Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 13 trang )

1

2

PHẦN MỞ ĐẦU

các dự án ERP thất bại trong việc đạt được lợi ích mong đợi. Scott và Vessey (2002)

1. Lý do chọn đề tài
ERP (Enterprise Resource Planning) là thuật ngữ được Gartner Group of
Standford, CT, USA sử dụng từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỉ trước.
“Nếu mua một hệ thống ERP thì doanh nghiệp sẽ nhận được cùng một lúc 3 sản
phẩm: ý tưởng quản lý, chương trình phần mềm, và phương tiện kết nối để xây dựng
mạng máy tính tích hợp. Với hệ thống phần mềm thống nhất, đa năng, quán xuyến
mọi lĩnh vực hoạt động từ kế hoạch hóa, thống kê, kiểm toán, phân tích, và điều hành,
ERP giúp theo dõi và quản lý thông suốt, tăng tính năng động, đảm bảo cho doanh
nghiệp phản ứng kịp thời trước những thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài.
Một đặc điểm nổi bật nữa của ERP là ERP là một hệ thống phần mềm sống có thể mở
rộng và phát triển theo thời gian cũng như theo từng loại hình doanh nghiệp mà
không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của chương trình” (EVN CPC, 2012). Với những
tính năng ưu việt đó, ERP đã được công nhận là một trong những phần mềm kinh
doanh quan trọng nhất trong thời đại mới (Davenport, 1998). Các báo cáo công
nghiệp cho thấy có đến 30.000 công ty trên toàn thế giới đã triển khai hệ thống ERP
(Mabert và cộng sự, 2001), và việc triển khai thành công ERP đã giúp cho các doanh
nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng cường khả năng cạnh tranh, đem lại cho doanh nghiệp
nhiều lợi ích lâu dài trong kinh doanh cũng như tiêu chuẩn hóa quy trình kinh doanh
trên toàn doanh nghiệp. Do đó, triển khai ERP thường được xem như là một thành
phần của quá trình tái cấu trúc quy trình kinh doanh và dự án chuyển đổi tổ chức
(Botta-Genoulaz & Millet, 2006). Theo trích dẫn của Kalling (2003), có đến 180 tỷ
USD được đầu tư cho ERP trên toàn cầu vào năm 2010. Các chi phí liên quan đến
việc triển khai ERP là rất cao (Hayes và cộng sự, 2001). Tổng chi phí triển khai ERP


cho một công ty vừa là 10-50 triệu USD (Mabert và cộng sự, 2000) và 300-500 triệu
USD cho các tập đoàn quốc tế lớn (Kumar & Van Hillegersberg, 2000). Mặc dù đầu
tư cho ERP là lớn như vậy, nhiều công ty lại thất bại trong việc tối đa hóa lợi ích khi

ứng dụng ERP cũng như phải đối mặt với nhiều vấn đề khác khi triển khai ERP. Về
tỷ lệ thất bại trong triển khai ERP, cũng đã có những ước tính rất khác nhau trong các
nghiên cứu (Velcu, 2007). Barker và Frolick (2003) cho rằng 50% dự án triển khai
ERP là thất bại. Hong và Kim (2002) ước tính tỷ lệ không thành công là 75%. Scott
và Vessey (2002) lại ước tính tỷ lệ thất bại cao tới 90%. Các nghiên cứu khác cho
thấy nhu cầu hiện tại cho ERP đang phát triển ngày càng nhanh, nhưng có rất ít
những câu chuyện thành công (Hong và Kim, 2002). Appleton (1997) cho biết 50%

cho rằng 90% các dự án SAP R/3 thường đưa vào vận hành muộn hơn so với kế
hoạch.
Ở Việt Nam, không ít doanh nghiệp cũng đã và đang triển khai hệ thống ERP
trong hoạt động. Thực tế cũng đã chứng minh được “những tính năng ưu việt mà hệ
thống ERP mang lại, nhiều doanh nghiệp đã triển khai thành công và việc ứng dụng
ERP mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích trước mắt và cả về lâu dài” như công ty
cổ phần Savimex, công ty cổ phần Giấy Sài Gòn, công ty cổ phần Đồng Tâm, công ty
cổ phần sữa Việt Nam VinaMilk, … (Như Đăng, 2010). Tuy nhiên, số lượng các
DNVN ứng dụng ERP còn khá khiêm tốn. Theo kết quả khảo sát của Cục Thương
mại điện tử và Công nghệ thông tin vào năm 2015 thì chỉ có 15% trong tổng số 4751
doanh nghiệp tham gia khảo sát có ứng dụng giải pháp ERP trong hoạt động của
mình. Hầu hết các doanh nghiệp này, trong quá trình triển khai ERP vào chiến lược
kinh doanh của mình, đều triển khai chưa thành công, gặp không ít khó khăn, phần
lớn các doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức độ kiểm soát, rất ít doanh nghiệp có thể vận
dụng tính năng kế hoạch hóa. Rất nhiều doanh nghiệp cảm thấy “bị gượng ép khi đầu
tư dự án ERP”.
Triển khai ERP thành công hay thất bại liên quan mật thiết với cách thức thực
hiện của mỗi doanh nghiệp. Quy trình triển khai ERP có thể khác nhau ở mỗi doanh

nghiệp và những khác biệt này có thể là do mục tiêu, phạm vi, hoặc sự sẵn có của các
nguồn lực. Tuy nhiên, trong số những khác biệt trong mỗi quy trình triển khai đó luôn
có một số điểm quan trọng chung ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả triển khai hệ thống
ERP. Những điểm quan trọng này được xem như là những nhân tố thành công chính
(Laudon & Laudon, 1998). Các nhân tố thành công được định nghĩa là “một số khía
cạnh chính mà việc triển khai phải đi đúng theo đó thì kết quả triển khai mới thành
công được” (Rockhart, 1979). Việc hiểu được các nhân tố thành công cho triển khai
hệ thống ERP sẽ đem lại một số chỉ dẫn về các nhân tố cần được chú ý để giúp quy
trình triển khai đạt được sự thành công. Các nhân tố thành công chính có thể là rủi ro
và cũng có thể là cơ hội tùy thuộc vào cách thức tổ chức đối mặt với chúng ra sao.
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về ERP nói chung và nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng đến việc triển khai hệ thống ERP nói riêng. Tuy nhiên, số lượng nghiên
cứu về vấn đề này ở Việt Nam còn chưa nhiều. Các đề tài chủ yếu mới chỉ tập trung
vào việc mô tả, phân biệt khái niệm về ERP, đúc kết các kinh nghiệm triển khai ERP,
các nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại trong quá trình triển khai ERP tại


3

4

một số doanh nghiệp. Hầu hết các nghiên cứu chưa tập trung vào việc khảo sát thực

Về mặt thời gian: dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được tiến hành
thu thập từ ngày 01/08/2016 đến ngày 30/09/2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu vận dụng đồng thời cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương
pháp nghiên cứu định lượng; trong đó, nghiên cứu định lượng sử dụng kết hợp cả dữ
liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.
5. Những đóng góp mới của luận án

