Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Khảo sát các bản dịch nôm chinh phụ ngâm khúc và hướng tiếp cận trong nhà trường phổ thông (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.55 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***************

PHẠM THỊ HƯỜNG

KHẢO SÁT CÁC BẢN DỊCH NÔM
CHINH PHỤ NGÂM KHÚC VÀ
HƯỚNG TIẾP CẬN TRONG NHÀ
TRƯỜNG PHỔ THÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hán Nôm

HÀ NỘI, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***************

PHẠM THỊ HƯỜNG

KHẢO SÁT CÁC BẢN DỊCH NÔM
CHINH PHỤ NGÂM KHÚC VÀ
HƯỚNG TIẾP CẬN TRONG NHÀ
TRƯỜNG PHỔ THÔNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hán Nôm

Người hướng dẫn khoa học


TS. NGUYỄN THỊ THANH VÂN

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô, đặc biệt là
giảng viên, TS. Nguyễn Thị Thanh Vân, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt
thời gian qua.
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp
của các bạn trong khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Với đề tài
trên, chắc chắn tôi không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Vì
vậy, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Phạm Thị Hường


LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Vân cùng
các thầy cô giáo khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là thành
quả của riêng tôi, nó không trùng với bất cứ một công trình nào đã được công bố
trước đó. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Phạm Thị Hường


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
6. Đóng góp của khóa luận..........................................................................................6
7. Kết cấu khóa luận....................................................................................................6
B. NỘI DUNG............................................................................................................7
Chương 1. DỊCH GIẢ BẢN DỊCH NÔM CHINH PHỤ NGÂM KHÚC HIỆN
HÀNH.........................................................................................................................7
1.1.

Vài nét về tác giả, dịch giả................................................................................7

1.1.1. Tác giả Đặng Trần Côn..................................................................................7
1.1.2. Dịch giả Đoàn Thị Điểm................................................................................7
1.1.3 Dịch giả Phan Huy Ích....................................................................................8
1.2. Kiến giải dịch giả bản dịch Nôm hiện hành........................................................9
1.2.1. Những kiến giải Chinh phụ ngâm diễn Nôm là của Phan Huy Ích ...............9
1.2.2. Những kiến giải Chinh phụ ngâm diễn Nôm là của Đoàn Thị Điểm ..........12
1.3. Tiểu kết chương một ..........................................................................................27
Chương 2. KHẢO SÁT CÁC BẢN DỊCH NÔM VÀ DỊ BẢN............................28
2.1. Các dị bản tồn tại................................................................................................28

2.2. Căn cứ để xác định văn bản cơ sở......................................................................30
2.3. Khảo sát văn bản Nôm .......................................................................................31
2.3.1. So sánh đối chiếu văn bản Nôm với các dị bản ...........................................31
2.3.2. Căn cứ để phân tích và phiên âm chữ Nôm.................................................45
2.4. Các từ láy, từ ghép chữ Nôm trong bảng 1 ........................................................46
2.5. Tiểu kết chương hai............................................................................................47
Chương 3. HƯỚNG TIẾP CẬN TÁC PHẨM TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ
THÔNG ....................................................................................................................49


3.1. Thực trạng giảng dạy tác phẩm trong nhà trường THPT...................................50
3.2. Tiếp cận tác phẩm từ đặc trưng thể loại .............................................................51
3.2.1 Khái niệm......................................................................................................51
3.2.2. Phương hướng tiếp cận trích đoạn ngâm khúc Tình cảnh lẻ loi của người
chinh phụ theo đặc trưng thể loại...........................................................................51
3.2.3. Xác định nội dung và cách thức tiếp cận .....................................................52
3.2.4 Xác định kiến thức cơ bản ............................................................................53
3.3. Tiếp cận bài học từ nguyên tác chữ Hán và bản dịch Nôm khác.......................56
3.3.1. Tiếp cận bài học từ nguyên tác chữ Hán .....................................................56
3.3.2 Tiếp cận tác phẩm từ một số bản dịch Nôm khác ........................................59
3.4. Tiểu kết chương ba.............................................................................................59
C. KẾT LUẬN .........................................................................................................61
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX là giai đoạn phát triển
mạnh mẽ, không chỉ phong phú về nội dung, mà còn đa dạng về hình thức. Giai
đoạn văn học này được ghi dấu bằng những tác phẩm với những tác giả nổi tiếng,

trong đó phải kể đến tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc do Đặng Trần Công sáng tác
bằng Hán văn. Tác phẩm của ông vừa ra đời đã được người đương thời ca tụng,
coi là “tiếng oán ghét chung của nhân dân” chống chiến tranh phi nghĩa. Sách
Tang thương ngẫu lục viết về bản ngâm khúc của Đặng Trần Côn như sau: “Khi
làm xong bản ngâm khúc, Đặng Trần Côn có đưa cho Ngô Thời Sĩ xem. Ngô Thời
Sĩ thán phục mà rằng: “Văn thế này thì áp đảo lão Ngô này”. Về bản ngâm khúc
này, Phan Huy Chú cũng viết: “Lời ý lâm li, khác lạ, làm khoái trá miệng người”.
Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn đã được diễn ra Quốc âm. Các bản
dịch này được viết tay hoặc khắc in nhiều lần. Chúng tôi thống kê được bảy bản
diễn Nôm, trong đó ba bản theo thể lục bát và bốn bản theo thể song thất lục. Bản
dịch được lưu truyền rộng rãi tương truyền là của Đoàn Thị Điểm, tiếp đó lại có ý
kiến cho rằng Phan Huy Ích mới là tác giả của bản dịch. Hiện nay rất nhiều nhà
nghiên cứu, các ý kiến nêu ra xung quanh vấn đề này, những phân tích, nghiên cứu
của ai là đúng khi nhận xét về tác giả của bản diễn Nôm vẫn là một câu hỏi lớn gần
một thế kỉ qua. Chúng tôi đã tìm hiểu, khảo sát tài liệu, phân tích, chứng minh và
đưa ra ý kiến của riêng mình về tác giả của bản dịch Nôm được lưu truyền rộng rãi.
Đối với tác phẩm Chinh phụ ngâm, từ trước đến nay đã có rất nhiều bài viết
và những công trình nghiên cứu, những bài nghiên cứu này đã phần nào giải quyết
được những thắc mắc, cũng như những nghi vấn văn chương xung quanh tác phẩm.
Chẳng hạn như:
Tác phẩm Chinh phụ ngâm được diễn Nôm như thế nào?
Chữ Nôm được sử dụng để cấu thành nên văn bản ra sao?
Vấn đề khác nhau của các chữ Nôm trong các dị bản được thể hiện như thế
nào?

