Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Khảo sát đặc điểm giải phẫu mạch máu thần kinh xương hàm dưới ở người Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.48 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ HƢƠNG LOAN

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU
MẠCH MÁU THẦN KINH XƢƠNG HÀM DƢỚI
Ở NGƢỜI VIỆT

Ngành: Răng - Hàm - Mặt
Mã số: 62720601

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

Công trình được hoàn thành tại:
ĐẠI
HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. LÊ ĐỨC LÁNH
THỊ HƢƠNG LOAN
GS.TS. LÊ PHẠM


VĂN CƯỜNG

Phản biện 1:

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU
MẠCH MÁU THẦN KINH XƢƠNG HÀM DƢỚI
Ở NGƢỜI VIỆT
Phản biện 3:
Phản biện 2:

Ngành: Răng - Hàm - Mặt
Mã số: 62720601
Luận án sẽ được bảo
vệ TẮT
trướcLUẬN
Hội đồng
giáSĨ
luận
án cấp Trường,
TÓM
ÁNđánh
TIẾN
Y HỌC
họp tại Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
vào lúc
giờ
ngày
tháng
năm 2019


Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
Thư viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh


1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề
Cấy ghép nha khoa là một trong những phương thức điều trị phục
hồi tối ưu hiện nay. Phẫu thuật cấy ghép nha khoa ở vùng sau xương
hàm dưới (XHD) tương đối khó do xương thường bị tiêu nhiều và có
bó mạch thần kinh xương ổ dưới (DTK XOD) trải dài toàn bộ cành
ngang trong XHD. Đối với vùng trước XDH, trước đây, thường được
xem là vùng an toàn và là vùng cho xương lý tưởng trong các phẫu
thuật ghép xương tự thân. Tuy nhiên, thực tế lâm sàng cho thấy có xày
ra biến chứng và biến chứng này có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cắt lớp điện toán chùm tia hình nón
(CBCT) ra đời là một bước ngoặt trong ngành răng hàm mặt. CBCT
với nhiều ưu điểm và có độ tương phản cao nên khảo sát được các cấu
trúc nhỏ trong XHD. Các nghiên cứu đã xác định rằng giải phẫu XHD
có những thay đổi và các thay đổi này có thể nhìn thấy được trên
CBCT. Cho đến nay, có một số vấn đề được đặt ra là: nguồn gốc các
động mạch (ĐM) cung cấp cho XHD bắt nguồn từ ĐM nào, và đường
đi của những ĐM này có đặc điểm ra sao? Các dạng và đặc điểm của
vùng cằm ở XHD người Việt có những đặc điểm gì?. Để trả lời các
vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Khảo sát đặc
điểm giải phẫu mạch máu thần kinh xương hàm dưới ở người Việt”

với các mục tiêu sau:

1.

Mô tả đặc điểm của động mạch đi vào mặt trong xương hàm

dưới người Việt.

2.

Mô tả đặc điểm đường đi của ống hàm dưới trên hình ảnh

CBCT ở xương hàm dưới người Việt.

3.

Xác định các dạng và kích thước của lỗ cằm, vòng ngoặt

trước, ống cửa và lỗ lưỡi trên hình ảnh CBCT xương hàm dưới người
Việt.


2
2. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Tỉ lệ xáo trộn cảm giác sau phẫu thuật XHD ở mức độ từ dị cảm
nhẹ đến mất cảm giác kéo dài và vĩnh viễn lên đến 40%, trong đó
DTK XOD bị tổn thương nhiều nhất: 64,4%, làm ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống. Các nghiên cứu cho thấy có sự liên quan chặt giữa
tình trạng xuất huyết, tụ máu sàn miệng đe dọa tính mạng bệnh nhân
với sự hiện diện của lỗ lưỡi. CBCT với thời gian ghi hình ngắn, liều

bức xạ thấp và chi phí ít hơn CT nhưng giúp nhìn thấy được các cấu
trúc nhỏ trong xương; rất hữu ích khi dùng để đánh giá các cấu trúc
đường đi của thần kinh mạch máu trong XHD.
Tại Việt nam, đã có một số nghiên cứu mô tả ống hàm dưới
(OHD) qua X quang của các phần hàm có đủ răng trên bệnh nhân
hoặc X quang toàn cảnh XHD khô nhưng chưa có nghiên cứu đánh
giá toàn bộ vùng cành ngang XHD.
Vùng trước XHD - thử thách cho các nhà lâm sàng khi đặt
implant, có các đặc điểm giải phẫu như vòng ngoặt trước, ống cửa,
ống lưỡi chưa được khảo sát.
Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu khảo sát động mạch cấp máu
mặt trong XHD.
3. Những đóng góp mới của luận án
Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt nam về đặc điểm giải phẫu
mạch máu thần kinh XHD ở người Việt trên thi thể và trên CBCT, có
số lượng mẫu lớn, với thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, phù hợp
với mục tiêu nghiên cứu, kết quả tin cậy.
Nghiên cứu đã ghi nhận đặc điểm ĐM đi vào mặt trong XHD tại lỗ
lưỡi giữa và lỗ lưỡi bên, các dạng đường đi của DTK XOD trước khi
ra lỗ cằm (trên thi thể). Hình dạng đường đi của OHD, sự hiện diện
của ống đôi OHD, đặc điểm góc ống cằm trên mặt phẳng ngang và
đứng ngang; sự hiện diện, vị trí lỗ cằm phụ; đặc điểm vòng ngoặt


3
trước; đặc điểm ống cửa hàm dưới và đặc điểm của lỗ lưỡi giữa, lỗ
lưỡi bên (trên CBCT). Nghiên cứu ghi nhận có sự tương quan nghịch
giữa đặc điểm vòng ngoặt trước với góc độ ngang ống cằm; OHD đa
số có dạng A1 và loại C. Các trường hợp có hiện diện vòng ngoặt
trước thì hiện diện lỗ cằm phụ và ống đôi OHD nhiều hơn.

4. Kết cấu của luận án
Luận án có 133 trang, được bố cục: đặt vấn đề 3 trang, tổng quan
tài liệu 31 trang, đối tượng và phương pháp 30 trang, kết quả nghiên
cứu 21 trang, bàn luận 42 trang, kết luận và kiến nghị 3 trang.
Luận án có 46 bảng, 14 biểu đồ, 77 hình và 134 tài liệu tham
khảo, trong đó 7 tài liệu tiếng Việt, 127 tài liệu tiếng Anh, 60 tài liệu
mới các năm 2013 – 2018, chiếm 46% toàn bộ tài liệu tham khảo.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cƣơng về xƣơng hàm dƣới
Là xương lớn nhất và khỏe nhất của khối xương mặt, có thân hàm
(cành ngang) nằm ngang giống hình móng ngựa, ở mỗi đầu có ngành
hàm (cành đứng) đi lên trên gần thẳng đứng.
1.2. Mạch máu thần kinh
Chi phối cảm giác và nuôi dưỡng vùng cành ngang XHD là bó
mạch thần kinh xương ổ dưới (DTK XOD). DTK XOD đi vào XHD
qua lỗ hàm và đi trong ống hàm dưới (OHD) phân bố cảm giác cho
các răng HD. DTK XOD cho hai nhánh tận: DTK cằm và DTK răng
cửa. ĐM XOD là nhánh của ĐM hàm trên đi cùng với DTK XOD
phân bố chóp các chân răng. ĐM cùng với tĩnh mạch và DTK XOD và
cũng cho nhánh ĐM cằm và nhánh cửa HD. Vùng trước XHD được
nuôi dưỡng bởi bó mạch DTK răng cửa - chạy trong ống cửa HD. Cấp
máu mặt trong XHD là ĐM dưới lưỡi thông qua các lỗ lưỡi.


