Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Quảng Trị- Tiềm năng con người - đất đai - khoáng sản và cơ sở hạ tầng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.79 KB, 4 trang )

Quảng Trị: Tiềm năng con người - đất đai - khoáng sản và cơ sở hạ tầng
Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Địa hình của lãnh thổ nằm tựa lưng
vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, ngoảnh mặt ra biển Đông bao la và phân bố đa dạng theo
không gian và có sự đan xen mạnh mẽ giữa vùng gò đồi, thung lũng, vùng nội đồng và
cồn cát ven biển. Tuy đất không rộng, người không đông nhưng ở đây có những tiềm
năng về tài nguyên đất đai, khoáng sản, về con người, nguồn nhân lực và có những tiềm
năng lợi thế về cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo cho vai trò trọng yếu
của mình nằm trên một vị trí chiến lược quan trọng trong việc khai thác, bảo vệ vùng
biển Đông và trên trục Hành lang kinh tế Đông - Tây.
- Tiềm năng về con người- nguồn nhân lực:
Quảng Trị tuy dân số không đông nhưng có cơ cấu dân số thuộc loại trẻ, lao động
dồi dào. Tính đến 31/12/2006 dân số Quảng Trị có 627.077 người. Trên Quảng Trị có 3
cộng đồng tộc người đang cùng nhau sinh sống, đó là người Kinh, người Bru- Vân Kiều,
người Pa Cô-Tà Ôi. Trong tổng dân cư đó, người Kinh là đông nhất.
Mật độ dân số 132 người/Km2. Cơ cấu dân số vùng ở thành thị: 24,55%, nông
thôn: 76,45%. Lao động trong độ tuổi 336.327 người, trong đó lao động nữ 159.736
người. Tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn đạt 79,65%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo
chung đạt 23,3%. Quảng Trị đã chú trọng đến công tác đào tạo nghề, tăng cường đầu tư
cơ sở vật chất cho công tác đào tạo nghề. Hoạt động xuất khẩu lao động có hiệu quả, số
lượng, chất lượng ngày càng tăng.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được phát triển cả về quy mô, chất lượng và hiệu
quả, nhất là ở bậc trung học và dạy nghề. Mặt bằng dân trí ngày càng được nâng cao.
Quảng Trị đã được công nhận phổ cập giáo dục THCS, phấn đấu đến năm 2010 đạt 70%
phổ cập THPT, tạo nền tảng để đến năm 2015 cơ bản hoàn thành phổ cập THPT đúng độ
tuổi . Tỉnh có 5 trường Trung học chuyên nghiệp, 1 trường Cao đẳng, 1 trường Đại học,
hàng năm đào tạo trên 2000 sinh viên có trình độ trung cấp nghề, cao đẳng và đại học
trên các ngành, các lĩnh vực. Tỉnh đã chủ động mở rộng hợp tác với các trường Đại học
trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh. Nhiều đề án, chính sách về giáo
dục được triển khai thực hiện tốt. Phong trào xã hội hoá giáo dục được phát triển cả
chiều sâu lẫn chiều rộng, đảm bảo được nguồn nhân lực trước mắt và dự trữ cho tương
lai của tỉnh nhà.


