Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

bài tập lớn Kỹ năng tư vấn Hôn nhân gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.18 KB, 11 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống hôn nhân, con cái được coi là “sự liên kết” yếu tố
duy trì hạnh phúc gia đình. Quyền làm cha, làm mẹ là những quyền thiêng
liêng, vì vậy việc xác định cha, mẹ con nhằm xác định than phận và quan hệ
huyết thống giữa các chủ thể là việc hết sức quan trọng, góp phần ổn định
các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Tuy nhiên, do sự hội nhập
kinh tế và văn hoá địa cầu, nên nảy sinh nhiều vấn đề, trong đó có hiện
tượng quan hệ trươc hôn nhân, nam nữ sống chung như vợ chồng hoặc
những vấn đề phức tạp trong hôn nhân, dẫn đến trường hợp trẻ em được sinh
ra nhưng không thể xác định được cha, mẹ đẻ. Điều đó,dẫn đến việc nhiều
người sẽ tìm đến các trung tâm tư vấn pháp luật để nhờ “gỡ rối” cho trường
hợp của mình. Do vậy, trong quá trình tư vấn cho khách hàng đòi hỏi người
tư vấn cần phải vận dụng đa dạng các kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh
vực hôn nhân và gia đình. Để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này,
em xin được làm rõ một số kỹ năng tư vấn thông qua đề bài số 6: “Khi tư
vấn các vụ việc về xác định cha, mẹ, con, người tư vấn phải vận dụng các
kỹ năng tư vấn như thế nào?”
NỘI DUNG
I. Khái quát về tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
1. Định nghĩa tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Khái niệm “ Tư vấn pháp luật” được ghi nhận trong nhiều tài liệu và
văn bản luật khác nhau tuy nhiên có thể hiểu ““Tư vấn pháp luật là việc giải
đáp pháp luật, hướng dẫn các cá nhân, tổ chức ứng xử đúng pháp luật, cung
cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp khách hàng thực hiện và bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của họ”1.
1 TS. Phan Chí Hiếu, Ths. Nguyễn Thị Hằng Nga, Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật, NXB. Công an
Nhân dân, 2012, tr.10.

1

1




Từ cách tiếp cận khái niệm “tư vấn pháp luật” như trên, có thể hiểu
TVPL trong lĩnh vực HN&GĐ là việc giải đáp pháp luật hôn nhân và gia
đình, đưa ra ý kiến hướng dẫn cá nhân, tổ chức xử sự đúng pháp luật hôn
nhân và gia đình, đồng thời cung cấp thông tin pháp luật hoặc dịch vụ pháp
lý giúp cá nhân, tổ chức thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
2. Đặc điểm của tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Xuất phát từ khái niệm “tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và
gia đình”, ta có thể rút ra được một số những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, TVPL về HN&GĐ không tách rời tư vấn tâm lý, tình cảm;
Thứ hai, mục tiêu mà khách hàng đưa ra thường không rõ ràng;
Thứ ba, khách hàng thường mang nặng suy nghĩ chủ quan, bảo thủ;
Thứ tư, khách hàng có thể chỉ có nhu cầu chia sẻ. Nhiều khi gặp vấn
đề khó giải quyết, khách hàng tìm đến chuyên gia tư vấn để kể lại câu
chuyện của mình, mong nhận được sự thông cảm, chia sẻ. Thậm chí, khách
hàng chỉ nói về mâu thuẫn vợ chồng mà không cần bất kỳ sự tư vấn nào;
Thứ năm, khách hàng thường yêu cầu tư vấn để họ đạt được ý định
của mình hoặc được lợi, bất chấp lợi ích của chủ thể đối lập;
Thứ sáu, khách hàng thường yêu cầu người tư vấn giúp bảo vệ quyền
lợi cho họ tại Tòa án bằng mối quan hệ quen biết cá nhân;
Thứ bảy, TVPL với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có mối liên
hệ tự nhiên và gắn bó chặt chẽ với nhau;
Thứ tám, người TVPL cần phải hiểu biết pháp luật, trung thực, kiên
nhẫn, giàu kinh nghiệm sống, có kiến thức lẫn tâm lý sâu, có khả năng phản
ứng với mọi tình huống.

