Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Dự thảo báo cáo tổng kết phong trào thi đua Giỏi việc trường đảm việc nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.36 KB, 8 trang )

LĐLĐ HUYỆN ĐỒNG PHÚ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số : /BC - CĐGD Đồng Phú, ngày tháng năm 2009
(Dự thảo)
BÁO CÁO
Tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” 5 năm
(Giai đoạn 2004-2005 đến 2008-2009)
A. Phần thứ nhất
Báo cáo tổng kết thực hiện phong trào thi đua “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà”
giai đoạn 2004 -2009
Trong 64 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đội ngũ nữ cán bộ, công chức,
viên chức ngành giáo dục trưởng thành vượt bậc và đã có những đóng góp to lớn vào
quá trình phát triển nền giáo dục cách mạng, góp phần đào tạo con người mới có đủ
năng lực trình độ và bản lĩnh chính trị đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội. Một
trong những yếu tố có vai trò quyết định đến sự thành công đó chính là việc chỉ đạo
và tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, trong đó có phong trào “Giỏi
việc trường-Đảm việc nhà” xuất phát từ phong trào “Giỏi việc nước-Đảm việc nhà”
do Tổng lien đoàn Lao động Việt Nam phát động từ năm 1993.
Trong 5 năm qua, được sự chỉ đạo thường xuyên của Công đoàn Giáo dục Tỉnh,
Liên đoàn Lao động Huyện, lãnh đạo ngành, thủ trưởng các cơ quan đơn vị, Ban Nữ
công các cấp của ngành tổ chức có hiệu quả phong trào “Giỏi việc trường-Đảm việc
nhà” trong đội ngũ nữ nhà giáo, lao động.
I/ Công tác chỉ đạo thực hiện phong trào.
Căn cứ vào chương trình hoạt động của Ban Nữ công Công đoàn giáo dục Việt
Nam, nh ngữ nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đề ra trong phương hướng của phong
trào giai đoạn 2005-2010, công đoàn ngành đã tích cực, chủ động và tiển khai sâu
rộng phong trào đến 100% công đoàn cơ sở.
Hàng năm, Công đoàn cụ thể hóa chương trình hành động thông qua các văn
bản chỉ đạo về công tác nữ công tới tất cả công đoàn cơ sở. Sự phối kết hợp giữa tổ
chức công đoàn với chính quyền và với các tổ chức đoàn thể trong cơ quan đơn vị
trường học ngày càng chặt chẽ, biểu hiện sự nhất trí cao trong việc chỉ đạo và tổ


chức các phong trào thi đua yêu nước. Vai trò của cấp ủy Đảng trong việc lãnh đạo
phong trào đã cho thấy Nghị quyết của Đảng ngày càng đi vào thực tiễn đời sống
giáo dục; đã xác định vai trò và vị thế của phụ nữ trong sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước nói chung và sự nghiệp trồng người nói riêng.
Trong 5 năm qua, Ban Nữ công các công đoàn cơ sở đã thường xuyên tổ chức
các buổi tọa đàm, họp mặt vào các ngày lễ 20/10, 08/3 trong năm với nội dung: Đổi
mới phương pháp hoạt động nữ công ở vùng sâu vùng xa, phong trào “phụ nữ tích
cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, nữ cán bộ giáo viên
phấn đấu đạt chuẩn mực người phụ nữ ngành giáo dục trong thời kỳ công nghiệp
hóa-hiện đại hóa đất nước, nâng cao năng lực lồng ghép giới trong giáo dục, giáo dục
kỹ năng sống thông qua giáo dục giới, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, “Nữ
cán bộ, giáo viên với trách nhiệm, kỷ cương trong giáo dục-đào tạo”, tổ chức bình
xét phong trào “GVT-ĐVN” vào cuối năm học. Được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ
Công đoàn Giáo dục tỉnh, Liên đoàn lao động huyện, Ban Chấp hành, Ban Nữ công
các cấp trong toàn ngành đã tích cực nghiên cứu, đổi mới hình thức hoạt động với
phương châm hướng về cơ sở và tập trung vào các hoạt động chuyên môn, tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho chị em tham gia vào các hoạt động của ngành, của đơn vị.
Thông qua công tác khảo sát, báo cáo, kiểm tra cho thấy nhiều đơn vị đã duy trì tốt
nề nếp sinh hoạt tổ nữ công. Đặc biệt, đại biểu tham dự các buổi họp mặt tọa đàm
không chỉ là nữ cán bộ, cộng chức, viên chức mà còn có cả đại biểu là nam giới đại
diện cho cấp ủy đảng, chính quyền đến dự và cùng trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm
trong thực tiễn. Nhiều công đoàn cơ sở đã nghiên cứu lồng ghép các cuộc vận động
để tạo điều kiện thuận lợi cho chị em tham gia và phát huy tài năng, sức lực và trí tuệ
vào sự nghiệp đổi mới giáo dục, góp phần xây dựng tập thể đoàn kết nhất trí, phát
triển vững mạnh, ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, cơ quan.
Kết quả của việc chỉ đạo thực hiện phong trào đã giúp cho đoàn viên, lao động
nói chung và nữ cán bộ, công chức, viên chức nói riêng thấy rõ hơn vai trò và tầm
quan trọng của phong trào thi đua trong đó có phong trào “GVT-ĐVN”. Từ đó xác
định nhiệm vụ của từng cá nhân, đơn vị trong quá trình triển khai. Các đơn vị tiêu
biểu trong công tác chỉ đạo, triển khai và thực hiện phong trào “GVT-ĐVN” đó là