4
1.3. Khảo sát trên hình ảnh X quang
Ống hàm dƣới: Đường kính trung bình OHD: 2 – 5 mm. Đường
đi OHD có dạng cong, dạng hình muỗng, dạng elip, dạng cung ngoặt
theo Liu (2009).
Ống đôi OHD xuất phát tại lỗ hàm và mỗi ống có chứa bó mạch

DTK. Ống đôi OHD hiện diện với tỉ lệ thấp, thường bị bỏ sót dù có
thể nhận ra trên phim toàn cảnh thông thường. Hình ảnh thiết diện trên
CBCT nhận ra OHD và sự phân chia của ống rõ nhất.
Lỗ cằm: Vị trí lỗ cằm theo chiều trước sau so với chóp răng
thường được phân loại theo Tebo và Telford (1950). Góc của ống
cằm: mô tả chiều hướng của ống cằm theo mặt phẳng ngang và mặt
phẳng đứng ngang. Lỗ cằm phụ: lỗ nhỏ gần lỗ cằm, khó nhìn thấy trên
X quang toàn cảnh, cần được đánh giá trên CT hoặc CBCT, đường
kính thường < 1 mm.
Vòng ngoặt trƣớc: Phần DTK XOD ở phía trước lỗ cằm và ngay
sau khi cho nhánh DTK răng cửa. Tỉ lệ hiện diện vòng ngoặt trước
thay đổi từ 0 - 88%. Chiều dài thay đổi từ 0,5 -10 mm. Người lớn tuổi,
nữ thì chiều dài vòng ngoặt trước ngắn hơn.
Ống cửa HD: là sự liên tục của OHD và chứa DTK răng cửa ở
vùng trước XHD. Tỉ lệ nhìn thấy ống cửa trên X quang toàn cảnh
(11%-15%) thấp hơn rất nhiều so với CBCT (83 – 100%). Các tác giả
đã mô tả đường đi ống cửa HD thông qua đo khoảng cách từ thành
ống cửa đến các thành ngoài, thành trong bờ dưới XHD.
Lỗ lƣỡi: ở mặt trong XHD, là nơi mạch máu từ sàn miệng đi vào
XHD. Dựa vào đường giữa XHD phân loại: lỗ lưỡi giữa (ngay đường
giữa XHD), lỗ lưỡi phụ (hai bên đường giữa), lỗ lưỡi bên (xa đường
giữa). Lỗ lưỡi giữa: Dựa vào vị trí gai cằm phân thành lỗ gai cằm trên,
lỗ gai cằm dưới và lỗ ngay gai cằm.


5
ĐỐI TƢỢNG và PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả
2.1. Cỡ mẫu: 20 thi thể và hình ảnh CBCT của 345 cá thể
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu:

Hình ảnh CBCT XHD người Việt trưởng thành lưu giữ tại Khoa
Răng Hàm Mặt và thi thể người tại bộ môn Giải Phẫu học, khoa Y,
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.1. Tiêu chí chọn mẫu
Thi thể có vùng đầu cổ còn nguyên vẹn, chưa phẫu tích ở vùng
hàm mặt, được bảo quản trong dung dịch sẵn có.
Hình ảnh CBCT người Việt, tuổi từ 18 trở lên, không phân biệt
nam nữ; không có bệnh lý hay có phẫu thuật XHD; thấy rõ toàn bộ
XHD, có đủ răng với có hoặc không có răng khôn HD
2.2.2. Tiêu chí loại trừ
Thi thể có xơ sẹo, khối u vùng mặt cổ, phần cổ bị gập.
Hình ảnh CBCT XHD có sang thương bệnh lý, gãy xương hoặc
có răng ngầm. Hình ảnh mờ nhòa do bệnh nhân cử động lúc chụp.
2.3. Cách thức tiến hành nghiên cứu
Thi thể: Phẫu tích từ ĐM cảnh ngoài tìm các nhánh ĐM giáp trên,
ĐM lưỡi và ĐM mặt. Ghi nhận nguyên uỷ của các ĐM này: độc lập
hay thân chung. Từ ĐM mặt: xác định ĐM dưới cằm, tìm nhánh
xuyên cơ hàm móng và tìm điểm ĐM đi vào mặt trong XHD (nếu có)
và tìm nhánh trực tiếp từ ĐM mặt vào XHD (nếu có). Từ ĐM lưỡi,
tìm các nhánh của ĐM lưỡi và ĐM dưới lưỡi đi vào XHD.
Hình ảnh XHD chụp từ máy CBCT Galileos - Sirona, quang trường
15x15 cm; điểm ảnh 0,3 mm; thời gian 14 giây; hiệu điện thế 85 kV,
cường độ 5 - 7 mA, tần số 50 Hz. Hinh ảnh được khảo sát bằng phần
mềm Galaxis XG, màn hình Dell U2713HMt, độ phân giải 2560 x


6
1440 WQHD, hiển thị hình ảnh XHD đồng thời trên ba mặt phẳng
định hướng tham chiếu.
2.4. Thi thể

Mặt trong XHD, đo đường kính ĐM tại nguyên ủy ĐM cảnh
ngoài, tại gốc của ĐM dưới cằm, của nhánh từ ĐM mặt vào XHD và
ĐM dưới lưỡi. Xác định chiều dài ĐM theo từng nguyên ủy (nếu có).
Tỉ lệ và vị trí ĐM cấp máu mặt trong XHD theo từng nguyên ủy (nếu
có). Mặt ngoài XHD, tại vùng lỗ cằm, mở xương bộc lộ DTK XOD và
DTK răng cửa, ghi nhận hình thái đường đi của DTK XOD chuyển
tiếp từ OHD đến lỗ cằm theo Benninger (2011) và Hu (2007).
2.5. Hình ảnh CBCT: Ghi nhận các đặc điểm sau
Đường kính, đặc điểm đường đi của OHD trên mặt phẳng đứng
dọc (Loại A, B, C), trên mặt phẳng ngang (Dạng A1, A2), sự hiện diện
của ống đôi OHD (nếu có).
Vùng cằm: kích thước, vị trí lỗ cằm, góc độ ngang và đứng của
ống cằm; sự hiện diện và vị trí của lỗ cằm phụ (nếu có); sự hiện diện
và chiều dài của vòng ngoặt trước (nếu có); chiều dài và đặc điểm
đường đi ống cửa; số lượng và vị trí lỗ lưỡi giữa, lỗ lưỡi bên.
2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.20. Trnh bày biến số định
tính dưới dạng tỉ lệ %, trình bày biến số định lượng dưới dạng giá trị
trung bình và độ lệch chuẩn. Tương quan giữa các biến số được khảo
sát bằng phép kiểm t bắt cặp, phép kiểm t độc lập,

phép kiểm

ANOVA một yếu tố Post Hoc dùng Bonferroni, phép kiểm chính xác
Fisher và phép kiểm McNemar, hệ số tương quan Pearson (r) để xác
định mức độ tương quan giữa hai biến số, p < 0,05 có ý nghĩa thống
kê. Kết quả trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ, hình ảnh, mô tả.


