Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 197 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

PHÙNG THANH LOAN

CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. DƯƠNG ĐĂNG CHINH
2. TS.VŨ ĐÌNH ÁNH

HÀ NỘI - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận án
là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy
đủ theo quy định.
Tác giả luận án

Phùng Thanh Loan



ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................... vi
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục các biểu đồ, hình vẽ ........................................................................ ix
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................. 6
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA ..................................................................................................... 6

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước...................................................... 6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.................................................. 12
1.2. NHỮNG GIÁ TRỊ KHOA HỌC, THỰC TIỄN LUẬN ÁN ĐƯỢC KẾ THỪA
VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 16

1.2.1. Những giá trị khoa học và thực tiễn luận án được kế thừa ............. 16
1.2.2. Những khoảng trống nghiên cứu .................................................... 17
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 18

1.3.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu ................................................ 18
1.3.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 19
1.3.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp ................................ 20
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT
TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ........................................ 26

2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ....... 26

2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................. 26
2.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế ................. 28


iii
2.2. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA

...................................................................................................... 30

2.2.1. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................ 30
2.2.2. Chính sách tài chính ........................................................................ 35
2.2.3. Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ....... 37
2.2.4. Nội dung của chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ..................................................................................... 42
2.2.5. Tác động của chính sách tài chính đến phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ..................................................................................... 50
2.2.6. Nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tài chính hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................................................... 55
2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT
TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM ..... 58

2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách tài chính hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................................................... 58
2.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam ........................................................... 70
Chương 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT
TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM .................. 73
3.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM ..... 73


3.1.1. Phát triển số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................. 73
3.1.2. Phát triển số lượng lao động làm việc trong doanh nghiệp nhỏ
và vừa ........................................................................................................ 79
3.1.3. Phát triển về nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp nhỏ và vừa ...... 83
3.1.4. Phát triển về doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của
doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................................................... 86
3.1.5. Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ................. 87
3.1.6. Đánh giá chung về sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ..... 89
3.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...................................................................................... 90


iv
3.2.1. Thực trạng chính sách thuế hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa ................................................................................................. 90
3.2.2. Thực trạng chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa ................................................................................................. 94
3.2.3.Thực trạng chính sách tài chính đất đai hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ..................................................................................... 97
3.3. ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐẾN PHÁT
TRIỂNDOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN
HÌNH TẠI HÀ NỘI ............................................................................................. 99

3.3.1. Mô hình hồi quy kiểm định tác động của chính sách tài chính
đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................... 99
3.3.2. Phân tích tác động của chính sách tài chính đến phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................................ 105
3.4. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ................. 114


3.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 114
3.4.2. Những hạn chế còn tồn tại ............................................................ 119
3.4.3. Những nguyên nhân ...................................................................... 124
Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .............................. 127
4.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ MỚI.................................................................... 127

4.1.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước ............................................... 127
4.1.2. Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối
cảnh kinh tế mới ...................................................................................... 131
4.2. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA ĐẾN NĂM 2030 CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ........................................... 133
4.3. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT
TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐẾN NĂM 2030 ................................... 136
4.4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT
TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ........................................................... 138


v
4.4.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế ........................................... 138
4.4.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng ..................................... 142
4.4.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính đất đai ........................ 148
4.5. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP .......................................................... 150

4.5.1. Đối với chính sách thuế ................................................................ 150
4.5.2. Đối với chính sách tín dụng .......................................................... 152
4.5.3. Đối với chính sách tài chính đất đai .............................................. 155
4.5.4. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa........................................... 157
4.5.5. Đối với Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ................. 161

KẾT LUẬN.................................................................................................... 163
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................. 164
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 166
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 174


vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA

: Khu vực thương mại Tự do ASEAN

APEC

: Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM

: Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu

BLTD

: Bảo lãnh tín dụng

DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
GDP

: Tổng sản phẩm nội địa


GTGT

: Giá trị gia tăng

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHTW

: Ngân hàng trung ương

NSNN

: Ngân sách nhà nước

OECD

: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ


: Tài sản cố định


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ủy ban Châu Âu .......... 26
Bảng 2.2. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của World Bank ...... 27
Bảng 2.3: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ............ 28
Bảng 2.4. Ngưỡng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận danh nghĩa trong hệ
thống thuế khoán của Italya ........................................................ 62
Bảng 2.5. Ngưỡng doanh thu hàng năm để kê khai và nộp thuế GTGT
tại một số quốc gia ...................................................................... 63
Bảng 3.1. Số lượng DNNVV đăng ký thành lập mới theo quy mô vốn ......... 74
Bảng 3.2. Số lượng và tỷ trọng DNNVV tại thời điểm 31/12 hàng năm
phân theo quy mô lao động ......................................................... 76
Bảng 3.3. Số DNNVV đang hoạt động phân theo quy mô lao động và
hình thức sở hữu năm 2016 ........................................................ 77
Bảng 3.4. Số lượng DNNVV đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng
năm phân theo ngành kinh tế ...................................................... 78
Bảng 3.5. Số lượng lao động trong DNNVV tại thời điểm 31/12 hàng
năm phân theo quy mô doanh nghiệp ......................................... 80
Bảng 3.6. Số lượng lao động trong DNNVV tại thời điểm 31/12 hàng
năm phân theo loại hình doanh nghiệp ....................................... 81
Bảng 3.7. Số lượng lao động trong DNNVV tại thời điểm 31/12 hàng
năm phân theo ngành kinh tế ...................................................... 82
Bảng 3.8. Nguồn vốn của DNNVV tại thời điểm 31/12 hàng năm ................ 84
Bảng 3.9. Tài sản cố định và đầu tư tài chính của DNNVV tại thời điểm
31/12 hàng năm ........................................................................... 85
Bảng 3.10. Tổng doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của DNNVV

giai đoạn 2012 - 2016 ................................................................. 86
Bảng 3.11. Kết quả kiểm định thang đo ........................................................ 100
Bảng 3.12. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ..................................... 102


viii
Bảng 3.13. Mô tả mô hình ............................................................................. 103
Bảng 3.14. Kiểm định ANOVA .................................................................... 103
Bảng 3.15. Hệ số hồi quy .............................................................................. 104
Bảng 3.16. Đánh giá của doanh nghiệp về chính sách cho thuê đất ............. 106
Bảng 3.17. Đánh giá của DNNVV về giá đất ............................................... 107
Bảng 3.18. Đánh giá của doanh nghiệp về chi phí đất đai/mặt bằng sản
xuất kinh doanh ......................................................................... 107
Bảng 3.19. Chỉ số tiếp cận đất đai của Hà Nội theo PCI 2017 ..................... 108
Bảng 3.20. Đánh giá của doanh nghiệp về những khó khăn của chính
sách thuế.................................................................................... 112
Bảng 3.21. Thuế và các khoản phải nộp NSNN của DNNVV giai đoạn
2012 - 2016 ............................................................................... 114
Bảng 3.22. Đánh giá của DNNVV ở Hà Nội về chính sách thuế TNDN ..... 115
Bảng 3.23. Đánh giá của DNNVV ở Hà Nội về chính sách thuế GTGT ..... 115
Bảng 3.24. Tỷ trọng dư nợ tín dụng DNNVV/dư nợ tín dụng toàn nền
kinh tế giai đoạn 2012 - 2017 ................................................... 121
Bảng 3.25. Giá thuê đất, thuê nhà xưởng trung bình các khu công
nghiệp Đông Nam Bộ năm 2017 .............................................. 123
Bảng 3.26. Giá thuê đất, thuê nhà xưởng trung bình các khu công
nghiệp Bắc Bộ năm 2017 .......................................................... 123
Bảng 4.1. Tăng trưởng GDP của Việt Nam so với Thế giới và khu vực
giai đoạn 2012 - 2017 ............................................................... 127
Bảng 4.2. Lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp siêu nhỏ giai
đoạn 2012- 2016 ....................................................................... 139

Bảng 4.3. Kiến nghị tiếp tục định hướng ưu tiên cấp tín dụng cho DNNVV... 144
Bảng 4.4. Kiến nghị NHTM phát triển các sản phẩm tín dụng dành cho
DNNVV .................................................................................... 154


ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Biểu đồ 3.1. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giai đoạn
2012 - 2017 ................................................................................. 73
Biểu đồ 3.2. Số lượng DNNVV đang hoạt động tại thời điểm 31/12
hàng năm ..................................................................................... 75
Biểu đồ 3.3. Số lượng lao động trong DNNVV tại thời điểm 31/12 hàng năm ..... 80
Biểu đồ 3.4. Các yếu tố cản trở khả năng tiếp cận đất đai/mặt bằng sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp ........................................... 105
Biểu đồ 3.5. Khó khăn của doanh nghiệp khi vay vốn tín dụng ngân hàng ..... 109
Biểu đồ 3.6. Khó khăn của doanh nghiệp khi vay vốn tín dụng ưu đãi ........ 110
Biểu đồ 3.7. Khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện bảo lãnh tín dụng ...... 111
Biểu đồ 3.8. Dư nợ tín dụng DNNVV Việt Nam.......................................... 117
Biểu đồ 3.9. Lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân ..................................... 117
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2017 ............... 128
Biểu đồ 4.2. Vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2012 - 2017 ........................ 129
Biểu đồ 4.3. Đề xuất giảm nhẹ nghĩa vụ tài chính đất đai cho doanh nghiệp... 149
Biểu đồ 4.4. Đề xuất đơn giản hóa thủ tục hành chính đất đai ..................... 156
Biểu đồ 4.5. Đề xuất công khai, minh bạch thị trường đất đai ..................... 156
Hình 2.1. Khung chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ....... 38


