Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

So sánh hình tượng người anh hùng trong thần thoại hy lạp và hình tượng người anh hùng trong truyện kể dân gian việt nam (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.59 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

PHẠM THỊ HẰNG

SO SÁNH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG
TRONG THẦN THOẠI HY LẠP VÀ HÌNH
TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG
TRUYỆN KỂ DÂN GIAN VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học:

Th.S ĐÔ THỊ THẠCH

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến giảng viên Thạc sỹ Đỗ Thị
Thạch - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn Quý thầy cô khoa Ngữ Văn, Quý thầy cô
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em học tập,
bồi dưỡng tri thức và hoàn thành khóa học.
Thiết tha bày tỏ lời tri ân sâu sắc đến cha mẹ và những người thân trong gia
đình đã luôn quan tâm, yêu thương và tạo mọi điều kiện cho em học tập. Cảm ơn
những người bạn đã góp ý, trao đổi và động viên em trong quá trình nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn!



Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Phạm Thị Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao
chép của ai. Các số liệu, kết quả trong đề tài này là trung thực, chưa từng được công
bố trong các công trình khác. Nội dung đề tài có tham khảo các tài liệu, thông tin
được tăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang wep theo danh mục tài liệu
tham khảo của đề tài này. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Phạm Thị Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................5
4. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6
7. Cấu trúc của khóa luận............................................................................................6
NỘI DUNG ...............................................................................................................7
Chương 1. ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH

HÙNG TRONG THẦN THOẠI HY LẠP VÀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH
HÙNG TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN VIỆT NAM
1.1. Vài nét về người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp và truyện kể dân gian Việt
Nam .............................................................................................................................7
1.2. Sự giống nhau giữa hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp và
hình tượng người anh hùng trong truyện kể dân gian Việt Nam ................................8
1.2.1. Người anh hùng với vẻ đẹp năng lực, phẩm chất .............................................8
1.2.2. Người anh hùng với chiến công phi thường ...................................................15
1.2.3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng anh hùng.....................................................20
Tiểu kết......................................................................................................................27
Chương 2. NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG
TRONG THẦN THOẠI HY LẠP SO VỚI HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH
HÙNG TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN VIỆT NAM
2.1. Hình tượng người anh hùng ...............................................................................28
2.1.1. Truyện kể dân gian Việt Nam “thần thánh hóa” người anh hùng...................28
2.1.2. Người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp mang đậm yếu tố hiện thực ..........37
2.2. Chiến công của
........................................48

người

anh

hùng

mang

tính

khác


biệt

2.3. Không gian hoạt động của người anh hùng .......................................................51
2.4. Thời gian hoạt động của người anh hùng...........................................................53
Tiểu kết......................................................................................................................56
KẾT LUẬN ..............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thần thoại được xem là một thể loại độc đáo và đặc sắc trong kho tàng văn
học dân gian thế giới. Một trong những kho thần thoại nổi tiếng và hấp dẫn được
nhiều người biết đến chính là thần thoại Hy Lạp. Từ lâu thần thoại Hy Lạp đã trở
thành di sản văn hóa quý báu mang nhiều giá trị không chỉ với nhân dân Hy Lạp nói
riêng mà còn đối với toàn nhân loại nói chung.
Thần thoại Hy Lạp gồm tập hợp những huyền thoại và truyền thuyết của
người Hy Lạp cổ đại liên quan đến nguồn gốc thế giới, các vị thần, người anh hùng,
cũng như ý nghĩa các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng của họ. Thần thoại Hy Lạp thể
hiện sự nhận thức sơ khai buổi ban đầu của con người, là kho lịch sử thiêng liêng và
kho kinh nghiệm trong sản xuất, chiến đấu. Bước ra từ những câu chuyện thần thoại
không chỉ có các vị thần oai phong, uy nghi, đầy quyền lực mà “sánh ngang” với họ
còn là những người anh hùng dũng cảm, trí tuệ với nhiều chiến công hiển hách. Vì
vậy, thần thoại về người anh hùng chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống thần
thoại Hy Lạp.
Giống như người Hy Lạp cổ đại, người Việt Nam rất coi trọng chiến công và
sự dũng cảm của con người. Bởi lẽ đó, trong truyện kể dân gian Việt Nam cũng có
rất nhiều câu chuyện độc đáo nói về hình tượng người anh hùng. Họ đều là những
người có công lao to lớn với cộng đồng, được mọi người kính trọng và tôn sùng,

qua đó thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân.
Qua khảo sát, chúng tôi thấy giữa hình tượng người anh hùng trong thần
thoại Hy Lạp và người anh hùng trong truyện kể dân gian Việt Nam có nhiều điểm
gặp gỡ, giao thoa. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hình tượng người anh hùng trong thần
thoại Hy Lạp và truyện kể dân gian Việt Nam còn có những nét độc đáo, khác biệt,
thể hiện tư tưởng, quan niệm khác nhau của mỗi dân tộc.
Với mong muốn tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong hình
tượng người anh hùng của thần thoại Hy Lạp và truyện kể dân gian Việt Nam, từ đó
phát hiện ra nét riêng biệt, độc đáo trong cách thể hiện tư tưởng của người Hy Lạp

1


cổ đại chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “So sánh hình tượng người anh
hùng trong thần thoại Hy Lạp và hình tượng người anh hùng trong truyện kể dân
gian Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Chúng tôi hi vọng sau khi hoàn
thành xong, đề tài sẽ có chút đóng góp nho nhỏ cho các bạn đam mê thần thoại Hy
Lạp và truyện kể dân gian Việt Nam, đặc biệt là những câu chuyện về người anh
hùng.
2. Lịch sử vấn đề
Thần thoại Hy Lạp từ lâu đã đi sâu vào tiềm thức của nhân dân với một vị trí
quan trọng và có sức sống mạnh mẽ. Nó đã trở thành nền tảng cho sự phát triển của
các nghành điêu khắc, hội họa, triết học,…như Mác khẳng định “Không có thần
thoại Hy Lạp thì không có nghệ thuật Hy Lạp, thần thoại Hy Lạp không những là
kho vũ khí mà còn là mảnh đất bồi dưỡng nghệ thuật Hy Lạp”. Thần thoại Hy Lạp
cũng giống như các thể loại văn học dân gian khác đều được lưu truyền bằng miệng
qua các thế hệ, cho đến khi văn học viết xuất hiện, những thi sĩ dân gian đã dựa vào
đó mà sáng tác nên những bài ca bất tử về các nam thần, nữ thần, các anh hùng,…
Đặc biệt, hình ảnh những người anh hùng thành bang trong thần thoại Hy Lạp đã trở
thành chất liệu, nguồn cảm hứng tuyệt vời cho những loại hình nghệ thuật như điêu

khắc, hội họa, sân khấu,…là cơ sở để Hôme sáng tác hai thiên anh hùng ca nổi tiếng
Iliat và Ôđixê, hai thiên anh hùng ca được xếp vào hàng hay nhất thế giới. Thần
thoại Hy Lạp đã trở thành đề tài hấp dẫn cho nhiều công trình nghiên cứu từ xưa
đến nay. Vấn đề hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp cũng được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến. Sau đây là những công trình nghiên cứu liên
quan đến thần thoại, đồng thời hỗ trợ chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài
“So sánh hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp với hình tượng người
anh hùng trong truyện kể dân gian Việt Nam”.
Giáo trình Văn Học Châu Âu của nhiều tác giả, Nhà Xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội - 2002 khi đề cập đến huyền thoại về các anh hùng, các tác giả chỉ giới
thiệu sơ lược về người anh hùng với những chiến công hiển hách nhưng lại chưa đi
sâu vào phân tích những nét nổi bật của mỗi nhân vật anh hùng: “Hêraclex, người


