Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.25 KB, 19 trang )

i

TÓM TẮT LUẬN VĂN

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động Ngân hàng những năm gần đây tiếp tục phát triển tốt, góp
phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các Ngân hàng
Thương mại mở rộng mạng lưới hoạt động từng bước tiến tới cổ phần hóa để
thu hút vốn đầu tư và công nghệ. Lãi suất đầu vào có xu hướng tăng, nhất là ở
các Ngân hàng Thương mại Cổ phần, rủi ro trong lĩnh vực cấp tín dụng có
biểu hiện tăng: Nợ xấu có xu hướng tăng cao, thị trường nhà đất trầm lắng thu
hồi vốn chậm.
Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An là một chi nhánh cấp I trực thuộc
NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập năm 2004, hoạt động trên địa bàn
thủ đô là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước, tập trung nhiều NHTM lớn
và có sự cạnh tranh khốc liệt nhưng Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An đã
đứng vững được trên thị trường trở thành một trong số các chi nhánh hoạt
động hiệu quả nhất của NHNo & PTNT Việt Nam tại Hà Nội và đang trên đà
phát triển mở rộng thị phần.
Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An có hoạt động kinh doanh chủ yếu
dựa và hoạt động tín dụng nhưng do phải cạnh tranh với các NHTM lớn tại
Hà Nội nên hoạt động tín dụng tuy có phát triển song tiềm ẩn rủi ro khá lớn.
Là một cán bộ tín dụng của Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An trong qua
trình làm việc, tiếp cận với thực tế bằng kinh nghiệm và đánh giá của bản thân
đã giúp tôi nhận biết được phần nào thực trạng chất lượng tín dụng tại chi
nhánh trong những năm qua. Vì vậy, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài " Nâng
cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An " để hoàn
thành luận văn Thạc sỹ kinh tế của mình.

2. Mục đích nghiên cứu



ii

- Nghiên cứu: Chất lượng tín dụng của Chi nhánh NHNo & PTNT
Quảng An
- Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của Chi nhánh
NHNo & PTNT Quảng An
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh
NHNo & PTNT Quảng An

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng : Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại
- Phạm vi nghiên cứu: Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An thời gian
từ năm 2004 đến năm 2006

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
- Tư duy logích biện chứng: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử
- Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong bài: Phân
tích, thống kê, tổng hợp, điều tra, kiểm soát.

5. Đóng góp của đề tài
Thứ nhất: Hệ thống hóa và bổ sung thêm một số vấn đề lý luận về tín
dụng, chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng.
Thứ hai: Phân tích thực trạng tình hình hoạt động tín dụng nói chung và
chất lượng tín dụng nói riêng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An trong
thời gian từ năm 2004 - 2006, qua đó thấy được những thành công cũng như
hạn chế và xác định rõ nguyên nhân làm căn cứ đưa ra những giải pháp thích
hợp nâng cao chất lượng tín dụng góp phần tăng hiệu quả, tăng khả năng cạnh

tranh của Chi nhánh.


iii

Thứ 3: Kiến nghị thực hiện đồng bộ một số quan điểm, biện pháp,
phương hướng quản lý hoạt động tín dụng để nâng cao hơn nữa chất lượng tín
dụng.

6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương
với nội dung căn bản sau:
Chương 1: Chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng Thƣơng mại
Chương 2: Thực trạng chất lƣợng tín dụng tại Chi nhánh NHNo &
PTNT Quảng An
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Chi nhánh
NHNo & PTNT Quảng An


iv

Chƣơng 1
CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1. Ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng Thƣơng mại
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam là: “ngân hàng được thực hiện toàn
bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì
mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước”.
1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thƣơng Mại

Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các
dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ
thanh toán. Với hai chức năng chủ yếu là tạo tiền và kinh doanh tiền tệ nhằm
mục tiêu sinh lợi, một ngân hàng thương mại có các hoạt động chủ yếu sau
đây:
a) Hoạt động huy động vốn
Các ngân hàng thương mại tiến hành huy động các nguồn vốn tạm thời
nhàn rỗi trong nền kinh tế để kinh doanh cho vay, cấp tín dụng.
b) Hoạt động tín dụng
Ngân hàng thương mại thực hiện hoạt độngt ín dụng thông qua việc cho
vay đối với các cá nhân, tổ chức kinh tế dưới nhiều hình thức cho vay.
c) Hoạt động trung gian
Các nghiệp vụ trung gian bao gồm: thanh toán hộ, chuyển tiền, thu hộ,
bảo lãnh, mở L/C, cung cấp thông tin về kinh doanh, đầu tư và quản trị doanh
nghiệp, quản lý hộ tài sản...


