Tải bản đầy đủ (.pdf) (272 trang)

Luận án tiến sĩ Địa lý: Phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.37 MB, 272 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ

VIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
_____________________________

PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRONG LIÊN KẾT VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ

VIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
_____________________________

PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRONG LIÊN KẾT VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số

: 931.05.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Trần Thị Minh H a
2. PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ

HÀ NỘI - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Các
số liệu, kết quả trong luận án là trung thực. Mọi tài liệu tham khảo đều đƣợc trích
dẫn chính xác. Các kết luận khoa học chƣa đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Hải


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình này, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới PGS.TS
Trần Thị Minh H a, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ đã định hƣớng, tận tình chỉ bảo và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Chiến lƣợc phát triển, Trung
tâm Tƣ vấn Phát triển và Đào tạo, Ph ng Đào tạo đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt

thời gian học tập và nghiên cứu tại Viện.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Sau Đại học và các thầy, cô Khoa Địa lí, Đại
học Sƣ phạm Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học chuyển đổi tại trƣờng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn UBND tỉnh, thành phố; Sở Du lịch; các Sở, ban,
ngành có liên quan; các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phƣơng trên địa bàn
thành phố Hải Ph ng, thủ đô Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Ninh Bình đã nhiệt tình
giúp đỡ và cung cấp thông tin, tƣ liệu cũng nhƣ đóng góp ý kiến cho việc nghiên
cứu và hoàn thành luận án.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Tổng cục Du lịch, Viện Nghiên cứu Phát
triển Du lịch, Tạp chí Du lịch, Tạp chí Kinh tế Dự báo và một số tạp chí khác…đã
cung cấp số liệu, đăng bài để phục vụ mục đích nghiên cứu của công trình này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đơn vị công tác - Tổ Nghiệp vụ Du lịch, Khoa Du
lịch và Ban Giám hiệu cùng các ph ng, ban của trƣờng Đại học Hải Ph ng đã tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình tôi tham gia học tập tại Hà Nội.
Cuối cùng, tôi xin đƣợc bày tỏ l ng biết ơn sâu sắc tới gia đình; các thầy, cô
giáo; bạn bè, đồng nghiệp, sinh viên…đã chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian học
tập và thực hiện công trình này. Tôi xin cảm ơn những tình cảm tốt đẹp và quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5

6

TỪ
VIẾT TẮT
AFTA

ĐBSCL
ĐBSH
ĐH
FAM
TRIP

7
8

FDI
FPT

9
10
11
12

GDP
GRDP
ITE
ODA

NỘI DUNG
Khu vực Thƣơng mại tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area)

Cao đẳng
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Hồng
Đại học
Hình thức du lịch miễn phí dành cho các hãng lữ hành, các nhà
báo (Familiarization Trip)
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment)
Công ty cổ phần FPT (The Corporation
for Financing Promoting Technology)
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product)
Hội chợ du lịch quốc tế (International Travel Expo)
Nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ bên ngoài, bao gồm các khoản viện
trợ và cho vay với điều kiện ƣu đãi (Official Development Assistance)
Trung cấp

13
14
15
16

TC
TNHH
UBND
UNESCO

17

VNPT


Tập đoàn Bƣu chính Viễn Thông Việt Nam (Vietnam Posts and
Telecommunications Group)

18

WTO

Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (World Trade Organization)

Trách nhiệm hữu hạn
Ủy ban nhân dân
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
(United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization)


iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... x
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ ..................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ LIÊN KẾT VÙNG DU LỊCH ............................ 8

1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch .................................................. 8
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch trên thế giới và ở Việt Nam .. 8
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch tại Hải Ph ng ...................... 10
1.2. Các công trình nghiên cứu về liên kết vùng du lịch ........................................... 12
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về liên kết vùng du lịch trên thế giới và ở Việt
Nam ........................................................................................................................... 12
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về liên kết vùng du lịch tại vùng Đồng bằng sông
Hồng và duyên hải Đông Bắc ................................................................................... 23
1.2.3. Các công trình nghiên cứu về liên kết trong phát triển du lịch của thành phố
Hải Ph ng với vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc ....................... 25
Tiểu kết chƣơng 1...................................................................................................... 25
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TRONG LIÊN KẾT VÙNG...................................................................................... 27
2.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 27
2.1.1. Về phát triển du lịch ........................................................................................ 27
2.1.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 27


v

2.1.1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch ............................................. 27
2.1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch ........................................................ 33
2.1.2. Về phát triển du lịch trong liên kết vùng du lịch ............................................ 36
2.1.2.1. Khái niệm, nguyên tắc và ý nghĩa ................................................................ 36
2.1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch trong liên kết vùng .............. 39
2.1.2.3. Các điều kiện cơ bản của phát triển du lịch trong liên kết vùng .................. 40
2.1.2.4. Nội dung phát triển du lịch trong liên kết vùng ........................................... 41
2.1.2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển du lịch trong liên kết vùng..... 46
2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 46
2.2.1. Tổng quan về phát triển du lịch trong liên kết vùng ở Việt Nam ................... 46

