Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phân tích tác động của một số chính sách cụ thể mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện trong vài năm trở lại đây để kiềm chế lạm phát.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.26 KB, 16 trang )

Đề tài thảo luận Môn: Kinh Tế Vĩ

LỜI NÓI ĐẦU
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chình và suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với những tồn
tại, yếu kém nội tại của nền kinh tế, trong 2 năm qua nền kinh tế nước ta đã có những biến động về
phương diện kinh tế vĩ mô. Do đó chỉ riêng từ quý 1/2008 đến quý 4/2008 đã có 2 lần thay đổi rất lớn
về chính sách và mục tiêu phát triển kinh tế.
Những lo ngại về nguy cơ lạm phát lại được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Chỉ
số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng tăng 0.55%, cao hơn khá nhiều so với mức 0.15% của tháng
trước. Tính ra 10 tháng đầu năm CPI tăng 5.07%, đây là mức không cao so với một số năm gần đây.
Tuy nhiên, lạm phát đang có dấu hiệu quay trở lại.
Vừa qua Ngân hàng nhà nước (NHNN) thực hiện những chính sách quyết liệt như: điều chỉnh lãi
suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Các biện pháp này có mục đích ngăn chặn
nguy cơ về lạm phát và bong bóng tài sản. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và một số tổ chức cũng đưa ra
cảnh báo lạm phát của Việt Nam có thể lên 2 con số trong năm 2010. Nhiều chuyên gia kinh tế trong
nước cũng cảnh báo những bất ổn vĩ mô do lạm phát cao có thể xảy ra vào năm tới.
Như vậy, ngoài vấn đề tỷ giá thì lạm phát nổi lên như một vấn đề kinh tế vĩ mô được quan tâm.
Ngoài lời nói đầu và kết luận bài tiểu luận gồm 4 phần chính:
Phần I : Những vấn đề cơ bản về lạm phát
Phần II : Thực trạng và các yếu tố tác động đến lạm phát ở Việt Nam
Phần III : Các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính Phủ
Phần IV : Các giải pháp kiểm soát lạm phát mà NHNN đã thực hiện
Nhóm 10 lớp HK5 Đại Học Thương Mại
1
Đề tài thảo luận Môn: Kinh Tế Vĩ

PHÂN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT
1.Khái niệm
Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian.
Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trung bình hay giảm sức mua của đồng tiền.
Trong phạm vi toàn cầu, khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ so


với các loại tiền khác.
2.Diễn biến lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua
Ta có bảng số liệu tỷ lệ lạm phát từ 2002 đến 2010 (Đơn vị %)
Chỉ tiêu Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tỷ lệ tăng GDP 7.08 7.24 7.7 8.4 8.17 8.48 6.23 5.32 6.7
Tỷ lệ lạm phát 4.0 3.0 9.5 8.4 6.6 12.63 19.89 6.52 10.5
3. Nguyên nhân gây lạm phát
Lạm phát ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân như nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp vốn yếu
kém, lạc hậu lại mất cân đối cơ cấu, phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài như: Vốn đầu tư, nguyên
nhiên vật liêu công nghiệp, các dây chuyền sản xuất tiên tiến...cụ thể chúng tôi đi phân tích nguyên
nhân gây ra lạm phát trong những năm gần đây.
* Lạm phát do chi phí đẩy
Do giá của các yếu tố đầu vào tăng cao đặc biệt là giá các yếu tố đầu vào cơ bản như vốn đầu tư,
nguyên nhiên vật liệu, giá xăng dầu, lương thực thực phẩm thiết yếu...“4 tháng đầu năm 2008 so với
cùng kỳ năm 2007, giá xăng dầu thế giới đã tăng 51,24%, phôi thép tăng 43%, phân bón tăng 67%,
giá ngô tăng 31%, đậu tương tăng 87%, lúa mì tăng 130%...), trong khi đó 70% nhập khẩu của Việt
Nam là các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trong nước; nhiều
mặt hàng có tỷ trọng nhập khẩu cao như: xăng dầu (98%), phôi thép (65% - 70%), nguyên liệu sản
xuất thuốc (60%)..., phụ thuộc hoàn toàn vào giá thế giới”
* Lạm phát do cầu kéo
Sự mở rộng mạnh mẽ của nhu cầu chi tiêu, đầu tư tư nhân và công cộng là nhân tố làm cho tổng
cầu tăng nhanh. Giá tăng ( theo quy luật cung - cầu).
+Thị trường đầu tư toàn XH năm 2007 là 493,6 nghìn tỉ chiếm 43% GDP với số vốn trực tiếp
nước ngoài thực tế đạt 6,4 tỉ USD cao hơn 77% so với năm 2006.
+Chi tiêu ngân sách chính phủ ngày càng lớn. Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2007 là 399,4
nghìn tỉ đồng vựơt khoảng 11,7% so với dự toán năm. Bội chi ngân sách nhà nước 56,5 nghìn tỉ đồng
bằng 4,95% GDP.
* Lạm phát do tiền tệ
Cung ứng lượng tiền quy ước vượt quá mức mà nền kinh tế đòi hỏi, chính sách tiền tệ được mở
rộng trong thời gian dài.

