BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NGUYỄN KIỀU GIANG
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, ĐỘT BIẾN GEN
BỆNH THALASSEMIA Ở PHỤ NỮ NGƯỜI DÂN TỘC TÀY VÀ THỬ
NGHIỆM GIẢI PHÁP CAN THIỆP TẠI 6 XÃ HUYỆN ĐỊNH HÓA,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và tổ chức Y tế
Mã số: 62 72 01 64
2
THÁI NGUYÊN 2019
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng
2. GS.TS. Hoàng Khải Lập
Phản biện 1: ……………………………………………………………
Phản biện 2: ……………………………………………………………
Phản biện 3: ……………………………………………………………
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp đại học tại
Trường Đại học Y Dược Đại học Thái Nguyên
Vào hồi …………..giờ, ngày …… tháng ….. năm 2019
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên
Thư viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
4
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thalassemia là một nhóm các bệnh thiếu máu tan máu có tính chất di truyền do có bất
thường trong quá trình sinh tổng hợp huyết sắc tố dẫn đến tình trạng thiếu máu ở các mức độ
khác nhau. Theo tổ chức y tế thế giới (W.H.O) ước tính, có khoảng 7% dân số thế giới mang gen
bệnh Thalassemia và có từ 300.000 đến 400.000 trẻ sinh ra mắc bệnh thiếu máu huyết tán nặng
mỗi năm.
Tại Việt Nam, theo các thống kê chưa đầy đủ, có khoảng hơn 12 triệu người đang mang
gen bệnh thalassemia phổ biến ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Đặc biệt, tỷ lệ người mang
gen thalassemia phân bố trong các nhóm dân tộc thiểu số cao hơn hẳn dân tộc Kinh. Với 53 nhóm
dân tộc thiểu số có kiểu gen, tần suất gen đột biến có thể khác nhau giữa các nhóm dân tộc, việc
nghiên cứu tần suất mang gen trong từng nhóm dân tộc là rất cần thiết cho xây dựng chương trình
dự phòng thalassemia tại Việt Nam. Trong các nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam, dân tộc Tày
có dân số hơn 1,6 triệu người, đứng đầu trong 10 nhóm dân tộc có dân số cao nhất cả nước. Tỷ lệ
13,2% mang gen thalassemia trong nhóm người Tày di cư vào Nam đã được báo cáo vào năm 2010.
Tuy nhiên tần suất mang gen, kiểu gen đột biến và tần số alen ở quần thể người Tày gốc ở khu
vực Đông Bắc còn chưa được báo cáo đầy đủ.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía Đông Bắc, nơi sinh sống của
nhiều nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là người dân tộc Tày. Tuy
nhiên chưa có số liệu thống nhất về tần xuất mang gen bệnh và kiểu gen đột biến trong khi đây là
các thông tin rất cần thiết cho dự phòng thalassemia tại khu vực. Bên cạnh đó, xây dựng và thử
nghiệm một chương trình can thiệp dự phòng bằng sàng lọc tư vấn ngay tại tuyến y tế cơ sở
còn ít được nghiên cứu tại Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
1.Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học và đột biến gen bệnh thalasemia ở phụ nữ dân tộc
Tày trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, năm 2015.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp sàng lọc, tư vấn, theo dõi về bệnh thalassemia tại 6 xã
huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, năm 20162017.
3. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp mới của đề tài
Đóng góp mới về khoa học
Áp dụng xét nghiệm sinh học phân tử kết hợp phân tích thành phần tỷ lệ huyết sắc tố
trong việc xác định tần suất mang gen thalassemia trong nhóm dân tộc Tày ở khu vực Thái Nguyên.
Tỷ lệ mang gen chung lên đến 27% chưa từng được báo cáo trong các nghiên cứu trước đó ở quần
thể này. Đặc biệt là tần suất mang gen alpha thalassemia là 16,3% lần đầu được báo cáo trong
nhóm người Tày tại địa điểm nghiên cứu, trong đó đột biến SEA cao nhất, chiếm 48,57%.
Xây dựng và áp dụng thành công mô hình sàng lọc, tư vấn, chẩn đoán trước sinh trong dự
phòng thalassemia ngay tại tuyến y tế cơ sở với các công đoạn sàng lọc, tư vấn được thực hiện
trực tiếp bởi cán bộ y tế cơ sở. Với quy trình vận chuyển nhận máu chặt chẽ, việc thực hiện
chẩn đoán thể bệnh, chẩn đoán kiểu gen được thực hiện tại tuyến tỉnh đã giải quyết bài toán về
tiếp cận và sẵn có của hệ thống y tế.
Đóng góp về thực tiễn
Việc xác định được kiểu gen đột biến và tần suất alen đột biến trong quần thể người Tày
tại địa điểm nghiên cứu rất có ý nghĩa trong dự phòng thalassemia tại đây. Các thông tin này sẽ
được tham khảo để xây dựng panel chẩn đoán thalassemia cho khu vực miền núi Đông Bắc nói
chung, để ước tính tỷ lệ mắc mới các thể nặng trong quần thể và đóng góp số liệu trong việc xây
dựng bản đồ gen thalassemia tại Việt Nam.
5
Mô hình can thiệp dự phòng thalasssemia là khả thi tại tuyến Y tế cơ sở. Đề tài đã thực
hiện chuyển giao kỹ thuật sàng lọc xét nghiệm OF cho 6 xã thuộc Trung tâm Y tế huyện Định
Hoá. Chuyển giao mô hình sàng lọc, tư vấn dự phòng thalassemia cho huyện Định Hoá. Chuyển
giao kỹ thuật sàng lọc HbE bằng xét nghiệm DCIP cho Trung tâm Huyết học Truyền máu Thái
Nguyên.
6
4. Cấu trúc của luận án
Luận án được trình bày trong 121 trang, bao gồm: đặt vấn đề (2 trang), tổng quan (40 trang),
đối tượng và phương pháp nghiên cứu (17 trang), kết quả nghiên cứu (23 trang), bàn luận (35 trang),
kết luận (2 trang), kiến nghị (1 trang), công trình nghiên cứu khoa học (1 trang), tài liệu tham khảo (8
trang).
Luận án gồm 37 bảng, 22 hình. Trong 105 tài liệu tham khảo có 25 tài liệu tiếng Việt, 80
tài liệu tiếng Anh. 42 tài liệu xuất bản trong vòng 5 năm từ 20132018 (70 tài liệu xuất bản trong
10 năm trở lại đây). Phụ lục gồm các công cụ thu thập số liệu, danh sách đối tượng nghiên cứu và
các hình ảnh hoạt động can thiệp của nhóm nghiên cứu.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1.
Khái niệm bệnh thalassemia
Thuạt ng
̂ ữ “thalassemia” hay tan máu bẩm sinh liên quan đên m
́ ọt nhóm b
̂
ệnh lý huyêt hoc
́ ̣
đạc trung b
̆ ̛
ởi sự giam tông h
̉
̉
ợp cua m
̉
ọt trong hai chuôi globin (
̂
̃
α hoạc
̆ β) câu tao nên phân t
́ ̣
ử
hemoglobin ngươi l
̀ ơn bình thu
́
̛ơng (HbA,
̀
α2β2), gây hạu qua giam t
̂
̉
̉ ổng hợp hemoglobin trong
hông câu cu
̀
̀ ối cùng biểu hiện ra bên ngoài bằng tình trạng thiêu máu.
́
1.2. Cơ chế di truyền của thalassemia
Theo đặc điểm di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường và tình trạng mang gen bệnh ở đời
trước, có 5 trường hợp tổ hợp bệnh di truyền sang đời sau.
Trường hợp cả bố và mẹ mắc bệnh thể đồng hợp tử, 100% con mắc bệnh thể đồng hợp
tử. Trường hợp một người đồng hợp tử, một người dị hợp tử: 50% số con mắc bệnh thể đồng
hợp tử, 50% số con mắc bệnh thể dị hợp tử.Trường hợp cả b ố và mẹ mang gen bệnh: 25% con
mắc bệnh thể đồng hợp tử: 50% con mắc bệnh thể dị hợp tử, 25% con hoàn toàn bình thường.
Trường hợp một người bình thường, một người dị hợp tử: 50% số con mắc bệnh thể dị hợp tử,
50% số con bình thường. Trường hợp một người bình thường, một người đồng hợp tử: 100% số
con mắc bệnh thể dị hợp tử.
1.3. Một số vấn đề dịch tễ học thalassemia
Đặc điểm nhóm tuổi: Các thể bệnh khác nhau có biểu hiện và ảnh hưởng ở các nhóm tuổi
là khác nhau. Dựa vào tuổi và các đặc điểm lâm sàng khác, bác sỹ có thể sơ bộ chẩn đoán
được thể bệnh từ đó làm xác định xét nghiệm hợp lý cho chẩn đoán xác định. Lứa tuổi, giới
tính cũng là một trong các tiêu chí cần cân nhắc khi xây dựng chương trình sàng lọc
thalassemia
Đặc điểm dân tộc: Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng định nhóm người dân tộc
thiểu số có xu hướng mang gen cao hơn hẳn nhóm dân tộc đa số. Điều này được lý giải
qua đặc điểm dịch tễ, văn hoá của các nhóm người dân tộc thiểu số. Người dân tộc thiểu số
cũng có xu hướng giao tiếp với người cùng địa bàn và cùng nhóm ngôn ngữ kéo theo các
hành vi hôn nhân gần về địa lý. Đây là một yếu tố làm tăng tỷ lệ mang gen thalassemia
trong cộng đồng người dân tộc thiểu số.
