Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tổ chức dạy học theo dự án trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nhằm phát triển năng lực cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.57 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 29/2019

167

TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC MÔN
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Phạm Việt Quỳnh, Lê Thu Hằng
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Phương pháp dạy học theo dự án (hay dạy học dự án) là cách thức tổ chức giúp
học sinh giải quyết một nhiệm vụ học tập mang cả tính lí thuyết và thực hành thông qua
sự hướng dẫn của giáo viên, sau khi dự án kết thúc, học sinh có các sản phẩm trưng bày
và có thể đưa vào thực tiễn… Bài báo này sẽ làm rõ các bước tổ chức dạy học dự án
trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học nhằm phát triển năng lực cho học sinh
Tiểu học.
Từ khóa: Dạy học dự án, Năng lực, Tự nhiên và Xã hội, Tiểu học
Nhận bài ngày 15.11.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.2.2019
Liên hệ tác giả: Phạm Việt Quỳnh; Email:

1. MỞ ĐẦU
Dạy học theo dự án đã được nghiên cứu và áp dụng ở Mĩ từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ
XX. Ở Việt Nam, trong một vài năm gần đây, dạy học dự án bước đầu được nghiên cứu và
áp dụng trong các cấp học [5]. Mặc dù ở Tiểu học, phương pháp này bước đầu được áp
dụng trong một số môn học nhưng vẫn chưa thực sự phổ biến. Vì vậy, trong bài báo này,
chúng tôi sẽ làm rõ cách thức tổ chức dạy học dự án vào môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu
học giúp giáo viên (GV) biết cách tổ chức dạy học theo dạy học dự án nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển những năng lực cần thiết cho học sinh (HS).

2. NỘI DUNG
2.1. Sơ lược về dạy học theo dự án
Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội cho rằng: “Dạy học dự án là một phương pháp


dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa
lí thuyết và thực tiễn. Nhiệm vụ này được thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá
trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra,
điều khiển, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Kết quả dự án là những sản phẩm có


168

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

thể trình bày, giới thiệu” [5]. Bộ Giáo dục Singapore quan niệm rằng: “Học theo dự án
(Project Work) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ
nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống” [2].
Qua phân tích các công trình nghiên cứu về dạy học dự án của Lê Đình, Phan Thị
Thanh Hội [5], Nguyễn Thị Thấn [4], Nguyễn Thị Hương [3], Nguyễn Lăng Bình và cs [2],
có thể rút ra các đặc điểm của dạy học dự án như sau:
- Các hoạt động học tập trong dạy học dự án gắn liền với vấn đề thực tiễn, gắn lí
thuyết với thực tiễn. Do đó cá bài tập giáo viên đưa cho HS thường là các bài tập tình
huống gắn với chủ đề hay nội dung bài học để kích thích người học tham gia thực hiện.
- Dạy học dự án đặt HS vào trung tâm của hoạt động học và HS phải tự giải quyết các
nhiệm vụ học tập đặt ra. Do đó, HS cần chủ động tích cực học tập thông qua việc lập kế
hoạch nghiên cứu, tìm kiếm, tổng hợp, xử lí thông tin để giải quyết vấn đề được đặt ra.
- Để thực hiện các hoạt động học tập trong dạy học dự án, HS phải phối hợp tri thức
của nhiều môn học và kinh nghiệm của bản thân.
- Các sản phẩm học tập được tạo ra trong quá trình HS thực hiện dự án gắn với hoạt
động thực tiễn. Những sản phẩm này có thể được sử dụng, công bố và giới thiệu… trong
cuộc sống
- Phát triển năng lực năng lực của HS như năng lực tự học, năng lực nghiên cứu, năng
lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ… Bởi lẽ, trong dạy học dự án HS phải tự đi tìm nội
dung tri thức thông qua các hoạt động học tập cụ thể được xây dựng có kế hoạch, nên

người học phải chủ động tìm kiếm thông tin, kết nối các bên có liên quan để thuận lợi cho
quá trình tiếp thu tri thức của bản thân. Các hoạt động học tập mang tính độc lập và có sự
đánh giá quá trình nên người học vì sự tiến bộ bản thân mà nỗ lực học tập.

