Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Quan niệm vũ trụ và nhân sinh trong thơ ca dân gian Cao Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.33 KB, 8 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 114-121
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0066

QUAN NIỆM VŨ TRỤ VÀ NHÂN SINH TRONG THƠ CA DÂN GIAN CAO LAN
Đặng Thị Hường

Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang
Tóm tắt. Dân tộc Cao Lan có một truyền thống thơ ca dân gian rất phong phú, nhưng đến
nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về quan niệm vũ trụ, nhân sinh của đồng
bào. Quan niệm về vũ trụ, thời gian và không gian của người Cao Lan từ thủa xa xưa chất
phác ngây thơ. Còn quan niệm nhân sinh của đồng bào lại rất đa dạng thể hiện qua các vấn
đề: sống chết, tốt xấu, thiện ác, tín ngưỡng, đạo đức, lao động, âm dương... Tất cả tạo nên
những đặc điểm riêng về tâm hồn tư tưởng của dân tộc Cao Lan, phản ánh trong thơ ca dân
gian Cao Lan.
Từ khóa: Dân tộc Cao Lan, thơ ca dân gian, quan niệm vũ trụ và nhân sinh.

1.

Mở đầu

Thơ ca dân gian Cao Lan mang trong mình thế giới tâm hồn, tư tưởng của dân tộc Cao Lan
thể hiện bằng các quan niệm về vũ trụ, không gian thời gian; quan niệm nhân sinh và quan niệm
nghệ thuật, tất cả đều thể hiện trong ý thức của người Cao Lan. Quan niệm về vũ trụ nhân sinh
trong thơ ca dân gian Cao Lan thống nhất với quan niệm vũ trụ nhân sinh trong các truyện cổ dân
gian Cao Lan. Truyện cổ dân gian kể về nguồn gốc vũ trụ thông qua các hình tượng “Ông Trời
Bà Đất ”, những quan niệm thiện ác của đồng bào qua các nhân vật cổ tích như truyện: “Nàng ba
lấy chồng rắn”, “Sằm Sừ”, “Chàng Út của người trời”, “Vì sao kiêng thịt rùa”. . . Thơ ca dân gian
Cao Lan cũng phản ánh nhận thức chung đó, nhưng có sắc thái riêng thông qua cách biểu đạt bằng


ngôn ngữ lời ca mang tính tạo hình và biểu cảm từ môi trường sinh hoạt văn hóa Cao Lan.
Cùng nằm trong ý thức nghệ thuật của thơ ca dân gian, nhưng các quan niệm về vũ trụ,
nhân sinh và nghệ thuật cũng thể hiện những bình diện nhận thức khác nhau. Các quan niệm đó
hài hòa thống nhất với nhau qua nội dung và hình thức biểu hiện của thơ ca dân gian Cao Lan.

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Quan niệm về vũ trụ, không gian thời gian

Nói đến thơ ca dân gian phải kể đến thế giới quan của người xưa về vũ trụ, không gian thời
gian. Gần gũi với các dân tộc khác, khi nhận thức về buổi bình minh của loài người, người Cao
Lan quan niệm về vũ trụ cũng hồn nhiên, chất phác thơ ngây. Trong truyện Thần Trụ trời, đồng bào
Kinh cho rằng nhờ có vị Thần đào đất đắp đá dựng cột chống trời, mới có không gian cho mặt đất,
Ngày nhận bài: 15/4/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015
Liên hệ: Đặng Thị Hường, e-mail:

114


Quan niệm vũ trụ và nhân sinh trong thơ ca dân gian Cao Lan

loài người mới có đủ ánh sáng cho môi trường sống. Cùng cắt nghĩa về cội nguồn trời đất, đồng
bào Thái quan niệm: “Ông Chu Cún kéo trời, trời rộng mênh mông. Bà Chu Cún kéo đất, đất rộng
man mác. Đồng bào Mông lại cho rằng: Ngày xửa ngày xưa, bà Chày sinh ra mặt đất. Ông Chày
sinh ra bầu trời. . . [6;89]. Vũ trụ theo đó là do hai người đàn ông và đàn bà tạo lập nên. Quan niệm
kết hợp nam nữ, âm dương là cội nguồn của mọi sinh thành ra trời đất, xuất hiện phổ biến trong
văn học dân gian các dân tộc. Sự khác nhau chỉ thể hiện ở sản phẩm tưởng tượng đa dạng phong
phú của mỗi dân tộc mà thôi. Thần thoại của người Cao Lan cho rằng: Vũ trụ có chín tầng trời với