2.2.2. Kinh nghiệm về phát triển du lịch trong liên kết vùng ở thành phố Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ .......................... 48
2.2.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch trong liên kết vùng đối với thành
phố Hải Ph ng ........................................................................................................... 55
Tiểu kết chƣơng 2...................................................................................................... 56
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG TRONG LIÊN KẾT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN
HẢI ĐÔNG BẮC ...................................................................................................... 57
3.1. Khái quát về vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc .................. 57
3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên
kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc ......................................... 65
3.2.1. Chính sách khuyến khích phát triển du lịch trong liên kết vùng .................... 65
3.2.2. Các đơn vị cung ứng dịch vụ cho khách du lịch ............................................. 66
3.2.3. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ ......................................................................... 67
3.2.4. Tài nguyên du lịch ........................................................................................... 68
3.2.5. Dân cƣ và nguồn lao động .............................................................................. 71
3.2.6. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................... 72
3.2.7. Vốn đầu tƣ ....................................................................................................... 73
3.2.8. Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội ................................................. 74


vi

3.2.9. Sự phát triển kinh tế ........................................................................................ 75
3.2.10. Điều kiện sống, thời gian rỗi và nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch ......................... 76
3.2.11. Liên kết và hợp tác ........................................................................................ 77
3.3. Thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng (giai đoạn 2005 - 2015) .... 77
3.3.1. Thực trạng phát triển du lịch theo ngành ........................................................ 77
3.3.2. Thực trạng phát triển du lịch theo lãnh thổ ..................................................... 95
3.3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng (giai

đoạn 2005 - 2015) ................................................................................................... 102
3.4. Thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng Đồng
bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc ................................................................ 103
3.4.1. Các điều kiện liên kết vùng ........................................................................... 103
3.4.2. Các nội dung liên kết vùng............................................................................ 104
3.4.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong
liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc ................................ 117
Tiểu kết chƣơng 3.................................................................................................... 118
CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG TRONG LIÊN KẾT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ
DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC ..................................................................................... 120
4.1. Dự báo bối cảnh trong và ngoài nƣớc ảnh hƣởng đến phát triển du lịch của Hải
Ph ng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc. .......... 120
4.2. Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong
liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2030. ................................................................................................. 122
4.2.1. Quan điểm phát triển ..................................................................................... 122
4.2.2. Mục tiêu phát triển ........................................................................................ 123
4.2.3. Định hƣớng phát triển ................................................................................... 124
4.3. Các giải pháp phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng Đồng
bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc ................................................................ 126
4.3.1. Nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng ... 126


vii

4.3.1.1. Tăng cƣờng thu hút khách du lịch .............................................................. 126
4.3.1.2. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch............................................. 127
4.3.1.3. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ................................................. 128
4.3.1.4. Phát triển các lĩnh vực kinh doanh du lịch ................................................. 129

4.3.1.5. Phát triển sản phẩm du lịch ........................................................................ 131
4.3.1.6. Phát triển điểm, khu, tuyến du lịch ............................................................ 135
4.3.2. Nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong
liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc ................................ 140
4.3.2.1. Tăng cƣờng các điều kiện liên kết ............................................................. 140
4.3.2.2. Đẩy mạnh các nội dung liên kết ................................................................. 141
4.4. Đánh giá khả năng hiệu quả phát triển du lịch Hải Ph ng đến năm 2030 ....... 147
4.5. Kiến nghị .......................................................................................................... 148
Tiểu kết chƣơng 4.................................................................................................... 150
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN
CỦA TÁC GIẢ ....................................................................................................... 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 154
PHỤ LỤC


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thang đánh giá tổng hợp về điểm du lịch ................................................ 35
Bảng 2.2. Thang đánh giá tổng hợp về khu du lịch .................................................. 36
Bảng 2.3. Thang đánh giá tổng hợp về tuyến du lịch ............................................... 36
Bảng 2.4. Bảng ma trận liên kết tạo chuỗi giá trị du lịch.......................................... 46
Bảng 3.1. Cơ sở lƣu trú du lịch của Hà Nội, Hải Ph ng, Quảng Ninh, Ninh Bình và
toàn vùng ĐBSH ....................................................................................................... 60
Bảng 3.2. Nguồn nhân lực du lịch của Hà Nội, Hải Ph ng, Quảng Ninh, Ninh Bình
và toàn vùng ĐBSH .................................................................................................. 61
Bảng 3.3. Sản phẩm du lịch của Hà Nội, Hải Ph ng, Quảng Ninh, Ninh Bình........ 61
Bảng 3.4. Khách du lịch của Hà Nội, Hải Ph ng, Quảng Ninh, Ninh Bình và toàn

vùng ĐBSH ............................................................................................................... 63
Bảng 3.5. Tổng thu du lịch của Hà Nội, Hải Ph ng, Quảng Ninh, Ninh Bình và toàn
vùng ĐBSH ............................................................................................................... 63
Bảng 3.6. Kết quả phục vụ khách lƣu trú và lữ hành của ngành Du lịch Hải Ph ng
qua các năm 2005 - 2015 .......................................................................................... 67
Bảng 3.7. Số lƣợng doanh nghiệp lữ hành của thành phố Hải Ph ng giai đoạn 2005
- 2015......................................................................................................................... 67
Bảng 3.8. Vốn đầu tƣ du lịch của thành phố Hải Ph ng giai đoạn 2005 - 2015....... 74
Bảng 3.9. GRDP và cơ cấu GRDP của thành phố Hải Ph ng giai đoạn 2005 2015.. ......................................................................................................................... 75
Bảng 3.10. Tổng lƣợt khách du lịch và tốc độ tăng trƣởng khách đến thành phố Hải
Ph ng từ năm 2005 đến năm 2015 ............................................................................ 77
Bảng 3.11. Tổng thu du lịch và tốc độ tăng trƣởng tổng thu du lịch của thành phố
Hải Ph ng giai đoạn 2005 - 2015 .............................................................................. 84
Bảng 3.12. Số lƣợng nhân lực du lịch của thành phố Hải Ph ng giai đoạn 2005 2015 ........................................................................................................................... 85
Bảng 3.13. Cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp du lịch tại thành phố Hải Phòng
năm 2015 ................................................................................................................... 86
Bảng 3.14. Số lƣợng nhân lực du lịch đã qua đào tạo năm 2015 của thành phố Hải
Phòng ......................................................................................................................... 87


ix

Bảng 3.15. Số lƣợng các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch của thành phố Hải Ph ng..87
Bảng 3.16. Số lƣợng nhân lực du lịch biết ngoại ngữ của thành phố Hải Ph ng năm
2015 ........................................................................................................................... 88
Bảng 3.17. Tổng hợp đánh giá về điểm du lịch tiêu biểu của thành phố Hải Ph ng 96
Bảng 3.18. Số lƣợt khách du lịch đến khu du lịch Cát Bà giai đoạn 2005 - 2015 .... 97
Bảng 3.19. Số lƣợt khách du lịch đến khu du lịch Đồ Sơn giai đoạn 2005 - 2015 ... 97
Bảng 3.20. Tổng thu từ khách du lịch đến vùng ven biển Hải Ph ng giai đoạn 2005
- 2015......................................................................................................................... 97