anh hùng vĩ đại nhất Hy Lạp lập được rất nhiều chiến công, trong đó nổi bật lên
mười hai chiến công tiêu biểu”. [16; 223] “Trong cuộc chiến thành Troia, Achilles
là chiến binh vĩ đại nhất của quân Hy Lạp. Chàng đã giết Hector và 7 người con
của vua Priam, giết nữ hoàng Amazon Penthesilea”. [16; 245]
Giáo trình Văn học phương Tây giản yếu, Nhà xuất bản Trung tâm thông tin
trường Đại học Sư phạm- 1992 của Lê Văn Chín, tác giả đã nêu khái quát về lịch sử
phát triển của nền văn học Hy Lạp cổ đại, phân tích một vài nét cơ bản về hình
tượng người anh hùng: “Người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp nổi lên với vẻ đẹp
ngoại hình và phẩm chất lí tưởng, là đại diện ưu tú của công dân thành bang. Đó là
những người giỏi giang dũng cảm trong lao động sản xuất cũng như trong chiến
đấu”. [4; 321]
Trong quyển Văn học phương Tây của Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương
Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính, Phùng Văn
Tửu, Nhà xuất bản Giáo dục - 1997, các tác giả cũng đã đưa ra nhận xét khái quát
về người anh hùng: “Những nhân vật anh hùng như Hêraclex, Pecxê, Bêlêrôphông,
Jazông, Pêlê, Asin…là những người có sức mạnh vô địch, trí tuệ tuyệt vời, đã chiến

đấu và chiến thắng những kẻ thù “hai chân và bốn chân” bất chấp những khó khăn
gian lao tưởng chừng như không thể nào vượt qua nổi”. [7; 256]
Giáo trình Văn học phương Tây của Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn
Linh Chi, các tác giả dừng lại ở việc đưa ra nhận xét một cách chung nhất về hình
ảnh người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp: “Trong cuộc đọ sức với Đất trời, với
thú dữ,…ấy. Chiến thắng thuộc về con người. Vì vậy loại thần thoại này nhằm bất
tử hóa các chiến công của con người, “con người sánh tựa thần linh”, một thước
đo mới để thể hiện phẩm chất con người”. [3; 12]
Qua các công trình nghiên cứu trên, ta nhận thấy thần thoại Hy Lạp đã được
rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Trong đó thường là tập trung vào giải
quyết các vấn đề liên quan đến thần thoại nói chung, cụ thể là đi vào phân loại thần
thoại Hy Lạp, trình bày một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thần thoại
Hy Lạp. Các công trình cũng đã đề cập đến thần thoại qua nhiều phương diện, khía


cạnh, nhưng ít có công trình nào chú ý đến một khía cạnh cụ thể. Nhìn chung, một
số công trình ít nhiều đã điểm qua về hình tượng người anh hùng. Tuy nhiên, trong
nghiên cứu của các tác giả, họ chỉ dừng lại ở những nhận xét khái quát nhất chứ
chưa đi sâu vào phân tích, tìm hiểu, so sánh hình tượng người anh hùng trong thần
thoại Hy Lạp so với hình tượng người anh hùng trong truyện kể dân gian Việt Nam.
Hình tượng người anh hùng dũng sĩ trong truyện kể dân gian Việt Nam
cũng được nhiều người quan tâm nghiên cứu và tìm hiểu. Sau đây chúng tôi xin
điểm qua một số tư liệu liên quan trực tiếp đến đề tài trong phạm vi tư liệu bao quát
được:
Cao Huy Đỉnh với công trình “Người anh hùng làng Gióng” (1969). Trong
cuốn sách này, tác giả hướng tới ba mục tiêu:
- Tác giả đã phân tích nguồn gốc và quá trình phát triển của chủ đề đánh giặc,

giữ nước thắng lợi trong truyện “Ông Gióng” theo sự lớn mạnh của ý thức dân tộc
trên đà đấu tranh để dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.

- Theo Cao Huy Đỉnh, về mặt thể loại, truyện “Ông Gióng” tổng hợp cả ba

yếu tố thần thoại, truyền thuyết và anh hùng ca. Nhà nghiên cứu cố gắng miêu tả
quá trình chuyển hóa và tổng hợp của ba yếu tố đó thành thể anh hùng ca dân gian ở
trong truyện kể và thành nghệ thuật diễn xướng trong hội Gióng, theo lí tưởng đạo
đức và thẩm mỹ của nhân dân trong điều kiện xã hội và văn hóa nhất định ở mỗi
thời kỳ lịch sử nhất định.
- Tác giả cũng đã tự đặt cho mình nhiệm vụ tìm hiểu cốt truyện “Ông Gióng”

trên cơ sở dựa vào tài liệu thành văn và tài liệu truyền miệng ghi được ở các làng xã
còn vết tích văn hóa, văn học, nghệ thuật và tín ngưỡng có liên quan đến truyện
“Ông Gióng” nói riêng, đến văn học dân gian nói chung.
Khóa luận “Nhân vật anh hùng trong thần thoại, sử thi, truyền thuyết” của tác
giả Đậu Thị Thu trường Đại học Quảng Bình cũng đã chỉ ra các kiểu nhân vật anh
hùng và nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng trong thần thoại, sử thi và truyền
thuyết Việt Nam.


Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở việc đi sâu phân tích
một nhân vật hay kể tên, phân loại người anh hùng mà không đi sâu so sánh hình
tượng người anh hùng ở truyện kể Việt Nam với các thể loại dân gian của dân tộc
khác, đặc biệt là với thần thoại Hy Lạp.
Trong số các tài liệu mà chúng tôi bao quát được, chưa có công trình nào
nghiên cứu về những điểm tương đồng hay khác biệt giữa người anh hùng trong
thần thoại Hy Lạp và người anh hùng trong truyện kể dân gian Việt Nam. Tuy
nhiên, những bài viết, những công trình nghiên cứu kể trên là những gợi ý hữu ích
để chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những tiền đề lí luận cơ bản về văn học so sánh, đặc biệt là so
sánh loại hình.

- Tập trung tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt giữa hình tượng
người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp và hình tượng người anh hùng trong truyện
kể dân gian Việt Nam.
4. Mục đích nghiên cứu
- So sánh hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp và truyện kể
dân gian Việt Nam để thấy được nét giao thoa cũng như nét khác biệt độc đáo của
mỗi dân tộc (Việt Nam và Hy Lạp) trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng.
Từ đó thấy được bản sắc văn hóa, văn học và quan niệm khác nhau của mỗi dân tộc.
- Góp phần phong phú thêm cho tư liệu nghiên cứu về thần thoại Hy Lạp.
- Tập nghiên cứu khoa học.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình tượng người anh hùng trong thần
thoại Hy Lạp và hình tượng người anh hùng trong truyện kể dân gian Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung vào tìm hiểu sự thể hiện hình
tượng người anh hùng trong một số tập truyện thần thoại Hy Lạp và truyện kể Việt
Nam. Cụ thể:


- Với thần thoại Hy Lạp: Khảo sát ở sách Thần thoại Hy Lạp do Việt Thanh,
Văn Trọng, Vương Đăng biên soạn với 28 câu chuyện liên quan đến người anh
hùng.
- Với truyện kể dân gian Việt Nam: Khảo sát ở tập sách Tuyển tập văn học
dân gian Việt Nam, cuốn tập 1, Thần thoại - Truyền thuyết của Trung tâm khoa học
xã hội và nhân văn quốc gia – Viện văn học với 136 câu chuyện về người anh hùng.
Trong đó có 2 câu chuyện thuộc thể loại thần thoại, còn lại là những câu chuyện
truyền thuyết.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau:
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích các nhân vật anh hùng trong

truyện thần thoại Hy Lạp và truyện thần thoại, truyền thuyết Việt Nam để thấy được
các đặc điểm, kiểu nhân vật cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật từ đó tổng hợp,
khái quát lại và đưa ra kết luận chung.
Phương pháp thống kê, phân loại: Trong quá trình nghiên cứu người viết sử
dụng phương pháp này để thống kê những ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà
nhiên cứu về vấn đề có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của khóa luận và các dẫn
chứng một cách hệ thống cho khóa luận. Đồng thời sử dụng phương pháp này trong
việc khảo cứu tư liệu, thống kê các nhân vật anh hùng để sắp xếp vào đặc điểm
thích hợp.
Phương pháp so sánh: So sánh để thấy được điểm tương đồng và khác biệt
giữa hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp với hình tượng người anh
hùng trong truyện kể dân gian Việt Nam.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận gồm có hai chương như
sau:
Chương 1: Điểm tương đồng giữa hình tượng người anh hùng trong thần
thoại Hy Lạp và hình tượng người anh hùng trong truyện kể dân gian Việt Nam.
Chương 2: Nét độc đáo của hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy
Lạp so với hình tượng người anh hùng trong truyện kể dân gian Việt Nam.


NỘI DUNG
Chương 1. ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH
HÙNG TRONG THẦN THOẠI HY LẠP VÀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH
HÙNG TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN VIỆT NAM
1.1. Vài nét về người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp và truyện kể dân gian
Việt Nam
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về người anh hùng tùy theo mỗi thời đại,
mỗi dân tộc và thị hiếu của từng cá nhân. Ở “Từ điển tiếng Việt” khái niệm “anh
hùng” cũng được định nghĩa khác nhau tùy theo mỗi tác giả. Trong quyển “Từ điển

tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên ông đã đưa ra hai cách hiểu về “anh hùng” như
sau:
1. “Anh hùng” là một người lập nên công trạng đặc biệt lớn lao đối với nhân
dân, đất nước.
2. “Anh hùng” là người có tính chất của người anh hùng, hành động anh
hùng. [15; 7]
Trong quyển “Từ điển Hán Việt” của Thiều Chửu, ông không nêu khái niệm
chung về người anh hùng mà cắt nghĩa từng từ. Anh: Hoa của các loài cây cỏ, vì thế
vật gì đẹp khác thường đều gọi là “anh”. Hùng: Các loài thú có lông thuộc về giống
thú đực, vua của các loài thú thì gọi là “hùng”.
Còn theo Lê Dân và Thái Xuân Đệ định nghĩa: “anh hùng là bậc tài giỏi xuất
chúng”. [8; 6]
Còn ở phương Tây, khi chỉ người anh hùng người ta thường dùng thuật ngữ
“Hero” nghĩa là người được thần thánh hóa, người xuất chúng.
Theo những định nghĩa trên ta nhận thấy điểm chung khi đề cập đến người
anh hùng là nói đến những người có tài năng, khí phách lớn lao, phi thường, đồng
thời phải có những kỳ tích, công trạng kì vĩ.
Trong thần thoại Hy Lạp, người anh hùng hiện lên là những người có tài
năng xuất chúng, phẩm chất tuyệt vời, lập được nhiều chiến công to lớn. Họ là


những người chiến đấu vì cộng đồng, vì bộ tộc, bảo vệ danh dự và đem lại cuộc
sống bình yên cho nhân dân. Vì vậy, người anh hùng trở thành những đại diện ưu tú
của công dân thành bang. Sức mạnh, trí tuệ, tài năng và những chiến công phi
thường của họ là ước mơ, khát vọng của quần chúng. Cuộc đời vất vả, gian khổ của
họ cũng chính là bản thân của quần chúng. Hình tượng người anh hùng do đó là
mẫu người lí tưởng được xây dựng trên cơ sở con người thực nhưng lại được yếu tố
lãng mạn nâng lên ở tầm cao hơn hiện thực. Vượt qua khỏi cuộc sống hư ảo của
thần thoại, những người anh hùng đã trở thành bất tử vì họ không chỉ hiện diện
trong cuộc sống hàng ngày của sinh hoạt xã hội, văn hóa, chính trị, lễ nghi, tôn

giáo… của người Hy Lạp thời cổ đại mà còn sống mãi trong tâm hồn, tình cảm của
người dân phương Tây thời bấy giờ và cho mãi tới ngày nay.
Giống như thần thoại Hy Lạp, người anh hùng trong truyện kể dân gian Việt
Nam cũng là người có tài năng và phẩm chất, lập được kì tích to lớn đối với đất
nước, dân tộc. Tuy nhiên, người anh hùng lại được phân chia ra thành các kiểu nhân
vật khác nhau. Trong tư duy buổi đầu của người nguyên thuỷ chưa có sự phân biệt
những hiện tượng vũ trụ, đến khi người Việt cổ bắt đầu sống định cư và trồng trọt,
họ dần dần cảm thấy sức mạnh của mình tác động đến tự nhiên, muôn loài, muôn
thú, vì vậy mà kiểu nhân vật anh hùng chinh phục tự nhiên, lao động và sáng tạo
văn hóa ra đời. Khi đất nước bị kẻ thù từ bên ngoài xâm lấn, tấn công thì truyện kể
dân gian Việt Nam xuất hiện kiểu nhân vật anh hùng chống giặc ngoại xâm tiêu
biểu cho ý chí quật cường, tinh thần độc lập và thượng võ của người Việt. Lịch sử
dân tộc Việt Nam có một điểm đặc biệt đó là trải qua thời kì phong kiến lạc hậu, suy
tàn với biết bao nỗi thống khổ của nhân dân. Bởi thế mà hình ảnh người anh hùng
nông dân chống áp bức bất công, đòi quyền lợi của mình và của giai cấp cần lao đã
trở hành hình ảnh đẹp, tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam. Đó chính là kiểu nhân vật
anh hùng nông dân khởi nghĩa. Dù thuộc những kiểu nhân vật anh hùng khác nhau
nhưng họ đều mang trong mình phẩm chất tốt đẹp, có đóng góp to lớn cho cộng
đồng và được nhân dân “ khắc cốt ghi tâm”, sử sách lưu thơm, ngàn đời thờ phụng.


1.2. Sự giống nhau giữa hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp
và hình tượng người anh hùng trong truyện kể dân gian Việt Nam.
1.2.1. Người anh hùng với vẻ đẹp năng lực, phẩm chất
1.2.1.1. Vẻ đẹp năng lực
Trong thần thoại Hy Lạp và truyện kể dân gian Việt Nam, vẻ đẹp năng lực của
người anh hùng được thể hiện ở sức mạnh vô song và tài trí tuyệt vời. Họ là những
người có sức khỏe phi phàm cùng với trí tuệ “sánh tựa thần linh”. Họ mang trong
mình những đặc điểm nổi bật mà người bình thường không có được. Tài năng của
họ được bộc lộ từ rất sớm và được thể hiện ở nhiều phương diện.