một triều đình trị vì thiên hạ gọi là thiên đình (Thin tềnh). Ông Trời (Ngọc Hoàng thượng đế) nắm
trong tay các vị thần: sấm, sét, mưa, gió. . . và có bốn đại thần Đông, Tây, Nam, Bắc:
Đông phương hành ôn cho khang khái/ Nam phương là khánh triện công minh.
Phương Tây hành ôn lưu hựu trung/ Phương Bắc là thánh sao Thái dương [12;269].
Các vị thần linh đó mang trong mình tất cả những quyền năng tác động xuống thế gian.
Theo đồng bào, ban đầu có hai người: một người đàn ông và một người đàn bà đã sinh ra từ hòn đá
tròn to, ấy chính là Ông Trời và Bà Đất. Ông Trời và Bà Đất là hình ảnh đầu tiên trong vũ trụ tạo
lập ra trời đất và hòa hợp với nhau chi phối sự tồn tại của thiên nhiên và cuộc sống muôn loài. . .
Ngoài thế giới của hiện thực, thơ ca dân gian Cao Lan mang trong mình cả một thế giới Thần Phật
linh thiêng. Mỗi vị thần một chức năng riêng liên quan đến hoạt động của con người. Người Cao
Lan giải thích nguồn gốc, quyền năng các vị thần bằng trí tưởng tượng kỳ thú, hồn nhiên. Ví dụ
như Thần Nông (Màng Sằn Nồng), chi phối cuộc sống người lao động về sự no đói, mưa gió, mùa
màng, cây cối, hoa quả. Công việc của thần Nông là “cho mưa cho nắng, cho ngày cho đêm”. Sức
mạnh của Thần được diễn tả: “Tay phải cầm đèn mặt trời, giơ lên soi từ sáng đến tối. . . , Tay trái
cầm đèn mặt trăng, giơ lên soi từ tối đến sáng” [9;153]. Lai lịch của vị thần này được kể như sau:
... Ta cũng phải xưng danh chứ/Cha ta là ông Trời to nhất/ Mẹ ta - bà Đất rộng thênh thang/ Ông
bà gặp nhau thuở hồng hoang/ Sinh ra ta từ vạn vạn năm. . . [9;152]. Trong nhận thức của người
Cao Lan xưa, thế giới thần linh rất gần gũi, can dự vào các hoạt động sinh tồn của con người, đó
không phải là lực lượng quá siêu nhiên xa lạ. Tư duy thần thoại đã ăn sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ
của người Cao Lan phản ánh trong thơ ca dân gian. Ví dụ bài ca kể về câu nói của thần Thiên Lôi
(Màng Dừn Tạy): . . . Thiên hạ cần mưa ta cho mưa/Cấy cày điền trang lúa tốt tươi/Thiên hạ cần
nắng ta cho nắng. . . [9;150]. Đây là vị thần thực thi các mệnh lệnh của thiên đình, nơi tập trung
mọi uy quyền của thần thánh.
Cách giải thích về nguồn gốc loài người của đồng bào Cao Lan cũng có mô típ tương đồng
với các dân tộc khác, con người đều được sinh ra từ một vật thiêng nào đó, nhưng vẫn có những
nét riêng. Với dân tộc Kinh, con người được sinh ra từ một bọc trứng trong Truyện đẻ trăm trứng,
đồng bào Mông cho rằng con người sinh ra từ một bọc thịt theo truyền thuyết Chử Lầu, người Dao
cho con người sinh ra từ quả bầu, nhưng người Cao Lan lại cho rằng dân tộc mình sinh ra từ đá:
Thuở trời đất mới sinh/ Nước dâng tràn ngập đất. . . Cuối cùng nước cạn rút/ Mặt đất nổi núi đồi/Từ
hòn đá tròn to/ Vỡ ra hai con người/Họ dựng cây chọc lỗ/ Trồng hạt nhỏ chín vàng/ . . . Sinh ra rất