Đặc điểm về giới: Yếu tố giới được xem xét trong bối cảnh thiếu máu và các biến chứng
của thiếu máu gây ra do mắc bệnh thalassemia. Với các thể lâm sàng cả nam giới và nữ
đều chịu ảnh hưởng của tình trạng thiếu máu và các biến chứng như nhau. Tuy nhiên do
đặc thù mang thai chỉ có ở nữ giới, thai phụ khi mắc thalassemia các thể trung gian gặp rất
nhiều nguy cơ cho sức khoẻ, nguy cơ trong cuộc đẻ cũng như các biến chứng sau đẻ.
Sự di dân: Thalassemia là bệnh được biết đến đầu tiên ở vùng Địa Trung Hải, sau đó bệnh
được mô tả là phổ biến ở các quốc gia nằm trong vùng dịch tễ như Bắc Phi, Trung Đông,
Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Đông Nam Á, tuy nhiên ngày nay bệnh được báo cáo ở hầu hết
các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới
Các nghiên cứu chỉ ra rằng chính sự di dân giữa các vùng lãnh thổ chính là nguyên nhân làm lan
rộng và đa dạng hoá các kiểu gen trên toàn thế giới.
Kết hôn cận huyết: Kết hôn cận huyết là việc kết hôn giữa những người có chung huyết thống,
thường là giữa anh em họ hoặc đôi khi là chú bác và cháu gái. Hôn nhân cận huyết dẫn đến giao
7
phối cận huyết, làm tăng khả năng hai người cùng mang gen kết hôn với nhau, và tăng khả năng
biểu hiện đồng hợp tử lặn thalassemia ở người con.
Ước tính tỷ lệ trẻ mắc mới trong quần thể: Định luật Hardy-Weinberg được ứng dụng để
tính số trẻ mắc bệnh thalassemia được sinh ra trong 1000 trẻ đẻ sống. Tần số các kiểu gen,
ước tính tỷ lệ mắc bệnh theo công thức Hardy-Weinberg được phát biểu là: Tần số gen là
không đổi qua các thế hệ và tần số allele ở thế hệ sau luôn theo tỷ lệ p 2:2pq:q2. Điều kiện
của định luận này là: (1) không xảy ra đột biến làm xuất hiện allele mới; (2) mọi cá thể đều
có cơ hội như nhau trong kết hôn và sinh sản; (3) không xảy tình trạng nhập cư đáng kể từ
những quần thể có vốn gene hoàn toàn khác.
1.4. Các nghiên cứu về dịch tễ học và gen bệnh thalssemia
1.4.1 Trên thế giới
Theo W.H.O ước tính có khoảng 7% dân số thế giới đang mang gen bệnh với 300.000
400.000 trẻ sinh ra hàng năm mắc phải các rối loạn về huyết sắc tố thể nặng.
Hình 1. 1. Bản đồ phân bố các kiểu đột biến gen alpha và beta thalassemia trên thế giới
1.4.2 Tại Việt Nam
Bảng 1. 1. Phân bố người mang gen thalassemia ở Việt Nam.
Địa phuơng
Tỷ lệ
Mẫu
Tác giả
Dân tộc
(%)
Kinh (Huế)
1100
5,6
Phan Lê Minh Tuấn (2014)
Kinh (An Giang)
1572 19,8
Phạm Ngọc Dũng (2011)
Kinh (Quảng Bình)
130
19,3
Phan Thị Thuỳ Hoa (2010)
Kinh (Khánh Hoà)
7,0
O'Riordan, S (2010)
Tày, Dao (Thái Nguyên)
452
12,2
Vũ Thị Bích Vân (2010)
Mường (Hoà Bình)
712
22,6
Dương Bá Trực (2010)
C’Tu, Tà Ôi (Huế)
54
42,6
Nguyễn Văn Hoà (2013)
Tà Ôi (Huế)
1100
15,4
Phan Lê Minh Tuấn (2014)
C’Tu (Huế)
1100
11,1
Phan Lê Minh Tuấn (2014)
S’Tieng
3917
63,9
O'Riordan, S (2010)
E đê
266
32,2
(Khánh Hoà, Bình Phước)
M’Nông
551
24,2
1.5.
Các kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán thalassemia
1.5.1 Các xét nghiệm sàng lọc thalassemia
Sàng lọc thalassemia bằng xét nghiệm sức bền thẩm thấu màng hồng cầu
Sàng lọc HbE bằng xét nghiệm DCIP
Sàng lọc thalassemia bằng tổng phân tích tế bào hồng cầu – Chỉ số MCV, MCH
8
1.5.2 Các xét nghiệm chẩn đoán thalassemia
Chẩn đoán thể bệnh thalassemia bằng phân tích tỷ lệ, thành phần huyết sắc tố.
Chẩn đoán đột biến gen gây bệnh thalassemia bằng kỹ thuật sinh học phân tử.
1.6.
Dự phòng thalassemia
Hiện tại có 3 thể bệnh thalassemia được liệt vào mục tiêu dự phòng gồm:
Đồng hợp tử beta thalassemia, hay bệnh Cooley
Bệnh beta thalassemia/HbE (beta 0 thalassemia – HbE)
Đồng hợp tử alpha 0 thalassemia, hay bệnh phù thai Bart’s Hydrops Fetalis.
1.6.1 Hướng tiếp cận trong xây dựng chương trình dự phòng thalassemia
Bệnh thalassemia tác động vào 3 nhóm người trong cộng đồng bao gồm: Nhóm người bình
thường, nhóm người mang gen bệnh thalassemia, nhóm người mắc bệnh thalassemia. Chương
trình dự phòng thalassemia cần tác động toàn diện lên các nhóm đối tượng này nhằm ngăn chặn
được nguy cơ ở các nhóm này tại thời điểm trước kết hôn. Sau khi kết hôn và đã có thai, việc xác
định tình trạng bệnh của thai nhi (CĐTS, chẩn đoán trước chuyển phôi...) là giải pháp cuối cùng
để dự phòng.
Hướng tiếp cận dự phòng với từng nhóm đối tượng là khác nhau. Với nhóm người trong
cộng đồng, khi chưa biết tình trạng mang gen bệnh của các cá thể, việc đầu tiên cần có chương
trình sàng lọc để tìm ra người mang gen. Có rất nhiều giai đoạn thuận lợi có thể tiến hành sàng lọc
gồm: Sàng lọc qua lưu trữ máu cuống rốn. Sàng lọc ở lứa tuổi học sinh, sinh viên cao đẳng, đại
học. Sàng lọc người hiến máu nhân đạo. Sàng lọc người khám sức khoẻ định kỳ. Sàng lọc đối
tượng đăng ký kết hôn. Sàng lọc phụ nữ có thai ở những tháng đầu…
1.6.2 Các chương trình dự phòng thalassemia trên thế giới
Chương trình sàng lọc phụ nữ mang thai.
Chương trình sàng lọc tiền hôn nhân.
Các chương trình dự phòng thalassemia khác
1.6.3 Các nghiên cứu về mô hình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh tại Việt Nam
Việt Nam chưa có chương trình dự phòng thalassemia cấp quốc gia, các nghiên cứu can
thiệp dự phòng thalassemia chủ yếu tập trung vào các mô hình sàng lọc, CĐTS. Các tác giả
Nguyễn Khắc Hân Hoan (Hình A), Phạm Ngọc Dũng (hình B) đã đề xuất các giải pháp can thiệp
dựa trên sàng lọc, CĐTS chủ yếu cho các đối tượng đến khám chữa bệnh tại bệnh viện.
(A) (B)
Hình 1.2. Quy trình sàng lọc, CDTS tại bệnh viện Từ Dũ, TP Hồ Chí Minh (A) và Quy trình tầm
soát thalassemia tại bệnh viện tỉnh An Giang (B).
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
9
2.
Mục ảo
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Nghiên cứu mô tả:
Phụ nữ Tày trong độ tuổi sinh sản từ 15- 49 tuổi.
2.1.2 Nghiên cứu can thiệp
(1) Cán bộ trạm y tế 24 xã và thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.
(2)Phụ nữ có thai dưới 12 tuần tuổi đăng ký quản lý thai tại trạm y tế các xã can thiệp. (3)Chồng
của các thai phụ có thai dưới 12 tuần tuổi đăng ký quản lý thai tại trạm y tế các xã can thiệp.
2.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Huyện Định Hóa , tỉnh Thái Nguyên.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 6 năm 2017 và được chia làm hai giai
đoạn (1) Điều tra cắt ngang (2) Can thiệp (Hình 2.1).
Hình 2. 1. Thời gian triển khai nghiên cứu
2.1.4 Phương pháp nghiên cứu
2.1.4.1
Thiết kế nghiên cứu
(A)
(B)
Hình 2.2. Thiết kế nghiên cứu mô tả (A) Thiết kế nghiên cứu can thiệp (B)
2.1.4.2
. Phương pháp tính cỡ mẫu, chọn mẫu
Sử dụng phương pháp tính cỡ mẫu ước lượng cho quần thể và chọn mẫu ngẫu nhiên cho
nghiên cứu mô tả cắt ngang. 300 phụ nữ Tày tuổi 1549 đã được tuyển lựa ở giai đoạn này. Với
nghiên cứu can thiệp trên nhóm CBYT cơ sở, cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu chủ đích. 12 CBYT
ở 6 xã huyện Định Hoá được phân bố vào nhóm can thiệp. 36 CBYT ở 18 xã còn lại được phân bố
vào nhóm chứng. Với cỡ mẫu cho thử nghiệm mô hình sàng lọc, tư vấn, chọn mẫu toàn bộ phụ nữ có
10
thai từ 12 tuần trở xuống tại 6 xã can thiệp và chồng của các thai phụ này được tuyển lựa vào nghiên
cứu trong thời gian 1 năm can thiệp.
2.1.4.3
. Các chỉ số nghiên cứu
Nhóm chỉ số dịch tễ học: Tuổi, giới, nghề nghiệp, hôn nhân gần địa lý, kết hôn cận huyết,
kinh tế.