1


Ngoài bản diễn Nôm được lưu truyền rộng rãi thì còn những sáng tác nào nữa?
Đặc biệt đây là một tác phẩm ngâm khúc được lựa chọn giảng dạy ở SGK Ngữ

văn lớp 10 tập 2 (cả hai bộ cơ bản và nâng cao). Đó là một tác phẩm có giá trị
nhưng cho đến nay vẫn có nhiều cách hiểu và đánh giá khác nhau về bản dịch.
Vì những lẽ trên mà chúng tôi đã chọn đề tài khóa luận là “Khảo sát các bản
dịch Nôm Chinh phụ ngâm khúc và hướng tiếp cận trong nhà trường phổ thông”.
Chúng tôi mong muốn giải đáp phần nào những thắc mắc trên, cố gắng khai thác
những giá trị văn học mà các dịch giả gửi gắm trong tác phẩm. Đồng thời, với việc
sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể, đưa ra những nhận định,
đánh giá có sức thuyết phục, nhằm giải quyết những vấn đề liên quan để từ đó đưa
ra hướng tiếp cận cho học sinh ở nhà trường phổ thông.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến đề tài “Khảo sát các bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm khúc và
hướng tiếp cận ở nhà trường phổ thông” mà chúng tôi đã chọn, có các bài viết và
các công trình nghiên cứu sau đây:
Trong bài tựa cuốn Chinh phụ ngâm khúc in năm 1902, Vũ Hoạt viết: “Nhớ
xưa, Đặng Tiên sinh làm ra sách ấy, Đoàn phu nhân diễn ra quốc âm”. Từ đó có thể
thấy mọi người cho rằng bản Chinh phụ ngâm hiện hành là của Đoàn Thị Điểm.
Năm 1929, Nguyễn Đỗ Mục trong Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải đã viết:
“Khúc ngâm này chẳng những đáng quý về phương diện văn chương mà còn đáng
quý về phương diện luận lý nữa… Một người đàn bà trong khi vắng chồng hàng bao
nhiêu năm vẫn giữ trọn được bổn phận như thế phỏng là cái gương quý báu đang
soi ở cõi Á Đông này”. [11, 155] Tác giả cho rằng Đoàn Thị Điểm là người đã diễn
ra quốc văn tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn bằng Hán văn.
Trong tập Giảng văn Chinh phụ ngâm xuất bản ở Thanh Hoá năm 1950, Giáo
sư Đặng Thai Mai có viết: “Sự thực, thì hai trăm năm sau khi tập Chinh phụ
ngâm đã được viết bằng chữ Hán và phu diễn vào trong hình thức Việt văn của nó,
người ta chỉ biết có một bài chinh phụ, người ta chỉ nhớ đến một khúc ngâm chinh
phụ: ấy là Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm”.


Năm 1968, Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu cũng đã viết:

“Bao nhiêu tâm sự của một người phụ nữ vắng chồng mà biết thủ tiết được tả rõ cả
ra”. [11, 8]
Báo Nam phong số 106 tháng 6 năm 1926 có đăng một bài nhan đề Phan Dụ
Am tiên sinh văn tập của ông Đông Châu. Trong bài đó, tác giả có viết: “Chinh
phụ ngâm khúc bấy lâu nay ta vẫn truyền là bà Điểm diễn Nôm, dễ thường không
phải, mà chính là của cụ Phan Huy Ích diễn ra đó chăng?”
Năm 1943, Hoa Bằng trên tạp chí Tri tân số 113 với bài “Dịch phẩm Chinh
phụ ngâm phải chăng của bà Đoàn Thị Điểm?”. Bài báo đã dựa vào ba tài liệu chủ
yếu: Lịch triều hiến chương loại chí, Tang thương ngẫu lục và Đoàn thị thực lục.
Cả ba bộ sách đều không đưa ra được hướng giải quyết. Cuối cùng Hoa Bằng chỉ
xác nhận một điều là: Đoàn Thị Điểm và Phan Huy Ích đều có dịch Chinh phụ
ngâm khúc. Còn bản Chinh phụ ngâm khúc hiện hành là của ai thì chưa giải quyết
được thấu đáo. Hoa Bằng kết luận: “Trong khi chưa đủ chứng cớ mà phán đoán cái
án văn học này vì chưa tìm được những nguồn chắc chắn để giải quyết bản
dịch Chinh phụ ngâm hiện hành là của bà Đoàn Thị Điểm, thì thiết tưởng nên đề
chữ “khuyết danh” ở bản dịch”.
Đến năm 1953, Hoàng Xuân Hãn trong Chinh phụ ngâm bị khảo, xuất bản
tại Paris, sưu tầm bốn bản Chinh phụ ngâm khúc khác nhau và một số bản phỏng tác
khác. Trên cơ sở bốn bản Chinh phụ ngâm khúc này, ông đã thống kê, phân tích và
đi đến kết luận rằng: bản Chinh phụ ngâm khúc hiện hành là bản của Phan Huy Ích.
Lại Ngọc Cang trong Chinh phụ ngâm cũng đồng quan điểm với Hoàng
Xuân Hãn cho rằng Chinh phụ ngâm diễn Nôm hiện hành là của Phan Huy Ích.
Năm 1972, G.S. Nguyễn Văn Xuân mới tìm được ở Huế bản Nôm Tân san
chinh phụ ngâm diễn âm từ khúc, bắt nguồn từ một bản Nôm cổ in năm Gia Long
14. Bản Nôm này cơ bản phù hợp với nguyên tác mà Hoàng Xuân Hãn cho là của
Phan Huy Ích.
Những bài viết, tác phẩm và các công trình nghiên cứu liên quan đến hai dịch
giả Đoàn Thị Điểm và Phan Huy Ích không phải là ít, nhưng những vấn đề liên