Mạng lưới y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở đã tập trung đầu tư xây dựng và phát triển.
Chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nâng cao. Số giường bệnh và nhiều thiết bị
hiện đại đã được đầu tư cho các trung tâm y tế từ tỉnh đến huyện. Số cơ sở y tế trên toàn
tỉnh: 161 với 1.609 giường bệnh, trong đó có 10 bệnh viện, 12 phòng khám đa khoa khu
vực, 01 trạm điều dưỡng, 100% xã, phường có trạm y tế, gần 67% xã có bác sĩ; toàn tỉnh
có 379 bác sĩ, dược sĩ cao cấp; trình độ chuyên môn và y đức của đội ngũ thầy thuốc
được nâng lên đảm bảo cho việc bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân và các dịch vụ y
tế.
Con người và vùng đất Quảng Trị có bề dày lịch sử- văn hoá, trải qua bao nhiêu
thời đại, con người trên mãnh đất này đã vượt qua mọi thử thách gian nan để làm nên
những kỳ tích trong đấu tranh và xây dựng đã để lại nhiều di sản văn hoá, lịch sử và mỗi
tộc người có những nét đặc trưng về văn hoá, truyền thống đặc sắc và phong phú đáng
được nghiên cứu và chiêm ngưỡng.
- Tiềm năng về tài nguyên đất đai, khoáng sản:
Đất Quảng Trị vừa đa dạng vừa phức tạp. Đất ở đây chủ yếu chia thành 11 nhóm
và 32 loại đất chính (theo tài liệu của FAO và UNESCO) đặc trưng chung gồm 3 nhóm
cơ bản: Nhóm cồn cát và đất cát ven biển gồm các cồn cát trắng kéo dài từ Vĩnh Linh
đến Hải Lăng, chiếm 6,23% và đất cát ven biển phân bổ rải rác dọc ven biển, chiếm
1,3% đất tự nhiên của tỉnh. Dãi cát này có nhiều khoáng sản; ở đây có thể thành lập các
làng sinh thái, trồng cây ăn quả và trồng các loại hoa màu, nuôi trồng các loại hải sản.
Nhóm đất phù sa do các sông bồi đắp hàng năm dọc ven sông Mỹ Chánh, Thạch Hãn,
sông Hiếu, sông Bến Hải..., chiếm 2% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, có độ màu mỡ,
tiềm năng dinh dưỡng khá cao đã và đang đưa vào sản xuất hoa màu có giá trị. Đất phù
sa ít được bồi đắp ở thềm cao ven các dòng sông, đất tuy chua nhưng có độ phì nhiêu
cao, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất phù sa glây có diện tích cao đang sử dụng
vào để trồng lúa nước. Nhóm đất đỏ vàng (Bazan) phân bố ở vùng núi và gò đồi trung
du, đặc biệt là đất màu đỏ (Bazan) có chừng 20.000 ha, đất có tầng dày tơi xốp, độ mùn
khá thích hợp cho phát triển mọi loại cây công nghiệp lâu năm. Đất đỏ Bazan này còn có
khả năng khai thác thêm 7.000 - 8.000 ha.
+ Quảng Trị có bờ biển dài 75km, ven bờ là dải cát trắng mịn, phía trong là những

cồn cát cao, một số rạn đá ngầm ven bờ có tác dụng chắn sóng, vừa là nơi cư trú cho
những loài hải sản, vừa tạo nên những bãi tắm đẹp như Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thuỷ;
có 2 cửa biển chính là Cửa Tùng và Cửa Việt. Cảng Cửa Việt được Tập đoàn công
nghiệp tàu thuỷ Việt Nam tiếp nhận và lập dự án nâng cấp với tổng mức đầu tư dự kiến
600 tỷ đồng, xây dựng nhà máy đóng tàu ở bờ Nam Cửa Việt công suất 70.000 DWT
(trọng tải toàn phần của tài thuỷ) với tổng mức đầu tư dự kiến là 1.500 tỷ đồng và lập dự
án xây dựng khu du lịch sinh thái quốc tế và sân gôn Quảng Trị, mặt tiếp giáp với biển
3km, tổng mức đầu tư dự kiến 1.000 tỷ đồng. Ngoài khơi có đảo Cồn Cỏ cách bờ (Mũi
Lay) chừng 30km, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong thế vươn ra biển, không chỉ
có vị trí quân sự trong việc phòng thủ biển Đông mà còn có thể đầu tư trở thành một
điểm đến du lịch hấp dẫn.
Vùng lãnh hải Quảng Trị khoảng 8.400km2, ngư trường đánh bắt rộng lớn. Biển
Quảng Trị có đầy đủ các loại hải sản quý như: tôm hùm, mực, cá thu, cá ngừ, cá chim,
hải sản, tảo... có trữ lượng khoảng 60.000 tấn, trong đó đặc sản chiếm khoảng 11% (theo
đánh giá của FAO). Khả năng nuôi trồng hải sản ven bờ biển khá lớn, mặt nước lợ các
vùng sông có khả năng nuôi trồng tôm sú, tôm he, cua biển, rong câu... Đây là các loại
hải sản xuất khẩu tốt.
+ Rừng ở Quảng Trị đa dạng và phong phú được che phủ bởi rừng kín, tổ chức
thành loài bao gồm cây lấy gỗ với nhiều loại gỗ tốt, quí hiểm như: Lim xanh, trường, táu
đá, trám, kiền kiền, gụ, sồi, gội, ngát, trâm..., cây dược liệu, cây cảnh có giá trị kinh tế
cao. Rừng đầu nguồn còn giữ được tính nguyên sinh, rậm, nhiều tầng, có độ che phủ
lớn. Ngoài ra, ở vùng gò đồi còn có cây trồng công nghiệp, nông nghiệp và rừng trồng
như cây cao su, hồ tiêu, cà phê, chè, bạch đàn, keo tràm, thông nhựa với diện tích tương
đối lớn. Theo số liệu thống kê năm 2006, rừng trồng tập trung là 4. 528,6 ha, Cà phê
3.955,6 ha, Cao su 12.611 ha.
Tuy đã trải qua bao biến đổi do tác động con người, tác động của chiến tranh tàn
phá nhưng với những chủ trương, giải pháp có hiệu quả của tỉnh về trồng và bảo vệ rừng
nên rừng Quảng Trị hiện nay đang dần dần hồi phục. Có những điểm rừng nguyên sinh
với nhiều loài động, thực vật phong phú, có loài được nằm trong sách Đỏ như rừng
Tràm Trà Lộc (Hải Lăng), Rú Lịnh (Vĩnh Linh), có vùng kết hợp với những hang động

