Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUA KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CAO BẰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.47 KB, 32 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUA KINH DOANH Ở
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CAO BẰNG
1.1 Nhận xét, đánh giá về công tác kế toán bán hàng và xác định
kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp
Cao Bằng
1.1.1 Ưu điểm, thành tích đạt được
Trong những năm gần đây Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Cao Bằng
đã ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Là một
công ty cổ phần trong đó vốn Nhà nước chiếm 50.63% vốn chủ sở hữu của công
ty, do đó vẫn còn chịu sự chi phối lớn từ các chính sách, quyết định của Nhà
nước. Đồng thời công ty đặt dưới sự quản lý của cơ quan cấp trên là: Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Cao Bằng và các cơ quan ban ngành quản lý của
tỉnh, song không vì thế mà công ty mất tự chủ trong kinh doanh, hoạt động theo
kiểu quan liêu, bao cấp. Ngược lai Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Cao
Bằng luôn thích ứng linh hoạt với những thay đổi của nền kinh tế thị trường, tạo
cho mình một chỗ đứng quan trọng trên thị trường. Với những đường lối chính
sách kinh doanh hiệu quả, không những đáp ứng nhiệm vụ do Nhà Nước giao
cho mà còn đưa công ty ngày càng phát triển, điều đó đã giúp công ty đạt được
những thành quả như ngày hôm nay. Có thể khẳng định rằng sự phát triển đó là
do sự linh hoạt, nhạy bén của ban lãnh đạo công ty, sự tận tụy, nhiệt tình và
đoàn kết của đội ngũ cán bộ- Công nhân viên trong công ty . Đồng thời, nhờ cóa
sự quan tâm đúng đắn, kịp thời của cấp trên, thêm vào đó là hệ thống mạng lưới
phân phối ngày càng được củng cố vững mạnh, rộng khắp. Đây là những thuận
lợi, ưu thế lớn để công ty tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ, đáp ứng nhiệm vụ
Nhà nước giao phó, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận trong những năm tới.
• Về hình thức tổ chức công tác kế toán
Là một doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại, trụ sở chính và các cửa hàng, đại lý của công ty đều hoạt động
trong phạm vi tỉnh Cao Bằng, có chức năng cung ứng và kinh doanh mặt hàng


phân bón phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà. Với đặc điểm
như vậy công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung sẽ đáp
ứng được yêu cầu thông tin, yêu cầu quản lý của ban lãnh đạo công ty , phù hợp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
với đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ nghiệp vụ khá vững vàng, tinh thần trách
nhiệm cao, nhiệt tình với công việc.
• Về tổ chức chứng từ và luân chuyển chứng từ
Công ty đã xây dựng và sử dụng hệ thống chứng từ ban đầu phù hợp,
đúng như mẫu biểu do Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 48/4006/QĐ-
BTC áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ như: phiếu thu, phiếu chi, phiếu
xuất kho, phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội
bộ…Các chứng từ đều được ghi đầy đủ chính xác, hợp lý, hợp lệ theo đúng nội
dung, thời gian, trình tự, phương pháp ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, có chữ
ký đầy đủ của các bộ phận liên quan.
Bên cạnh việc kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp của các chứng từ
thường xuyên, phòng kế toán không ngừng hợp lý hoá các thủ tục và trình tự xử
lý chứng từ như: giảm các thủ tục xét duyệt chứng từ tới mức tối đa, đồng thời
thực hiện chương trình luân chuyển chứng từ theo quy định và phù hợp với yêu
cầu của nghiệp vụ kinh doanh.
• Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán sử dụng:
Các tài khoản công ty sử dụng phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Căn
cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành ngày 14/09/2006
theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC (quyết định về việc ban hành chế độ kế
toán doanh nghiệp vừa và nhỏ), công ty đã xây dựng cho mình một hệ thống tài
khoản kế toán khá hợp lý, khoa học và hiệu quả. Cho đến nay việc áp dụng vẫn
được triển khai tốt và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty, phần nào
đáp ứng được yêu cầu của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Có thể nói việc
tổ chức hệ thống tài khoản ở công ty là tốt và phù hợp với đặc điểm tình hình ,
yêu cầu quản lý của công ty hiện nay, song yêu cầu mở tài khoản chi tiết cho
từng loại hàng hoá để phản ỏnh chính xác doanh thu, chi phí, kết quả của từng

loại là rất quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản trị của công ty.