2


2


II. Khái quát về vấn đề các định cha,mẹ, con trong lĩnh vực hôn nhân gia
đình.
1. Khái niệm xác định cha, mẹ, con:
Thứ nhất, về định nghĩa, xác định cha, mẹ, con là “việc nghiên cứu, tìm
kết, nhận diện mối quan hệ huyết thống giữa hai thế hệ kế tiếp nhau thông
qua sự kiện sinh đẻ, dựa trên quan hệ huyết thống hoặc dă trên các căn cứ do
pháp pháp luật quy định”2
Thứ hai, về ý nghĩa, xác định cha, mẹ, con có ý nghĩa rất thiêng liêng
trong việc xác định, hình thành mối quan hệ gia đình. Đầu tiên, việc xác
định cha, mẹ, con đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên, đặc biệt
là quyền trẻ em. Tiếp đến, qua bản án, quyết định của Tòa án về việc này,
mối qua hệ cha, mẹ, được sự thừa nhân của pháp luật, là một trong những cơ
sở để giải quyết, chấm dứt các tranh chấp khác.
2. Căn cứ xác định cha, mẹ cho con.
2.1. Xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp sinh con tự nhiên.
Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con tự nhiên: con sinh ra
trong trường hợp này có thể là sinh ra do cha, mẹ là vợ chồng hợp pháp,
cũng có thể là không.
 Xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp cha mẹ là vợ chồng
Việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp cha mẹ là vợ chồng dựa vào
nguyên tắc suy đoán pháp lý được quy định ở Điều 88 LHN&GĐ 2014:
“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong
thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

2 Nguyễn Thị Lan (2008), Xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.20.


3

3


Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn
nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con
chung của vợ chồng”
Theo đó, việc xác định cha, mẹ, con khi ch mẹ là vợ chồng có thể đặt ra
các trường hợp:
Thứ nhất, con do người vợ sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được
cha mẹ thừa nhận
Thứ hai, con do người vợ có thai trước thời kỳ hôn nhân và sinh ra trong
thời kỳ hôn nhân.
Thứ ba, con do người vợ thụ thai và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân.
Thứ tư, con do người vợ thụ thai trong thời kỳ hôn nhân và sinh ra trong
thời hạn 300 ngày kể từ khi hôn nhân chấm dứt.
Thứ năm, con do người phụ nữ thụ thai trước thời kỳ hôn nhân và sinh ra
trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày hôn nhân chấm dứt.
 Xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp cha, mẹ không phái là vợ
chồng( con ngoài giá thú)
Là trường hợp con mà cha, mẹ không phải là vợ chồng hợp pháp, hoặc
tuy cha, mẹ ăn ở, sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không được
pháp luật thừa nhận là vợ chồng. Bao gồm các trường hợp sau:
Người mẹ không có chồng mà sinh con;
Người mẹ có chồng nhưng ngoại tình có con với người khác;
Hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, có con chung
nhưng cha mẹ không có đăng ký kết hôn.
Vấn đề xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú trong thực tế rất phức

tạp, vì giữa cha, mẹ của người con không có hôn nhân hợp pháp.

4

4


2.2. Xác định cha, mẹ ,con trong trường hợp mang thai bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản.
Các cặp vợ chồng hiếm muộn ngày nay, thay vì xin nuôi con, có xu
hướng nhờ y học hỗ trợ sinh con. Điều này phát sinh những vấn đề pháp lý
gây tranh cãi, như việc xác định cha mẹ cho con. Khác với trường hợp sinh
con trong trường hợp đẻ tự nhiên thì đưá trẻ sinh ra trong trường hợp sinh
con bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản có thể không cùng huyết thống với
cha mẹ nó. Việc sinh con theo phương pháp này không chỉ áp dụng nội bộ
cặp vợ chồng vô sinh mà còn liên quan đến người thứ ba. Điều này ảnh
hưởng trực tiếp đến việc xác định cha, mẹ, con. Đây là một vấn đề hết sức
phức tạp vì vậy thủ tục phải thật rõ ràng. Theo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP
Quy định điều kiện để áp dụng các biện pháp sinh sản bằng kỹ thuật sinh
sản.
2.3. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Căn cứ Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, đứa bé được xác định
là con chung vợ chồng mang thai hộ, quan hệ mẹ, con không xác định với
người mang thai hộ
3. Thẩm quyền giải quyết vụ việc xác định cha, mẹ, con:
- Theo Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nếu không có
tranh chấp, cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con
theo quy định của pháp luật về hộ tịch; nếu có tranh chấp Tòa án nhân dân
có thẩm quyền trong việc xác định cha, mẹ con. Ngoài ra, Tòa án nhân dân
cũng xác định cha, mẹ, con theo yêu cầu của đương sự trong trường hợp cha,