nhiều người/ Chia thành bản sinh sống. . . [1;27]
Và theo đồng bào, để cai quản được cuộc sống vô cùng phức tạp của các con cháu, Ông Trời
đó lên chín tầng trời tạo lập thiên đình, Bà Đất ở lại cai quản việc làm ăn của con cháu ở mặt đất. . .
Điều đó cho ta càng h miền núi rất đề cao. Với đồng bào
Cao Lan cũng vậy, sống chân thành và đồng tâm hợp ý là lẽ sống niềm tin và hạnh phúc, nên có
câu:
Một người ăn ở hai lòng, có tiền không mua được cái kim,
Hai người mà một lòng, không tiền mua được vàng [4;152].
Người Cao Lan đề cao sự chân thành trong đời sống và tình yêu. Có khi quan niệm ấy được
bộc bạch qua cảm nghĩ của người thiếu nữ:
Muốn ăn quả thì trèo lên cây
Gió thổi xuống đất ăn không ngon
Muốn tìm hiểu em, giáp mặt nói
Lấy người làm mối rồi họ biết [12;332].
Theo đồng bào lời nói hay đẹp có thể làm đổi thay cái nhìn cuộc sống:
Một lời hay quả ớt cay cũng ngọt
Một lời dở quả vả chát thành chua. [6;22]
Trong đời sống, lời nói “ngoa” cũng đưa đến những hậu quả khôn lường, đồng bào đã chỉ
ra sai phạm đó bằng lối so sánh trực cảm, hồn nhiên: Cây chết vì tham lắm quả/ Người chết vì cái
miệng nói ngoa [9;205].
Quan niệm đó có điểm tương đồng với ca dao của đồng bào Kinh khi bàn về văn hóa giao
tiếp giữa người với người: Lời nói không mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Đồng bào Cao Lan cũng có cả hệ thống quan niệm về giàu - nghèo và phép ứng xử phải đạo
của con người với con người trong cuộc sống và quan niệm: cuộc sống của tạo vật và con người
luôn biến đổi, con người cần có ý thức về sự đổi thay đó để biết sống cho có ý nghĩa: Giàu sang
rồi có ngày hết của/ Hoa đẹp cũng có ngày héo khô [7;48].
Có những câu ca cho thấy: giàu, nghèo tạo nên tính cách con người: Có tiền người chân
thật,/ Không tiền người thật hóa hư [2;172].
Có những câu ca mang màu sắc thực, hư theo quan niệm định số như sau: Sống còn là do
bản mệnh/ Giàu sang định ở trời cho [2;174].

Nhưng cũng có câu là sự chiêm nghiệm từ thực tế: Người giàu có tính kế lâu dài,/ Người
khó kế ngắn sơ sài việc ngay [2;174].
Trái lại, có những câu ca thể hiện sự an phận thủ thường: Người bần khó cũng một đời,/
Người sang quý cả đời thêm lo [2;173].
Một dân tộc thiểu số đã trải nghiệm nhiều gian nan trong cuộc thiên di đi tìm đất sống qua
những cuộc xung đột về quyền lợi và sắc tộc để tồn tại, người Cao Lan rất quan tâm đến đức tính
kiên nhẫn, khiêm nhường của con người và để lại nhiều bài học trong các câu ca giàu triết lí nhân
sinh: Nhẫn tâm được một giờ tri kỷ/ Miễn được trăm ngày khỏi năn nỉ lo âu [2;173].
Có khi là kinh nghiệm tích lũy được khắc sâu: Nuôi con phòng về già,/ Giữ thóc đầy nhà
phòng khi mất mùa [2;174].
Con người biết nhẫn nại sẽ tránh được rủi ro và những điều đáng tiếc. Quan niệm đó có sắc
màu Phật giáo: Được nhẫn mà là nhẫn, được nại mà nhẫn nại./ Chẳng nhẫn chẳng biết nại, việc
bé thành việc to [2;175].
Người Cao Lan rất coi trọng ngày sinh tháng đẻ, họ đặt thành những bài ca niên lịch thời
118