Luận án đã đạt được một số kết quả sau đây:
Một là, luận án đã đánh giá được thực trạng ứng dụng ERP trong hoạt động của
các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Hai là, luận án đã hệ thống hóa được một số mô hình/khung lý thuyết thường
được ứng dụng trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành
công Hệ thống thông tin (HTTT) nói chung và hệ thống ERP nói riêng, từ đó xác
định được khung lý thuyết phù hợp cho việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
việc triển khai thành công hệ thống ERP trong bối cảnh các DNVN.
Ba là, luận án đã đề xuất được mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
việc triển khai thành công hệ thống ERP trong các doanh nghiệp tại môi trường Việt
Nam – mô hình này không những cho biết các nhân tố có ảnh hưởng đến việc triển
khai thành công hệ thống ERP ở các DNVN mà còn cho biết mối quan hệ giữa các
nhân tố cũng như mức độ tác động của mỗi nhân tố đối với việc triển khai thành công
hệ thống ERP. Đây là một mô hình lý thuyết mới, có thể lấy làm cơ sở cho các
nghiên cứu về ERP nói chung và nghiên cứu triển khai ERP nói riêng trong các
DNVN.
Bốn là, luận án đã đề xuất được một số giải pháp nhằm tăng khả năng thành
công, giảm thiểu rủi ro trong quá trình triển khai hệ thống ERP ở các DNVN. Cụ thể:
Giải pháp cho các doanh nghiệp đang và sẽ triển khai hệ thống ERP trong
các hoạt động nhằm tăng cường khả năng thành công và giảm thiểu rủi ro trong
quá trình triển khai hệ thống ERP.
Giải pháp cho các công ty phần mềm đang và sẽ triển khai hệ thống ERP
và các nhà cung cấp/tư vấn ERP cho các DNVN trong việc chuẩn bị một số
chiến lược để khắc phục những khác biệt giữa sản phẩm ERP của mình với các
công ty triển khai ERP ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói
chung.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, nội dung chính của luận án được chia
làm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về hệ thống ERP và tình hình ứng dụng ERP trong hoạt

động của các doanh nghiệp
Chương 2. Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển
khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam
Chương 3. Khảo sát và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai
thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam

nghiệm tại môi trường Việt Nam khi ứng dụng ERP, chưa áp dụng các phương pháp
nghiên cứu chuyên dụng khi nghiên cứu về triển khai hệ thống ERP để từ đó có thể
xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công một hệ thống ERP
trong doanh nghiệp, có thể kiểm soát được mức độ tác động của các nhân tố để tăng
khả năng triển khai thành công hệ thống ERP trong môi trường Việt Nam. Đặc biệt,
hầu như không xuất hiện các nghiên cứu về xác định mối quan hệ giữa các nhân tố
chính ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP. Điều này cho thấy còn
khoảng trống trong nghiên cứu về vấn đề này tại môi trường Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam” được
chọn triển khai thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
• Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đánh giá
thực trạng việc ứng dụng ERP trong nước, luận án hướng đến việc xác định các
nhân tố chính ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP trong các
DNVN nhằm nâng cao tính khả thi và hiệu quả của lĩnh vực này.
• Mục tiêu cụ thể:
Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề này
để xác định khoảng trống nghiên cứu cho đề tài luận án.
Đánh giá thực trạng ứng dụng ERP trong hoạt động của các doanh nghiệp
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu các mô hình/khung lý thuyết đã được vận dụng trong các
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống
ERP trên thế giới và các bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.

Đề xuất và kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc
triển khai thành công hệ thống ERP trong các điều kiện cụ thể của các
DNVN.
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thành công, giảm
thiểu các rủi ro trong quá trình triển khai hệ thống ERP trong các DNVN.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu:
Chủ thể nghiên cứu: hệ thống ERP và các nhân tố ảnh hưởng đến việc
triển khai thành công hệ thống ERP trong các DNVN.
Khách thể nghiên cứu: các cá nhân đang sử dụng hệ thống ERP tại các
DNVN.
• Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt không gian: nghiên cứu thực tiễn thực hiện tại một số doanh
nghiệp đang triển khai hệ thống ERP ở Việt Nam.


5

6

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến ERP. Chẳng
hạn, theo tổng kết của Moon (2007), chỉ từ năm 2000 đến 05/2006 đã có 313 nghiên
cứu về ERP được đăng tải trên các tạp chí. Trong đó, có đến 135 bài nghiên cứu về
triển khai hệ thống ERP (chiếm hơn 40% các bài nghiên cứu về ERP). Các nghiên
cứu về triển khai ERP thường tập trung vào các hướng sau:
• Nghiên cứu tình huống: tập trung vào khảo sát kinh nghiệm triển khai hệ
thống ERP tại một/một số doanh nghiệp.
• Nghiên cứu các nhân tố thành công chính – đây là một trong những hướng
nghiên cứu quan trọng nhất của nghiên cứu triển khai ERP (Kamhawi, 2007).

• Nghiên cứu quản trị thay đổi.
• Nghiên cứu các giai đoạn cần chú trọng.
• Nghiên cứu các vấn đề về văn hóa.
Kết quả tổng quan một số nghiên cứu về các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự
thành công của quá trình triển khai hệ thống ERP trong thời gian qua cho thấy triển
khai ERP là một dự án phức tạp và liên quan đến nhiều điều kiện và nhiều yếu tố
khác nhau, số lượng các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ
thống ERP có sự khác nhau rõ rệt. Mặt khác, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến sự thành công của hệ thống ERP cũng được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau.
Từ kết quả tổng hợp này cũng cho thấy các nghiên cứu về các nhân tố thành công
thường được tiến hành theo bốn nhóm chính sau:
• Nhóm 1: Các nhà nghiên cứu tiến hành tổng quan một số nghiên cứu trước về
các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP, liệt kê ra các
nhân tố tiềm năng, sau đó tiến hành khảo sát trong một/một số trường hợp cụ thể
để đưa ra các nhân tố thành công chính, chẳng hạn nghiên cứu của Jayaraman và
Bhatti (2007) hay Garcia-Sanchez và Perez-Bernal (2007).
• Nhóm 2: Các nhà nghiên cứu sử dụng một hoặc một số mô hình/khung lý
thuyết liên quan đến việc đo lường sự thành công của một HTTT làm nền tảng lý
thuyết chính để phát triển mô hình nghiên cứu. Trên cơ sở của (các) mô
hình/khung lý thuyết này, các nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát trong bối cảnh
nghiên cứu cụ thể để có những hiệu chỉnh mô hình/khung lý thuyết cho phù hợp,
và thực hiện nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình nghiên cứu và đưa ra
kết luận về các nhân tố thành công chính trong dự án triển khai hệ thống ERP.
Nghiên cứu của Simona Sternad và Samo Bobek (2013), Jiwat Ram và Paula
M.C. Swatman (2008), ... là một số nghiên cứu thuộc nhóm này.
• Nhóm 3: Các nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào một số ít các nhân tố thành
công chính thay vì tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ
thống ERP (nghiên cứu của Zabjek và cộng sự, 2009; nghiên cứu của Nah và
cộng sự, 2007).
• Nhóm 4: Các nhà nghiên cứu xác định các nhân tố thành công cho từng giai

