững.

30

Đánh giá dự án AGB/2008/002 cho thấy dự án đã được triển khai theo
ba giai đoạn liên tục của nghiên cứu có sự tham gia: giai đoạn đầu tiên
là đánh giá nhu cầu và cơ hội với các cộng đồng mục tiêu của dự án; giai
đoạn thứ hai thực hiện các thử nghiệm sự tham gia để phát triển hệ thống
canh tác ngô bền vững; và giai đoạn ba tiến hành thử nghiệm những hệ
thống sản xuất có hứa hẹn trên rộng bằng các thử nghiệm thích ứng, và
xây dựng mô hình nhân rộng hệ thống sản xuất thành công.
Mức độ tham gia cao của các bên trong thiết kế, thực hiện, giám sát và
đánh giá dự án nghiên cứu phát triển nông nghiệp dẫn đến các kết quả
nghiên cứu phù hợp với điều kiện của người dân địa phương. Trong quá
trình thực hiện, dự án đã thiết lập được sự hợp tác cao với nông dân và
lãnh đạo địa phương tại Sơn La, làm tăng ý thức của họ về sự làm chủ dự
án. Sựu tham gia tích cực của cán bộ chính quyền địa phương trong xây
dựng mô hình nhân rộng, bao gồm chương trình giảng dạy cho các lớp
FF&BS, cán bộ khuyến nông được tập huấn về đánh giá học hỏi qua trải
nghiệm, các video tập huấn và tài liệu văn bản. Những công cụ trên đã
được thử nghiệm và hoàn thiện thông qua chương trình thí điểm FF&BS
kéo dài theo vụ, đã giúp chính quyền địa phương phối kết hợp việc nhân
rộng vào kế hoạch của địa phương và đảm bảo mức kinh phí đáng kể cho
tập huấn 6.000 nông dân.

Khung đánh giá tác động tổng thể được áp dụng trong nghiên cứu là công
cụ đánh giá tốt cho đánh giá các dự án nghiên cứu cho phát triển nông
nghiệp (AR4D). Khung đánh giá có sự tham gia có thể được áp dụng cho
các dự án AR4D trong tương lai. Tuy nhiên, mức độ tham gia cần phải
được điều chỉnh cho phù hợp với sự sẵn sàng và năng lực tham gia và
đóng góp của các đối tác. Tương tự như vậy, văn hóa thể chế và những
mối quan hệ liên ngành hiện tại cần được nhận biết và hiểu rõ trước khi
quyết định mức độ kết nối liên ngành ở giai đoạn bắt đầu.


Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

• Nghiên cứu chẩn đoán có sự
tham gia
• Phát triển công nghệ có sự
tham gia
• Xây dựng mô hình nhân
rộng về quản lý sói mòn
• Đánh giá

• Phương pháp tiếp cận có sự
tham gia
• Tiếp cận đa ngành
• Tiếp cận đa tổ chức
• Hệ thống giám sát và đánh
giá có sự tham gia (PM&E)

KINH TẾ


Hình 1: Những hợp phần chính của dự án ACIAR AGB 2008/002
Nguồn: Tài liệu dự án ACIAR Tây Bắc và phân tích dữ liệu sơ cấp
Tài liệu tham khảo
1.Ha, D.T., Le, Q. D., Chabanne, A., Husson, O., Seguy L., Forest, F. and P. Julien
(2003) ‘Conservation farming on sloping lands’ In: Upland agricultural development current status and orientation (edited by Q. D. Le, V. B. Nguyen and
D. T. Ha), Agricultural Publishing House: Hanoi, 96-104 Le, Q. D., Ha, D.T., Chabanne, A., Husson, O. and P. Julien (2003) ‘Towards an agro-ecology research
program for upland agricultural development’ In: Upland agricultural development current status and orientation (edited by Q. D. Le, V. B. Nguyen and D.
T. Ha), Agricultural Publishing House: Hanoi, 84-95.
2.MoLISA. (2014). Decision 529/QD-LDTBXH dated 6 May 2014 on Releasing the
results of general census on poor households and marginally poor households
in 2013. Hanoi: Ministry of Labour and Social Affairs (MoLISA).
3.Nguyen, H. N. (2015). Making agricultural research for development work in
remote Vietnam. Media Development -Special Issue: Enabling People’s Voices
to be Heard, 2015(3), 3.

NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN

CH

GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU

CON NGƯỜI

ỘI

T
VẬ

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CHÍNH

• Phát triển thực tiễn sản xuất ngô bền
vững để giải quyết vấn đề sói mòn đất
• Đa dạng hóa hệ thống canh tác với
ngô là cây trồng chính
• Hỗ trợ nhân rộng công nghệ thành
công vào các chiến phát triển của
chính phủ


H

ẤT

TỰ NHIÊN

31


Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững

HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC

4.Nguyen, H. N., Van de Fliert, E., & Nicetic, O. (2016). Chapter 10: How agricultural research for development can make a change – Assessing livelihood
impacts in the Northwest Highlands of Vietnam. In T. Mai Van, V. Tran Duc, S.
Leisz J & G. Shivakoti (Eds.), Redefining Diversity and Dynamics of Natural Resources Management in Asia -Upland Natural Resources and Social Ecological
Systems in Northern Vietnam (Vol. 2, pp. 155-176): Elsevier.

32

5.Nicetic, O., Le, H.H., Trinh, D.N., Nguyen, H.P., Kirchhof, G., Pham, T.S., van de

Fliert, E. and Q.D. Le (2012a) ‘Impact of erosion prevention methods on yield
and economic benefits of maize production in northwest Vietnam’ In: Conservation Agriculture in Southeast Asia and Beyond (edited by M.J. Mulvaney, M.R.
Reyes, C. Chan-Halbrendt, S. Boulakia, K. Jumpa, C. Sukvibool, and S. Sombatpanit), World Association of Soil and Water Conservation: Beijing, 29-47
6.Nicetic, O. and Van de Fliert, E (2014) Changing institutional culture: participatory monitoring and evaluation in transdisciplinary research for agricultural
development in Vietnam. Knowledge Management for Development Journal,
Vol 10, No 3
7.Van de Fliert, E., Pham, T. V., Do, T. M. H., Thomas, P., & Nicetic, O. (2010). Out
of comfort zones, into realities: Research for development with upland ethnic
minority communities in North West Vietnam. Paper presented at the 9th European IFSA Symposium, Vienna, Austria.



×