quan đến các bản dịch Nôm nói chung không phải là nhiều. Những vấn đề đó được
đánh giá hết sức lẻ tẻ, rời rạc và chủ yếu dưới cái nhìn khái quát chung, mà chưa
được đi sâu nghiên cứu một cách rõ ràng cụ thể từng bản dịch.
Trên cơ sở những vấn đề liên quan đến tác giả Đặng Trần Côn, tác phẩm
Chinh phụ ngâm khúc, hai dịch giả Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích cùng với những
tư liệu quý báu mà chúng tôi đã thu thập được sẽ là những căn cứ giúp chúng tôi có
được những định hướng đúng đắn, để đưa ra những kết luận đảm bảo mang tính
chính xác và khoa học nhất trong quá trình nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Từ trước đến nay, việc nghiên cứu, khảo sát các bản dịch Chinh phụ ngâm
khúc mới chỉ xuất hiện trên các tác phẩm đơn lẻ và cũng chưa đi đến sự thống nhất.
Bởi vậy, mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là thông qua quá trình khảo sát
các bản dịch Nôm tiêu biểu, nghiên cứu tìm hiểu tài năng văn chương, óc sáng tạo
nghệ thuật và những giá trị qua các bản dịch đó. Cùng với việc nghiên cứu văn bản
Nôm từ đặc điểm thể loại, phân tích chữ Nôm trong những bản dịch khác nhau, từ
đó đưa ra những phương pháp, định hướng có tính quy luật, tạo lập những cơ sở nền
tảng cho hướng tiếp cận các văn bản chữ Hán, cũng như các văn bản chữ Nôm cho
học sinh trong nhà trường phổ thông. Hiện nay học sinh trong nhà trường phổ thông
chỉ được tiếp cận với văn bản bằng chữ quốc ngữ, chưa được tiếp cận với văn bản
chữ Hán của Đặng Trần Côn và văn bản chữ Nôm của Đoàn Thị Điểm hay Phan
Huy Ích.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Khảo sát các bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm khúc và
hướng tiếp cận trong nhà trường phổ thông”, đối tượng nghiên cứu của khóa luận là
các tư liệu trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến các bản dịch Nôm và dị bản, mà ở
đây chúng tôi đã chọn ba bản dịch tiêu biểu:
a, Bản trong cuốn Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm do
Tôn Thất Lương dẫn giải và chú thích, được xuất bản bởi Nhà xuất bản Tân Việt,



Sài Gòn, năm 1953. Bản này được lưu tại Thư viện Khoa học xã hội, kí hiệu OCTO
23073, độ dày 170 trang. Đây là bản đã được nghiên cứu nghiêng về giả thiết người
diễn Nôm Chinh phụ ngâm quốc âm của Đoàn Thị Điểm, không phải của Phan
Huy Ích. Chúng tôi chọn bản này là bản chính và kí hiệu là bản A để tiến hành phân
tích, so sánh, đối chiếu với một số dị bản tiêu biểu khác.
b, Bản Chinh phụ ngâm bị lục- Nhà xuất bản Liễu Văn đường tàng bản, kích
thước 25 x 13 cm, 34 trang, kiểu in: khắc in, tại thư viện Quốc gia Việt Nam. Kí
hiệu là bản B. Do điều kiện hạn chế vì đó là bản khắc in gỗ nên chúng tôi sử dụng
bản chép lại trong cuốn Chinh phụ ngâm Hán Nôm hợp tuyển, nhà xuất bản Thuận
Hóa, năm 2000. Hiện nay bản này được lưu giữ tại Thư viện trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, kí hiệu KĐ 575, độ dày 244 trang.
c, Bản Chinh phụ ngâm diễn âm từ khúc chép tay in trong Tổng tập Văn học
Việt Nam, tập 13B, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1997, được kí hiệu
là bản C.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Khảo sát các bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm khúc và hướng
tiếp cận trong nhà trường phổ thông”, việc nghiên cứu văn bản chủ yếu tiến hành
trong ba bản dịch nêu trên. Trọng điểm của khóa luận là đi sâu khai thác, đưa ra
những chứng minh về dịch giả bản diễn Nôm hiện hành. Những phân tích, thống kê,
so sánh để từ đó thấy được các dị bản, cấu tạo các chữ, những vấn đề liên quan đến
ba bản dịch. Mặt khác, chúng tôi cũng tìm hiểu hướng tiếp cận văn bản ở nhà
trường phổ thông để từ đó rút ra cái nhìn tổng quát nhất.
5. Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp cùng những thao tác nghiên cứu chính được sử dụng trong
khoá luận là:
5.1. Phương pháp văn bản học Hán Nôm
Phương pháp Văn bản học Hán Nôm là phương pháp xác định tình trạng văn
bản, xác định thiện bản, các bản sao, bản in, giấy in, màu mực... thể chữ, kĩ thuật,,
bảo tàng, kí hiệu,... xác định tác giả và niên đại ra đời của tác phẩm.



5.2. Phương pháp phân tích ngữ văn học
Phương pháp phân tích ngữ văn học là phương pháp xem xét hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm, những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật mà tác phẩm hàm chứa.
5.3. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê là đem những sự vật cùng trong một phạm vi tập hợp lại,
sau đó phân tích chúng xem loại nào cùng một tính chất, hình thức, thể loại, cùng
thể hiện một nội dung cần miêu tả.
5.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Chúng tôi tiến hành so sánh ba bản dịch được nêu rõ ở phần 4.1, đối chiếu giữa
ba bản dịch để tìm ra những chữ dị bản khác nhau.
5.5. Phương pháp phân tích lịch sử
Sự xuất hiện của tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc và thể loại ngâm khúc gắn
liền với một giai đoạn văn học, một hoàn cảnh xã hội cụ thể. Việc vận dụng phương
pháp lịch sử để nghiên cứu giúp chúng tôi xác định một cách đúng đắn, vị trí vai trò
và những đóng góp của hai bản dịch trong nền văn học nước nhà. Tuy trình bày tách
bạch các phương pháp và thao tác nghiên cứu như trên, nhưng trong thực tế, chúng
thường có mối liên hệ chặt chẽ khăng khít và hỗ trợ cho nhau. Vì vậy khoá luận sẽ
vận dụng chúng một cách tổng hợp.
6. Đóng góp của khóa luận
Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến hai dịch giả được coi là dịch giả của bản
diễn Nôm hiện hành là Đoàn Thị Điểm và Phan Huy Ích. Đó là những phân tích,
chứng minh về bản quyền tác giả bản dịch Nôm hiện hành.
Cùng với việc nghiên cứu, phân tích ba bản dịch Nôm; khóa luận bước đầu đi
sâu phân tích được cấu tạo chữ Nôm, so sánh đối chiếu giữa ba bản dịch Nôm. Tạo
cơ sở đi sâu nghiên cứu tác phẩm về cả hai mặt nguyên tác và bản dịch từ đó đề ra
hướng tiếp cận văn bản cho học sinh trong nhà trường phổ thông.
7. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Nội dung khoá luận gồm 3 chương:

Chương 1: Dịch giả bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm khúc hiện hành
Chương 2: Khảo sát các bản dịch Nôm và dị bản
Chương 3: Hướng tiếp cận tác phẩm trong nhà trường phổ thông


