Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Sử dụng chiến lược bản đồ tư duy để cải thiện kỹ năng nói của sinh viên năm thứ hai khoa tiếng Anh, Đại học Thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.14 KB, 9 trang )

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v

SỬ DỤNG CHIẾN LƯỢC BẢN ĐỒ TƯ DUY
ĐỂ CẢI THIỆN KỸ NĂNG NÓI
CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ HAI
KHOA TIẾNG ANH, ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
TRẦN LAN HƯƠNG*
*
Đại học Thương mại, 

Ngày nhận bài: 07/6/2019; ngày sửa chữa: 19/8/2019; ngày duyệt đăng: 25/8/2019

TÓM TẮT
Bản đồ tư duy là một phương pháp học tập khá phổ biến để ghi nhớ kiến thức. Ngày nay, phương
pháp này được sử dụng nhiều để trợ giúp quá trình dạy và học kỹ năng nói tiếng Anh. Nghiên cứu
này là để tìm hiểu xem bản đồ tư duy có cải thiện kỹ năng nói của sinh viên hay không. Đối tượng
nghiên cứu là sinh viên của hai lớp khoa tiếng Anh năm thứ hai tại trường đại học Thương mại.
Để có được dữ liệu, người viết đã áp dụng nghiên cứu bán can thiệp và mô hình tiền kiểm - hậu
kiểm. Dựa trên dữ liệu thu được bằng cách sử dụng Ttest với Ttest cao hơn Ttable 6.23> 1.68, Ha
của nghiên cứu này đã được chấp nhận. Thêm vào đó, dữ liệu từ việc phỏng vấn 20 sinh viên của
lớp thực nghiệm cho thấy sinh viên khẳng định rằng bản đồ tư duy cải thiện khả năng nói của họ.
Vậy có thể thấy rằng, chiến lược bản đồ tư duy là một trong những chiến lược có thể được sử dụng
để cải thiện khả năng nói của sinh viên.
Từ khoá: bản đồ tư duy, chiến lược, kỹ năng nói

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, tiếng Anh là ngoại ngữ chính được
đưa vào chương trình học của hầu hết các cấp học.
Tuy nhiên, phần lớn thời gian sinh viên được luyện
tập kỹ năng nói ngoại ngữ này là ở trong lớp học,
chứ không phải trong các hoạt động thường ngày.


Ngay cả trong giờ học nói, phần lớn sinh viên đều
không cảm thấy thoải mái khi sử dụng tiếng Anh.
Horwitz (1986) tin rằng, sinh viên học ngoại ngữ
e ngại việc nói tiếng Anh là do họ sợ mắc lỗi và
nghĩ rằng họ kém hơn người khác. Ngoài ra, họ

cũng không có ý tưởng khi nói trước nhiều người
và không biết cách truyền đạt ý kiến của mình tới
người nghe một cách hiệu quả khi phải sử dụng
ngoại ngữ. Vì vậy, họ thường có xu hướng lặp đi
lặp lại nhiều từ khiến người nghe khó có thể nắm
bắt được ý mà họ muốn diễn tả hoặc sự lo lắng
khiến họ thu mình và không thích bị gọi lên nói và
phát biểu bằng ngoại ngữ.
Để giải quyết vấn đề này, bản đồ tư duy là một
trong nhiều chiến lược đang ngày càng trở nên phổ
biến trong việc dạy và học kỹ năng nói tiếng Anh.
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 21 (9/2019)

25


v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Buzan (2005) cho rằng bản đồ tư duy là một cách
hiệu quả để sinh viên nhớ những gì họ đã đọc và
nhớ lại một cách dễ dàng khi họ cần. Chiến lược
này sẽ giúp sinh viên nói hoặc trình bày ý tưởng
của họ trước lớp một cách dễ dàng. Để tìm hiểu

