Bộ môn Luật Ngân hàng
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong điều kiện nền kinh và tế thị trường, các quy luật cạnh
tranh, quy luật cung – cầu, và đặc biệt là xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế,
một mặt đòi hỏi nâng cao sức mua đối ngoại của đồng tiền Việt Nam và
hướng tới trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng tiền của Việt Nam, mặt
khác, xu thế này cũng đặt ra nhu cầu sử dụng ngoại hối để phát triển kinh tế
đất nước. Từ sau khi gia nhập vào WTO, do nhu cầu sử dụng ngoại hối càng
tăng để phục vụ lưu thông hàng hóa và đáp ứng những nhu cầu của người
dân, nên Chính phủ Việt Nam đã tìm cách lựa chọn cho mình những chính
sách thích hợp trong việc quản lý ngoại hối và điều tiết hoạt động ngoại hối.
Cùng với quá trình chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, Nhà nước
ta cũng đang từng bước có gắng thể chế hóa chính sách ngoại hối bằng các
quy định pháp luật, trong đó quyền sử dụng ngoại hối của tổ chức, cá nhân
trên lãnh thổ Việt Nam là một vấn đề mang tính thời sự trong bối cảnh hiện
nay. Với ý tưởng đó, nội dung bài viết xin được đề cập đến vấn đề sự khác
biệt về quyền và nghĩa vụ của Người cư trú (NCT) và Người không cư trú
(NKCT) khi sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam với những nội dung cơ
bản sau:
I. Những vấn đề lý luận về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
II. Sự khác biệt về quyền và nghĩa vụ của Người cư trú và Người
không cư trú khi sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
III. Một số nhận định cá nhân về vấn đề sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ
Việt Nam.
Đây là một vấn đề vừa mới, vừa khó trong lĩnh vực luật học, hơn nữa,
sự hạn chế về thời gian nghiên cứu cùng với sự thiếu thốn về tài liệu nên bài
viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được những ý kiến
đóng góp của các thầy, các cô để bài viết này có thể hoàn thiện hơn.
SVTH: Hà Thị Hằng Nhung 1
Bộ môn Luật Ngân hàng
NỘI DUNG
I. Những vấn đề lý luận về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt
Nam.
1. Khái niệm về ngoại hối.
Trong nền kinh tế hội nhập, mỗi quốc gia đều có nhu cầu sử dụng
ngoại hối để nhập khẩu hàng hóa hay can thiệp vào thị trường hàng hóa, thị
trường tiền tệ, điều hòa cán cân thanh toán quốc tế… Do những ảnh hưởng
lớn lao của ngoại hối đối với đời sống kinh tế - xã hội nên Chính phủ mỗi
quốc gia đều tìm cách lựa chọn cho mình một chính sách thích hợp trong việc
quản lý ngoại hối. Cho đến nay, các nghiên cứu khoa học vẫn chưa đưa ra
một định nghĩa chính thức về ngoại hối. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đó
đều thống nhất quan điểm cho rằng, ngoại hối là danh từ dùng để chỉ các
phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế như ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc
tế và các loại giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ.
Trên quan điểm đó, các nhà làm luật Việt Nam liệt kê các tài sản được
coi là ngoại hối gồm
1
:
a) Đồng tiền của quốc gia, lãnh thổ khác, đồng tiền chung Châu Âu và
các đồng tiền chung khác dùng trong thanh toán quốc tế và khu vực (gọi là
ngoại tệ);
b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối
phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, chứng chỉ tiền gửi và các phương tiện thanh
toán khác;
c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái
phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
d) Vàng thuộc dự trứ ngoại hối Nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài
của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp
mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
đ) Đồng tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong
trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử
dụng trong thanh toán quốc tế.
2. Chủ thể sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo pháp luật hiện hành, hoạt động ngoại hối là “hoạt động của NCT,
NKCT trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh
1
Xem Khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 và Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 160/2006/ NĐ – CP
ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối.
SVTH: Hà Thị Hằng Nhung 2
Bộ môn Luật Ngân hàng
thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác
liên quan đến ngoại hối”
2
.
Từ định nghĩa trên có thể đưa ra kết luận sử dụng ngoại hối trên lãnh
thổ Việt Nam một trong những hành vi của hoạt động ngoại hối và chủ thể
chính là NCT và NKCT.