CĐCS Tiểu học Tân Lập, MN Sơn Ca, THCS Tân Phú.
II. Đánh giá thực hiện phong trào và những tấm gương tiêu biểu
1. Một số kết quả chủ yếu sau 5 năm thực hiện phong trào “GVT-ĐVN”
1.1 Phong trào “GVT-ĐVN” tiếp tục được duy trì và phát triển sâu rộng trong
toàn ngành đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục trong thời kỳ hội nhập.
Ban Nữ công cơ sở đã cụ thể hóa các nhiệm vụ trong chương trình hoạt động
của từng năm học. Nữ nhà giáo và lao động đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm là
phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh
chính trị mới có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong đó phải chú
trọng đến công tác tự học, tự bồi dưỡng, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, sử
dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy, quan tâm đến chất lượng giáo
dục toàn diện, kịp thời khắc phục những yếu kém, hạn chế về năng lực sư phạm.
Quán triệt Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và quyết định số
09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Xây dựng nâng cao
chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010”, các
đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo các chương trình
khác nhau cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Chị em đã tham gia học tập
các lớp chuyên ngành ĐHTX, ĐHTC, công nghệ thông tin, ngoại ngữ. Tính đến nay,
nữ giáo viên ở bậc Mầm non đạt chuẩn và trên chuẩn là 95,04%, Tiểu học là 100%,
THCS là 100%. Số chị em học các lớp quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, chính trị
đã được phân công công tác hợp lý và được bổ nhiệm vào cương vị lãnh đạo các đơn
vị. Phần lớn số chị em tham gia công tác quản lý đã phát huy được vai trò cá nhân
trong việc chỉ đạo và tổ chức phong trào. Theo thống kê, đến nay toàn ngành đã có
1457 CB-GV-CNV trong đó có 1159 là nữ chiếm khoảng 82,02%. Nhìn chung, đội
ngũ nữ giáo viên có sự trưởng thành vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Tỉ lệ
giáo viên đạt chuẩn ở cấp Tiểu học là 100%, vượt chuẩn là 41,47%. Thông qua nhiều
nguồn lực khác nhau (Nhà nước, địa phương, các tổ chức xã hội, cá nhân, đơn vị….)
đã giúp cho chị em có điều kiện học tập, nâng cao chuẩn kiến thức, giúp các chị em
tự tin và vận dụng sáng tạo thông tin khoa học và công nghệ vào dạy học. Các đơn vị
tiêu biểu trong công tác học tập nâng cao trình độ đó là: TH Tân Lập A, TH Tân Phú,