Nhóm chỉ số huyết học: RBC, Hb, HCT, MCV, MCH,
Nhóm chỉ số xét nghiệm sàng lọc: OF, DCIP
Nhóm chỉ số xét nghiệm gen: Tần xuất mang gen, kiểu gen, tần số alen đột biến.
Nhóm chỉ số K.A.P CBYT: điểm và phân loại kiến thức, thái độ, thực hành.
Nhóm chỉ số truyền thông: Số lần tư vấn, số lượt tư vấn, số tài liệu tư vấn được phát, số
cặp vợ chồng đồng ý với tư vấn
2.1.4.4
. Nội dung nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả: Nhằm xác định tỷ lệ người mang gen thalassemia, kiểu gen đột biến và
tần số alen. Phụ nữ Tày trong độ tuổi 1549 tại Định Hoá, Thái Nguyên được tuyển lựa vào nghiên
cứu. Đối tượng được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi in sẵn để thu thập các thông tin dịch tễ học. 2
3ml máu tĩnh mạch cánh tay của đổi tượng cũng được thu thập gửi về TTHHTM Thái Nguyên
thực hiện các xét nghiệm sàng lọc, tổng phân tích tế bào hồng cầu và điện di huyết sắc tố. 0,5 ml
máu mỗi đối được tách ra 1 typ riêng để phân tích đột biến gen gây bệnh thalassemia.
Nghiên cứu can thiệp: quy trình can thiệp chia thành 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Điều tra trước can thiệp; Xác định thực trạng K.A.P của CBYT, phỏng vấn
sâu lãnh đạo y tế xác định nhu cầu phòng bệnh, thách thức có thể có khi triển khai can thiệp và dự
kiến hướng khắc phục.
Giai đoạn 2: Thành lập ban chỉ đạo chương trình can thiệp dự phòng thalassemia và tập
huấn cho cán bộ y tế xã;Tập huấn CBYT xã bao gồm các nội dung:
Bổ sung, cập nhật kiến thức về bệnh thalassemia
Định nghĩa, khái niệm phân loại bệnh thalassemia
Dịch tễ học người mang gen bệnh tại Việt Nam
Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị bệnh thalassemia
Phương pháp dự phòng bệnh thalassemia
Tập huấn về quy trình sàng lọc và tư vấn thử nghiệm tại huyện Định Hoá.
Tập huấn quy trình kỹ thuật sàng lọc người mang gen thalassemia tại trạm y tế bằng XN OF.
Tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn di truyền trong phòng bệnh tan máu bẩm sinh:
Tư vấn xét nghiệm: Các loại xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán; Các tiến hành xét nghiệm; Giải
thích kết quả xét nghiệm; Cơ sở y tế có thể thực hiện xét nghiệm; Chi phí xét nghiệm.
Tư vấn di truyền ứng với kết quả xét nghiệm ở từng giai đoạn cụ thể theo sơ đồ sàng lọc.
Tư vấn đình chỉ thai nghén với các nội dung: Chỉ định, phương pháp tiến hành, tai biến, thủ
tục pháp lý, cơ sở y tế có thể thực hiện, chi phí.
Giai đoạn 3: Sàng lọc thalassemia cho phụ nữ có thai <12 tuần tại trạm y tế và giám sát hỗ
trợ tư vấn cho cán bộ y tế.
Sàng lọc thalassemia cho phụ nữ có thai bằng xét nghiệm OF được thực hiện tại trạm y tế
xã lồng ghép với chương trình quản lý thai nghén. Phụ nữ mang thai dưới 12 tuần tuổi đến đăng
ký quản lý thai nghén tại trạm y tế xã hàng tháng sẽ được truyền thông về bệnh thalassemia và
được mời tham gia chương trình sàng lọc bệnh. Đối tượng đồng ý sàng lọc sẽ được làm xét
nghiệm OF ngay tại trạm và tư vấn kết quả xét nghiệm ngay sau khi có kết quả xét nghiệm.
Mẫu máu của các cặp vợ chồng có nguy cơ sau sàng lọc sẽ được chuyển về Trung tâm
huyết học truyền máu – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên để thực hiện các xét nghiệm chẩn
đoán tình trạng mang gen của cặp vợ chồng và xác định nguy cơ cho thai nhi. Các thai nhi có nguy
cơ mắc thalassemia thể nặng sẽ được tư vấn làm CĐTS để chẩn đoán xác định thể bệnh cho thai
nhi.
11
Chẩn đoán trước sinh cho các thai nhi sẽ được thực hiện tại phòng Sàng lọc và Chẩn đoán
trước sinh Trung tâm nghiên cứu ứng dụng sinhydược học Học viện Quân y Hà Nội. Đình chỉ
thai nghén được tư vấn cho các thai nhi được xác định là mắc bệnh thể nặng sau khi có kết quả
CĐTS.
Toàn bộ kết quả xét nghiệm tại các tuyển trên (tiếp sau sàng lọc) đều được gửi về cho cán
bộ y tế xã trực tiếp tư vấn cho người dân.
Hình 2. 3. Chiến lược sàng lọc, tư vấn dự phòng thalassemia tại Định Hoá
2.1.4.5
Tiêu chuẩn chẩn đoán thalassemia, đánh giá chỉ số hồng cầu và phân loại K.A.P
Tiêu chuẩn chẩn đoán mang gen thalassemia.
Mang gen beta thalassemia: Xét nghiệm điện di với tỷ lệ HbA2> 3,5% và/hoặc HbF>2%.
Xét nghiệm ADN phát hiện các đột biến trên gen beta globin.
Mang gen alpha thalasssemia: Xét nghiệm điện di phát hiện huyết sắc tố bất thường thuộc
nhóm đột biến trên alpha globin gen: HbCS, HbH, HbPs. Xét nghiệm ADN phát hiện các đột biến
trên gen alpha globin.
Tiêu chuẩn phân loại các chỉ số hồng cầu
Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu: Hb<120 g/l
Hồng cầu nhỏ: MCV <80fl
Hồng cầu nhược sắc: MCH<27pg và/hoặc MCHC <300g/l
Phân loại K.A.P
Có 18 câu hỏi kiến thức với 33 ý trả lời đúng. Môi ý tra l
̃
̉ ơi đúng đu
̀
̛ơc 1 điêm, tra l
̣
̉
̉ ơi sai ho
̀
ạc̆
không biêt đu
́ ̛ơc 0 điêm. Tông điêm t
̣
̉
̉
̉ ối đa cua phân kiên th
̉
̀
́ ưc là 33 điêm và đu
́
̉
̛ơc đánh giá
̣
ở 2 mưc đ
́ ọ ̂
đạt khi điểm kiến thức 50% điểm tổng (16,5 điểm). Không đạt khi điểm kiến thức <16,5 điểm.
Có 11 câu hoi liên quan đ
̉
ến quan điểm của CBYT xã trong dự phòng thalassemia. Môi câu hoi
̃
̉
đươc đánh giá theo thang điêm Likert (1 Rât đông ý, 2 Đông ý, 3 Không rõ ràng, 4 Không đông ý, 5
̣
̉
́ ̀
̀
̀
Rât không đông ý). M
́
̀
ỗi câu trả lời với quan điểm đúng được 1 điểm, quan điểm ko đúng hoặc không rõ
ràng được 0 điểm. Điêm t
̉ ối đa cua phân thái đ
̉
̀
ộ là 11 điêm và đu
̉
̛ơc đánh giá
̣
ở 2 mưc đ
́ ọ: tích c
̂
ực khi
điểm kiến thức 50% điểm tổng (5,5 điểm), Không tích cực khi điểm kiến thức <5,5 điểm.
Đánh giá thực hành dự phòng Thalassemia bằng các câu hoi l
̉ ượng giá thực hành. Điêm t
̉ ối đa
cua các câu hoi th
̉
̉ ực hành là 27 điêm và đu
̉
̛ơc đánh giá
̣
ở 2 mưc đ
́ ọ. Đ
̂ ạt khi điểm thực hành 50%
điểm tối đa (13,5 điểm), Không đạt khi điểm kiến thức <13,5 điểm.
2.1.5 Phương pháp xử lý số liệu
Tỷ lệ % được dùng để mô tả các biến phân loại, thứ bậc.
Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được sử dụng để mô tả các biến liên tục.
Sử dụng test thống kê χ2 (Khi bình phương) với mức ý nghĩa p<0,05 để:
+ Khảo sát sự khác biệt về tỷ lệ mang gen thalassemia theo các chỉ số dịch tễ học.
12
+ So sánh sự khác biệt về chỉ tiêu K.A.P giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp.
Sử dụng test thống kê khi bình phương (McNemar’s) để so sánh sự thay đổi K.A.P trước
và sau can thiệp trên cùng một nhóm cán bộ y tế
Các số liệu được sử lý bằng phần mềm thống kê Stata phiên bản 12.0
13
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.
3.1. Đặc điểm dịch tễ học, đặc điểm mang gen thalassemia của đối tượng nghiên
cứu và giá trị của các xét nghiệm sàng lọc tại cộng đồng
Bảng 3. . Đặc điểm dịch tễ học của đối tượng nghiên cứu (n=300)
Thông tin chung
Số lượng Tỷ lệ (%)
Từ 15 đến 24 tuổi
Tuổi
82
27.3
Từ 25 đến 34 tuổi
181
60.4
Từ 35 đến 49 tuổi
36
12.3
Bi
ế
t đ
ọ
c bi
ế
t vi
ế
t
Học vấn
2
0,7
Tiểu học
20
6,7
THCS
138
46,0
THPT
84
28,0
Cao đẳng, ĐH
56
18,6
Làm ruộng
202
Nghề nghiệp
67,3
Cán bộ công chức
74
24,7
Nghề khác
24
8,0
Nghèo
76
Kinh tế
25,3
Cận nghèo
135
45,0
Không nghèo
89
29,7
Cùng huyện, khác xã
114
Tình trạng di trú trước kết hôn
38,0
Cùng huyện, cùng xã
150
50,0
Khác huyện.