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đó là hoạt
động trong mọi ngành nghề lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế và phân bố rộng
khắp cả thành thị và nông thôn; có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh hoạt động,
thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường; có khả năng thay đổi mặt
hàng, mẫu mã theo thị hiếu của khách hàng. Bên cạnh đó, là nhu cầu vốn đầu
tư ít và sử dụng nguyên, vật liệu sẵn có của địa phương, ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật nhanh. Vai trò của các DNNVV đối với nền kinh tế là không thể phủ
nhận khi ở hầu hết các quốc gia loại hình doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng
tuyệt đối trong tổng số các doanh nghiệp; thu hút một lực lượng lao động lớn;
đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm nội địa (GDP), tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, các DNNVV đều có những hạn chế, yếu kém đó là: thiếu vốn và khó
tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức; trình độ kỹ thuật - công nghệ,
trình độ tay nghề của người lao động, trình độ quản lý thấp; thiếu thông tin,
hoạt động trong một phân khúc thị trường nhỏ, năng lực cạnh tranh kém.
Cùng chung những đặc điểm với các DNNVV trên thế giới, trong giai
đoạn 2011 - 2015 khối DNNVV Việt Nam đóng góp khoảng 30% tổng thu
ngân sách nhà nước (NSNN), 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và chiếm 25%
tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc, đóng góp gần 50% vào tăng
trưởng kinh tế hàng năm [5, tr.65]. Các DNNVV ở Việt Nam không chỉ nhỏ
bé về quy mô vốn, thiết bị công nghệ giản đơn lạc hậu, lao động trình độ thấp,
phần đông không được đào tạo bài bản, năng lực cạnh tranh yếu mà tư duy
kinh doanh còn hạn chế - đây là điều đáng lo ngại khi Việt Nam hội nhập sâu
vào kinh tế thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi nền
kinh tế thế giới, điều này đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp
buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải vươn lên, đứng vững trong một môi
trường kinh doanh mới. Trong thời gian qua Chính phủ đã ban hành các chính


2
sách hỗ trợ phát triển DNNVV song kết quả thực hiện các chính sách còn hạn

chế, các DNNVV vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Một số
nguyên nhân dẫn đến các chính sách hỗ trợ của Chính phủ chưa thực sự phát
huy hiệu quả như mong đợi đó là: hệ thống chính sách hỗ trợ DNNVV còn
phân tán, quy mô chưa đủ lớn, thiếu trọng tâm, thiếu nhất quán; doanh nghiệp
phải chịu nhiều áp lực của thủ tục hành chính phức tạp, tốn kém; DNNVV
chưa nhận được sự bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực (vốn, đất đai). Trước
thực trạng đó đòi hỏi Chính phủ phải có những chính sách cụ thể để hỗ trợ các
DNNVV đặc biệt là các chính sách tài chính giúp các DNNVV vượt qua khó
khăn, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức để phát triển. Do vậy, cần nghiên
cứu một cách nghiêm túc, điều tra ghi nhận những đánh giá từ phía doanh
nghiệp về các chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp đã và đang được thực
hiện để hoàn thiện các chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV Việt
Nam phù hợp với môi trường kinh tế mới. Với những lý do trên, nghiên cứu
sinh đã lựa chọn đề tài “Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng khung lý thuyết về chính sách tài chính hỗ trợ phát triển
DNNVV, phân tích thực trạng phát triển DNNVV và chính sách tài chính hỗ
trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằm
hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án phải hoàn thành các
nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau đây:
- Hệ thống hóa, hoàn thiện cơ sở lý luận về DNNVV và chính sách tài
chính hỗ trợ phát triển DNNVV; tìm hiểu bài học kinh nghiệm về chính sách
tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV của một số quốc gia trên thế giới từ đó rút
ra bài học cho Việt Nam.



3
- Nghiên cứu thực trạng phát triển DNNVV và chính sách tài chính hỗ
trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam giai đoạn 2012 - 2017; đánh giá những kết
quả đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển
DNNVV ở Việt Nam đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn
về chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu đã xác định, phạm vi nghiên cứu
của luận án đó là:
- Về nội dung chính sách tài chính: luận án sẽ đi sâu nghiên cứu những
chính sách có ảnh hưởng đến hoạt động của DNNVV đó là: chính sách thuế
(thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT)), chính
sách tín dụng, chính sách tài chính đất đai (tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp).
- Về không gian nghiên cứu: nghiên cứu lấy đối tượng là các DNNVV ở
Việt Nam. Để làm rõ hơn sự tác động của các chính sách tài chính đến sự phát
triển của DNNVV luận án tiến hành nghiên cứu trường hợp điển hình đối với
các DNNVV trên phạm vi địa bàn Thành phố Hà Nội, đây là một trong hai địa
phương có số lượng DNNVV tập trung đông nhất trên cả nước hiện nay.
- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá sự tác
động của các chính sách tài chính đến sự phát triển của DNNVV trong giai
đoạn 2012 - 2017, các giải pháp đề xuất có ý nghĩa đến năm 2030.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Về mặt lý luận:Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ một số lý luận cơ
bản về DNNVV, chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV, tác động của