đoạn triển khai dự án ERP trên cơ sở lý giải rằng các nhân tố thành công chính sẽ

có những tầm quan trọng khác nhau ở những giai đoạn khác nhau (nghiên cứu của
Parr và Shanks, 2000; nghiên cứu của Nah và Delgado, 2006).
Đối chiếu đặc điểm của bốn cách tiếp cận nghiên cứu trên với mục tiêu nghiên
cứu đã đặt ra, bản luận án này chọn hướng tiếp cận theo nhóm 2.
Ở Việt Nam, các đề tài nghiên cứu về ERP nói chung và triển khai thành công
ERP nói riêng cho đến thời điểm này là khá ít. Các đề tài chủ yếu mới chỉ tập trung
vào việc mô tả, phân biệt khái niệm về ERP. Quy mô hơn là các bài viết có tính chất
đúc kết các kinh nghiệm triển khai ERP, các nguyên nhân dẫn đến thành công hay
thất bại ERP tại một số doanh nghiệp. Hầu hết các nghiên cứu chưa tập trung vào
việc khảo sát thực nghiệm tại môi trường Việt Nam khi ứng dụng ERP, chưa áp dụng
các phương pháp nghiên cứu chuyên dụng để có thể xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến việc triển khai thành công một hệ thống ERP trong doanh nghiệp, có thể kiểm
soát được mức độ tác động của các nhân tố để tăng khả năng triển khai thành công hệ
thống ERP trong môi trường Việt Nam. Mặc dù cũng đã xuất hiện một số nghiên cứu
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các
DNVN, tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ kiểm định ảnh
hưởng trực tiếp của các nhân tố đến sự thành công của hệ thống ERP. Số lượng
nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ giữa các nhân tố còn khá khiêm tốn. Các nghiên
cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN
có chung những đặc điểm sau:
• Số lượng nhân tố ít, nên chưa phản ánh toàn diện các nhân tố ảnh hưởng đến
triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN (biểu hiện của giá trị R2 thấp).
• Mẫu nghiên cứu thường tập trung vào một tỉnh/thành phố cụ thể, do đó tính
đại diện chưa cao, dẫn đến các kết luận liên quan chưa thể khái quát hóa đầy đủ
đối tượng nghiên cứu.
• Chỉ đánh giá tác động trực tiếp của các biến độc lập (các nhân tố tác động đến
việc triển khai thành công hệ thống ERP) đến biến phụ thuộc (triển khai thành
công hệ thống ERP), mà không kiểm tra tác động qua lại giữa các biến.



7

8

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ERP VÀ TÌNH HÌNH ỨNG
DỤNG ERP TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Định nghĩa về hệ thống ERP
ERP là một khái niệm không còn mới tại các nước phát triển trên thế giới. Cho
đến nay, có nhiều định nghĩa về ERP đã được đưa ra. Trong phạm vi của luận án này,
hệ thống ERP được hiểu một cách đơn giản theo định nghĩa của Mohamed (2016).
Đó là một hệ thống phần mềm có khả năng tích hợp các quy trình kinh doanh của tất
cả các phòng ban chức năng trong tổ chức/doanh nghiệp. Hệ thống này cũng có thể
mở rộng và bao gồm cả các bên liên quan ở bên ngoài doanh nghiệp như nhà cung
cấp, khách hàng, ….
1.2. Mối quan hệ giữa hệ thống ERP và Hệ thống thông tin quản lý
Nghiên cứu trình bày về mối quan hệ giữa ERP và HTTT quản lý.
1.3. Lịch sử phát triển của hệ thống ERP

CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG HỆ THỐNG ERP
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.1. Một số mô hình thường được sử dụng trong nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP trong doanh nghiệp
2.1.1. Lý thuyết hành động hợp lý
2.1.2. Lý thuyết hành vi hoạch định
2.1.3. Mô hình chấp nhận công nghệ
2.1.4. Mô hình hệ thống thông tin thành công
Mô hình này lần đầu tiên được đề xuất bởi DeLone và McLean vào năm 1992.

Trong đó, các tác giả đã đề xuất 6 khía cạnh riêng biệt liên quan đến sự thành công
của một HTTT. Đó là: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, sử dụng, sự thỏa
mãn của người dùng, ảnh hưởng đến cá nhân, ảnh hưởng đến tổ chức.
Theo DeLone và McLean, giữa các nhân tố trong mô hình HTTT có những
mối liên hệ lẫn nhau (Hình 2.4) và các tác giả cũng đề xuất rằng mô hình này phù hợp
với các nghiên cứu liên quan đến dự báo thái độ người dùng đối với một HTTT nào
đó. Tuy nhiên, trong mô hình này, các tác giả chưa đề cập đến vấn đề đo lường cũng
như kiểm soát các nhân tố trong mô hình để đảm bảo sự hiểu biết toàn diện về sự
thành công của một HTTT. Chính vì vậy, năm 2003, DeLone và McLean đã hiệu
chỉnh mô hình ban đầu và đưa ra mô hình HTTT thành công cập nhật (Hình 2.5).

Hình 1.3. Quá trình phát triển của hệ thống ERP
Nguồn: Kwang và cộng sự, 2009
1.4. Kiến trúc của hệ thống ERP
Nghiên cứu trình bày về kiến trúc của hệ thống ERP.
1.5. Các module cơ bản của hệ thống ERP
Nghiên cứu trình bày về các module cơ bản của hệ thống ERP.
1.6. Lập kế hoạch, thiết kế, và triển khai hệ thống ERP
Nghiên cứu trình bày chi tiết về lập kế hoạch, thiết kế, và triển khai một hệ thống
ERP.
1.7. Tình hình ứng dụng ERP trong hoạt động của các doanh nghiệp trên thế
giới
Nghiên cứu trình bày tình hình ứng dụng ERP trong hoạt động của các doanh
nghiệp trên thế giới dựa theo kết quả khảo sát của tập đoàn tư vấn Panorama về thực
trạng ứng dụng ERP qua các năm 2012, 2013, 2014, và 2015.
1.8. Tình hình ứng dụng ERP trong hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam
Mặc dù đi sau khoảng 10-15 năm so với thị trường ERP ở Châu Âu và Mỹ, nhiều
DNVN cũng đã nhận ra được những lợi ích to lớn mà hệ thống ERP mang lại và đã
mạnh dạn đầu tư trong việc triển khai giải pháp ERP. Từ năm 2003 đến nay, tình hình
ứng dụng ERP đã phát triển mạnh mẽ, ngày càng nhiều doanh nghiệp trong các ngành

nghề khác nhau đã ứng dụng giải pháp ERP vào hoạt động, đặc biệt là công tác quản
lý. Tuy nhiên, triển khai ERP ở Việt Nam cũng mang những nét đặc thù riêng. Phần
này của luận án trình bày một số vấn đề liên quan đến triển khai ERP ở Việt Nam
trên một số phương diện.