B. NỘI DUNG
Chương 1. DỊCH GIẢ BẢN DỊCH NÔM CHINH PHỤ NGÂM KHÚC
HIỆN HÀNH
1.1. Vài nét về tác giả, dịch giả
1.1.1. Tác giả Đặng Trần Côn
Đặng Trần Côn không rõ năm sinh và năm mất, ông sống vào nửa đầu thế kỉ
thứ XVIII. Quê ở làng Nhân Mục (tục gọi là làng Mọc), huyện Thanh Trì, tỉnh Hà
Đông, nay thuộc ngoại thành Hà Nội.
Thuở nhỏ ông nổi tiếng là người ham học, đi thi đỗ Hương cống nhưng lại
hỏng kì thi Hội. Ông được bổ làm Huấn đạo trường phủ, sau đó được ngạch chính
thức đổi làm tri huyện Thanh Oai (Hà Đông) rồi thăng chức Ngự Sử đài chiếu khám
ở kinh đô .
Đặng Trần Côn viết tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc vào khoảng từ năm 1742
– 1748. Theo sách Tang thương ngẫu lục thì ông mất sau đó khoảng ba năm. Thời
điểm Đặng Trần Côn sáng tác Chinh phụ ngâm khúc, có thể thấy được thời Đặng
Trần Côn là thời chế độ phong kiến Việt Nam đang khủng hoảng trầm trọng. Hậu
quả cuộc nội chiến giữa họ Trịnh và họ Nguyễn bắt đầu từ năm 1627 đã làm cho
nhân dân Việt Nam vô cùng đau khổ. Chính sách tàn ác của các chúa Trịnh, đặc biệt
là Trịnh Giang làm cho nhân dân Đàng ngoài đã điêu đứng lại càng thêm điêu đứng.
Thi nhân Đặng Trần Côn đã chứng kiến cảnh đất nước với nội chiến liên
miên. Ông đã thổ lộ một cách tài tình nỗi lo âu của mình, cũng như của rất nhiều
quần chúng nhân dân vào tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc. Vì vậy tác phẩm của ông
sau khi ra đời đã được người đương thời ca tụng, coi đó là tiếng oán ghét chung của
nhân dân chống chiến tranh phi chính nghĩa dai dẳng làm đổ nát đất nước, mang lại
nhiều đau khổ cho nhân dân.

1.1.2. Dịch giả Đoàn Thị Điểm
Đoàn Thị Điểm (1705- 1746), hiệu là Hồng Hà nữ sĩ. Quê bà ở làng Hiến
Phạm – hay còn gọi là Giai Phạm – tên Nôm là làng Giữa, huyện Văn Giang, nay
thuộc tỉnh Hưng Yên. Đoàn Thị Điểm là con của Đoàn Doãn Nghi và Võ thị, em


danh sĩ Đoàn Doãn Luân. Đoàn Thị Điểm dù là con gái nhưng được gia đình nâng
niu, nên ngay từ nhỏ Đoàn Thị Điểm đã được cha và anh dạy cho học. Bên cạnh đó,
lại được bà và mẹ dạy cho may vá, thêu thùa, nấu nướng... cho nên có thể nói, bà là
một người không chỉ có nhan sắc mà còn đầy đủ những phẩm chất công - dung ngôn - hạnh. Gia phả cho biết bà học rất thông minh, “miệng nói ra là thành văn
chương và làm việc gì cũng có phép tắc”. Nhất là hiếu hạnh và nữ công của bà thì
cả vùng đều biết tiếng.
Hoàn cảnh đất nước thời Đoàn Thị Điểm sinh sống ở phường Bích Câu, Thăng
Long, tình hình đất nước còn đỡ rối ren, nhưng từ những năm ba mươi của thế kỷ
XVIII trở đi, cụ thể là sau khi Trịnh Giang nắm quyền binh, đất nước lâm vào cảnh
rối ren. Người tài nữ họ Đoàn không cam tâm để cho bi lụy xoay vần. Ngoài việc
giúp đỡ mẹ già và chị dâu về nhà cửa bếp nước, cô Điểm còn giảng sách, chấm bài
cho học trò của anh trai những khi Doãn Luân đau ốm. Chính trong thời gian này,
Đoàn Thị Điểm xem rất nhiều sách, từ Hán đến Nôm, của cả phương Bắc, phương
Nam, hầu như những loại sách nổi tiếng bà đều đọc qua. Và cũng trong thời gian
này, cô bắt đầu sáng tác các câu truyện dài hơn của mình như Truyền kỳ tân phả hay
là Truyền kỳ ký ra đời.
Bà lấy chồng là Tiến Sĩ Nguyễn Kiều, từng đi sứ nhà Thanh. Trong những
năm vắng chồng, Đoàn Thị Điểm sống chẳng khác gì người “Chinh phụ”, và có lẽ
sống trong khoảng thời gian này (1743 - 1745), bà đã dịch tác phẩm Chinh phụ
ngâm khúc bằng Hán văn của Đặng Trần Côn ra Quốc âm.
Tâm tình ấy, cảnh vật ấy đã giúp cho bà thêm rung động trong khi cầm bút
dịch thơ. Sống trong thời điểm đất nước loạn lạc, chiến tranh liên miên, cuộc sống
đói nghèo. Bản thân Đoàn Thị Điểm cũng chịu nỗi cơ cực ấy, nên bà đã thấu hiểu
những gì mà Đặng Trần Côn gửi gắm trong tác phẩm.

1.1.3 Dịch giả Phan Huy Ích
Phan Huy Ích (1750- 1822), tổ tiên họ Phan vốn ở làng Thu Hoạch, huyện
Thôn Lộc, tỉnh Nghệ An (nay là làng Hữu Phương huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh),
sau dời đến ở làng Thụy Khuê, tổng Lật Sài, Phu Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây.


Cha là Phan Huy Cẩn đỗ tiến sĩ phong tước Khuê phong. Phan Huy Ích là con
đầu nguyên tên là Phan Công Huệ, lúc đi thi kiêng húy bà Chúa Chè Đặng Thị
Huệ nên phải đổi là Phan Huy Ích, hiệu là Dụ Am đỗ hương cống trường Nghệ An
năm 22 tuổi (1771). Năm 26 tuổi đỗ Tiến sĩ.
Ông giữ nhiều chức quan, cũng đã từng làm tán lí việc Quận Thanh Nghệ để
chống Nguyễn Hữu Chỉnh rồi bị thương, bị bắt, Chỉnh bổ ông làm quan. Cho tới
khi Vũ Văn Nhậm ra giết chỉnh thì ông phải ẩn lánh.
Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc giết Nhậm, ông được tra chức thị lang bộ Hình
rồi đưa ra Bắc Thành. Khi Chiêu Thống theo Tôn Sĩ Nghị về, ông bị xóa tên ở sổ
tiến sĩ bị tầm nã. Quang Trung đuổi được Thanh (1789), ông được triệu ra Thăng
Long, cùng Ngô Thời Nhậm, lo việc từ chương giao thiệp với Phúc Khang An
tổng đốc Lưỡng Quảng.
Sau đó, Phan Huy Ích mở trường dạy học. Năm 1816, ông dạy ở nhà Lê Chất
tổng trấn Bắc thành cho tới năm 1819, 70 tuổi ông mới về làng an dưỡng. Ông mất
ngày 20 tháng 2 âm lịch (1822), thọ 73 tuổi.
Tác phẩm của Phan Huy Ích hiện nay còn lại hai tập Dụ am ngâm lục và Dụ
am văn tập. Bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm khúc được tương truyền rộng rãi hiện
nay theo một số nhà nghiên cứu cho là của Phan Huy Ích.
1.2. Kiến giải dịch giả bản dịch Nôm hiện hành
Từ lâu vấn đề dịch giả Chinh phụ ngâm khúc vẫn còn nhiều tranh luận và chưa
đi đến hồi kết. Ai mới thực sự là dịch giả của bản dịch Nôm hiện hành? Câu hỏi
trên đã được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra phân tích, chứng minh. Chúng ta có thể
thấy như sau:
1.2.1. Những kiến giải Chinh phụ ngâm diễn Nôm là của Phan Huy Ích

