Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Xác định Riemerella anatipestifer và Escherichia coli nghi ngờ gây hội chứng co giật và tiêu chảy trên vịt ở các cơ sở chăn nuôi ở Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.91 KB, 7 trang )

53

Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

Determination of Riemerella anatipestifer and Escherichia coli suspected to cause a
syndrome including shaking head and trembling, greenish diarrhea on duck farms
in Long An
Hien T. Le1∗ , Quan N. Kha1 , Khuong M. Chu1 , Cuong V. Nguyen2 ,
Ngoc H. Le1 , & Hoa T. K. Ho1
1

Faculty of Animal Science and Veterinary Medicine, Nong Lam University, Ho Chi Minh City, Vietnam
2
Long An Provincial Department of Animal Husbandry and Veterinary Medicine, Long An, Vietnam

ARTICLE INFO

ABSTRACT

Research Paper

In Long An province and other places, ducks at 3-8 weeks of age
often experience a syndrome including greenish diarrhea, eye and
nose discharge, shaking head and trembling which is considered to
Received: August 16, 2017
be related to Riemerella anatipestifer and Escherichia coli. There is
Revised: October 24, 2017
not any research to prove this hypothesis. For that reason, this study
Accepted: November 10, 2017
was as the first step to explore the causes of this syndrome. In total, 70 swab samples from disease and nondisease ducks and 27 pool
Keywords


water from 27 duck farms were collected to identify R. anatipestifer
and E. coli using PCR. There were 2 PCR (16S rDNA-PCR and
Diarrhea
gyrB -PCR) used to detect R. anatipestifer while one PCR for gene
Riemerella anatipestifer
phoA was used to detect E. coli The result showed that R. anatipesShaking head
tifer was found on both disease and non-disease ducks. However, the
Trembling
2 PCRs to detect R. anatipestifer did not agree well. The fact that
these bacteria were found on 22% farms (disease and non-disease
ones) means it is complicated to confirm them in causing the men∗
Corresponding author
tioned disease. In addition, E. coli was also found in both types of
duck and from all pool water. These isolates were kept for further
studies to identify their virulence. The result reveals that there may
Le Thanh Hien
Email: be the cooperation between many factors in causing this disease.

Cited as: Le, H. T., Kha, Q. N., Chu, K. M., Nguyen, C. V., Le, N. H., & Ho, H. T. K. (2018).
Determination of Riemerella anatipestifer and Escherichia coli suspected to cause a syndrome
including shaking head and trembling, greenish diarrhea on duck farms in Long An. The Journal
of Agriculture and Development 17(5), 53-59.

www.jad.hcmuaf.edu.vn

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển 17(5)


54


Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

Xác định Riemerella anatipestifer và Escherichia coli nghi ngờ gây hội chứng co giật
và tiêu chảy trên vịt ở các cơ sở chăn nuôi ở Long An
Lê Thanh Hiền1∗ , Kha Ngọc Quân1 , Chu Minh Khương1 , Nguyễn Văn Cường2 ,
Lê Hữu Ngọc1 & Hồ Thị Kim Hoa1
1

Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh
2
Chi Cục Chăn Nuôi Thú Y Long An, Long An

THÔNG TIN BÀI BÁO

TÓM TẮT

Bài báo khoa học

Tại Long An và nhiều địa phương, vịt khoảng 3 đến 8 tuần tuổi
thường mắc bệnh có biểu hiện tiêu chảy có hoặc không có màu
xanh lá, chảy nước mắt và nước mũi, run đầu và cổ được cho là
liên quan đến Riemerella anatipestifer và Escherichia coli. Nghiên
cứu này được thực hiện như bước đầu tiên để tìm hiểu về nguyên
nhân vi khuẩn có thể liên quan các triệu chứng bệnh kể trên.
Các mẫu ngoáy hầu họng vịt khỏe và vịt có biểu hiện bệnh (70
mẫu) và 27 mẫu nước ao từ 27 trại vịt được thu thập để tìm vi
khuẩn R. anatipestifer và E. coli bằng PCR. Hai quy trình PCR,
16S rDNA-PCR và gyrB -PCR, được dùng tìm R. anatipestifer, và
PCR gene phoA dùng cho E. coli. Kết quả là R. anatipestifer đã
được phát hiện trên cả vịt có và không có biểu hiện bệnh, và trong