4
chính sách tài chính đến sự phát triển của DNNVV trong đó tập trung vào ba
chính sách bộ phận là chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách tài
chính đất đai. Luận án đã tổng hợp kinh nghiệm của các nước trên thế giới
trong việc sử dụng các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV,
từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn: Luận án đã phân tích làm rõ thực trạng phát triển
DNNVV và chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam giai
đoạn 2012 - 2017. Trong đó tập trung phân tích chính sách thuế, chính sách
tín dụng, chính sách tài chính đất đai hỗ trợ phát triển DNNVV. Trên cơ sở đó
luận án đã đánh giá những kết quả đạt được của chính sách tài chính hỗ trợ
phát triển DNNVV đó là:chính sách thuế đã có những thay đổi tích cực theo
hướng có lợi cho doanh nghiệp, đã có những ưu đãi thuế cho DNNVV trong
giai đoạn khó khăn, số thuế và các khoản đóng góp NSNN của DNNVV
tăng lên; khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của DNNVV được cải
thiện so với trước đây; những thay đổi của chính sách tài chính đất đai đã
góp phần giải quyết khá hiệu quả vấn đề đất đai/mặt bằng sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra những hạn chế
còn tồn tại như: chính sách ưu đãi thuế đối với DNNVV còn nhỏ lẻ, cơ chế
khuyến khích của chính sách thuế đối với các DNNVV chưa đủ mạnh; tỷ
trọng dư nợ tín dụng DNNVV/dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế có xu hướng
giảm dần, các DNNVV chưa vay được vốn tín dụng ưu đãi, BLTD còn gặp
nhiều khó khăn; chính sách tài chính đất đai chưa có cơ chế phù hợp để tăng
khả năng tiếp cận đất/mặt bằng kinh doanh của DNNVV thông qua hình
thức cho thuê đất, chi phí thuê đất/nhà xưởng trong các khu/cụm công
nghiệp cao. Luận án đã phân tích và làm rõ nguyên nhân của những hạn chế
để từ đó đề xuất hai nhóm giải pháp gồm nhóm giải pháp hoàn thiện chính
sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam đến năm 2030 và nhóm
giải pháp về các điều kiện thực hiện.



5
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
luận án bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về DNNVV và chính sách tài
chính hỗ trợ phát triển DNNVV
Chương 3: Thực trạng chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở
Việt Nam
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển
DNNVV ở Việt Nam


6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam các nghiên cứu về sự phát triển của DNNVV và các chính
sách tài chính ảnh hưởng đến sự phát triển của DNNVV đã được một số nhà
nghiên cứu thực hiện. Có thể chia các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận
án thành ba nhóm chính sau đây:
Thứ nhất, các nghiên cứu về vai trò, tầm quan trọng của khu vực DNNVV
trong nền kinh tế, khẳng định tính tất yếu của việc phát triển DNNVV.

Sách chuyên khảo “Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Thực trạng
và giải pháp” của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam [26]. Các tác
giả đã nghiên cứu về thực trạng phát triển DNNVV ở Việt Nam trong những
năm 90, khẳng định tầm quan trọng của DNNVV trong sự phát triển của đất
nước. Trong nghiên cứu này, các tác giả cũng đánh giá sự ảnh hưởng của việc
Việt Nam gia nhập vào ASEAN đến hoạt động của DNNVV.
Sách chuyên khảo “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: kinh nghiệm
nước ngoài và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” của Vũ Quốc
Tuấn, Hoàng Thu Hoà chủ biên [45]. Nghiên cứu đã hệ thống các kinh
nghiệm phát triển DNNVV ở Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Hungary và rút ra bài
học cho Việt Nam trong việc phát triển DNNVV.
Sách chuyên khảo“Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
hiện nay” của Nguyễn Trường Sơn [37] nghiên cứu đã tổng hợp những vấn
đề lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là sự phát triển lý
luận và các nghiên cứu chuyên sâu về các đặc trưng của doanh nghiệp nhỏ