Bảng 3.21. Tổng hợp đánh giá về các tuyến du lịch địa phƣơng của thành phố Hải
Phòng ....................................................................................................................... 101
Bảng 3.22. Vị trí của thành phố Hải Ph ng với Hà Nội, Quảng Ninh và Ninh Bình......104
Bảng 3.23. Sự liên kết giữa một số đơn vị kinh doanh lữ hành và khách sạn ở Hà
Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình với các đối tác trên địa bàn Hải Ph ng .................... 113
Bảng 3.24. Sản phẩm du lịch đƣợc hình thành từ sự liên kết giữa đơn vị kinh doanh
lữ hành và khách sạn ở Hà Nội, Hải Ph ng, Quảng Ninh, ..................................... 115
Bảng 3.25. Một số chỉ tiêu về hiệu quả phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong
liên kết vùng ĐBSH ................................................................................................ 117
Bảng 4.1. Tổng thu du lịch và chi tiêu bình quân khách du lịch của thành phố Hải
Phòng ....................................................................................................................... 124
Bảng 4.2. Giá trị gia tăng du lịch trong tổng GRDP của thành phố Hải Ph ng ..... 124
Bảng 4.3. Nộp ngân sách của ngành Du lịch thành phố Hải Ph ng ....................... 124
Bảng 4.4. Định hƣớng và nội dung liên kết vùng để phát triển du lịch của Hải Ph ng
đến 2025 và 2030 .................................................................................................... 126
Bảng 4.5. Dự báo khách du lịch của thành phố Hải Ph ng .................................... 127
Bảng 4.6. Nhân lực ngành Du lịch trong tổng lao động xã hội của thành phố Hải
Phòng ....................................................................................................................... 128
Bảng 4.7. Dự báo một số chỉ tiêu về hiệu quả phát triển du lịch thành phố Hải
Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH............................................................................ 147


x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Sơ đồ nguyên tắc trong quá trình liên kết cung cấp dịch vụ cho du
khách ......................................................................................................... 38
Hình 3.1. Cơ cấu khách du lịch nội địa và quốc tế đến Hải Ph ng theo độ tuổi ...... 80

Hình 3.2. Phƣơng tiện khách du lịch nội địa thƣờng sử dụng để đến Hải Ph ng ..... 80
Hình 3.3. Phƣơng tiện khách du lịch quốc tế thƣờng sử dụng để đến Hải Ph ng .... 81
Hình 3.4. Nhận xét của khách du lịch nội địa về những điểm đến du lịch trong các
tuyến du lịch ở Hải Ph ng ......................................................................................... 82
Hình 3.5. Nhận xét của khách du lịch quốc tế về những điểm đến du lịch trong các
tuyến du lịch ở Hải Ph ng ......................................................................................... 82
Hình 3.6. Đánh giá của khách du lịch nội địa về các dịch vụ trong chuyến du lịch tại
Hải Ph ng .................................................................................................................. 83
Hình 3.7. Đánh giá của khách du lịch quốc tế về các dịch vụ trong chuyến du lịch
tại Hải Ph ng ............................................................................................................. 83
Hình 3.8. Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch của thành phố Hải Phòng theo độ tuổi năm
2015 ........................................................................................................................... 89
Hình 4.1. Mong muốn của khách du lịch nội địa về các sản phẩm du lịch mới tại Hải
Phòng ....................................................................................................................... 133
Hình 4.2. Mong muốn của khách du lịch quốc tế về các sản phẩm du lịch mới tại
Hải Ph ng ................................................................................................................ 134
Hình 4.3. Ý kiến đánh giá của du khách về một số tuyến du lịch của vùng
ĐBSH ...................................................................................................... 144

`


xi

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Sau trang
1. Bản đồ hành chính vùng du lịch ĐBSH ................................................................ 57
2. Bản đồ tài nguyên du lịch vùng du lịch ĐBSH ..................................................... 58
3. Bản đồ tuyến điểm du lịch vùng du lịch ĐBSH .................................................... 59
4. Bản đồ hành chính thành phố Hải Ph ng .............................................................. 67

5. Bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên thành phố Hải Ph ng .................................... 69
6. Bản đồ tài nguyên du lịch văn hóa thành phố Hải Ph ng ..................................... 70
7. Bản đồ thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng ................................. 102
8. Bản đồ liên kết phát triển du lịch giữa thành phố Hải Ph ng với Hà Nội, Quảng
Ninh, Ninh Bình và toàn vùng du lịch ĐBSH......................................................... 146


