Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hiện tượng nhân vật nữ tu tập Phật giáo trong truyện cổ dân gian Việt Nam và một số nước khác ở Đông Nam Á lục địa_3 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.77 KB, 5 trang )

Hiện tượng nhân vật nữ tu tập Phật
giáo trong truyện cổ dân gian Việt
Nam và một số nước khác ở Đông
Nam Á lục địa




Hiện tại, Phật giáo đã trở thành một thành tố tâm hồn của người Việt Nam, văn học
Phật giáo không tồn tại độc lập, không hình thành một dòng riêng mà hoà vào nguồn chung
của văn hoá, văn nghệ dân tộc. Từ những thập kỷ 60-70 của thế kỷ trước, các nhà nghiên cứu
văn hoá-văn học dân gian như Nguyễn Đổng Chi, Cao Huy Đỉnh, Đinh Gia Khánh, Chu
Xuân Diên… đã đề cập khá nhiều về vấn đề ảnh hưởng của Phật giáo trong truyện cổ dân
gian nước nhà thông qua các công trình: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (1957-1982), Sơ
bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện “Tấm Cám” (1963), Tìm hiểu thần
thoại Ấn Độ (1964), Văn học dân gian Việt Nam (1972-1973), Tìm hiểu tiến trình văn học
dân gian Việt Nam(1974),… Bước sang thập niên 90 của thế kỷ XX, trên cơ sở kế thừa
những thành quả quý báu của những nhà nghiên cứu đi trước kết hợp với những lý thuyết
khoa học tiên tiến, lực lượng nghiên cứu ngữ văn, văn hoá và tôn giáo khá hùng hậu đã đi
tiếp những bước khơi sâu hơn, đề xuất những đường hướng mới mẻ hơn trong việc tiếp cận
đối tượng qua nhiều sách và bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí nghiên cứu chuyên
ngành: Phật giáo với văn học Việt Nam (1992) của Nguyễn Duy Hinh; Cảm quan Phật giáo
trong truyện cổ tích Việt Nam (1994) của Nguyễn Hữu Sơn - Lại Phi Hùng; Thử phân tích
vài biểu hiện của đặc điểm nhân ái trong truyện cổ tích Việt Nam (1996) của Nguyễn Hải
Triều; Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif (2001) của Nguyễn Tấn Đắc; Phật Việt
Nam dân tộc Việt Nam (2003) của Giác Dũng; Đặc điểm nhân vật truyện cổ và việc “hiện đại
hoá truyện cổ dân gian” (2004) của Lê Tiến Dũng; Truyện cổ dân gian Việt Nam về Phật
giáo nhìn từ góc độ loại hình (2005) của Đỗ Văn Đăng… Nhìn chung, các chuyên gia đầu
ngành văn học dân gian Việt Nam chủ yếu nhìn nhận trên đại thể bản chất tư tưởng Phật giáo
trong truyện cổ dân gian Việt Nam cũng như quá trình nhân dân ta khẳng định bản sắc dân
tộc qua sự tiếp biến, bản địa hoá tôn giáo ngoại lai. Đặc biệt, khi nói đến truyện cổ dân gian