xem liệu phương pháp này có hiệu quả đối với
người học hay không, đã có rất nhiều nghiên cứu
trên thế giới và ở Việt Nam chỉ ra tính hiệu quả
của bản đồ tư duy đối với việc dạy và học ngôn
ngữ, chủ yếu là kỹ năng viết của các cấp, từ cấp 1
cho tới hết cấp 3. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu
về phương pháp bản đồ tư duy đối với việc dạy và
học kỹ năng nói của sinh viên bậc đại học ở Việt
Nam. Vì vậy, chúng tôi đã thực hiên nghiên cứu
này để khảo sát tác động của phương pháp bản đồ
tư duy đối với việc phát triển kỹ năng nói của sinh
viên năm 2 khoa tiếng Anh tại Đại học Thương
mại với giả thuyết “Phương pháp bản đồ tư duy
có hiệu quả trong việc phát triển kỹ năng nói của
sinh viên”.
2. CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
2.1. Bản chất của bản đồ tư duy
Buzan (1991) cho rằng, bản đồ tư duy là một
sơ đồ được sử dụng để thể hiện các từ, ý tưởng,
nhiệm vụ hoặc các mục khác nhau. Chúng được
liên kết và sắp xếp theo hướng xuyên tâm xung
quanh một từ hoặc ý chính quan trọng. Bản đồ tư
suy sẽ được sử dụng để hình dung, sắp xếp và phân
loại ý tưởng.
Cùng quan điểm với Buzan (1991), Budd
(2003) định nghĩa bản đồ tư duy là một công cụ tổ
chức đồ họa, trong đó, ý tưởng chính và ý tưởng
phụ được thể hiện dưới dạng các nhánh nhỏ đi ra
từ các nhánh lớn hơn. Nó là một công cụ trực quan
có thể được sử dụng để tạo ý tưởng, ghi chú, sắp

xếp suy nghĩ và phát triển các khái niệm.
Với những định nghĩa về bản đồ tư duy như
vậy, Murley (2007) khẳng định, bản đồ tư duy là
một công cụ hiệu quả để tạo ra ý tưởng. Để tạo bản
đồ tư duy, mọi người thường bắt đầu ở giữa trang

26

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 21 (9/2019)

để vẽ chủ đề trung tâm hoặc ý chính. Sau đó, phát
triển chủ đề trung tâm theo các hướng để tạo ra
một sơ đồ bao gồm các từ khóa, khái niệm, sự kiện
và thông tin. Hơn nữa, bản đồ tư duy hiển thị ý
tưởng trong một khung quan hệ, với chủ đề chính
ở trung tâm và các chủ đề phụ xung quanh mỗi chủ
đề chính. Bản đồ tư duy có thể được tạo bằng giấy
và bút hoặc sử dụng một trong nhiều ứng dụng
máy tính (Murley, 2007).
Như vậy, có thể nói, bản đồ tư duy là một
phương pháp trình bày ý tưởng bằng giản đồ ý,
tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình,
trong đó, các đối tượng liên hệ với nhau bằng các
đường nối. Phương pháp này giúp bộ não phát huy
tối đa khả năng ghi nhớ, các dữ liệu được ghi nhớ
và nhìn nhận một cách dễ dàng nhanh chóng hơn.
2.2. Đặc điểm của bản đồ tư duy
Theo Budd (2003), có bốn đặc điểm chính của

bản đồ tư duy:
a. Mỗi bản đồ tư duy có một điểm bắt đầu chứa
chủ đề hoặc ý tưởng chính nằm ở trung tâm. Điểm
trung tâm trong bản đồ tư duy có thể được minh
hoạ bằng hình ảnh để có thể giúp não bộ tạo ra ý
tưởng dễ dàng hơn.
b. Các ý tưởng của bản đồ tư duy được chia ra
thành các nhánh đi ra từ chủ đề trung tâm. Kích
thước của các nhánh là khác nhau và các liên từ có
thể được sử dụng để thể hiện các mối quan hệ với
chủ đề chính.
c. Cấu trúc cơ bản của bản đồ tư duy là một hệ
thống các ý tưởng được liên kết chặt chẽ với nhau.
d. Mỗi nhánh có từ khóa hoặc hình ảnh màu
sắc kết nối với nhau. Theo Budd (2003), bản đồ
tư duy truyền thống thường thiếu màu sắc trong
khi việc sử dụng màu sắc rất quan trọng trong việc
tạo ra các bản đồ tư duy. Đặc biệt, nhiều bản đồ
tư duy sử dụng các màu khác nhau cho mỗi chủ
đề chính để trợ giúp trong việc tổ chức các chủ đề
khác nhau.


PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v

2.3. Ưu điểm của bản đồ tư duy đối với kỹ
năng nói
Khi phân tích ưu điểm của phương pháp bản
đồ tư duy này trong việc dạy và học nói, Murley
(2007) giải thích rằng, thiết kế tỏa ra của bản đồ

tư duy giữ cho chủ đề nói đứng ở vị trí trung tâm
so với các chủ đề phụ của nó. Với sự sắp xếp như
vậy, người học khi nói luôn luôn tập trung vào chủ
đề chính, tránh lạc đề và thấy được rõ ràng mối
liên hệ giữa các ý với nhau giúp cho bài nói được
trình bày một cách lôgic và mạch lạc hơn. Hơn
nữa, định dạng thú vị và thu hút cho mắt và não
của bản đồ tư duy sẽ kích thích sự sáng tạo của
sinh viên khi hình thành bài nói của mình. Sinh
viên dễ dàng nhớ và bao quát được tất cả các ý của
phần nói, vì bản đồ tư duy cho phép hiển thị tất cả
ý liên quan đến chủ đề nói trên cùng một sơ đồ,
với các từ khóa và kết nối được biểu thị bằng hình
ảnh, biểu tượng và màu sắc. Như vậy, bản đồ tư
duy không chỉ giúp sinh viên sáng tạo, mà còn thu
hút sự chú ý của sinh viên để sinh viên có thể làm
tốt hơn phần nói của mình.
Thêm vào đó, Murley (2007) khẳng định rằng,
bản đồ tư duy là rất dễ hiểu và rất hiệu quả cho
việc chuẩn bị kỹ năng nói. Điều này có lợi cho sinh
viên vì nó tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả khi
học kỹ năng nói. Bản đồ tư duy đặc biệt hữu ích
cho những người học trực quan mạnh mẽ. Đây là
những người tiếp thu thông tin tốt hơn khi nó được
trình bày qua sơ đồ và các phương tiện trực quan
tương tự hơn là học thông qua các văn bản.
Cũng cùng quan điểm với Murley, Pramono
(2013) khẳng định rằng, bản đồ tư duy được sử
dụng để nâng cao chất lượng dạy và học kỹ năng
nói. Pramono (2013) cho rằng, chiến lược bản đồ

tư duy có thể giúp sinh viên cải thiện khả năng nói
ở một số khía cạnh, như phát âm, từ vựng, sự rõ
ràng và tự nhiên của lời nói, và hoàn thành nhiệm
vụ và kỹ năng giao tiếp. Người học kỹ năng nói
tiếng Anh thấy nó hữu ích như một công cụ trực
quan minh họa hỗ trợ quản lý suy nghĩ, định hướng
học tập và tạo kết nối, vì bản đồ tư duy cho phép

sinh viên tổ chức tốt hơn, ưu tiên và tích hợp tài
liệu được trình bày trong một khóa học nói. Nhờ
có bản đồ tư duy, sinh viên có thể tự tin hơn khi
nói tiếng Anh.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, việc sử dụng
bản đồ tư duy là một chiến lược để phát huy hết
khả năng tư duy của bộ não để nâng cao hiệu quả
học kỹ năng nói, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy
phân tích phản biện và khả năng ghi nhớ.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
50 sinh viên năm thứ hai của 2 lớp Khoa tiếng
Anh của Đại học Thương mại đã tham gia vào
nghiên cứu. Những sinh viên này đã vượt qua
kỳ thi tuyển sinh quốc gia và hầu hết đều tham
gia kỳ thi tuyển sinh bằng tiếng Anh năm 2017.
Trình độ của sinh viên khoảng từ tiền trung cấp
đến trung cấp được chứng minh bởi thực tế là họ
đã học tiếng Anh ít nhất 3 năm tại trường trung học
và một năm ở đại học cũng như kết quả kỹ năng
nói của năm đầu tiên của sinh viên ở trường đại
học. Lớp thứ nhất bao gồm 23 sinh viên, lớp thứ 2

gồm 27 sinh viên. Giáo trình cả hai lớp đang học
là The Business - Intermediate by Paul Emmerson
và John Allison, 2007, nhà xuất bản Macmillan.
Nghiên cứu không chọn sinh viên năm nhất
làm đối tượng nghiên cứu, vì với sinh viên năm
thứ nhất, môi trường và cách học của bậc đại học
vẫn còn mới mẻ và nhiều khác biệt so với các cấp
học dưới, đặc biệt là kỹ năng nói - một kỹ năng
không được chú ý và luyện tập nhiều trước khi vào
đại học. 50 sinh viên năm thứ hai này đã có một
năm đầu tiên ở trường đại học, nói cách khác đã
có thời gian trải nghiệm và làm quen với phương
pháp mới ở trường đại học. Nhờ đó, những sinh
viên này có thể thấy được tầm quan trọng của kỹ
năng nói cũng như đã phát triển kỹ năng nói cơ
bản. Trải nghiệm học kỹ năng nói của sinh viên sẽ
cho phép sinh viên có cái nhìn rõ hơn về kỹ năng
nói của họ và mang đến kết quả có tính tin cậy hơn
cho nghiên cứu.
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 21 (9/2019)