7

7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng Y đức của trường cho
phép thực hiện. Tất cả mẫu CBCT dùng trong nghiên cứu này là hình
ảnh sẵn có tại bộ môn Chẩn đoán hình ảnh RHM từ các bệnh nhân
được chỉ định chụp để khảo sát tình trạng chóp răng khôn mọc lệch,
liên quan với OHD. Thông tin thu thập và lưu trữ cho nghiên cứu này
được bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu gồm 20 thi thể, với nam nữ bằng nhau, tuổi trung
bình 71,2 ± 16,6 và hình ảnh CBCT XHD của 345 người Việt trưởng
thành, gồm 125 nam và 220 nữ, tuổi trung bình 28,8 ± 8,1. Các đặc
điểm nghiên cứu được khảo sát trên mỗi bên XHD.
3.2. Kết quả khảo sát trên thi thể
3.2.1. Các dạng nguyên ủy và đường kính ĐM lưỡi và ĐM mặt
Bảng 3.2: Các dạng nguyên uỷ của ĐM lưỡi, ĐM mặt, ĐM giáp trên
Có thân chung

Không
thân chung

Giáp – Lưỡi

Lưỡi – Mặt

Giáp – Lưỡi – Mặt

Phải

16 (80%)


0

4 (20%)

0

Trái

17 (85%)

0

2 (10%)

1 (5%)

Tổng

33 (82,5%)

0

6 (15%)

1 (2,5%)

Có 17,5% ĐM giáp trên, ĐM lưỡi, ĐM mặt xuất phát từ thân
chung, 15% từ thân chung lưỡi mặt, 2,5% thân chung giáp lưỡi mặt.
Bảng 3.6: Phân loại nguyên ủy ĐM dưới lưỡi theo Nakajima

ĐM

Lưỡi

Dưới cằm

Mặt

Thân chung

3 (7,5%)

2 (5%)

1 (2,5%)

Độc lập

21 (52,5%)

Tổng

24 (60%)

7 (17,5%) 5 (12,5%)
9 (22,5%)

6 (15%)

Lưỡi –

Dưới cằm
1 (2,5%)

7 (17,5%)

0

33 (82,5%)

1 (2,5%)

40 (100%)

Tổng


8
60% ĐM dưới lưỡi có nguyên ủy từ ĐM lưỡi; 22,5% từ ĐM dưới
cằm; 15% từ ĐM mặt và 2,5% từ nhánh nối ĐM lưỡi – ĐM dưới cằm
và nhánh nối này có nguyên ủy từ thân chung.
Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.8 cho thấy: 100% trường hợp ĐM
dưới lưỡi đi vào lỗ lưỡi giữa. ĐM đi vào lỗ lưỡi bên: 47,5%, trong đó
chủ yếu là ĐM dưới cằm (57,9%).
Bảng 3. 8: Tỉ lệ ĐM dưới lưỡi đi vào lỗ lưỡi giữa và lỗ lưỡi bên
Lỗ lưỡi giữa

Lỗ lưỡi bên

ĐM


Lưỡi D. cằm Mặt

Nối

Tổng

n
(%)

24
(60)

9
(22,5)

6
(15)

1
(2,5)

40
5
11
3
19
(100) (12,5) (27,5) (7,5) (47,5)

loại ĐM


60

22,5

15

2,5

100

Lưỡi D.cằm

26,3

57,9

Mặt

15,8

Tổng

100

Tất cả các ĐM dưới lưỡi đều đi vào lỗ lưỡi giữa. Ở lỗ bên, chỉ có
47,5% ĐM đi vào, chủ yếu là ĐM dưới cằm (57,9% trường hợp).
42,5%
Gai cằm trên
Gai cằm dưới
Ngay gai cằm


15%
10%
7,5%

10%
5%
2,5%

Lưỡi

Dưới cằm

2,5% 2,5%
Mặt

0%

2,5%
0

Lưỡi - Dưới cằm

Biểu đồ 3.1: Vị trí động mạch dưới lưỡi đi vào lỗ lưỡi giữa
67,5% ĐM dưới lưỡi vào XHD qua lỗ gai cằm trên, 20% vào lỗ
gai cằm dưới và 12,5% vào lỗ ngay gai cằm.


9
Vùng Răng trước


Vùng Răng sau

Biểu đồ 3.2: Vị trí động mạch đi vào lỗ lưỡi bên
Trong số các ĐM đi vào lỗ lưỡi bên, có 42,1% ĐM vào vùng răng
trước (vùng II) và 57,9% vào vùng răng sau (vùng III).
Bảng 3.10: Đường kính ĐM dưới lưỡi theo đặc điểm thân chung
Nguyên ủy
Không thân chung (mm) Thân chung (mm)
p
ĐM dưới lưỡi
(n = 33)
(n = 7)
ĐM lưỡi
21
1,4 ± 0,3
3
1,9 ± 0,4
0,02
ĐM dưới cằm
7
1,5 ± 0,3
2
1,3 ± 0,4
0,59
ĐM mặt
5
1,9 ± 0,3
1
1,8

0,88
Nối ĐM mặt – lưỡi
0
0
1
1,8
p*
ĐM lưỡi/ ĐM mặt = 0,02
0,7
Kiểm định t độc lập, * Kiểm định ANOVA một yếu tố Post Hoc Bonferroni

ĐM dưới lưỡi nguyên ủy từ ĐM lưỡi có đường kính trung bình
nhỏ nhất và ĐM lưỡi từ thân chung có đường kính trung bình lớn hơn
ĐM lưỡi có nguyên ủy độc lập.
Bảng 3.12: Đường kính ĐM dưới lưỡi tại vị trí lỗ lưỡi giữa
ĐM lưỡi
ĐM dưới cằm
ĐM mặt
n
25
9
6
Lỗ lưỡi giữa TB ± ĐLC
1,0 ± 0,1
0.9 ± 0,1
1,0 ± 0,2
p
ĐM lưỡi/ ĐM dưới cằm =0,02
n
5

9
3
Lỗ lưỡi bên
TB ± ĐLC
0,7 ± 0,1
0,8 ± 0,1
0,9 ± 0,1
p
0,45
Kiểm định ANOVA một yếu tố, Post Hoc Bonferroni

Đường kính trung bình của ĐM dưới lưỡi có nguyên ủy từ ĐM
dưới cằm nhỏ nhất.