Quan niệm vũ trụ và nhân sinh trong thơ ca dân gian Cao Lan

sinh để đoán vận may, vận rủi của con người từ lúc sinh ra (tiền vận) cho đến khi trưởng thành
(trung vận) và khi về già (hậu vận). Đơn cử bài ca sau về thời sinh hợp vận cầm tinh con rồng:
Tháng ba thìn sinh người thuộc rồng. . . / Thực là con rồng đã ngập nước [12;240].
Đồng thời cũng có người thời sinh được xem là “nghịch vận” cầm tinh con khỉ nên nghèo
khó lận đận, đồng bào có bài ca sau: Tháng bảy thân sinh nhân thuộc khỉ.../ Đêm đến ngủ ở trong
hốc cây [12;241].
Người Cao Lan luôn có ý thức về sự ràng buộc con người với con người về tình cảm, nghĩa
vụ và quyền lợi mang tính triết lý nhân quả sâu xa, hài hòa trong lời ca tiếng hát: . . . Nước không
chờ nước thì suối cạn/ Mây không chờ mây thì mây tan [12;244].
Người Cao Lan đề cao ý nghĩa của việc giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ, trong đó có
những câu ca như:

Đẻ con trai không dạy được, không bằng nuôi con lừa,
Đẻ con gái không dạy được, không bằng nuôi con lợn [4;168].
Người Cao Lan cũng hay nói đến tình cảm và đạo lí gia đình của con cái với cha mẹ một
cách tự nhiên: Làm người không được chê mẹ xấu,/ Chó nuôi không được cắn gấu chủ nhà [2;176].
Người Cao Lan có nhiều bài ca đề cao công sức sinh thành của cha mẹ, trong đó có những
câu như: Ca thời phụng chúc cho cha mẹ/ Bố mẹ sinh con ra đẹp như hoa. . . [12;156]
Người Cao Lan quan niệm về hạnh phúc trong hôn nhân và gia đình có liên quan đến lao
động, đồng bào có câu ca:
Muốn có nhà cao, phải đào từng hòn đất.
Muốn có vợ đẹp con khôn, phải tài giỏi hơn vợ [5;155].
Song, hoạt động của con người phải thể hiện qua giới tính, hạnh phúc mỗi gia đình là ở sự
phân công lao động, đồng bào có những câu ca về thiên chức của vợ chồng trong cuộc sống: Đàn
ông làm nhà, đàn bà làm vải/ Nhà rách chê chồng, quần áo rách chê vợ [1;11].
Trong hệ thống quan niệm nhân sinh, người Cao Lan xem con người là cái đẹp và cao quý
nhất trong thế giới này, Cho nên các cô gái được ví với các loài hoa đẹp, các chàng trai được ví với
núi non như núi Thái Dương, núi Pô Tô; các cụ già được ví như cây đa cổ thụ, cây thông...
Con người phải biết yêu cái đẹp và trân trọng cái đẹp của thế gian này: Tay được nâng hoa
không được hái/ Để mắt nhìn thôi đừng đánh rơi [1;29].
Người Cao Lan đồng thời quan niệm, con người sống phải tin vào thế giới linh thiêng, và
biết ơn Thần, Phật. Cầu chúc cho con người và thần linh là quan niệm sống có đạo lý của người
Cao Lan thể hiện rõ trong thơ ca dân gian. Người Cao Lan mang tín ngưỡng đa thần giáo, tiêu biểu
như Thần Nông và Thổ Công là những vị thần gần gũi nhất trong tâm thức của người Cao Lan. Bài
ca “Phụng Thần Nông” nói lên công sức của thần và lòng biết ơn của người dân: . . . Thần Nông
tạo thóc cho dân ăn/ Nuôi được nhân dân người người đẹp [12;36].
Người Cao Lan coi trọng và đề cao Thổ Công bởi đây là vị Thần cai quản đất đai bản làng
và nhà cửa của người dân:
Ngày nay chúc cho ông Thổ Công
Chúc cho Thổ Công muôn đời thịnh
Thờ phụng Thổ Công được yên đẹp
Bao nhiêu tai họa bị diệt trừ [12;37].