7
và vừa xuất phát từ cấu trúc bên trong của doanh nghiệp; các nghiên cứu
phát hiện và lượng hóa các nhân tố tác động đến quá trình tăng trưởng và
phát triển của doanh nghiệp thông qua việc khảo sát thực tiễn các doanh
nghiệp hiện tại. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập và đi sâu phân tích, giải
quyết các vấn đề đặc thù của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập như vấn đề áp dụng quản trị công ty, việc tạo lập quan hệ lao
động lành mạnh trong doanh nghiệp, vấn đề đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực, vấn đề tiếp cận nguồn lực kinh doanh, đặc biệt là nguồn tài chính
của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng đi sâu bàn luận và giải quyết vấn đề
quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế.
Luận án tiến sĩ “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong

quá trình hội nhập quốc tế” của Phạm Văn Hồng [15] nghiên cứu cơ sở lý
luận phát triển DNNVV, thực trạng phát triển DNNVV ở Việt Nam trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, các cơ hội và thách thức đặt ra với các
DNNVV. Luận án đã đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước nhằm phát triển
DNNVV như: đẩy mạnh tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện Luật doanh nghiệp, cải cách hành chính, hoàn thiện chính
sách tài chính - tín dụng, hoàn thiện chính sách thuế, xây dựng chiến lược đào
tạo nguồn nhân lực cho DNNVV.
Luận án tiến sĩ “Quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài
quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2003 - Thực trạng, kinh nghiệm
và giải pháp” của Mẫn Bá Đạt [9], nghiên cứu về cơ sở lý luận phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh. Bằng phương pháp thống kê,
phân tích tác giả luận án đã làm rõ thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và
nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 1997 - 2003
và đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh
Bắc Ninh trong thời gian tới.


8
Luận án tiến sĩ “Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Hồ Chí Minh
sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO” của Thái Văn
Rê [35], nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về DNNVV trong nền kinh tế
thị trường mở cửa, hội nhập quốc tế của Việt Nam; tác động của việc Việt
Nam gia nhập WTO đến DNNVV. Luận án cũng nghiên cứu thực trạng
DNNVV ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2005 - 2010 từ đó đề
xuất các giải pháp phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố đến năm 2020.
Giải pháp phát triển DNNVV nhìn từ góc độ doanh nghiệp - nâng cao năng
lực cạnh tranh của DNNVV và các giải pháp phát triển DNNVV nhìn dưới
góc độ phía ngoài doanh nghiệp như: cải cách thủ tục hành chính, tạo điều
kiện tiếp cận đất đai, tiếp tục thực hiện các chương trình hỗ trợ DNNVV,

khuyến khích DNNVV tham gia vào các chương trình liên kết ngành và liên
kết vùng, nâng cao hiệu quả điều phối thực hiện các hoạt động trợ giúp
DNNVV phát triển.
Thứ hai,các nghiên cứu về các chính sách tài chính của Nhà nước có
tác động đến hoạt động của DNNVV.
Sách chuyên khảo“Tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa” của Hồ Xuân Phương [30] đã chỉ rõ vai trò của DNNVV trong nền kinh
tế, vai trò của chính sách tài chính trong việc phát triển DNNVV. Phân tích
thực trạng các chính sách hỗ trợ DNNVV trong giai đoạn 1997 - 2002 và đề
xuất một số khuyến nghị hoàn thiện chính sách tài chính phát triển DNNVV
tại Việt Nam.
Luận án tiến sĩ “Sử dụng các công cụ tài chính để khuyến khích và định
hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” của Bạch Đức Hiển
[12]. Nghiên cứu đã làm rõ vai trò của DNNVV trong nền kinh tế; lý luận và
thực trạng về sử dụng công cụ tài chính: thuế, tín dụng ưu đãi, bảo lãnh tín
dụng (BLTD), đầu tư và tài trợ trong việc khuyến khích và định hướng phát
triển đối với các doanh nghiệp này.


9
Luận án tiến sĩ “Tác động của các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô
của Chính phủ đến sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam” của
Trần Thị Vân Hoa [14]. Nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của các chính
sách của Chính phủ đến sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam. Bằng phương
pháp điều tra phỏng vấn và phương pháp phân tích tác động qua lại giữa
Chính phủ và doanh nghiệp, nghiên cứu đã đánh giá sự tác động của các
chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô đến sự phát triển của DNNVV. Nghiên cứu
rút ra kết luận về các chính sách có tác dụng rõ nét nhất đến DNNVV đó là:
chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, chính sách tài chính tín dụng và
chính sách đổi mới các doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu cũng cho thấy tác