Hình 2.4. Mô hình HTTT thành công gốc
Nguồn: DeLone & McLean, 1992

Hình 2.5. Mô hình HTTT thành công cập nhật
Nguồn: DeLone & McLean,2003


9

10

2.1.5. Mô hình của Gable và cộng sự
2.1.6. Mô hình đo lường sự thành công của hệ thống ERP mở rộng của Ifinedo
2.1.7. Mô hình của Markus và Tanis
2.1.8. Mô hình đánh giá trước vận hành (ex-ante) hệ thống ERP của Stefanous
2.1.9. So sánh giữa các mô hình
Dựa trên những đặc điểm cơ bản của các mô hình được trình bày ở trên, phần
này đưa ra một Bảng so sánh cơ bản giữa các mô hình chính dựa trên một số tiêu chí
(Bảng 2.1). Kết quả so sánh cho thấy một cái nhìn tổng quan về các tính năng khác
nhau của các mô hình đo lường thành công mà có thể làm căn cứ trong việc lựa chọn
một mô hình phù hợp. Một số mô hình được chỉ định cụ thể cho hệ thống ERP,
những mô hình khác tập trung vào các HTTT nói chung và khi cần có thể áp dụng để
đo lường thành công của hệ thống ERP. Mô hình HTTT thành công của DeLone &
McLean dường như vẫn là mô hình phổ biến nhất, là khung lý thuyết toàn diện để đo
lường sự thành công của một HTTT. Theo thống kê của Petter và McLean (2009),

từ khi mô hình HTTT thành công xuất hiện đã có trên 1000 ấn phẩm có tham khảo
mô hình này và có ít nhất 150 nghiên cứu tiến hành kiểm định mô hình hoặc một
số mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình. Tuy nhiên, những mô hình khác
cũng cho thấy những cách tiếp cận thay thế thú vị để đo lường sự thành công. Mỗi
một mô hình có một cách tiếp cận cụ thể nhằm đơn giản hóa đo lường sự thành công
cho quá trình triển khai HTTT nói chung và hệ thống ERP nói riêng do các thang đo
đã được định nghĩa và kiểm định. Mỗi mô hình có những điểm mạnh và điểm yếu
riêng. Do đó, với mỗi ý định cho nhu cầu đo lường thành công thực tế khác nhau thì
có thể sử dụng các mô hình khác nhau.
2.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt
Nam
2.2.1. Sự thành công của việc triển khai hệ thống ERP
Trong phạm vi của luận án này, việc triển khai một hệ thống ERP được xem
như là việc thực hiện một dự án đầu tư. Theo đó, sự thành công của việc triển khai hệ
thống ERP được xác định dựa trên mức độ sai lệch giữa kết quả đạt được so với mục
tiêu ban đầu của dự án xét trên các mặt chi phí, thời gian, hiệu quả và lợi ích của hệ
thống (Hong và Kim, 2002).
2.2.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
Đối chiếu mục tiêu của nghiên cứu với đặc điểm của mỗi mô hình nghiên cứu
thường được sử dụng trong nghiên cứu triển khai hệ thống ERP, nghiên cứu này lấy
mô hình HTTT thành công cập nhật của DeLone và McLean làm cơ sở để xây dựng
mô hình nghiên cứu. Tuy nhiên, mỗi khi tổ chức đã triển khai ERP thì việc sử dụng
ERP là bắt buộc, và nhiệm vụ của mỗi người dùng trên hệ thống ERP là chặt chẽ và
tích hợp với nhiệm vụ của những người dùng khác (Brown và cộng sự, 2002;
Pozzebon, 2000). Nói cách khác, người dùng sẽ không có quyền lựa chọn sử dụng hệ
thống hay không, bất kể thái độ và tinh thần của họ như thế nào. Do đó, trong bối
cảnh áp dụng ERP, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng "ý định sử dụng/sử dụng" -

thường được sử dụng như một thước đo về hành vi sử dụng - sẽ không còn phù hợp

trong mô hình kiểm định (Rawstorne và cộng sự, 1998, 2000). Chính vì vậy, trong
nghiên cứu này, biến “sử dụng (ý định sử dụng)” cũng được loại bỏ ra khỏi danh sách
các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP để có thể giải thích sự
thành công của việc triển khai hệ thống ERP được tốt hơn. Mặt khác, như đã trình
bày ở mô hình đo lường sự thành công của hệ thống ERP mở rộng của Ifinedo
(2006), “Chất lượng nhà cung cấp/tư vấn” đo lường ảnh hưởng của chất lượng các
nguồn lực bên ngoài vào thành công của hệ thống ERP và khách hàng sẽ được ở một
vị trí tốt hơn để sử dụng phần mềm mua được một cách hiệu quả và có khả năng đạt
được mục tiêu của tổ chức khi có một sự thỏa hiệp với các nguồn lực bên ngoài. Theo
đó, đối với các nghiên cứu triển khai hệ thống ERP, một số nghiên cứu đã sử dụng
biến “chất lượng nhà cung cấp/tư vấn” như là biến thay thế cho biến “chất lượng dịch
vụ” (Ifinedo, 2006; Kwang và cộng sự, 2009). Trong nghiên cứu này, tác giả cũng sử
dụng biến “chất lượng nhà cung cấp/tư vấn” thay cho biến “chất lượng dịch vụ”. Như
vậy, trong bối cảnh ứng dụng ERP ở các DNVN, mô hình HTTT thành công cập nhật
của DeLone & McLean được áp dụng như sau:

Hình 2.10. Mô hình HTTT thành công cập nhật của DeLone & McLean
trong bối cảnh ứng dụng ERP
Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp
Dựa trên kết quả phân tích này, cùng với kết quả phân tích kinh nghiệm triển
khai thành công hệ thống ERP của một số DNVN đã triển khai thành công hệ thống
ERP và kết quả tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển
khai thành công hệ thống ERP trên thế giới - đặc biệt là ở các nước đang phát triển,
nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai
thành công hệ thống ERP tại các DNVN (Hình 2.15).


11

12

2.3.2. Thu thập dữ liệu
Tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của 11 chuyên gia (nhóm 1: 7 chuyên gia;
nhóm 2: 4 chuyên gia) trong thời gian từ ngày 03/08/2016 đến ngày 31/09/2016.
Phiếu khảo sát được gửi đến các chuyên gia dưới hình thức email. Các chuyên
gia có thể trả lời trực tiếp trong phiếu điện tử đính kèm email; hoặc cũng có thể trả lời
qua link khảo sát (nhóm 1) và
(nhóm 2). Đối với những phiếu trả lời
chưa rõ, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu qua điện thoại để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
2.3.3. Phân tích kết quả
Dữ liệu thu thập được mã hóa và phân tích. Dựa trên kết quả phân tích cây vấn
đề, tác giả đã hiệu chỉnh lại mô hình nghiên cứu (Hình 2.16) và các giả thuyết nghiên
cứu (Bảng 2.6).
2.4. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất
Bảng 2.6. Các giả thuyết nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh
Giả thuyết
H1
H1a
H2
H2a

Hình 2.15. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp
2.3. Nghiên cứu định tính
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính
Mô hình nghiên cứu bước đầu được kiểm định thực nghiệm thông qua việc
khảo sát ý kiến chuyên gia sử dụng phiếu khảo sát kết hợp với phỏng vấn sâu qua
điện thoại.
Đối tượng khảo sát là các cá nhân có am hiểu sâu sắc về hệ thống ERP và có
kinh nghiệm trong triển khai hệ thống ERP tại các DNVN. Ở đây, để có thể thu thập
được ý kiến từ các góc nhìn khác nhau, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến chuyên gia

từ hai nhóm đối tượng:
• Nhóm 1: bao gồm các chuyên gia đến từ các công ty chuyên cung cấp và
triển khai, tư vấn giải pháp ERP.
• Nhóm 2: bao gồm các chuyên gia đến từ các công ty đã và đang ứng dụng
ERP.
Bảng câu hỏi sử dụng để khảo sát được thiết kế chủ yếu dưới dạng câu hỏi mở
nhằm mục đích tham khảo ý kiến của các chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng đến
triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN.