27


v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
3.2. Cách thức thu thập số liệu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong
nghiên cứu này là phương pháp nghiên cứu thực

nghiệm để kiểm định giả thuyết nghiên cứu được
đặt ra là: Bản đồ tư duy không cải thiện kỹ năng
nói của sinh viên. Mô hình thực nghiệm được sử
dụng trong các nghiên cứu nhân quả để đánh giá
tác động của một yếu tố lên yếu tố khác.
Nghiên cứu bắt đầu với việc lựa chọn người
tham gia. Nghiên cứu lấy hai lớp làm mẫu: một lớp
đối chiếu gồm 23 sinh viên và một lớp thực nghiệm
gồm 27 sinh viên. Tác giả thực hiện nghiên cứu
trực tiếp tiến hành việc dạy, thực hiện tiền kiểm
và phỏng vấn hai lớp thực nghiệm và đối chiếu.
Việc thực hiện hậu kiểm sẽ được thực hiện bởi
một giảng viên là tiến sĩ có thâm niên giảng dạy
18 năm tại trường. Như vậy, phương pháp nghiên
cứu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương
pháp nghiên cứu bán thực nghiệm.
3.2.1. Kiểm tra tiền kiểm-hậu kiểm
Quy trình với lớp thực nghiệm: 5 buổi học
1. Buổi học đầu tiên: Tác giả vào lớp và giới
thiệu bản thân với sinh viên, đồng thời giải thích
về mục đích nghiên cứu. Sau đó, để biết thêm về
khả năng nói của sinh viên, tác giả tiến hành bài
tiền kiểm và cho điểm kỹ năng nói của sinh viên.
Mỗi sinh viên có thời gian khoảng 3-5 phút để nói
về chủ đề “Describe a holiday you recently had”
trước lớp.
2. Buổi học thứ 2: Tác giả điểm danh, sau đó
giải thích cho sinh viên về phương pháp học sử
dụng bản đồ tư duy, đưa ra ví dụ về bản đồ tư duy
và hướng dẫn sinh viên thực hành bản đồ tư duy

cơ bản với các chủ đề tương đối dễ và quen thuộc
với sinh viên.
3. Buổi học thứ 3: Sau khi điểm danh, tác giả
dạy sinh viên phát triển bản đồ tư duy với các chủ
đề ở buổi số 2, cách hình thành các ý tưởng chi tiết
hơn, cách truyền đạt các ý tưởng một cách có tổ
chức bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy. Sau đó sinh

28

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 21 (9/2019)

viên nói theo cặp, thảo luận theo nhóm kết hợp
sử dụng bản đồ tư duy trong tất cả các hoạt động
này để chuẩn bị cho phần nói của mình. Sinh viên
trong lớp sẽ đứng lên thuyết trình bản đồ tư duy
của mình trước lớp.
4. Buổi học thứ 4: Sau khi ôn tập lại cách phát
triển bản đồ tư duy, tác giả hướng dẫn thêm cho
sinh viên về các kỹ thuật khác khi hình thành bản
đồ tư duy như sử dụng màu để làm nổi bật những
từ khoá trong bản đồ tư duy để giúp cho sinh viên
có thể nhớ các ý tưởng dễ dàng hơn đồng thời hỗ
trợ sinh viên khi nói được trôi chảy và có tổ chức
hơn. Cuối buổi học, giảng viên yêu cầu sinh viên
về nhà làm bản đồ tư duy đối với chủ đề “Summer
holiday”.
5. Buổi thứ 5: Sinh viên được yêu cầu lên trình

bày trước lớp về chủ đề “Describe a holiday you
recently had” giống với buổi thứ nhất, nhưng lần
này sinh viên trình bày dựa trên bản đồ tư duy mà
họ đã chuẩn bị trước ở nhà. Kết quả của bài hậu
kiểm này có thể cho thấy liệu sinh viên có sự tiến
bộ nào đối với kỹ năng nói khi họ sử dụng phương
pháp học sử dụng bản đồ tư duy hay không.
Quy trình với lớp đối chiếu: 3 buổi học
1. Buổi học đầu tiên: Tác giả vào lớp và giới
thiệu bản thân với sinh viên, đồng thời giải thích
về mục đích nghiên cứu. Sau đó, để biết thêm về
khả năng nói của sinh viên, tác giả tiến hành bài
tiền kiểm và cho điểm kỹ năng nói của sinh viên.
Mỗi sinh viên có thời gian khoảng 3-5 phút để nói
về chủ đề “Summer holiday” trước lớp.
2. Buổi học thứ 2: Sinh viên trong lớp đối chiếu
sẽ học theo giáo án bình thường, bao gồm các hoạt
động nói cá nhân, nói theo cặp, thảo luận theo
nhóm với chủ đề “Describe a holiday you recently
had” nhưng không sử dụng chiến lược bản đồ tư
duy cho việc dạy và học.
3. Buổi học thứ 3: Sinh viên được yêu cầu lên
trình bày trước lớp về chủ đề “Describe a holiday
you recently had” giống với buổi thứ nhất trong
vòng 3-5 phút. Kết quả của bài hậu kiểm này sẽ


PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v

được so sánh với kết quả hậu kiểm của lớp thực

nghiệm để xem có sự khác biệt nào không giữa
hai lớp.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Bảng đánh giá khả năng nói của sinh viên
được lấy từ David P. Harris (2007) trong cuốn sách
“Testing English as a second language”

4.1.1. Giá trị trung bình

Bảng 1. Bảng đánh giá kỹ năng nói của David
P. Harris (2007)
Tiêu
chí

Điểm

4.1. Nghiên cứu bán thực nghiệm

Kết quả của bài kiểm tra tiền kiểm của 2 lớp
(lớp đối chiếu và lớp thực nghiệm) được thể hiện
trong bảng số liệu sau:
Bảng 2. Kết quả tiền kiểm của lớp đối chiếu
và lớp thực nghiệm

Đặc điểm đánh giá

Mức
độ lưu

loát

25
20
15
10

Nói mạch lạc, trôi chảy, ít khi bị vấp.
Nói khá trôi chảy, thỉnh thoảng còn bị vấp
Nói chưa trôi chảy, bị vấp nhiều
Nói không trôi chảy

Từ
vựng

25
20
15
10

Sử dụng vốn từ chính xác và rất phong phú
Sử dụng vốn từ chính xác và khá phong phú
Sử dụng vốn từ chính xác nhưng chưa phong phú
Sử dụng vốn từ không chính xác và không phong phú

Hiểu
đề tài

25
20

15
10

Không gặp khó khăn gì trong việc hiểu đề tài
Hiểu phần lớn đề tài và còn lặp từ và cấu trúc nhiều
Chưa nắm chắc đề tài được hỏi
Hầu như không hiểu đề tài

Phát
âm

25
20
15
10

Phát âm chuẩn, rõ ràng và dễ hiểu
Rõ ràng, dễ hiểu nhưng còn giọng địa phương
Phát âm chưa chuẩn nhưng có thể hiểu được
Phát âm không chuẩn

Phiếu đánh giá này được sử dụng để đo lường
khả năng nói của sinh viên trong bài kiểm tra tiền
kiểm và bài kiểm tra hậu kiểm. Điểm cao nhất là
100 điểm và điểm thấp nhất là 40 điểm. Khi phân
tích dữ liệu được thu thập từ bài kiểm tra, người
viết đã sử dụng kiểm định sự khác biệt trung bình
bằng phương pháp Kiểm định Ttest với hai mẫu
độc lập.
3.2.2. Phỏng vấn

Phỏng vấn được thực hiện với 20 sinh viên,
trong đó có 7 sinh viên đạt điểm cao nhất, 7 sinh
viên có điểm số trung bình và 6 sinh viên có điểm
thấp nhất. Dữ liệu thu được từ những buổi phỏng
vấn này được phân tích nhằm mang đến cái nhìn
sâu hơn về 2 chủ đề: 1) Sinh viên gặp khó khăn gì
trong việc phát triển kỹ năng nói và 2) Sinh viên
nhận thức như thế nào về phương pháp biểu đồ tư
duy đối với việc phát triển kỹ năng nói.

