Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.19 KB, 74 trang )

Lời Cảm Ơn

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ của các tập thể, cá nhân trong và
ngoài trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô
giáo khoa Kinh tế và Phát triển , trường


Đại học Kinh Tế Huế đã tận tình truyền
đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá
trình học và thực tập.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới thầy giáo Nguyễn Quang Phục
đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp
đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và
hoàn thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của
Phòng Kinh Tế Thành Phố Huế, các thành
viên trong phòng đã nhiệt tình hướng
dẫn, giúp đỡ, cung cấp số liệu cho tôi
hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người
thân, bạn bè, đã quan tâm, động viên,
đóng góp ý kiến quý báu trong quá trình
thực tập tốt nghiệp.
iii


i

Đ
A

̣I H

O

̣C


K

IN

H



́H

U

Ế

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song không
thể tránh khỏi những sai sót nhất định,
vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của quý thầy cô giáo và mọi
người.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Kim Oanh

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................ ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ....................................................................................... x
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ................................................................................ xi
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT..................................................... xii

Ế

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1

U

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1

́H

2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2



3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu...................................................................... 2
3.1.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp .......................................................................... 2

H

3.1.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp............................................................................ 2

IN

3.2. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 2

3.3. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 2

K

4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

̣C

4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 3

O

4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3

̣I H

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................... 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 4

Đ
A

1.1. Cơ sở lý luận................................................................................................ 4
1.1.1. Khái quát về nghề đúc đồng trên địa bàn thành phố Huế .................... 4
1.1.2 Vai trò của nghề đúc đồng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố Huế .......................................................................................... 8
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề đúc đồng .............. 9
1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng ............................................................ 11
1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................... 11
1.2.1. Tình hình phát triển chung của nghề đúc đồng ở Việt Nam .............. 11

1.2.2. Tình hình phát triển chung của nghề đúc đồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế. 12

v


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ ĐÚC ĐỒNG TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HUẾ....................................................................................... 14
2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, lịch sử, cở sở hạ tầng , dân số, lao động và
kinh tế - xã hội của thành phố Huế................................................................... 14
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của thành phố Huế ............................................... 14
2.1.2 Đặc điểm lịch sử của thành phố Huế.................................................. 15
2.1.3 Cơ sở hạ tầng của thành phố Huế........................................................ 15
2.1.4 Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Huế ..................................... 16

Ế

2.1.5 Đánh giá chung về thành phố Huế ...................................................... 17

U

2.2 Sự phát triển của nghề đúc đồng ở thành phố Huế trong giai đoạn 2010-

́H

2012 .................................................................................................................. 17



2.3 Kết quả điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh đúc đồng trên địa bàn thành
phố Huế............................................................................................................. 20

2.3.1 Tình hình chung của các hộ điều tra.................................................... 20

H

2.3.2 Kết quả và hiệu quả sản xuất của các cơ sở điều tra ........................... 27

IN

2.3.3 Một số vấn đề về thị trường của các cơ sở điều tra ............................. 29

K

2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các cơ sở điều tra.................................................................................... 33

̣C

2.3.5 Thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng của các hộ điều tra ................... 37

O

2.4 Đánh giá chung về tình hình phát triển ngành nghề đúc đồng ở thành phố

̣I H

Huế.................................................................................................................... 41
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM

Đ
A


PHÁT TRIỂN NGHỀ ĐÚC ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ..... 43
3.1 Định hướng phát triển................................................................................. 43
3.1.1 Định hướng chung ............................................................................... 43
3.1.2 Định hướng cụ thể ............................................................................... 43
3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nghề đúc đồng trên địa bàn thành
phố Huế............................................................................................................. 44
3.2.1 Giải pháp về quy hoạch nghề .............................................................. 44
3.2.2 Giải pháp về mối liên kết, hợp tác giữa các đơn vị trong ngành thông
qua các hiệp hội ngành nghề ........................................................................ 45
3.2.3 Giải pháp về thị trường và tiêu thị sản phẩm ...................................... 46
vi


3.2.4 Giải pháp phát triển nguồn vốn ........................................................... 47
3.2.5 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực cho nghề đúc đồng ............... 48
3.2.6 Giải pháp về xúc tiến thương mại và tiếp cận thông tin...................... 49
3.2.7 Giải pháp về phát triển thiết kế mẫu mã cho sản phẩm đồng mỹ nghệ ... 50
PHẨN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 52
1. Kết luận............................................................................................................. 52
2. Kiến nghị .......................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 54

Đ
A

̣I H

O


̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

PHỤ LỤC ................................................................................................................ 55

vii


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Thông qua việc tìm hiểu thực trạng phát triển của các cơ sở đúc đồng trên địa
bàn thành phố Huế trong giai đoạn 2010 - 2012, đề tài “Giải pháp phát triển nghề
đúc đồng trên địa bàn thành phố Huế” đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm
phát triển ngành nghề đúc đồng trên địa bàn thành phố Huế đến năm 2015 và làm
cơ sở để hoạch định chính sách phát triển địa bàn thành phố Huế đến năm 2020.