Vấn đề dịch giả của bản Chinh phụ ngâm hiện hành được các vị học giả, các
nhà khảo cứu... quan tâm từ năm 1926. Phan Huy Chiêm là chắt năm đời của Tiến
sĩ Phan Huy Ích có viết cho Đông châu Nguyễn Hữu Tiến một bức thư nói rằng
theo tộc phả họ Phan Huy cùng lời các bô lão họ ấy truyền lại thì bản dịch hiện
hành là do Phan Huy Ích "diễn ra văn nôm hiện giờ (năm 1926) còn giữ được bản


chính vừa chữ vừa nôm". Phan Huy Chiêm còn đưa ra bài thơ chữ Hán Ngẫu thuật
của Phan Huy Ích sáng tác sau khi hoàn thành bản dịch nôm Chinh phụ ngâm khúc.
Nguyễn Hữu Tiến là người đầu tiên nêu lên mối nghi ngờ về dịch giả cuốn sách
Chinh phụ ngâm khúc mà bấy lâu nay vẫn truyền là của bà Đoàn Thị Điểm diễn
nôm dễ thường không phải, mà chính là của cụ Phan Huy Ích diễn ra đó chăng?
Tiếp đó, Hoàng Xuân Hãn xuất bản cuốn Chinh phụ ngâm bị khảo,
ông chỉnh lí bản Chinh phụ ngâm hiện hành thành một bản gọi là bản A, và cho
rằng người dịch bản A đó là Phan Huy Ích. Đồng thời Hoàng Xuân Hãn cũng giới
thiệu thêm mấy bản dịch khác. Trong đó, ông cho bản B là của Đoàn Thị Điểm, còn
bản C là của Nguyễn Khản... Nhưng tất cả các bản A, B, C, đó đều chỉ in Quốc ngữ.
Nguyễn Văn Dương đã cho xuất bản cuốn sách được nghiên cứu kì công Thử
giải quyết vấn đề diễn giả Chinh Phụ Ngâm, chính là tìm hiểu sự phát triển của thể
văn song thất lục bát và trình độ nghệ thuật diễn ca của bốn bài Chinh phụ ngâm mà
Hoàng Xuân Hãn sưu tập được. Tác giả đi đến kết luận: bài A (tức bài diễn ca quen
thuộc lâu nay) thừa hưởng các ưu điểm gặt hái được qua quá trình tiến hóa của thể
loại song thất lục bát, đồng thời cũng đạt được nhiều nhất những tiến bộ về mặt
nghệ thuật diễn ca so với các bài khác. Cả hai luận cứ đều cho thấy bài diễn ca hay
nhất là bài ra đời muộn hơn cả, và chỉ có thể là của người sinh sau đẻ muộn - tức
Phan Huy Ích; còn bài B là bài ra đời sớm nhất, chỉ có thể là của một người thuộc
lớp lão tiền bối - tức có thể của bà Đoàn Thị Điểm.
Chinh phụ ngâm diễn Nôm hiện hành là của Phan Huy Ích và đăng Lại Ngọc
Cang trong Chinh phụ ngâm, đưa ra Chinh phụ ngâm cả Hán văn và Diễn Nôm,
chứng minh ý kiến của Hoàng Xuân Hãn rằng tải nhiều tập diễn nôm Chinh phụ

ngâm trong đó có tập của Phan Huy Ích và tập của Đoàn Thị Điểm do Hoàng Xuân
Hãn sưu tầm và đăng trong Chinh phụ ngâm bị khảo trước đây. Tập diễn Nôm được
cho là của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm có nhiều từ cổ hơn bản hiện hành và cách ngắt
đoạn trong các câu song thất lục bát cũng cổ hơn, trúc trắc hơn bản của Phan Huy
Ích.


Năm 1972, Nguyễn Văn Xuân tìm được ở Huế bản Nôm Tân san chinh phụ
ngâm diễn âm từ khúc, bắt nguồn từ một bản Nôm cổ in năm Gia Long 14. Bản
Nôm này cơ bản phù hợp với nguyên tác của bản mà Hoàng Xuân Hãn cho là của
Phan Huy Ích. Trong bài tựa cuốn Chinh Phụ Ngâm diễn âm tân khúc của Phan Huy
Ích, Nguyễn Văn Xuân có viết: “Sự hiện diện của tài liệu này là một xác cứ có tầm
quan trọng đối với văn học sử Việt Nam:
Cho biết tác giả đích thật của khúc ngâm lừng lẫy đã được ấn hành nhiều lần,
dịch nhiều thứ tiếng: không phải Đoàn Thị Điểm mà là của Phan Huy Ích.
Tên của tác phẩm không phải Chinh phụ ngâm khúc mà là Chinh phụ ngâm
diễn âm tân khúc.
Tìm được thời điểm diễn dịch: mùa xuân năm Giáp Tý (1804) ấn bản lần sau
(1815, Gia Long thứ 14).
Tìm được gần đúng thoại của tác giả, tương đối ít bị sửa chữa so với chính bản
của Phan Huy Chiêm đã gửi cho Hoàng Xuân Hãn. Do đó cũng rõ ràng thêm được
nhiều điều cần biết về tác giả và tác phẩm.
Từ đây có thể thấy phần nào rõ ràng những tranh luận khởi đầu từ Nam Phong
số 106, năm 1926 khi Đông Châu công bố thư của ông Phan Huy Chiêm gián tiếp
đòi quyền tác giả cho tổ tiên mình.
Quan niệm mà Nguyễn Văn Trung xem như đại diện cho đa số các nhà nghiên
cứu trẻ khi ông tuyên bố: “Nhưng nhìn vào tình trạng văn liệu ở Việt Nam về tác
giả, tác phẩm thời đại thời điểm sáng tác người ta không khỏi đau lòng nhận thấy:
Hoặc là chẳng có tài liệu gì, và vĩnh viễn chắc không tìm ra được”.
Về bản dịch được tìm thấy ở Huế của Nguyễn Văn Xuân qua việc nghiên cứu

