Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thay đổi triết lý giáo dục - nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.73 KB, 4 trang )

66

Journal of Transportation Science and Technology, Vol 18, Feb 2016

THAY ĐỔI TRIẾT LÝ GIÁO DỤC - NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
CHANGING EDUCATIONAL PHILOSOPHY TO IMPROVE THE QUALITY OF
TEACHING IN THE SUBJECTS OF POLITICAL THEORY
TS. Vũ Ngọc Lanh
Khoa Lý luận chính trị
Tóm tắt: Bài viết đề cập đến cái gốc của vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nói
chung, giảng dạy lý luận chính trị nói riêng, là phải thay đổi triết lý giáo dục. Thấu hiểu triết lý giáo
dục là chìa khóa cho chúng ta giải quyết thành công các vấn đề về giáo dục, nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo.
Từ khóa: giáo dục, triết lý giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, lý luận chính trị.
Abstract: The article refers to the origin of improving the quality of education and training in
general, teaching political theory in particular. It must change the philosophy of education.
Understanding the philosophy of education is the key for us to tackle the problems of education
successfully thereby improving the quality of education and training.
Keywords: education, philosophy of education, improve the quality of education, political theory.

1. Giới thiệu
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 04 tháng 11 năm 2013, tại Hội nghị lần
thứ VIII của Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là


đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết,
từ tư duy, quan điểm đến mục tiêu, hệ thống,
chương trình giáo dục (nội dung, phương
pháp, thi, kiểm tra, đánh giá), các chính sách,
cơ chế và các điều kiện bảo đảm chất lượng
giáo dục; đổi mới ở tất cả các cấp học và
trình độ đào tạo, kể cả Trung ương và địa
phương, ở mối quan hệ giữa nhà trường, gia
đình và xã hội. Thông qua công tác này có
thể tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất
lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng ngày
càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, nhu cầu học tập của nhân
dân. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ
yếu chú trọng trang bị kiến thức (nâng cao
dân trí) sang tập trung phát triển toàn diện
năng lực và phẩm chất người học (năng lực
công dân). Học đi đôi với hành; lý luận gắn
với thực tiễn; nhà trường kết hợp với gia đình
và xã hội.
Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề

cập đến cái gốc của vấn đề: nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo nói chung, giảng dạy
Lý luận chính trị nói riêng, là phải thay đổi
triết lý giáo dục.
2. Nội dung
Trước hết, về khái niệm giáo dục, hiện
nay có nhiều cách diễn giải khác nhau (do
quan niệm phạm vi, giới hạn của vấn đề khác

nhau). Nhìn về nghĩa rộng, giáo dục là “sự
hình thành có mục đích và có tổ chức những
sức mạnh thể chất và tinh thần của con người,
hình thành thế giới quan, bộ mặt đạo đức và
thị hiếu thẩm mỹ cho con người” [7, 33].
Với nghĩa rộng nhất, giáo dục bao hàm
cả giáo dưỡng, dạy học và tất cả các yếu tố
tạo nên những nét tính cách và phẩm hạnh
của con người, đáp ứng các nhu cầu của kinh
tế xã hội. Qua đó theo quan niệm của xã hội
phát triển hiện nay, giáo dục là cho tất cả mọi
người, được thực hiện ở bất cứ không gian và
thời gian nào thích hợp với từng loại đối
tượng, bằng các phương tiện dạy học khác
nhau, với các kiểu học tập rất đa dạng, linh
hoạt trong đó chủ thể người học đóng vai trò
“trung tâm”.
Sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm của
tất cả các ngành, các cấp, của Nhà nước và
mọi người trong xã hội, chứ không chỉ là
trách nhiệm riêng của ngành Giáo dục. Để
hiểu đúng khái niệm giáo dục, ta vừa phải
dựa vào các định nghĩa chuẩn đồng thời phải
theo dõi sát sao sự phát triển của thực tiễn


TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 18-02/2016

giáo dục nhằm kịp thời mở rộng nội hàm
khái niệm, bảo đảm được tính khoa học và sự

phát triển phong phú, đa dạng của khái
niệm… Muôn hiểu thông khái niệm giáo dục
cần phải xuất phát từ các yếu tố có ảnh
hưởng đến việc hình thành con người – từ đó
rút ra những nhân tố trực tiếp có liên quan,
ảnh hưởng đến việc giáo dục.
Về triết lý giáo dục, đây là một trong
những vấn đề quan trọng cần được nghiên
cứu sâu, từ đó mới có thể nâng cao chất
lượng giáo dục đào tạo. Không chỉ thế có ý
kiến cho rằng đúng hơn phải là triết học giáo
dục. Việc thấu hiểu triết lý giáo dục sẽ cho
phép chúng ta nhận thức chính xác những
vấn đề then chốt của giáo dục, đảm bảo tính
hệ thống, nhất quán của các hoạt động giáo
dục và có thể xem đó là chìa khóa để giải
quyết thành công các vấn đề giáo dục. Khái
niệm này được hiểu là: “Những quan điểm,
quan niệm của quá trình nghiên cứu và vận
dụng các nguyên lý, phương pháp triết học
chung để giải quyết các vấn đề về giáo dục,
là những nguyên tắc phương pháp luận chủ
yếu làm cơ sở cho việc nghiên cứu khoa học
và cải tạo thực tiễn giáo dục” [8, 11].
Việt Nam đã hình thành và phát triển
nền giáo dục rất sớm, qua đó cũng đã sản
sinh ra nhiều thầy giáo giỏi như Chu Văn An,
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,…Tuy
nhiên chưa có nhiều tác phẩm về triết lý giáo
dục có hệ thống. Từ xưa việc vận dụng triết

học đã giải quyết thành công nhiều vấn đề
thực tiễn, trong đó có cả giáo dục nhưng
chưa thực sự được đúc kết thành kinh nghiệm
truyền lại cho thế hệ sau.
Để xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam
cần nghiên cứu các vấn đề giáo dục trong
lịch sử tư tưởng và tổng kết, đúc rút kinh
nghiệm dưới ánh sáng của Chủ nghĩa MácLênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Ví như thời
phong kiến Việt Nam mặc dù phải chịu ảnh
hưởng nhiều của tư tưởng giáo dục phong
kiến Trung Hoa, nhưng dưới ảnh hưởng của
văn hóa Việt Nam, tư tưởng giáo dục nước
nhà lúc bấy giờ đã tiếp thu ít nhiều Khổng
giáo tuy nhiên vẫn có chọn lọc, cải biến sáng
tạo và mang bản sắc riêng, đó là những vấn
đề cần được nghiên cứu, hệ thống hóa và

67

phát triển cho phù hợp với điều kiện thực tiễn
hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng ta
thấy có một thực tế ở lịch sử tư tưởng Việt
Nam là Văn – Triết – Sử bất phân và hầu như
không có những nhà tư tưởng chỉ chuyên sâu
về một lĩnh vực nào đó như thế giới quan,
nhân sinh quan, lý luận nhận thức,… Và giả
sử rằng: Nếu có những nhà triết học nghiên
cứu chuyên sâu thì họ cũng không thể đề cập
được mọi vấn đề trong lĩnh vực nghiên cứu.