động của các chính sách này là không đồng đều trên tất cả các ngành và loại
hình doanh nghiệp.
Luận án tiến sĩ “Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa ngoài quốc doanh vùng đồng bằng sông Cửu Long” của Nguyễn
Thiện Phong [25], đã hệ thống hóa lý luận về DNNVV và chính sách tài chính
hỗ trợ phát triển DNNVV. Thống kê, phân tích thực trạng tài chính các
DNNVV ngoài quốc doanh vùng đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính (chính sách thuế, chính
sách tín dụng, chính sách phát triển thị trường, chính sách phát triển thị
trường tài chính) và các chính sách có liên quan hỗ trợ phát triển các DNNVV
trên địa bàn.
Luận án tiến sĩ “Các giải pháp tài chính - kế toán để phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” của Hà Quý Sáng [36], nghiên cứu về các
tiêu thức phân loại DNNVV, ưu thế và hạn chế của DNNVV trong hoạt động
kinh doanh. Luận án phân tích thực trạng phát triển DNNVV; thực trạng
chính sách tài chính (chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách tỷ giá,
chính sách chi ngân sách) và chính sách kế toán (chế độ kế toán, công tác tổ
chức và chuẩn mực kế toán) đối với phát triển DNNVV. Luận án đã đề xuất
các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính, kế toán để phát triển DNNVV.


10
Luận án tiến sĩ “Phát huy vai trò của nhà nước trong phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”của Lê Quang Mạnh [21], chứng minh vai trò
quan trọng của Nhà nước trong phát triển DNNVV. Luận án đã chỉ ra 2 nhóm
yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của DNNVV đó là nhân tố nội tại
như: năng lực quản lý, trình độ công nghệ, lao động, vốn,… và nhân tố bên
ngoài như: môi trường kinh tế, môi trường hành chính- pháp lý, sự phát triển
của các thị trường. Luận án sử dụng mô hình phân tích đa nhân tố được phát
triển dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas mở rộng để đánh giá cụ thể hiệu

quả từng can thiệp của Nhà nước đến sự tăng trưởng của DNNVV và rút ra
kết luận: môi trường kinh doanh và khả năng tiếp cận nguồn vốn là 2 yếu tố
ảnh hưởng rõ nét nhất đến sự phát triển của DNNVV. Từ đó, tác giả đã đề
xuất các quan điểm và giải pháp cụ thể để phát triển DNNVV trong đó nhấn
mạnh tới vai trò của Nhà nước trong việc tạo dựng và duy trì một môi trường
kinh doanh thuận lợi cho DNNVV hoạt động, các chính sách hỗ trợ trực tiếp
cần được xem xét và thiết kế cẩn thận hạn chế sự bóp méo thị trường.
Luận án tiến sĩ “Tác động của một số công cụ tài chính vĩ mô đến năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” của Nguyễn Thị
Việt Nga [22], nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của DNNVV. Từ kết quả
nghiên cứu của luận án cho thấy năng lực cạnh tranh của DNNVV được thể
hiện trong toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng; từ huy động
nguồn lực, sử dụng nguồn lực đến chiếm lĩnh thị trường. Năng lực cạnh tranh
của DNNVV chịu tác động của các công cụ tài chính vĩ mô như công cụ thuế,
công cụ tín dụng nhà nước, công cụ tỷ giá và công cụ chi ngân sách. Các công
cụ này đã có những tác động tích cực nhất định đến năng lực cạnh tranh của
DNNVV tuy nhiên tác động của các công cụ này mới dừng lại ở mức độ giảm
bớt bất lợi chứ chưa tạo được những tác động hỗ trợ. Luận án cũng đề xuất
một số giải pháp hoàn thiện các công cụ tài chính vĩ mô nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của DNNVV Việt Nam.


11
Luận án tiến sĩ “Giải pháp tài chính phát triển DNNVV trên địa bàn
thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập” của Ngô Thị Mai Linh [20], nghiên
cứu làm rõ nội hàm phát triển DNNVV; thực trạng hoạt động của các
DNNVV tại Hà Nội trong giai đoạn 2008 - 2014; đánh giá các giải pháp tài
chính (thuế, tín dụng, tỷ giá, các quỹ trợ giúp, hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh
doanh) mà Thành phố Hà Nội đã sử dụng để phát triển DNNVV. Trên cơ sở
đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp tài chính phát triển DNNVV Hà Nội trong

bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ ba, các nghiên cứu riêng biệt về từng nội dung của chính sách tài
chính đến sự phát triển của DNNVV.
Luận án tiến sĩ “Các giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” của Nghiêm Văn Bảy (2010), Học viện Tài
chính [3] đã góp phần củng cố thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng tín
dụng trong việc hỗ trợ phát triển DNNVV đặc biệt trong điều kiện suy thoái
kinh tế thế giới. Luận án đi đến khẳng định tín dụng ngân hàng là một kênh dẫn
vốn quan trọng và có hiệu quả cao trong việc thúc đẩy phát triển DNNVV.
Luận án tiến sĩ “Hiệu quả hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” của Trương Văn Khánh [19] đã hệ
thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về BLTD đối với DNNVV. Đề tài đưa
ra những chỉ tiêu đo lường hiệu quả của Quỹ BLTD đối với DNNVV. Nghiên
cứu đã góp phần làm rõ những nguyên nhân dẫn đến hệ quả là các Quỹ BLTD
DNNVV ở Việt Nam hoạt động không hiệu quả và chưa góp phần đáng kể
vào sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam như: quy mô vốn của phần lớn
Quỹ BLTD là nhỏ; trình độ của cán bộ Quỹ hạn chế; sản phẩm bảo lãnh còn
ít; cơ chế, chính sách BLTD còn nhiều bất cập, thường xuyên thay đổi.
Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” của Phạm Xuân Hòa [13], nghiên cứu
về gánh nặng thuế của DNNVV. Luận án chỉ ra gánh nặng thuế của DNNVV