36
12,0
Không
291
Kết hôn cận huyết thống
97,0
Có, ngoài 3 đời
8
2,7
Có, trong 3 đời
1
0,3
Nhận xét: 27,3 % đối tượng có độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi, 60,4% đối tượng nghiên cứu nằm trong
nhóm từ 25 đến 34 tuổi, nhóm từ 35 tuổi trở lên là 12,3%. Đa số các bà mẹ có học vấn từ cấp
THCS trở lên (92,6%), 7,4% có trình độ tiểu học hoặc thấp hơn. Tỷ lệ làm ruộng là 67,3% tiếp
đến là nhóm cán bộ công chức (24,7%), các nghề khác chiếm tỷ lệ 8%. Tỷ lệ hộ nghèo là 25,3%,
cận nghèo 45,0%, còn lại là hộ không nghèo chiếm 29,7%. Phần lớn các phụ nữ kết hôn với
người cùng huyện (88%) trong đó kết hôn cùng xã là 38%, khác xã là 50%. 12% phụ nữ kết hôn
với người khác huyện. Có 9 trường hợp kết hôn cận huyết trong đó 1 trường hợp kết hôn gần.
Bảng 3.5. Phân loại thiếu máu của đối tượng nghiên cứu
Hình thái
Nhỏ
Bình
hồng cầu
và/hoặc
Tổng
thường
nhược sắc
Phân loại
n
%
n
%
n
%
thiếu máu
Thiếu máu nặng
1
100
0
0
1
0,3
Thiếu máu trung bình
32
100
0
0
32
10,7
Thiếu máu nhẹ*
32
65,3
17
34,7
49
16,3
Không thiếu máu
33
15,1
185
84,9
218
72,7
Tổng
98
32,7
202
67,3
300
100
Nhận xét: 100% đối tượng thiếu máu thể trung bình đến nặng có hồng cầu nhỏ nhược sắc. Với
nhóm thiếu máu nhẹ, tỷ lệ hồng cầu nhỏ nhược sắc là 65%,
Bảng 3.6. Tần suất mang gen thalassemia tại địa điểm nghiên cứu
Mục ảo
14
Đặc điểm
Số lượng
Tần suất
Số mang gen
81
27,0
Không mang gen
219
73,0
Tổng số
300
100
Nhận xét: Tần suất mang gen thalassemia tại khu vực nghiên cứu là 27%.
Bảng 3.7. Phân loại thể mang gen thalassemia
Tỷ lệ (%)
S
ố
l
ượ
ng
Phân loại
Trong 81*
Trong 300
người mang gen
phụ nữ Tày
α thalassemia
49
60,4
16,3
β thalassemia
22
27,2
7,3
Hemoglobin E
5
6,2
1,7
Phối hợp α/β thalasssemia
5
6,2
1,7
Tổng
81
100
27,0
* Số người mang gen được chẩn đoán dựa trên điện di HST kết hợp xét nghiệm gen.
Nhận xét: Trong tổng số 300 phụ nữ Tày người mang gen thalassemia chiếm 27%, trong đó α
thalassemia là 16,3%, β thalassemia là 7,3 %, HbE và α – β thalassemia kết hợp đều chiếm 1,7%.
Về phân bố tỷ lệ trong số người mang gen, alpha thalassemia đứng đầu chiếm đến 66,6% (60,4%
thể dị hợp tử đơn, 6,2% ở thể dị hợp tử phối hợp với dị hợp tử beta thalassemia).
Bảng 3.8. Phân bố kiểu hình và kiểu gen thalassemia
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Kiểu gen
Trong số 300
Trong số 70*
Thalassemia
phụ nữ Tày
người mang gen
Dị hợp tử α 0thal
SEA/αα
34
11,3
48,57
THAI
/αα
1
0,3
1,43
Dị hợp tử α +thal
αα/α3.7
4
1,3
5,71
CS
αα/α α
5
1,7
7,14
Dị hợp tử kết hợp α0thal/ α+
thal
SEA/α3.7
4
1,3
5,71
SEA
CS
/α α
1
0,3
1,43
Dị hợp tử β 0thal
β/β41/42
6
2,0
8,57
17
β/β
2
0,7
2,86
71/72
β/β
2
0,7
2,86
Dị hợp tử β +thal
β/β28
1
0,3
1,43
Dị hợp tử Hb E
β/β26
5
1,7
7,14
Dị hợp tử α0thal dị hợp tử β0
thal
SEA/αα; β/β17
1
0,3
1,43
SEA
41/42
/αα; β/β
3
1,0
4,29
Dị hợp tử α +thal dị hợp tử β0
15
thal
αα/α3.7; β/β17
Chưa xác định kiểu gen
Không phát hiện đột biến
Tổng số
1
11
219
300
0,3
3,7
73,0
100
* 11 trường hợp mang gen chưa phát hiện được kiểu gen đột biến trên panel sàng lọc.
1,43
100
Nhận xét: 14 kiểu gen tổ hợp thành 8 kiểu hình đột biến được phát hiện trong số 70 người được
xác định được kiểu gen đột biến.
16
Bảng 3.9. Phân bố kiểu đột biến gen theo các chỉ số huyết học
Kiểu gen
Số lượng
Kiểu Hb
Hb,g/L
MCV,ft
MCH, pg
αα/αα
β/β
230
A2A
128,6±9,6
88.4±6.82
28.8±2.6
SEA/αα
β/β
34
A2A
114,3±8,4
66.7±3.11
20.7±1.12
THAI/αα
β/β
1
A2A
116
69.5
21.1
3.7
αα/α
β/β
4
A2A
129,5±6,8
83.2±3.24
26.7±1.23
CS
αα/α α
β/β
5
A2A CS
125,8±11,1
85.5±4.1
27.4±1.57
SEA
3.7
/α
β/β
4
A2A Bart’s H
93,5±5
57.5±3.28
17.2±1.36
SEA
CS
/α α
β/β
1
A2A Bart’s H CS
73
83.4
22.1
αα/αα
β/β41/42
6
A2A
112±3,3
63.9±3
19.4±0.94
αα/αα
β/β17
2
A2A
105±2,8
65.7±0.49
20.7±0.49
71/72
αα/αα
β/β
2
A2FA
114±8,9
70.4±9.97
22.1±4.6
28
αα/αα
β/β
1
A2A
126
73.1
22.6
E
αα/αα
β/β
5
EA
110,4±12,6 78.7±3.86
25.1±1.46
SEA
41/42
/αα
β/β
3
A2FA
114±13,7
66.8±0.66
21.2±0.93
SEA/αα
β/β17
1
A2A
119
65.9
20.5
3.7
17
αα/α
β/β
1
A2A
115
68.5
20.9
Tổng
300
0
+
Nhận xét: Có 5 trường hợp HbH do sự kết hợp giữa dị hợp tử α với dị hợp tử α hoặc HbCS. Các
kiểu này gây tình trạng thiếu máu từ nhẹ đến trung bình. Các kiểu dị hợp tử α 0, β0 đều gây tình trạng
thiếu máu nhẹ, các chỉ số MCV, MCH trong các trường hợp này đều thấp hơn so với mức bình
thường.
Bảng 3.10. Tỷ lệ và phân loại alen đột biến trong số alen khảo sát
Tỷ lệ (%) trong tổng số
Kiểu allele đột biến
Loại
Số lượng
Tần số alen
alen đột biến
Alen đột biến
91
αThalassemia
SEA
α0
43
0,072
47,3
THAI
0
α
1
0,002
1,1
3.7
+
α
α
9
0,015
9,9
CS
+
α α
α
6
0,010
6,6
βThalassemia
Cd 41/42 (TTCT)
β0
9
0,015
9,9
0
Cd 17 (A>T)
β
4
0,007
4,4
0
Cd 71/72 (+A)
β
2
0,003
2,2
Cd 28 (A>G)
β+
1
0,002
1,1
E
Cd 26 (G>A)
β
5
0,008
5,5
Alen chưa xác định được đột
βT
11
0,018
12,1
biến
βA
509
0,848
Alen bình thường
Tổng
600
1,00
100
Nhận xét: Trong tổng số phụ nữ Tày mang gen có 3 kiểu alen đột biến trên gen HBA1 được xác định
là kiểu SEA , THAI, α3.7 , 1 kiểu đột biến điểm trên gen HBA2 là αCS . 5 kiểu allele đột biến trên
gen HBB gồm Cd 41/42 (TTCT) ; Cd 17 (A>T), Cd 71/72 (+A), Cd 28 (A>G), Cd 26 (G>A) HbE.
Về tần số đơn alen, kiểu SEA có tần số vượt trội chiếm 47,3%, tiếp đến là các kiểu đột biến khác.
17
Bảng 3.11. Ước tính số trẻ mắc mới thalassemia thể nặng tại địa điểm nghiên cứu
Tần suất
Ước
mắc mới
tính /1000
thalassem
Ước tính /5000 trẻ đẻ sống
Tần số
trẻ đẻ
Kiểu gen
n
ia các
alen
sống
thể nặng
α0 Thal
β Thal
β Thal/ HbE
ĐHT
ĐHT
α0
44
0,073
0,0054
5,4
27
0
+
β , β
16
0,027
0,0007
0,7
4
E
β
5
0,008
0,0002
0,2
1
Tổng
6,3
32
Nhận xét: Tần suất mắc mới bệnh phù thai ước tính là 0,0054, tương ứng với khoảng 5/1000 trẻ
đẻ sống hoặc 27/5000 trẻ đẻ sống. Với bệnh beta thalassemia là ~ 4/5000 trẻ đẻ sống, với bệnh
beta thalassemia/HbE ước tính ~1/5000 trẻ đẻ sống.