v

1. 2. Tín dụng của Ngân hàng Thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là
Ngân hàng với một bên là tất cả các tổ chức cá nhân trong xã hội, trong đó
Ngân hàng giao quyền sử dụng tiền cho họ với những điều kiện thoả thuận
nhất định (thời gian, lãi suất, khối lượng, điều kiện đảm bảo).
1.2.2. Các hình thức tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại
Để phân loại các hình thức tín dụng các Ngân hàng thương mại thường
căn cứ vvào mục đích cho vay, thời hạn cho vay, mức độ tín nhiệm của khách
hàng vay, hình thái giá trị của các khảon vay, phương thức cho vay để phân
loại các khoản vay cho phù hợp với đặc điểm của từng Ngân hàng.


1.3. Chất lƣợng tín dụng Ngân hàng
1.3.1 Quan niệm chất lƣợng tín dụng Ngân hàng
Hoạt động tín dụng hiện nay mang lại phần lợi nhuận lớn nhất cho các
ngân hàng thương mại.
“chất lượng tín dụng là sự đáp ứng nhu cầu của khách (người vay tiền)
phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển
của ngân hàng”
1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng tín dụng
a, Chất lượng tín dụng đối với phát triển của nền kinh tế - xã hội
Sinh ra từ nền sản xuất hàng hoá, tín dụng đã có những đóng góp đáng
kể trong việc thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn để thúc đẩy tiến trình
phát triển của xã hội.
b, Chất lượng hoạt động tín dụng đối với sự tồn tại và phát triển của
các NHTM
Chất lượng tín dụng làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các
NHTM do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín dụng và
thu hút được nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm, dịch vụ, tạo


vi

ra một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của ngân hàng và sự trung thành
của khách hàng;
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng
Để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng thương mại, các
thanh tra ngân hàng, các chuyên gia ngân hàng phải dựa vào các tiêu chuẩn.
1.3.3.1 Chỉ tiêu định lượng
a, Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay
Trên thực tế, các NHTM Việt Nam hiện nay hiểu thu nhập từ hoạt động

cho vay chính là tỷ lệ lãi từ hoạt động cho vay trên tổng thu nhập.
Tỷ lệ thu nhập từ hoạt
động cho vay

=

Lãi từ hoạt động cho vay
Tổng thu nhập

b, Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn được xem là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh
giá chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn =

Nợ Quá Hạn
Tổng dƣ nợ

c, Chỉ tiêu về cơ cấu nợ quá hạn
Muốn xác định được cơ cấu nợ quá hạn phải xác định được các tiêu
thức hợp lý để phân loại chúng. Bằng việc này ngân hàng có thể nắm được nợ
quá hạn tập trung chủ yếu ở đối tượng nào, theo hình thức nào, thời hạn bao
nhiêu... từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
d, Chỉ tiêu nợ xấu
Nợ xấu là các khoản nợ vay nằm trong nhóm nợ từ 3- 5 của Ngân hàng
được phân loại nợ theo quyết định 493/QĐ-NHNN. Nợ xấu chiếm tỷ trọng
càng cao trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng cho thấy khả năng thu hồi
các khoản nợ là thấp, chất lượng tín dụng giảm. Ngược lại là thấp thì chất
lượng tín dụng được nâng cao, khả năng thu hồi nợ cao, rủi ro tín dụng thấp
hiệu quả tín dụng tăng lên.