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hải Ph ng là một cực trong tam giác kinh tế và du lịch Hải Ph ng
- Hà Nội - Quảng Ninh, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Ph ng có
hải cảng quan trọng nhất, cửa ngõ chính ra biển của miền Bắc nƣớc ta. Đối với
ngành Du lịch, Hải Ph ng có nhiều tiềm năng để phát triển, với hệ thống tài nguyên
tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng. Thời gian gần đây, du lịch Hải Ph ng
ngày càng khởi sắc. Sản phẩm du lịch đa dạng và hấp dẫn hơn nhƣ du lịch văn hóa,
du lịch biển, đảo; du lịch MICE…Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Hải Ph ng, số lƣợt khách tới Hải Ph ng ngày càng tăng, từ 2.429 nghìn lƣợt
khách (trong đó khách quốc tế chiếm 21%) năm 2005, lên 4.075 nghìn lƣợt khách
(khách quốc tế chiếm 11%) năm 2015. Tổng thu từ du lịch cũng tăng nhanh từ 552
tỷ đồng năm 2005, lên 2166 tỷ đồng năm 2015 với tốc độ tăng trƣởng trung bình
năm là 15,3%, đứng thứ 3/11 tỉnh thành của vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên
hải Đông Bắc (sau Hà Nội và Quảng Ninh) [46,79].
Thực tế phát triển trong thời gian qua cho thấy, du lịch thành phố Hải Ph ng
đã phát huy mọi nguồn lực, thế mạnh; với vai tr là ngành kinh tế tổng hợp có tính
liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, trở thành một bộ phận quan trọng của du
lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc (gọi chung là ĐBSH) nói
riêng và du lịch cả nƣớc nói chung. Ngành Du lịch đã đạt đƣợc những thành công
góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Mặc dù đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan và đƣợc đánh giá là một điểm đến du
lịch hấp dẫn, nhƣng theo đánh giá của nhiều chuyên gia, du lịch Hải Ph ng vẫn chƣa
phát triển tƣơng xứng với tiềm năng vốn có. Hải Ph ng vẫn chƣa khai thác hết những thế
mạnh về vị trí địa lý, tự nhiên, văn hóa và con ngƣời.
Bên cạnh đó, đặt trong bối cảnh phát triển của vùng ĐBSH, một vấn đề quan
trọng trong hoạt động du lịch là tính liên kết của Hải Ph ng với các địa phƣơng
khác trong vùng, đặc biệt là với Thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu phát triển. Sự phát triển du lịch gắn với liên kết (nội vùng và liên
vùng) có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tính liên kết du lịch càng trở nên quan trọng
trong xu thế hội nhập của du lịch Việt Nam với khu vực và thế giới.

1


2

Tháng 4/2016, trong Hội thảo quốc tế “Liên kết vùng trong quá trình tái cơ
cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam” tại Hà Nội, ông Vƣơng
Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trƣởng Ban Kinh tế Trung ƣơng đã cho biết: “Vấn
đề kinh tế vùng và liên kết vùng đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam nhận thức rất
sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VIII”. Các kỳ Đại hội Đảng lần thứ IX, X, XI
đều xác định rõ định hƣớng chiến lƣợc phát triển vùng. Trong Báo cáo chính trị tại
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã nêu rõ: “Thống nhất quản lý tổng hợp chiến
lược, quy hoạch phát triển trên quy mô toàn bộ nền kinh tế, vùng và liên vùng. Phát
huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đồng thời ưu tiên phát triển các vùng kinh
tế động lực, tạo sức lôi cuốn, lan tỏa phát triển đến các địa phương trong vùng và
đến các vùng khác…Thực hiện quy hoạch vùng, chính sách vùng; sớm xây dựng và
thể chế hóa cơ chế điều phối liên kết vùng theo hướng xác định rõ vai trò đầu tàu và
phân công cụ thể trách nhiệm cho từng địa phương trong vùng. Khắc phục tình
trạng nền kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hành chính, hoặc đầu tư dàn trải, trùng

lặp. Xây dựng một số đặc khu kinh tế để tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế
phát triển vùng có tính đột phá” [3]. Trong một bài phỏng vấn bà Phạm Chi Lan của
Tạp chí Du lịch Việt Nam số tháng 02 năm 2015 với nhan đề “Phát triển kinh tế
bằng chính nội lực”, chuyên gia kinh tế cũng đã chia sẻ khi đƣợc hỏi về sự phát
triển của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam từ khi gia nhập WTO: “…Tôi thích
cách một số công ty du lịch Việt Nam đang làm hiện nay, bài bản và biết liên kết
hơn, tạo thuận lợi và hứng thú hơn cho du khách, giá cũng cạnh tranh hơn giữa các
hãng. Nếu nói về những điều cần nỗ lực hơn, tôi mong đợi sự phối hợp, kết nối chặt
chẽ hơn giữa các doanh nghiệp, các địa phương, giữa ngành Du lịch và các ngành
liên quan. Có như vậy, ngành Du lịch mới tạo nên những chiến dịch du lịch mạnh
và mới mẻ xuyên suốt cả năm mà không bị trùng lặp…” [21]. Nhƣ vậy, có thể thấy,
việc phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay cần thiết phải gắn với liên kết vùng.
Liên kết vùng chính là một giải pháp cứu cánh trƣớc thực trạng c n tồn tại nhiều bất
cập trong hoạt động du lịch của Việt Nam và thành phố Hải Ph ng.
Đồng thời, sự phát triển du lịch Hải Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH rất cần có
những nghiên cứu khoa học làm căn cứ. Lý luận về phát triển du lịch, liên kết vùng du
lịch và phát triển du lịch trong liên kết vùng đã xuất hiện trong các tài liệu của Việt