10
Bảng 3.14: Hình dạng chuyển tiếp của DTK XOD tại vùng cằm
Hình dạng
Nam
Nữ
Chung

Chữ Y ngược
Phải
Trái
7 (70)
9 (90)
7 (70)
9 (90)
14 (70)

18 (90)

Dạng chữ T
Phải
Trái
2 (20)
1 (10)
3 (30)
0
5 (20)
1(10)

Dạng chữ Y
Phải
Trái
1 (10)
0 (10)
0
1 (10)
1(10)
1 (10)

Đường đi của DTK XOD đa số có dạng chữ Y ngược: 70% bên
trái và 90% bên phải.
3.3. Kết quả khảo sát trên CBCT
Bảng 3.15: Đường kính ống hàm dưới tại vị trí lỗ hàm
Đường kính
(mm)

n


250
440
345
Phần hàm
345
Chung
690
Kiểm định t độc lập, * kiểm định t bắt cặp
Giới

Nam
Nữ
Phải
Trái

Chiều trước sau
(TB ± ĐLC)
4,5 ± 0,8
4,5 ± 0,7
4,5 ± 0,7
4,5 ± 0,8
4,5 ± 0,8

p
0,18
*0,63

Bảng 3. 16: Đường kính ống hàm dưới tại vị trí chóp chân răng
Đường kính


Nam

Nữ

p

Phải

Trái

p

2,4 ± 0,4 2,4 ± 0,9 0,52

2,4 ± 0,3

2,4 ± 1,0

0,70

Chiều ngoài trong 2,1 ± 0,3 2,0 ± 0,3 0,04

2,1 ± 0,3

2,1 ± 0,3

0,42

2,5 ± 0,4 2,4 ± 0,3 0,001


2,4 ± 0,3

2,4 ± 0,4

0,47

Chiều ngoài trong 2,2 ± 0,3 2,1 ± 0,3 0,001

2,1 ± 0,3

2,1 ± 0,3

0,59

2,6 ± 0,4 2,5 ± 0,3 0,001

2,5 ± 0,4

2,5 ± 0,4

0,34

Chiều ngoài trong 2,3 ± 0,3 2,2 ± 0,3 0,02

2,2 ± 0,3

2,2 ± 0,3

0,64


2,6 ± 0,4 2,5 ± 0,4 0,001

2,6 ± 0,4

2,5 ± 0,4

0,03

Chiều ngoài trong 2,3 ± 0,4 2,2 ± 0,3 0,001
Kiểm định t độc lập

2,2 ± 0,3

2,2 ± 0,4

0,2

R6 chân gần
Chiều trên dưới
R6 chân xa
Chiều trên dưới
R7 chân gần
Chiều trên dưới
R7 chân xa
Chiều trên dưới


11
Đường kính OHD có khác biệt theo giới trừ vị trí chân gần răng

R6 và có sự cân xứng giữa hai bên ngoại trừ chân xa răng R7.
Bảng 3.17: Khoảng cách từ OHD đến các mốc giải phẫu
R6 chân gần

n = 250

n = 440

Chóp R

7,6 ± 2,3

7,2 ± 2,2 0,048 7,4 ± 2,2 7,3 ± 1,2

0,51

Thành ngoài XHD

7,3 ±1,3

6,9 ± 1,2 0,001 7,0 ± 1,3 7,1 ± 1,2

0,48

Thành trong XHD

3,8 ±0,1

4,1 ± 0,9 0,004


0,49

Bờ dưới XHD

10,1± 1,5

9,0 ± 1,5 0,001 9,4 ± 1,6 9,4 ± 1,6

R6 chân xa

p

n = 345

4±1

4,0 ± 1

p

0,78

n = 250

n = 440

Chóp R

7,1 ± 2,3


6,8 ± 2,1

0,11 6,9 ± 2,1 6,9 ± 2,2

0,93

Thành ngoài XHD

8,1 ± 1,4

7,6 ± 1,2 0,001 7,7 ± 1,2 7,9 ± 1,3

0,28

Thành trong XHD

3,8 ± 0,9

4,1 ± 0,9 0,001

3,9 ± 0,9

0,63

Bờ dưới XHD

10,3 ± 1,5

9,2 ±1,5 0,001 9,6 ± 1,6 9,6 ± 1,7


0,83

R7 chân gần

n = 345

n = 345

4 ± 0,9

n = 215

n = 366

Chóp R

5,7 ± 2,3

5,1 ± 2,0

Thành ngoài XHD

8,8 ± 1,4

8,4 ± 1,2 0,001 8,5 ± 1,3 8, 6 ± 1,3 0,45

Thành trong XHD

3,9 ± 1


Bờ dưới XHD
R7 chân xa

4,2 ± 2,6

n = 292

n = 345

n = 289

0,01 5,3 ± 2,2 5,3 ± 2,1

0,84

0,04 4,0 ± 0,9 4,2 ± 2,8

0,55

10,5 ± 1,7 9,7 ± 1,8 0,001 10,0 ± 1,8 10 ± 1, 8

0,6

n = 250

n = 440

n = 345

n = 345


Chóp R

5,0 ± 2,1

4,6 ± 1,9 0,005 4,7 ± 2,0

4,8 ± 2

0,82

Thành ngoài XHD

8,9 ± 1,5

8,3 ± 1,3 0,001 8,5 ±1,4

8,6 ± 1,4

0,65

Thành trong XHD

4,1 ± 1,1

4,1 ± 0,9

0,36 4,1 ± 1,0

4,1 ± 1


0,56

Bờ dưới XHD
10,9 ± 1,9 9,9 ± 1,9 0,001 10,3 ± 2
Kiểm định t độc lập

10,3 ± 2

0,92

Khoảng cách từ thành OHD đến chóp các răng, thành ngoài,
thành trong và bờ dưới XHD có cân xứng phải trái. OHD của nam xa
thành ngoài và bờ dưới XHD hơn nữ.


12
Bảng 3. 19: Hình dạng OHD trên mặt phẳng đứng dọc
n

Loại A

Loại B

Loại C

Nam

250


27 (10,8)

60 (24)

163 (65,2)

Nữ

440

33 (7,5)

107 (24,3)

300 (68,2)

Bên phải

345

36 (10,4)

80 (23,2)

229 (66,4)

Bên trái

345


24 (7)

87 (25,2)

234 (67,8)

60 (8,7)

167 (24,2)

463 (67,1)

Chung
Kiểm định chính xác Fisher

p
0,02

0,03

Hình dạng OHD trên mặt phẳng đứng dọc đa số là loại C
(67,1%); hình dạng OHD giữa hai bên phải trái tương tự nhau.
Bảng 3. 20: Hình dạng OHD theo mặt phẳng ngang
n

Dạng A1 n (%)

Dạng A2 n (%)

Nam


250

215 (86)

35 (14)

Nữ

440

381 (87,3)

59 (13,4)

p

0,0001

0,1

Bên phải

345

304 (88,1)

41 (11,9)

Bên trái


345

292 (84,6)

53 (15,4)

596 (86,4)

94 (13,6)

Chung
Kiểm định chính xác Fisher

p

0,04
0,0001

Trên mặt phẳng ngang, hình dạng OHD chủ yếu là A1: 86,4%.
Bảng 3. 21: Hiện diện ống đôi ống hàm dưới
Tỉ lệ



Không

Nam

n = 250


10 (4)

240 (96)

Nữ

n = 440

27 (6,1)

413 (93,9)

Phải

n = 345

23 (6,7)

322 (93,3)

Trái

n = 345

14 (4,1)

331 (95,9)

37 (5,4)


653 (94,6)

Chung
n = 690
Kiểm định chính xác Fisher

p
0,07
0,04
0,04

Có 5,4% trường hợp có ống đôi OHD, bên phải nhiều hơn trái.