vii

e, Chỉ tiêu tổng dư nợ và tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ
Tổng dư nợ phản ánh khối lượng vốn mà ngân hàng đã cho vay và chưa
thu được nợ hoặc khách hàng chưa phải trả nợ gốc, nó được tính bằng tổng số
cho vay năm nay và số dư nợ năm trước trừ đi số thu nợ năm nay.
Tăng trưởng tổng dư nợ phản ánh mức độ gia tăng tổng dư nợ cho vay
của Ngân hàng qua các năm nó được tính bằng tổng số dư nợ năm nay trừ đi
tổng số dư nợ năm trước chia cho số dư nợ năm trước nhân với 100%.
1.3.3.2. Chỉ tiêu định tính
Ngoài các chỉ tiêu đo lường định lượng như trên, chất lượng tín dụng
còn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu định tính dưới đây:
- Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tín dụng của Ngân hàng.
- Chính sách tín dụng được xây dựng đầy đủ và khoa học từ các tiêu
chuẩn xét duyệt cho vay, thẩm quyền và trách nhiệm quyết định, phân tích
và xuwr lý kịp thời các dấu hiệu cảnh báo, xử lý nợ có vấn đề.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng và năng lực quản lý điều hành
công tác tín dụng phải đáp ứng được yêu cầu của hoạt động Ngân hàng.
- Sự đóng góp của hoạt động tín dụng vào quá trình phát triển chung
của nền kinh tế
1.3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng ngân hàng
a, Các nhân tố bên ngoài:
Gồm 3 nhân tố: kinh tế, xã hội, pháp lý.
b, Các nhân tố bên trong
Các nhân tố bên trong trường thường liên quan tới sự phấn đấu của bản thân
ngân hàng trên tất cả các mặt có liên quan tới hoạt động tín dụng và ảnh
hưởng trực tiếp tới những khía cạnh khác nhau của chất lượng tín dụng. Các
nhân tố bên trong gồm 7 nhân tố (về chính sách; công tác tổ chức; trình độ lao
động; quy trình nghiệp vụ; thông tin; kiểm tra kiểm soát và trang thiết bị.



viii

Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI
CHI NHÁNH NHNO & PTNT QUẢNG AN
2.1. Khái quát về Chi nhánh NHNNo & PTNT Quảng An
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo &
PTNT Quảng An
Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An được thành lập theo quyết định
số: 306/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 16/08/2004 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị –
NHNo&PTNT Việt nam là Chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam,
có trụ sở tại số 296 Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà
Nội. Đến tháng 01/2007 Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An chuyển trụ sở
số 164 Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố
Hà Nội.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An
Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An có 01 Chi nhánh NHNo & PTNT
Tây Hồ và các phòng tín dụng, phòng thẩm định, phòng thanh toán quốc tế,
phòng kế toán - Ngân quỹ, phòng Hành chính nhân sự, phòng kế hoạch tổng
hợp và 05 phòng Giao dịch.
2.1.3. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh NHNo &
PTNT Quảng An
a, Hoạt động huy động vốn
Năm 2006, nguồn vốn huy động ước tính đạt 2.136.554 so với năm
2005 là 1.211.279 triệu đồng triệu đồng tăng 925.275 triệu đồng tương đương
76%, trong khi đó, năm 2005 so với năm 2004 là 439.927 triệu đồng tăng
727.352 triệu đồng tương đương 175,3%.
b, Hoạt động cho vay



ix

Tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An tăng
đều qua các năm đặc biệt năm 2006 có sự tăng trưởng mạnh mẽ tổng dư nợ
năm 2006 tăng gấp 3.1 lần so với năm 2004
c, Một số hoạt động kinh doanh khác
Nhằm tăng hơn nữa hiệu quả kinh doanh Ngân hàng, Chi nhánh NHNo
& PTNT Quảng An đã đẩy mạnh phát triển các dịch vụ kinh doanh, thanh
toán qua thẻ......

2.2. Thực trạng chất lƣợng tín dụng tại Chi nhánh NHNo
& PTNT Quảng An
2.2.1. Thu nhập hoạt động tín dụng
Tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An thì thu nhập chiếm tới hơn
90% tổng thu của Chi nhánh. Cụ thể:
Tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng 2004-2006
Đơn vị: Triệu đồng
So sánh 05/04 So sánh 06/05
Năm
Năm
Năm
2004
2005
2006
%
+/%
+/Tổng thu nhập
32.021

73.353 158.829
41.332 129
85.476 116
Thu nhập từ HĐTD
31.060
71.885 151.049
40.285 131
79.164 110
TN từ HĐTD /TTN
97%
98%
95%
(Nguồn: Báo cáo tài chính Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An 2004-2006)
Chỉ tiêu