Tiêu biểu nhất ở thần thoại Hy Lạp phải nhắc đến chàng Hêraclex. Chàng có
sức khỏe hơn người, có thể bạt núi ngăn sông, bắt thú dữ dễ như trở bàn tay, dẹp
giặc cướp chẳng phải hao xương tốn máu. Mới mười tháng tuổi chàng đã có thể
dùng bàn tay nhỏ xíu bóp cổ hai con rắn khiến chúng quằn quại giãy chết. Chỉ là
cậu bé nhưng Hêraclex đã thể hiện sức mạnh thần kỳ của mình, đây chính là điềm
báo sau này cậu sẽ làm nên những chiến công hiển hách.
Người anh hùng Ơđip của xứ Thebơ có trí thông minh và lòng dũng cảm tuyệt
vời. Thành Thebơ có một con quái vật, hàng ngày một người dân trong thành phải
đến gặp nó để trả lời một câu đố bí ẩn. Nếu như không giải được, nó sẽ quăng người
đó xuống vực. Và thật đáng sợ bởi chưa có ai trả lời đúng. Chàng trai trẻ tuổi Ơđip
biết chuyện đã xin đi tìm quái vật và trả lời câu đố bí ẩn của nó. Nó nheo mắt nhìn
Ơđip một cách ranh mãnh, tàn nhẫn dằn giọng: “Chú ý nghe đây! Con gì buổi sáng
đi bốn chân, buổi trưa đi hai chân, và buổi chiều đi ba chân”. [18; 453] Nhờ trí
thông minh của mình Ơđip nhanh chóng trả lời: “Đấy là con người”. Câu trả lời của
Ơđip đã khiến con quái vật phải rống lên: “Ngươi đã giải đáp được bí ẩn”, và nó
đâm đầu xuống vực kết liễu cuộc đời. Với sự nhanh nhẹn và mưu trí của mình, Ơđip
trở thành vua xứ Thebơ, trị vì trong hạnh phúc và công bằng một thời gian lâu.
Nói về sự mưu trí, sẽ là một thiếu sót nếu như chúng ta không nhắc đến
Uylitxơ. Chàng đã phải trải qua mười năm lưu lạc với biết bao thử thách phải đương
đầu mới trở về được quê hương Itac. Mỗi thử thách lại càng chứng minh trí tuệ hơn


người của chàng, trong đó có thử thách thoát khỏi hang tên khổng lồ Pôliphem ăn
thịt người. Khi tên khổng lồ dò hỏi những chiếc thuyền vững chắc của Uylitxơ và
đồng đội, chàng đã nhanh trí biết ngay ý đồ thâm độc của Pôliphem, trả lời bằng
những lời bịa đặt đầy khôn khéo: “Ôi thật bất hạnh cho chúng tôi! Con thuyền của
chúng tôi bị thần Pôxeiđôn - người lay chuyển mặt đất quật vỡ tan tành. Từ ngoài
khơi khi con thuyền đã gần cập bến nơi mũi đất hòn đảo của ngài thì gió nổi lên,
quăng quật thuyền vào những tảng đá. Thuyền vỡ nhưng may sao tôi và anh em
thoát nạn”. [18; 644] Uylitxơ biết chuốc rượu cho tên khổng lồ say rồi nói với hắn

tên của mình là “Không có ai” để khi hắn bị chiếc cọc bốc cháy đỏ rực lao thẳng
vào mắt độc nhất thì những gã Xiclôp lân cận tưởng hắn ngủ mê mà không giúp đỡ.
Không những vậy, chàng còn nghĩ ra cách lấy dây miên liễu buộc ba con cừu lại với
nhau, buộc một người vào con cừu giữa, còn hai con kèm hai người hai bên để che
đỡ. Cứ thế ba con mang một người, còn Uylix chọn một con cừu lớn nhất nằm dưới
bụng nó, tay bám chắc vào bộ lông của nó. Nhờ tài trí của mình, Uylix đã giúp bản
thân và các anh em thủy thủ còn lại thoát chết.
Truyện kể dân gian Việt Nam có người anh hùng Phùng Hưng với sức khỏe
và khí phách đặc biệt. Ông nổi tiếng với tài đánh trâu, giết hổ. Có lần ông đánh
được hai con trâu mộng đang húc nhau. Lần khác, bằng mưu kế ông đã đương đầu
với con hổ dữ khét tiếng trong vùng và giết chết mãnh thú.
Giống như Phùng Hưng, Quận He (Nguyễn Hữu Cầu) cũng là chàng trai có
sức khoẻ vượt trội. Chàng khỏe như voi, tiếng to như sấm, có thể hai tay cầm hai
cối đá ném xa vài trăm thước. Chàng lại giỏi nghề bơi lặn, lặn suốt một hơi từ tả
ngạn sông Bạch Đằng đến bãi huyện Yên Phong mới lên mà không thấy mệt.
Tiếp đến là những văn thần, võ tướng anh hùng của cuộc khởi nghĩa Tây
Sơn. Nếu Nguyễn Huệ tinh thông võ nghệ và khỏe như thần, cầm cây đại đao dài
hơn một trượng bằng đồng múa bài "quá ngũ quan", lưỡi dao phạt đứt cây cổ thụ,
thì Nguyễn Lữ có tài bơi lội trên sông. Võ Văn Dũng há miệng đút cả cánh tay của
mình vào sâu trong họng rồi rút ra như chơi, Trần Quang Diệu tay không quần nhau
với mãnh hổ suốt cả ngày giữa rừng sâu. Phan Văn Lân dũng mãnh hơn người có


biệt tài mở đường thoát khỏi vòng vây rồi lại quay đánh úp nhanh như chớp. Bùi
Thị Xuân luyện voi ra trận tinh tế như luyện người.
Không chỉ có người anh hùng là bậc nam nhi, trong truyện kể dân gian Việt
Nam còn xuất hiện rất nhiều “nữ anh hùng” tài trí tuyệt vời. Phùng Thị Chính vì
muốn điều tra tình hình bên phía doanh trại quân đội đã ăn mặc quần áo rách rưới,
vai khoác bị giả làm một người ăn xin len lỏi vào tận trong thành Luy Lâu dò xét
các kho quân lương, các trại đóng quân cùng mọi đường đi lối lại của giặc. Bà Triệu

Thị Trinh tinh thông các cách bài binh bố trận và có tài sử dụng kiếm cung, đao
thương. Những ngày đầu tụ nghĩa, bà đã ngầm cho đục núi Quân Yên, bí mật cho
người ngồi trong hốc đá, đọc bài đồng dao giả lời thần nhân mách bảo. Từ đó cả
vùng đã đồn ầm lên rằng núi kia biết nói, báo hiệu cho dân chúng biết bà Triệu là
“thiên tướng giáng trần” giúp dân, cứu nước. Vì vậy hàng ngũ nghĩa quân ngày
càng thêm lớn, thanh thế mỗi ngày thêm to.
Như vậy, qua những anh hùng kể trên, ta thấy ở cả thần thoại Hy Lạp và
truyện kể dân gian Việt Nam, người anh hùng đều có một sức mạnh vượt bậc và sự
mưu trí, nhanh nhẹn hơn người. Những năng lực ấy sẽ là điều kiện cần thiết và hữu
ích giúp người anh hùng lập được những chiến công hiển hách.
1.2.1.2. Vẻ đẹp phẩm chất
Bên cạnh việc coi trọng sức mạnh, tài trí của người anh hùng, người dân Hy
Lạp cổ đại cũng như người dân Việt Nam còn rất coi trọng vẻ đẹp phẩm chất của
người anh hùng. Nó bộc lộ trong sự hoàn thiện của các phẩm chất đạo đức và những
tình cảm cao quý của con người.
Trong buổi đầu bình minh, nhận thức của người Hy Lạp cổ còn nhiều hạn
chế, nhưng dựa vào vốn sống thực tế cùng trí tưởng tượng phong phú của mình, họ
đã sáng tạo nên những mẫu người mang trong mình lý tưởng to lớn đại diện cho
cộng đồng “Nhân vật lý tưởng trong văn học cổ đại Hy Lạp là những con người
anh hùng, chưa có ý thức về đời sống cá nhân, họ tìm lẽ sống trọn vẹn trong việc
phục vụ quyền lợi của một thành bang, một bộ tộc, một quốc gia”. [2; 65] Họ là
những người anh hùng tiêu diệt quái vật, trừng phạt bạo chúa và những kẻ gian ác