2.2. Vai trò của dạy học dự án trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở
Tiểu học
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học được xây dựng dựa trên quan điểm
tích hợp và đồng tâm. Dựa vào quan điểm này, nội dung giảng dạy coi tự nhiên, xã hội và
con người là một tổng thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại, trong đó con người có những
tác động mạnh mẽ đến cả tự nhiên và xã hội. Chương trình môn học được trình bày từ gần
đến xa, từ dễ đến khó phù hợp với khả năng nhận thức của HS. Nội dung chương trình là
những kiến thức gần gũi, gắn với thực tiễn giúp HS trang bị những hiểu biết, kĩ năng cần
thiết để vận dụng vào đời sống hằng ngày [1], [4].
Hiện nay, dạy học môn Tự nhiên và Xã hội đang dịch chuyển dần từ tiếp cận mục tiêu
sang tiếp cận năng lực. Tuy nhiên, việc thực hiện dạy học nhằm hình thành và phát triển
năng lực ở HS Tiểu học trong môn Tự nhiên và Xã hội vẫn còn hạn chế. Bởi lẽ GV gặp


TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 29/2019

169

nhiều khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp dạy học để phát triển các năng lực ở
HS. Bên cạnh đó, môn Tự nhiên và Xã hội giúp HS không chỉ có được các kiến thức cơ
bản về bản thân (thông qua chủ đề Con người và sức khỏe), về gia đình, cuộc sống xung
quanh (thông qua chủ đề Xã hội) và về thế giới tự nhiên (thông qua chủ đề Tự nhiên) mà
còn có khả năng vận dụng hiệu quả những hiểu biết đó vào trong đời sống thực tiễn [1].
Không những vậy, môn học này còn hình thành và phát triển ở HS các năng lực cốt lõi
như: giải quyết vấn đề, thí nghiệm, thực hành, khám phá, tự học… Vì vậy, việc dạy học
gắn với thực tế được đề cao trong môn học này. Do đó, vận dụng dạy học dự án trong dạy

học môn Tự nhiên và Xã hội tạo cơ hội cho HS tự mình trải nghiệm thực tế thông qua việc
thực hiện các dự án học tập bằng cách vận dụng vốn kiến thức của mình, đồng thời HS sẽ
được phát triển thêm nhiều năng lực cần thiết như kĩ năng hợp tác, năng lực giải quyết vấn
đề, thuyết trình… Đồng thời, thời gian thực hiện dự án sẽ là khoảng thời gian thú vị của
các em khi đi tìm hiểu thực tế và tìm tòi kiến thức, qua đó các em sẽ cảm thấy hứng thú,
say mê hơn với môn học này.

2.3. Vận dụng tổ chức dạy học dự án trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở
Tiểu học
2.3.1. Các bước tổ chức dạy học dự án trong môn TNXH ở Tiểu học
Dựa vào các nghiên cứu của Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội [5], Nguyễn Thị
Thấn và cộng sự [4], đồng thời gắn với thực tiễn giảng dạy và để phù hợp với đặc điểm HS
Tiểu học, chúng tôi đưa ra các bước tổ chức dạy học theo dự án gồm 3 giai đoạn: 1/ Giai
đoạn1: lập kế hoach; 2/ Giai đoạn 2: Thực hiện dự án; 3/Giai đoạn 3: Tổng hợp và báo cáo
kết quả.

Sơ đồ 1. Các bước tổ chức dạy học dự án


170

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

* Giai đoạn 1: Lập kế hoạch
Bước 1. Lựa chọn chủ đề
Ở phần này, GV cần tìm hiểu, lựa chọn các chủ đề mà HS cảm thấy quan tâm, thích
thú để tạo cơ sở cho cả lớp tích cực tham gia chủ đề trong một thời gian đủ dài. Đồng thời,
chủ đề thường gắn liền giữa lí thuyết với thực tiễn để tạo sản phẩm. Cách tốt nhất để chọn
được chủ đề gây được hứng thú với HS có lẽ là đặt những câu hỏi để khai thác chủ đề mà
các em muốn chọn dựa vào mục tiêu và nội dung dạy học môn Tự nhiên và Xã hội. Ví dụ:

Khi học xong bài 47: Hoa (Tự nhiên và Xã hội 3), HS cần mô tả được các bộ phận thường
có của một bông hoa, màu sắc và hương thơm của hoa, nêu được lợi ích của hoa đối với
đời sống con người. Do đó, GV có thể lựa chọn chủ đề là “Bí mật của hoa” để tổ chức dạy
học dự án.
Bước 2. Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập
Trong phần này, HS sẽ động não về các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề như “Các
em có thắc mắc gì về chủ đề này?”, “Các em muốn tìm hiểu gì thông qua chủ đề này?”,
“Các em có vận dụng chủ đề này như thế nào?” GV sẽ cùng HS thảo luận cùng thống
những câu hỏi cụ thể cần nghiên cứu. GV cần lược bớt những ý tưởng trùng nhau. Cuối
cùng là chốt việc phân công và nhiệm vụ của HS.
Ví dụ: Trong bài 47: Hoa (Tự nhiên và Xã hội 3), với chủ đề “Bí mật của hoa”, HS
đưa ra những câu hỏi mà các em thắc mắc: Em có thắc mắc gì về cấu tạo, đặc điểm của
hoa?/ Em muốn tìm hiểu gì về cấu tạo, đặc điểm của hoa?/ Em vận dụng kiến thức về cấu
tạo, đặc điểm của hoa vào trong cuộc sống như thế nào? Sau khi đã thống nhất những thắc
mắc cần nghiên cứu, GV có thể công cho HS nhiệm vụ như sau: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về
cấu tạo của hoa/ Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về màu sắc của hoa/ Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về
hương thơm của hoa.
Ở giai đoạn này, sau khi thống nhất được nhiệm vụ, GV chia nhóm HS thực hiện các
nhiệm vụ đã đề ra trong một thời gian nhất định. Hình thức dạy học thường được sử dụng ở
bước này là làm việc nhóm nhằm để thu thập và tổng hợp các ý kiến.
* Giai đoạn 2: Thực hiện dự án
Bước 1. Thu thập thông tin
Đây là bước mà HS cần tìm hiểu, nghiên cứu nhiệm vụ học tập đặt ra để tìm câu trả lời
cho những câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra trước đó. Hoạt động thu thập thông tin như
nghiên cứu, khảo sát thực tế, điều tra, thu thập tài liệu, phỏng vấn…Trong quá trình này,
GV có thể hỗ trợ HS khai thác sâu các yếu tố của dự án, giúp HS có thể tiếp cận dự án một
cách sâu hơn.


171


TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 29/2019

Bước 2. Xử lí thông tin
HS tiến hành xử lí các thông tin đó dưới nhiều hình thức khác nhau như báo, biểu đồ,
sơ đồ tư duy, mô hình… Các thành viên trong nhóm thường xuyên trao đổi ý kiến để tập
hợp dữ liệu và giải quyết vấn đề cũng như kiểm tra tiến độ. Bên cạnh đó, nhóm có thể xin
ý kiến của GV để nhận được sự giúp đỡ kịp thời nhằm đảm bảo tiến độ và hướng đi của
dự án.
* Giai đoạn 3: Tổng hợp báo cáo kết quả
Bước 1. Trình bày kết quả
Các nhóm phân công thành viên trình bày báo cáo dưới nhiều hình thức khác nhau như
diễn kịch, thuyết trình, trưng bày triển lãm… Sản phẩm của dự án có thể được trình bày
trong khuôn khổ lớp học, có thể được giới thiệu trước toàn trường hay rộng hơn là có thể
ứng dụng ở ngoài xã hội.
Bước 2. Đánh giá kết quả
Sau khi trình bày báo cáo, GV cùng các nhóm sẽ đánh giá kết quả thực hiện của nhau
và quá trình thực hiện dự án theo một số tiêu chí sau: Nhóm đã đạt được mục tiêu học tập
chưa?/ Sản phẩm của dự án có thể đưa vào thực tiễn được hay không?/ Nhóm còn những
thiếu sót gì trong quá trình làm việc?/ Cảm nhận sau khi tham gia dự án của HS trong
nhóm. Từ việc đánh giá trên, HS và GV rút kinh nghiệm cho việc thực hiện dự án và trong
quá trình phát triển những dự án tiếp theo. Các hình thức đánh giá trong dạy học dự án có
thể là nhóm tự đánh giá, các nhóm đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá…