Ế


Đề tài đã sử dụng nguồn số liệu thứ cấp thông qua các báo cáo, tư liệu thống

U

kê… liên quan vấn đến đề nghiên cứu và nguồn số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn

́H

trực tiếp với đối tượng là các chủ cơ sở đúc đồng, các cán bộ địa phương phụ trách



công tác phát triển nghề đúc đồng trên địa bàn thành phố Huế. Dựa trên các phương
pháp phân tích, thống kê, so sánh để đưa ra kết quả nghiên cứu.

H

Bố cục đề tài ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, phần nội dung được chia làm
3 chương:

IN

Chương I. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

K

Đưa ra hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến nghề đúc đồng, làm

̣C


cơ sở để nghiên cứu thực trạng trên địa bàn và đưa ra các giải pháp.

O

Chương II. Thực trạng phát triển nghề đúc đồng trên địa bàn thành phố Huế

̣I H

Khái quát các đặc điểm tự nhiên, lịch sử, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên
cứu, tìm hiểu thực trạng phát triển của nghề đúc đồng trên địa bàn thành phố Huế,

Đ
A

các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề đúc đồng và những khó khăn, tồn
tại của nghề.

Chương III. Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nghề

đúc đồng trên địa bàn thành phố Huế.
Dựa trên những phương hướng phát triển nghề đúc đồng trên địa bàn thành
phố Huế và thông qua phân tích mô hình ma trận SWOT, để từ đó đưa ra những giải
pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nghề đúc đồng ở thành phố Huế đến năm 2015,
định hướng đến năm 2020, đáp ứng mục tiêu phát triển của thành phố trong thời
gian tới.

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1:

Số lượng đơn vị, lao động, vốn sản xuất kinh doanh, tổng giá trị sản xuất
của nghề đúc ở thành phố Huế giai đoạn 2010 – 2012 ........................... 17

Bảng 2:

Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra............................. 20

Bảng 3:

Đặc điểm chung của các chủ cơ sở điều tra ............................................ 22

Bảng 4:

Lao động và mặt bằng sản xuất kinh doanh của các cơ sở điều tra giai

Ế

đoạn 2010 – 2012 .................................................................................... 24
Vốn sản xuất kinh doanh của các cơ sở điều tra ..................................... 25

Bảng 6:

Tình hình vay vốn của các cơ sở điều tra năm 2012............................... 26

Bảng 7:

Kết quả sản xuất bình quân của các cơ sở điều tra trong giai đoạn 2010 –




́H

U

Bảng 5:

2012......................................................................................................... 27
Hiệu quả sản xuất của các cơ sở điều tra trong giai đoạn 2010 - 2012......... 28

Bảng 9:

Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở điều tra ................................ 30

IN

H

Bảng 8:

Bảng 10: Một số vấn đề về thông tin thị trường, mẫu mã hàng hóa và cơ sở hạ tầng

K

của các cơ sở điều tra .............................................................................. 31

̣C

Bảng 11: Ảnh hưởng của chi phí trung gian tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinh


O

doanh của các cơ sở đúc đồng trong giai đoạn 2010 – 2012 .................. 34

̣I H

Bảng 12: Ảnh hưởng của mặt bằng sản xuất kinh doanh tới kết quả và hiệu quả sản
xuất kinh doanh của các cơ sở đúc đồng trong giai đoạn 2010 – 2012 ...... 35

Đ
A

Bảng 13: Những vấn đề khó khăn của các cơ sở điều tra....................................... 38
Bảng 14: Phân tích SWOT của ngành nghề đúc đồng ở thành phố Huế................ 40

ix


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1:

Tổng vốn sản xuất kinh doanh và tổng giá trị sản xuất của nghề đúc ở
thành phố Huế giai đoạn 2010-2012 .................................................. 19
Cơ cấu vốn vay của các cơ sở đúc đồng năm 2012............................. 27

Biểu đồ 3:

Cơ cấu thị trường nguyên vật liệu ....................................................... 30


Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

Biểu đồ 2:

x


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU PHỎNG VẤN CÁC CƠ SỞ ĐÚC ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HUẾ ........................................................................... 55

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NGHỀ ĐÚC ĐỒNG HUẾ ...................... 62

xi



DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Công nghiệp

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

GTSX

Giá trị sản xuất

ĐVT

Đơn vị tính



Lao động

BQ

Bình quân

BQC

Bình quân cộng


Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

CN

xii


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Nghề đúc đồng truyền thống là một bộ phận quan trọng đã hình thành và tồn
tại trong suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và thành phố
Huế nói riêng, gắn liền với hình ảnh làng nghề và những cơ sở đã có từ lâu đời
chuyên sản xuất những sản phẩm thủ công bằng đồng để phục vụ cho các mục đích

Ế

sử dụng của đời sống. Theo dòng chảy của sự vận động và phát triển, cũng như bao

U

ngành nghề khác, nghề đúc đồng của Huế đã trải qua các giai đoạn hưng thịnh và

́H

suy tàn nhất định, và cho đến ngày nay nghề đúc đồng đã giữ một vai trò quan trọng



trong đời sống kinh tế và xã hội của thành phố Huế. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện
nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở đúc đồng trên địa bàn vẫn còn