của núi đá vôi tạo thành phong cảnh hấp dẫn như khu du lịch sinh thái Đakrông. Đó là
những điểm đến lý tưởng của du khách.
+ Thiên nhiên đã ưu đãi cho Quảng Trị nhiều loại tài nguyên khoáng sản đa dạng
và hết sức phong phú, dễ khai thác, có nhiều mỏ và điểm quặng thuộc nhóm kim loại
(sắt, đồng, vàng, titan), vật liệu xây dựng (đá vôi, đất sét, đá Bazan, đã tổ ong, đá trang
trí và các điểm than bùn, cát thuỷ tinh, nước khoáng). Đặc biệt một số mỏ có trữ lượng
lớn và là lợi thế của tỉnh như mỏ đá vôi và nguyên liệu sản xuất xi măng kéo dài theo
hướng Tây Bắc- Đông Nam, tập trung ven Đường 9, Đường 14, trữ lượng khoảng 3,5 tỷ
tấn. Đá vôi với chất lượng khá tốt (CaO gần 50%, MgO chiếm từ 0,4 - 3%). Nguyên liệu
sét và các phụ gia khác để sản xuất xi măng đều sẵn có. Mỏ Titan ven biển toàn tỉnh
khoảng 1 triệu tấn, chất lượng Inmenhit, Zilicon, Rutin khá cao, dễ khai thác, thuận tiện
giao thông. Cát thuỷ tinh tập trung ở Nam, Bắc Cửa Việt có độ tinh khiết và hàm lượng
Silíc cao, có thể khai thác và sản xuất thuỷ tinh cao cấp. Nguồn nước khoáng Tân Lân
có 3 điểm xuất lộ chính có nhiệt độ 420C, PH = 7,1; nước khoáng Đakrông có 2 điểm
xuất lộ với nhiệt độ 780C, PH = 7,8. Chất lượng của các nguồn nước khoáng khá tốt,
vừa có tác dụng làm nước giải khát, tắm, điều dưỡng chữa bệnh, phục vụ du lịch.
- Tiềm năng cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã có những tiến bộ vượt bậc, tạo tiền đề cơ bản cho
sự phát triển trước mắt, chuẩn bị điều kiện cho các bước phát triển những năm tiếp theo.
Hệ thống giao thông vận tải được đầu tư nâng cấp, sửa chữa đáng kể, góp phần đáp ứng
cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Các tuyến đường giao thông về trung tâm xã và
các cụm dân cư miền núi, các tuyến đường ven biển, tuyến các đường đến khu dịch vụ
hậu cần nghề cá được hình thành và phát triển, cảng Cửa Việt là đầu mối lưu thông với
các cảng khác trong nước. Đặc biệt là tuyến Đường 9, Đường Hồ Chí Minh, đường
Quốc lộ 1A được xây dựng, nâng cấp cùng với tuyến đường sắt Bắc - Nam nối kết với
nhau liên hoàn, nâng cao năng lực vận tải trên đường bộ, đường sông và đường biển,
đảm bảo cho việc giao lưu thông suốt giữa hai miền Bắc - Nam của đất nước, đảm bảo là
vị trí ngã ba Đông Dương với hành lang Quốc lộ 9 xuyên dọc cả tỉnh thông qua đèo Lao
Bảo nối cảng Cửa Việt với nước bạn Lào - Đông Bắc Thái Lan - Mianma, mở ra quan hệ
rộng lớn với đại lục Tây Á.