Về nguyên tắc, chủ thể sử dụng ngoại hối bao giờ cũng là tổ chức hoặc
cá nhân. Tuy nhiên theo cách phân loại hiện hành thì chủ thể sử dụng ngoại
hối bao gồm NCT (cá nhân, tổ chức) và NKCT (cá nhân, tổ chức). Xét từ góc
độ quản lý nhà nước thì cách phân loại này giúp cho Nhà nước có chính sách
quản lý thích hợp cho từng đối tượng quản lý nhà nước về ngoại tệ. Tuy
nhiên, các nhà làm luật lại không đưa ra định nghĩa khái quát thế nào là NCT
và NKCT mà chỉ liệt kê những tổ chức, cá nhân nào thuộc loại NCT và
NKCT. Và căn cứ theo những văn bản pháp luật đã ban hành thì những đối
tượng đó được xác định như sau:
2.1. NCT bao gồm
3
:
a) Tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
(sau đây gọi là tổ chức tín dụng);
b) Tổ chức kinh tế được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);
c) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt
động tại Việt Nam;
d) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước
ngoài;
đ) Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các
điểm a, b và c khoản này;
e) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú
ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các
tổ chức quy định tại điểm d và điểm đ khoản này và cá nhân đi theo họ;
g) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở
nước ngoài;
2
Xem Khoản 8 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 và Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 160/2006/ NĐ – CP
ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối.
3
Xem Khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 160/2006/ NĐ – CP
ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối.
SVTH: Hà Thị Hằng Nhung 3
Bộ môn Luật Ngân hàng
h) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở
lên, trừ các trường hợp người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc
làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, văn phòng đại diện của các
tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
2.2. NKCT là các đối tượng khác với người cư trú nói trên, bao gồm
4
:
a) Tổ chức kinh tế nước ngoài được thành lập và hoạt động kinh doanh
tại nước ngoài;
b) Tổ chức kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở
Việt Nam hoạt động kinh doanh tại nước ngoài;
c) Tổ chức tín dụng Việt Nam, tổ chức tín dụng nước ngoài ở Việt
Nam được thành lập và hoạt động kinh doanh tại nước ngoài;
d) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã
hội, quỹ từ thiện của nước ngoài hoạt động tại nước ngoài;
đ) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của
tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện các tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện
các tổ chức phi chính phủ, lực lượng vũ trang và các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam; người nước ngoài làm việc trong các tổ chức này và
những cá nhân đi theo họ;
e) Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài; văn phòng đại diện
tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ;
g) Người nước ngoài cư trú tại nước ngoài; người nước ngoài cư trú tại
Việt Nam có thời hạn dưới 12 tháng;
h) Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn từ 12 tháng trở
lên;
i) Người nước ngoài đến du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng tại
Việt Nam (không kể thời hạn).
Trong trường hợp chưa xác định được tổ chức hoặc cá nhân là NCT
hoặc NKCT thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
3. Nguyên tắc sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
4
Xem Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.
SVTH: Hà Thị Hằng Nhung 4
Bộ môn Luật Ngân hàng
Căn cứ theo những quy định của pháp luật, ngoài quy định hạn chế sử
dụng ngoại hối trong các giao dịch thanh toán, niêm yết, quảng cáo trên lãnh
thổ Việt Nam như dự liệu tài Điều 29 Nghị định số số 160/2006/NĐ – CP
ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối 2005, NCT
và NKCT có quyền sử dụng ngoại hối của mình trên lãnh thổ Việt Nam theo
nguyên tắc sau:
NCT và NKCT được mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại các tổ chức tín
dụng được phép để thực hiện các giao dịch hợp pháp của mình trên lãnh thổ
Việt Nam như tiếp nhận ngoài tệ từ nước ngoài chuyển vào hoặc từ các nguồn
thu ngoại tệ ở trong nước; chuyển ngoại tệ để bán cho các tổ chức tín dụng
được phép; chi trả bằng ngoại tệ cho các giao dịch hợp pháp của mình thông
qua tổ chức tín dụng, rút ngoại tệ tiền mặt để chi tiêu cho nhu cầu cá nhân…
NCT, NKCT là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang
theo người, cho tặng, thừa kế, bán cho các tổ chức tín dụng được phép,
chuyển, mang ngoại tệ tiền mặt ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu và
mục đích hợp pháp của mình.