12
bao gồm 2 yếu tố: số thuế mà doanh nghiệp phải nộp và chi phí tuân thủ thuế.
Luận án đã nghiên cứu gánh nặng do thuế TNDN và thuế GTGT tạo ra cho
DNNVV. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Phạm Xuân Hòa đã tính toán
chi phí tuân thủ thuế của DNNVV được đo bằng tiền và thời gian. Kết quả
cho thấy chi phí tuân thủ thuế của DNNVV ở Việt Nam là rất cao.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu đến từ nhiều quốc gia trên thế giới
đã khẳng định vai trò của DNNVV trong nền kinh tế, vai trò của Chính phủ
trong việc khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp này thông qua các
chính sách tài chính. Các nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài của
luận án được chia thành 02 nhóm sau:
Thứ nhất,các nghiên cứu định tính về các chính sách của Chính phủ hỗ
trợ DNNVV.
Bài báo “Development of Chinese small and medium-sized enterprises”của
Jia Chen [60], về lịch sử phát triển và thực trạng hoạt động hiện tại của các
DNNVV Trung Quốc. Nghiên cứu cũng phân tích những chính sách mà
Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng để phát triển các DNNVV nước này như:
chính sách thuế, chính sách chi ngân sách, chính sách tín dụng,… và rút ra
một số kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển DNNVV Trung Quốc.
Bài báo“Experience reference from the financial support practices for
Japan’s small and medium-sized enterprise” của Zhaozhen Fan [76], đi sâu
vào phân tích thực trạng hỗ trợ tài chính của Nhật Bản dành cho các DNNVV
nước này, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Chính phủ Trung Quốc trong
việc lựa chọn các phương thức hỗ trợ tài chính cho các DNNVV Trung Quốc.
Báo cáo “Small & medium enterprise development policies in 6 Asean
countries” của Organization for small and medium enterprises and regional
innovation [68]. Nội dung của tài liệu được chia thành 6 phần chính tập trung
vào nghiên cứu các chính sách phát triển DNNVV tại 6 nước Asean bao gồm:


13
Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Tại mỗi
một quốc gia, nghiên cứu tập trung vào cách xác định DNNVV, trạng thái
hiện tại của các DNNVV, môi trường kinh doanh và các quy định pháp luật
liên quan đến DNNVV. Nghiên cứu cũng phân tích các chính sách phát triển
DNNVV của 6 nước Asean có liên quan đến hệ thống thuế, phát triển nguồn

nhân lực, cung cấp thông tin, tiếp cận nguồn tài chính.
Báo cáo “Small and medium enterprises in Japan: surviving the longterm
recession” của Shuji Uchikawa [72], cho thấy mối quan hệ giữa doanh nghiệp
lớn và DNNVV tại Nhật Bản, các DNNVV Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào các
doanh nghiệp lớn thông qua các hợp đồng thầu phụ. Tuy nhiên, kể từ cuộc
suy thoái năm 1991 đã có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ hoạt động không hiệu
quả phải rút lui khỏi thị trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự rút lui của
các DNNVV không hiệu quả có thể cải thiện nhân tố tốc độ tăng trưởng năng
suất, các mô hình kinh doanh truyền thống phụ thuộc vào một số doanh
nghiệp lớn đã không còn phù hợp. Nghiên cứu phân tích các chính sách mà
Chính phủ Nhật Bản áp dụng cho các DNNVV và đưa ra một số hàm ý về
chính sách khuyến khích các DNNVV đa dạng hóa trong hoạt động và hợp
tác để trở nên linh hoạt hơn.
Báo cáo “A survey research project on small and medium enterprises
development policies of 4 Asean countries:Brunei Darussalam, Cambodia,
Lao PDR, Myanmar” của Pussadee Polsaram và cộng sự [69]. Nghiên cứu tập
trung vào phân tích về các chính sách phát triển DNNVV tại 4 nước thành
viên Asean là: Brunei, Campuchia, Lào và Myanmar. Những chính sách được
trình bày trong nghiên cứu liên quan đến tài chính, hệ thống thuế và thuế suất,
đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin và hỗ trợ khởi nghiệp.
Thứ hai, các nghiên cứu định lượng về các chính sách của Chính phủ
hỗ trợ DNNVV.