chà đạp lên cuộc sống của con người, bảo vệ những người yếu đuối, và đã lập nên
những chiến công lừng lẫy nhờ vào lòng nhân ái, công bằng.
Người anh hùng Thêxê, trên đường đi tìm cha đã gặp rất nhiều nguy hiểm.
Trước tiên là gã khổng lồ Pêriphêtét, tay hắn luôn cầm chiếc chùy đồ và đã đập nát
sọ không biết bao nhiêu người vô tội. Tiếp theo là tên cướp biển hung bạo Xinit,
hắn thường buộc người mà hắn bắt được vào ngọn hai cây thông rồi buông cả hai

cây thông và người tội nghiệp đó sẽ bị xé xác. Tới khu rừng Krôminô, Thêxê gặp
con lợn rừng, con của chàng khổng lồ Tiphôn. Nó đã tàn phá vùng này, giết chết
mọi sinh vật. Đến Mêga, chàng gặp tên cướp tàn bạo Xirôn. Hắn có thói quen bắt
mọi người khách đến đều phải rửa chân cho hắn khi đứng quay lưng về phía vực
thẳm. Trong lúc người ta rửa chân, hắn sẽ “tống một đạp” cho người khách ngã lăn
xuống vực. Người anh hùng Thêxê trên bước đường phiêu du đã ra tay giúp người
dân diệt trừ tất cả bọn chúng, trả lại cuộc sống yên bình cho họ. Pêriphêtét phải chịu
chết dưới cái chùy của hắn. Xinit cũng trả giá bằng chính biện pháp mà hắn đã
dùng, bị hai cây thông xé xác. Con lợn rừng định lao tới húc chết chàng nhưng
chàng đã dùng chùy của Pêriphêtét chiến đấu với nó và nện cho nó vỡ sọ mà chết.
Con đường đi đến Athen gần như được giải phóng. Thêxê đã trừng trị mọi tên hung
bạo theo đúng cách cực hình mà chúng đặt ra để hại người khác. Ngoài ra, chàng
còn giúp người dân vùng Marathôn giết chết con bò mộng, giúp nhân dân Athen
tránh được cảnh hàng năm phải dâng người làm cống vật cho nhà vua Minôt khi
giết chết con quỷ Minôtor.
Một người nữa cũng không hề thua kém Thêxê là người anh hùng vĩ đại
Hêraclex. Chàng đã giúp nhân dân tiêu diệt những con quái vật hung hăng tàn phá
mùa màng, hoa màu và thậm chí còn ăn cả thịt người. Đó là con sư tử Nêmê, con
mãng xà Hiđrơ, đàn ác điểu Xtanhphan…Hêraclex còn góp phần chống lại những
cuộc chiến xâm lược để giữ gìn bờ cõi quê hương, giúp đỡ những bộ tộc yếu thế,
bảo vệ cuộc sống yên lành cho nhân dân.
Ngoài tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ bênh vực kẻ yếu, người anh
hùng Hy Lạp còn có những tình cảm vô cùng cao quý. Trong lúc chiến đấu không


gì có thể khuất phục được họ, nhưng khi đối diện với tình cảm thì họ bỗng trở nên
mềm yếu. Hector, một vị tướng dũng mãnh đã lập nên nhiều chiến công cho thành
Troa cũng không thoát khỏi điều ấy. Trước nỗi lo lắng, buâng khuâng của
Ăngđrômát trước khi chàng xuất trận, Hector vô cùng xúc động. Mặc dù cố tỏ ra
cứng cỏi nhưng người anh hùng vẫn len lỏi những lo lắng, quyến luyến đối với vợ

dù đó chỉ là trong suy nghĩ. Chàng lo nghĩ đến nỗi khổ nhục của vợ nếu bị quân Hy
Lạp bắt, sợ nàng tủi thân khi không có mình ở bên: “Nhưng nàng ơi! Ta thà chết đi
cho đất đen phủ kín lấy ta còn hơn là phải nghe thấy tiếng nàng kêu khóc và trông
thấy nàng bị một tên Hy Lạp bắt đi, lôi đi”. [18; 526] Chàng còn có tình thương yêu
sâu sắc với các con. Thấy con khóc thét lên vì chiếc mũ mình đội, Hector liền cởi
mũ để xuống đất, ôm con vào lòng hôn, đung đưa nó trên tay và cầu khấn các vị
thần phù hộ, chở che cho con mình.
Bên cạnh tình nghĩa vợ chồng, người anh hùng còn có tình cảm anh em, bạn
bè. Họ giúp đỡ lẫn nhau, cùng chia sẻ khó khăn gian khổ. Đó là tình anh em sâu
đậm của hai người hùng Pônlút và Caxto: Khi Caxto chết, Pônlút cầu xin thần Dớt
cho chàng chết theo anh mình, dù “Pônlút, số con sẽ là vị thần bất tử, sao con lại có
ý nghĩ kỳ quặc như thế”. [18; 92] Đối với chàng, cuộc sống yên vui trên Ôlimpôx
rạng rỡ cũng không bằng cuộc sống ở đất đen cạnh người anh yêu quý của mình.
Điều đó đã chứng tỏ rằng hạnh phúc không phải chỉ có thể tìm thấy ở thiên đình, mà
cả vương quốc của đau buồn và bất hạnh, miễn là sống cạnh con người mình yêu
thương. Không chỉ tình cảm của anh em Pônlút và Caxto khiến nhiều người xúc
động mà tình bạn sâu sắc giữa Akhin và Patơrôclơ cũng khiến chúng ta động lòng.
Khi nhận được tin Patơrôclơ tử trận, Akhin vô cùng đau đớn, khóc than thương tiếc
cho số phận người bạn chiến đấu thân thiết của mình, chàng trả lời mẹ: “Mẹ ơi! Con
chẳng đáng sống để nhìn người đời làm gì nữa. Con đã không chở che, bảo vệ được
bạn con, để bạn con phải chết dưới mũi tên ngọn lao của quân thù thì con cũng nên
chết đi”. [18; 569]
Người dân Việt Nam cũng sáng tạo nên những hình tượng người anh hùng
với phẩm chất cao quý, thể hiện cái nhìn trọn vẹn trong cách xây dựng hình tượng


người anh hùng. Họ giúp đỡ nhân dân dựng nước, giữ nước, chống giặc ngoại xâm,
bảo vệ cuộc sống của con người.
Sơn Tinh giúp nhân dân chống lũ lụt, tượng trưng cho sức mạnh và tài trị thuỷ
của nhân dân, đã quảy núi ngăn dòng, chặn đứng mũi tiến công ác liệt của thần