H

yếu, chưa tạo được những chuyển biến lớn nhằm tăng tốc cho sự phát triển của

IN

ngành, thể hiện ở giá trị sản xuất vẫn chưa cao so với các tỉnh, thành phố khác. Số

lượng các cơ sở và lao động có xu hướng giảm theo mỗi năm và phần lớn các cơ sở

K

chỉ duy trì sản xuất ở quy mô nhỏ, cùng với mẫu mã chưa phong phú, bao bì thẩm

̣C

mỹ kém nên chưa đáp ứng tốt thị hiếu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài

O

nước. Bên cạnh đó, do không áp dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại vào quá trình

̣I H

sản xuất nên năng suất thấp, giá trị lao động thủ công trong một đơn vị sản phẩm
còn quá lớn làm cho giá thành cao, đồng thời công tác tuyên truyền, tiếp thị quảng

Đ
A

cáo còn ít được chú trọng , và trình độ quản lý của chủ cơ sở vẫn còn hạn chế.
Trước những vấn đề trên, yêu cầu đặt ra là làm thế nào để phát huy hết những

tiềm năng sẵn có của nghề đúc đồng trên địa bàn thành phố Huế. Đây là yêu cầu
vừa cấp thiết vừa lâu dài cần được nghiên cứu nhằm tìm ra những căn cứ lý luận và
thực tiễn làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển phù hợp. Xuất phát từ
đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển nghề đúc đồng trên địa
bàn thành phố Huế” và làm luận văn tốt nghiệp của mình.


1


2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tình hình phát triển nghề đúc đồng trên địa bàn thành phố Huế, làm
cơ sở để hoạch định chính sách phát triển địa bàn thành phố Huế đến năm 2020.
 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghề đúc đồng.
- Đánh giá thực trạng phát triển nghề đúc đồng trên địa bàn thành phố Huế.

Ế

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nghề đúc đồng trên

U

địa bàn thành phố Huế đến năm 2015.

́H

3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu



3.1.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp

Nguồn tài liệu được thu thập từ niên giám thống kê của tỉnh Thừa Thiên Huế,


H

số liệu từ phòng kinh tế thành phố Huế, tài liệu từ các nguồn sách báo, báo điện tử,

IN

các báo cáo khoa học, công trình nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả liên quan

K

đến lĩnh vực nghiên cứu…

3.1.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp

O

̣C

- Phỏng vấn 55 trong tổng số 61 cơ sở đúc đồng trên địa bàn thành phố Huế.

̣I H

- Phỏng vấn sâu cán bộ địa phương nhằm tìm hiểu quá trình hình thành và phát
triển việc đúc đồng; các chương trình, chính sách hỗ trợ hoạt động đúc đồng; tình hình

Đ
A

phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố, tổ và nhóm giải pháp mà chính quyền

đưa ra để giải quyết các tồn tại trong quá trình phát triển ngành nghề đúc đồng.
- Đi thực địa quan sát quá trình đúc đồng của các đơn vị trên địa bàn thành

phố Huế.
3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được lưu trữ và xử lý thông qua phần mềm Microsoft Office Excel.
3.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng hệ thống các phương pháp phân tích định tính và định lượng của các
hiện tượng để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có kết hợp giữa nghiên cứu các
hiện tượng số lớn và số bé.
2


- Sử dụng phương pháp tổng hợp và chi tiết hóa để phân tích ảnh hưởng của
các nhân tố tới sự phát triển của ngành nghề.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vào các hộ gia đình có làm nghề đúc đồng trên địa
bàn thành phố Huế. Nhằm đánh giá tình hình sản xuất và đưa ra các giải pháp để
phát triển ngành nghề đúc đồng trên địa bàn thành phố Huế.

Ế

4.2. Phạm vi nghiên cứu

U

- Về mặt không gian: Địa bàn thành phố Huế.

Đ

A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

- Về mặt thời gian: Tình hình sản xuất trong giai đoạn 2010-2012

3


PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái quát về nghề đúc đồng trên địa bàn thành phố Huế
1.1.1.1. Nguồn gốc của nghề đúc đồng trên địa bàn thành phố Huế

Ế


Hiện nay, các cơ sở đúc đồng trên địa bàn thành phố Huế chủ yếu tập trung ở

U

phường Thủy Xuân và Phường Đúc, là hai địa bàn nằm sát nhau. Ngày xưa, khu vực

́H

này có tên gọi là làng Dương Xuân và người dân trong làng đa phần đều làm nghề
đúc đồng nên dần dần đã hình thành một làng nghề truyền thống đúc đồng ở Huế.



Vậy làng nghề đúc đồng Dương Xuân hay nghề đúc đồng ở Huế đã có từ khi nào?

H

Có thể nói rằng nghề đúc đồng truyền thống ở Huế hình thành từ thời chúa

IN

Nguyễn Hoàng vào Nam lần thứ 2 (năm 1600). Với ý đồ lập nghiệp lâu dài ở xứ
Đàng Trong, chúa Nguyễn đã chiêu tập thợ lành nghề xứ Kinh Bắc theo mình để

K

vào chế tạo vũ khí và đồ dùng khác tại vùng đất mới.