về kị húy. Nguyễn Tài Cẩn trong bài viết Bàn thêm về bản Chinh Phụ Ngâm tìm
được ở Huế năm 1972 công bố trên VĂN HÓA NGHỆ AN, số 110, ngày
10.10.2007, ông đã đưa ra ba ý kiến như sau:
“Khác với G.S. Lê Hữu Mục, chúng tôi đồng ý với nhiều người rằng bản G.S.
Nguyễn Văn Xuân tìm thấy vẫn là một bản sơ thảo của Phan Huy Ích, vì không có
vết tích gì về kị huý Lê Trịnh ; mà trái lại, nó đã rất sợ trái với Gia Long. Và khác


với G.S. Hoàng Xuân Hãn, chúng tôi cho rằng bản B có lẽ là bản của Nguyễn Khản;
bản C mới có lẽ là bản của nữ thi sĩ họ Đoàn.
Chúng tôi lại có ý nghĩ: văn chương là một địa hạt luôn luôn hiện đại hoá: ví
như thế hệ cha chú chúng tôi thì chỉ biết Tản Đà; thế hệ chúng tôi thì chuyển sang
mê thơ mới tiền chiến; còn về sau thì thơ mới tiền chiến cũng đã nhường chỗ cho
những khuynh hướng khác phù hợp với các thế hệ sau hơn”.
Đoàn Xuân Kiên với bài viết Trước những tình huống khó xử trong văn học
Việt Nam cũng đưa ra những phân tích nhận định theo hướng phong cách tác giả
cho rằng bản dịch phổ thông hay bản A theo cách đặt tên của GS. Hoàng Xuân
Hãn là của Phan Huy Ích. [21]
Về cơ bản đó là những nghiên cứu nghiêng về hướng bản A hay bản dịch hiện
hành là của dịch giả Phan Huy Ích.
1.2.2. Những kiến giải Chinh phụ ngâm diễn Nôm là của Đoàn Thị Điểm
Trong bài tựa cuốn Chinh phụ ngâm khúc in năm 1902, Vũ Hoạt viết: “ Nhớ
xưa, Đặng Tiên sinh làm ra sách ấy, Đoàn phu nhân diễn ra quốc âm”. Từ đó bản
Chinh phụ ngâm hiện hành được coi là của Đoàn Thị Điểm dịch ra chữ Nôm.
Sau đó, Thuần Phong Ngô Văn Phát, giáo sư Dương Quảng Hàm trong Việt
Nam học sử yếu và Nguyễn Đỗ Mục trong Chinh phụ ngâm dẫn giải, Đặng Thái
Mai trong Giảng văn Chinh phụ ngâm cũng khẳng định bản Chinh phụ ngâm hiện
hành là của Đoàn Thị Điểm.
Điểm thứ nhất chúng ta có thể nhắc đến nhận xét giá trị của tác giả Thuần
Phong, trong cuốn Chinh phụ ngâm khúc giảng luận. Thuần Phong thấy có hai áng

văn chịu ảnh hưởng sâu xa của bản Chinh phụ ngâm khúc được truyền tụng: bài
hát nói Gánh gạo đưa chồng của Nguyễn Công Trứ và bài Ai Tư Vãn của Ngọc
Hân công chúa khóc vua Quang Trung.
Trích dẫn một số phân tích của Thuần Phong đã nêu lên những chỗ tương tự,
giữa bài hát nói Gánh gạo đưa chồng của Nguyễn Công Trứ và Chinh phụ ngâm
khúc diễn Nôm như sau:


Gánh gạo đưa chồng

Chinh phụ ngâm

Trông bóng nhạn bâng khuâng từng

Thấy nhạn luống tưởng như phong.

bước.

(câu 179)
Dạo hiên vắng, thầm reo từng bước.
(câu 193)

Nghe tiếng quyên, khắc khoải năm

Ca quyên ghẹo làm rơi nước mắt.

canh.

(câu 249)


Mình trong trắng có quỷ thần a hộ.

Đã lòng trời gìn giữ người trung.
(câu 378)

Sức bay nhảy một phen nắng nỏ.

Tưởng chàng trải nhiều bề nắng nỏ.
(câu 105)

Đá yên nhiên còn đó chẳng mòn.

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
(câu 210)

Đồng hưu rạng chép thẻ non.

Chữ Đồng hưu bia để nghìn đồng.
(câu 390)

Chàng nên danh giá, thiếp còn trẻ

Hiển vinh, thiếp cũng đượm chung hương

trung.

trời. (câu 392)
Thiếp thì giữ mãi màu mè trẻ trung.
(câu 368)


Yêu nhau khắng khích giải đồng.

Giữ gìn nhau vui thủa thanh bình.
(câu 368)
Ngâm nga mong giữ chữ tình.
(câu 411)

Phan Huy Ích (1750- 1822) và Nguyễn Công Trứ (1778- 1858) là hai nhà văn cùng
sống dưới triều đại Tây Sơn và Gia Long, không quen biết nhau. Nguyễn Công Trứ
là một thi nhân lỗi lạc, lòng tự trọng không thể để ông vay từ mượn ý của người
cùng thời. Ông chỉ có thể chịu ảnh hưởng của người tiền bối, bà Đoàn Thị Điểm
(1705- 1748), sinh trước ông hơn 70 năm.


Còn bài Ai tư vãn cũng có nhiều điểm phảng phất giống như Chinh phụ
ngâm, như bản đối chiếu sau đây:
Ai tư vãn

Chinh phụ ngâm

Tưởng phong thể xót xa đòi đoạn,

Kể năm đã ba tư cách diễn,

Mặt rồng sao cách gián lâu nay.

Mối sầu thêm nghìn vạn ngổn ngang.

Có ai chốn ấy về đây,


Ước gì gần gũi tác gang,

Nguồn cơn xin ngỏ cho hay được dành. Giãi niềm cay đắng để chàng tỏ hay.
(57- 60)

(165- 168)

Kiếp này chưa trọn chữ duyên,

Ấy loài vật tình duyên còn thế,

Ước xin kiếp khác vẹn nguyền lửa Sao kiếp người nỡ để đấy đây.
hương. (63- 64)

Thiếp xin về sau kiếp này,
Như chim liền cánh, như cây liền cành.
(316- 364)

Đương theo, bỗng tiếng gà sực tỉnh

Giận thiếp, thân lại không bằng mộng,

Đau đớn thay ấy cảnh chiêm bao!

Thôi gần chàng bến lũng thành Quan.

...