H3
H3a
H4
H4a
H5
H6
H7
H7a
H8
H8a

Mô tả
Chất lượng hệ thống có tác động trực tiếp và cùng chiều đến sự
thành công của dự án ERP.
Chất lượng hệ thống có tác động trực tiếp và cùng chiều đến sự
thỏa mãn của người dùng đối với hệ thống ERP.
Chất lượng thông tin có tác động trực tiếp và cùng chiều đến sự
thành công của dự án ERP.
Chất lượng thông tin có tác động trực tiếp và cùng chiều đến sự
thỏa mãn của người dùng đối với hệ thống ERP.
Chất lượng nhà cung cấp/tư vấn có tác động trực tiếp và cùng

chiều đến sự thành công của dự án ERP.
Chất lượng nhà cung cấp/tư vấn có tác động trực tiếp và cùng
chiều đến sự thỏa mãn của người dùng đối với hệ thống ERP.
Sự thỏa mãn của người dùng đối với hệ thống ERP có tác động
trực tiếp và cùng chiều đến sự thành công của dự án ERP.
Sự thỏa mãn của người dùng đối với hệ thống ERP có tác động
trực tiếp và cùng chiều đến ích lợi của việc sử dụng hệ thống
ERP.
Ích lợi của việc sử dụng hệ thống ERP có tác động trực tiếp và
cùng chiều đến sự thành công của dự án ERP.
Sự hỗ trợ và quyết tâm của lãnh đạo cấp cao có tác động trực
tiếp và cùng chiều đến sự thành công của dự án ERP.
Tái cấu trúc quy trình kinh doanh có tác động trực tiếp và cùng
chiều đến sự thành công của dự án ERP.
Tái cấu trúc quy trình kinh doanh có tác động trực tiếp và cùng
chiều đến sự thỏa mãn của người dùng đối với hệ thống ERP.
Đào tạo người dùng có tác động trực tiếp và cùng chiều đến sự
thành công của dự án ERP.
Đào tạo người dùng có tác động trực tiếp và cùng chiều đến sự


13

H9
H9a
H10
H10a
H11
H11a
H12

H12a

thỏa mãn của người dùng đối với hệ thống ERP.
Nhóm triển khai dự án ERP có tác động trực tiếp và cùng chiều
đến sự thành công của dự án ERP.
Nhóm triển khai dự án ERP có tác động trực tiếp và cùng chiều
đến sự thỏa mãn của người dùng đối với hệ thống ERP.
Sự phối hợp và giao tiếp giữa các phòng ban có tác động trực
tiếp và cùng chiều đến sự thành công của dự án ERP.
Sự phối hợp và giao tiếp giữa các phòng ban có tác động trực
tiếp và cùng chiều đến sự thỏa mãn của người dùng đối với hệ
thống ERP.
Phương pháp quản trị thay đổi có tác động trực tiếp và cùng
chiều đến sự thành công của dự án ERP.
Phương pháp quản trị thay đổi có tác động trực tiếp và cùng
chiều đến sự thỏa mãn của người dùng đối với hệ thống ERP.
Quản lý dự án có tác động trực tiếp và cùng chiều đến sự thành
công của dự án ERP.
Quản lý dự án có tác động trực tiếp và cùng chiều đến sự thỏa
mãn của người dùng đối với hệ thống ERP.

Hình 2.16. Mô hình nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh
Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp

14
CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG HỆ THỐNG ERP
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
3.1. Thiết kế nghiên cứu định lượng
3.1.1. Phát triển công cụ khảo sát

Nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu phục vụ cho việc kiểm định mô hình và
các giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Tất cả các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đều là các biến ngầm định, không trực
tiếp quan sát được nên việc sử dụng các thang đo nhiều mức là tốt nhất vì nó đảm bảo
tính biến thiên cao và tăng độ tin cậy của các thang đo (DeVillis, 1991). Trên cơ sở
đó, nghiên cứu sử dụng thang đo Likert (Gồm 5 mức độ: 1 = Rất không đồng ý, 2 =
Không đồng ý, 3 = Không có ý kiến/Bình thường, 4 = Đồng ý, 5 = Rất đồng ý) do
Davis và cộng sự đề nghị để đo lường các thành phần được tổng hợp từ các bảng hỏi
đã được kiểm định ở các nghiên cứu trước và dựa trên kết quả phân tích định tính
(Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Thang đo các nhân tố
Nhân tố
Số biến quan sát
Nguồn
Sự hỗ trợ và quyết tâm của
10
Bradford và Florin
lãnh đạo cấp cao (sup)
(sup1, ..., sup10)
(2003),
Akca và Ozer (2014),
Nah, Islam, và Tan
(2007),
Kết quả phân tích
định tính
Tái cấu trúc quy trình kinh
6
Akca và Ozer (2014)
doanh (bpr)
(bpr1, …, bpr6)

Đào tạo người dùng (train)
5
Akca và Ozer (2014)
(train1, …, train5)
Amoako-Gyampah,
Salam (2003)
Nhóm triển khai dự án ERP
9
Nah, Islam, và Tan
(team1, …, team9) (2007)
(team)
Kết quả phân tích
định tính
Sự phối hợp và giao tiếp giữa
6
Nah, Islam, và Tan
các phòng ban (com)
(com1, …, com6)
(2007)
Phương pháp quản trị thay
8
Stratman và Roth
(chgm1, …,
(2002)
đổi (chgm)
chgm8)
Kết quả phân tích
định tính
Quản lý dự án (projm)
5

Nah, Islam, và Tan
(projm1, …,
(2007)
projm5)
Kết quả phân tích


15

Chất lượng hệ thống (sys)

Chất lượng nhà cung cấp/tư
vấn (ser)

11
(sys1, …, sys11)
8
(inf1, …, inf8)
7
(ser1, …, ser7)

Sự thỏa mãn của người dùng
đối với hệ thống ERP (sat)
Lợi ích của việc triển khai hệ
thống ERP (ben)
Sự thành công của triển khai
hệ thống ERP (SUC)

4
(sat1, …, sat4)

4
(ben1, …, ben4)
8
(SUC1, …, SUC8)

Chất lượng thông tin (inf)

16

định tính
Ifinedo (2006)
Ifinedo (2006)

3.2. Kết quả nghiên cứu định lượng
3.2.1. Tình hình triển khai hệ thống ERP
Một số vấn đề liên quan đến tình hình triển khai hệ thống ERP tại các DNVN
được thể hiện như ở các Biểu đồ 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, và 3.5.