̣C


Tại đây, ngài Cao tổ Nguyễn Văn Đào và cha đã mở lớp truyền dạy nghề đúc

O

cho con cháu nội ngoại và bà con trong vùng. Trải qua 12 đời, nhiều vị trong dòng họ

̣I H

Nguyễn được phong tặng tước vị và đã phục vụ trong tượng cục: Cai quan, Thủ hiệp,
Chánh ty quan, chú tượng Kinh Nhơn ty, cai cuộc tượng, đội trưởng, cửu phẩm, nghệ

Đ
A

nhân... tham gia đúc các sản phẩm đồng có giá trị như: Chuông chùa Linh Mụ, các
vạc lớn đặt ở Đại Nội, Cửu Đỉnh, Cửu Vị và rất nhiều đồ đồng sử dụng trong cung
đình và trong nhân dân... Từ dòng họ Nguyễn đầu tiên đến đây đã có rất nhiều ngoại
tộc trở thành rể các chủ lò họ Nguyễn và được truyền nghề như họ Tống, họ Lê, họ
Huỳnh… Lớp hậu duệ này đã trở thành những truyền nhân xứng đáng tiếp tục nối
nghiệp truyền thống của cha ông, để lại không ít sản phẩm nổi tiếng ở đất Cố Đô này
cũng như các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Quảng Nam - Đà Nẵng, Bình Định, Nha
Trang, Đà Lạt, Sài Gòn, Lục tỉnh và cả miền Bắc. Nhiều sản phẩm đã vượt biên giới
sang Lào, Hồng Kông, Đài Loan và các nước Mỹ, Canađa, Pháp...
4


Làng Dương Xuân xưa, nơi tập trung những người thợ đúc sinh sống và làm
nghề, ngày nay là Phường Đúc, là một trong những nơi sinh hoạt nghề nhộn nhịp
nhất và so với các làng nghề khác ở Huế thì quá trình kỹ thuật truyền thống vẫn

được những người thợ ở đây gìn giữ gần như nguyên vẹn.
1.1.1.2. Sản phẩm và quy trình đúc đồng
1.1.1.2.1.Quy trình đúc đồng
 Bước 1: Tạo mẫu

Ế

- Dùng đất sét chuyên ngành điêu khắc đắp mẫu theo quy định, chỉnh sửa

U

đường nét, ngôn ngữ điêu khắc của thành phẩm trên từng thành phẩm.

́H

- Khi đạt được yêu cầu làm khuôn thạch cao âm bản chỉnh sửa đổ ra khuôn



thạch cao.

- Bản chỉnh sửa đường nét như phát thảo đã được duyệt.

H

 Bước 2: Tạo khuôn

IN

- Dùng đất + Chấu + Giấy gió Để làm khuôn âm bản (Khuôn mở hay còn gọi

là khuôn 2 nửa).

K

- Sau đó dùng đất bùn củ + Chấu + Bột chịu nhiệt làm cốt bên trong (gọi là

̣C

làm thao).

O

- Nung chín khuôn ở nhiệt độ 700 độ C, sau đó để nguội căn chỉnh độ dày

̣I H

mỏng của phần đồng, đạt theo yêu cầu kỹ thuật.
- Chỉnh sủa khuôn, lau nhãn, quét sơn chịu nhiệt nung lại 1 lượt nữa ở nhiệt độ

Đ
A

500 độ C, ghép khuôn thành 1 khối.
 Bước 3: Nấu chảy nguyên liệu
Nấu đồng ở nhiệt độ 1200 độ C, khi đồng chảy hết pha tỷ lệ Thiếc + Chì +

Kẽm theo yêu cầu, chỉnh nhiệt độ là 1250 độ C, nước đồng lỏng đạt theo yêu cầu
lúc đó đưa ra và rót vào khuôn.
 Bước 4: Rót khuôn
Trước khi đúc đồng và các hợp kim nóng chảy vào khuôn phải nung khuôn

nóng đều, đủ độ nhiệt cho đồng chảy đều trong khuôn. Đây là khâu khó nhất phải
nhờ kinh nghiệm của đôi mắt và khả năng phán đoán của nghệ nhân.
5


 Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm
Sau khi khuôn nguội, dỡ khuôn lấy sản phẩm ra mài, giũa, đục, tách, mà rũa
theo mẫu và con mắt của nghệ nhân phải đồng sắc - đồng khí mới đạt yêu cầu kỹ
thuật , nghệ thuật. Khó đúc nhất là các loại: sản phẩm có các thành phần chi tiết
nhỏ, tượng chân dung Phật, người phải có thần thái; chuông, khánh đánh lên phải
trong trẻo, ngân vang.
1.1.1.2.2. Sản phẩm của quá trình đúc đồng

Ế

- Các sản phẩm truyền thống đặc trưng như lư đồng, bát hương, tam sự, ngũ

U

sự, chuông, cồng, chiêng...