Quản lý tiền mặt kém hiệu quả: - Tính tới cuối T6/2007 lượng tiền mặt trong lưu thông và tiền
gửi ngân hàng ở VN đã tăng 21,1% so với đầu năm.
Cung tiền ở VN tăng mạnh năm 2007 như đã nói ở trên chủ yếu là do vốn nước ngoài chảy vào
tăng đột biến từ đó buộc ngân hàng nhà nước phải đóng vai trò người mua ngoại tệ cuối cùng và đưa
thêm tiền vào lưu thông cùng với chính sách NEO tỉ giá đồng USD nên ngân hàng nhà nước đã tăng
dự trữ ngoại hối từ 11,5 tỉ USD năm 2006 lên 21,6 tỉ USD năm 2007.
* Một số nguyên nhân khác
Do sự tích tụ lạm phát từ những năm trước đó cộng với chính sách kinh tế vĩ mô của những năm
trước chưa triệt để, lạm phát tích tụ và tăng cao vào những năm 2007 – 2008.
Vòng xoáy lạm phát: Do sự tăng lên liên tục của tổng cung và tổng cầu trong dài hạn nên tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời kéo theo sự gia tăng không ngừng của mức giá. Nhưng tổng cung
Nhóm 10 lớp HK5 Đại Học Thương Mại
2
Đề tài thảo luận Môn: Kinh Tế Vĩ

(năng lực sản xuất) tăng chậm hơn so với mức độ tăng của tổng cầu nên đã đẩy mức giá tăng cao hơn
đáng kể.
Do VN gia nhập WTO, đang trong quá trình hội nhập sâu và rộng nên cũng chịu ảnh hưởng từ
nhiều nền kinh tế khác.
PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM
PHÁT Ở VIỆT NAM
1. Diễn biến lạm phát ở Việt Nam thời gian qua
Trong quá khứ Việt Nam có thời gian phải chịu lạm phát phi mã, với mức sụt giá của tiền đồng
lên đỉnh hơn 700% vào năm 1987. Kể từ năm 1993, lạm phát đã được khống chế khá tốt và thường
dưới 2 con số.
Giai đoạn từ năm 1999 đến 2001 là thời kỳ lạm phát thấp nhất của Việt Nam. Trong khoảng thời
gian này, CPI lần lượt chỉ ở mức 0.1%, -0.6% và 0.8%. Thời kỳ này gắn liền với giai đoạn hậu khủng
hoảng tài chính Đông Á năm 1997 – 1998.
Lạm phát ở Việt Nam bắt đầu tăng cao từ năm 2004, cùng với giai đoạn bùng nổ của kinh tế thế
giới và việc tăng giá của nhiều loại hàng hóa. Năm 2007, chỉ số CPI tăng đến 12.6% và đặc biệt tăng

cao vào những tháng cuối năm.
Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với kinh tế vĩ mô cũng như tình hình lạm phát ở Việt Nam.
CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm, và mức cao nhất của CPI tính theo năm của năm 2008 đã lên
đến 30%. Kết thúc năm 2008, chỉ số CPI tăng 19.89%, tính theo trung bình năm tăng 22.97%.
Năm 2009, suy thoái của kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá nhiều hàng hóa cũng xuống
mức khá thấp, lạm phát trong nước được khống chế. CPI năm 2009 tăng 6.52%, thấp hơn đáng kể so
với những năm gần đây. Tuy vậy, mức tăng này nếu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế
giới lại cao hơn khá nhiều.
Năm 2010, chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát CPI cuối kỳ khoảng 7%. Mục tiêu này có thể không
được hoàn thành khi 2 tháng đầu năm CPI đã tăng 3.35%. Ngoài ra, nền kinh tế hiện nay vẫn còn
tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể dẫn đến lạm phát cao trong những tháng sắp tới.
Lạm phát và giá cả
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2010 được Tổng cục Thống kê (TCTK) công bố tăng 1.96%
so với tháng trước đó. Đây là mức tăng CPI cao nhất trong vòng 17 tháng qua. Số liệu thống kê này
cùng với quyết định điều chỉnh tỷ giá hối đoái, giá xăng dầu, giá điện, nước, than… Tháng 9/2010
chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng đến 1.31% và tháng 10 tăng 1.05% . Việc điều chỉnh tăng thuế nhập
khẩu hơn 111 mặt hàng từ ngày 23/10/2010, trong đó có nhiều mặt hàng là lương thực, thực phẩm
tăng thêm 5-10%, sẽ ảnh hưởng đến giá thực phẩm trong thời gian tới. Ngoài ra,việc lũ lụt tại miền
Trung liên tục xảy ra cũng phần nào tác động đến giá cả một số mặt hàng thực phẩm tăng cao trong
Nhóm 10 lớp HK5 Đại Học Thương Mại
3
Đề tài thảo luận Môn: Kinh Tế Vĩ