Việt Nam mang màu sắc Phật giáo, các nhà nghiên cứu thường đề cập nhiều nhất về vấn đề
nhân vật. Trong đó, đáng lưu ý là hình tượng nhân vật Bụt. Các tác giả thống nhất nhận định
Bụt thuộc loại nhân vật trợ thủ, đóng vai trò phân biệt đúng - sai, phải - trái, tốt - xấu, hay
giúp đỡ người lành, là sự hoá thân, sự hiện thực hoá cái thiêng liêng của sự sống, cái đẹp và
cái thiện. Quan sát nhóm truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo của Việt Nam và một
số nước khác ở Đông Nam Á lục địa
(1)
, chúng tôi nhận thấy hình tượng nhân vật nữ tu tập
theo đạo Phật là một trong những hiện tượng đáng quan tâm. Thông qua nghiên cứu so sánh
nhóm nhân vật này trong truyện cổ dân gian Việt Nam và một số nước như Campuchia, Lào,
Thái Lan, Myanma, chúng ta có thể thu được những kết quả khoa học thiết thực trên các bình
diện văn học, văn hoá và tôn giáo.
1. Hiện tượng những nhân vật nữ thực hành giáo lý nhà Phật được kể như những
tấm gương mộ đạo đáng ngợi ca trong truyện cổ dân gian một số nước ở Đông Nam Á lục
địa theo Phật giáo Tiểu thừa (Phật giáo dòng Theravada)
Xét ở khía cạnh hướng Phật, sùng đạo và tu tập tại gia theo tôn chỉ của đức Phật,
chúng ta thấy các nhân vật nữ trong truyện cổ dân gian ở các nước Campuchia, Lào, Thái
Lan, Myanma góp mặt khá đông đảo với những ấn tượng khó quên. Một người phụ nữ nghèo
hèn, dốt nát đi viếng chùa nhưng không biết lấy một câu niệm Phật, bèn hỏi một cô gái quỳ
bên cạnh. Cô gái xấu nết xui chị ta cứ việc nói “đi đến, đi đến” là được. Người đàn bà đốn củi
nghe thế tưởng thật luôn miệng niệm “đi đến, đi đến”. Thần rắn trấn giữ cửa chùa cảm động
sự thành tâm ấy bèn tặng cho chị ta nhiều châu báu quý (truyện Lợi ích của việc lần tràng hạt
- Myanma). Một người mẹ già yếu bị con trai nghe lời vợ trói vào một gốc cây giữa rừng. Lũ
cọp đến định ăn thịt bà cụ. Thần cây me can chúng và ngoái mũi thử xem bà cụ là người thế
nào. Bị thần cây ngoái mũi, bà cụ hắt hơi và liên tục kêu “Bồ tát, Bồ tát”. Thấy vậy, thần cây
sai lũ cọp cởi trói và tặng bà cụ một hũ vàng (truyện Thần cây ngoái mũi - Myanma). Nàng
Visakha là một tín nữ Phật giáo thuần thành. Nàng đã giúp người bố chồng tham lam, bần
tiện, tàn nhẫn thấm nhuần giáo lý của đức Phật và xin thọ giáo bậc Thế Tôn (truyện Nàng
Visakha – Campuchia). Nàng Phi kool Thong (Công chúa Sen vàng) là một phần thưởng mà
Trời Phật dành cho đức vua và hoàng hậu nhân từ, tích nhiều công đức. Từ nhỏ, công chúa