2


3

Nam cũng nhƣ trên thế giới. Lý luận này cung cấp cũng nhƣ làm dày dặn thêm hệ
thống lý thuyết cho ngành Du lịch và tạo nền tảng cho những thực tiễn của vấn đề này.
Tuy nhiên, hiện nay, những tài liệu trực tiếp về phát triển du lịch Hải Ph ng trong liên
kết vùng ĐBSH chƣa có.
Với tất cả những lý do trên, việc lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch thành phố
Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc” là
một hƣớng đi phù hợp, không trùng lặp, đồng thời mang tính cấp thiết cao cả về lý luận

và thực tiễn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng phát triển du lịch ở thành phố Hải Ph ng trong liên kết
vùng du lịch ĐBSH. Đƣa ra định hƣớng cũng nhƣ các giải pháp góp phần phát triển
du lịch thành phố hiệu quả, bền vững trong sự liên kết vùng ĐBSH.
- Cung cấp lý luận về phát triển du lịch Hải Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu đề ra, luận án thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu nhƣ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch, về phát triển du
lịch trong liên kết vùng;
- Xác định một số tiêu chí đánh giá phát triển du lịch vận dụng vào địa bàn
nghiên cứu;
- Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng
trong liên kết vùng ĐBSH;
- Phân tích thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng dƣới góc độ Địa lí học;
- Phân tích thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết
vùng ĐBSH;
- Đề xuất các định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch ở thành phố Hải
Phòng trong liên kết vùng ĐBSH đến năm 2030.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài là phát triển du lịch thành phố Hải
Phòng. Bên cạnh đó, đặt sự phát triển này trong liên kết vùng Đồng bằng sông

3


4


Hồng và duyên hải Đông Bắc.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung giải quyết những nội dung cơ sở lý luận và
thực tiễn về phát triển du lịch và phát triển du lịch trong liên kết vùng (liên kết nội
vùng); các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên
kết vùng ĐBSH; thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng (theo ngành:
Khách du lịch, tổng thu du lịch, nguồn nhân lực du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch, lĩnh vực kinh doanh du lịch và theo lãnh thổ: Sản phẩm du lịch, điểm du lịch,
khu du lịch, tuyến du lịch); liên kết trong phát triển du lịch giữa thành phố Hải
Phòng với một số địa phƣơng trong vùng ĐBSH; định hƣớng và giải pháp phát triển
du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH.
- Về thời gian: Tập trung trong giai đoạn 2005 - 2015 và định hƣớng đến năm 2030.
- Về không gian: Toàn bộ thành phố Hải Ph ng đặt trong liên kết với các
tỉnh, thành phố c n lại thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
(gọi chung là vùng ĐBSH); gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Bắc
Ninh, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Quảng Ninh (tập trung vào các
địa bàn trọng điểm phát triển du lịch là Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Ph ng, tỉnh
Quảng Ninh và tỉnh Ninh Bình).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
a. Phƣơng pháp nghiên cứu thực địa
Là phƣơng pháp khảo sát ngoài thực địa để thẩm nhận những giá trị của tài
nguyên, hiểu đƣợc những khía cạnh khác nhau của thực tế; trên cơ sở đó, đề xuất
những giải pháp hợp lý và khả thi cho vấn đề nghiên cứu. Quá trình điền dã là điều
kiện đối chiếu, bổ sung nhiều thông tin cần thiết mà các phƣơng pháp khác không
cung cấp hoặc cung cấp chƣa chính xác. Đây là phƣơng pháp quan trọng để nghiên
cứu du lịch nhằm góp phần làm cho kết quả nghiên cứu mang tính xác thực hơn.
Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành tại điểm đến du lịch Hải Ph ng và vùng
ĐBSH, nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận án.
b. Phƣơng pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi


4


5

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm mục đích thu thập thông tin, số liệu sơ
cấp liên quan đến luận án. Các bƣớc điều tra đƣợc tác giả thực hiện nhƣ sau:
+ Nội dung điều tra:
* Mục đích: Nghiên cứu về khách du lịch và quan điểm của họ về du lịch Hải
Ph ng, sản phẩm liên kết của Hải Ph ng nhằm định hƣớng liên kết du lịch giữa Hải
Phòng và một số tỉnh, thành phố khác trong vùng ĐBSH. Những số liệu sơ cấp thu
thập đƣợc sẽ thực sự cần thiết và ý nghĩa cho quá trình nghiên cứu của luận án.
* Đối tƣợng: Khách du lịch (nội địa và quốc tế) đến Hải Ph ng.
* Nội dung phiếu điều tra: Những thông tin về khách, về chuyến đi; những
đánh giá của khách về chuyến đi và ý kiến đóng góp của họ về du lịch Hải Ph ng.
* Chọn mẫu: Ngẫu nhiên, đảm bảo tính đại diện của mẫu, sai số cho phép +-7%.
Khách du lịch quốc tế là 250 khách (250 phiếu), khách du lịch nội địa là 370 khách (370
phiếu).
* Địa điểm điều tra: Các điểm đến du lịch và các cơ sở lƣu trú tại thành phố
Hải Ph ng - nơi du khách đến tham quan và lƣu trú.
* Thời gian: Các bảng hỏi đƣợc tiến hành điều tra tại Hải Ph ng từ năm 2015
đến năm 2016.
+ Xây dựng phiếu điều tra: Xem phụ lục 1.
+ Xử lý kết quả: Từ các phiếu điều tra đã thu thập đƣợc, tác giả xử lý bằng
phần mềm Excel, từ đó đánh giá và phân tích phục vụ luận án.
- Phương pháp phỏng vấn
Đây là phƣơng pháp hiệu quả nhằm thu thập những thông tin mong muốn
cũng nhƣ một số thông tin c n thiếu mà bảng hỏi chƣa đáp ứng đƣợc.
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du lịch nhằm lĩnh

hội ý kiến của họ về phát triển du lịch và liên kết vùng du lịch.
c. Phƣơng pháp bản đồ
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong hầu hết các bƣớc nghiên cứu của luận án:
- Khai thác bản đồ do các cơ quan chuyên ngành nghiên cứu để tìm kiếm thông tin;
- Thể hiện kết quả nghiên cứu trên bản đồ, xây dựng hệ thống bản đồ (bằng
phần mềm Map Info) nhằm trực quan hóa kết quả nghiên cứu của luận án (bản đồ:
hành chính thành phố Hải Ph ng, tài nguyên du lịch Hải Ph ng, thực trạng du lịch