Ifinedo (2006)
Ramsden và Bennett
(2005)
Akca và Ozer (2014)

Martinsons và cộng
sự (1999)
Hong & Kim (2002)
Ifinedo (2006)
Akca và Ozer (2014)
Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp
3.1.2. Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu

Luận án áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Bảng hỏi được gửi đến các đối tượng điều tra từ ngày 01/10/2016 đến ngày
30/09/2017 thông qua các hình thức:
(1) Gửi trực tiếp: 150 bảng hỏi được in ra gửi trực tiếp cho các đáp viên tại
một số doanh nghiệp có ứng dụng hệ thống ERP ở Huế, thành phố Hồ Chí
Minh, và Hà Nội. Kết quả thu về được 84 bảng hỏi hợp lệ, đạt tỉ lệ 56%.
(2) Email: tác giả gửi email đến 138 DNVN có sử dụng ERP, bảng hỏi được
thể hiện dưới 2 hình thức: file điện tử và bảng hỏi trực tuyến theo link:
/>(3) Các website, diễn đàn ERP, mạng xã hội: bảng hỏi trực tuyến
được đưa lên các website, diễn
đàn ERP, mạng xã hội (linkedin.com, facebook, …)
Với hai hình thức (2) và (3), kết quả thu về được 69 bảng hỏi hợp lệ. Như vậy,
tổng số bảng hỏi hợp lệ thu được là 153 bảng – đáp ứng yêu cầu về cỡ mẫu đã đặt ra.
3.1.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Căn cứ trên số liệu thu thập được, nghiên cứu tiến hành các kỹ thuật phân tích
sau:
• Thống kê mô tả dữ liệu
• Phương pháp bình phương tối thiểu từng phần PLS để kiểm định độ phù
hợp tổng thể của mô hình nghiên cứu cũng như kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu. Quá trình phân tích bao gồm kiểm định mô hình định lượng (thông
qua kiểm định sự hội tụ và kiểm định sự khác biệt) và kiểm định mô hình cấu
trúc và các giả thuyết nghiên cứu.
Các kĩ thuật trên được tiến hành bằng VisualPLS kết hợp với SPSS.

Biểu đồ 3.1. Các giải pháp ERP được sử dụng

Biểu đồ 3.2. Tình trạng thực hiện triển khai ERP

Biểu đồ 3.3. Thời gian sử dụng hệ thống ERP


Biểu đồ 3.4. Tình hình sử dụng các module trong các hệ thống ERP


17

18
Bảng 3.11. Giá trị R2 của các biến phụ thuộc
Nhân tố
Hệ thống ERP thành công – SUC
Ích lợi của việc sử dụng hệ thống ERP – ben
Sự thỏa mãn của người dùng đối với hệ thống ERP – sat

R2
0.914
0.274
0.793

Nguồn: Tác giả phân tích
Biểu đồ 3.5. Tần suất sử dụng hệ thống ERP
3.2.2. Kiểm định mô hình nghiên cứu
3.2.2.1. Kiểm định mô hình định lượng
• Kiểm định sự hội tụ:
Kết quả phân tích giá trị hệ số tải của các biến quan sát trong lần chạy đầu
tiên cho thấy các biến quan sát sys1, sys2, sys4, sys7, sys10, bpr1, bpr4, bpr6,
train1, team1, team2, team3, team6, com6, chgm4, chgm5, chgm7, projm4 có
hệ số tải < 0.7. Do đó, dựa theo tiêu chuẩn của Hulland (1999), những biến
quan sát này sẽ bị loại bỏ khỏi mô hình và tiến hành chạy lại mô hình. Kết quả
chạy lại mô hình cho thấy, cả 5 tiêu chuẩn kiểm định sự hội tụ (Bảng 3.3) đều
được thỏa mãn, các biến quan sát trong mỗi nhóm hội tụ về nhân tố tương ứng
trong mô hình nghiên cứu.

Bảng 3.3. Tiêu chuẩn kiểm định sự hội tụ của mô hình định lượng
Tiêu chuẩn

Điều kiện

Hệ số tải (Item loadings)

> 0.7

Hulland (1999)

ICR (Internal Composite Reliability)

> 0.7

Hair và cộng sự (1998)

AVE (Average Variance Extracted)

> 0.5

Hair và cộng sự (1998)

Hệ số Cronbach alpha

> 0.7

Nunnally (1978)

T-value



Nguồn

> 1.96 Gefen và Straub (2005)

Kiểm định sự khác biệt:
Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy cả hai tiêu chuẩn để kiểm định sự khác
biệt theo Gefen và Straub (2005) đều được thỏa mãn, nghĩa là tính khác biệt
của mô hình định lượng được chứng minh. Dựa vào kết quả này cùng với kết
quả kiểm định về sự hội tụ, chúng ta có thể kết luận được rằng phép kiểm định
mô hình đo lường được thỏa mãn.
3.2.2.2. Kiểm định mô hình cấu trúc
Từ kết quả chỉ ra trong Bảng 3.11 và mô hình cấu trúc trong Hình 3.1, chúng ta có
thể thấy rằng các giá trị R2 tương ứng với các biến là chấp nhận được. Đặc biệt, có
thể giải thích được đến 91.4% sự phụ thuộc của Sự thành công của hệ thống ERP vào
các biến độc lập.

Hình 3.1. Mô hình cấu trúc
Nguồn: Tác giả phân tích
3.2.3. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được tóm tắt như trong Bảng 3.12.
Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố
trong mô hình nghiên cứu
Giả
Mối
Hệ số
Mức ý nghĩa
T-value
thuyết

quan hệ
hồi quy
(t-value > 1.96)
2.346
0.247
H1
sys → suc

sys → sat

0.248

2.033



H2

inf → suc

0.109

2.464



H2a

inf → sat


0.222

2.904



H3

ser → suc

-0.011

-0.229

×

H3a

ser → sat

0.259

2.364



H1a


19


20

H4

sat → suc

0.178

2.678



H4a

sat → ben

0.524

6.867



H5

ben → suc

0.138

3.350




H6

sup → suc

0.185

2.881



H7

bpr → suc

0.020

0.815

×

H7a

bpr → sat

0.178

3.441




H8

train → suc

0.286

2.382



H8a

train → sat

0.139

1.202

×

H9

team → suc

0.035

1.050


×

H9a

team → sat

-0.073

-1.334

×

H10

com → suc

-0.045

-1.639

×

H10a

com → sat

0.058

1.211


×

H11

chgm → suc

0.121

2.439



H11a

chgm → sat

0.288

2.570



H12

projm → suc

0.220

2.878




H12a

projm → sat

0.358

5.806



Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp
Từ kết quả kiểm định các giả thuyết nói trên, mô hình nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN được thể hiện
lại như trong Hình 3.2.

Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đã kiểm định về “các nhân tố ảnh hưởng đến
triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN”

3.2.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu định lượng
Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu, luận án đã tiến hành diễn giải, thảo luận kết
quả nghiên cứu theo các nội dung sau:
• Sự phù hợp của mô hình nghiên cứu đề xuất trong bối cảnh các DNVN.
• Các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai thành công hệ thống
ERP tại các DNVN.
• Các nhân tố không có tác động có ý nghĩa thống kê đến việc triển khai
thành công hệ thống ERP tại các DNVN.
• Mối quan hệ tương quan giữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu các

nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN.
• Đối chiếu mức độ tác động của các nhân tố so với các kết quả nghiên cứu
trước để nhấn mạnh các điểm khác biệt của các nhân tố ảnh hưởng đến việc
triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN so với các nước khác.
• Đối chiếu kết quả nghiên cứu của luận án với khoảng trống trong các
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP
và kết luận xem luận án đã giải quyết được những hạn chế cụ thể nào.
3.3. Một số giải pháp nhằm tăng khả năng thành công trong việc triển khai hệ
thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam
3.3.1. Bài học kinh nghiệm
Luận án trình bày về 13 sai lầm thường gặp nhất trong triển khai hệ thống ERP
và cách khắc phục các sai lầm đó dựa trên sự tổng hợp của Schiff (2012).
3.3.2. Giải pháp đề xuất
Dựa trên những sai lầm thường gặp trong triển khai hệ thống ERP đã được
Schiff (2012) tổng hợp, và đặc biệt, dựa trên kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia cũng
như kết quả phân tích dữ liệu khảo sát ý kiến người dùng hệ thống ERP tại các
DNVN, luận án đề xuất một số gợi ý cho các doanh nghiệp đang và sẽ triển khai hệ
thống ERP và các nhà cung cấp/tư vấn ERP cho các DNVN.