một số mẫu nước ao. Tuy nhiên, hai phản ứng PCR xác định R.
anatipestifer cho kết quả khác nhau. Bên cạnh đó E.coli cũng phát
hiện trên mẫu bệnh lẫn không bệnh và tất cả các nước ao. Các
chủng này được lưu lại cho các bước tiếp theo trong việc xác định
độc lực. Kết quả cho thấy tình trạng nhiễm trùng trên đàn vịt
phức tạp, có vẻ còn có sự bội nhiễm nhiều vi khuẩn khác trên vịt,
và chưa xác định được nguyên nhân nguyên phát.

Ngày nhận: 16/08/2017
Ngày chỉnh sửa: 24/10/2017
Ngày chấp nhận: 10/11/2017

Từ khóa

Co giật
Riemerella anatipestifer
Tiêu chảy
Vịt


Tác giả liên hệ

Lê Thanh Hiền
Email:

1. Đặt Vấn Đề
Tại đồng bằng sông Cửu Long, nuôi vịt trên
trên cạn kết hợp ao là phương thức chăn nuôi
phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Điều này dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát

dịch bệnh. Trong nhiều năm gần đây, đàn vịt ở
các trại tại Long An và các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long thường bị bệnh với các biểu hiện tiêu
chảy có hoặc không có màu xanh lá, chảy nước
mắt và nước mũi, run đầu và cổ. Trong nhiều
trường hợp, vịt bệnh có biểu hiện triệu chứng
thần kinh, dễ lật ngửa, 2 chân đạp mái chèo. Một
số đặc điểm về bệnh có thể kể đến gồm: bệnh thể
hiện trên cả vả vịt thịt và vịt đẻ; thời điểm biểu
hiện khoảng 35-50 ngày (5-8 tuần) tuổi và hậu bị
(qua thời điểm này, rất ít biểu hiện bệnh); gần
như 100% đàn vịt có bệnh; khoảng 20% số vịt
trong đàn có các triệu chứng kể trên; tỉ lệ chết
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển 17(5)

trong số có biểu hiện rõ là 80 – 100%; vịt không
chết bị di chứng (còi, giảm năng suất thịt/trứng);
phòng/ trị kháng sinh không hiệu quả. Cho đến
nay, nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh này
tại Long An vẫn còn hạn chế. Với các triệu chứng
hay biểu hiện nói trên, nhiễm trùng do Duck circovirus, R. anatipestifer và E. coli được nghi vấn
trước tiên (Bui & ctv., 2016). Tuy nhiên, với đặc
tính chăn nuôi vịt ở ao hồ như ở đồng bằng sông
Cửu Long, không loại trừ có sự nhiễm trùng ghép
của các vi sinh vật gây bệnh trên các hệ cơ quan
khác nhau. Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm tra
sự hiện diện của R. anatipestifer và E. coli trong
mẫu ngoáy hầu họng và nước ao ở các trại vịt có
hay không có bệnh ở Long An bằng kỹ thuật PCR
để xem chúng có thể hiện diện trên các trường hợp

biểu hiện hội chứng co giật và tiêu chảy (trong
đó co giật bao gồm đầu – cổ, chân, hay có thể lật
ngửa chân đạp mái chèo; tiêu chảy có thể có phân
www.jad.hcmuaf.edu.vn


55

Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

xanh) ở các cơ sở chăn nuôi vịt tại Long An.
2. Vật Liệu và Phương Pháp Nghiên Cứu
2.1. Mẫu và phương pháp thu thập mẫu