NCT và NKCT là cá nhân được sử dụng thẻ thanh toán quốc tế để giao
dịch với khách hàng thông qua các tổ chức tín dụng được phép và các đơn vị
chấp nhận thẻ. Các đơn vị chấp nhận thẻ chỉ được nhận thanh toán bằng đồng
Việt Nam từ ngân hàng thanh toán thẻ.
NCT là tổ chức, cá nhân có quyền mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ
của mình ở nước ngoài để thỏa mãn các nhu cầu chính đáng, hợp pháp của
mình theo quy định của pháp luật. Khi chấm dứt hoạt động hoặc hết hạn ở
nước ngoài, các tổ chức cá nhân là chủ tài khoản phải đóng tài khoản ngoại tệ
ở nước ngoài và chuyển toàn bộ số dư ngoại tệ về nước.
Riêng đối với NCT là tổ chức kinh tế có chi nhánh, văn phòng đại diện
ở nước ngoài hoặc có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, phải tuân
thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về điều kiện, hồ sơ, thủ
tục cấp và thu hồi giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài.
NCT là cá nhân nước ngoài được mở và sử dụng tài khoản đồng Việt
Nam để thực hiện các giao dịch thu, chi và giao dịch đầu tư gián tiếp theo quy
định của pháp luật Việt Nam.
NKCT là tổ chức, cá nhân được mở và sử dụng tài khoản đồng Việt
Nam tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi theo
quy định của pháp luật
5
.
5
Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008, tr 374,
375.
SVTH: Hà Thị Hằng Nhung 5
Bộ môn Luật Ngân hàng
Như vậy, có thể thấy rằng, hành vi sử dụng ngoại hối được đề cập chủ
yếu ở đây là ngoại tệ và pháp luật thừa nhận quyền sở hữu ngoại tệ của các
chủ thể trong việc cất giữ, mang theo người khi xuất nhập cảnh, cho tặng, để
tại thừa kế,… Theo Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 của
Chính phủ về quản lý ngoại hối và Thông tư số 01/1999/TT – NHNN7 của
Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/1998/NĐ – CP
ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối, thì ngoại tệ là một khái
niệm được đề cập đến với nội dung là “đồng tiền của một quốc gia khác hoặc
đồng tiền chung của nhiều quốc gia”.
Tuy nhiên do đặc thù hai đối tượng này có địa vị pháp lý khác nhau nên
quyền và nghĩa vụ của NCT và NKCT khi sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ
Việt Nam cũng có một số điểm khác nhau nhất định. Nội dung tiếp sau đây sẽ
đề cập tới vấn đề sự khác biệt về quyền và nghĩa vụ của những đối tượng trên
khi sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
II. Sự khác biệt về quyền và nghĩa vụ của Người cư trú và Người
không cư trú khi sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Đối với cá nhân.