13
3.3.2. Đặc điểm hình thái lỗ cằm
Bảng 3. 25: Góc ống cằm trên mặt phẳng đứng ngang (góc độ đứng)
Phần hàm

Nam

Nữ

p*

Chung

Phải


45,30 ± 11,40

43,30 ± 9,10

0,08

44,00 ± 10,00

Trái

45,30 ± 9,70

43,50 ± 10,00

0,11

44,20 ± 9,90

p

0,96

0,8

0,82

Chung
45,30 ± 10,60
43,40 ± 9,50
Kiểm định t bắt cặp *Kiểm định t độc lập


0,02

44,10 ± 100

Bảng 3. 27: Sự hiện diện của lỗ cằm phụ
Phải

Lỗ cằm phụ
n (%)
Nam
n =250

1 lỗ

Nữ
(n= 440)

1 lỗ

2 lỗ
2 lỗ

Trái

Không



Không


115
(92)

9 (7,2)
1 (0,8)

Chung


Không



112 12 (9,6) 227 21 (8,4)
(89,6) 1 (0,8) (90,8) 2 (0,8)

203 15 (6,8) 201 18 (8,2) 404 33 (7,5)
(92,3) 2 (0,9) (91,3) 1 (0,5) (91,8) 3 (0,7)

p
Kiểm định chính xác Fisher

p

0,1

0,08

59/690 trường hợp có lỗ cằm phụ. Trong đó 5/59 trường hợp có

nhiều hơn một lỗ cằm phụ.
Bảng 3. 29: Tỉ lệ xuất hiện vòng ngoặt trước
Vòng ngoặt
trước

Phải
Không

Trái


Không

Chung


Không



p

Nam
(n= 250)

18
107
28
97
46

204
0,07
(14,4%) (85,6%) (22,4%) (77,6%) (18,4%) (81,6%)

Nữ
(n= 440)

35
185
40
180
75
(15,9%) (84,1%) (18,2%) (81,8%) (17%)

Chung

53
292
68
277
(15,36) (84,64) (19,71) (80,29)

365
(83%)

121
569
0,03
(17,5) (82,5%)


82,5% trường hợp có hiện diện vòng ngoặt trước.
Bảng 3. 30: Chiều dài trung bình vòng ngoặt trước


14
n

TB ± ĐLC

Nam

204

1,9 ± 1,1

Nữ

365

1,6 ± 1,0

Phải

292

1,8 ± 1,1

Trái

277


1,7 ± 1,0

Chiều dài (mm)
Giới

Phần hàm
Chung
Kiểm định t độc lập

569

p
0,001

0,52

1,7 ± 1,0

Chiều dài trung bình vòng ngoặt trước: 1,7 ± 1,0 mm
Bảng 3. 31: Tương quan của vòng ngoặt trước với các đặc điểm khác
Vòng ngoặt trước

Góc độ



Không

Đứng (độ)


43,6 ± 9,4

46,6 ± 12,1

0,02

Ngang (độ)

70,8 ± 9,8

91,7 ± 8,6

0,001

ngang

r = - 0,7

0,001

đứng

r = - 0,03

0,43

566

30


3

91

A (n = 60)

38

22

B (n = 167)

128

39

C (n = 463)

403

60

Có (n = 37)

30

7

Không (n = 653)


539

114

Có (n = 59)

49

10

Tương quan Pearson
Mặt phẳng A1 (n = 596)
ngang
A2 (n = 94)
Hình dạng
ống hàm dưới Mặt phẳng
đứng dọc
(N= 690)
Ống đôi

Lỗ cằm phụ

p

0,001*

0,001*

0,001**


0,001**
Không (n = 631)
520
111
Kiểm định t độc lập, * Kiểm định chính xác Fisher, **Kiểm định McNemar

Vòng ngoặt trước tương quan nghịch với góc độ ngang ống cằm
3.3.4 Ống cửa hàm dưới
Bảng 3. 35: Đường kính ống cửa hàm dưới


15
Đường kính
Trước sau
(mm) Nam
(TB
1,2±±ĐLC)
0,3
Bắt đầu
Nữ
1,2 ± 0,3
Nam
1,0 ± 0,3
Kết thúc
Nữ
1 ± 0,3
Phải
1,2 ± 0,3
Bắt đầu

Trái
1,2 ± 0,3
Phải
1 ± 0,3
Kết thúc
Trái
1,0 ± 0,3
Bắt đầu
1,2 ± 0,3
Chung
Kết thúc
1,0 ± 0,3
Kiểm định t độc lập, * Kiểm định t bắt cặp

Trên dưới
(TB
1,4±±ĐLC)
0,7
0,77
1,3 ± 0,6
1,1 ± 0,3
0,50
1,1 ± 0,3
1,3 ± 0,3
0,09*
1,4 ± 0,8
1,1 ± 0,3
0,41*
1,1 ±0,3
1,4 ± 0,6

0,001*
1,1 ± 0,3
p

p
0,83
0,72
0,16*
0,6*
0,001*

Đường kính trung bình ống cửa tại vị trí kết thúc nhỏ hơn vị trí
bắt đầu.Có cân xứng hai bên và không khác biệt theo giới.
60,5

59,6

57,4

Lỗ gai cằm trên
24,6
14,9

27,5
15,1

25,1
15,3

Lỗ ngay gai cằm

Lỗ gai cằm dưới

Nam (n = 195)

Nữ (n = 357)

Tổng (n = 542)

Biểu đồ 3.6: Phân bố vị trí lỗ lưỡi giữa

33%

(P)

48,4%

40,7%
49,9%

54,8%

(T)

Tổng
Vùng R trước

(P)

(T)


52,3%

Không

Tổng

Vùng R sau

Biểu đồ 3.6: Tần suất hiện diện lỗ lưỡi bên
Tỉ lệ lỗ lưỡi bên ở vùng răng trước: 40,7% và 52,3% lỗ lưỡi bên
hiện diện ở vùng vùng răng sau.