Đối với các doanh nghiệp đang/sẽ triển khai giải pháp ERP:
Trước hết, các doanh nghiệp phải nắm được các yếu tố chính ảnh hưởng đến
việc triển khai thành công hệ thống ERP cùng với mức độ ảnh hưởng của mỗi
yếu tố để xác định được nên ưu tiên đầu tư vào khoản mục nào trước.
Ưu tiên cao nhất việc đào tạo người dùng do đào tạo người dùng là nhân tố
quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các
DNVN. Tất cả người dùng phải được đào tạo để tận dụng tối đa khả năng của hệ
thống. Điều quan trọng là người dùng phải được đào tạo sớm và thường xuyên
trong suốt dự án. Nếu có thể, người dùng cũng nên tham gia vào việc chạy thử
hệ thống ERP.
Chất lượng hệ thống cùng với chất lượng thông tin được xác định là hai

trong số các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống
ERP tại các DNVN. Do đó, các DNVN nên đánh giá và lựa chọn giải pháp ERP
một cách thận trọng, đánh giá đúng tầm quan trọng của chất lượng thông tin.
Đây là các vấn đề mà ban lãnh đạo của các doanh nghiệp cần phải cân nhắc đến


21
trước khi đưa ra quyết định chọn triển khai giải pháp ERP nào. Liên quan đến
vấn đề này, các doanh nghiệp cần tham khảo một số lưu ý sau khi lựa chọn giải
pháp ERP:
- Đặt sự phù hợp của giải pháp ERP với nhu cầu doanh nghiệp làm tiêu
chí quan trọng nhất. Muốn vậy, điều quan trọng đầu tiên là doanh nghiệp
phải xác định rõ nhu cầu của doanh nghiệp.
- Đầu tư soạn thảo hồ sơ mời thầu, và mời nhà cung cấp giải pháp trình
bày. Doanh nghiệp nên xem xét nhiều giải pháp ERP khác nhau. Đối với
mỗi nhà cung cấp tham gia, doanh nghiệp cần yêu cầu cung cấp tên của ít
nhất ba doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực kinh doanh mà đã ứng dụng giải
pháp ERP của nhà cung cấp. Sau đó, doanh nghiệp nên liên lạc với các
doanh nghiệp này để tham khảo ý kiến khách quan về giải pháp ERP đang
tìm hiểu. Nếu nhà cung cấp không đáp ứng được yêu cầu thì doanh nghiệp
cần loại ngay nhà cung cấp đó ra khỏi danh sách ngắn.
- Các doanh nghiệp có ý định triển khai ERP phải có một kế hoạch yêu
cầu chi tiết đối với hệ thống ERP. Hệ thống ERP phải dễ sử dụng, tin cậy,
cho phép tích hợp dữ liệu hiện thời, hoạt động hiệu quả, có các tính năng tốt,
đáp ứng các yêu cầu của người dùng, và phù hợp tốt với yêu cầu của doanh
nghiệp.
- Do phần lớn các DNVN rất khó thay thế các quy trình kinh doanh hiện
tại bởi các quy trình mới, doanh nghiệp cần ưu tiên lựa chọn hệ thống ERP
tương thích với quy trình kinh doanh hiện có để giảm thiểu các yêu cầu tái
cấu trúc quy trình kinh doanh.

- Dữ liệu bên trong hệ thống ERP là cốt lõi của hệ thống, vì vậy, nếu
muốn triển khai hệ thống ERP thành công thì bắt buộc là chương trình phù
hợp và các thông số thủ tục được đưa ra đúng ngay từ đầu để giảm thiểu khả
năng sai sót.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp phải có niềm tin vào sự thành công của dự án để
có những hành động thiết thực nhằm đạt được mục tiêu của dự án. Theo đó, ban
lãnh đạo doanh nghiệp cần xác định triển khai ERP là dự án ưu tiên hàng đầu
một cách công khai và rõ ràng, đặt ra các mục tiêu cụ thể đối với dự án ERP,
thành lập ban chỉ đạo dự án ERP phù hợp và có thẩm quyền. Bên cạnh đó, ban
lãnh đạo doanh nghiệp cũng nên tham gia tích cực vào hoạt động triển khai hệ
thống ERP, cung cấp đầy đủ tài chính và các nguồn lực khác để thực hiện triển
khai hệ thống ERP.
Doanh nghiệp cần xác định rõ phạm vi dự án triển khai hệ thống ERP, kiểm
soát nó trong suốt dự án và đảm bảo rằng các yêu cầu mở rộng phạm vi dự án
phải được đánh giá cẩn thận trước khi được phê duyệt. Cần thiết lập một kế
hoạch dự án chi tiết với các mục tiêu rõ ràng, các sản phẩm, các cột mốc quan
trọng của dự án và ngày kết thúc dự án phải gắn liền với các kết quả có thể đo
lường được.

22
Bên cạnh đó, việc thành lập ban chỉ đạo dự án cùng với trách nhiệm của ban
cần được tiến hành và phải được tuyên bố rõ ràng. Ban chỉ đạo dự án cần được
trao quyền để quản lý tất cả các khía cạnh của dự án (các yêu cầu quản lý kỹ
thuật, kinh doanh và quản trị thay đổi). Theo đó, ban chỉ đạo dự án nên tham gia
sát sao trong quá trình triển khai hơn là chỉ quan tâm đến những vấn đề quản lý
cấp cao, xác định và kiểm soát các chỉ số đánh giá hiệu quả trong suốt quá trình
triển khai dự án.
Ngoài ra, cần phải thiết lập công khai quy trình quản lý chính thức để theo
dõi và giám sát tiến độ dự án định kỳ cũng như quy trình quản lý chính thức để
theo dõi và giám sát các hoạt động và thông tin liên lạc của nhà cung cấp/tư vấn.

Cần có sự hợp tác chặt chẽ và thường xuyên với nhà cung cấp/tư vấn.
Thường xuyên cập nhật, bổ sung những thay đổi trong quá trình triển khai. Đặc
biệt, đội ngũ triển khai phải thường xuyên trao đổi, nắm bắt các công việc của
nhau, không để mất thời gian khi có sự thay đổi nhân sự, ảnh hưởng đến tiến độ
của dự án.