́H

- Các sản phẩm lưu niệm tinh xảo bằng đồng cũng được sản xuất phục vụ



khách du lịch tại chỗ như tượng danh nhân, trống đồng, bình hoa, và các biểu tượng
văn hóa tiêu biểu của Huế và đất nước...


H

- Những chi tiết máy dùng trong công nghiệp và những linh kiện có tính chính

IN

xác cao.

̣C

 Có lịch sử lâu đời

K

1.1.1.3. Đặc điểm chung của nghề đúc đồng truyền thống

O

Huế trước đây là vùng đất kinh kỳ, những sản phẩm thủ công được làm để

̣I H

phục cho nhu cầu sử dụng của tầng lớp quan lại, quý tộc thượng lưu hoặc hình
thành từ yêu cầu của triều đình. Chính yếu tố lịch sử này đã giúp cho các nghệ nhân

Đ
A

làm ra các sản phẩm đạt đến độ tinh xảo cao, mang tính biểu tượng của nền mỹ
thuật đất nước trong một giai đoạn lịch sử. Và ngày nay, nhiều sản phẩm đã trở

thành di sản văn hóa đặc sắc được lưu giữ và bảo tồn.
 Có bản sắc văn hóa riêng
Trong đời sống tâm linh của người dân Huế, việc thờ cúng tổ tiên, đồ tự khí
trang trọng bằng đồng hầu như không thể thiếu vắng trên bàn thờ của mỗi gia đình.
Nghề đúc đồ tự khí ở ở Huế tồn tại, phát triển gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng ấy.
Ngày nay, các nghệ nhân đúc đồng vẫn tiếp tục duy trì truyền thống đó bên cạnh

6


việc phát triển những sản phẩm mới mang đậm văn hóa Huế để phục cho nhu cầu
của người tiêu dùng.
 Tính mỹ thuật, độc đáo của sản phẩm là sự kết tinh và tính kế tục qua nhiều
thế hệ lao động
Phương pháp dạy nghề chủ yếu được thực hiện theo phương pháp truyền nghề.
Chính nghệ nhân, thợ cả đã giữ cho nghề tồn tại, đã tạo ra những người thợ kế tục
theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”, “vừa làm vừa học” ngày này qua ngày khác,

Ế

năm này sang năm khác. Nghững người thợ không chỉ sản xuất ra những sản phẩm

U

tiêu dùng mà họ còn là những nghệ nhân chuyên sản xuất ra những sản phẩm mang

́H

tính nghệ thuật cao. Chức năng nghệ thuật, tính chất mỹ thuật của nghề đúc đồng


ngành đại công nghiệp.

H

 Lao động chủ yếu bằng thủ công



chính là điều kiện là cho nghề vượt lên tính giai đoạn để tồn tại song song với

IN

Lao động trong ngành nghề chủ yếu là lao đông thủ công, nhờ vào kỹ thuật

K

kéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và tính sáng tạo của người

̣C

thợ, người nghệ nhân. Chính đặc điểm này đã khiến ngành nghề gặp không ít khó

O

khăn trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay.

̣I H

1.1.1.4. Một số nghệ nhân và cơ sở đúc đồng lâu đời và nổi tiếng của
thành phố Huế


Đ
A

- Nghệ nhân Nguyễn Văn Sính, chủ cơ sở đúc đồng Nguyễn Văn Sính, 76 Bùi
Thị Xuân.

- Nghệ nhân Nguyễn Văn Đệ, chủ cơ sở đúc đồng Nguyễn Văn Đệ, 171/4 Bùi

Thị Xuân.
- Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện, chủ cơ sở đúc đồng Nguyễn Văn Viện, thôn
thượng 4, phường Thủy Xuân.
- Nghệ nhân Nguyễn Văn Trai, chủ cơ sở đúc đồng Nguyễn Văn Trai, thôn
thượng 4, phường Thủy Xuân.
Và nhiều nghệ nhân cùng với các cơ sở đúc đồng khác.
7


1.1.2. Vai trò của nghề đúc đồng trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của thành phố Huế
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế như hiện nay, nghề đúc đồng tuy là một nghề
truyền thống nhưng vẫn có những vai trò không nhỏ trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của thành phố Huế. Đó là:
- Nghề đúc đồng ra đời đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
Hiện nay trên địa bàn thành phố Huế có 61 cơ sở đúc đồng với 2 hợp tác xã, 1

Ế

doanh nghiệp tư nhân thu hút gần 300 lao động thường xuyên, giúp cho người dân


U

có công ăn việc làm ổn định.

́H

- Phát triển nghề đúc đồng nâng cao thu nhập của người dân, góp phần vào



chương trình xóa đói giảm nghèo của Tỉnh và thành phố. Theo số liệu thống kê năm
2012, thu nhập bình quân của nghề đúc đồng là 4.500.000 đồng/người/tháng. Với

H

mức thu nhập bảo đảm này sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho

IN

người lao động.

K

- Phát triển nghề đúc đồng góp phần gia tăng tổng sản phẩm hàng hóa cho nền

̣C

kinh tế. Ước tính doanh thu từ sản phẩm nghề đúc trên địa bàn thành phố Huế đạt từ

O


7 đến 10 tỷ đồng/năm, góp phần vào sự tăng trưởng chung của toàn tỉnh.