16
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu gồm 20 thi thể thể người Việt tại bộ môn Giải
Phẫu học, khoa Y và 345 hình ảnh CBCT của các cá thể tuổi từ 18 trở
lên đang lưu giữ tại khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh. Tỉ lệ thi thể nam và nữ xấp xỉ nhau, tuổi lớn nhất:103
tuổi và nhỏ nhất: 33 tuổi. Các thi thể có vùng cổ, mặt chưa can thiệp
và không có xơ sẹo, vùng cổ không bị gập.
Trên hình ảnh CBCT, chọn hình ảnh thấy đầy đủ XHD, còn đủ
răng, có hoặc không có răng khôn HD, không có lồi rắn hàm dưới,
không chỉnh hình răng mặt.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này khảo sát trên các thi thể được bảo quản trong
cùng điều kiện, phẫu tích và đo đạc theo cùng phương pháp và thu
thập số liệu theo quy trình thường quy tại bộ môn Giải phẫu học. Phẫu
tích thi thể từ vùng cổ đến vùng dưới hàm, giữ nguyên vẹn khuôn mặt

theo nguyện vọng của người hiến tặng. Trên thế giới, các nghiên cứu
về giải phẫu học thường bổ đôi toàn bộ vùng đầu mặt qua đường giữa
của răng cửa sau đó bóc tách từ trên XHD xuống vùng sàn miệng.
Hình ảnh CBCT của các đối tượng nghiên cứu đều được chụp với
cùng một thông số kỹ thuật dành cho người trưởng thành, kích thước
điểm ảnhd 0,3 mm.
Ghi nhận số liệu theo mỗi bên XHD
4.3. Về kết quả nghiên cứu trên thi thể
4.3.1. Đặc điểm cấp máu ở mặt trong XHD
Tỉ lệ nguyên ủy độc lập từ ĐM cảnh ngoài: 82,5% tương tự trên
thế giới (78 – 94%). Trong các trường hợp có thân chung: tỉ lệ thân
chung ĐM lưỡi mặt thấp hơn L.V.Cường (2012), theo y văn: từ 7,5 –
28,6%.


17
Đối với thân chung lưỡi mặt giáp trên, ghi nhận được 2,5% tương
tự L.V.Cường (2012). Theo các nghiên cứu đây là một thay đổi giải
phẫu cực kỳ hiếm. Chúng tôi chưa ghi nhận có thân chung giáp lưỡi,
tương tự L.V.Cường (2012). Đường kính trung bình ĐM lưỡi, ĐM
mặt khi có thân chung xấp xỉ đường kính ĐM có nguyên ủy độc lập,
tương tự nghiên cứu trên thế giới và lớn hơn L.V.Cường (2012).
ĐM cấp máu cho mặt trong XHD chính từ các ĐM nuôi dưỡng
sàn miệng. Chúng tôi cũng gọi tên ĐM cấp máu mặt trong XHD theo
vị trí vùng cấp máu khác với một số nghiên cứu gọi tên theo nguyên
ủy ĐM. Theo cách gọi tên này, ĐM cấp máu cho mặt trong XHD là
ĐM dưới lưỡi. Nghiên cứu ghi nhận 60% trường hợp ĐM dưới lưỡi có
nguyên ủy từ ĐM lưỡi, thấp hơn nghiên cứu Loukas (2008), Gakonyo
(2015). 22,5% ĐM dưới lưỡi có nguyên ủy từ ĐM dưới cằm thấp hơn
Bavitz (1994) và cao hơn Gakonyo (2015). Một trường hợp có nguyên

ủy từ nhánh nối ĐM lưỡi – ĐM dưới cằm, tương tự nghiên cứu của
Masui (2016) và thấp hơn Nakajima (2014), Gakonyo (2015). Đặc
biệt, nghiên cứu ghi nhận 15% trường hợp ĐM dưới lưỡi có nguyên
ủy trực tiếp từ ĐM mặt, tương tự Nakajima (2014) và Masui (2016),
đặc điểm này có thể giải thích được trường hợp cầm máu ở vùng trước
XHD bị thất bại.
Theo đặc điểm thân chung, ghi nhận có 17,5% ĐM dưới lưỡi xuất
phát từ thân chung lưỡi mặt, lớn hơn nghiên cứu của Nakajima (2014)
(8,7%). Trong đó tỉ lệ 7,5% ĐM dưới lưỡi có nguyên ủy từ ĐM lưỡi
nhiều hơn Nakajima (2014) (5,8%). ĐM dưới lưỡi có nguyên ủy từ
nhánh nối ĐM dưới cằm - ĐM lưỡi (2,5%) nhiều hơn 0,7% của
Nakajima (2014) (C2).
Tỉ lệ ĐM dưới lưỡi có nguyên ủy không từ ĐM lưỡi là 7,5%.
Trong đó, ĐM dưới lưỡi có nguyên ủy từ ĐM dưới cằm là 5% nhiều
gấp đôi Nakajima (2014) (C3: 2,2%) và 2,5% từ ĐM mặt cũng lớn


18
hơn Nakajima (2014) (C4: 0,7%). Phân loại theo đặc điểm thân chung
có nhiều ý nghĩa lâm sàng vì giúp giải thích được các trường hợp bị
chảy máu bất thường do can thiệp phẫu thuật vùng miệng hàm mặt. Vị
trí thân chung dễ nhầm với ĐM lưỡi nên có thể thắt nhầm thân chung
và gây thiếu máu nuôi vùng mặt.
Nghiên cứu này ghi nhận tất cả XHD đều có ĐM đi vào lỗ lưỡi
giữa và các ĐM đó chính là ĐM nuôi dưỡng sàn miệng. Kết quả này
tương tự nghiên cứu của Uchida (2009), Ganguly (2011), Santana
(2012). Trong đó, 60% ĐM dưới lưỡi có nguyên ủy từ ĐM lưỡi,
22,5% từ ĐM dưới cằm, 15% từ ĐM mặt và 2,5% từ nhánh nối ĐM
lưỡi – ĐM mặt (Bảng 3.8). Kết quả này tương tự Gakonyo (2015),
khác với Tagaya (2009) – 100% là nhánh của ĐM dưới cằm.

Đối với ĐM đi vào XHD qua lỗ lưỡi giữa, nghiên cứu này ghi
nhận 67,5% ĐM đi vào lỗ lưỡi giữa qua lỗ gai cằm trên; 20% ĐM vào
lỗ gai cằm dưới và 12,5% ĐM vào lỗ ngay gai cằm (Bảng 3.9). Đa số
các nghiên cứu đều mô tả tên ĐM đi vào mặt trong XHD mà không
ghi nhận ĐM đi vào lỗ gai cằm nào. Rosano (2009) thấy 19/20 ĐM
vào lỗ trên gai cằm. Loukas (2008) chỉ mô tả nhánh giữa của ĐM dưới
lưỡi là nhánh đi vào lỗ lưỡi giữa. Gakonyo (2015) thì ghi nhận khoảng
cách trung bình từ lỗ lưỡi giữa đến bờ dưới XHD.
Nghiên cứu này ghi nhận chỉ có 47,5% ĐM đi vào XHD qua lỗ lưỡi
bên, thấp hơn rất nhiều so với ĐM vào đường giữa XHD (100%).
Trong đó 26,3% ĐM có nguyên ủy từ ĐM lưỡi, 57,9% từ ĐM dưới
cằm và 15,8% từ ĐM mặt (Bảng 3.8); tương tự Loukas (2008) 53%
ĐM dưới lưỡi đi vào lỗ lưỡi bên và Tayaga (2009) là 100%. Chúng tôi
đã ghi nhận ĐM vào lỗ lưỡi bên không chỉ từ các ĐM cấp máu sàn
miệng mà còn từ các nhánh độc lập không vào lỗ lưỡi giữa. Điều này
cũng phù hợp do đặc điểm giải phẫu đường đi của ĐM dưới cằm đi
gần mặt trong XHD.