Chính vì lý do đó mà ở đây chúng tôi không
chuyên hướng về nghiên cứu triết học giáo
dục, mà chỉ mong muốn các nhà giáo dục để
tâm nghiên cứu những vấn đề mang tính chất
triết lý, có giá trị đối với sự nghiệp đổi mới
giáo dục ở nước ta hiện nay, một triết lý văn
hóa, giáo dục mà tư tưởng sâu xa ấy là dân
giàu; nước mạnh; xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh (mà Nghị quyết Đại hội Đại biểu
Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã
khẳng định), gắn liền với phát triển văn hóa,
giáo dục. Song phương hướng cơ bản là
người dân phải được nâng cao trình độ văn
hóa, phải được học tập và phải được giáo
dục.
Một nền giáo dục hiện đại thể hiện trước
hết ở tính hiện đại của triết lý giáo dục mà nó
theo đuổi. Triết lý giáo dục chi phối, chỉ đạo
toàn bộ các khâu, các lĩnh vực cụ thể của
giáo dục: Từ nội dung, phương châm đến
phương pháp, tổ chức giáo dục và ảnh hưởng
đến tất cả các cấp học: Từ tiểu học cho đến
đại học và trên đại học.
Nếu xem xét kỹ, chúng ta có thể thấy
rằng: Lượng kiến thức trong các sách giáo
khoa vừa quá tải, nặng nề, lại vừa thiếu,
nhưng nếu buộc phải bớt đi, thì bớt đi cái gì,
nếu buộc phải thêm vào, thì thêm vào bao
nhiêu cho đủ? Điều này, mọi người đều thấy,
phụ huynh học sinh thấy, các thầy cô thấy,

Bộ Giáo dục và Đào tạo “chắc” cũng thấy…
Nhưng, vì sao thấy sai rồi mà mãi vẫn không
sửa được và dường như càng sửa thì nội dung
càng rối và nặng thêm!
Phải chăng, nguyên nhân chính là vì
chương trình, sách giáo khoa lâu nay được
biên soạn theo triết lý: Thế giới gồm những
chân lý bất di, bất dịch, đã được định sẵn mà
mọi người chỉ biết tuân theo mà sống, học


68

Journal of Transportation Science and Technology, Vol 18, Feb 2016

tập và làm việc. Lẽ đó mà mọi thành viên cần
thuộc lòng và suốt đời răm rắp đi theo. Với
quan niệm như vậy, thầy cô lại ra sức dạy
cho kỳ hết kiến thức, những quy chuẩn,
những chân lý muôn đời đó cho người học…
Và như thế xã hội mới tồn tại, thống nhất, ổn
định và phát triển được. Noi theo triết lý ấy,
số lượng sách giáo khoa mà học trò các cấp
học cứ thế mà vác nặng còng lưng và số
lượng kiến thức các thầy cô đang cố sức
truyền vào đầu học sinh, sinh viên của chúng
ta vẫn ngày càng nặng nề. Thực tế còn nặng
gấp mười hoặc hơn nữa. Liệu đó đã là đủ hay
phải chăng không biết bao giờ đủ…
Triết lý giáo dục dẫn đến cách thức giáo

dục - như chúng ta đã, đang làm trong nhiều
năm qua, giỏi lắm cũng sẽ tạo ra những cái
máy tinh xảo, bộ nhớ được nạp vào khối
lượng kiến thức khổng lồ… Do đó làm mụ
mị đi bao nhiêu bộ óc đáng thương của người
học - lớp trẻ chúng ta, khiến họ càng học
càng bị bào mòn trí óc…một sự lãng phí sức
lực về cả thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ của thế
hệ tương lai.
Vốn tri thức nhân loại là vô tận, càng
ngày càng được bổ sung và phát triển vậy
làm cách nào để người học tiếp thu, lĩnh hội
hiệu quả. Theo chúng tôi, phải thay đổi triết
lý giáo dục, thực sự hướng tới một triết lý
giáo dục mới, tiên tiến: Trang bị cho con
người không phải chủ yếu là tri thức mà là
trang bị cho họ phương pháp luận và một hệ
thống các phương pháp để họ tự biết phải
làm gì, làm thế nào để chiếm lĩnh tri thức, tự
mình đi tìm lấy những gì mình tin là chân lý.
Từ đó họ sẽ sống và làm việc theo những
chân lý tương đối đang vận động trong thực
tiễn cuộc sống.
Và một triết lý giáo dục mới để đào tạo
ra những con người mới sáng tạo tất yếu sẽ
thôi thuc phương pháp giáo dục mới phù hợp
ra đời, khác với các phương pháp chúng ta
đang thực thi. Đó là: Tôn trọng tối đa vai trò
trung tâm của người học, là chủ thể có tiềm
năng, độc lập sáng tạo, cần được giải phóng