̣I H

- Phát triển nghề đúc đồng góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc trong
thời đại toàn cầu hóa. Nhiều sản phẩm của ngành nghề sản xuất ra mang tính nghệ

Đ
A

thuật cao với các đặc tính riêng có của ngành nghề và những sản phẩm đó đã vượt
qua giá trị hàng hóa đơn thuần, trở thành những sản phẩm văn hóa được coi là biểu
tượng của truyền thống dân tộc Việt Nam như Cửu đỉnh, Cửu vị thần công, chuông
Đại Hồng Chung,… Nói cách khác, kinh tế và văn hóa gắn bó với nhau, hòa quyện
vào nhau trong mỗi sản phẩm đồng mỹ nghê. Bởi vậy, phát triển nghề đúc đồng góp
phần đắc lực vào việc giữ gìn các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam trong quá
trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Phát triển nghề đúc đồng góp phần mở rộng thị trường, giới thiệu văn hóa Việt
Nam ra thế giới. Trung tâm giới thiệu Làng nghề truyền thống Huế đã được xây
8


dựng, trưng bày hình ảnh các sản phẩm cũng như lịch sử của nghề đúc đồng để phục
vụ du khách trong và ngoài nước tới tham quan và mua các sản phẩm lưu niệm.
- Phát triển nghề đúc đồng góp phần phát triển khối doanh nghiệp, định hình
nên một đội ngũ thương nhân mới. Hiện nay, trên địa bàn thành phố chỉ có hơn 60
cơ sở đúc đồng, số doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực ngành nghề này còn rất
hạn chế nhưng đây chính là những lực lượng đóng vai trò rất quan trọng trong quá
trình phát triển và mở rộng thị trường cho ngành hàng này.


Ế

- Phát triển nghề đúc đồng theo hướng liên kết cùng ngành du lịch thông qua

U

việc kết hợp với các tour du lịch tìm hiểu về các di sản, các làng nghề truyền thống

́H

thành phố Huế góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch tỉnh nhà.



1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề đúc đồng
Quá trình hình thành và phát triển của nghề chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố

H

tự nhiên, kinh tế, xã hội, trong đó thì các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng

K

 Nhu cầu của thị trường

IN

mạnh mẽ hơn cả. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển gồm có:


̣C

Sự tồn tại và phát triển của nghề phụ thuộc rất lớn vào khả năng đáp ứng nhu

O

cầu ngày càng đa dạng, phong phú và thường xuyên biến đổi của thị trường. Khi

̣I H

nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm đúc đồng ngày càng lớn sẽ thúc đẩy việc
mở rộng quy mô sản xuất trong tương lai và ngược lại.

Đ
A

 Trình độ kỹ thuật và công nghệ
Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất có ảnh hưởng rất quan trọng đối với

nghề. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng và giá thành sản
phẩm, đến năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường và cuối
cùng là quyết định đến sự tồn tại hay suy vong của các cơ sở sản xuất.
 Chính sách và pháp luật Nhà nước
Cơ chế chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hay
suy vong của nghề. Hiện nay Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách

9


ưu tiên khuyến khích, hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề truyền thống là điều kiện

tốt để ngành nghề phát triển và mở rộng được thị trường.
 Yếu tố truyền thống
Đối với làng đúc hiện có khá nhiều nghệ nhân, thợ cả có trình độ tay nghề cao,
có kinh nghiệm sản xuất, có tâm huyết với nghề, là những hạt nhân để duy trì và
phát triển của nghề. Họ là cơ sở cho sự tồn tại bền vững của làng nghề trước mọi

dân tộc, làm cho sản phẩm có tính độc đáo và có giá trị cao.

U

 Yếu tố nguyên vật liệu

Ế

thăng trầm và đảm bảo duy trì, bảo tồn những nét đặc trưng văn hóa của nghề, của

́H

Yếu tố nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất



của nghề. Khối lượng, chủng loại, phẩm cấp và khoảng cách từ cơ sở sản xuất tới
nơi có nguồn nguyên vật liệu có ảnh hưởng tới chất lượng và giá thành sản phẩm

H

của các đơn vị sản xuất.

IN


 Vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh

K

Vốn là yếu tố, là nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ quá trình sản xuất, kinh

̣C

doanh nào. Sự phát triển của nghề cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của nhân tố

O

vốn sản xuất. Hiện tại có nhiều nguồn vốn vay ưu đãi để giúp các doanh nghiệp

̣I H

làng nghề đầu tư mở rộng sản xuất, tuy nhiên vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải
chủ động và mạnh dạn khai thác, đồng thời các cấp chính quyền cần tạo điều kiện

Đ
A

thuận lợi nhất để các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng,
hiệu quả.

 Kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông, điện, cấp và thoát nước, bưu chính -

viễn thông,... có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành, tồn tại và phát triển của nghề,

trong đó giao thông vận tải là yếu tố quan trọng nhất.
 Ô nhiễm môi trường
Vấn đề ô nhiễm môi trường mà nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn
trong phạm vi các cơ sở sản xuất mà còn ảnh hưởng đến người dân các vùng lân
10


cận. Nếu không có hướng giải quyết bền vững thì tai họa về môi trường, về bệnh
tật, sức khỏe người dân sẽ ngày càng nghiêm trọng và các cơ sở sản xuất chắc chắn
đứng trước nguy cơ phải đóng cửa.
1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng
- Tổng giá trị sản xuất GO: Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ do lao động
xã hội tạo ra trong một thời kì nhất định thường là 1 năm.


GO

Ế

: Số lượng sản phẩm i

U

: Giá bán sản phẩm i

́H



(i=1,...,n)


- Chi phí trung gian (IC): Là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất bao gồm



chi phí vật chất và dịch vụ thuê ngoài để sản xuất.

- Giá trị tăng thêm (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung

H

gian, là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi phí trung gian của hoạt động

IN

sản xuất.

K

VA= GO – IC

̣C

- Giá trị sản xuất tính cho một đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): Là chỉ tiêu

O

phản ánh về số lượng, cho biết số đơn vị giá trị sản xuất thu được khi bỏ ra một đơn

̣I H


vị chi phí trung gian đầu tư cho sản xuất.
- Giá trị gia tăng tính cho một đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): Là chỉ tiêu

Đ
A

phản ánh về số lượng, cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra để đầu tư cho
sản xuất thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng.
- Giá trị gia tăng tính trên một đơn vị giá trị sản xuất (VA/GO): là chỉ tiêu

phản ánh về số lượng, cho biết cứ một đơn vị giá trị sản xuất tạo ra thì thu được bao
nhiêu giá trị gia tăng.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình phát triển chung của nghề đúc đồng ở Việt Nam
Việt Nam hiện có khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau, trong đó đa
phần đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm song song với quá trình phát triển
11


kinh tế - xã hội, văn hóa và nông nghiệp của đất nước. Ví như sản phẩm lụa của Hà
Đông (Hà Tây) có trên 1.700 năm lịch sử, sản phẩm gốm bát tràng (Hà Nội) đã có
gần 500 năm tồn tại, nghề đan mây tre ở Phú Vinh (Hà Tây) cũng đã hình thành từ
cách đây 700 năm… Trong các ngành nghề đó thì nghề đúc đồng là nghề thủ công có
truyền thống lâu đời và nổi tiếng bật nhất ở việt Nam. Nghề đúc đồng Việt Nam đã
xuất hiện từ thời Phùng Nguyên, cách đây khoảng hơn 4 nghìn năm và trong suốt quá
trình phát triển các nghệ nhân đúc đồng đã tạo ra rất nhiều sản phẩm nổi tiếng trong

Ế


lịch sử văn hóa dân tộc. Như trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ ở thời các

U

vua Hùng; Cửu Đỉnh và Cửu vị thần công ở thời nhà Nguyễn hiện được đặt tại khu

́H

vực Đại Nội Huế; pho tượng thánh Trấn Vũ bằng đồng đen đặt ở đền Quán Thánh



(Hà Nội); và tiêu biểu nhất hiện nay là tượng Phật Di Đà ở chùa Thần Quang.
Trải qua thời gian dài, các thế hệ thợ đúc đồng đã tạo nên nhiều làng nghề đúc

H

đồng nổi tiếng ở trên khắp các nước, tiêu biểu nhất là làng nghề Ngũ xã – trung tâm

IN

đúc đồng lớn và nổi tiếng nhất của đất nước suốt 500 nay. Các làng nghề nổi danh

K

khác là: gò đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh), đúc đồng Đền Cầu (Bắc Ninh) và Đông

̣C

Mai (Văn Lâm, Hưng Yên), đúc đồng Huế, đúc lư hương Tân Hoà Đông và dát


O

đồng tam khí Hoà Hưng (Thành phố Hồ Chí Minh) và các làng nghề khác thuộc các

̣I H

tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hoá, vv.
Tuy nhiên, hiện nay bộ mặt các làng nghề đúc đồng đang thay đổi nhanh

Đ
A

chóng do Việt Nam đang chuyển sang kinh tế thị trường và khuyến khích xuất khẩu.
Quá trình công nghiệp hóa và áp dụng các chính sách khuyến khích phát triển ngành
nghề nông thôn đã giúp cho các làng nghề đúc đồng có thêm nhiều điều kiện phát
triển, tạo ra được nhiều công ăn việc làm cho những người lao động và đóng góp
vào ngân sách hằng năm của mỗi địa phương.
1.2.2. Tình hình phát triển chung của nghề đúc đồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Theo số liệu điều tra khảo sát năm 2012, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 38 nghề
và làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN). Tổng số đơn vị sản xuất thuộc khu vực
nghề thủ công truyền thống hiện còn 1.634 cơ sở sản xuất, tổng vốn đầu tư sản xuất
12


là 24,9 tỷ đồng, thu hút 6.582 lao động, chiếm 54,8% tổng số lao động của ngành
CN – TTCN, tổng doanh thu của các nghề và làng nghề là 214 tỷ đồng. Giá trị sản
xuất công nghiệp của nghề và làng nghề truyền thống Huế chiếm tỷ trọng 35% so
với giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố. Thu nhập bình quân hàng tháng của
lao động nghề thủ công xấp xỉ 1.500.000 đồng/người/tháng. Trong đó số cơ sở đúc