19
Đối với ĐM vào lỗ lưỡi bên ở vùng răng cửa – răng nanh, tỉ lệ
ĐM có nguyên ủy từ ĐM lưỡi và từ ĐM dưới cằm xấp xỉ nhau và
10,5% ĐM có nguyên ủy từ ĐM mặt. Đồng thời, nghiêncứu chúng tôi
cũng ghi nhận 42,1% nhánh của ĐM dưới cằm đi vào lỗ lưỡi bên ở
vùng răng cối nhỏ - răng cối lớn, thấp hơn Tayaga (2009). Đặc biệt,
nghiên cứu cũng ghi nhận có năm trường cả hai ĐM độc lập cùng cấp
máu ở vùng này, điều này thể hiện sự phong phú của ĐM cấp máu mặt
trong XHD và giúp giải thích được các biến chứng xuất huyết. Đường
kính trung bình ĐM vào lỗ lưỡi giữa: 1 mm (0,7-1,3 mm) và ĐM dưới
lưỡi – nguyên ủy từ ĐM dưới cằm, có đường kính nhỏ nhất. ĐM vào

lỗ lưỡi bên có đường kính trung bình 0,8 mm (0,6 – 1 mm).
4.4. Về kết quả nghiên cứu trên CBCT
4.4.1 Đặc điểm hình thái của ống hàm dƣới
Đường kính trung bình của OHD tại lỗ hàm có sự cân xứng giữa
hai bên phải trái và không khác biệt giới tính.
Nghiên cứu ghi nhận 5,4% trường hợp có ống đôi OHD, tương đồng
với C.T.T.Nhã (2013), thấp hơn người Nhật (Kuribayashi 2010),
người Hàn quốc (Kang 2014). Hình dạng OHD đa số có loại C
(67,1%)- theo mặt phẳng đứng dọc; và có dạng A1: 91,5% trên mặt
phẳng ngang với góc trung bình là 71,8 ± 100. Như vậy ở người Việt
trưởng thành, góc độ ngang của OHD có khuynh hướng là góc nhọn,
phù hợp với đặc điểm hiện diện vòng ngoặt trước trong nghiên cứu
này. Đường đi của OHD có khuynh hướng ở gần chóp chân răng và
thành trong XHD tại vị trí chân xa răng cối lớn thứ hai và tại vị trí gần
lỗ cằm: OHD gần thành ngoài với bờ dưới XHD hơn. Như vậy, đường
đi của OHD có khuynh hướng xuống dưới và ra mặt ngoài XHD khi
gần về phía lỗ cằm. Yoshioka (2010) cho thấy nhóm bị xáo trộn cảm
giác có khoảng cách từ OHD đến thành ngoài XHD giảm so với


20
nhóm bình thường và nếu khoảng cách này sau phẫu thuật <1,5 mm
thì có nguy cơ cao rối loạn cảm giác (Kuroyanagi 2013).
4.4.2. Đặc điểm hình thái của lỗ cằm
Đường kính trung bình lỗ cằm theo chiều trước sau và chiều trên
dưới là 3,3 ± 0,8 mm và 3,0 ± 0,7 mm, tương tự T.T.Mỹ (2006), nhỏ
hơn C.T.T.Nhã (2013). Lỗ cằm thường ở chóp răng cối nhỏ thứ hai
(71,7%), tương tự C.T.T.Nhã (2013), người Malaysia (Ngeow 2003),
người Trung Quốc (Li 2013), người Hàn quốc (Kim 2006). Góc độ
đứng ống cằm trung bình là 44,1 ± 100. Góc độ ngang ống cằm trung

bình là 74,4 ± 12,40. Như vậy ống cằm có chiều hướng lên trên và mở
ra sau khi di chuyển nối tiếp từ trong XHD ra lỗ cằm, tương tự nghiên
cứu von Arx (2013). Tỉ lệ hiện diện lỗ cằm phụ 8,6%, thấp hơn
T.T.Mỹ (2006), Naitoh (2011) và Katakami (2008) trên người Nhật.
Các lỗ cằm phụ trong nghiên cứu này phân bố ở cả 8 vị trí, trong đó
nhiều nhất là vị trí sau dưới lỗ cằm (35,6%), tương tự người Nhật.
Đường kính trước sau và trên đưới trung bình: 1,0 mm. Nghiên cứu
này chưa ghi nhận trường hợp nào có lỗ cằm phụ trong các trường hợp
có ống đôi OHD, ngược với Oliveira-Santos (2012) khảo sát ở người
Caucasia.
4.4.5. Đặc điểm hình thái của vòng ngoặt trƣớc
Tỉ lệ có vòng ngoặt trước chiếm đa số: 82,5%, cao hơn C.T.T.Nhã
(2013) và tương đồng với một số nghiên cứu trên thế giới. Chiều dài
vòng ngoặt trước có giá trị từ 0,5 - 6,5 mm, trung bình là 1,7 ± 1,0
mm. Như vậy, khi có hiện diện vòng ngoặt trước thì đặt implant hoặc
can thiệp trong XHD ở vùng này cần phải cách bờ trước lỗ cằm tối
thiểu từ 1,6 mm (đối với nữ) và 1,9 mm (đối với nam). Đây là một thử
thách đối với nhà lâm sàng khi cần can thiệp ở vùng phía trước lỗ
cằm. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng ghi nhận các cá thể có hiện diện
vòng ngoặt trước thì thường OHD có hình dạng A1. Đối với với cá thể


21
có ống đôi OHD thì thường có hiện diện vòng ngoặt trước hơn, tương
tự nhóm có hiện diện lỗ cằm phụ thì có hiện diện vòng ngoặt trước
nhiều hơn. Đồng thời có sự tương quan nghịch giữa hiện diện vòng
ngoặt trước với góc độ ngang ống cằm (r = -0,7, p < 0,001), kết quả
trên CBCT phù hợp với khảo sát trên thi thể trong nghiên cứu này: có
vòng ngoặc trước thì hình dạng đường đi của DTK XOD có dạng Y
ngược ở trước lỗ cằm chiếm 80% trường hợp; dạng không có vòng