...
Bài Ai tư vãn của Ngọc Hân Công chúa (1770- 1799), được viết ra năm


Quang Trung mất, tức là năm Nhâm Tí (1792). Còn bản tân khúc của Phan Huy Ích,
Hoàng Thúc Trâm đã cố tìm ra ngày khai sinh của nó. Trong cuốn Quốc văn đời
Tây Sơn, Hoa Bằng cho ta biết bài Tân diễn Chinh phụ ngâm khúc thành ngẫu thuật
của Phan Huy Ích, là một trong các bài rút ở tập thơ Vân du tùy bút tức cuốn thứ sáu
của Du am tập ngâm. Thế mà Vân du tùy bút gồm những bài làm từ năm Giáp Tí
đến năm Giáp Tuất (tức trong khoảng 1804- 1814). Hơn nữa, trong tập Vân du tùy
bút, ngay sau bài Giáp tí nguyên đán thí bút và bài Sách phong lễ hoàn kỷ sự, ông
Ích đã viết đến bài Ngẫu thuật kể trên. Vậy, bản dịch của Phan Huy Ích tất ra đời
khoảng 1803- 1804. Như thế, bài Ai tư vãn đã ra đời trước bản dịch trước bản dịch
của Huy Ích hơn mười năm, và lẽ dĩ nhiên, không thể nào học hỏi một bài một bài
lúc ấy chưa có. Ngọc Hân công chúa chỉ có thể chịu ảnh hưởng của Đoàn Thị Điểm,
một bậc tiền bối (1705- 1748).


Theo ông Thuần Phong, với hai chứng cứ trên, Đoàn Thị Điểm là dịch giả
của bản diễn Nôm hiện hành. Với những phân tích của ông Thuần Phong ta có căn
cứ tin rằng đó là sự thật.
Điểm thứ hai theo lược trích Lịch sử Việt Nam quyển IV- SĐD khi đề cập đến
dịch giả Chinh phụ ngâm khúc có viết: “Từ trước đến giờ nói chung chúng ta vẫn
nhận thấy rằng bản dịch Chinh phụ ngâm khúc mà chúng ta vẫn ngâm nga và truyền
tục là của Đoàn Thị Điểm, mặc dầu ở tạm chí Nam Phong số 106 năm 1926, Đông
Châu Nguyễn Hữu Tiến đã căn cứ vào một bài thơ của Phan Huy Ích mà chứng
minh rằng bản ngâm khúc kia chính là của Phan Huy Ích, chứ không phải của Đoàn
Thị Điểm”. Qua bài thơ đó chúng ta có thể đưa ra một số nhận định như sau: Thứ
nhất qua bài thơ của Phan Huy Ích, sẽ chứng minh được ông có diễn Nôm Chinh
phụ ngâm khúc, chứ có phải là dịch giả của bản diễn Nôm hiện hành không thì điều
đó không chứng minh được. Thứ hai, căn cứ vào nội dung bài thơ Ngẫu thuật:
Ngẫu thuật
Nhân Mục tiên sinh “Chinh phụ ngâm”,

Cao tình dật diệu bá từ lâm.
Cận lai khoái trá tương truyền tụng,
Đa vĩ thôi xao vi diễn âm.
Vận luật hạt cùng văn mạch túy,
Thiên chương tu hướng nhạch thanh tầm.
Nhà trung phiên dịch thành tân khúc,
Tự tin suy minh tác giả tâm.
Phan Huy Ích
Dịch nghĩa:
Bài Chinh phụ ngâm của Đặng tiên sinh người làng Nhân Mục,
Tình cao điệu lạ đã được truyền bá khắp rừng văn.
Gần đây mọi người truyền tụng lấy làm thích thú lắm,
Đã có nhiều người tìm cách diễn ra quốc âm.
Nhưng theo về âm luật thì dịch sao cho hết được cái tinh túy trong mạch văn,


Vậy phải theo từng thiên chương và hiệp với âm nhạc mà diễn ra thì mới
được.
Nay nhân buổi nhàn hạ, ta dịch ra thành khúc mới (tân khúc),
Chắc tin rằng đã suy minh được lòng tác giả.
Chúng ta có thể đưa ra một nhận định như sau: Đó là trong bài Ngẫu thuật Phan
Huy Ích có viết: Thiên chương tu hướng nhạch thanh tầm, dịch nghĩa là: Vậy phải
theo từng thiên chương và hiệp với âm nhạc mà diễn ra thì mới được. Như vậy, theo
Phan Huy Ích khi dịch phải chia thành từng chương tiết. So sánh với bản B, ta thấy
bản B đúng là có chia thành các chương tiết cẩn thận (13 chương và nhiều tiểu tiết).
Câu thứ 5 trong bài Ngẫu thuật: Vận luật hạt cùng văn mạch túy. Điều này
chứng minh được một điều quan trọng, là bản B có thể là của Phan Huy Ích, dịch
nghĩa là: nhưng theo về âm luật thì dịch sao cho hết được cái tinh túy trong mạch
văn. Có nghĩa là, ông Phan Huy Ích chê những người dịch trước quá nặng về âm
luật, câu chữ chải chuốt, mà không dịch hết được ý của nguyên bản. Vì vậy trong

khi dịch ông theo sát nguyên bản, không quá câu nệ vào vần điệu, chữ nghĩa. So
sánh hai bản A và bản B, ta thấy bản B theo sát nguyên bản hơn bản A.
Nhìn vào bản thống kê này, có hai điểm cần chú ý:
Chúng ta theo dõi bảng thống kê do ông Hoàng Xuân Hãn thống kê ở Chinh
phụ ngâm bị khảo [4. 67].
a. Số vế ở cột 1 càng nhiều, chứng tỏ bản dịch càng phải sát với nguyên
tác. Bản A bản hiện hành có 8 vế, bản B có 36 vế.
b. Số vế ở các cột 2, 3, 4, 5, 6 càng nhiều, chứng tỏ bản dịch càng xa nguyên
tác. Bản A là bản dịch theo quan điểm diễn âm. Còn bản B, thì theo quan điểm
phiên dịch, dịch từng câu, từng chữ, dịch cho hết ý của bản Hán mới “suy minh tác
giả tâm”. Và quan điểm đó là quan điểm của Phan Huy Ích (nên không phải là bản
C). Bản A (bản hiện hành) là của Đoàn Thị Điểm.
Một lý do nữa khiến chúng ta tin chắc điều nhận xét của bản B chỉ có thể do
Phan Huy Ích dịch là đúng, bởi lẽ bản B dịch hết ý, câu nào dịch câu nấy. Một nhà
Hán học uyên bác như họ Phan nhất định là có một trình độ thưởng thức bản Hán


văn của Đặng Trần Côn cao lắm. Điều đó thấy rõ ở hai câu đầu bài Ngẫu thuật của
Phan Huy Ích.
Đối chiếu kỹ bản Hán văn với bản A, chúng ta thấy rằng bản A vì phỏng dịch
nên đã bỏ đi rất nhiều ý của bản Hán. Những ý này đã làm cho họ Phan không vừa
lòng mà phải dịch lại. Vì vậy trong khi đánh giá bản dịch, chúng ta nên chú ý đánh
giá cho vừa phải.
Từ những phân tích và ví dụ nêu ra ở trên, ta có thể đi đến một ý kiến gợi ý, là
bản B có thể là bản dịch Chinh phụ ngâm của Phan Huy Ích.
Để làm sáng tỏ thêm, sau đây chúng tôi xin dẫn ra một số câu ở hai bản A và
bản B, để so sánh xem bản nào dịch sát, gần với nguyên bản hơn:
Sứ tinh thiên môn, thôi hiểu phát,
Hành nhân trọng pháp, khinh biệt ly.
Sứ trời sớm giục đường mây, (bản A)