Nước. Chàng đã nâng cao mặt đất để mặt đất luôn ở trên mức nước, hướng dẫn
nhân dân gánh đất đắp đê, đan phên, cạp bờ, bỏ đá làm kè, thả rong ven sông để
chống lại sức công phá của nước. Chàng dạy dân đào ao, giếng, khơi mương, ngòi,
tưới rau, nuôi cá, thả bèo; chàng còn chữa bệnh cứu dân, dạy dân làm ruộng, đi săn,
đánh cá, làm lửa, làm nhà, đào giếng. Sơn Tinh còn tham gia vào công cuộc chống
quân Thục để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ Văn Lang, bảo vệ công cuộc thiên di của
những bộ tộc đi từ miền sông biển đến định cư chung quanh núi Ba Vì (Tản Viên).
“Đốc lĩnh tiền quân” Thục Nương tài trí hiếu nghĩa, được nhiều người kính
trọng, mến yêu. Tuy là phận nữ nhi nhưng vì cha và chồng bị sát hại mà bà đã “gọt
đầu giả làm trai đi tu giữ chùa, chiêu dụ các bậc hào kiệt, nuôi chứa quân lương”
đem quân trả thù. [19; 346]
Đó còn là tấm lòng vì nước, vì dân không kể thân mình của Nguyễn Thị
Bích Châu. Vua Trần Duệ Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành giữa đường gặp
sóng to, gió lớn. Biết vua mộng thấy thuồng luồng ngoài biển đến xin nàng xuống
làm vợ giao long, trong khi ai nấy đều thương tiếc dùng dằng thì Bích Châu khảng
khái nói: “Nếu liều một thân này mà bảo vệ được quân sĩ và nhà vua thì đâu dám
tiếc”. [19; 419] Thế rồi, nàng chịu hi sinh gieo mình xuống biển để thuyền vua đi
được vô sự.
Người Hy Lạp cổ đại và người dân Việt Nam xưa từ quan niệm về cái đẹp
của mình, họ đã sáng tạo nên một mẫu người lý tưởng đó là người anh hùng bảo vệ
thành bang, dân tộc, có tinh thần hiệp nghĩa, sẵng sàng giúp đỡ những người sức
yếu, “thân cô thế cô” bị áp bức. Họ mang trong mình những tình cảm tốt đẹp: tình
vợ chồng, anh em, bạn bè cùng với lòng dũng cảm hi sinh. Họ trở thành tấm gương
cho nhân dân noi theo, luôn được yêu mến và ngưỡng mộ bởi họ không chỉ có tài trí
vượt trội mà còn có một nhân cách đáng quý trọng.


1.2.2. Người anh hùng với chiến công phi thường
1.2.2.1. Đối mặt với kẻ thù “hai chân”
Ngoài tài năng và phẩm chất, chiến công cũng là một tiêu chí quan trọng

đánh giá người anh hùng. Người dân Hy Lạp và người dân Việt Nam qua thực tế
sản xuất, chiến đấu đã xây dựng nên hình tượng người anh hùng với nhiều chiến
công hiển hách. Trước hết đó là những chiến công trong xã hội đời thường, mà điển
hình là cuộc chiến bảo vệ quê hương, đất nước trước kẻ thù xâm lược.
Tiêu biểu cho chiến công chống lại kẻ thù “hai chân” là cuộc chiến tranh
thành Troa của những người anh hùng Hy Lạp. Trong cuộc chiến ấy tề tựu rất nhiều
người anh hùng, trong đó có Akhin, Uylix, Agamemnông, Điômex,… ngay cả vua
Ơđip mù lòa cũng xin theo. Dù biết trước rằng trong cuộc chiến này người anh hùng
sẽ gặp nhiều khó khăn gian khổ, nhưng không vì thế mà họ nản chí, ngược lại từng
bước càng khẳng định sức mạnh, tài năng của mình. “Cả ba lần đánh úp, chiếm lấy
thành Troi nhưng đều thất bại. Họ bèn đánh chiếm tất cả những thành phố liên
minh với Troi…Nổi bật nhất là Akhin, chỉ trong một ngày, chàng đã giết được bảy
người con trai của Priam”. [18; 141] Dù đối diện trước cái chết, những người anh
hùng Hy Lạp vẫn không tỏ ra khiếp sợ. Akhin dù được tiên báo trước rằng mình sẽ
mất mạng trong cuộc chiến này, nhưng khi được Uylix mời tham gia trận chiến,
chàng vui vẻ nhận lời mà không tỏ vẻ đắn đo, suy nghĩ. Chàng bất chấp lời khuyên
của mẹ “Con sẽ thở hơi thở cuối cùng và thây của con sẽ phơi trong cát bụi, nhưng
trước giờ phút bất hạnh đó con phải chiếm được một chiến công hiển hách không
bao giờ phai mờ”. [18; 502] Đoàn quân Hy Lạp bị dồn vào nguy hiểm, bị thương và
tử thương rất nhiều. Nhưng cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn. Nhờ vào tài trí thông
minh, Uylix sai làm một con ngựa gỗ cực lớn, to đến nỗi những vị anh hùng dũng
mãnh nhất của Hy Lạp có thể nấp ở trong. Nhờ đó mà họ có thể vào thành một cách
dễ dàng. Vì vậy, chỉ sau một đêm thành Troa đã trở thành một đống gạch vụn và
quân Hy Lạp đã giành chiến thắng. Hình ảnh những anh hùng Hy Lạp là hình ảnh
tượng trưng của những con người dám xem thường cái chết, thử thách và nguy hiểm
để bảo vệ danh dự cho cộng đồng, bộ tộc.


Truyện kể dân gian Việt Nam có người anh hùng Thánh Gióng với chiến
công đánh đuổi giặc Ân. Thánh Gióng tiến vào thành Ân Vương, cũng chính là đại

bản doanh của Thái tử Ân và Thạch Linh thần tướng. Kết quả Ân Vương bị chém
đầu. Thánh Gióng quất bay đầu ngựa đá của Ân Vương thì roi sắt cũng bị gãy làm
đôi. Thánh Gióng giật gốc tre đằng ngà vụt lia lịa, giặc chết không đếm xuể. Rồi
nhanh như cắt chàng cầm gậy tre đập vỡ mặt Thạch Linh, đánh vỡ sọ nốt tên Hữu
tướng và Tả tướng của hắn. Nhờ có Thánh Gióng mà cuộc chiến giữ nước đã kết
thúc thắng lợi.
Vào đời nhà Trần, giặc Nguyên sang xâm chiếm nước ta. Chúng cướp bóc
của cải của nhân dân, phá phách làng mạc, giết hại người lương thiện. Thấy tình
cảnh ấy, hai nàng Ngọc Nương và Bảo Nương đã bàn bạc với nhau tìm cách đánh
giặc. Với ngoại hình xinh đẹp duyên dáng, hai nàng giả làm người bán hàng khiến
quân giặc để ý về báo tin với nhau. Hai tên viên tướng quân Nguyên nghe bọn lính
ton hót ra lệnh cho dân phải cống nạp hai người con gái đó, nếu không sẽ giết cả
làng. Chúng cho quân đưa sang sông hai chiếc thuyền hoa trang trí lộng lẫy đón
người đẹp về. Một mặt, hai nàng sai mời tất cả bọn chúng cỗ bàn ăn uống, mặt khác
bí mật sai mấy người thợ mộc giỏi lôi thuyền lên bãi đục mỗi thuyền chừng vài
chục lỗ rồi nút kín lại và đưa xuống nước như cũ. Xong xuôi, hai nàng xuống
thuyền hoa cùng bọn lính Nguyên sang sông. Thuyền đang ở giữa dòng sông thì
Ngọc Nương và Bảo Nương ra lệnh cắm lại, cho người về báo tin với tướng giặc
rằng hai nàng muốn làm lễ “tân lang” tại đây. Tướng giặc thân hành đi thuyền đến,
vội vàng ra lệnh cho bọn quân hầu lui ra xa để hai quan chủ soái “vui vầy cá nước”.
Nhưng cũng lúc ấy, trai tráng làng Đa Mỗi theo kế đã định, lặn ra sông tháo nút
thuyền. Chẳng mấy chốc cả hai thuyền đều chìm nghỉm và tướng giặc chết đuối.
Quân ta được tin cấp báo cũng kéo về ứng chiến, ào ào lướt tới khiến lũ giặc chạy
toán loạn, phải kéo về nước.
Bằng sức mạnh và tài năng của mình, người anh hùng trong thần thoại Hy
Lạp và trong truyện kể dân gian Việt Nam đã hạ gục và đánh đuổi các đối thủ “hai


chân”. Họ không màng đến tính mạng của mình để bảo vệ danh dự bộ lạc, đất nước,
chống các thế lực xâm lược, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân.