2.3.2. Minh họa dạy học dự án trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học
Từ việc đưa nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học dự án, chúng tôi tiến hành vận dụng
phương pháp này vào việc dạy học. Sau đây là các bước dạy học Bài 56 - 57: Thực hành:
Đi thăm thiên nhiên (Tự nhiên và Xã hội 3) theo dạy học dự án với chủ đề “Cây ơi, chúng
mình làm bạn nhé!”
Hoạt động của GV


Hoạt động của HS

Giai đoạn 1: Lập kế hoạch - Thực hiện trong 1 tiết chính khóa (Bài 56)
* Bước 1. Lựa chọn chủ đề
- GV giới thiệu bài “Thực hành: Đi thăm thiên nhiên” sẽ được học theo dạy học dự án với chủ đề
“Cây ơi, chúng mình làm bạn nhé!”


172

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Cho HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện của dự
* Bước 2. Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập
- GV gợi ý để HS có thể nêu được các nhiệm án
vụ:
- Cho HS lựa chọn nhiệm vụ theo khả năng và
1. Tìm hiểu về các loài cây trong sân trường: sở thích, hình thành 2 nhóm HS có cùng sở
thích: Nhiệm vụ 1: Nhóm 1; Nhiệm vụ 2: Nhóm
tên gọi, đặc điểm, công dụng.
2
2. Xây dựng kế hoạch bảo vệ không gian xanh
- HS di chuyển về nhóm của mình, chọn nhóm
trong lớp học và trường học của mình.
trưởng, thảo luận trong 10 phút những câu hỏi

- GV bao quát lớp trong khi thảo luận, sau đó cần tìm hiểu cho nhiệm vụ của nhóm mình và
hướng dẫn một số cách tiếp cận thông tin (sách phân chia công việc cho các thành viên trong
khoa học, báo, tạp chí, Internet…), các hình nhóm.
thức báo cáo (thuyết trình, trưng bày sản phẩm,
diễn kịch…) và phiếu đánh giá mức độ hoàn - Nhóm HS căn cứ vào quá trình tiến hành
thành công việc của các thành viên trong 1 nhiệm vụ, nhóm trưởng sẽ đánh dấu “x” vào các
tiêu chí đánh giá trong bảng theo nhận xét của
nhóm:
các thành viên trong nhóm.
- GV hướng dẫn các nhóm trưởng ghi phiếu
đánh giá. Lưu ý, GV cần theo dõi HS trong lúc + Hoàn thành tốt: Đáp ứng từ 4 tiêu chí.
tiến hành dự án để phối hợp đánh giá cho xác + Hoàn thành: Đáp ứng từ 2-3 tiêu chí.
thực khi cần thiết.
+ Chưa hoàn thành: Đáp ứng 0-1 tiêu chí.
- HS có thể đặt những câu hỏi có liên quan đến
các hình thức báo cáo để GV giải thích và hướng
dẫn kĩ hơn.

Phiếu đánh giá
Họ
&
tên

Các tiêu chí đánh giá

Đánh giá

Tích
cực


Tốt

Hợp
tác

Trách
nhiệm

Khá

TB

1

Giai đoạn 2: Thực hiện dự án (4 ngày - Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp)
- HS tìm hiểu các thông tin, kiến thức qua sách,
- GV hướng dẫn HS một số cách tìm thông tin báo, thư viện, Internet… và thực hiện theo kế
như đọc sách ở thư viện hay trên máy tính có hoạch:
kết nối Internet ở phòng Tin học của trường + Nhóm 1: Tìm hiểu về các loài cây trong sân
(dưới sự giám sát của GV).
trường: tên gọi, đặc điểm, công dụng.
* Bước 1. Thu thập thông tin

- GV giúp đỡ các nhóm:

+ Nhóm 2: Xây dựng và bảo vệ không gian xanh
+ Nhóm 1 - Tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm, công trong lớp học và trường học.
dụng của các loài cây trong sân trường.
+ Nhóm 2 - Tìm hiểu các cách tái chế chai nhựa
và vỏ lon để làm chậu cây.

