Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình hiện nay (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.61 KB, 79 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THƢƠNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ
HUYỆN NHO QUAN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THƢƠNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ
HUYỆN NHO QUAN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY

Ngành: Chính trị học
Mã số: 83102 01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VŨ MẠNH TOÀN

HÀ NỘI, 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có trích dẫn nguồn
gốc rõ ràng, trung thực.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ ..............................................................8
1. 1. Khái niệm lý luận chính trị, giáo dục lý luận chính trị, cán bộ cấp cơ sở .......8
1.2. Nội dung cơ bản của nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị và những
nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị
cho cán bộ cấp cơ sở hiện nay...............................................................................16
1.3. Vai trò của giáo dục lý luận chính trị đối với hoạt động của cán bộ cấp cơ sở
...............................................................................................................................21
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO QUAN TỈNH NINH
BÌNH HIỆN NAY....................................................................................................26
2.1. Khái quát về huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình và đội ngũ cán bộ cấp cơ sở
huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình hiện nay ............................................................26
2.2. Thực trạng nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở
huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình hiện nay ............................................................31
2.3. Vấn đề đặt ra trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán
bộ cấp cơ sở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình hiện nay......................................40
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN


CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO QUAN TỈNH NINH
BÌNH HIỆN NAY....................................................................................................51
3.1. Đổi mới về nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị phù hợp với tình
hình mới và phù hợp với đặc điểm của người học ở huyện Nho Quan tỉnh Ninh
Bình .......................................................................................................................51
3.2. Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở ở
huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình hiện nay ............................................................55
3.3. Nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên lý luận chính trị của cơ sở ở huyện
Nho Quan tỉnh Ninh Bình hiện nay.......................................................................57
3.4. Phát huy tính tích cực, ý thức tự học tập, rèn luyện của cán bộ cấp cơ sở
huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình hiện nay ............................................................61
KẾT LUẬN ..............................................................................................................64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................67
PHỤ LỤC .................................................................................................................73


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tình hình đội ngũ cán bộ cấp cơ sở huyện Nho Quan .............................30
tỉnh Ninh Bình hiện nay ............................................................................................30
Bảng 2.2. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở huyện Nho Quan
tỉnh Ninh Bình đến hết tháng 12/2017 ......................................................................30
Bảng 2.3. Kết quả học tập lý luận chính trị của cán bộ cấp cơ sở huyện Nho Quan
giai đoạn 2010 - 2017................................................................................................38


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự vận động của mỗi quốc gia, cán bộ luôn giữ vị trí, vai trò đặc
biệt quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Để lãnh đạo thắng lợi sự

nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Đảng ta đã tiến
hành công cuộc đổi mới nhằm nâng cao năng lực, sức chiến đấu và đặc biệt là
lòng tin yêu của nhân dân. Công cuộc đổi mới đòi hỏi chúng ta phải có một
chương trình hành động toàn diện cho mọi ngành, mọi lĩnh vực. Trong đó có

nhiều lĩnh vực còn xa lạ hoặc hoàn toàn mới mẻ với chúng ta. Điều đó đòi hỏi
phải có một đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức và kiến
thức sâu về lý luận chính trị, cần phải có sự khái quát, phân tích bằng tư duy lý
luận thì mới có thể nhận thức và giải quyết được.
Hơn nữa, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã và
đang thu được nhiều thành tựu quan trọng, tạo tiền đề vững chắc để đất nước
bước vào một giai đoạn phát triển mới. Trong tình hình đó, đòi hỏi Đảng, Nhà
nước và mọi cán bộ, đảng viên phải tích cực đổi mới về tư duy, nâng cao trình
độ lý luận chính trị của mình. Đặc biệt, người cán bộ cơ sở phải có trình độ

chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức cách
mạng…
Hiện nay, tình hình thế giới và trong nước đang có nhiều diễn biến phức
tạp, để giữ vững lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chính quyền cần đặc
biệt chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên nói chung và cán bộ cấp xã nói
riêng có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội, không dao động trước mọi biến cố phức tạp, có đủ năng lực
thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
có nhân cách và lối sống mẫu mực, trong sáng, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tôn
trọng tập thể, gắn bó với nhân dân. Đây là vấn đề có ý nghĩa thời sự cấp thiết
hiện nay.

1



Đứng trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ cán bộ cấp xã, phường, thị trấn ở nước ta nói
chung và ở huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình nói riêng vẫn còn yếu và hạn chế ở
nhiều mặt như: bản lĩnh chính trị, trình độ nhận thức chính trị, năng lực tổ chức
quản lý, năng lực chỉ đạo hoạt động thực tiễn, phẩm chất đạo đức cách mạng,…
Nhiều cán bộ được đề bạt, bổ sung vào những vị trí khác nhau nhưng chưa được
đào tạo cơ bản về chuyên môn cũng như lý luận chính trị. Do đó, khi xử lý công

việc còn tùy tiện, kinh nghiệm, giáo điều, chưa vận dụng đúng đường lối, chủ
trương, quan điểm của Đảng vào thực tiễn của địa phương. Để khắc phục tình

trạng trên cần phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến cán bộ cấp cơ sở trong
đó vấn đề có ý nghĩa cấp bách là phải đổi mới, tăng cường hơn nữa công tác đào

tạo, nâng cao trình độ lý luận chính trị nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm
chất đạo đức cách mạng,… cho họ trong quá trình hoạt động thực tiễn ở địa
phương. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng và đề ra

các giải pháp cụ thể thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý luận
chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt
lý luận và thực tiễn nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.