• Về việc tổ chức hệ thống sổ sách và báo cáo tài chính
Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ để phản ánh các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hình thức này khá đơn giản về quy trình hạch toán
và công việc kế toán khá dễ dàng, phù hợp với trình độ hiện tại của đội ngũ cán
bộ kế toán công ty. Hệ thống sổ của công ty được lập khá đầy đủ, khoa học và
chặt chẽ, đáp ứng được yêu cầu thông tin, yêu cầu quản lý ở từng khâu, không
những thế, các mẫu sổ được vận dụng khá linh hoạt, không chỉ đảm bảo yêu cầu
quản lý, thông tin mà còn giúp giảm thiểu khối lượng công việc.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyờn để hạch toán hàng
tồn kho. Phương pháp này đảm bảo cung cấp thông tin thường xuyên, chính xác
và kịp thời về tình hình biến động của hàng hoá trên các mặt: tiêu thụ, dự trữ và
cung ứng; tạo ra sự quản lý và bảo quản tốt hàng hoá cả về mặt số lượng và giá
trị. Trong hạch toán chi tiết hàng tồn kho, kế toán áp dụng phương pháp thẻ
song song là phù hợp.
• Về tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Phòng kế toán của công ty có cơ cấu tương đối gọn nhẹ, tuy chỉ với
biên chế 6 người nhưng phân công công việc được tổ chức khá khoa học, phù
hợp với yêu cầu hạch toán theo hình thức thủ công hiện tại công ty vẫn đang áp
dụng, khai thác khả năng thế mạnh chuyên môn của từng nhân viên.
Mỗi nhân viên đều có kinh nghiệm,trách nhiệm và sự nhiệt tình với
công việc được giao. Công tác kế toán được phân công rõ ràng, cụ thể, phát
huy được tính chủ động, sáng tạo cũng như tinh thần trách nhiệm của mỗi cá
nhân. Việc kiểm tra giữa các phần hành kế toán là tương đối tốt và chặt chẽ
Nói chung, việc tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định KQKD
tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Cao Bằng là khá tốt và phù hợp,hợp lý.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục để hoạt
động kế toán đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn
1.1.2 Hạn chế còn tồn tại

Thứ nhất: Công ty sử dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ nhưng lại không
sử dụng Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, điều đó làm giảm hiệu quả kiểm tra, đối
chiếu của hình thức này. Việc ghi vào sổ Cái chỉ thể hiện được nội dung mà
không cho biết thời gian các nghiệp vụ phát sinh.
Thứ hai: Chứng từ ghi sổ của công ty chỉ được lập mỗi tháng một lần vào cuối
tháng, như vậy sẽ không phản ánh kịp thời tình hình hiện có và biến động của
tài sản của công ty, do đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, không đáp ứng
được yêu cầu thông tin kịp thời cho nhà quản trị, đồng thời công việc kế toán
phải dồn tụ vào cuối tháng, khối lượng công việc lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả
công việc
Thứ ba: Theo chế độ kế toán hiện hành, những khoản chi phí liên quan đến việc
thu mua hàng hoá (trừ tiền hàng và các khoản thuế), phát sinh trước khi nhập
kho hoặc tiêu thụ trực tiếp thì phải hạch toán vào TK 1562- “Chi phí thu mua
hàng hóa”. Đến cuối kỳ phân bổ cho hàng hoá bán ra để xác định trị giá vốn
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
hàng bán. Những khoản chi phí lưu thông, chi phí tiếp thị và các khoản chi phí
khác phát sinh trong quá trình tiêu thụ thì phải hạch toán vào TK 642 ( chi tiết
6421- Chi phí bán hàng). Những chi phí liên quan đến hoạt động quản lý chung
của doanh nghiệp thì được hạch toán vào TK 642 (chi tiết 6422-Chi phớ quản lý
doanh nghiệp).