mẹ, con đã chết hoặc người thân thích của đương sự yêu cầu.
- Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền là:
- Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại điểm a khoản 1, điểm b
khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có thẩm quyền giải quyết các
5

5


tranh chấp về hôn nhân và gia đình ở cấp sơ thẩm. Theo khoản 3 Điều 35,
điểm 1 khoản 1, khoản 2 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, các tranh
chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân
dân cấp tỉnh giải quyết, ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Bộ luật
tố tụng dấn sự 2015, Tòa án nhân dân cấp tỉnh “có thẩm quyền giải quyết
theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án nhân dân cấp huyện....khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của
Tòa án nhân dân cấp huyện”.
- Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo lãnh thổ quy định tại Điều 39 Bộ
luật tố tụng dân sự 2015.
+, Trong trường hợp các bên thống nhất cùng yêu cầu Tòa án xác định
quan hệ, cha, mẹ, con hoặc bên bị yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết,
điểm t khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định “Tòa án nơi cư
trú, làm việc của người yêu cầu có thẩm quyền giải quyết yêu cầu... xác định
cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ...”.
+, Trong trường hợp chỉ có một bên yêu cầu xác định quan hệ, cha, mẹ,
con, điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án
nơi người bị yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đẻ cư trú hoặc là nơi người
giám hộ của người bị yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đẻ cư trú.
+, Trong trường hợp yêu cầu liên quan đến việc mang thai hô, điểm q
khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định tòa án nơi người

mang thai hộ cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết.
III. Những kỹ năng cần có khi tư vấn các vụ việc xác định cha, mẹ ,con.
1. Kỹ năng tiếp xúc khách hàng
“kỹ năng tiếp xúc khách hàng” là một kỹ năng quan trọng trong hoạt
động tư vấn pháp luật. Việc tiếp xúc khách hang trong tư vấn pháp luật trong
6

6


lĩnh vực hôn nhân và gia đình có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp tư vấn viên
tìm hiểu bối cảnh liên quan đề đề nghị cung cấp dịch vụ tư vấn của khách
hang. Ngoài ra, thong qua tiếp xúc khách hang, tư vấn viên sẽ hiểu được
mong muốn của khách hang. Hiều được những điều này sẽ giúp tư vấn viên
hiểu them hơn về bối cảnh sự việc, động lực thúc đẩy khách hàng đến yêu
cầu tư vấn. Tư vấn viên cần chú trọng và thường xuyên rèn luyện các kỹ
năng: Lắng nghe; giao tiếp; ghi chép; diễn giải và tổng hợp vấn đề; đặt câu
hỏi và tìm hiểu vấn đề.
Kỹ năng lắng nghe cần đạt đến tầm cao của sự thấu hiểu. Lắng nghe
không phải là nghe lời thân chủ mà chủ yếu là nghe được ước nguyện, cảm
xúc, tình cảm... của họ. Ngoài ra, nhà tư vấn phải có kỹ thuật làm chủ cảm
xúc, tình cảm cũng như thời gian. Đặt mình câu chuyện của họ nhưng người
tư vấn cần phải tỉnh táo, mang một tinh thần khỏe mạnh để nhìn được các
mặt của vấn đề. Để đưa ra nhận định đúng, sai, được, mất... Và tổng hợp lại,
người tư vấn sẽ có các phương án cho khách hàng lựa chọn trước vấn đề của
mình. Ngoài ra, trong việc giao tiếp, người tư vấn cần tập trung vào câu
chuyện của khách hàng, tránh làm việc riêng và đặc biệt phải biết giao tiếp
qua đối mắt với khách hàng. Đôi khi, việc xác định cha, mẹ, con lại ảnh
hưởng rất nhiều đến quyền và lợi ích của đứa bé, chính vì vậy, người tư vấn
rất cần có sự linh hoạt trong suy nghĩ, tôn trọng khách hàng nhưng phải bảo