đồng chỉ tập trung phân bố ở địa bàn thành phố Huế. Trong những năm gần đây,
chính quyền tỉnh TT-Huế đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các cơ sơ

Ế

sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời nắm bắt được nhu cầu và

U

thị hiếu của thị trường để kết hợp nhiều chương trình du lịch và văn hóa với việc

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H


phát triển nghề đúc đồng trên địa bàn.

13


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ ĐÚC
ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, lịch sử, cở sở hạ tầng , dân số, lao
động và kinh tế - xã hội của thành phố Huế
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Huế
Thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, với tọa độ 16 - 16,8 độ vĩ

Ế

Bắc và 107,8 - 108,2 độ kinh Đông, nằm trên trục Bắc – Nam của các tuyến đường

U

bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, gần hành lang Đông – Tây của

́H

tuyến đường xuyên Á. Cách Hà Nội 675 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí



Minh 1060 km, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ với các trung tâm kinh

Nẵng, Khu kinh tế mở Chu Lai, …


H

tế đang phát triển nhanh như khu kinh tế - thương mại Chân Mây, Thành phố Đà

IN

Thành phố Huế nằm ở vị trí có điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong
phú tạo nên một không gian hấp dẫn như núi Ngự Bình, đồi Thiên An – Vọng cảnh,

K

là thành phố hội đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sông hồ tạo thành một

O

lịch thể thao khác nhau.

̣C

không gian đô thị lý tưởng để tổ chức các loại hình Festival và các hoạt động du

̣I H

Khí hậu thành phố huế thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển
tiếp từ á xích đạo đến chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa

Đ
A

miền Bắc và miền Nam nước ta mà dãy Bạch Mã là ranh giới khí hậu tự nhiên giữa

hai miền lãnh thổ.
Chế độ nhiệt: Thành phố Huế nằm trọn trong vĩ độ nhiệt đới nên thừa hưởng

một chế độ bức xạ phong phú và nền nhiệt cao, có mùa khô nóng và mùa mưa ẩm
lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24oC - 25oC.
Chế độ mưa: Trung bình hàng năm ở thành phố Huế có khoảng 150 – 160
ngày mưa. Trong mùa mưa, mỗi tháng có từ 16 – 24 ngày mưa, lượng mưa trung
bình khoảng 2.500mm/năm. Độ ẩm trung bình 85% – 86%.

14


Thành phố Huế là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của
hai miền Nam – Bắc đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hàng hóa
và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.
2.1.2. Đặc điểm lịch sử của thành phố Huế
Với vị trí là kinh đô của nước Việt Nam, Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm
chính trị - văn hóa của quốc gia suốt thế kỷ 19. Đây là giai đoạn ngành nghề thủ
công mỹ nghệ của Huế phát triển rực rỡ do nhu cầu xây dựng đền đài, cung điện

Ế

cho triều đình cũng như dinh cơ cho quan lại, chùa chiền, lăng tẩm… Triều Nguyễn

U

đã trưng dụng nghệ nhân, thợ giỏi của cả nước trên nhiều lĩnh vực ngành nghề tập

́H


trung về làm việc trong các quan xưởng ở tỉnh thành, đặc biệt là ở kinh thành. Huế
trở thành một đại công xưởng thu hút tinh hoa ngành nghề thủ công của cả nước.



Năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng và kể từ đó triều
đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sự bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn lãnh

H

thổ. Từ vị trí trung tâm của Việt Nam, huế chỉ còn là trung tâm khu vực và chịu

IN

những áp lực nặng nề về mặt chính trị - văn hóa từ phía thực dân Pháp. Văn hóa

K

Huế tiếp tục tồn tại, phát triển chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, tinh thần
cơ đốc giáo. Ngành nghề truyền thống của Huế tiếp nhận thêm nét văn hóa, nghệ

O

̣C

thuật của phương Tây và càng trở nên phong phú.
2.1.3. Cơ sở hạ tầng của thành phố Huế

̣I H


 Hệ thống giao thông

Đ
A

Giao thông đối ngoại: Hệ thống giao thông đối ngoại kết nối Huế với bên
ngoài (trong nước và quốc tế) khá toàn diện, bao gồm đường bộ, đường sắt, đường
hàng không, đường thủy.
 Hệ thống cấp nước, cấp điện
Hệ thống cấp nước, cấp điện hiện nay của thành phố tương đối đầy đủ, ổn định
thuận tiện cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân.
 Mạng lưới bưu điện và bưu chính viễn thông
Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh về quy mô và chất lượng với
nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú. Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
điện thoại như: Vinaphone, Mobilphone, Viettelphone,… góp phần giải quyết nhu
15


×