Các mẫu được thu thập từ 27 trại nuôi vịt gia
đình ở ba huyện: Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ
- tại tỉnh Long An (Tân Trụ - 6 trại; Cần Giuộc
– 11 trại; Cần Đước - 10 trại). Tại thời điểm lấy
mẫu, vịt ở những trại đó có độ tuổi từ khoảng 3
đến 8 tuần tuổi. Đàn vịt lúc đó có thể có hoặc
không có biểu hiện lâm sàng của bệnh. Tại mỗi
trại, 2 hay 3 mẫu tăm-bông ngoáy dịch hầu họng
được lấy từ các vịt có hay không có biểu hiện
bệnh. Mẫu tăm bông được bảo quản trong ống
nghiệm chứa 2 mL Tryptone soya broth (TSB;
Himedia, M011-500G). Một mẫu nước ao vịt ở
mỗi trại cũng được thu thập. Mẫu nước được chứa
trong bình 500 mL sạch. Tất cả các mẫu được bảo
quản trong thùng đá duy trì nhiệt độ 2-80 C và vận
chuyển về phòng thí nghiệm để xét nghiệm trong

vòng < 5 giờ. Tổng cộng có 70 mẫu dịch ngoáy
hầu họng (54 mẫu từ vịt khỏe mạnh và 16 mẫu
từ vịt có các dấu hiệu bệnh), và 27 mẫu nước ao
được thu thập. Ngay khi được vận chuyển đến
phòng thí nghiệm, 1 mL mẫu nước ao được cho
vào ống nghiệm chứa 5 mL canh TSB. Các ống
canh chứa tăm bông ngoáy hầu họng và nước ao
được ủ trong vòng 48 giờ ở 370 C trong bình đèn
cầy (candle jar). Mẫu đã tăng sinh được ly trích
DNA để dùng cho các phản ứng PCR.
2.2. Kiểm tra sự lưu hành R. anatipestifer và
E.coli trong trại bằng các quy trình PCR

Việc phân lập và định danh vi khuẩn R.
anatipestifer theo các phương pháp truyền thống
được nhận định là khá khó khăn (Kardos & ctv.,
2007), đồng thời hiện nay chưa có một quy trình
PCR chẩn đoán R. anatipestifer được công bố
nào có tính đặc hiệu cao (Christensen, 2013). Với
mong muốn xác định sự hiện diện của vi khuẩn
này trong các đàn vịt nuôi ở Long An, ngoài cố
gắng phân lập vi khuẩn từ vịt bệnh, hai quy trình
PCR khác nhau được sử dụng để phát hiện R.
anatipestifer trong các mẫu canh tăng sinh của
các mẫu ngoáy hầu họng và nước ao tại các trại
vịt. Một quy trình PCR có mục tiêu là gene gyrB
(Wang & ctv., 2012), và một quy trình PCR gene
16S rDNA do Qu & ctv. thiết kế và được sử dụng
bởi Wei & ctv. (2013). Ngoài ra, để khảo sát
khả năng hiện diện E. coli ở các trại, một quy


www.jad.hcmuaf.edu.vn

trình PCR trên gene alkaline phosphate (phoA)
đặc hiệu cho E. coli được thực hiện đối với các
các mẫu canh tăng sinh của các mẫu ngoáy hầu
họng và nước ao.
Trình tự nucleotide của các mồi PCR được
trình bày trong Bảng 1. GoTaq@Green Master
Mix (Promega, M1123) được sử dụng cho tất
cả các phản ứng PCR. Chu trình nhiệt của ba
PCR như sau: tiền biến tính 940 C/5 phút; 35
chu kỳ gồm biến tính ở 940 C/1 phút, bắt cặp ở
550 C/1phút, và kéo dài ở 720 C/60 giây; và kéo
dài cuối cùng ở 720 C/10 phút. Điện di các sản
phẩm PCR bằng gel agarose 0,8% có chứa ethidium bromide, và kiểm tra DNA trên gel dưới đèn
UV.
2.3. Xử lý số liệu