TH Tân Hưng, TH Thuận Lợi A, TH Tân Phước.
1.2 Phong trào “GVT-ĐVN” góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng
dạy học, nghiên cứu khoa học, phục vụ trong mỗi cơ sở giáo dục.
Đội ngũ nữ nhà giáo đang cố gắng phấn đấu đạt chuẩn mực người phụ nữ trong
ngành giáo dục. Một trong 5 tiêu chí về chuẩn mực của người phụ nữ ngành giáo dục
đó là có trình độ chuyên môn vững vàng, năng động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao. Trong các hoạt động chuyên môn như giảng dạy, hướng dẫn thực tập
sư phạm…các chị đều thực hiện rất tốt. Sự thành công của mỗi nhà giáo trong giảng
dạy và công tác ngày càng nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ trong đơn vị, trong
ngành và xã hội. Các chị đã chủ động tìm tòi các phương pháp giảng dạy cho phù
hợp với chuyên môn, phù hợp với đối tượng, trăn trở làm thế nào để nâng cao chất
lượng giảng dạy, sản phẩm của giáo dục và đào tạo phải chuẩn về trình độ nhưng lại
phải đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Nghĩa là phải đào tạo lớp người lao động mới,
lớp người lao động trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Trong những năm học qua, toàn ngành triển khai rất hiệu quả cuộc vận động
“Hai không”. Nữ cán bộ giáo viên đã tham gia tích cực vào tất cả các khâu trong quá
trình tổ chức cuộc vận động. Công đoàn cùng với chính quyền kêu gọi tinh thần tự
giác, sang tạo của mỗi thầy cô giáo trong việc soạn bài, lựa chọn phương pháp giảng
dạy; xác định phải dạy thực chất, học thực chất và phải đánh giá đúng chất lượng của
cả người dạy và người học. Kết quả lao động của thầy và trò đã được nhân dân chấp
nhận. Vì vậy, các phong trào thi đua thực sự đã trở thành động lực thúc đẩy quá trình
đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Trong 5 năm
qua đã có 148 lượt chị đạt danh hiệu CSTĐCS, 14 lượt chị đạt CSTĐ cấp Tỉnh, 93
lượt chị và 12 tập thể được UBND Tỉnh, Bộ, ngành khen thưởng.
Trong lần báo cáo tổng kết lần này chúng ta không thể không nhắc đến sự lao
động bền bỉ của đội ngũ nữ nhà giáo và lao động công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng
đặc biệt khó khăn còn phải chịu nhiều thiệt thòi so với các trường ở vùng có điều
kiện thuận lợi hơn, các chị đã cần mẫn mang cái chữ đến cho các em đồng bào dân
tộc ở vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh như (Các trường thuộc xã Tân Hòa, Tân Lợi,
Tân Hưng, Tân Phước, Đồng Tâm, Thuận Lợi).

Có thể khẳng định phong trào “GVT-ĐVN” đã mang lại nhiều cơ hội cho phụ
nữ ngành giáo dục lao động, cống hiến và trưởng thành. Chị em đã phấn đấu vươn
lên, mạnh dạn áp dụng những thành tựu khoa học cơng nghệ vào trong q trình
giảng dạy, cơng tác, vào thực tế giảng dạy từng mơn học.
Hiện nay, chị em giáo viên từ Mầm non đến THCS đều rất quan tâm đến xây
dựng nề nếp, kỷ cương trong dạy học, thường xun nghiên cứu đúc rút sang kiến
kinh nghiệm trong q trình cơng tác. Trong 5 năm qua, nữ CNVC LĐ ngành Giáo
dục Huyện đã có hang trăm sáng kiến kinh nghiệm được cơng nhận và áp dụng vào
thực tiễn, hàng ngàn đồ dùng dạy học được chế tạo và sử dụng.
1.3 Phong trào “GVT-ĐVN” có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội.
Trong 5 năm qua đã có 43 chị được học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Các
cấp, các ngành đã qua tâm tạo điều kiện cho chị em cả về thời gian, kinh phí học tập,
đào tạo đạt chuẩn ngành học Mầm non, ĐHMN 154 người với kinh phí huyện hỗ
trợ tổng cộng là 260 triệu đồng; ĐHTC Tiểu học huyện hỗ trợ kinh phí 270 triệu.
Các chị đều nhận thức được rằng muốn đạt danh hiệu “GVT-ĐVN” là phải làm tốt
chức năng quản lý, gương mẫu thực hiện các quy chế hoạt động của trường học, cơ
quan. Tỉ lệ nữ tham gia cơng tác quản lý trong cơ sở giáo dục đều tăng đáng kể,
chiếm 77,45%. Chính đội ngũ nữ tham gia cơng tác quản lý trong mỗi cơ sở giáo dục
đã trở thành hạt nhân của các phong trào thi đua dạy tốt – học tốt, phong trào phụ nữ
tích cực học tập lao động sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc và cuộc vận động
Dân chủ - Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm, xây dựng gia đình nhà giáo văn
hóa, hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thơng qua cơng tác quản lý giúp
các chị tự tin và ngày càng đúc rút nhiều kinh nghiệm để lãnh đạo, chỉ đạo phong
trào, bền bỉ chăm sóc, dạy dỗ học sinh biết u thương mọi người, đồn kết và giúp
đỡ nhau cùng tiến bộ.
Trong nhiều năm qua với tinh thần tương thân tương ái, với những nghĩa cử cao
đẹp, phụ nữ tồn ngành trong huyện đã tích cực hưởng ứng các cuộc vận động hỗ trợ
những cơng đồn viên gặp khó khăn với hàng trăm triệu đồng cho quỹ vì người