ngoặc là dạng chữ T và chữ Y.
4.4.6. Đặc điểm hình thái của ống cửa hàm dƣới
Đường kính trung bình ống cửa HD theo chiều trên dưới tại vị trí
bắt đầu và kết thúc trong nghiên cứu này lần lượt là 1,2 ± 0,3 mm và 1
± 0,3 mm, theo chiều trên dưới lần lượt là 1,4 ± 0,6 mm và 1,1 ± 0,3
mm; đường kính ống cửa HD có sự thu hẹp từ vị trí bắt đến vị trí kết
thúc cả theo chiều trên dưới lẫn chiều trước sau (p<0,001). Đường
kính ống cửa HD theo chiều trên dưới lớn hơn đường kính theo chiều
ngoài trong nên ống cửa HD có khuynh hướng có hình bầu dục.
4.4.7. Đặc điểm hình thái của lỗ lƣỡi
Hầu hết các cá thể đều có ít nhất một lỗ lưỡi giữa (54%), tương tự các
nghiên cứu trên thế giới, tỉ lệ cá thể có từ 2-5 lỗ lưỡi giữa là 63%. Về
vị trí lỗ lưỡi giữa: có 59,6% lỗ lưỡi ở vị trí trên gai cằm (Bảng 3.41).
Tỉ lệ này thấp hơn Kawai (2007), Tagaya (2009) và Sheikhi (2012).
Sự khác biệt này là do chúng tôi tính tỉ lệ trên tổng số lỗ lưỡi giữa
trong khi các nghiên cứu khác lại tính tỉ lệ mỗi loại lỗ lưỡi giữa trên
tổng số XHD. Ống lưỡi trên gai cằm có đường đi ra trước và xuống
dưới, ống dưới gai cằm đi theo hướng ra trước và lên trên. Đường kính
trung bình của lỗ lưỡi giữa theo chiều trên dưới là 1,1 ± 0,6 mm và chiều
ngoài trong là 0,9 ± 0,3 mm phù hợp với các nghiên cứu khác. Ngược
lại, chỉ có 40,7% các trường hợp có hiện diện lỗ lưỡi bên ở vùng răng
trước và 52,3% hiện diện lỗ lưỡi bên ở vùng răng sau.


22
KẾT LUẬN
Công trình nghiên cứu “Khảo sát đặc điểm giải phẫu mạch máu
thần kinh xương hàm dưới ở người Việt” cho phép đưa ra những kết
luận sau:
1. Đặc điểm mạch máu đi vào mặt trong xƣơng hàm dƣới

ĐM dưới lưỡi là ĐM đi vào mặt trong XHD, 60% có nguyên ủy
từ ĐM lưỡi; 22,5% từ ĐM dưới cằm; 15% từ ĐM mặt và 2,5% từ
nhánh nối ĐM lưỡi - ĐM dưới cằm, trong đó 15% ĐM dưới lưỡi có
nguyên ủy từ thân chung lưỡi mặt và 2,5% từ thân chung ĐM lưỡi mặt
giáp trên. Đường kính trung bình của ĐM dưới lưỡi nguyên ủy từ ĐM
mặt là lớn nhất (1,9 ± 0,3 mm); so với ĐM lưỡi, ĐM dưới cằm (1,5 ±
0,4 mm và 1,5 ± 0,3 mm). Tỉ lệ ĐM dưới lưỡi có nguyên ủy từ thân
chung: 17,5%, trong đó 15% ĐM dưới lưỡi có nguyên ủy từ thân
chung lưỡi mặt và 2,5% từ thân chung ĐM lưỡi mặt giáp trên. Đường
kính trung bình ĐM dưới lưỡi có nguyên ủy từ ĐM lưỡi nhóm thân
chung thì lớn hơn nguyên ủy từ ĐM lưỡi xuất phát độc lập từ ĐM
cảnh ngoài.
Ở đường giữa XHD, có 67,5% ĐM dưới lưỡi vào lỗ gai cằm trên;
20% vào lỗ gai cằm dưới và 12,5% vào lỗ ngay gai cằm. Đường kính
trung bình ĐM tại vị trí lỗ lưỡi có nguyên ủy từ ĐM lưỡi, ĐM dưới
cằm và ĐM mặt lần lượt là 1 ± 0,1 mm, 0,9 ± 0,1 mm là 1,0 ± 0,2 mm.
Ở hai bên XHD, chỉ có 47,5% ĐM đi vào lỗ lưỡi bên; trong đó 57,9%
có nguyên ủy từ ĐM dưới cằm, 26,3% từ ĐM lưỡi và 15,8% từ ĐM
mặt. ĐM vào lỗ lưỡi bên từ hai nguồn: ĐM cấp máu sàn miệng và từ
nhánh độc lập của ĐM dưới cằm. Tỉ lệ ĐM đi vào lỗ lưỡi bên tại vùng
răng trước là 42,1% và tại vùng răng sau là 57,9%. Đường kính trung
bình ĐM có nguyên ủy từ ĐM lưỡi là 0,7 ± 0,1 mm, từ ĐM dưới cằm:
0,8 ± 0,1 mm và từ ĐM mặt: 0,9 ± 0,1 mm.


23
2. Đặc điểm đƣờng đi ống hàm dƣới
Đường kính OHD tại vị trí lỗ hàm là 4,5 ± 0,8 mm. Ống hàm dưới
có khuynh hướng nằm gần thành trong XHD và gần chóp răng (tại vị
trí chóp chân xa RCL thứ hai); khi chạy ra trước về phía lỗ cằm, OHD

nằm gần thành ngoài và gần bờ dưới XHD đồng thời đường kính ống
thu hẹp dần. Hình dạng đường đi của OHD đa số có hình dạng loại C
(trên mặt phẳng đứng dọc) và dạng A1 (trên mặt phẳng ngang). Ống
đôi OHD hiện diện trong 5,4% trường hợp với đường kính theo chiều
ngoài trong và chiều trên dưới lần lượt là: 1,6 ± 0,6 mm và 1,8 ± 1 mm.
3. Đặc điểm các dạng và kích thƣớc lỗ cằm, vòng ngoặt trƣớc,
ống cửa và lỗ lƣỡi
Lỗ cằm ở người Việt đa số nằm ở chóp RCN thứ hai (71,7%).
Góc độ đứng trung bình ống cằm là 44,10 ± 10 và góc độ ngang trung
bình là 74,40 ± 12,5. Đường kính trung bình của lỗ cằm theo chiều
trước sau và chiều trên dưới lần lượt là: 3,3 ± 0,8 mm và 3,0 ± 0,7
mm.
Lỗ cằm phụ hiện diện trong 8,6% (59/690), trong đó có năm
trường hợp có hai lỗ cằm phụ. Vị trí thường gặp là sau dưới (35,6%).
Đường kính trung bình lỗ cằm phụlà 1,0 ± 0,9 mm.
Đa số người Việt có hiện diện vòng ngoặt trước (82,5%) (trên
CBCT) và 80% (trên thi thể). Chiều dài trung bình (trên CBCT): 1,7 ±
1,0 mm. Đường đi của DTK XOD đa số có dạng chữ Y ngược. Sự
hiện diện vòng ngoặt trước có tương quan nghịch với góc độ ngang
ống cằm: có vòng ngoặt trước thì góc độ ngang ống cằm nhỏ hơn. Các
cá thể có vòng ngoặt trước thì OHD đa số có dạng A1 (trên mặt phẳng
ngang) và loại C (trên mặt phẳng đứng dọc). Tỉ lệ hiện diện ống đôi
OHD và lỗ cằm phụ trong các cá thể có vòng ngoặt trước nhiều hơn.
Ống cửa hàm dưới có đường kính trung bình giảm từ vị trí bắt
đầu theo chiều trên dưới (1,2 ± 0,3 mm) và chiều ngoài trong (1,4 ±


×