Bảng 3.12. Phân loại mang gen thalassemia theo tình trạng di trú và kết hôn cận huyết
Mang gen
Biến số
Tổng số
n
Tỷ lệ
Không kết hôn cận huyết
291
81
27,84
Kết hôn
Có, ngoài 3 đời
8
0
0,0
cận huyết
Có, trong phạm vi 3 đời
1
0
0,0
Cùng huyện, cùng xã
114
39
34.2
Tình trạng
Cùng huyện, khác xã
150
34
22,7
di trú
Khác huyện
36
8
22,2
Nhận xét: Người mang gen trong nhóm kết hôn cùng xã chiếm 34,2%; khác xã nhưng cùng huyện
chiếm 22,7%, khác huyện là 22,2%. Không có đối tượng nào mang gen trong số kết hôn cận
huyết.
Bảng 3.13. Phân loại mang gen thalassemia theo tình trạng thiếu máu.
Tổng số
Số mang gen
Phân loại
n
%
n
Tỷ lệ
Thiếu máu
82
27,3
55/82
67,1
Thiếu máu nặng
1
0,3
1/1
100,0
Thiếu máu trung bình
32
10,7
29/32
90,6
Thiếu máu nhẹ
49
16,3
25/49
51,0
Không thiếu máu
218
72,7
26/218
11,9
Tổng
300
100.0
81/300
27.0
Nhận xét: Tỷ lệ người mang gen trong nhóm thiếu máu trung bình là 90,6%; thiếu máu nhẹ là
51%; không thiếu máu là 11,9%. Có 1 trường hợp mang gen bị thiếu máu nặng.
Bảng 3.14. Giá trị của các chỉ số xét nghiệm trong sàng lọc người mang gen thalassemia
Độ đặc hiệu
Xét nghiệm Độ nhạy (%)
GTTĐ (+) (%) GTTĐ () (%)
AUC
(%)
MCV*
84,0
96,3
89,5
94,2
0,901
MCH**
92,6
89,5
76,5
97,0
0,910
OF
77,8
91,3
76,8
91,7
0,846
DCIP #
100
94,9
25%
100
0,975
18
MCV <80fL: Dương tính; MCV>=80fL: Âm tính; ** MCH <27pg: Dương tính; MCH>=27pg Âm tính; # Giá trị của DCIP
được đánh giá trong sàng lọc HbE
*
Nhận xét: Trong sàng lọc thalassemia MCH có độ nhạy cao nhất (92,6%) tiếp đến là MCV
(84,0%) và OF (77,8%). Với độ đặc hiệu, MCV cao nhất (96,3%) tiếp đến là OF và MCH, tỷ lệ
lần lượt là 91,3% và 89,5%. Với sàng lọc HbE, độ nhạy, đặc hiệu của DCIP test là 100% và
94,9%.
Bảng 3.15. Kết quả của xét nghiệm phối hợp trong sàng lọc người mang gen thalassemia và HbE.
Xét nghiệm kết
Độ đặc
Độ nhạy (%)
GTTĐ (+) (%) GTTĐ () (%) AUC
hợp
hiệu
OF/DCIP
85,19
87,76
71,88
94,12
0.864
MCV/DCIP
91,36
92,69
82,22
96,67
0.920
MCH/DCIP
95,06
85,84
71,30
97,92
0.904
Nhận xét: MCV/DCIP phối hợp có giá trị tốt nhất trong sàng lọc với AUC=0,920.
3.2. Hiệu quả can thiệp dự phòng thalassemia tại cộng đồng
3.2.1 Kết quả hoạt động can thiệp
Thành lập được ban chỉ đạo thực hiện chương trình dự phòng thalassemia tại huyện Định
Hoá, Thái Nguyên.
12 các cán bộ y tế tại 6 xã can thiệp được tập huấn cập nhật kiến thức dự phòng
thalassemia và đào tạo kỹ năng thực hiện xét nghiệm OF sàng lọc thalassemia.
12 cán bộ y tế/6 xã can thiệp được tham gia trực tiếp thực hiện xét nghiệm sàng lọc, trực
tiếp tư vấn dự phòng thalassemia tại tuyến xã trong 1 năm thực hiện can thiệp.
260 buổi tư vấn trực tiếp đã được thực hiện bởi các cán bộ y tế xã.
260 tờ rơi, tài liệu truyền thông phát ra cho các cặp vợ chồng
72 buổi giám sát, hỗ trợ 6 xã trong 1 năm.
100% các cán bộ y tế xã can thiệp thực hiện được kỹ thuật sàng lọc thalassemia bằng xét
nghiệm OF sau can thiệp.
100% các cán bộ y tế xã can thiệp có khả năng tư vấn di truyền dựa trên kết quả xét
nghiệm sàng lọc thalassemia sau can thiệp.
3.2.2 Hiệu quả can thiệp K.A.P dự phòng thalassemia
Bảng 3. 18. So sánh kiến thức chung về dự phòng thalassemia giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng
Kiến
Không
Đạt
Tổng
p
thức
đạt
chung
n
%
n
%
Nhóm chứng
11
30.56
25
69.44
36
Trước
Nhóm can thiệp
4
33.33
8
66.67
12
can
0,857
Tổng
15
31.25
33
68.75
48
thiệp
Nhóm chứng
13
36.11
23
63.89
36
Sau can
Nhóm can thiệp
10
83.33
2
16.67
12
0,005
thiệp
Tổng
23
47.92
25
52.08
48
Nhận xét: Không có sự khác biệt về điểm kiến thức giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp
tại thời điểm trước can thiệp (p>0,05). Sau can thiệp kiến thức đạt ở nhóm can thiệp là 83,3% cao
hơn ở nhóm chứng (36,1%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 3.19. So sánh thái độ, quan điểm trong dự phòng thalassemia ở nhóm chứng và nhóm can thiệp
Chưa
Thái độ Tích cực
Tổng
p
tích cực
chung
n
%
n
%
Nhóm chứng
14
38.89
22
61.11
36
0,865
19
Trước
can
thiệp
Nhóm can thiệp
Tổng
Nhóm chứng
Sau can
Nhóm can thiệp
thiệp
Tổng
5
41.67
7
58.33
12
19
39.58
29
60.42
48
16
11
27
44.44
91.67
56.25
20
1
21
55.56
8.33
43.75
36
12
48
0,004
Nhận xét: Không có sự khác biệt về thái độ giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp tại thời
điểm trước can thiệp (p>0,05). Sau can thiệp thái độ tích cực ở nhóm chứng là 91,67% cao hơn ở
nhóm can thiệp (44,44%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 3.20. So sánh thực hành tư vấn xét nghiệm
Thực
Chưa
Đạt
Tổng
p
hành tư
đạt
vấn xét
n
%
n
%
nghiệm
sàng lọc
Nhóm chứng
7
19.44
29
80.56
36
Trước
Nhóm can thiệp
2
16.67
10
83.33
12
can
0,831
Tổng
9
18.75
39
81.25
48
thiệp
Nhóm chứng
8
22.22
28
77.78
36
Sau can
Nhóm can thiệp
9
75.00
3
25.00
12
0,001
thiệp
Tổng
17
35.42
31
64.58
48
Nhận xét: Không có sự khác biệt về thái độ giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp tại thời
điểm trước can thiệp (p>0,05). Sau can thái độ tích cực ở nhóm chứng là 91,67% cao hơn ở nhóm
can thiệp (44,44%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.2.3 Hiệu quả tác động đầu ra trên đối tượng phụ nữ mang thai và chồng được sàng lọc
Sau 1 năm can thiệp:
234 phụ nữ có thai và chồng của họ đã được sàng lọc, 13 cặp vợ chồng được chẩn đoán
thể bệnh.
01 cặp vợ chồng được làm chẩn đoán trước sinh.
Số liệu từ mô hình được dùng làm bằng chứng về tính cấp thiết và nhu cầu trong tiến trình
thành lập khoa Miễn dịch – di truyền phân tử tại Thái Nguyên. Với các kỹ thuật chẩn đoán đột
biến gen gây bệnh thalassemia được áp dụng sau nghiên cứu này. Là labo đầu tiên tại Thái Nguyên
cung cấp các dịch vụ chẩn đoán, CĐTS liên quan đến thalassemia, hoàn thiện mô hình dự phòng
thalassemia cho 6 tình miền núi Đông Bắc.
Chuyển giao quy trình sàng lọc, tư vấn dự phòng thalassemia và kỹ thuật sàng lọc thal bằng
nước muối 1 nồng độ cho TTYT huyện Định Hoá. Kỹ thuật sàng lọc HbE cho TTHHTM Thái
Nguyên.
Chuyển giao kỹ thuật sinh học phân tử cho khoa Miễn dịch Di truyền phân tử Bệnh viện
Trung Ương Thái Nguyên.
20
Hình 3. . Kết quả sàng lọc và tư vấn phòng bệnh thalassemia
Nhận xét: Tổng số 234 mẫu máu đã được sàng lọc (gồm 177 phụ nữ có thai dưới 12 tuần
và 57 người chồng đồng ý làm sàng lọc sau khi biết kết quả sàng lọc của vợ là (+)). 97 mẫu (+)
với sàng lọc trong đó 13 cặp vợ chồng đồng thời (+) với 1 trong 3 loại test sàng lọc. Kết quả điện
di xác định 2 cặp vợ chồng thực sự có nguy cơ sinh con mắc bệnh beta thalassemia thể nặng. 1
trong số 2 cặp vợ chồng trên đồng ý làm CĐTS. Thai được làm CĐTS có kết quả là thalassemia
thể α0 thalassemia DHT (SEA), trường hợp này không nằm trong chỉ định đình chỉ thai nghén. Cặp
vợ chồng còn lại không đồng ý làm CĐTS do thai quá 16 tuần khi được phát hiện có nguy cơ.