Phép công là trọng, niềm tây sá nào?
Sứ tinh sớm giục lên đường (bản B)
Người đi sợ phép, xem thường biệt ly.
Bản B gần như là chuyển dịch từng chữ trong nguyên bản sang ý văn thể hiện
quan điểm, suy nghĩ của người đàn ông. Còn bản A, dịch rất thoáng, không sử dụng
lại các chữ như trong nguyên bản, có nội tâm và quan điểm của người dịch là người
phụ nữ.
Các câu sau đây cũng có nội dung tương tự:
Lương nhân nhị thập Ngô môn hào,
Đầu bút nghiễn hề sự binh đao.
Chàng tuổi trẻ, vốn dòng hào kiệt, (bản A)
Xếp bút nghiên, theo việc đao cung.
Chàng hai mươi tuổi, cửa Ngô (bản B)
Gác bồ nghiên bút, giở đồ cung đao.
Dục bả liên thành hiến minh thánh,
Nguyện tương xích kiếm trảm thiên kiều.


Thành liền mong tiến bệ rồng, (bản A)
Thước gươm đã quyết chẳng dong giặc trời.
Đem thành liền ngưỡng trao Minh thánh, (bản B)
Xin tấc gươm dẹp lĩnh Thiên kiêu.
Bên cạnh bài thơ ngẫu thuật thì gia phả nhà họ Phan ghi chép: “Ông Phan Huy
Ích từng diễn Chinh phụ ngâm khúc. Nay từ các bậc danh nhân văn sĩ cho đến trai
gái thôn quê ai mà không đọc”. Bài thơ Ngẫu thuật và ghi chép trên chỉ có thể
chứng minh một điều là ông Phan Huy Ích có diễn Chinh phụ ngâm khúc của Đặng
Trần Côn chứ không thể chứng minh ông là dịch giả của bản diễn Nôm A hay còn
gọi là bản hiện hành. Vì bản diễn Nôm, bút tích của ông Phan Huy Ích chúng ta
chưa tìm thấy, vậy sự phán đoán không thể căn cứ vào bản phiên âm ra chữ Quốc
ngữ do một vị họ Phan đưa ra, với ít nhiều vế khác hẳn trong bản thường thấy.

Ngoài ra chúng ta cũng biết trong cuốn Chinh phụ ngâm bị khảo, Hoàng Xuân
Hãn còn đưa ra một “chứng cứ”, một chi tiết đó là ông tìm thấy một bản dịch ra chữ
Nôm, viết tay và chưa từng in lần nào, mà phía trên bản đấy có ghi hai chữ 女 女 nữ
giới. Ông Hãn cho đó là của một khách nữ “diễn ca” [4.27] điều đó không đủ sức
thuyết phục, hai chữ 女 女 nữ giới ở đây tức là khuyên răn bạn gái, chứ không phải
với ý nghĩa trong giới nữ lưu như Hoàng Xuân Hãn nghĩ.
Điểm thứ ba căn cứ vào nội dung trong hai bản dịch có thể rút ra một số điểm
như sau:
Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân.
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,(bản A)
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
Trời đất thuở gió bay, bụi nổi (bản B)
Khách hồng nhan nhiều nỗi truân chuyên.
Hai câu này, hai bản dịch có nội dung và câu chữ tương tự, chứng tỏ ông Phan
Huy Ích trước khi dịch có đọc bản A, như lời ông nói trong bài thơ Ngẫu thuật: Đã
có nhiều người tìm cách diễn ra quốc âm. Nhưng hai câu thơ ở hai bản có khác


nhau một chữ quan trọng: Khách má hồng (bản A) và khách hồng nhan (bản B).
Ông Nguyễn Thạch Giang đã phân tích rất rõ và cho rằng: Trong quan niệm của
nhân dân ta “má hồng” và “hồng nhan”có chỗ khác nhau rất rõ. Hai tiếng này không
bao giờ lẫn lộn được. “Hồng nhan” nghe như có cái gì khinh bạc, rẻ rúng ở bên
trong. “Hồng nhan” bao giờ cũng đi đôi với “bạc mệnh”. Như vậy, rõ ràng là khi
dịch chữ “má hồng” người dịch rất có ý thức về giới phụ nữ và rất từng trải, thể
hiện mối thông cảm sâu sắc về thân phận người phụ nữ. Còn người dịch chữ “hồng
nhan” (bản B), là quan niệm của người đàn ông, quen xem nhẹ đàn bà, bàng quan
trước mọi tâm tư tủi nhục của họ trong xã hội cũ. Sự lý thú ở đây còn ở chỗ, ở bản
C mà Hoàng Xuân Hãn cho là của Nguyễn Khản cũng dịch chữ “hồng nhan”:
Nẻo trời đất nổi cơn gió bụi,

Kẻ hồng nhan nhiều nỗi truân chuyên.
Chúng ta đọc tiếp câu thơ sau đây:
Tư mệnh bạc, tích niên hoa,
Ty ty thiếu phụ cơ thành bà?
Nghĩ mệnh bạc, tiếc niên hoa, (bản A)
Gái tơ mấy chốc sảy ra nạ dòng?
Tiếc tuổi hoa cùng than phận bạc (bản B)
Ả thuyền quyên mấy đạc nên già?
Bản A, tác giả dịch phải là nữ giới mới nói được một cách chân thực nỗi lòng
và sự thật tình cảnh người chinh phụ đợi chồng phải gánh chịu. Đặc biệt ta chú ý
đến chữ “Ả”. Chữ “Ả” để chỉ người phụ nữ với ý coi thường, có vẻ khinh miệt. Rõ
ràng tác giả dịch phải là nam giới, người từng làm quan, kẻ trên nhìn xuống kẻ
dưới. Bà Đoàn Thị Điểm không thể tự khinh miệt giới mình.
Tương cố bất tương kiến
Thanh thanh mạch thượng tang
Mạch thượng tang, mạch thượng tang,
Thiếp ý, quân tâm, thùy đoản tràng?
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy, (bản A)


×