Tuy nhiên, để xem chất luợng tín dụng, cũng như hiệu quả hoạt động tín
dụng có tốt hay không cần xem xét mối qua hệ giữa thu nhập từ lãi cho vay
trên tổng dư nợ cho vay để thấy rõ hơn một đồng vốn cho vay có khả năng
mang lại bao nhiêu đồng thu nhập cho Ngân hàng từ đó Ngân hàng có thể cân
đối giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay để đảm bảo thu được lợi nhuận
cao nhất cho Ngân hàng.
2.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn
Vấn đề nợ quá hạn, bất cứ một ngân hàng nào khi thực hiện cho vay
đều gặp phải vấn đề nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc không thu được nợ. Những
rủi ro đó gây tổn thất cho ngân hàng trên nhiều lĩnh vực mà khó có thể tránh


x

được. Nợ quá hạn là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của một ngân

hàng thương mại nhưng đồng thời nó cũng là một chỉ tiêu phản ánh độ rủi ro
mà một ngân hàng gặp phải. Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh NHNo &
PTNT Quảng An được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:
Tình hình nợ quá hạn từ năm 2004-2006
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
2004
216.000

Chỉ tiêu

Năm
2005
401.331

Năm
2006
670.000

So sánh 06/05
+/%
185.331
85,8

So sánh 06/05
+/%
268.669
66,9

1.Tổng dư

nợ(TDN)
2. Tổng NQH
3.211
6.738
14.600
3.527 109,8
7.862
116,7
<= 180 ngày
2.714
3.135
12.375
421
15,5
9..240
294,7
181->360 ngày
100
787
560
777
777
-227
-28,8
> 360 ngày
387
2.816
1.665
2.429
627

1.151
40,9
Tổng NQH/ TDN
1,49%
1,68%
2,18%
(Nguồn: Báo cáo tài chính Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An 2004-2006)

2.2.3. Nợ xấu
Đánh giá các khoản nợ vay quá hạn thì hàng quý các Ngân hàng còn
phải thực hiện phân loại nợ nhằm tìm ra những khoản nợ xấu, tiềm ẩn rủi ro
trong hoạt động tín dụng Ngân hàng. Tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng
An tình hình nợ xấu được biểu hiện cụ thể:
Bảng số 2. 4: Tình hình nợ xấu từ năm 2004-2006
Đơn vị: Triệu đồng
STT

Chỉ tiêu

1

Tổng dư nợ

2

3

Năm

Năm


Năm

2004

2005

2006

So sánh 05/04
+/-

%

So sánh 06/05
+/-

%

216.000

401.331

670.000

185.331

85,8

268.669


66,9

Tổng nợ xấu

3246

6740

15200

3494

107

8460

125

- Nhóm 3

2732

3137

12845

405

14.8


9708

309

- Nhóm 4

115

787

690

672

580

-97

-12.3

- Nhóm 5

399

2816

1665

2417


605

-1151

-40.8

Nợ xấu (%)
Tổng đư nợ

1,5

1,7

2,2


xi

(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An 2005-2006)

Qua bảng ta thấy tình hình nợ xấu của chi nhánh ngày càng tăng năm
2005 tăng 107% so với năm 2004, năm 2006 tăng 125% so với năm 2005.
Tốc độ tăng nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ gia tăng dư nợ cho thấy chất lượng
tín dụng của Chi nhánh ngày càng giảm sút.
2.2.4. Quy mô tín dụng, tăng trƣởng quy mô tín dụng
Quy mô tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT quảng An liên tục tăng
trong các năm. Cụ thể:
Quy mô tín dụng CN NHNo & PTNT Quảng An 2004-2006
Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm
2004

Năm
2005

Năm
2006

So sánh 05/04
+/-

%

So sánh 06/05
+/-

%

1. Doanh số cho vay

317.215

844.149

1.920.307

526.934 166,1 1.076.158 127


2. Doanh số thu nợ

189.342

658.818

1.651.638

469.476

248 1.134.620 219

3. Dư nợ cho vay
216.000
401.331
670.000 185.331 85,8 268.669 66,9
(Nguồn: Báo cáo tài chính Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An 2004-2006)

Trong biểu 2.4 ta thấy tổng dư nợ năm 2005 tăng 85,8% so với năm
2004, năm 2006 tăng 66,9% so với năm 2005.
2.2.5 Cơ cấu tín dụng
a, Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế
Chiến lược phát triển hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHNo &
PTNT Quảng An là tập trung phát triển thị trường ở khu vực các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, thành phần kinh tế hiện nay hạot động hiệu quả
nhất như công ty cổ phần, công ty TNHH, và doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra
còn do sự tác động khách quan của nhân tố bên ngoài nên tỷ trọng cho vay
thu nợ và dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao,
chiếm khoảng 76%

b, Cơ cấu tín dụng theo thành thời hạn vay


xii

Tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An tình hình sử dụng vốn theo
thời gian được thể hiện cụ thể:
Tình hình sử dụng vốn phân theo thời gian.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
2004