STT

Lớp đối chiếu
Tên viết tắt

Tiền kiểm

Lớp thực nghiệm
Tên viết tắt

Tiền kiểm

1

BA

55

TA


55

2

HA

65

PA

50

3

TA

65

NB

55

4

DA

40

ND


40

5

TC

55

MD

45

6

HG

50

NH

70

7

NH

50

HH


45

8

TH

60

TH

60

9

TL

45

NH

50

10

ML

60

VH


50

11

TL

55

HL

55

12

HL

65

CM

45

13

TM

65

TM


50

14

KN

40

MN

45

15

TN

50

PN

70

16

HN

55

HN


60

17

CN

40

NQ

55

18

DP

70

PT

50

19

KP

70

TT


60

20

VP

75

KT

40

21

BQ

55

QT

75

22

LQ

45

NT


65

23

DQ

55

MU

40

24

HY

65

25

KY

75

26

MY

65


27

TY

60

Điểm thấp
nhất

40

40

Điểm cao
nhất

75

75

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 21 (9/2019)

29


v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giá trị trung bình của lớp đối chiếu của bài
kiểm tra tiền kiểm: X= 56,06


Giá trị trung bình của lớp đối chiếu của bài
kiểm tra hậu kiểm: X= 57,11

Giá trị trung bình của lớp thực nghiệm của bài
kiểm tra tiền kiểm: X= 54,72

Giá trị trung bình của lớp thực nghiệm của bài
kiểm tra hậu kiểm: X= 69,05

Kết quả của bài kiểm tra hậu kiểm của 2 lớp
(lớp thực nghiệm và lớp đối chiếu) được thể hiện
trong bảng số liệu sau:
Bảng 3. Kết quả hậu kiểm của lớp đối chiếu
và lớp thực nghiệm
STT

Lớp đối chiếu

Lớp thực nghiệm

Tên viết tắt

Hậu kiểm

Tên viết tắt

Hậu kiểm

1


BA

2

HA

60

TA

65

70

PA

60

3

TA

60

NB

70

4


DA

40

ND

60

5

TC

55

MD

60

6

HG

60

NH

85

7


NH

45

HH

55

8

TH

65

TH

75

9

TL

60

NH

60

10


ML

50

VH

70

11

TL

60

HL

65

12

HL

65

CM

50

13


TM

45

TM

70

14

KN

55

MN

65

15

TN

65

PN

80

16


HN

45

HN

75

17

CN

55

NQ

70

18

DP

65

PT

65

19


KP

60

TT

75

20

VP

70

KT

50

21

BQ

50

QT

90

22


LQ

50

NT

80

23

DQ

60

MU

45

24

HY

80

25

KY

90


26

MY

75

27

TY

75

30

Điểm thấp
nhất

40

40

Điểm cao
nhất

75

75

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ


Số 21 (9/2019)

4.1.2. Kiểm định giả thuyết
H0: Bản đồ tư duy không cải thiện kỹ năng nói
của sinh viên
Ha: Bản đồ tư duy có thể cải thiện kỹ năng nói
của sinh viên
Giả thuyết Ha sẽ được chấp nhận nếu Ttest
> Ttable, nếu không giả thuyết H0 sẽ được chấp
nhận. (xem bảng 4)
Giá trị trung bình của biến X và Y:

Tìm độ lệch chuẩn của hai biến X và Y:

Tính sai số chuẩn của độ lệch trung bình giữa
biến X và Y:


PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v

Xác định Ttable
Df = (NX + NY) - 2
= (27 + 23) - 2 = 48
Giả thuyết của nghiên cứu này đã sử dụng
Ttable ở mức đáng kể là α = 0,05. Theo bảng
Ttable thì giá trị của phân phối chuẩn ở mức 48 là
1,68. Vậy Ttest = 6,23> Ttable = 1,68
 Giả thuyết H0 bị bác bỏ, giả thuyết Ha được
chấp nhận.

Bảng 4. Bảng so sánh kết quả tiền kiểm hậu kiểm của lớp đối chiếu và lớp thực nghiệm
Thực nghiệm

Đối chiếu
Tiền kiểm

Hậu kiểm

Hậu kiểm –
Tiền kiểm (X)

Hậu kiểm –
Tiền kiểm (Y)

X2

Y2

65

55

60

10

5

100


25

60

65

70

10

5

100

25

55

70

65

60

15

-5

225


25

4

40

60

40

40

20

0

400

0

5

45

60

55

55


15

0

225

0

6

70

85

50

60

15

10

225

100

7

45


55

50

45

10

-5

100

25

8

60

75

60

65

15

5

225


100

9

50

60

45

60

10

15

100

225

10

50

70

60

50


20

-10

400

100

11

55

65

55

60

10

-5

100

25

STT

Tiền kiểm


Hậu kiểm

1

55

2

50

3

12

45

50

65

65

5

0

25

0


13

50

70

65

45

20

-20

400

400

14

45

65

40

55

20


15

400

225

15

70

80

50

65

10

15

100

225

16

60

75


55

45

15

-10

225

100

17

55

70

40

55

15

15

225

225


18

50

65

70

65

15

-5

225

25

19

60

75

70

60

15


-10

225

100

20

40

50

75

70

10

-5

100

25

21

75

90


55

50

15

-5

225

25

22

65

80

45

50

15

5

225

25


23

40

45

55

60

5

5

25

25

24

65

80

25

75

26


65
60

75

27

Nx= 27

15

225

90

15

225

75

10

100

15
Ny= 23

∑ 365


225
∑20

∑5375

∑2050

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 21 (9/2019)