1.1. Mở và sử dụng tài khoản.
Quyền mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ tại các ngân hàng được phép ở
Việt Nam được quy định tại Khoản 2 Điều 5 đối với NCT và Điều 6 đối với
NKCT tại Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về
quản lý ngoại hối và được hướng dẫn thực hiện tại Thông tư số 01/1999/TT –
NHNN7 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/1998/
NĐ – CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối về phần thu và
phần chi như sau:
NCT là cá nhân có tài khoản tiền gửi ngoại tệ được thu ngoại tệ vào tài
khoản từ các nguồn sau: Thu ngoại tệ chuyển khoản từ nước ngoài vào theo
các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ hoặc từ nguồn tài trợ, viện trợ
được pháp luật cho phép; Thu ngoại tệ tiền mặt chuyển khoản dưới hình thức
cho, tặng, thừa kế, phù hợp với quy định của pháp luật; Thu ngoại tệ chuyển
khoản dưới hình thức cho, tặng, thừa kế phù hợp với quy định của pháp luật;
Thu ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt ở trong nước từ việc được phép
nhận lương, thưởng và phụ cấp khác bằng ngoại tệ; Các khoản thu ngoại tệ
khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Và được chi ngoại tệ từ tài khoản vào các mục đích sau đây: Chi thanh
toán tiền nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ cho tổ chức và cá nhân ở nước
ngoài; Chi thanh toán tiền hàng hoá và dịch vụ cho tổ chức và cá nhân ở trong
SVTH: Hà Thị Hằng Nhung 6
Bộ môn Luật Ngân hàng
nước được phép thu ngoại; Chuyển ra nước ngoài (bằng chuyển khoản hoặc
tiền mặt) để sử dụng cho các mục đích của cá nhân; Bán cho các tổ chức tín
dụng được phép hoạt động ngoại hối; Rút ngoại tệ tiền mặt để sử dụng vào
các mục đích cất giữ, gửi tiết kiệm ngoại tệ và các mục đích khác được pháp
luật cho phép; Đầu tư vào các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ; Chuyển đổi ra các
công cụ thanh toán khác bằng tiền nước ngoài như séc, thẻ thanh toán và các
công cụ thanh toán khác hoặc được chuyển đổi ra các loại ngoại tệ khác theo
quy định của Ngân hàng được phép; Cho, tặng, thừa kế theo quy định của
pháp luật; Người cư trú là cá nhân người nước ngoài được phép chuyển ra
nước ngoài số ngoại tệ có trên tài khoản ngoại tệ của mình
6
.
NKCT là cá nhân có tài khoản tiền gửi ngoại tệ được thu ngoại tệ vào
tài khoản từ các nguồn: Thu chuyển khoản từ nước ngoài vào; Thu ngoại tệ
tiền mặt mang từ nước ngoài nộp vào (có xác nhận của Hải quan cửa khẩu);
Thu ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ việc nhận lương, thưởng, phụ cấp
khác của các tổ chức ở trong nước và các nguồn thu ngoại tệ khác được pháp
luật Việt Nam cho phép; Thu ngoại tệ chuyển khoản từ việc bán Đồng Việt
Nam lấy ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi Đồng Việt Nam; Các nguồn thu
ngoại tệ khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép;
Và được chi ngoại tệ từ tài khoản vào các mục đích: Chuyển khoản ra
nước ngoài; Chi thanh toán tiền hàng hoá và dịch vụ cho tổ chức và cá nhân ở
trong nước được phép thu ngoại tệ; Bán cho các tổ chức tín dụng được phép
hoạt động ngoại hối; Được chuyển đổi ra các công cụ thanh toán khác bằng
ngoại tệ như: séc, thẻ thanh toán và các công cụ thanh toán khác; Được
chuyển đổi ra các loại ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng được phép;
Rút ngoại tệ tiền mặt mang theo người khi xuất cảnh hoặc chi tiêu tại những
nơi được Ngân hàng Nhà nước cho phép thu ngoại tệ tiền mặt; Chuyển sang
tài khoản ngoại tệ của Người không cư trú khác ở trong nước; Cho, tặng, thừa
kế theo quy định của pháp luật.
Bằng việc quy định các trường hợp nào được ghi thu, ghi chi trên tùa
khoản ngoại tệ, nhà làm luật muốn thể hiện quan điểm can thiệp ở mức độ
khác nhau đối với quyền mở và sử dụng tài khoản của hai đối tượng này. Tuy
nhiên, sự phân biệt này chưa phải là giải pháp hợp lý. Bởi lẽ điều đó có thể
gây ra các hậu quả bất lợi cho Nhà nước và xã hội trên cả phương diện kinh tế
cũng như chính trị, ngoại giao. Sự bất cập của quy định này thể hiện ở chỗ,
trong khi cá nhân là NCT được quyền thu ngoại tệ tiền mặt dưới hình thức
cho tặng, thừa kế thì cá nhân là NKCT lại không có quyền đó. Mặt khác, trên
thực tế, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam (dưới 12 tháng) hoặc đến Việt
Nam học tập, chữa bệnh (không kể thời gian) hoàn toàn có thể nhận tiền tặng
cho hoặc thừa kế để tiêu dùng trong thời gian ở Việt Nam. Ngoài ra, theo quy
6
Quy định tại Điều 3 Mục II Chương I Thông tư số 01/1999/TT – NHNN7 của Ngân hàng Nhà nước hướng
dẫn thi hành Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.
SVTH: Hà Thị Hằng Nhung 7