những tháng cuối năm. Một nhóm hàng cũng thường có xu hướng sẽ tăng giá về cuối năm khi nhu
cầu tăng cao là vật liệu xây dựng nhiều khả năng cũng sẽ là nhân tố tác động mạnh đến CPI tháng
cuối năm. Tuy nhiên,việc nhóm hàng nguyên vật liệu xây dựng sẽ tăng ở mức nào còn tùy thuộc vào
giá cả trên thế giới và việc biến động của tỷ giá. Tính đến tháng 10,CPI 10 tháng đã là 7,58% .
* Như vậy, lạm phát cả năm 2010 sẽ là 11,75%, ứng với CPI tháng 12/2010 so với tháng 12/2009,
vượt qua mức chỉ tiêu kế hoạch về lạm phát đặt ra cho năm nay. Lạm phát bình quân năm là 9,19%.
Diễn biến CPI các tháng trong 2 năm 2009 – 2010

Có thể nói năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến cuối tháng 8 chỉ số
giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối thấp, trừ hai tháng đầu năm CPI ở
mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng Tết. Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ
tháng 9 khi CPI bắt đầu xu hướng tăng cao, đến hết tháng 11 CPI tăng tới 9,58%
Lạm phát và giá cả của năm 2010 tăng cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, sự phục
hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ đều tăng cao, cộng với thiên tai, lũ lụt
ở các tỉnh miền Trung lại càng làm tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng... Thứ
hai, giá của một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta trên thị trường thế giới tăng lên do sự phục hồi
của kinh tế toàn cầu làm tăng chi phí sản xuất của nhiều doanh nhiệp. Thứ ba, việc điều chỉnh tỷ giá
Nhóm 10 lớp HK5 Đại Học Thương Mại
4
Đề tài thảo luận Môn: Kinh Tế Vĩ

làm đồng tiền nội tệ mất giá làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giá nhiều hàng hóa
tăng theo. Bên cạnh đó những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát cao ở Việt Nam những năm trước
vẫn còn. Đó là sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp
nhà nước (DNNN) và tập đoàn lớn. Do vậy, kích cầu đầu tư thông qua nới lỏng tín dụng cho các
DNNN và tập đoàn cùng với thiếu sự thẩm định và giám sát thận trọng cũng góp phần kích hoạt cho
lạm phát trở lại. Sự điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước và sự gia tăng lãi suất
cho vay của các ngân hàng thương mại ở những tháng cuối năm 2010 sẽ tiếp tục gây sức ép làm tăng
lạm phát không chỉ những tháng cuối năm mà có thể cả trong năm 2011.
2. Các yếu tố tác động đến lạm phát ở Việt Nam
* Xét về nguyên nhân chủ quan, lạm phát của ta đã được tích tụ nhiều năm ở 3 lĩnh vực chủ yếu:
Cơ cấu kinh tế đang bộc lộ những vấn đề không hợp lý với những biểu hiện cụ thể như đầu tư
dàn trải, lượng tiền lớn tung ra lưu thông nhưng hàng hoá sản xuất ra không tương xứng, quan hệ
cung cầu hàng-tiền bị phá vỡ. Nhập siêu liên tục tăng với số lớn làm cho cán cân thương mại, cán cân
thanh toán ngày càng thâm hụt. Đây là nguyên nhân sốc gây ra lạm phát. Về chính sách tài khoá
trong vòng 10 năm liên tục, chúng ta bội chi ngân sách so với GDP ở mức cao 5%, năm 2007 là 5,8%
cộng với tình trạng thất thu ngân sách không được giải quyết triệt để và chi hành chính không được
kiểm soát chặt chẽ, gây lãng phí, thất thoát. Đây cũng là một kênh gây áp lực lạm phát quan trọng.