1.2.2.2. Đối mặt với kẻ thù “bốn chân”
Người anh hùng Hy Lạp và người anh hùng trong truyện kể dân gian Việt
Nam không chỉ chiến đấu với kẻ thù “hai chân” mà họ càng khẳng định giá trị bản
thân hơn qua việc chinh phục và tiêu diệt kẻ thù “bốn chân” hay lực lượng siêu
nhiên. Tuy là người thường nhưng họ không ngại khó khăn, thử thách để lập nên
những chiến công phi thường thể hiện bản thân mình.
Khi đề cập đến những chiến công của người anh hùng Hy Lạp trong chiến
đấu với các lực lương siêu nhiên, ta không thể không nhắc đến người anh hùng
Hêraclex. Ở Hy Lạp thời cổ đại, người ta tôn vinh chàng không chỉ là người anh
hùng mà còn như một vị thần linh. Các dân tộc Hy Lạp đều xưng là dòng dõi của
con người này, không chỉ có người Hy Lạp mà ngay cả người La Mã cũng tự nhận
như vậy. Chàng đã lập được nhiều kỳ công hiển hách mà hiếm ai làm được, nổi bật
là các chiến công:
Đầu tiên là giết con sư tử ở Nêmê. Đây là con sư tử rất lợi hại, mình đồng da
sắt, không một ai có thể đối đầu với nó. Ấy vậy mà Hêraclex đã một thân một mình
chỉ với một cái chùy, và một cung tên lên đường tìm nó. Chàng nghĩ ra việc lấp kín
một cửa hang, bắt nó phải đi về bằng một con đường và phục kích sẵn trước cửa
hang chờ nó xuất hiện. Trận chiến giữa chàng và con ác thú diễn ra vô cùng ác liệt,
chàng bắn liên tiếp vào con quái vật nhưng đều nảy ra và chiếc chùy bị gãy đôi
trong khi giao chiến. Cuối cùng chàng vứt chùy và vật nhau với con sư tử. Chàng
dùng đôi tay rắn chắc của mình siết chết con quái vật, lột da nó làm thành một bộ áo
giáp kiên cố cho mình. Sư tử ở Nêmê chết, Hêraclex tiếp tục đối mặt với con long
xà ở Lecnơ, nó còn đáng sợ hơn cả con sư tử Nêmê, vì mỗi lần chặt một cái đầu, thì
nó lại mọc ra hai cái đầu khác và thậm chí còn mạnh hơn nữa. Bằng trí thông minh,
Hêraclex bảo bạn đi cùng mình là Iôlaôt hãy châm lửa đốt đầu long xà mỗi khi
chàng đập nát. Nhờ vậy mà chàng đã diệt được long xà. Hêraclex còn tiêu diệt đàn
ác điểu ở hồ Xtimphalix nhờ vào những mũi tên tẩm máu long xà cực độc khiến


chúng chết, những con sống sót phải bay đến nơi khác trú ngụ, trả lại yên bình cho

người dân nơi đây. Ngoài ra Hêraclex còn bắt sống con hươu sừng vàng trên núi
Xêrini, bắt con bò mộng trên đảo Cret, con lợn rừng ở Êrimanthơ, bắt đàn ngựa
hung dữ của vua Điômet đến việc bắt sống con chó ba đầu canh giữ địa ngục
Xecbec, tất cả đều được Hêraclex hoàn thành một cách xuất sắc dù cho đây là
những công việc vô cùng khó khăn và nguy hiểm. Bằng trí tuệ và sức mạnh tuyệt
vời, Hêraclex đã chống lại những kẻ thù với âm mưu xảo quyệt và sức mạnh vô
địch, đã chiến thắng và chinh phục những quái vật hung hãn nhất. Chàng là biểu
tượng của lòng dũng cảm, ý chí kiên cường, tinh thần chiến đấu không mệt mỏi, là
hình tượng tiêu biểu cho sự hài hòa giữa sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần
của người Hy Lạp cổ đại.
Thần thoại Hy Lạp không chỉ có một người anh hùng là Hêraclex mà còn có
nhiều người anh hùng khác lập nên những chiến công không kém phần vang dội.
Chàng Perxê đầy lòng quả cảm, không ngại nguy hiểm lấy đầu ác quỷ Mêđuxa, giải
cứu nàng Anđrômeđ khỏi nanh vuốt của quái vật biển. Chàng Thêxê dũng mãnh,
niềm kiêu hãnh của thành Athen, trong một trận chiến với con bò rừng hung dữ,
“chàng với đôi tay trần nắm chặt lấy đầu con quái vật ghìm giữ nó lại”. [18; 366]
Cứ thế người và vật tranh chấp nhau, cuối cùng Thêxê là người chiến thắng. Sau
chiến công này Thêxê còn lên đường sang Cret trừng trị con quái vật Minôtor và
khiến con quái vật phải kết thúc số phận của nó.
Hình ảnh con người trong thần thoại Hy Lạp biểu thị một sức chiến đấu bền
bỉ, dẻo dai. Dù cho xã hội Hy Lạp còn sơ khai, nhận thức của con người còn kém,
nhưng không vì thế mà họ khuất phục “Sức mạnh tự nhiên bị hạ thấp xuống và thay
thế vào đó là sức mạnh tinh thần được đề cao”. [1; 12] Họ dám đứng ra chống lại
và thách thức các thế lực tự nhiên.
Ở truyện kể dân gian Việt Nam, nói về việc tiêu diệt quái vật, ta không thể
không nhắc tới Lạc Long Quân với những chiến công lừng lẫy: đánh Mộc Tinh ở
rừng núi, Ngư Tinh ở biển, Hồ Tinh ở đồng bằng. Trên đường phiêu lưu chàng đã
gặp một con Ngư Tinh lợi hại. Với trí thông minh của mình, Lạc Long Quân đóng