Vì những lý do đó, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả lựa
chọn và thực hiện đề tài “Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán
bộ cấp cơ sở huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Giáo dục lý luận chính trị nói chung và giáo dục lý luận chính trị cho cán
bộ cấp cơ sở nói riêng là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến ở

những mức độ khác nhau. Đó là những nguồn tư liệu quý báu giúp tác giả tham
khảo, kế thừa trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn của mình. Những
công trình đó có thể chia thành 2 nhóm như sau:

2


* Nhóm các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị
cho cán bộ cấp cơ sở:
- Đề tài cấp bộ năm 2004: “Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị
của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã hiện nay (qua khảo sát ở một số
tỉnh, thành phố phía Bắc nước ta)” do tiến sĩ Trần Hậu Thành (Phân viện Hà
Nội, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) làm chủ nhiệm đề tài.
- Vũ Ngọc Am: Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ
cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia năm 2003; Một số vấn đề về đổi mới phương pháp

giáo dục lý luận chính trị, Nxb Thông tấn 2009.
- Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo Lý luận Chính trị trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013 - 2020. Cơ quan chủ trì đề tài: trường Chính
trị tỉnh Ninh Bình, chủ nhiệm đề tài: Phạm Thị Thủy - 2013. Đề tài này đề cập
đến một số vấn đề lý luận, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của
công tác đào tạo lý luận chính trị trên toàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn hiện nay.

- Đỗ Cao Quang: Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp xã miền núi hiện nay, Luận văn thạc sỹ, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, năm 1996. Luận văn này đã cung cấp một cách tương đối đầy đủ
về nâng cao trình độ tư duy lý luận chính trị của cán bộ cấp cơ sở, nhưng chưa
đầy đủ, đang mang nặng khái quát và nêu lên nhữnng đặc thù khó khăn của miền
núi, như văn hóa, trình độ, yêu cầu…


- Đề tài luận án tiến sĩ Chính trị học của tác giả Cẩm Thị Lai (2012): “Đào
tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, hành chính cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp
xã ở các tỉnh Tây Bắc giai đoạn hiện nay”. Trong công trình này, tác giả đã phân
tích và làm rõ thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội
ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc trong giai đoạn hiện nay. Từ
đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác giáo dục lý luận chính

trị hành chính cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc đến
năm 2020.
3


Những công trình này đã khảo sát, đánh giá thực trạng và nhu cầu đào tạo,
bồi dưỡng lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Trên cơ sở đó,
xây dựng phương hướng và đề xuất những giải pháp cơ bản để đổi mới phương
pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chuyên
trách cấp xã ở nước ta hiện nay.
Ngoài ra, còn rất nhiều công trình và bài viết đăng trên các báo, tạp chí có
liên quan đến đề tài như: Đề tài 0206 - KHXH: “Giải pháp nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ cấp huyện thuộc diện Tỉnh ủy quản lý trong thời kỳ phát triển

mới của tỉnh Hà Tĩnh”. Cơ quan chủ trì đề tài: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, chủ
biên: Nguyễn Thiện - Tháng 6/2016; Chương trình bồi dưỡng chuyên đề:
Phương pháp giảng dạy lý luận chính trị dành cho giáo viên giảng dạy lý luận

chính trị tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, Nxb Lao động xã hội,
năm 2008. Những công trình này đã làm rõ công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận

chính trị cho cán bộ lãnh đạo trong tình hình mới. Từ đó đưa ra các phương pháp
cụ thể, nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị trong

thời gian tới.
* Nhóm các công trình nghiên cứu về địa bàn huyện Nho Quan tỉnh Ninh
Bình:
Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào cụ thể và toàn diện về
đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Bên cạnh đó,
đã có một số công trình, đề cập đến một số khía cạnh khác nhau của công tác

này.
- Lịch sử đảng bộ tỉnh Ninh Bình tập I (1993-1975), tập II (1975-2000)
(biên soạn và xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp cùng Ban Thường vụ tỉnh ủy
Ninh Bình); Ban Thường vụ tỉnh ủy Ninh Bình (chủ biên), (2017); Những sự

kiện lịch sử đảng bộ tỉnh Ninh Bình (1992-2015),…
- Nho Quan miền đất cổ - tác giả: Nhà giáo Lê Đăng Bật (gồm có 2 phần
được in bởi Nxb Văn hóa - thông tin năm 2010) chủ yếu viết về các di tích và
4


danh thắng nổi tiếng của huyện cùng các danh nhân tiêu biểu của huyện Nho
Quan.
Các công trình trên đều đã khái quát lịch sử của huyện Nho Quan, về lịch

sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã
hội,… trong đó có công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính
trị cho cán bộ cấp cơ sở.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu cụ thể về cả lý luận lẫn thực
tiễn, đề ra giải pháp cơ bản để nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp. Tuy nhiên, do giới hạn về phạm vi nghiên
cứu, cho nên đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chi tiết đầy
đủ có hệ thống về thực trạng cũng như nêu ra những giải pháp để nâng cao trình

độ lý luận chính trị cho cán bộ cấp xã ở các huyện, thị của tỉnh Ninh Bình. Nhận

thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị
cho cán bộ cấp cơ sở, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của huyện Nho Quan tỉnh
Ninh Bình hiện nay. Vì vậy, luận văn này tôi tập trung làm rõ thực trạng công
tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện Nho Quan tỉnh Ninh
Bình, từ đó đề xuất các giải pháp để khắc phục tình trạng trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn phân tích và làm rõ thực trạng nâng cao hiệu quả giáo dục lý
luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình. Trên cơ sở
đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo

dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở huyện Nho Quan tỉnh Ninh
Bình hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, làm rõ nội dung của việc nâng cao trình độ lý luận chính trị
cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình hiện nay.

5


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full

















×