Chinh sách tiền tệ mà biểu hiện cụ thể là chính sách tín dụng, quản lý ngoại hối và thực hiện các
công cụ của nghiệp vụ thị trường mở điều hành không nhuần nhuyễn, còn những bất cập…Tất cả
những hạn chế này không những làm cho nhiều giải pháp chống lạm phát đúng không được triển
khai có kết quả mà còn gây ra tình trạng khắc phục lạm phát chậm, thậm chí có lĩnh vực còn làm cho
lạm phát tăng lên.
Lâu nay, khi xác định yếu tố và giải pháp kiềm chế lạm phát, nhiều người vẫn nhấn mạnh đến
yếu tố tiền tệ - tín dụng. Điều đó không sai, nhưng tiền tệ - tín dụng thường là tác nhân và cũng là sự
bộc lộ, là biểu hiện của lạm phát (sự mất giá của đồng tiền), còn nguyên nhân sâu xa chính là đầu tư
không có hiệu quả, chi tiêu vượt số làm ra, bội chi ngân sách quá cao. Vì vậy, thu - chi ngân sách là
một kênh quan trọng, cần được quan tâm nhiều hơn. Cùng với việc tăng thu, giảm bội chi, cần phải
quan tâm tới tiết kiệm chi đầu tư công, chi tiêu công
* Ngoài ra sự gia tăng giá cả và chi phí của các nhân tố “đầu vào”
Từ đầu năm 2010, giá một số mặt hàng chủ chốt tăng giảm thất thường mà chủ yếu là tăng lên
(như xăng đã tăng thêm từ 550 - 590đ/lít từ ngày 21/2/2010, điện tăng 6.8% từ 1/3/2010, kể cả giá
than và cả giá tàu hỏa, tiền lương tăng từ 1/5/2001), có thể sẽ tác động mạnh tới CPI năm 2010 của
Việt Nam (đến đầu tháng 6/2010, tuy giá xăng có giảm 500đ/lít, do giá dầu trên thị trường thế giới
giảm, nhưng dường như các mặt hàng khác không giảm hoặc giảm không đáng kể). Mặt khác, do tác
động của chính sách tài chính - tiền tệ, nên các NHTM vẫn tìm cách tăng lãi suất huy động và cho
vay, kết hợp với Nhà nước có chủ trương bãi bỏ các khoản miễn giảm nghĩa vụ tài chính cho doanh
nghiệp, tăng thu thuế (dự kiến thuế tài nguyên), những điều nàysẽ ít nhiều làm tăng chi phí sản xuất
“đầu vào”, do đó tăng giá đầu ra các hàng hóa và dịch vụ cung ứng từ nguồn trong nước.
Nhóm 10 lớp HK5 Đại Học Thương Mại
5
Đề tài thảo luận Môn: Kinh Tế Vĩ

PHẦN III: CÁC BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT CỦA CHÍNH PHỦ
1. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chính sách
tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín
dụng nhưng phải bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức

tín dụng, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá và xuất khẩu phát triển.
Sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để giảm dần lãi suất huy động theo hướng thực
hiện chính sách lãi suất thực dương. Tăng cường kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của các
ngân hàng thương mại để bảo đảm việc tuân thủ đúng các quy định về huy động, cho vay và chất
lượng tín dụng. Kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật để giảm thiểu
rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
2. Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công
Điều hành chính sách tài khóa theo hướng tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu quả vốn
đầu tư từ ngân sách; cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân
sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân
sách. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm khoảng
45% tổng đầu tư xã hội. Cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp
phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Chính phủ sẽ quy định cụ thể tỷ lệ vốn đầu tư và chi phí
hành chính phải cắt giảm và yêu cầu các bộ, địa phương xác định các công trình kém hiệu quả, các
công trình chưa thực sự cần thiết để có sự điều chỉnh thích hợp. Điều này sẽ được thực hiện một cách
kiên quyết ngay trong việc phân bổ lại và cân đối nguồn vốn.
Cũng trên tinh thần đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố
với tư cách là đại diện chủ sở hữu nhà nước, rà soát chặt chẽ các hạng mục đầu tư của doanh nghiệp
nhà nước, kiên quyết cắt bỏ các công trình đầu tư kém hiệu quả. Đồng thời, tạo điều kiện và tập trung
vốn cho những công trình sắp hoàn thành, những công trình đầu tư sản xuất hàng hoá thuộc mọi
thành phần kinh tế đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào sản xuất.
3. Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, bảo đảm cân đối
cung cầu về hàng hóa
Nhóm 10 lớp HK5 Đại Học Thương Mại
6

×