Kết quả tỉ lệ dương tính trên các nhóm mẫu
cho từng vi khuẩn được tính. Chỉ số chênh OR
được đánh giá mối liên hệ giữa bệnh và sự hiện
diện của vi khuẩn. Đối với hai phương pháp PCR
dùng để xác định R. anatipestifer, chỉ số kappa
được dùng để đánh giá mức tương đồng của hai
xét nghiệm về mặt thống kê (Trần Thị Dân và
Lê Thanh Hiền, 2007) bằng phần mềm MS Excel
2013.
3. Kết Quả và Thảo Luận
3.1. Sự thống nhất kết quả phát hiện R.

anatipestifer của hai quy trình PCR

Trong 27 trại khảo sát, 8 trại có 20% vịt có
các biểu hiện bệnh và 19 trại vịt bình thường.
Tổng cộng mẫu bao gồm: 27 mẫu nước hồ được
thu thập (mỗi trại một mẫu); 70 mẫu ngoáy hầu
họng, trong đó 16 mẫu được lấy từ vịt có các biểu
hiện của bệnh và 54 mẫu được lấy từ vịt khỏe
mạnh. Kết quả xét nghiệm các mẫu này bằng hai
quy trình PCR phát hiện R. anatipestifer không
giống nhau (Bảng 2). Phương pháp gyrB -PCR
cho kết quả dương tính với 24 mẫu ngoáy hầu
họng (8 mẫu từ vịt bệnh và 16 mẫu từ vịt khỏe),
và một mẫu nước ao. Trong khi đó, 16S rDNAPCR cho kết quả 18 mẫu dương tính (5 mẫu từ
vịt bệnh, 10 mẫu từ vịt khỏe) và 3 mẫu nước ao.
Chỉ có 9 mẫu ngoáy hầu họng cùng dương tính
với cả hai PCR. Chỉ số kappa = 0,275 (95% độ
tin cậy từ 0,055 đến 0,494), mức tương đồng dạng
“vừa”.
Chẩn đoán R. anatipestifer khá khó khăn vì
dựa vào triệu chứng lâm sàng có thể nhầm lẫn
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển 17(5)


Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

56

Mẫu ngoáy hầu họng
Vịt có dấu hiệu Vịt không có dấu hiệu

lâm sàng
lâm sàng
16
54
8
16
(50,0%)
(29,6%)
5
10
(31,3%)
(18,5%)
70
24
(34,3%)
15
(21,4%)

Tổng

Bảng 2. So sánh kết quả hai phản ứng PCR để phát hiện R. anatipestifer

Mẫu
Tổng
Dương tính
(GyrB -PCR)
Dương tính
(16S rDNA-PCR)

PCR và gene mục tiêu

R. anatipestifer, gene gyrB
R. anatipestifer, gene 16S rDNA
E. coli gene phoA
M = C:A, Y = C:T; all 1:1

Mồi
gyrBP1
gyrBP2
190F
843R
Pho-F
Pho-R

Mẫu nước hồ của trại
Trại có dấu hiệu Trại không có dấu hiệu
lâm sàng
lâm sàng
8
19
0
1
(0%)
(5,2%)
3
0
(37,5%)
(0%)

Trình tự của mồi (5 - 3 )
AGAGCGAGAAGAAAAAACCT

CTCCCATAAGCATAGAGAAGA
GTATTGAAAGCTCTGGCGG
TCGCTTAGTCTCTGAACCC
GTGACAAAAGCCCGGACACCAGAAATGCCT
TACACTGTCATTACGTTGCGGATTTGGCGT

903

654

Kích thước sản phẩm (bp)
194

Bảng 1. PCR và các đoạn mồi dùng xác định sự hiện diện của R. anatipestifer và E. coli trong nghiên cứu này1

1

www.jad.hcmuaf.edu.vn

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển 17(5)


Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

với các bệnh khác có các bệnh tích tương tự, ví
dụ như colibacillosis, salmonellosis, và chlamydiosis (Christensen, 2013; Glisson & ctv., 2013). Sự
phát triển chậm của R. anatipestifer và/hoặc sự
đồng nhiễm với các vi khuẩn khác ở thủy cầm có
thể là nguyên nhân làm phân lập R. anatipestifer
bị thất bại. Bên cạnh đó, xác định các đặc điểm

kiểu hình của R. anatipestifer thường cho kết quả
trái nhau (Christensen & Bisgaard, 2010), do đó
phương pháp phân lập, định danh không được ưu
tiên. Vì vậy, nhiều nhà khoa học đã phát triển các
quy trình PCR trên những gene mục tiêu khác
nhau nhằm phát hiện vi khuẩn này. Tuy nhiên,
các kết quả dương tính giả của nhiều quy trình
đã được đề cập (Christensen & Bisgaard, 2010;
Wang & ctv., 2012; Rubbenstroth & ctv., 2013).
Hơn thế nữa, PCR đi kèm với enzyme cắt giới
hạn để xác định tính đặc hiệu hơn cho vi khuẩn
cũng dường như không khả quan (Rubbenstroth
& ctv., 2013).

57

Nếu coi như một trong hai PCR dương tính một
mẫu thì trại có sự hiện diện của R. anatipestifer
thì chỉ số OR = 2,18 (0,28 - 26,89), điều này cho
thấy hiện diện vi khuẩn R. anatipestifer có liên
quan đến bệnh nhưng không có ý nghĩa thống kê
(P = 0,349).
Vi khuẩn R. anatipestifer cũng được tìm thấy
trong mẫu nước ao. Vi khuẩn được phát hiện
trong một mẫu nước với gyrB -PCR và trong 3
mẫu với 16S rDNA-PCR. Điều này cho thấy rằng
nước hồ là môi trường quan trọng trong việc lây
lan R. anatipestifer và các mầm bệnh khác giữa
các thủy cầm trong đàn và các đàn khác trong
khu vực xung quanh.


Tỉ lệ phát hiện R. anatipestifer ở vịt tại ba
huyện khảo sát được trình bày trong Bảng 4. Tại
6 trại ở Tân Trụ, không phát hiện vi khuẩn từ các
mẫu ngoáy họng, nhưng có một mẫu nước dương
tính với gyrB -PCR. Ở hai huyện Cần Giuộc và
Cần Đước, vi khuẩn được tìm thấy từ vịt và nước
Do đó, với mong muốn có được kết quả có mức
ao. Ba huyện này đều nằm ở vùng thấp và tập
tin cậy cao trong việc xác định hiện diện của R.
trung nhiều vịt. Năm 2015, số lượng trại nuôi vịt
anatipestifer trong các trại, 2 quy trình PCR với
ở Tân Trụ, Cần Giuộc, Cần Đước theo thứ tự là
các gene mục tiêu được sử dụng. Kết quả cho
259, 128 và 217 trại, với số lượng vịt là 473.128;
thấy tỉ lệ phát hiện R. anatipestifer của gyrB 119.222 và 11.4871 vịt (Chi cục thú y tỉnh Long
PCR cao hơn 16S rDNA-PCR. Tuy nhiên, ở giai
An, 2015, số liệu thu thập qua giao tiếp cá nhân).
đoạn nghiên cứu, chưa thể so sánh mức độ tin
cậy của mỗi phản ứng về sự hiện diện của R. 3.2. Phát hiện E. coli trong mẫu ngoáy hầu
anatipestifer trong các trại vịt. Mặc dù vậy, có 9
họng và nước ao
mẫu ngoáy hầu họng cho kết quả dương tính với
cả hai PCR, điều này xác nhận có sự lưu hành
Colibacillosis gây ra bởi E. coli là bệnh được
của vi khuẩn trong các trại vịt.
báo cáo phổ biến nhất gây ra thiệt hại kinh tế
Để tiện hơn cho việc đánh giá và thảo luận, kết nghiêm trọng trong sản xuất gia cầm (Nolan &
quả của các trại dương tính với R. anatipestifer ctv., 2013). Để kiểm tra sự hiện diện của E. coli,
được trình bày trong Bảng 3 theo hai cách: trại canh tăng sinh của các mẫu ngoáy họng vịt và