31


v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
4.2. Phỏng vấn
4.2.1. Những khó khăn của sinh viên trong
việc phát triển kỹ năng nói
Khi trả lời câu hỏi đánh giá về khả năng thực
hành kỹ năng nói tiếng Anh, chỉ có 5% sinh viên tự
tin khẳng định mình có thể giao tiếp tốt bằng tiếng
Anh, 28% số sinh viên khảo sát có kỹ năng nói khá,
51% sinh viên tự đánh giá kỹ năng nói trung bình,
chỉ có 16% sinh viên thừa nhận nói tiếng Anh kém.
Có 42% số sinh viên được khảo sát đánh giá
rằng, nói là kỹ năng mà sinh viên gặp nhiều khó khăn
nhất trong việc học tập, tiếp theo là kỹ năng nghe
(30%), kỹ năng viết (21%) và kỹ năng đọc (7%).
Có nhiều nguyên nhân làm cho sinh viên đánh
giá kỹ năng nói là khó nhất như: nền tảng từ vựng

ít, khả năng vận dụng ngữ pháp chưa linh hoạt, việc
rèn luyện chưa được chú trọng và thường xuyên.
Kỹ năng nói cũng là kỹ năng mà sinh viên khó tự
đánh giá mức độ tiến bộ của bản thân, vì không
có đáp án chính xác như kỹ năng nghe, đọc, viết.
Muốn nhận ra sự tiến bộ, rõ ràng sinh viên cũng phải
trải qua một thời gian luyện tập lâu dài và kiên trì.
4.2.2. Nhận thức của sinh viên về phương
pháp biểu đồ tư duy đối với việc phát triển kỹ
năng nói.
Tất cả 20/20 sinh viên đều trả lời “chưa bao
giờ” khi được hỏi “Bạn đã bao giờ nghe nói đến hay
thực hành bản đồ tư duy trong việc học tiếng Anh
hay bất kì môn học nào khác trước đây chưa?”. Tuy
nhiên, có tới 18/20 sinh viên tin rằng, sử dụng bản
đồ tư duy thực sự giúp họ cải thiện kỹ năng nói,
bởi chiến lược này giúp họ hình thành và tổ chức ý
tưởng, mở rộng vốn từ và tự tin trình bày trước lớp
một cách trôi chảy. 18/20 sinh viên này khẳng định,
họ sẽ sử dụng bản đồ tư duy cho các phần trình bày
của mình trước lớp sau này.
Khi được hỏi “Bạn có gặp khó khăn gì khi sử
dụng bản đồ tư duy không?”, 14/20 sinh viên vẫn
cảm thấy họ gặp một số khó khăn khi sử sụng bản
đồ tư duy như việc thiếu ý tưởng, quên mất họ đã
viết gì trong bản đồ tư duy, lo lắng khi diễn đạt ý
tưởng bằng bản đồ tư duy do họ chưa thực sự có
sự chuẩn bị bản đồ tư duy kỹ càng. Tuy nhiên sinh
viên cho rằng họ sẽ quen phương pháp này hơn và


32

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 21 (9/2019)

khắc phục được những khó khăn này một cách dễ
dàng nếu họ được luyện tập với nó nhiều hơn nữa
5. KẾT LUẬN
Mục đích của nghiên cứu này là điều tra việc
sử dụng chiến lược bản đồ tư duy để cải thiện khả
năng nói của sinh viên. Dữ liệu để trả lời câu hỏi
nghiên cứu và giả thuyết của nghiên cứu này đã
được thu thập thành công.
Kết quả của bài kiểm tra tiền kiểm cho thấy, giá
trị trung bình của lớp đối chiếu là 56,06 cao hơn
giá trị trung bình của lớp thực nghiệm 54,72. Dù sự
chênh lệch là không lớn nhưng vẫn có thể có nhận
xét chung rằng, khả năng nói tiếng Anh của lớp
thực nghiệm là không tốt bằng lớp đối chiếu.
Sau 5 buổi học, lớp thực nghiệm được học theo
chiến lược bản đồ tư duy trong khi lớp đối chiếu
không được học theo phương pháp này, cả hai lớp
thực hiện bài kiểm tra nói hậu kiểm. Kết quả của
bài kiểm tra số 2 cho thấy giá trị trung bình điểm
số của lớp đối chiếu là 57,11, tức là đã tăng lên
so với kết quả bài kiểm tra số 1 tuy nhiên lại thấp
hơn nhiều so với giá trị trung bình bài kiểm tra số
2 của lớp thực nghiệm. Giá trị trung bình của lớp
thực nghiệm ở bài kiểm tra số 2 là 69,05, cho thấy