nghèo, quỹ vì phụ nữ nghèo, quỹ phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, Cơng đồn Ngành
duy trì tốt quỹ tương trợ giúp đỡ đồn viên khó khăn hoạn nạn. Vận động xây dựng
được 3 căn nhà mái ấm cơng đồn cho đồn viên khó khăn về nhà ở.
1.4 Phong trào “GVT-ĐVN” có vai trò quan trọng trong việc xây dựng gia đình
nhà giáo văn hóa, ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
Nữ nhà giáo và lao động đã làm tốt thiên chức của người phụ nữ trong gia đình;
đó là chức năng làm vợ, làm mẹ. Chị em đã cảm hóa được các thành viên trong gia
đình bằng chính những cơng việc như chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho mọi
thành viên trong gia đình, ni dưỡng bố mẹ già, dạy dỗ các con ngoan học giỏi,
hiếu thảo với ơng bà cha mẹ. Chị em xác định đúng trách nhiệm của mình trong việc
xây dựng gia đình theo tiêu chuẩn ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc,
sinh đẻ có kế hoạch, sẽ có điều kiện để chăm sóc và nuôi dạy các con ngoan, học
giỏi. Trong thời kỳ hội nhập, nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên 150 của tổ
chức Thương mại thế giới sẽ đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những khó
khăn, thách thức đối với giáo dục Việt Nam. Hơn bao giờ hết, nữ nhà giáo và lao
động phải nâng cao về mặt nhận thức, đổi mới tư duy sắp xếp “Việc nước-Việc nhà”
phải thật khoa học, hiệu quả, tạo điều kiện cho chị em được hưởng thụ đầy đủ và
bình đẳng trong công tác xã hội cũng như trong công việc gia đình. Trong năm học
vừa qua nhiều đơn vị đã duy trì tốt công tác chăm sóc thiếu niên nhi đồng, tổ chức
trại hè, khen thưởng các cháu đạt danh hiệu học sinh khá giỏi nhằm động viên các
cháu tiếp tục phấn đấu trong năm học tới. Một số trường còn tặng quà cho các cháu
có hoàn cảnh khó khăn, vượt lên học giỏi. Điển hình là các trường: THCS Thuận
Phú, THCS Tân Lập, TH Tân Phú
Phát huy truyền thống “Năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ
Việt Nam, phụ nữ ngành giáo dục huyện Đồng Phú luôn tổ chức tốt cuộc sống gia
đình, luôn chăm lo và quản lý tốt kinh tế gia đình. Nhờ có chính sách tiền lương mới,
nhà giáo có mức thu nhập tương đối ổn định. Tuy nhiên, nhiều chị em có hoàn cảnh
khó khăn, tiền lương vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt. Vì vậy, chị em đã
tận dụng thời gian tổ chức cho gia đình mở thêm nghề phụ như (làm vườn, rẫy, mở
các dịch vụ …..) để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình và làm giàu chính đáng.

Hiện nay, trong ngành có nhiều chị em do điều kiện, chưa xây dựng gia đình.
Có những chị sinh con một bề nhưng vẫn không sinh con thứ ba để nuôi dạy các
cháu và chăm sóc các thành viên trong gia đình tốt hơn. Có thể nói cho dù ở bất kỳ
hoàn cảnh nào, ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, phụ nữ ngành Giáo dục trong
toàn Huyện luôn giữ vững phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Chị em
luôn phấn đấu vươn lên đạt chuẩn và vượt chuẩn về trình độ đào tạo, sẵn sàng chia sẻ
với đồng nghiệp, tận tụy với nghề, giúp đỡ học sinh vươn lên, góp phần không nhỏ
vào quá trình đào tạo lớp người mới có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của xã hội trong
thời kỳ hội nhập. Phong trào xây dựng nhà giáo văn hoá được nữ CNVC, LĐ toàn
ngành hưởng ứng, 5 năm qua có 99,92% gia đình nữ nhà giáo đạt gia đình văn hoá
và 99,83 % cá nhân có nếp sống văn minh nơi công sở.
2. Những tấm gương tiêu biểu trong phong trào “GVT-ĐVN”
Chúng ta vô cùng tự hào về những tấm gương nhà giáo tiêu biểu trong công tác
giảng dạy. Nhìn lại quá trình tổ chức và triển khai phong trào, đã xuất hiện nhiều tập
thể lao động tiên tiến, cá nhân đạt chiến sĩ thi đua , danh hiệu “GVT-ĐVN”.
Phụ nữ toàn ngành của huyện có nhiều cố gắng trong công tác quản lý đơn vị.
Chị Nguyễn Thị Xim, Hiệu trưởng trường TH Tân Lập A, chị Nguyeãn Thò Sen,
Hiệu trưởng trường MN Thuận Lợi, Chị Nguyeãn Thò Tân, Hiệu trưởng trường
THCS Tân Phú, Chị Hứa Thị Phước, Hiệu trưởng trường MN Sơn Ca là những tấm
gương mẫu mực trong công tác quản lý, với tâm huyết nghề nghiệp, các chị đã lãnh
đạo nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục có hiệu quả, xây dựng trường đạt
chuẩn Quốc gia. Sự thành công của các chị là ở chỗ, cán bộ giáo viên đều rất phấn

×