5


6

thành phố Hải Phòng, liên kết giữa du lịch Hải Ph ng với vùng ĐBSH, định hƣớng
phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng và các bản đồ liên quan đến vùng ĐBSH).
d. Phƣơng pháp thang điểm tổng hợp
Là phƣơng pháp định lƣợng. Luận án sử dụng phƣơng pháp này nhằm xây
dựng tiêu chí đánh giá phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng theo lãnh thổ: Điểm,
khu, tuyến du lịch. Mỗi tiêu chí bao gồm 5 nội dung tƣơng ứng với 5 mức độ đƣợc
xếp hạng từ cao đến thấp và tƣơng ứng với đó là 5 mức điểm từ 5 → 1. Đây là một
phƣơng pháp hữu ích giúp luận án đƣa ra những kết quả nghiên cứu cụ thể, sát thực.
e. Phƣơng pháp chuyên gia
- Mục đích: Phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong quá trình thực hiện
luận án nhằm tận dụng sự hiểu biết sâu, rộng của các chuyên gia trong lĩnh vực địa
lý và du lịch để đƣa ra dự báo, đánh giá về đối tƣợng nghiên cứu; nhằm tiếp thu
những phƣơng pháp nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn để giải quyết những khó
khăn, vƣớng mắc, vận dụng cho thành phố Hải Ph ng.
- Chọn mẫu: Trong khuôn khổ luận án này, các chuyên gia bao gồm chuyên
gia thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Sở Du
lịch Hải Ph ng, Sở Du lịch Quảng Ninh, Sở Du lịch Hà Nội, Sở Du lịch Ninh Bình;

chuyên gia đang công tác tại một số công ty lữ hành và khách sạn tại Hà Nội, Hải
Ph ng, Quảng Ninh và Ninh Bình.
- Xây dựng mẫu phiếu phỏng vấn: Xem phụ lục 13, 15.
g. Phƣơng pháp dự báo
Phƣơng pháp này nhằm nghiên cứu toàn diện các yếu tố liên quan đến sự
phát triển du lịch Hải Ph ng và sự liên kết với vùng ĐBSH. Qua đó, dự báo các chỉ
tiêu phát triển du lịch, liên kết; đề xuất các trọng điểm, dự án, các lĩnh vực ƣu tiên
đầu tƣ cũng nhƣ xác định các sản phẩm du lịch, tuyến du lịch.
5. Những đóng góp mới của luận án
a. Về mặt lý luận
Đúc kết và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển du lịch, phát triển du lịch
trong liên kết vùng; các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch, các nội dung và chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả phát triển du lịch trong liên kết vùng; từ đó vận dụng vào thành
phố Hải Ph ng. Đặc biệt, bƣớc đầu đánh giá đƣợc mức độ liên kết du lịch cấp vùng,

6


7

từ các góc độ quản lý Nhà nƣớc và kinh doanh du lịch. Kết quả này khá mới mẻ bởi
cách tiếp cận kết hợp giữa quản lý và kinh doanh, thích hợp với phân tích của ngành
Du lịch.
b. Về mặt thực tiễn
- Làm rõ đƣợc những thế mạnh và hạn chế của những nhân tố ảnh hƣởng đến
phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH;
- Phân tích đƣợc những thành tựu và thách thức trong phát triển du lịch Hải
Ph ng giai đoạn 2005 - 2015 bằng các tiêu chí đã lựa chọn và phƣơng pháp điều tra
xã hội học;
- Đánh giá đƣợc nội dung phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên

kết vùng ĐBSH giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và các đơn vị cung ứng dịch vụ
du lịch cùng các bên liên quan. Chỉ ra đƣợc hiệu quả của thực trạng trên dựa trên
một số các chỉ tiêu cơ bản;
- Nêu đƣợc định hƣớng và các nhóm giải pháp phát triển du lịch thành phố
Hải Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH đến năm 2030;
- Các kiến nghị đƣa ra nhằm định hƣớng phát triển du lịch thành phố Hải
Ph ng phối hợp với yêu cầu và tầm nhìn của liên kết vùng có ý nghĩa thực tiễn;
- Luận án đã cung cấp cơ sở khoa học cho các tỉnh, thành phố trong vùng
ĐBSH; đặc biệt là thành phố Hải Ph ng, Thủ đô Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Ninh
Bình trong việc phối hợp, liên kết để cùng phát triển du lịch nhanh, mạnh, bền vững.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án đƣợc cấu
trúc gồm 4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du
lịch và liên kết vùng du lịch.
Chƣơng 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trong liên kết vùng.
Chƣơng 3. Thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết
vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.
Chƣơng 4. Định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng
trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.

7


8

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ LIÊN KẾT VÙNG DU LỊCH
1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch trên thế giới và ở Việt Nam

Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về du lịch và sự phát triển của du
lịch trên thế giới liên quan đến các phƣơng diện về tài nguyên du lịch, khách du
lịch, nguồn nhân lực du lịch, cơ sở hạ tầng, các điểm du lịch, sức chứa…v.v…
Những cuốn sách liên quan đến lĩnh vực du lịch ra đời sớm tại các nƣớc
phƣơng Tây, đánh dấu mốc cho sự phát triển của ngành Du lịch nhƣ cuốn “Hướng
dẫn về các đường sá ở Pháp” năm 1552, cuốn “Các cuộc du hành ở Pháp” năm
1589, cuốn “Sách tra cứu về y học, lý học và lịch sử học về Libenstain” năm 1610
(Libenstain là một trung tâm nƣớc khoáng chữa bệnh nổi tiếng của Đức). [15]
Và những đóng góp của các học giả nhƣ L.I.Mukhina (1973) về đánh giá các
tổng thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí; N.X.Kandaxkia (1973) nghiên cứu về các tài
nguyên giải trí theo lãnh thổ các vùng du lịch; I.I.Piroinik (1985) nghiên cứu về tổ chức
lãnh thổ và các vùng du lịch [60]. Hay những nghiên cứu về khách du lịch để có cái nhìn
đầy đủ nhất về đối tƣợng phục vụ của ngành (bắt đầu từ thế kỷ 18 tại Pháp với định
nghĩa đầu tiên, đến năm 1800, đầu thế kỷ 20, năm 1937, năm 1950, năm 1963, năm
1978, năm 1989, năm 1993, năm 1999, năm 2005…). [15]
Ở Việt Nam, những vấn đề phát triển du lịch đƣợc quan tâm và nghiên cứu
từ những năm 90 của thế kỷ XX. Có nhiều sách chuyên khảo về cơ sở lý luận và
thực tiễn về phát triển du lịch. Có thể kể đến những tác phẩm nhƣ Địa lý du lịch (năm
1996) [72] và Địa lý du lịch Việt Nam (năm 2010) [73] của Nguyễn Minh Tuệ (chủ
biên), Tổ chức lãnh thổ du lịch của Lê Thông - Nguyễn Minh Tuệ (đồng tác giả) [60],
Nhập môn khoa học du lịch của Trần Đức Thanh [53], Kinh tế du lịch của Trần Thị Minh
H a (đồng tác giả) [15], Du lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới của Trần Thị Minh H a (chủ
biên) [17] v.v…
Vấn đề phát triển du lịch cũng thƣờng đƣợc đặt trong các công trình nghiên
cứu nhƣ một số đề tài khoa học:
“Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên du
lịch vùng phụ cận” của tác giả Đỗ Quốc Thông (2004) [57]. Đề tài phân tích đánh

8



9

giá hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận;
định hƣớng phát triển theo ngành, theo không gian du lịch thành phố Hồ Chí Minh
và vùng phụ cận; xây dựng các cụm, tuyến du lịch.
“Phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020” của tác giả Mai Thị Ánh
Tuyết (2007) [76]. Đề tài cũng đi theo hƣớng trình bày về cơ sở lý luận, đánh giá
tiềm năng và thực trạng để từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch của An
Giang đến năm 2020.
“Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế” của Nguyễn Duy Mậu (2012) [31] đã nghiên cứu thực trạng phát
triển du lịch trên địa bàn Tây Nguyên và định hƣớng, giải pháp phát triển du lịch
của khu vực này đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
“Phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng
phụ cận” của tác giả Nguyễn Lan Anh (2014) [1] đã tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn
về phát triển du lịch và tài nguyên du lịch. Theo đó, tác giả đánh giá thực trạng, đề xuất
giải pháp phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên với việc khai thác tài nguyên du lịch
vùng phụ cận (Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang).
“Phát triển du lịch tỉnh Hà Giang trong xu thế hội nhập” của Nguyễn Thị
Phƣơng Nga, 2016 [37]. Luận án đã đúc kết cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du
lịch, xác định các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch; đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng và
thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Hà Giang trong xu thế hội nhập.
Tác giả Lê Văn Minh (chủ nhiệm), “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư
phát triển các khu du lịch”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện Nghiên cứu
phát triển du lịch Việt Nam, Tổng cục Du lịch, 2007 [34].
Trong sự phát triển nói chung của ngành Du lịch, các điểm đến giữ một vai tr
đặc biệt quan trọng. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển các khu
du lịch” đƣợc tiến hành với mục tiêu “xây dựng và đề xuất hệ thống các giải pháp
nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư ban đầu để phát triển các khu du lịch (không đi

sâu nghiên cứu các giai đoạn kinh doanh sau đầu tư), khai thác sử dụng có hiệu quả và
bảo tồn các nguồn tài nguyên ở các khu du lịch, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm
du lịch, tăng thời gian lưu trú của khách và khắc phục tính mùa vụ trong hoạt động du
lịch” [34].

9


10

Các vấn đề đƣợc tập trung nghiên cứu trong đề tài trên là lý luận và thực
tiễn về khu du lịch, về đầu tƣ phát triển các khu du lịch. Thực trạng các hoạt động
khai thác và kinh doanh tại một số khu du lịch. Công tác đầu tƣ phát triển một số
khu du lịch đó. Từ đó, xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm đầu tƣ xây dựng có
hiệu quả đối với các khu du lịch. [34]
Khách du lịch là một trong những nhân tố đánh giá sự phát triển du lịch của
một quốc gia, một địa phƣơng. Từ trƣớc đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu về khách du lịch nhằm nắm bắt đƣợc nhu cầu và đặc điểm tiêu dùng của khách,
qua đó có định hƣớng thu hút, phục vụ khách một cách tốt nhất, đóng góp cho sự tăng
trƣởng của ngành Du lịch. Các đề tài có thể kể đến là tác giả Trần Thị Minh H a,
“Một số giải pháp phát triển thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Hà Nội”, Đề tài
cấp bộ, Khoa Du lịch và Khách sạn, Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2006 [18]. Tác
giả Nguyễn Quỳnh Nga (chủ nhiệm), “Nghiên cứu và đánh giá một số đặc điểm của
thị trường Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của du lịch Việ
Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt
Nam, Tổng cục Du lịch, 2001 [38].
Những cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trên sẽ đƣợc tác giả kế
thừa một cách chọn lọc sao cho phù hợp với định hƣớng nghiên cứu của luận án.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch tại Hải Phòng
Về phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng, đã có một số công trình; là đề án,

tham luận, sách trên địa bàn; đề cập đến các khía cạnh khác nhau của sự phát triển
du lịch thành phố nhƣ:
UBND thành phố Hải Ph ng, “Đề án đẩy mạnh phát triển du lịch Hải Phòng
giai đoạn 2006 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020” [79].
Đề án đã đƣa ra quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Hải Ph ng. Về
quan điểm phát triển, thành phố chủ trƣơng khai thác tối đa và hiệu quả tiềm năng
tự nhiên cũng nhƣ văn hóa để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù, phát triển du lịch
nhƣng phải đảm bảo yếu tố môi trƣờng, trật tự an ninh xã hội. Thông qua hoạt động
du lịch, sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm công việc cho ngƣời dân
và nâng cao dân trí…[79]