Bảng 3. 28. Kết quả xét nghiệm sàng lọc OF cho các cặp vợ chồng
Kết quả Sàng lọc (+)
Sàng lọc ()
Tổng
Đối tượng
Số người
%
Số người
%
Vợ
68
38,42
109
61,58
177
Chồng
14
24,56
43
75,44
57
Tổng
82
35,04
152
64,96
234
Nhận xét: Tổng số 234 người (177 người vợ và 57 người chồng) được sàng lọc thalassemia
trong thời gian 12 tháng tại địa điểm nghiên cứu. Tỷ lệ dương tính chung với XN sàng lọc OF là
35,04%.
Bảng 3.29. Kết quả sàng lọc OF so với chỉ số MCV/CMH và điện di HST
XN
Điện di HST
Tổng
TPT TB máu
OF
Bất thường
Bình thường
n
%
MCVvà/hoặc MCH (+)
31
38
69
84,15
OF (+)
MCVvà/hoặc MCH ()
4
9
13
15,85
Tổng
35
47
82
100
MCVvà/hoặc MCH (+)
3
12
15
9,87
OF ()
MCVvà/hoặc MCH ()
137
90,13
Tổng
3
12
152
100
Nhận xét: Sự tương thích giữa XN sàng lọc OF (+) với sàng lọc bằng MCV/MCH (+) là
84,15%. Giữa OF () với MCV/MCH () là 90,13%. Sàng lọc bằng OF có thể bỏ sót 9,87% so với
máy XN công thức máu tự động, ngược lại OF có thể phát hiện thêm 15,85% trường hợp nghi ngờ
mang gen thalassemia mà MCV/MCH bỏ sót.
Bảng 3. 30. Kết quả điện di HST của 13 cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con mắc bệnh thalassemia.
21
Nguy cơ sinh con
Sàng lọc bằng
Kiểu HST
huyết đồ
α thalassemia
β thalassemia
Dương tính
A2A (HbA2>3,5%)
Chưa
25% β thal ĐHT,
loại trừ
50% β thal DHT
Dương tính
A2A (HbA2>3,5%)
Dương tính
A2A
Chưa
50% β thal DHT
loại trừ
Dương tính
A2A (HbA2>3,5%)
Dương tính
A2A
Chưa
50% HbE DHT
loại trừ*
Dương tính
EA (HbE=25,8%)
Dương tính
A2A
α thal DHT**
Không có
Chưa loại trừ thể
nguy cơ
Dương tính
A Bart’s HCS
ĐHT
Chồng
Dương tính
A2A
Chưa
Không có
7 cặp
loại trừ
nguy cơ
Vợ
Dương tính
A2A
* chưa loại trừ con mang gen alpha thalassemia.
** Nếu chồng không mang gen alpha, con của cặp này 100% mang gen trong đó 50% α0 thal DHT,
50% HbCS DHT.
Nhận xét: Trong 13 cặp vợ chồng được làm XN điện di HST, 6 cặp vợ chồng có kết quả
bất thường: 2 cặp cả vợ và chồng mang gen DHT beta thalassemia; 2 cặp người vợ DHT beta
thalassemia; 1 cặp người vợ DHT HbE; 1 cặp người v ợ HbHCS; 7 c ặp còn lại có kết quả bình
thường trên điện di HST. 12/13 cặp đều chưa thể loại trừ nguy cơ sinh con mắc alpha thalassemia.
Số cặp
nguy cơ
Chồng
2 cặp
Vợ
Chồng
2 cặp
Vợ
Chồng
1 cặp
Vợ
Chồng
1 cặp
Vợ
Hình 3. 4. Kết quả chẩn đoán trước sinh đột biến alpha và beta thalassemia ở thai nhi có nguy cơ mắc
bệnh.
Bảng 3. 32. Số lượt đối tượng được CBYT tư vấn ở các giai đoạn sàng lọc
Nội
Số lượt
Kết quả
Đối tượng tư vấn
dung
Thành công
Thất bại
t
ư
v
ấ
n
Phụ nữ có thai
Xét nghiệm OF
177
177
0
<12 tuần
Chồng của
những người vợ Xét nghiệm OF
68
57
11*
(+) với sàng lọc
Cặp vợ chồng
(+) với sàng lọc Điện di HST
13
13
0
OF
Cặp vợ chồng CĐTS
2
1
1
(+) với điện di
22
HST
260
248
12
Tổng
* 7 trường hợp người chồng đi làm xa, 4 trường hợp người chồng không đồng ý làm xét nghiệm sàng
lọc.
Nhận xét: Tổng số 260 lượt tư vấn đã được tiến hành theo các giai đoạn của quy trình sàng
lọc. Tư vấn thành công cho 177 thai phụ và 57 người chồng làm xét nghiệm sang lọc;13 cặp vợ
chồng làm xét nghiệm điện di HST chẩn đoán thể bệnh; 1 cặp vợ chồng làm CĐTS cho thai nhi.
Tư vấn thất bại cho 11 người chồng cần làm sàng lọc và 1 cặp vợ chồng cần làm CĐTS.
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN
4.
Mục ảo
4.1. Đặc điểm dịch tễ học, đặc điểm mang gen thalassemia của đối tượng nghiên cứu
và giá trị của các xét nghiệm sàng lọc tại cộng đồng
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu cắt ngang nhằm xác định tỷ lệ mang gen thalassemia tại huyện
Định Hoá tỉnh Thái Nguyên. Đối tượng nghiên cứu là 300 phụ nữ người dân tộc Tày trong độ tuổi sinh
đẻ từ 1549 tuổi. Đây là nhóm dân tộc có số người đứng đầu trong các nhóm dân tộc thiểu số tại Định
Hoá, đồng thời cũng là nhóm có nguy cơ mang gen bệnh thalassemia cao hơn khi so sánh với dân tộc
Kinh. Số liệu dịch tễ học của đối tượng được tổng hợp chung trong bảng 3.1.
Các đối tượng nghiên cứu được lựa chọn đều nằm trong lứa tuổi sinh sản từ 1549 tuổi, tuy
nhiên hơn 80% tập trung ở nhóm từ 1534 tuổi, đây là nhóm tuổi được cho là có hoạt động sinh sản
cao hơn hẳn nhóm trên 35 tuổi. Phần lớn các đối tượng có nghề nghiệp là làm ruộng, chiếm tỷ lệ
67,3%. 25,3% đối tượng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo là 45%. Hơn 90% có trình độ học vấn từ
THCS trở lên. Đa số các phụ nữ ở khu vực nghiên cứu kết hôn với người cùng 1 huyện trong đó tỷ lệ
cùng xã là 50% còn khác xã là 38%. Tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống vẫn tồn tại với tỷ lệ 2,87% trong
đó số kết hôn trực hệ trong phạm vi 3 đời chỉ chiếm 0,34 %.
Trong bối cảnh nghiên cứu về tình trạng mang gen thalassemia tại cộng đồng, một số đặc
điểm dịch tễ học tại địa điểm nghiên cứu như phần lớn đối tượng thuộc nhóm tuổi sinh sản, đời sống
kinh tế của đối tượng còn nghèo và tình trạng kết hôn gần về địa lý có thể là các yếu tố nguy cơ cho
tình trạng lưu hành gen bệnh thalassemia khá cao tại khu vực này.
Bằng việc phân loại rõ tình trạng thiếu máu theo hình thái hồng cầu, Bảng 3.5 càng cho thấy rõ
hơn tính chất, hình thái hồng cầu trong các loại thiếu máu. 100% các trường hợp thiếu máu nặng hoặc
trung bình đều kèm theo tình trạng hồng cầu nhỏ nhược sắc. Với thiếu máu nhẹ, 32/49 trường hợp này
kèm theo tỷ lệ hồng cầu nhỏ nhược sắc. Trong số các trường hợp thiếu máu, chỉ có 17/82 trường hợp
thiếu máu hồng cầu bình thường về hình thái tính chất trong khi số thiếu máu hồng cầu nhỏ và/hoặc
nhược sắc là 65/82. Đặc biệt vẫn có 33/218 trường hợp hồng cầu nhỏ nhược sắc nhưng không có biểu
hiện thiếu máu (bảng 3.5). Tại Việt Nam, chương trình phòng chống thiếu máu dinh dưỡng cho phụ
nữ có thai và trong độ tuổi sinh sản, trong đó có bổ sung sắt/folic đã được thực hiện trên toàn quốc từ
năm 1996 đến nay. Chương trình được UNICEF hỗ trợ kinh phí cho 20% số xã trọng điểm, với các xã
khác, người dân liên tục được truyền thông về phòng chống thiếu máu thiếu sắt. Do vậy tỷ lệ thiếu
máu thiếu sắt ngày càng được cải thiện. Điều này cho thấy thiếu sắt không thể giải thích đầy đủ cho
tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc của người dân trong cộng đồng. Gần đây, nghiên cứu
của Nguyễn Văn Hoà năm 2013 trong nhóm người dân tộc thiếu số tại tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy
tỷ lệ thiếu máu do thalassemia cao hơn hẳn do thiếu sắt với p<0,001.