không hề cắn móng tay hay co chân đạp lên đầu. Đặc biệt, nàng luôn chắp tay trước ngực.
Phi kool Thong lớn lên xinh đẹp tuyệt trần, mỗi lời nói, mỗi bước đi của nàng đều tỏa ra
những bông sen vàng bay khắp nơi xung quanh. Nhờ tấm lòng thuần hậu, coi trọng Phật pháp
mà nàng được nữ thần biển cả giúp đỡ, vượt qua hoạn nạn, sống hạnh phúc bên một vì vua
trẻ (truyện Công chúa Sen vàng – Thái Lan). Tiểu thư Thuđamma Sari ở Mađari (Myanma),
con quan tể tướng, là người uyên bác, tinh thông luật lệ, thuộc làu kinh điển. Nàng nhớ rất rõ
và hiểu biết tất cả ý nghĩa tinh thần của mười điều luật dành riêng cho hoàng tử, nhớ rõ năm
điều luật Jilax trong kinh Phật. Tất cả những sách vở triết học và luân lý cũng không hề xa lạ
với nàng. Tiếng tăm lừng lẫy của nàng ai cũng biết và mọi người dù có địa vị quan trọng đến
đâu, dù ở bất cứ đâu trên thế gian này cũng đến nhờ nàng phân xử hộ những vụ khó khăn,
phức tạp. Chỉ bằng một câu chuyện, tiểu thư Thuđamma Sari đã tìm ra thủ phạm lấy cắp túi
vàng trong khi trước đó các quan toà cùng triều thần trong nước đều bó tay, bí lối (truyện Bốn
chàng Bà la môn hay Bốn thầy tu và túi vàng)… Như vậy, mặc dù chịu ảnh hưởng sâu đậm
văn hoá Ấn nhưng cách đánh giá và nhìn nhận vị trí và vai trò người phụ nữ của nhân dân các
nước Đông Nam Á lục địa nói trên có nhiều khác biệt so với xứ sở Phật Đà. Như chúng ta
biết, tại điều 148, bộ luật Manu của Ấn Độ ghi rõ: phụ nữ khi còn bé phải theo cha, còn trẻ
phải theo chồng, chồng chết phải theo con
(2)
. Mặc dù trong luật Pàli, luật Tứ phần và luật Ngũ
phần, Đức Phật từng khẳng định tỳ kheo ni có khả năng chứng quả A La Hán và trong
kinh Thiện Sanh, bậc Thế Tôn cũng từng dạy rằng chồng phải thương yêu, kính trọng, chu
cấp cho vợ nhằm mục đích khẳng định cái nhìn công bằng của Phật giáo đối với người phụ
nữ. Tuy nhiên, qua hơn năm trăm câu chuyện kể về các kiếp sinh của đức Phật (tức Bổn sinh
kinh – Jataka), chúng ta thấy, có rất nhiều truyện xuất hiện những nữ nhân với bản chất xấu
xa, đầy rắc rối và hệ luỵ, nếu không phải là những kẻ phản trắc, gian tham thì xét từ giác độ
tự nhiên của giống loài, họ cũng thuộc về những đối tượng nam giới nên tránh càng xa càng
tốt mới có thể tinh tấn trên con đường giác ngộ Phật pháp. Thêm nữa, qua những dẫn chứng
nêu ở trên, cùng với những nhân vật nữ khác như hình ảnh cô gái ngoan hiền, nết na trong
các truyện Cô gái hiếu thảocủa Miến Điện, Nàng Tèng On của Lào hay hình ảnh người mẹ
đau khổ trong truyện Con cá vàng của Thái Lan, rồi người vợ tuyệt vời trong truyện Người

vợ đức hạnh của Campuchia, đến hình ảnh những bậc mẫu nghi thiên hạ đúng mực như
hoàng hậu Maha Maya trong truyện cùng tên, hoàng hậu vợ đức vua Sanuray trong
truyện Công chúa sen vàng của Thái Lan… có thể thấy một cái nhìn đầy trân trọng đối với
người phụ nữ. Có thể nói, mặc dù chịu ảnh hưởng đặc biệt sâu đậm của tư tưởng Phật giáo
chính thống từ hệ thống thiết chế nhà nước đến các giềng mối gia đình và quan hệ xã hội
nhưng nhân dân các dân tộc Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma vẫn dành cho nữ giới một
tình cảm yêu thương, kính trọng, một vị trí khá quan trọng trong đời sống xã hội. Trong cuộc
gặp gỡ giữa đạo lý dân gian với tinh thần tôn giáo, những nét đẹp truyền thống của dân tộc
bao giờ cũng được bảo lưu. Trước những giới hạn chật chội, khắt khe của những thuyết lý
chính trị và tôn giáo, nhân dân bao giờ cũng cố gắng nới lỏng những trói buộc, khai mở một
cái nhìn phóng khoáng, thuận tình, hợp lý trên cơ sở đạo lý và nhân nghĩa ở đời. Với mô hình
chính trị - xã hội - văn hoá - tôn giáo mô phỏng gần như toàn bộ từ Ấn Độ, việc dành cho
người phụ nữ một sự nhìn nhận tương đối khách quan ở các quốc gia Campuchia, Lào, Thái
Lan, Myanma là điều rất đáng quan tâm.

×