và phát huy không giới hạn. Tôi tin rằng:
Nếu người học theo được phương pháp của
triết lý giáo dục mới thì họ sẽ là những con
người tự do, có năng lực tư duy độc lập, có ý

chí sáng tạo, phù hợp với một xã hội dân chủ,
luôn biến động và đầy nghịch lý…
Trong những năm qua chúng tôi thấy,
việc giảng dạy các môn Lý luận chính trị
cũng theo triết lý cũ: “cố gắng nhồi nhét” cho
người học những khái niệm, phạm trù,
nguyên lý, quy luật… của Triết học, Kinh tế
chính trị,... Xem đó là những yếu tố bất di
buộc mọi người phải tuân theo trong mọi
điều kiện, hoàn cảnh, rồi lấy đường lối, chính
sách,...của Đảng làm minh chứng mà chúng
tôi vẫn gọi đó là cách “thuyết minh đường
lối”. Cách giảng dạy là thế nhưng thực tế xã
hội lại xuất hiện không ít vụ việc, hành động,
tệ nạn tham nhũng,…của một bộ phận có
chức có quyền gây mất lòng tin của người
dân nói chung, người học nói riêng. Vậy nên
người học đã không lý giải được mối quan hệ
giữa lý luận với thực tiễn cuộc sống, dẫn đến
nghi ngờ lý luận, chán ghét việc học các môn
lý luận…Chính vì vậy, riêng với các môn Lý
luận chính trị, việc giảng dạy của thầy cũng
như việc học tập của trò nên thay đổi theo
triết lý giáo dục mới.
Giảng dạy các môn Lý luận chính trị, các

giảng viên trước hết, phải tôn trọng tính kinh
điển và truyền cho sinh viên những nội dung
mang tính bản chất, cốt lõi, những vấn đề căn
bản trong các tác phẩm kinh điển của Chủ
nghĩa Mác-Lênin. Thứ hai, trong quá trình
giảng dạy, giảng viên phải cho sinh viên thấu
hiểu các quan điểm triết học có giá trị tạo nền
tảng cho tri thức nhân loại, chú ý các chân lý
phổ quát đã được kiểm chứng qua thực tiễn.
Thứ ba, nội dung bài giảng các môn Lý luận
chính trị, ngoài những kiến thức căn bản,
nguyên lý, quy luật hay sự vận dụng của
Đảng ta như lâu nay chúng ta vẫn thực hiện,
cần đưa thêm những vấn đề liên quan đến
cuộc sống thật sự đời thường, đang diễn ra
của người học, những nhu cầu, mong muốn,
lợi ích… nhằm tạo hứng thú học tập cho họ.
Đồng thời, bài giảng cũng rất cần liên hệ trực
tiếp kịp thời, không né tránh mà phân tích
một cách khoa học những tệ nạn (tham
nhũng), thói hư tật xấu trong đời sống xã hội,
với triết lý: “Học đi đôi với hành, giáo dục
kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường
gắn liền với xã hội”. Nói cách khác, phải làm
sao để người học thấu hiểu và biết chuyển


TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 18-02/2016

kiến thức đã học thành kỹ năng sống, nhằm

giải quyết được, chí ít là cải thiện được các
vấn đề xảy ra trong cuộc sống, dần hình
thành và hoàn thiện nhân cách người học.
Việc giảng dạy các môn Lý luận chính trị là
phải cho người học thấu hiểu: Học để biết,
học để làm việc, để chung sống và quan
trọng hơn hết là học để làm người.
Chẳng hạn, môn Triết học - cơ sở thế
giới quan khoa học, phương pháp luận đúng
đắn cho nhận thức và hoạt động thực tiễn của
con người. Từ đó sinh viên hiểu thế nào là
thế giới, nhận thức được mình ở trong mối
quan hệ với thế giới và làm cho nơi ấy trở an
toàn và thân thiện hơn. Triết học cũng cung
cấp cho sinh viên những phương pháp luận
rất quan trọng trong cuộc sống, để sinh viên
nhận thức được lý luận, chuyển những tri
thức đó thành kỹ năng sống của bản thân,
góp phần làm nên cốt cách con người.
Sống được xem là bản năng sinh vật, còn
kỹ năng sống, có thể được xem là tập hợp các
kỹ thuật được chuẩn hoá thành “luật sống”
của con người. Theo Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia, kỹ năng sống là tập hợp các khả
năng kỹ thuật mà con người có được thông
qua hoạt động giảng dạy - học tập hoặc kinh
nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý
những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc
sống hàng ngày của con người. Kỹ năng sống
còn là "sự thích nghi và hành vi tích cực cho

phép cá nhân có khả năng ứng phó hiệu quả
với nhu cầu và thách thức của cuộc sống
hàng ngày" (WHO - Tổ chức Y tế Thế giới)
Trong lĩnh vực Giáo dục, kỹ năng sống có
thể được xem là một tập hợp những khả năng
được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ
thể của cuộc sống hiện đại; ví dụ cuộc sống
bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn
bị thức ăn,…Trong thực tế, kỹ năng sống có
sự khác biệt, rộng hơn so với các kỹ năng
nghiệp vụ (trong nghề nghiệp). Kỹ năng sống
được chia thành hai loại là kỹ năng tâm lý xã
hội và kỹ năng cá nhân: lĩnh hội và tư duy;
với 10 yếu tố: Tự nhận thức; tư duy sáng tạo;
kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác;
ứng phó với các tình huống căng thẳng và
cảm xúc; biết cảm thông; tư duy bình luận và
phê phán; giao tiếp hiệu quả; cách thương
thuyết; cách quyết định; kỹ năng giải quyết

69

vấn đề. Chuyển các tri thức khoa học nói
chung, tri thức triết học nói riêng, thành kỹ
năng sống, nghĩa là giúp sinh viên tạo lập
cho bản thân 10 yếu tố cấu thành kỹ năng
sống đó. Có thể thấy, cái cần trang bị cho
người học không phải là khả năng tính toán
mà là tư duy khoa học, định hình rõ nét, liên
hệ những khái niệm, phạm trù triết học với

thực tế khách quan để phát triển. Mỗi loại tri
thức khoa học khác nhau, nếu lĩnh hội được,
sẽ giúp ta hình thành những kỹ năng sống cụ
thể, khác nhau.
3. Kết luận
Chúng ta phải chủ động và kiên quyết
thay đổi triết lý giáo dục, từ đó thay đổi
phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực
mới hy vọng nâng cao được chất lượng giáo
dục. Một số vấn đề cần được trao đổi, thảo
luận thêm:
 Về lý luận - logic của vấn đề: Khi mà
Đảng ta đã có Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần
VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa… Và tiếp theo là: Ai (chủ thể
nào) thay đổi triết lý giáo dục để thay đổi
phương pháp giảng dạy, giáo dục?
 Về thực tiễn, hiện nay thay đổi triết lý
giáo dục phải bắt đầu từ đâu? Thay đổi triết
lý giáo dục như thế nào, thực sự là vấn đề
quan trọng 
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Khóa VIII.

[2] Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu, Khóa XI.


[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thống kê của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 29-NQ/TW
[5]
[6]
[7]
[8]

ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hội nghị lần thứ tám Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
Vũ Gia Hiền (2013), Kỹ năng giao tiếp, NXB Lao
Động
Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê, (1997), Giáo dục
đại cương, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
Lương Hoài Nam (2015), Kẻ trăn trở, NXB Thế Giới.
Tạp chí Giáo dục (03/2003), Tìm hiều giáo dục Việt
Nam, số 54

Ngày nhận bài: 22/12/2015
Ngày chấp nhận đăng: 06/01/2016
Phản biện: ThS. Lê văn Hợp



×