Sống phải biết ơn tổ tiên, những người có công với dân với nước là quan niêm của người
Cao Lan. Một số ngôi đình làng Cao Lan thờ các vị anh hùng thần thoại thời Hùng Vương và các vị
119


Đặng Thị Hường

thủ lĩnh chống Pháp xâm lược như đình làng Ngọc Tân huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) thờ Cao Sơn,
Cao Đạo, Cao Đào, đình Minh Cầm huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) thờ Thần Cao Sơn, Ất Sơn,
Quý Minh giúp vua Hùng đánh tan giặc, được vua cha ban thưởng nhiều bổng lộc nhưng không
màng danh lợi, họ đã hiến dâng hết tiền của cho dân; đình Giếng Tanh huyện Yên Sơn (Tuyên
Quang) thờ ông Lãnh Châu thủ lĩnh chống Pháp của nhân dân xứ Tuyên. . . Đồng thời những nơi
những nhân vật có công với nước với dân về dạy nghề và xây dựng văn hóa cũng được tôn làm
Thành Hoàng làng và được phụng thờ nơi đình miếu. Theo quan niệm của đồng bào, các anh hùng
cứu nước trợ dân khi hóa đều trở thành thần linh đi vào cõi trường tồn bất tử. Quan niệm đó rất
gần gũi với tín ngưỡng của đồng bào Kinh. Vì thế mỗi nơi thờ tự đều có các danh thần được nhân
dân tế lễ:
Trăm năm chúc ông cho Thành Hoàng
Chúc Thành Hoàng trấn bốn phương
Thờ phụng Thành Hoàng được yên đẹp
Bao nhiêu tai họa bị diệt trừ [12;38].
Người Cao Lan quan niệm việc cầu chúc, tế lễ sẽ đem đến hạnh phúc cho con người nên
đồng bào có cả hệ thống bài ca cầu chúc: Chúc các bậc thần thánh, chúc gia chủ, chúc làng bản
quê hương, chúc người già, chúc cây đa cổ thụ, chúc tướng quân, chúc thầy cúng. Người Cao Lan
có một loại hình văn hóa cầu chúc phản ánh trong thơ ca dân gian. Trong bài ca chúc gia chủ bao
gồm: Nhà giàu, không có tang, con cái hạnh phúc, kim ngân nhiều, gầm sàn lắm gia súc. . . cho
thấy rõ tính hiện thực xã hội của thơ ca dân gian. Ước vọng ấm no hạnh phúc nằm ngay trong hiện
thực đời sống.
Người Cao Lan rất tin vào phong thủy, họ cho rằng vị thế ngôi mộ người quá cố có liên
quan đến vận mệnh và sự phát triển của con cháu về sau ở thế gian, đặt mộ ở vị trí tốt thì tương lai

tốt, nên trong bài ca chúc phúc có câu: Phần mộ táng vào mạch long đẹp/ Con cháu cũng sẽ thành
anh tài [12;146].
Tập quán đó xuất phát từ quan niệm “sống thác song hành, âm dương nhị lộ”, đã chi phối
đời sống tinh thần xã hội của dân tộc Cao Lan cũng như nhiều dân tộc Đông Nam Á. Đó là quan
niệm về mối liên quan giữa sự sống và cái chết, linh hồn và thể xác, những tương tác âm dương,
quá khứ với hiện tại, hiện tại với tương lai. . .
Người Cao Lan cũng có quan niệm sống “có thờ có thiêng”. Đồng bào có nhiều bài ca tôn
kính thần linh có lịch biểu tế thần, trong đó có câu: Ngày rằm mùng một đèn nhang sáng/ Cầu thần
phù hộ được dân an [8;57].
Người Cao Lan rất đề cao văn hóa, con người cần phải có học hành và học hành có kết quả
để cuộc sống được hạnh phúc. Trong Sình ca đêm hát thứ nhất, các bài ca chúc mừng gia chủ đều
đề cao chữ nghĩa văn chương, nhưng người xưa chưa thoát khỏi quan niệm “nam tôn nữ ti”, việc
học hành chỉ nói đến con trai: Đầu tiên nói ra lời quý tử/ Sinh con trai nói có văn chương/Biết chữ
không cần làm ruộng/ Thông minh nói gì cũng văn chương [12;147].
Đồng bào rất đề cao tri thức văn hóa nhưng cũng rất coi trọng thực tiễn. Người Cao Lan có
câu “Sách biết không hết, đường đi không cùng” [9;208], để nói khát vọng hiểu biết cuộc sống của
con người là vô hạn, con người phải “học, học nữa, học mãi” như Lênin từng dạy.