một chiếc thuyền thật chắc và thật lớn, rèn một khối sắt có nhiều cạnh sắc, nung cho
thật đỏ, rồi đến chỗ Ngư Tinh giơ khối sắt lên giả cách như cầm một người ném vào
miệng cho nó ăn. Ngư Tinh há miệng đón mồi. Lạc Long Quân lao thẳng khối sắt
nóng bỏng vào miệng nó. Ngư Tinh bị cháy họng vùng lên chống cự, quật đuôi vào
thuyền của Lạc Long Quân. Chàng bèn rút gươm chém Ngư Tinh làm ba khúc. Trừ
xong Ngư Tinh, Lạc Long Quân còn vào sâu trong đất liền giết con cáo chin đuôi
thành tinh. Giao chiến liền ba ngày ba đêm, con yêu dần dần yếu sức, tìm đường
tháo chạy, Lạc Long Quân đuổi theo chém đứt đầu nó và vào hang cứu những người
còn sống sót. Chưa dừng lại ở đó, khi đi ngược lên vùng rừng núi, đến đất Phong
Châu chàng bắt gặp một con yêu tinh từ một cây cổ thụ lâu đời, gọi là Mộc Tinh.
Lạc Long Quân phải luồn hết khu rừng này đến khu rừng kia và qua nhiều ngày
gian khổ mới tìm thấy chỗ ở của con yêu. Lạc Long Quân giao chiến với nó trăm
ngày đêm, làm cho cây long đá lở, trời đất mịt mù mà không thắng được nó. Cuối
cùng chàng phải dùng đến những nhạc cụ như chiêng, trống làm nó khiếp sợ và
chạy về phía Tây Nam, sống quanh quẩn ở vùng đó.
Ngoài người anh hùng Lạc Long Quân, truyền thuyết Việt Nam còn nhắc đến
người anh hùng Ông Đống với chiến công giết thuồng luồng. Vì nhiều lần chứng
kiến dân làng đem con gái vứt xuống sông cho quỷ dữ, Ông Đống rất giận nên ngày
đêm luyện sức để quyết một phen trừ nạn diệt thù. Đợi đến dịp tế lễ hàng năm, Ông
Đống ra sông đứng nhìn địa hình rồi cầm con dao đã mài sắc bơi thẳng đến chỗ
nước xoáy. Thuồng luồng thấy hơi người liền bò ra há miệng, ông cứ để cho mặc
thủy quái nuốt mình vào bụng. Sau đó, ông dùng dao đâm nát tim gan nó khiến nó
đau đớn, giãy giụa mà chết.
Như vậy có thể thấy, cho dù đối mặt với loại kẻ thù nào, người anh hùng
trong thần thoại Hy Lạp cũng như trong truyện kể dân gian Việt Nam đều nổi bật
lên sự gan dạ, dũng cảm, thông minh, không chịu khuất phục trước những thế lực
tàn ác, những con quái thú ghê sợ, lập nên những chiến công vinh quang hiển hách.
Họ là hình ảnh tượng trưng cho những con người dám xem thường cái chết, thử



thách và nguy hiểm để đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân, bảo vệ bờ cõi đất
nước, bảo vệ danh dự của bộ tộc và cộng đồng.
1.2.3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng người anh hùng.
1.2.3.1. Sử dụng yếu tố thần kì
Trong thần thoại Hy Lạp và trong truyện kể dân gian Việt Nam người anh
hùng lập được những chiến công to lớn đều nhờ vào các yếu tố phù trợ như: thần
linh, đồ vật và con vật thần kì.
Bêlêrôphôn được nữ thần Athêna truyền phán cách chinh phục con thần mã
Pêgaxơ. Dũng sĩ Perxê giết được con ác quỷ Mêđuxa nhờ sự giúp đỡ của thần
Hermex. Thần chỉ đường cho Perxê, cho chàng mượn đôi dép có cánh, thanh gươm
sắc hiếm có mà không người trần thế nào có được. Nhờ vào tấm khiên của Nữ thần
Athêna, Perxê đã chặt được đầu con ác quỷ và nhờ vào chiếc mũ tàng hình của thần
Hađex chàng đã ra đi ngay trước mắt của hai con ác quỷ còn lại mặc dù chúng đã
tìm kiếm chàng khắp nơi trong các đường hẻm thung lũng.
Akhin được mẹ- nữ thần biển Thêtix khi mới sinh ra đêm tôi vào nước sông
âm phủ Xtich, rồi lại tôi vào lửa. Vì vậy mà chàng hơn người ở chỗ “mình đồng da
sắt, tên bắn chẳng thủng, lao phóng chẳng xuyên, toàn thân chỉ có mỗi một chỗ gót
chân, là nơi điểm yếu”. [18; 511] Không những vậy, chàng còn được thần Xăngtor
Khirôn lấy mắt cá chân của người khổng lồ Đamixôx xưa kia vốn có biệt tài chạy
nhanh, thay cho mắt cá chân bị cháy của mình. Vì thế, Akhin chạy nhanh không ai
sánh kịp.
An Dương Vương xây dựng được thành Cổ Loa là nhờ có công lao đóng góp
rất lớn từ thần Kim Quy. An Dương vương xây thành hai lần nhưng đều bị sập, hỏi
ra mới biết do con gà trắng thành tinh cùng với những u hồn có thù với nhà vua họp
bàn dùng phép ma phá đổ tường thành. Thần Kim Quy mách cho An Dương Vương
cách trừ cho tiệt giống yêu ma và con gà trắng. Yêu ma trừ xong, thần Kim Quy
hiện nguyên hình là con rùa vàng, rút một cái móng và bảo An Dương Vương dùng
làm lẫy nỏ. Nhờ có thần Kim Quy trừ hết yêu ma, nên chẳng bao lâu tòa thành đã
đắp xong, An Dương Vương rất đỗi vui mừng và biết ơn.



Tản Viên được một cụ già trao cho chiếc gậy thần kì có một đầu sinh, một
đầu tử. Chỉ cần chỉ đầu sinh vào người chết thì sẽ sống lại, chỉ vào cây héo, cây
xanh lên, còn đầu tử chỉ vào đâu thì thành tan, núi lở, người chết, vật tàn. Nhờ có
cây gậy thần mà Tản Viên cứu sống được rất nhiều người và vật.
Ngoài yếu tố phù trợ, sự thần kì còn thể hiện ở bản thân của người anh hùng.
Mỗi người anh hùng đều mang trong mình một nét đặc biệt mà người bình thường
không có được. Dũng tướng Điômeđ có sức mạnh sánh tựa thần linh, có thể bê tảng
đá to lớn nặng đến hàng trăm cân, tung hoành ngang dọc trong cuộc hỗn chiến bạo
tàn linh hoạt đến nỗi không ai có thể biết chàng đang giao đấu ở trận tuyến nào.
Hector cũng không hề thua kém. Chàng nhanh nhẹn, dũng mãnh như một con sư tử
và như một cơn bão trên chiến trường.
Người anh hùng Đăm Noi có phép thuật biến hóa, lúc biến thành con diều
bay vút lên chín tầng mây, lúc hóa thành làn gió thổi nhẹ khiến người khác ngủ gà
ngủ gật.
Thánh Gióng, lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười. Vậy mà khi nghe
tiếng sứ giả Thánh Gióng đã cất tiếng nói đầu tiên xin đi đánh giặc. Chàng ăn rất
khỏe, nấu bao nhiêu cũng không đủ, nấu đến nồi nào ăn hết nồi đó. Chỉ cần vươn
vai một cái, người bỗng cao to sừng sững, chân dài hơn trượng.
Người anh hùng nông dân khởi nghĩa Ba Vành, lúc mới sinh có nhiều tướng
lạ: tay dài quá gối, răng liền một hàng, trên trán có ba đường chỉ ngang. Còn một
điều đặc biệt nữa là ở mỗi bên chân có một chòm lông xoăn. Hai chòm lông này có
phép rất mầu nhiệm. Hễ lúc nào nắm lấy chòm lông mà vuốt thì thân thể tự nhiên
nhẹ nhõm, có thể nhảy một phóc vọt qua nóc nhà, hay từ trên cây cao buông người
rơi xuống đất mà không việc gì. Chính nhờ có chòm lông ấy mà Ba Vành nhiều lần
thoát nạn.
Có thể thấy thần thoại Hy Lạp và truyện kể dân gian Việt Nam đã gắn vào
nhân vật anh hùng những yếu tố thần kỳ lấp lánh. Những yếu tố ấy không có thực
ngoài đời nhưng có thực trong tâm tưởng của dân gian, thể hiện thái độ, tâm tình
của nhân dân với đối tượng được phản ánh. Những yếu tố hư cấu kì ảo được sử



×