Chỉ tiêu

Tỷ
trọng

Năm
2005

Tỷ
trọng

Năm
2006

Tỷ
trọng

So sánh05/04

+/-

%

So sánh 06/05
+/-

%

1. Doanh số cho vay

317.215

100 844.149

100 1.920.307

100 526.934

166 1.076.158

127

- Ngắn hạn

274.357

86.4 764.149

90.5 1.720.307


89.6 489.792

178

956.158

125

87

120.000

150

- Trung và dài hạn

42.858

13.6

80.000

9.5

200.000

11.4

37.142


2. Doanh số thu
nợ

189.342

100 658.818

100 1.651.638

100 469.476

248 1.134.620

219

- Ngắn hạn

171.321

90.5 592.418

89.9 1.509.638

91.4 281.097

164 1.057.220

234
120


- Trung và dài hạn

18.021

3. Dƣ nợ cho vay
- Ngắn hạn
- Trung và dài hạn

66.400

11.1

142.000

9.6

46.579

259

216.000

100 401.331

100

670.000

100 185.331


86

268.669 66,9

155.000

71.7 326.731

81.4

537.400

80.2 171.731

111

210.669 64,4

28.3

19.6

132.600

19.8

22

58.000 77,7


61.000

9.5

74.600

13.600

77.400

(Nguồn: Báo cáo tài chính Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An 2004-2006)

Nếu xét mối tương quan giữa thời hạn nguồn vốn huy động và thời hạn
cho vay ta thấy rõ được sự mất cân đối trong việc sử dụng nguồn để phát triển
tín dụng của Chi nhánh. Cụ thể:
Quan hệ giữa thời hạn huy động vốn và thời hạn cho vay
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
2004
2005
2006

Ngắn hạn
Trung và dài hạn
HĐV
Cho vay
Tỷ lệ tài trợ
HĐV
Cho vay Tỷ lệ tài trợ

269.000
274.357
98%
170.921
42.858
399%
846.500
764.149
111%
364.779
80.000
456%
414.000
1.634.002
25%
1.722.544
12.000
14355%
(Nguồn: Báo cáo tài chính Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An 2004-2006)

c, Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo không phải là yếu tố kiên quyết khi ra quyết định cho
vay nhưng đó là nguồn thu thứ hai sau nguồn thu thứ nhất từ phương án cho
vay khi rủi ro tín dụng xảy ra. Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo của chi


xiii

nhánh chưa thực sự hợp lý khi mà nguồn cho vay có tài sản đảm bảo hình
thành từ vốn vay còn chiếm tỷ trọng cao, và liên tục tăng qua các năm


2.3. Đánh giá chất lƣợng tín dụng tại Chi nhánh NHNo &
PTNT Quảng An
2.3.1. Những mặt đã đạt đƣợc
Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An đã đạt được những kết quả sau:
- Quy mô tín dụng tăng nhanh đều qua các năm
- Tổng thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn
thu
- Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh tuy có tăng nhưng còn rất thấp so với
mức cho phép của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam,
2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân
a, Những mặt hạn chế
- Dư nợ tín dụng có tăng song cơ cấu tín dụng còn chưa hợp lý, chưa
cân đối với cơ cấu vốn huy động.
- Tỷ lệ nợ quá hạn là thấp so với quy định của NHNo Việt Nam. Tuy
nhiên vẫn tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng
dư nợ cho vay.
- Ngân hàng vẫn chưa có chiến lược đa dạng hình thức cho vay
- Trình độ cán bộ chuyên môn còn nhiều bất cập, số lượng cán bộ trẻ
chiếm tỉ lệ lớn tuy có năng động, nhiệt tình song thiếu kinh nghiệm
b, Nguyên nhân
- Nguyên nhân từ phía ngân hàng
+ Số lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh còn thiếu đặc biệt là cán bộ
lãnh đạo
+ Chưa có sự chuyên môn hóa trong công tác tín dụng