3.

Kết luận

Quan niệm vũ trụ với nhân sinh của người Cao Lan thể hiện trong thơ ca dân gian phản ánh
thế giới quan của một cộng đồng dân tộc thiểu số có truyền thống văn hóa, phong tục tập quán lâu
120


Quan niệm vũ trụ và nhân sinh trong thơ ca dân gian Cao Lan

đời và chịu chi phối của tín ngưỡng và các tôn giáo phương Đông. Sống gần gũi với cộng đồng

dân tộc Kinh, Tày, người Cao Lan cũng ảnh hưởng tín ngưỡng thần thoại và tục thờ Mẫu trong dân
gian của người Việt Cổ. Trong những bài ca cầu chúc thể hiện rõ ước muốn sinh con nối dõi tông
đường theo quan niệm Nho giáo; các yếu tố về thời sinh tháng đẻ; quan niệm âm dương ngũ hành
của triết học cổ đại phương Đông. Tín ngưỡng của người Cao Lan mang tính đa thần giáo. Quan
niệm nhân sinh của đồng bào Cao Lan thể hiện tính tổng hòa của các loại hình ý thức xã hội về
tín ngưỡng, đạo đức, văn hóa giáo dục vừa có bản sắc riêng vừa có sự tương đồng với các dân tộc
khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ninh Văn Độ (chủ nhiệm đề tài), 2003. Bảo tồn hát sình ca dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang.
Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Tuyên Quang.
[2] Đặng Thị Hường, 2008-2014. Tập tài liệu sưu tầm và dịch thuật văn hóa, nghệ thuật Cao Lan
(Phụ lục)
[3] Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, 1972. Văn học dân gian học, tập 1. Nxb Đại học và Trung
học chuyên nghiệp Hà Nội.
[4] Phù Ninh, Nguyễn Thịnh, 1999. Văn hóa truyền thống Cao Lan. Nxb Văn hóa dân tộc.
[5] Hoàng Việt Quân, 2001. Lâm Quý hoa của núi. Nxb Văn hóa dân tộc.
[6] Hùng Đình Quý, 2001, 2002, 2003. Dân ca Mông Hà Giang (Tập I, II, III). Sở Văn hóa Thông
tin Hà Giang.
[7] Lâm Quý, 1991. Kó Lau Slam, Truyện thơ. Sở Văn hóa Thông tin Vĩnh Phúc.
[8] Lâm Quý, 2003. Xình ca Cao Lan – Đêm hát thứ nhất. Nxb Văn hóa dân tộc.
[9] Lâm Quý, 2004. Văn hóa Cao Lan. Nxb Khoa học Xã hội.
[10] Đặng Chí Thông, 2006. Về nghi lễ một vòng đời của người Cao Lan. Tạp chí Văn hoá Nghệ
thuật, (Số 5).
[11] Đặng Đình Thuận, 2005. Văn hoá dân gian của dân tộc Cao Lan làng Ngọc Tân, xã Ngọc
Quan, huyện Đoan Hùng. Nxb Khoa học Xã hội.
[12] Ngô Văn Trụ, 2006. Dân ca Cao Lan. Nxb Văn hoá dân tộc.
ABSTRACT
The cosmic and human conception in Cao Lan folk poetry
Cao Lan ethnic have a folk poetry is very rich, but so far no project yet to depth study of
cosmic conception and conception of life of the people. The conception of the universe, Cao Lan

people’s time and space are from ancient times very naive. But human conception of the very rich
people expressed through the problem: life and death, good and bad, good and evil, religion, ethics,
labor, yin and yang ... All these characteristics make the ideological soul of the Cao Lan ethnic,
reflected in folk poetry of Cao Lan.
Keywords:Cao Lan ethnic, folk poetry, the cosmic and human conception.

121



×