đảm quyền , lợi ích của người còn lại. Trong nhiều trường hợp, tư vấn dựa
trên yếu tố tình cảm có thể giúp giảm tải các thủ tục hơn, và thực ra, nhiều
khách hàng dù họ thực sự thắc mắc nhưng họ cũng không hẳn quan tâm đến
vấn đề đứa con có cùng huyết thống hay không bởi tình cảm gia đình thiêng
liêng và sự gắn bó qua bao tháng ngày.

7

7


Chính vì mang tính chất là định hướng cho khách hàng nên người tư
vấn cần phải có vốn am hiểu những kiến thức về kinh tế, xã hội, pháp luật...
Những điều này được tích lũy trong va chạm cuộc sống. Mặt khác, với khía
cạnh xã hội, người tư vấn cần nắm rõ các phong tục, tập quán của xã hội
đương thời, để thấu cảm hơn câu chuyện và có cái nhìn đúng đắn hơn, định
hướng tốt hơn cho khách hàng.
Kỹ năng ghi nhớ và tóm tắt sự việc. Việc ghi nhớ, ghi lại tóm tắt sự
việc là điều cần thiết. Kỹ năng này sẽ giúp người tư vấn không bỏ sót các
tình tiết quan trọng, nắm bắt được toàn bộ sự việc. Trên cơ sở đó yêu cầu
khách hàng làm rõ một số tình tiết quan trọng có thể giúp ích cho mong
muốn của khách hàng. Sau khi ghi nhớ và tóm tắt sự việc, người tư vấn sẽ kể
lại cho khách hàng nghe một lần nữa tình huống mà khách hàng đặt ra. Nếu
khách hàng đồng ý thì nhà tư vấn nhìn chung đã nắm bắt được các vấn đề
trong câu chuyện của khách hàng.
2. Kỹ năng đặt câu hỏi.
Đặt câu hỏi đối với khách hàng nhằm làm rõ thêm các thông tin mà
khách hàng cung cấp, từ đó người tư vấn có những căn cứ chặt chẽ để đưa ra
quan điểm của mình về vấn đề này. Khách hàng tìm tới người tư vấn trước
hết là để chia sẻ câu chuyện của họ và sau đó mong muốn nhận được các ý

kiến tư vấn, tuy nhiên, rất nhiều khách hàng thường nhắc đi nhắc lại nhiều
lần câu chuyện của họ, thậm chí còn mâu thuẫn với chính thông tin mình
vừa cung cấp trước đó ít phút. Vì vậy, để có thể kiểm soát buổi tư vấn và
khai thác thông tin từ khách hàng có hiệu quả nhất thì người tư vấn cần phải
có kỹ năng đặt ra những câu hỏi mang tính định hướng cho khách hàng.

8

8


3. Kỹ năng phân tích hồ sơ.
Phân tích vụ việc là việc làm của các nhà tư vấn trong việc đánh giá,
xác định vấn đề cần quan tâm, lựa chọn những tình tiết có điểm nhấn xoáy
sâu vào bản chất của vấn đề, từ đó nhìn nhận ra hướng giải quyết cho khách
hàng. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ việc xác định cha, mẹ, con cũng cần phải
thực hiện theo trình tự: Đọc sơ bộ; sắp xếp hồ sơ, tài liệu liên quan; đọc chi
tiết; tóm lược lại vụ việc.
Sau khi phân tích vụ việc, dựa trên những thông tin, sự kiện khách
hàng cung cấp, cùng với việc làm sáng tỏ những thắc mắc, băn khoăn của
người tư vấn thông qua hệ thống các câu hỏi, người tư vấn sẽ xác định vấn
đề pháp lý của vụ việc. Vấn đề pháp lý là một vấn đề được khái quát từ bối
cảnh của vụ việc thường được thể hiện dưới hình thức một mệnh đề được
nêu ra, cần được người tư vấn đánh giá. Câu trả lời của vấn đề pháp lý ấy sẽ
giúp giải quyết được nguyện vọng của khách hàng.
Vì vụ việc xác định cha, mẹ, con liên quan mật thiết đến quyền nhân
thân của cá nhân, ảnh hưởng đến nội dung quyền tài sản, nên người tư vấn
cần có kỹ năng thu thập chứng cứ, bằng chứng hợp pháp. Từ những thông
tin về trung tâm giám định huyết thống đến cách thu thập các bằng chứng
khác như qua ảnh, nhật ký hay lấy thông tin từ những nhân chứng sống...