10


11

Về mục tiêu phát triển: “Từng bước xây dựng Hải Phòng thành trung tâm
đón nhận và phân phối khách quốc tế, đào tạo nhân lực du lịch, quảng bá xúc tiến
du lịch. Phấn đấu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, du lịch Hải Phòng
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
thành phố, là động lực đẩy nhanh tiến trình xây dựng Hải Phòng trở thành trung
tâm du lịch của vùng Duyên hải Bắc Bộ; đảo Cát Bà cùng với Đồ Sơn, Hạ Long trở
thành một trong những trung tâm du lịch quốc tế của cả nước” [79].
Luận án “Nghiên cứu trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh trên quan điểm
phát triển bền vững” của tác giả Lê Văn Minh, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, năm
2009 [35].
Công trình này tiến hành nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch ở hai
địa phƣơng Hải Ph ng và Quảng Ninh giai đoạn từ năm 1992 - năm 2007 theo
hƣớng bền vững. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất định hƣớng và giải pháp nhằm
phát triển du lịch bền vững ở trung tâm du lịch này, về mặt kinh tế, tài nguyên môi trƣờng, văn hóa - xã hội.

Nghiên cứu này cũng góp phần gợi mở mối liên hệ giữa du lịch thành phố
Hải Ph ng với du lịch Quảng Ninh - một điểm đến trọng yếu của vùng ĐBSH.
Đề tài “Mô hình nào cho phát triển thương hiệu du lịch Hải Phòng” của tác
giả Đỗ Cẩm Thơ, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, năm 2011 [61].
Để phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và phát triển du lịch nói
riêng thì vấn đề xây dựng đƣợc thƣơng hiệu, đồng thời phát triển thƣơng hiệu
đó hết sức quan trọng.
Trong đề tài trên, tác giả khẳng định, “Hải Phòng được định hướng phát
triển thành một trung tâm du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ. Các trọng điểm du
lịch của thành phố là Đồ Sơn và Cát Bà được Chính phủ xác định phát triển cùng
Hạ Long để trở thành một trong những trung tâm du lịch quốc tế lớn của cả nước.
Bên cạnh đó, chủ trương và quan điểm của thành phố cũng tạo động lực cho du lịch
phát triển. Trong những năm qua đã mở ra được nhiều tuyến du lịch, sản phẩm du
lịch và có những định hướng quan trọng đối với phát triển du lịch. Đặc biệt, từ
nhiều năm lãnh đạo thành phố cũng luôn chú trọng đến vấn đề xây dựng thương

11


12

hiệu cho du lịch Hải Phòng. Đây là những cơ sở quan trọng để thực hiện thành
công nhiệm vụ xây dựng thương hiệu” [61].
Về vấn đề thƣơng hiệu du lịch Hải Phòng, tác giả đƣa ra các điểm chính của
điểm đến Hải Ph ng là đô thị; cảng, biển Đồ Sơn, Cát Bà; lễ hội Chọi trâu để làm
căn cứ xây dựng thƣơng hiệu của thành phố này [61].
Bên cạnh đó là các nghiên cứu nhƣng trên một thành tố nào đó về du lịch Hải
Ph ng nhƣ xúc tiến, thị trƣờng, nguồn nhân lực…v.v…
Nhƣ vậy, có thể thấy, các nghiên cứu một cách đầy đủ và bài bản về sự phát
triển du lịch Hải Ph ng không thực sự nhiều. Đồng thời, chƣa có nghiên cứu nào

trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015 nhƣ mốc thời gian mà luận án đề ra. Tuy
nhiên, những nghiên cứu trên là nguồn tƣ liệu giá trị, cung cấp nguồn số liệu thứ
cấp cần thiết cho những phân tích của luận án.
1.2. Các công trình nghiên cứu về liên kết vùng du lịch
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về liên kết vùng du lịch trên thế giới và ở
Việt Nam
Hiện nay, trên thế giới, có rất nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề liên kết vùng, liên
kết du lịch. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu nhƣ Tourism planning (Anh); The
geography of tourism and recreation xuất bản tại London (Anh); Tourism management,
The geography of travel and tourism của đại học Oxford…Và trên thực tế, sự phát triển
mạnh mẽ của ngành Du lịch các quốc gia trên thế giới nhƣ ở Châu Âu và một số nƣớc
Châu Á (Thái Lan, Malaysia,…) luôn gắn liền với sự liên kết làm du lịch.
Một số nghiên cứu cụ thể của các học giả nƣớc ngoài nhƣ:
Lindemberg Medeiros de Araujo - Federal University of Alagoas, Brazil, Bill
Bramwell - Sheffield Hallam University, UK, “Partnership and regional tourism in
Brazil”, Annals of Tourism Research, Vol.29, No.4, pp.1138 - 1164, 2002 [110].
Bài viết này đề cập đến vấn đề phát triển du lịch ở một khu vực gắn với quan
hệ đối tác giữa các thành phần: Chính quyền, các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp…Đông
Bắc Brazil là khu vực đƣợc nghiên cứu. Đây là vùng nghèo nhất của Brazil và du
lịch đƣợc xem là một trong những hƣớng đi vực dậy nền kinh tế.
Bài viết chỉ ra rằng việc liên kết trong phát triển du lịch ở một khu vực có thể
tận dụng lẫn nhau vốn kiến thức, kinh nghiệm, nguồn vốn hay sự phối hợp các

12


×