Các khu công nghiệp cùng với cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng được hình
thành, phát triển, thu hút được nhiều nhà đầu tư và đang đi vào hoạt động tốt như khu
công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang. Khu kinh tế thương mại đặc
biệt Lao Bảo, Trung tâm thương mại Đông Hà cùng các vệ tinh thương mại huyện, thị
xã, thị trấn phát triển khá ổn định.
Các cụm điểm du lịch như cụm điểm du lịch Lao Bảo- Khe Sanh, cụm điểm du
lịch Đakrông, cụm điểm du lịch Đông Hà và các vùng lân cận, cụm điểm du lịch sinh
thái biển Cửa Việt- Cửa Tùng- Cồn Cỏ và các dịch vụ du lịch được đầu tư, phát triển.
Với nhiều loại hình du lịch đa dạng, phong phú, độc đáo: du lịch hồi tưởng, du lịch tâm
linh với một hệ thống di tích đồ sộ với hơn 489 cụm điểm di tích, trong đó có 29 di tích
cấp quốc gia với 03 cụm điểm di tích được xếp hạng đặc biệt quan trọng là cụm di tích
Thành Cổ Quảng Trị, cụm di tích Đường Hồ Chí Minh huyền thoại, Cụm di tích Đôi bờ
Hiền Lương- Bến Hải; du lịch sinh thái rừng và biển như khu bảo tồn thiên nhiên
Đakrông, khu lòng hồ thuỷ điện Rào Quán, rừng thông Khe Sanh, rừng nguyên sinh ven
biển Rú Lịnh, khu bảo tồn sinh thái Trằm Trà Lộc, Cửa Tùng, Cửa Việt, Triệu Lăng, Mỹ
Thuỷ, Cồn Cỏ...
Sử dụng điện lưới quốc gia được phát triển, 100% số xã phường được sử dụng
điện. Công trình thuỷ lợi - thuỷ điện Rào Quán đã vận hành tổ máy số 1 và đang tiếp tục
thi công các tổ máy tiếp theo đúng tiến độ để hoà vào làm tăng thêm năng lực và ổn định
điện của mạng lưới quốc gia đảm bảo cho việc sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh của
nhân dân.
Bưu chính viễn thông, thông tin, báo chí được phát triển nhanh bằng nhiều nguồn
lực. Trên toàn tỉnh có 09 bưu điện huyện, thị xã, 33 bưu cục khu vực, 112 bưu điện- văn
hoá xã, 44 tổng đài điện thoại, 11 máy điện báo, 110 thiết bị VIBA-VIBA equipment, 15
máy vô tuyến điện, 100% số xã có điện thoại. Mạng điện thoại vô tuyến đầu tư liên kết
giữa các công ty trong nước và nước ngoài đã phủ sóng hầu hết trên địa bàn toàn tỉnh
đảm bảo cho sự thông suốt thông tin một cách kịp thời. Chất lượng hoạt động thông tin
báo chí ngày càng được nâng lên đáp ứng được nhu cầu người dân, diện phủ sóng phát
thanh đạt trên 90%, truyền hình đạt trên 70% địa bàn dân cư.
Quảng Trị được coi là miền đất- con người "Địa linh- Nhân kiệt". Nơi ấy có nhiều

lợi thế về tiềm năng con người- nguồn nhân lực, có nhiều tiềm năng đất đai, khoáng sản
cùng với những tiềm năng về cơ sở hạ tầng sẽ là những điều kiện để phát triển kinh tế-
xã hội, xứng đáng vị trí của một tỉnh nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây.

×