4. Kỹ năng xác định luật áp dụng
Nếu như việc xác định vấn đề pháp lý chính là việc tìm ra được các
câu hỏi pháp lý của hồ sơ thì các quy định của pháp luật là nơi tìm ra câu trả
lời cho các câu hỏi pháp lý đó. Vì vậy, công việc tiếp theo của người tư vấn
là vận dụng kỹ năng tra cứu các văn bản pháp luật của mình. Để vận dụng
được kỹ năng này vào tư vấn các vụ việc lien quan đến xác định cha,mẹ và
con, người tư vấn cần lưu ý những vấn đề sau:
9

9


 Xác định các văn bản pháp luật thuộc phạm vi tra cứu và khoanh vùng các
văn bản có chứa các quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề xác định cha,
mẹ , con.
 Kiểm tra, rà soát các văn bản trong nhóm văn bản đã tập hợp để xác định
quy phạm, nhóm quy phạm pháp luật để điều chỉnh quan hệ khách hàng
đang có vướng mắc. Lưu ý về thời hiệu, thời hạn của các văn bản luật cần áp
dụng.
 Tập hợp, phân tích, nghiên cứu, xác định định hướng viện dẫn, sử dụng các
quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc của khách hàng.
Xác định cha, mẹ, con là một vấn đề khá rộng và phức tạp trong lĩnh
vực hôn nhân và gia đình. Tuỳ vào từng vụ việc khác nhau mà xác định quy
phạm pháp luật khác nhau.
5. Kỹ năng xác định phương án tư vấn.
Người tư vấn cần vận dụng thành thạo kỹ năng xác định phương án tư
vấn gồm ba bước, cụ thể: Mô tả phương án tư vấn; Định hướng cho khách
hang; Lựa chọn chiến thuật.
Người tư vấn cũng cần nắm được rằng việc xác định cha, mẹ, con có
hai hướng giải quyết, hoặc qua ủy ban nhân dân hoặc qua Tòa án nhân dân

nên rất cần có sự nhạy bén trong việc xác định liệu có hay không tranh chấp
để tìm ra hướng tư vấn. Có thể, người tư vấn chỉ dừng lại ở việc tư vấn nên
hay không nên khởi kiện ra tòa, nhưng có khi người tư vấn sẽ tiếp tục vụ
việc trước Tòa chính vì vậy, những phương án mới rất cần được dự liệu sẵn
để có những cánh cửa mở ra khi một chiếc đóng lại.
KẾT LUẬN
Từ xưa đến nay, cha mẹ và con luôn được gắn kết bởi sợi dây tình
cảm thiêng liêng, không gì có thể thay thế được. Tuy nhiên, do sự hội nhập
kinh tế và văn hoá địa cầu, nên nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến xác định
cha, mẹ cho con ngày càng phức tạp . Vì vậy, trong quá trình tư vấn giải
quyết những vấn đề này đòi hỏi người thực hiện tư vấn pháp luật phải có bề
dày kinh nghiệm xử lý những vụ việc tương tự và có khả năng vận dụng linh
hoạt, mềm dẻo các kỹ năng trong tư vấn.
10

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Luật Hộ tịch
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP Quy định điều kiện để áp dụng các

biện pháp sinh sản bằng kỹ thuật sinh sản.

5. TS. Phan Chí Hiếu, Ths. Nguyễn Thị Hằng Nga, Giáo trình Kỹ
năng tư vấn pháp luật, NXB. Công an Nhân dân
6. Nguyễn Thị Lan (2008), Xác định cha, mẹ, con trong pháp luật
Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội
7. Một số website khác
/> />
MỤC LỤC
Trang

11

11



×