sự tiến bộ đáng kể trong kỹ năng nói của sinh viên
khi học và thực hành theo chiến lược bản đồ tư duy.
Kết quả cho thấy rằng, sử dụng chiến lược bản
đồ tư duy đã cải thiện khả năng nói của sinh viên.
Nó phù hợp với kết quả kiểm định Ttest khi giả
thuyết H0: Bản đồ tư duy không cải thiện kỹ năng
nói của sinh viên bị bác bỏ. Nói cách khác, việc sử
dụng bản đồ tư duy như một chiến lược trong việc
dạy kỹ năng nói tiếng Anh sẽ cải thiện kỹ năng nói
của sinh viên.
Theo dữ liệu từ phân tích phỏng vấn, hầu hết
tất cả các sinh viên đều có phản ứng tích cực đối
với chiến lược bản đồ tư duy để cải thiện khả năng
nói của họ. Sinh viên dễ dàng sắp xếp ý tưởng của
mình, họ có được vốn từ vựng mới và nhận thấy
rằng họ nói trôi chảy hơn. Nhìn chung, sinh viên
khẳng định rằng, chiến lược bản đồ tư duy đã hỗ
trợ họ cải thiện khả năng nói./.


PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v



Tài liệu tham khảo:

Al-Jarf, R. (2011). Teaching spelling skills with a mind-mapping software, Asian EFL Journal Professional Teaching
Articles, 53, 4-16.
Budd, J. W. (2003). Mind Maps as Classroom Exercises. Minnesota: University of Minnesota.
Buzan, T. (1991). The Mind Map Book. New York: Penguin.

Buzan, T. (2005). The Ultimate Book of Mind Maps. British: Thorsons.
Horwitz, E. K., Horwitz, M.B., & Cope, J.A. (1986). Foreign Language Classroom Anxiety, The Modern Language
Journal. 7 (2), 125-132.
Murley, D. (2007). Mind Mapping Complex Information. Illinois: Southern Illinois University School of Law Library.
Palmberg, R. (2011). Multiple intelligences revisited. Finland: Palmsoft Publications.
Pramono, S, A. (2013). The Use of Mind Mapping to Improve the Speaking Ability of Grade VIII Students in the
Academic Year of 2012/ 2013, English Language Teaching Journal, 2 (10), 6-10.
Revell, J. (1979). Teaching Techniques for Communicative English. London: MacMillan Publisher LTD.
Riddel, D. (2001). Teach English as a Second Language. Chicago: McGraw – Hill Companies.
Rivers, W. M. (1987). Interactive Language Teaching. New York: Cambridge University Press.
Ur, P. (1991). A Course in Language Teaching Practice and Theory. Cambridge: Cambridge University Press.

THE USE OF MIND MAPPING STRATEGY TO IMPROVE THE SPEAKING ABILITY
OF THE SECOND-YEAR ENGLISH-MAJORED STUDENTS
AT THUONG MAI UNIVERSITY
TRAN LAN HUONG
Abstract: Mind map is a popular learning method to remember knowledge. Nowadays, this
method is used a lot to assist the process of teaching and learning English speaking skills. The
research on the use of mind mapping strategy is to find out if mind-maps can improve students’
speaking ability and how it can be used to do that. Research objects are the second-year Englishmajored students of 2 classes at the Thuongmai University. To obtain the data, the writer applied
quasi experimental research and pre-test/post-test. Based on the obtained data by using Ttest
which was higher than Ttable 6,23 > 1,68, Ha of this research was accepted. Moreover, the
interview was made available to 20 participants from the experiment class. The interview revealed
that students perceive mind mapping strategy helps them to generate idea in speaking. Overall
findings, the writer concludes that mind mapping strategy is one of strategies which can be used
in order to improve the students’ speaking ability.
Keywords: mind mapping, strategy, students’ speaking
Received: 07/6/2019; Revised: 19/8/2019; Accepted: 25/8/2019

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ


Số 21 (9/2019)

33



×