Về đặc điểm mang gen, trong nghiên cứu này, các phụ nữ Tày tại địa điểm nghiên cứu được
sàng lọc các đột biến trên NST 11 và NST 16 nhằm xác định tình trạng mang gen và các loại đột biến
gen gây bệnh thalassemia. 81 trong số 300 phụ nữ được xác định mang gen bệnh, chiếm tỷ lệ 27%
(Bảng 3.6). Trước đó , một nghiên cứu tại Định Hoá cho thấy tỷ lệ mang gen beta thalassemia trong
nhóm trẻ dân tộc Tày tại đây là 12,2%. Một nhóm tác giả khác năm 2010 đã sàng lọc thalassemia ở
người Tày di cư vào miền Nam cũng cho thấy tỷ lệ mang gen ở đây là 13,2%. Như vậy, nghiên cứu
23
của chúng tôi phát hiện tỷ lệ mang gen thalassemia chung là cao nhất trong số các tài liệu được báo
cáo trong nhóm dân tộc này. Điều này có thể được lý giải là nghiên cứu của chúng tôi lần đầu áp
dụng kỹ thuật PCR để xác định các đột biến gen gây bệnh tại khu vực Thái Nguyên. Do đó nghiên
cứu đã phát hiện được hầu hết các các đột biến phổ biến trên gen HBA1 và HBA2 mà xét nghiệm
sàng lọc dựa trên huyết đồ và điện di huyết sắc tố không thực hiện được. Theo y văn, xét nghiệm
điện di huyết sắc tố chỉ có thể phát hiện các thể β thalassemia dựa vào sự thay đổi tỷ lệ HbA2 trong
máu ngoại vi. Tuy nhiên với các thể mang gen alpha thalassemia giá trị HbA2 trên điện di hoàn toàn có
thể bình thường hoặc gần ranh giới điểm cắt (3,5%). Điều này cho thấy sự cần thiết của việc áp
dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán trước sinh và tư vấn di truyền.
Trong số 27% người mang gen thalssemia, 16,3% là mang gen alpha thalassemia đơn thuần, 9%
mang gen β thalassemia và 1,7% phối hợp cả 2 loại đột biến (Bảng 3.7). Như vậy tỷ lệ mang gen beta
thalassemia chung trong nghiên cứu này là 10,7%, tương tự với nghiên cứu trước đó tại Thái Nguyên
trong nhóm người Tày, với tỷ lệ mang gen beta thalassemia là 12,2%. Tuy nhiên, với tần số người
mang gen alpha thalassemia chiếm đến ~2/3 tổng số, gánh nặng bệnh tật và tử vong do thalassemia
trong nhóm Tày tại Thái Nguyên dự báo sẽ rơi vào các trường hợp HbH và Hb Bart’s Hydrop fetalis
nhiều hơn là các thể đồng hợp tử beta thalassemia hoặc beta thalassemiaHbE. Hai thể lâm sàng alpha
thalassemia nêu trên rất nguy hiểm đặc biệt là thể phù gai rau sẽ gây tử vong bào thai hoặc sơ sinh.
Tuy nhiên số liệu về tình hình bệnh tật và tử vong do phù gai rau còn chưa được báo cáo trong nhóm
quần thể người Tày trong khu vực. Nguyên nhân có thể do chưa có các labo sinh học phân tử và hạn
chế trong chỉ định để kiểm tra lại nguyên nhân tử vong cho các trường hợp phù thai thalassemia (Bart’s
Hydrop Fetalis). Với thể HbH, tuỳ loại đột biến gen mà người bệnh có tình trạng thiếu máu từ trung
gian đến phụ thuộc truyền máu. Tuy người bệnh có tuổi thọ tốt hơn thể beta đồng hợp tử hoặc beta –
hemoglobin E nhưng họ cũng rất nhiều nguy cơ đến sức khoẻ đặc biệt cho phụ nữ và trong thời kỳ
mang thai.
Chỉ 5 trong số 300 phụ nữ Tày được xác định mang gen HbE chiếm tỷ lệ 1,7% (Bảng 3.7). Tỷ
lệ này là thấp hơn khi so sánh với các nghiên cứu khác tại Việt Nam như nhóm người Kinh ở Quảng
Bình (8,5%), nhóm người Mường ở Hoà Bình (10,7%), nhóm MônKhmer ở Bình Thuận, Khánh Hoà
(21,9%). Như vậy kết quả nghiên cứu này là phù hợp với nhận định của một số nghiên cứu tại Việt
Nam. Với tỷ lệ HbE thấp ở miền Bắc và tăng dần khi đi vào các tỉnh miền Nam. Điều này được lý
giải do các khu vực phía Nam là nơi tiếp giáp với Lào, Cam Phu Chia, xa hơn là Thái Lan. Đây là khu
vực mà tỷ lệ mang gen HbE được báo cáo là rất cao (28,8% – 55,9%).
Trong số 70 người được xác định là mang gen thalassemia ở bảng 3.8, có đến 50% số người có
kiểu gen là dị hợp tử α0 thalassemia (SEA và THAI). Đây là các đột biến thuộc nhóm xoá đoạn, đột
biến này xoá mất 2 gen alpha gobin trên cùng một nhiễm sắc thể 16. Khi cả ngừời bố và mẹ cũng
mang gen này con của họ có 25% cơ hội sinh con mắc thể Hb Bart’s gây tử vong sơ sinh hoặc chết
lưu. Nếu một người mang gen α0 thal một người mang gen α+ thal kết hôn con của họ có 25% sinh
con bị thể bệnh HbH, một thể mà gần đây các nhà nghiên cứu không còn xếp nó vào thể rối loạn
huyết sắc tố lành tính. Bệnh HbH có thể diễn tiến từ thiếu máu nhẹ đến nặng và đặc biệt nguy hiểm
cho phụ nữ thời kỳ mang thai, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Kiểu gen có tần
suất cao được tìm thấy gây tình trạng α0 thalassemia trong nghiên cứu này là đột biến SEA chiếm
48,57%. Đây là kiểu đột biến xoá đoạn rất phổ biến cho khu vực Đông Nam Á với tần suất từ 514%
tuỳ từng khu vực. Có một trường hợp mang gen kiểu THAI, đây là kiểu gen phổ biến trong cộng đồng
người Thái Lan. Ngoài ra trong nghiên cứu của chúng tôi kiểu SEA còn kết hợp với alpha + ( SEA/
α3.7) và Constanst Spring (SEA/αCSα ) tạo lên thể HbH cho 5 trường hợp chiếm (7,14%). Đây là thể
bệnh có biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng và đôi khi phải truyền máu định kỳ. Trong số 9 trường
hợp mang gen alpha +, kiểu αα/αCSα (7,14%) có tỷ lệ cao hơn kiểu phổ biến là αα/α3.7 (5,71%). Điều
này cũng tạo lên một nguy cơ khác cần phải dự phòng cho việc kết hợp giữa kiểu αCSα với kiểu dị
hợp tử SEA tạo lên thể HbH không xoá đoạn. Do HbCS được tạo lên bởi đột biến trên gen HBA2, đây
là gen có ưu thế tổng hợp chuỗi alpha mạnh hơn gen HBA1, đột biến trên gen này sẽ ảnh hưởng trực
24
tiếp đến tổng hợp chuỗi alpha globin và không có cơ chế bù trừ. Đột biến trên gen HBA2 (c.427 T>C)
trong trường hợp này làm sai lệch bộ 3 kết thúc do vậy chuỗi alpha globin được tổng hợp bị dài thêm
31 a.a. Cấu trúc này không bền và phần lớn HbCS tạo thành bị phân huỷ, tỷ lệ ra máu ngoại vi <1%.
Tuy người mang gen thường không có thiếu máu nhưng thể đồng hợp tử có thể dẫn đến thiếu máu từ
nhẹ đến trung bình. Đặc biệt khi kết hợp với alpha zero tạo lên HbH không xoá đoạn, loại HbH này
thậm chí còn nặng hơn kiểu HbH xoá đoạn thông thường (SEA/α3.7) hoặc (SEA/α4.2).
Bảng 3.9 phân tích cụ thể các kiểu alen tương tác với nhau thể hiện sự biến đổi ở kiểu hình
thiếu máu trên đối tượng nghiên cứu. Khi xác định được kiểu gen của từng cá thể, tuỳ kiểu gen mà
quan sát được mức độ ảnh hưởng khác nhau đến tình trạng thiếu máu dựa trên nồng độ Hb. 15 kiểu
gen được chia thành 7 nhóm để xem xét sự tác động đến kiểu hình. Đa số người mang gen thể nặng
như SEA/αα, THAI/αα hay β/β0, β/β+ đều dẫn đến các thay đổi có thể nhận biết trên huyết học, như
thiếu máu mức độ nhẹ đến trung bình với tính chất hồng cầu nhỏ.
Điện di huyết sắc tố là xét nghiệm được dùng để phát hiện các thay đổi về tỷ lệ các loại
huyết sắc tố bình thường ở người hoặc đo lường các loại huyết sắc tố bất thường từ đó phân loại
được thể bệnh là thalassemia hay các rối loạn huyết sắc tố. Trong nghiên cứu này, nếu dựa vào điện
di HST với tỷ lệ HbA2<3,5%, nếu không thực hiện các xét nghiệm phân tích DNA sẽ dẫn đến bỏ sót
toàn bộ các thể mang gen alpha kể cả alpha 0 thalassemia. Hoặc trong các trường hợp HbA2 >3.5 như
trong nghiên cứu này, nếu chỉ dựa vào điện di sẽ bỏ mất 4 trường hợp mang gen kết hợp alpha và
beta. Mặt khác, một số loại Hb bất thường có cấu trúc phân tử rất kém bền và thường bị phá huỷ
ngay khi hồng cầu còn trong tuỷ xương hoặc hồng cầu bị chặn lại ở các cơ quan khác trước khi xuất
hiện ra máu ngoại vi, việc xác định các loại Hb bất thường bằng điện di huyết sắc tố sẽ không chính
xác, ví dụ HbCS hoặc Hb Bart’s thường có tỷ lệ rất thấp <1% , trong một số trường hợp máy sẽ
không hiển thị tên loại Hb. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, các trường hợp HbCS và Hb Bart’s đều
được phát hiện bằng điện di và xác định lại bằng PCR.