14
Bài báo “Tax policy and the growth of SMEs: Implications for the
Nigerian economy”của Stephen Aanu Ojeka [73], nhằm xác định mối quan hệ
giữa sự tăng trưởng của DNNVV và môi trường chính sách thuế tại Nigeria.
Để thu thập các dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu, các tác giả đã sử dụng
phương pháp khảo sát với bảng hỏi được phát cho các DNNVV ở Zaria,

Nigeria. Nghiên cứu đưa ra giả thuyết Ho: không có mối liên hệ đáng kể giữa
thuế và khả năng tăng trưởng của DNNVV. Giả thuyết được kiểm chứng bằng
phương pháp tương quan Spearman Rank sử dụng phần mềm SPSS. Nghiên
cứu đi đến kết luận bác bỏ giả thuyết Ho, hầu hết các DNNVV được khảo sát
đều phải đối mặt với các vấn đề về thuế như thuế suất cao, bị đánh thuế nhiều
lần, các quy định về thuế phức tạp, thiếu kiến thức về các vấn đề liên quan
đến thuế. Để khuyến khích sự phát triển của khu vực DNNVV, chính sách
thuế cần được thiết kế một cách thích hợp để không tạo ra gánh nặng thuế cho
DNNVV và tăng cường tính tuân thủ tự nguyện của DNNVV. Tác giả đề xuất
cần tăng cường ưu đãi thuế thông qua giảm thuế suất và cung cấp các dịch vụ
hỗ trợ của cơ quan thuế cho DNNVV.
Bài báo “Do government financial and tax policy affect SME’s
growth?”của Roghayyeh Afshari và các cộng sự [70], nhằm xác định tác
động của chính sách thuế và chính sách tài chính của Chính phủ đến sự tăng
trưởng của DNNVV ở Iran. Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp phân tích
nhân tố dựa trên dữ liệu thu được từ một cuộc khảo sát tại 64 DNNVV ở Iran.
Kết quả của nghiên cứu cung cấp bằng chứng về cách thức mà thông qua đó
các chính sách tài chính và thuế của Chính phủ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
của DNNVV. Nghiên cứu cho thấy các ưu đãi thuế cho nghiên cứu và phát
triển; mức miễn giảm và khấu trừ thuế hợp lý là các yếu tố quyết định chính
đến sự phát triển của DNNVV. Phát hiện thứ hai của nghiên cứu cho thấy mối
quan hệ trực tiếp giữa tỷ lệ tín dụng được cung cấp cho các DNNVV và sự
tăng trưởng của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt không


15
phải là ở tỷ lệ tín dụng thấp mà là mức lãi suất có tác động đáng kể đến sự
tăng trưởng của DNNVV.
Bài báo “The role of the government policy for support the SMEs”của
Ylvije Boriçi Kraja và các cộng sự [75], đề cập đến vai trò của các chính sách

của Chính phủ trong hỗ trợ DNNVV. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố
với dữ liệu thu thập được từ khảo sát một số doanh nghiệp tại thành phố
Shkoder, Albania; nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa hiệu quả hoạt
động của DNNVV và các chính sách của Chính phủ. Điều này có nghĩa là sự
hỗ trợ từ các chính sách của Chính phủ tạo động lực khuyến khích các
DNNVV phát triển.
Bài báo “Effects of government taxation policy on sales revenue of
SME in Uasin Gishu County, Kenya” của Isaac Kipchirchir Kamar [58],
nhằm tìm ra những ảnh hưởng của chính sách thuế của Chính phủ đến doanh
thu bán hàng của các DNNVV ở Kenya và đặc biệt là tại tỉnh Uasin Gishu.
Các dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập bằng phương
pháp khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn và phân tích tài liệu. Các dữ liệu
được phân tích thống kê bằng phương pháp phân tích tương quan, phương
pháp mô tả và phân tích tỷ lệ. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các mối quan
hệ có ý nghĩa thống kê giữa ba nội dung của chính sách thuế (chính sách thuế
thu nhập, chính sách thuế GTGT, chính sách thuế khoán) có tác động đáng kể
đến doanh thu bán hàng của các DNNVV ở Kenya theo cả chiều tích cực và
tiêu cực. Các DNNVV nên được đánh thuế thấp hơn để giúp các doanh
nghiệp này có đủ vốn cho việc thực hiện các hoạt động khác góp phần tăng
doanh thu, lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh.
Tài liệu chuyên khảo “The impact of government assistance on SMEs
in Australia during the GFC” của Dong Xiang và Andrew C. Worthington
[51], đã kiểm tra tính hiệu quả của các hỗ trợ tài chính của Chính phủ đối với
các DNNVV của Úc trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các tác


×