- GV theo dõi và hướng dẫn các cách xử lí, chắt
lọc thông tin và hình thức trình bày sản phẩm
nhóm.


173

TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 29/2019

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Hai nhóm phân tích thông tin tìm hiểu được và
* Bước 2. Xử lí thông tin
- GV có theo dõi và hỗ trợ quá trình hoàn thành thảo luận về hình thức trình bày sản phẩm nhóm.
sự án của HS khi cần thiết.
- Xây dựng báo cáo/ sản phẩm của nhóm
+ Nhóm 1: Giấy ghi thông tin của từng cây (ép
plastic) được gắn lên thân của từng loại cây.
+ Nhóm 2: Chậu cây tái chế được trang trí ở lớp
học và trường học.
Giai đoạn 3: Tổng hợp báo cáo kết quả - Thực hiện trong 1 tiết chính khóa (Bài 57)
Bước 1. Trình bày kết quả

Hai nhóm báo cáo kết quả:

GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện + Nhóm 1: Diễn kịch: 1 HS trong nhóm đóng
dự án học tập
vai 1 bạn nhỏ, các thành viên còn lại đóng vai

các loài cây trong trường và giới thiệu về bản
thân mình cho bạn nhỏ. Trình bày sản phẩm của
nhóm: Thông tin được gắn trên từng cây và lợi
ích của những thông tin đó.
+ Nhóm 2: Trình bày sản phẩm xây dựng không
gian xanh ở lớp học của nhóm mình.
- HS đưa ra những biện pháp để chăm sóc, bảo
vệ cây.
- HS tuyên truyền đến các lớp khác cùng xây
dựng lớp học xanh.
Bước 2. Đánh giá kết quả
- GV yêu cầu các nhóm nộp phiếu nhận xét.

HS đánh giá lẫn nhau và chia sẻ rút kinh nghiệm
sau quá trình thực hiện dự án học tập.

- GV nhận xét, kết luận, tuyên dương

3. KẾT LUẬN
Dạy học dự án đã giúp HS có cơ hội trải nghiệm và tự tìm hiểu những kiến thức mới
gắn với thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó, HS còn được phát huy tính tích cực, chủ động và
sáng tạo của mình. Thông qua dạy học dự án, HS không chỉ khám phá được những tri thức
mới mẻ không có trong sách vở mà còn phát triển được những năng lực cần thiết, quan
trọng đối với các em như năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy sáng tạo…
Môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học là môn học gắn với thực tế, nên khi HS vừa được học
tập, nghiên cứu và vừa được trải nghiệm thì đó chính là cơ hội tốt nhất giúp các em khắc
sâu kiến thức của mình và vận dụng kiến thức vào đời sống hằng ngày. Chính vì vậy, việc
vận dụng dạy học dự án vào môn Tự nhiên và Xã hội một cách hiệu quả sẽ góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học môn học này ở trường Tiểu học.



174

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), SGK Tự nhiên và Xã hội 1, 2, 3, - Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2.

Nguyễn Lăng Bình (chủ biên), Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thăng (2010),
Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, - Nxb Đại học Sư phạm, Hà
Nội.

3.

Nguyễn Thị Hương (2013), Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy học chuyên đề
giáo dục môi trường cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học, - Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo
dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

4.

Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Nguyễn Thượng Giao, Đào Thị Hồng, Nguyễn Thị Hường,
Nguyễn Tuyết Nga (2017), Giáo trình phương pháp dạy học các môn học về tự nhiên và xã
hội, - Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

5.


Lê Đình Trung (Chủ biên), Phan Thị Thanh Hội (2018), Dạy học theo định hướng hình thành
và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, - Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

APPLYING PROJECT - BASED TEACHING METHOD IN NATURE
AND SOCIETY SUBJECT FOR PRIMARY PUPILS
Abstract: Project-based teaching method is a way to help students solve a theoretical and
practical learning task through teacher’s guidance, after the project has ended, students
have the products displayed and can be put into practice ... This article will clarify the
process of applying the method of teaching by project in teaching Natural and Social
subjects to improve teaching and learning.
Keywords: Project-based teaching, capacity, nature and society, primary



×