được xem là dương tính với R. anatipestifer khi nước ao được phân tích bằng quy trình PCR trên
có ít nhất một mẫu (mẫu ngoáy hầu họng hoặc gene mã hóa cho alkaline phosphate ở E. coli (Wei
mẫu nước) dương tính với một trong hai PCR, & ctv., 2013). Một sản phẩm PCR được giải trình
hoặc dương tính với cả hai PCR.
tự nucleotide và xác nhận tính đặc hiệu bằng
Trại nhiễm R. anatipestifer được phát hiện BLAST. E. coli được phát hiện từ 64 trong số
bằng gyrB -PCR (51,9%) cao hơn 16S rDNA- 70 mẫu ngoáy hầu họng (91,4%). Vi khuẩn được
PCR (37%) (Bảng 3). Kết quả này tương tự với phát hiện từ tất cả 27 mẫu nước ao. Do kinh
kết quả trình bày trong Bảng 2, tỉ lệ gyrB -PCR phí giới hạn, nghiên cứu dừng lại ở giai đoạn tìm
phát hiện vi khuẩn từ mẫu ngoáy họng là 34,3% hiểu sự hiện diện của E. coli trên niêm mạc hầu
(24 trong 70 mẫu) trong khi của 16S rDNA-PCR họng và trong nước ao. Tuy nhiên, các mẫu canh
phát hiện vi khuẩn từ 21,4% mẫu (15 trong 70 tăng sinh và gốc vi khuẩn phân lập trên EMB
0
mẫu). Nếu kết hợp kết quả của hai PCR, vi khuẩn được giữ lại (trong glycerin, ở -20 C) để sau này
được tìm thấy ở 6 trong số 27 trại (22,2%), trong có thể nghiên cứu các dạng độc lực và xác định
đó có 2 (trong số 8) trại có vịt biểu hiện các triệu chủng.
chứng bệnh và 4 trong số 19 trại không có biểu
hiện bệnh. Kết quả xác định có sự lưu hành của vi
khuẩn trong đàn vịt không thấy biểu hiện bệnh.

www.jad.hcmuaf.edu.vn

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển 17(5)


Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

58

12


0
15
(57,7%)
14
(43,8%)

0
2
(7.7%)
7
(21.8%)

Mẫu ngoáy hầu họng (70)
Dương tính
Dương tính
với một PCR với cả hai PCR

10

11

6

Số trại

Bảng 4. Tỉ lệ phát hiện R. anatipestifer tại 3 huyện bằng các quy trình PCR

Tân Trụ (6)
26


Huyện (số trại)

Cần Giuộc (11)
32

Số mẫu

Cần Đước (10)

3
(37.5%)
3
(37,5%)
0

Mẫu nước ao của trại (27)
Số mẫu
dương tính
1 (gyrB -PCR)
(16,7%)
0

27
14
(51,9%)
10
(37,0%)
17
(63,0%)

6
(22,2%)

Tổng

3 (16S rDNA-PCR)
(30,0%)

1
(5,3%)
0

Nước ao của trại
Không có vịt
Có vịt
biểu hiện bệnh biểu hiện bệnh
8
19
1
0
(5,3%)
0

Số trại (27)
Dương tính
Dương tính
với một PCR với cả hai PCR
1
(16,6%)
0

9
2
(81,8%)
(18.2%)
7
4
(70,0%)
(40%)

Số trại
Không có vịt
Có vịt
biểu hiện bệnh biểu hiện bệnh
8
19
4
10
(50%)
(52,6%)
4
6
(50%)
(31.6%)
6
11
(75%)
(57,9%)
2
4
(25%)

(21,1%)

Bảng 3. Phát hiện R. anatipestifer tại 27 trại vịt ở Long An bằng các quy trình PCR

Số trại
Có mẫu dương tính với gyrB -PCR
Có mẫu dương tính với 16S rDNA-PCR
Có mẫu dương tính với một PCR
Có ít nhất một mẫu dương tính với cả hai RA PCRs

www.jad.hcmuaf.edu.vn

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển 17(5)


Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

4. Kết Luận
Nghiên cứu này là bước đầu trong nổ lực tìm
ra nguyên nhân gây bệnh phổ biến trên vịt ở các
trại với đặc điểm co giật kết hợp tiêu chảy. Vi
khuẩn R. anatipestifer được phát hiện đang lưu
hành trong các đàn vịt bệnh nhiều hơn. Có thể
do khó khăn trong chẩn đoán, cũng như số lượng
mẫu hạn chế, chưa thấy rõ mối liên quan của vi
khuẩn này với bệnh. Ngoài ra, với cách nuôi vịt
hiện nay ở các trại, việc kiểm soát vệ sinh và an
toàn sinh học trong môi trường chăn nuôi đặc
biệt là ao nuôi là rất khó khăn. Từ đó, khả năng
bội nhiễm các mầm bệnh khác nhau trong đàn

vịt là điều khó tránh khỏi, làm khó khăn trong
việc xác định nguyên nhân nhiễm trùng là nguyên
phát hay thứ phát.
Tài Liệu Tham Khảo (References)
Bui, D. H., Do, D. T., Nguyen, T. T., Nguyen, N. T. T.,
Le, H. T., & Nguyen, N. T. P. (2016). Determination
of duck circovirus (DuCV) and Riemerella anatipestifer (RA) in several cases of septicemia disease from
duck flocks by PCR technique. Journal of Veterinary
Science and Technology 6, 14-21.
Christensen, H., & Bisgaard, M. (2010). Phylogenetic relationships of Riemerella anatipestifer serovars and related taxa and an evaluation of specific PCR tests reported for R. anatipestifer. Journal of Applied Microbiology 108(5), 1612-1089.

59

Glisson, J. R., Charles, L. H., & Jens, P. C. (2013). Fowl
Cholera. In Swayne, D. E., Glisson, J. R., McDougald,
L. R., Nolan, L. K., Suarez, D. L., & Nair, V. L. (Eds).
Diseases of Poultry (13rd ed., 807-823). New Jersey,
USA: Wiley-Blackwell.
Kardos, G., Nagy, J., Antal, M., Bistyák, A., Tenk, M.,
& Kiss, I. (2007). Development of a novel PCR assay
specific for Riemerella anatipestifer. Letters in Applied
Microbiology 44(2), 145-148.
Nolan, L. K., John, H. B., Jean-Pierre, V., Tahseen, A.,
& Catherine, M. L. (2013). Colibacillosis. In Swayne,
D. E., Glisson, J. R., McDougald, L. R., Nolan, L.
K., Suarez, D. L., & Nair, V. L. (Eds). Diseases of
Poultry (13nd ed., 751-805). New Jersey, USA: WileyBlackwell.
Rubbenstroth, D., Ryll, M., Knobloch, J. K. M., Kohler,
B., & Rautenschlein, S. (2013). Evaluation of different
diagnostic tools for the detection and identification of

Riemerella anatipestifer. Avian Pathology 42(1), 1726.
Wang, X. P., Zhu, D. K., Wang, M. S., Cheng, A. C.,
Jia, R. Y., Chen, S., Chen, X. Y., & Tang, T. (2012).
Development and application of specific polymerase
chain reaction assay targeting the gyrB gene for rapid
detection of Riemerella anatipestifer. Poultry Science
91(10), 2450-2453.
Wei, B., Cha, S. Y., Kang, M., Park, I. J., Moon, O. K.,
Park, C. K., & Jang, H. K. (2013). Development and
application of a multiplex PCR assay for rapid detection of 4 major bacterial pathogens in ducks. Poultry
Science 92(5), 1164-1170.

Christensen, J. P. (2013). Overview of Riemerella
anatipestifer
infection
in
poultry.
Veterinary manual. Retrieved July 12, 2013, from
/>
www.jad.hcmuaf.edu.vn

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển 17(5)



×