Xem xét đến tỷ lệ alen đột biến ở bảng 3.10, t ổng số 80 alen được xác định và chia làm 2
nhóm, đột biến trên gen HBA chiếm 73,4% trong số 4 kiểu đột biến gen phát hiện được là SEA ,
THAI
, α3.7 , αCS. Đây là các đột biến phổ biến trong khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên tần suất xuất hiện
lại rất khác nhau tuỳ từng vùng địa lý và dân tộc. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc khảo sát
các kiểu alen đột biến trong từng dân tộc. Vấn đề này được lý giải là phần lớn các nhóm dân tộc
thiểu số có xu hướng sống thành từng vùng riêng rẽ và kết hôn với người cùng dân tộc, mặt khác đa
số người dân tộc thiểu số sống ở vùng nông thôn miền núi, vùng sâu vùng xa và nghề nghiệp chính là
làm ruộng với thu nhập bình quân đa số vẫn là hộ nghèo. Các yếu tố tập quán, kinh tế xã hội và rào
cản ngôn ngữ vô hình chung khiến người dân tộc ít khả năng di cư ra khỏi khu vực mình sinh sống
(làng, xã, huyện) và tất cả các yếu tố này làm gia tăng khả năng kết hôn trong cùng một dân tộc , cuối
cùng dẫn đến một loại alen đột biến khởi đầu sẽ có xu hướng đặc thù cho quần thể đó. Trong nghiên
cứu này, tỷ lệ mắc kiểu SEA trong nhóm Tày tại Định Hoá được báo cáo là cao nhất trong các nghiên
cứu về nhóm người Tày. Trong khi người C’tu ở Huế với tỷ lệ rất cao mang gen αα/αCSα (26,2%),
người S’tieng ở Tây Nguyên với kiểu gen –α3.7 (43,9%), người Mường ở Hoà Bình với kiểu gen β/β0
(25%) thì có thể kiểu gen SEA có thể được xem là phổ biến cho nhóm người Tày ở khu vực miền núi
phía Bắc. Khi kiểu gen SEA kết hợp với gen alpha + thalassemia (/) hoặc ở với gen alpha 0
thalassemia (/) sẽ dẫn đến các thể bệnh lâm sàng từ trung gian, nặng đến tử vong.
Với các alen đột biến trên gen HBB gồm Cd 41/42 (TTCT) ; Cd 17 (A>T), Cd 71/72 (+A), Cd
28 (A>G), và Cd 26 (G>A) HbE. Trong đó có 3 loại thuộc nhóm β0 và 1 loại thuộc nhóm β+, hầu hết
các đột biến này là phổ biến trong khu vực Đông Nam Á và được biết đến như là đột biến phổ biến
của cộng đồng người ở khu vực miền Nam, Trung Quốc. Riêng đột biến Cd 26 (G>A) gây bệnh
huyết sắc tố E (HbE) được xem là các rối loạn liên quan đến huyết sắc tố, tuy nhiên chúng cũng
được xếp vào nhóm β+ thal do đột biến này xảy ra trên gen HBB và làm giảm tổng hợp chuỗi beta
globin. Ở thể dị hợp tử HbE không gây ra bất kỳ bất thường nào trên huyết đồ và hoàn toàn chẩn
đoán xác định bởi điện di huyết sắc tố mà không cần xét nghiệm gen. Tuy nhiên ở thể đồng hợp tử,
25
bệnh này chắc chắn dẫn đền hồng cầu nhỏ nhược sắc tuy số lượng hồng cầu là bình thường. Đặc
biệt khi kết hợp với beta, bất kể loại β0 hay β+ đều dẫn đến thể lâm sàng biểu hiện thiếu máu giống
như bệnh beta thalassemia. Thể β0 thalassemia/HbE là một trong 3 thể lâm sàng nằm trong mục tiêu
của các quốc gia có chương trình sàng lọc thalassemia.
Kết quả ước tính tần suất mắc mới thalassemia thể nặng ở bảng 3.11 cho thấy cứ 5000 trẻ đẻ
sống thì có khoảng 27 trẻ mắc bệnh alpha thalassemia thể phù thai, 6 trẻ cần điều trị truyền máu thải
sắt suốt đời (trong đó 5 trẻ beta thalassemia thể nặng và 1 trẻ thalassemia/HbE). So sánh với các
nghiên cứu khác tại Việt Nam, số liệu của chúng tôi một lần nữa cho thấy, gánh nặng bệnh
thalassemia trong cộng đồng người Tày khu vực Đông Bắc rơi vào nhóm alpha thalassemia thể phù
thai cao hơn rất nhiều so với nhóm beta thalassemia hoặc beta thalassemia HbE. Với các nước khác
trong khu vực Đông Nam Á thì kết quả mắc mới alpha thalassemia thể nặng trong quần thể người
Tày ở nghiên cứu này là cao hơn rất nhiều khi so sánh với một kết quả nghiên cứu tại Campuchia.
Theo nghiên cứu trên, tỷ lệ phù thai theo ước tính tại 3 tỉnh miền núi ở Campuchia khoảng 1/5000 trẻ
đẻ sống. Còn tại Thái Lan, ước tính ~5.4/1000 trẻ được sinh ra mắc mới thalassemia thể nặng.
Bảng 3.12 cho kết quả một số yếu tố dịch tễ có thể liên quan đến tình hình mang gen
thalassemia như vấn đề kết hôn cận huyết hay tình trạng kết hôn gần theo vùng địa lý. Về kết hôn
cận huyết, đây là yếu tố nguy cơ thực sự ảnh hưởng đến tỷ lệ mang gen thalassemia ở thế hệ kế
tiếp. Kết hôn cận huyết làm tăng khả năng giao phối giữa các cá thể mang gen, tăng khả năng mang
gen đồng hợp tử ở người con. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 3 trường hợp có mối quan hệ
cận huyết. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy không phát hiện trường hợp nào mang gen trong số này.
Người dân tộc Tày ngày nay cũng coi trọng việc tránh kết hôn cận huyết, điều này góp phần giải
thích tỷ lệ mang gen thấp trong nhóm kết hôn cận huyết. Về tình trạng di trú của cặp vợ chồng trước
khi kết hôn. Số liệu Bảng 3.12 cho thấy người Tày tại Định Hoá có xu hướng kết hôn gần về địa lý
rất cao, có đến 264/300 cặp là kết hôn trong cùng một huyện (trong đó gần 50% là kết hôn trong cùng
1 xã). Số người mang gen trong các cặp kết hôn gần về địa lý (trong cùng một xã) là cao hơn có ý
nghĩa khi so với tỷ lệ mang gen thalassemia trong các cặp kết hôn khác xã hoặc khác huyện. Điều này
theo chúng tôi là hợp lý và là tình trạng chung của nhóm người dân tộc thiểu số. Do đặc thủ về ngôn
ngữ giao tiếp và phong tục tập quán, kinh tế, nghề nghiệp, … người dân tộc có xu hướng lập nghiệp
tại quê nhà và kết hôn với người cùng nhóm ngôn ngữ. Với dự phòng bệnh di truyền như thalassemia
thì việc này là bất lợi, kết hôn gần về địa lý trong một quần thể cố định sẽ duy trì tỷ lệ người mang
gen và mắc bệnh thalassemia bền vững qua các năm.
Bảng 3.13 cho thấy tình trạng mang gen trong từng nhóm phụ nữ sau khi phân loại theo tình
trạng thiếu máu. Trong tiêu chí lựa chọn đối tượng sàng lọc chúng tôi tuyển lựa người khoẻ mạnh
không mắc các bệnh cấp hoặc mạn tính, không cho hay nhận máu trong thời gian gần trước thời điểm
điều tra. Việc này sẽ giúp hạn chế các thay đổi công thức máu do các nguyên nhân thiếu máu cấp
hoặc mãn tính từ đó làm nhiễu kết quả sàng lọc ở người khoẻ mạnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có
đến 82/300 trường hợp có thiếu biểu hiện thiếu máu dựa trên chỉ số nồng độ huyết sắc tố <120 g/dL.
Trong đó có 1 trường hợp thiếu máu nặng, thiếu máu trung bình là 32/82 và thiếu máu nhẹ là 49/82.
Về phân bố tỷ lệ người mang gen trong từng nhóm thiếu máu, có đến 90,6% đối tượng thiếu máu
mức độ trung bình là người mang gen thalassemia, hơn ½ (51%) nhóm thiểu máu nhẹ cũng mang gen
thalassemia và đặc biệt là trong số 218 người bình thường (không có thiếu máu trên xét nghiệm) vẫn
có đến 11,9% được phát hiện mang gen bệnh thalassemia. 1 trường hợp thiếu máu nặng được phát
hiện mang gen alpha thalassemia với kiểu gen là dị hợp tử kép α0/α+ (HbH), trường hợp này khá đặc
biệt, dù có chỉ số Hb ở mức độ nặng đối tượng vẫn chịu đựng được và vẫn lao động sinh hoạt. Như
vậy kết quả nghiên cứu này đã bổ sung thêm một số thông về thiếu máu trong cộng đồng người Tày
tại Thái Nguyên. Thứ nhất, người xét nghiệm máu hoàn toàn bình thường về số lượng hồng cầu và
lượng huyết sắc tố vẫn có thể mang gen thalassemia (11,9%) và chỉ được phát hiện qua sàng lọc và
xét nghiệm DNA. Thứ 2, gần 1/3 các trường hợp thiếu máu (61,7%) là mang gen thalassemia. Bằng
chứng này có thể góp phần giải thích thêm cho một số nghiên cứu về thiếu máu cộng đồng tại Việt