Đối với các nhà cung cấp/tư vấn ERP:
Các nhà cung cấp/tư vấn ERP cần nắm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến việc
triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN để có kế hoạch tốt cho việc
chào hàng, tư vấn triển khai hệ thống ERP cho các doanh nghiệp có nhu cầu.
Đối với các DNVN, huấn luyện/đào tạo người dùng là nhân tố quan trọng
nhất ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP, do đó, các nhà
cung cấp/tư vấn ERP cần có kế hoạch đào tạo người dùng phù hợp. Chương
trình tập huấn cần được thiết kế rõ ràng với nội dung phù hợp riêng với từng
nhóm người dùng.
Song song với quá trình đào tạo người dùng, các nhà cung cấp/tư vấn cần
phải đẩy mạnh công tác tư vấn và giới thiệu nhằm nâng cao nhận thức và hiểu
về ERP cho các lãnh đạo doanh nghiệp và người dùng cuối, giúp họ hiểu được
lợi ích của việc ứng dụng ERP trong hoạt động, tránh trường hợp phải sử dụng
gượng ép.
Cần tăng cường hợp tác và phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp nhằm giải
quyết kịp thời và hiệu quả các phát sinh, tránh làm gián đoạn dự án.
3.3.3. Một số kiến nghị
Để thúc đẩy việc triển khai thành công hệ thống ERP trong hoạt động của các
DNVN, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp, cũng cần có sự quan tâm,
xem xét, cân nhắc của nhà nước và các bên liên quan khác để có thể có các chủ
trương, chính sách, chương trình hành động cụ thể nhằm từng bước hỗ trợ các doanh
nghiệp trong quá trình triển khai hệ thống ERP. Theo đó, tác giả xin đưa ra một số
kiến nghị cụ thể đối với nhà nước, các hiệp hội doanh nghiệp, và các trường đại học
và cao đẳng.



23
PHẦN KẾT LUẬN
Trên cơ sở kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng,
luận án đã hệ thống hóa được các trường phái lý thuyết thường được sử dụng trong
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP, từ
đó xác định được khung lý thuyết phù hợp cho việc nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP trong bối cảnh các DNVN. Bên cạnh
đó, luận án đã xác định được thực trạng ứng dụng ERP hiện nay trong các DNVN và
đặc biệt, luận án đã đề xuất được mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc
triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN – mô hình này không những cho
biết các nhân tố có tác động đến việc triển khai thành công một hệ thống ERP mà còn
cho biết mức độ tác động của mỗi nhân tố cũng như mối quan hệ giữa chúng. Từ đó,
luận án cũng đã đề xuất được một số gợi ý nhằm tăng khả năng thành công trong triển
khai hệ thống ERP cho các DNVN. Kết quả nghiên cứu này không những đóng góp
về mặt lý luận mà còn đóng góp về mặt thực tiễn. Cụ thể:

Về mặt lý luận:
Trước hết, trên cơ sở phân tích một số mô hình/khung lý thuyết thường được
ứng dụng trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công
một HTTT nói chung và hệ thống ERP nói riêng, luận án đã xác định được rằng
mô hình HTTT thành công của DeLone & McLean vẫn là mô hình phổ biến nhất,
là khung lý thuyết toàn diện để đo lường sự thành công. Tuy nhiên, những mô
hình/khung lý thuyết khác cũng cho thấy những cách tiếp cận thay thế thú vị để
đo lường sự thành công của hệ thống ERP.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cung cấp thêm một mô hình lý thuyết mới (Hình
3.2) - có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu về ERP nói chung và nghiên cứu triển
khai ERP nói riêng trong các DNVN. Mô hình này cho thấy những điểm mới về
mặt lý luận khi so sánh với các nghiên cứu trước đó như sau:

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại
các DNVN bao gồm: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, sự hỗ trợ và
quyết tâm của lãnh đạo cấp cao, đào tạo người dùng, phương pháp quản trị
thay đổi, quản lý dự án, sự thỏa mãn của người dùng đối với hệ thống ERP,
và ích lợi của việc sử dụng hệ thống ERP với mức độ giải thích lên đến
91.4%.
Tái cấu trúc quy trình kinh doanh và chất lượng nhà cung cấp/tư vấn
không có tác động có ý nghĩa thống kê đến việc triển khai thành công hệ
thống ERP tại các DNVN nhưng có tác động tích cực đến sự thỏa mãn của
người dùng đối với hệ thống ERP – một trong những nhân tố chính tác động
đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN.
Nhóm triển khai dự án ERP và Sự phối hợp và giao tiếp giữa các phòng
ban không có tác động có ý nghĩa thống kê đến Sự thành công của dự án ERP
tại các DNVN.
Ngoài các mối quan hệ trực tiếp với triển khai thành công hệ thống ERP,
giữa các nhân tố còn tồn tại các mối quan hệ khác.

24


Về mặt thực tiễn:
Tùy theo các mục đích cụ thể, các nhà nghiên cứu cũng như các nhà tư vấn,
đánh giá hệ thống ERP có thể lựa chọn một mô hình/khung lý thuyết đo lường
sự thành công phù hợp khi cần thực hiện nghiên cứu hoặc đánh giá sự thành
công trong triển khai giải pháp ERP.
Luận án đã góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu Tiếng Việt về hệ
thống ERP còn khá hạn chế - đây sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị cho
giảng viên và sinh viên ngành HTTT quản lý.
Luận án đã cung cấp một số gợi ý, giải pháp cho các công ty đang và sẽ
triển khai hệ thống ERP và các nhà cung cấp/tư vấn ERP cho các DNVN. Đây

sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị cho các doanh doanh nghiệp đang và sẽ
triển khai hệ thống ERP trong việc hoạch định, thực hiện triển khai và sử
dụng ERP nhằm tăng khả năng thành công trong việc thực hiện triển khai và
giảm thiểu rủi ro trong quá trình triển khai hệ thống ERP.
Kết quả của nghiên cứu này cũng rất hữu ích cho các nhà cung cấp/tư vấn
ERP trong việc chuẩn bị một số chiến lược để khắc phục những khác biệt
giữa sản phẩm ERP của mình với các công ty triển khai ERP ở Việt Nam nói
riêng và các nước đang phát triển nói chung.
Trên cơ sở của những kết quả đạt được, luận án chỉ ra một số hạn chế và các
định hướng nghiên cứu tiếp theo.


1. Dương Thị Hải Phương (2014), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
triển khai thành công hệ thống ERP trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quản trị doanh nghiệp trong bối
cảnh nền kinh tế phục hồi, trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội, tr.
575-590

2. Dương Thị Hải Phương (2017), “Nghiên cứu định tính về các nhân tố ảnh
hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt
Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Phát triển kinh tế Việt Nam trong
tiến trình hội nhập quốc tế (Tập 2), NXB Hà Nội, tr. 189-200
3. Dương Thị Hải Phương (2017), “Mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng
đến triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp”, Tạp chí
Kinh tế và Dự báo, số 658, tr. 11-14

4. Dương Thị Hải Phương (2017), “Hệ thống ERP và một số cách tiếp cận đo
lường sự thành công trong triển khai hệ thống ERP tại các doanh nghiệp”,
Tạp chí khoa học Quản lý và Kinh tế , số 3, tr. 131-144


5. Dương Thị Hải Phương, Nguyễn Đăng Diên (2018), “Các nhân tố ảnh
hưởng đến triển khai thành công hệ thống hoạch định tài nguyên doanh
nghiệp (ERP): Một cách tiếp cận từ mô hình hệ thống thông tin thành công
của DeLone & McLean”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Cách mạng
công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam
(Tập 1), NXB Hà Nội, tr. 107 - 121



×