xiv


+ Việc đánh giá tài sản thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của
doanh nghiệp chưa chính xác, phù hợp về cả giá trị kinh tế lẫn giá trị pháp lý
+ Khâu kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng vẫn chưa được thực
hiện đúng mức, cán bộ làm công tác thanh tra còn thiếu về số lượng, kinh
nghiệm thực tế và trình độ chuyên môn.
+ Hệ thống thông tin tín dụng còn yếu, chất lượng cung cấp thông tin
chưa cao, chưa kịp thời.
+ Trang thiết bị công nghệ chưa thật hiện đại.
- Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn tại chi nhánh
+ Các doanh nghiệp cung cấp không đầy đủ, chính xác, kịp thời các
thông tin tài chính
+ Về công tác tổ chức hạch toán kế toán đối với các doanh nghiệp ở
nước ta chưa chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê
- Các nguyên nhân khách quan
+ Hành lang pháp lý cho hoạt động tín chưa đồng bộ. Các văn bản
hướng dẫn còn chưa rõ ràng, cụ thể
+ Luật pháp Việt Nam chưa tạo điều kiện để các bên cho vay nhận thế
chấp đối với các loại tài sản.


xv

Chƣơng 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI
CHI NHÁNH NHNO & PTNT QUẢNG AN
3.1. Định hƣớng hoạt động kinh doanh tại chi nhánh trong
thời gian tới
3.1.1. Định hƣớng chung
Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An đề ra một số mục tiêu trong thời
gian tới (2007-2010) cụ thể như sau:

- Tăng trưởng nguồn vốn
Phấn đấu đến cuối năm 2007, tổng nguồn vốn đạt 2.600.000 triệu đồng
tăng 21,7% so với năm 2006.
- Tăng trưởng tín dụng
Kế hoạch tăng trưởng tín dụng đến cuối năm 2007 của chi nhánh đó là
đạt 1.030.000 triệu đồngmức tăng trưởng là 53.7% so với năm 2006.
- Công tác quản lý điều hành vốn
Chủ động trong công tác quản lý vốn theo cơ chế vốn hiện hành của
NHNo Việt Nam, lựa chọn các hình thức sử dụng vừa đảm bảo tính thanh
khoản vừa đảm bảo khả năng sinh lời cao.
- Công tác khách hàng
Thực hiện chính sách phân loại khách hàng theo các tiêu chí cụ thể:
khách hàng tiền gửi - tiền vay; thanh toán nhập khẩu - thanh toán xuất khẩu .
- Công tác phát triển màng lưới
Trong năm 2007 phấn đấu thành lập thêm 2 phòng giao dịch Lê Trọng
Tấn, Trần Hưng Đạo tại những địa điểm thuận tiện cho khách hàng đến giao
dịch.
- Công nghệ thông tin


xvi

Triển khai và khai thác các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, mở
rộng dịch vụ ngân hàng điện tử E-Bankingm
- Về tổ chức cán bộ và đào tạo
Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận và tuyển dụng cán bộ
mới đáp ứng yêu cầu phát triển màng lưới cho năm 2007 và những năm kế
tiếp.
3.1.2. Định hƣớng nâng cao chất lƣợng tín dụng
- Đề cao nguyên tắc tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với tốc độ

tăng trưởng nguồn vốn
- Chi nhánh chủ động phân tích đánh giá quy mô, cơ cấu hiệu quả tín
dụng đối với các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và các loại hình tín dụng
để kiểm soát vốn đầu tư tập trung phát huy những khu vực đầu tư có hiệu quả
để có chiến lược khách hàng phù hợp.
- Mở rộng hoạt động cho vay trung dài hạn nhưng phải đảm bảo tỷ
trọng theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam
- Phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng để sử lý rủi ro tín dụng thực
hiện theo đúng Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam
ban hành kèm theo quyết định 636/QĐ-HĐQT –XLRR ngày 22/06/2006
- Tuân thủ cá tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng thực hiện
theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước và hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng
tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An
3.2.1. Thực hiện chính sách tín dụng phù hợp với tình hình thực tế
Chính sách tín dụng cần tập trung vào một số nội dung sau:


xvii

- Tiếp tục củng cố, tăng cường và mở rộng hoạt động tín dụng đối với
các khách hàng truyền thống trên địa bàn
- Cân đối cơ cấu giữa tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung-dài hạn theo
hướng mở rộng hoạt động tín dụng trung-dài hạn đối với các doanh nghiệp.
3.2.2. Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định
Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định, cần phải chuẩn hoá hệ
thống các chỉ tiêu, phương pháp thẩm định; bên cạnh đó tiến hành công tác

nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tín dụng.
3.2.3. Xây dựng chiến lƣợc khách hàng đúng đắn, hiệu quả
Thành lập phòng chức năng Marketing trong cơ cấu tổ chức, để phối
hợp với các phòng ban xây dựng chiến lược Marketing tổng hợp.
3.2.4. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tín dụng của
chi nhánh
Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng phải bắt đầu từ khâu
tuyển dụng những người đã qua đào tạo tại các trường chuyên ngành, có am
hiểu thực tế.
3.2.5. Một số giải pháp khác

3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, Quốc
hôi, Chính phủ.
- Nhà nước cần tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật về tài
chính, giám sát các doanh nghiệp thực thi chế độ hạch toán kế toán.
- Quốc hội cần nhanh chóng sửa đổi bổ xung một số điều, khoản chưa
hợp lý trong bộ luật Ngân hàng tránh tình trạng chồng chéo, làm sai rồi mới
sửa…


xviii

- Chính phủ cần thúc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của Công ty mua
bán nợ và tài sản lưu động của doanh nghiệp được thành lập theo quyết định
109/2003/QĐ-TTg ngày 5/6/2003
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam
- Hoàn thiện chế độ trích lập và sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp rủi ro
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng của các

NHTM
- Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng
3.3.3. Kiến nghị với cơ quan các cấp:
Sở tài nguyên môi trường, ủy ban nhân dân quận, huyện phải khẩn
trương trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyến sử dụng
đất ở
Toà án nhân dân các cấp có thẩm quyền nên ủng hộ các NHTM giải
quyết nhanh tróng, dứt điểm những vụ kiện nhằm sớm thu hồi vốn về cho
Ngân hàng.
Phòng công chứng nhà nước, các quận, huyện cần thống nhất với các tổ
chức tín dụng về nội dung Hợp đồng công chứng…
3.3.4. Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam
Tăng cường thông tin cho các chi nhánh trong hệ thống.
Nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ
Tăng cường kiểm tra kiểm soát. Ngoài việc kiểm tra kiểm soát theo
định kỳ NHNo & PTNT cần tổ chức nhiều đợt kiểm tra đột xuất tại các Chi
nhánh có biểu hiện bất thường, kiểm tra chéo.


xix

KẾT LUẬN
Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đang mở ra
nhiều cơ hội cho Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An nói riêng và hệ thống
NHTM nói chung, song cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đòi hỏi phải
có những cải tổ thích hợp, đặc biệt trong công tác tín dụng. Hiện nay, các
NHTM đang đẩy mạnh các biện pháp nhằm ngân cao chất lượng hoạt động
tín dụng tại Ngân hàng để đảm bảo hoạt động của Ngân hàng phát triển một
cách bền vững, hiệu quả. Mở rộng thị phần và thu hút được nhiều khách hàng
tăng sức cạnh tranh vị thế của Ngân hàng mình trong điều kiện hội nhập.

Trong phạm vi nghiên cứu, Luận văn đã khái quát những vấn đề về chất
lượng tín dụng của NHTM, yêu cầu và ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng
tín dụng tại NHTM. Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại
Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An, tìm ra những yếu kém và những
nguyên nhân làm phát sinh những yếu kém đó Luận văn đã đề đưa ra các giải
pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh. Đồng thời, với định hướng
và quan điểm phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, chiến lược phát triển
kinh tế xã hội và của ngành ngân hàng, Luận văn cũng đề xuất một số kiến
nghị với Chính phủ, các cơ quan ban ngành, Ngân hàng Nhà nước, NHNo &
PTNT Việt Nam nhằm thực hiện các giải pháp đã nêu. Góp phần từng bước
nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An, tiến
tới phát triển bền vững, sẵn sàng đáp một cách tốt nhất yêu cầu của khách
hàng và đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của chi nhánh.
Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc nghiên cứu, thu thập tài liệu song
Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong
nhận được những lời góp ý của Thầy giáo, Cô giáo, các nhà khoa học và các
bạn bè đồng nghiệp cũng như những người quan tâm đến vấn đề này.
Xin chân thành cảm ơn./.



×