Trên thực tế, ở Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Cao Bằng tất cả
những khoản chi phí từ khâu thu mua (như chi phí vận tải, chi phí bốc dỡ, bảo
quản, lưu kho…) đều không hạch toán riêng vào tài khoản 1562 để cuối kì phân
bổ cho hàng xuất bán trong kì mà lại theo dõi riêng trên tài khoản 6322 ( giá
vốn vận tải) và không được phân bổ để xác định trị giá vốn hàng xuất bán trong
kì theo nguyên tắc phù hợp, giá vốn hàng bán trong kỳ chính là trị giá mua hàng
xuất bán xác định theo phương pháp FIFO. Vì thế dẫn đến việc phản ánh không
đúng kết quả của từng loại hàng, ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định các
phương án kinh doanh
Thứ tư: Doanh thu bán hàng chưa được theo dõi chi tiết riêng theo từng loại

hàng hóa, do đó công tác quản trị, xác định chiến lược bán hàng sẽ gặp nhiều
khó khăn
Thứ năm: Trong năm 2007, công ty không thực hiện trích lập dự phòng phải
thu khó đòi… do đó không đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kế toán, khi rủi
ro xảy ra sẽ ảnh hưởng xấu đến vốn kinh doanh của công ty, gây thất thoát vốn.
Thứ sáu: Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, công ty với khối
lượng nghiệp vụ giao dịch và giá trị giao dịch khá lớn và còn phát triển mạnh
trong tương lai thì việc tổ chức công tác kế toán thủ công là không còn phù hợp
và sẽ không đáp ứng được yêu cầu kịp thời về thông tin, yêu cầu quản lý trong
việc ra quyết định của nhà quản trị.
1.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng
và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vật tư
nông nghiệp Cao Bằng
Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty cổ
phần vật tư nông nghiệp Cao Bằng đã có nhiều cố gắng trong việc cải tiến, đổi
mới để phù hợp với thực tế của công ty và đã đạt được những kết quả đáng ghi
nhận, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần sửa đổi hoàn thiện hơn để có
thể đáp ứng hiệu quả hơn nữa yêu cầu quản lý của công ty.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng, xác định kết
quả kinh doanh nói riêng là vấn đề cần thiết đối với bất cứ doanh nghiệp nào,
đặc biệt là với doanh nghiệp thương mại. Muốn vậy, trước hết công tác kế toán
phải dựa trên các yêu cầu sau:
-Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với chế độ, chính sách, thể lệ văn
bản pháp quy về kế toán do Nhà nước ban hành, phù hợp yêu cầu quản lý của
Nhà nước.
-Phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của Doanh nghiệp.
-Phù hợp với yêu cầu và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán
bộ quản lý, cán bộ kế toán.
-Phải đảm bảo hiệu quả, gọn nhẹ, tiết kiệm.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Qua nghiên cứu lý luận, trên cơ sở những kiến thức đã được trang bị ở
trường cùng với quá trình khảo sát thực tiễn công tác kế toán ở công ty, em xin
mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và
xác định kết quả kinh doanh tại công ty như sau
1.2.1 Bổ sung, hoàn thiện hệ thống sổ kế toán
Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Đặc điểm cơ bản của
hình thức kế toán này là tách rời việc ghi sổ theo thời gian với việc ghi sổ theo
nội dung kinh tế trên hai sổ kế toán tổng hợp riêng rẽ là: “sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ” và “sổ cái tài khoản”, cuối tháng phải khóa sổ,tính ra tổng cộng số phát
sinh trên Sổ ĐKCTGS và Sổ cái tài khoản, đối chiếu số phát sinh. Tuy nhiên
công ty lập chứng từ ghi sổ một lần vào cuối tháng, theo từng tài khoản, từ đó
làm căn cứ ghi vào sổ cái mà không lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, do dó đã
làm mất tính kiểm tra đối chiếu của hình thức này. Mặt khác, việc ghi Sổ Cái
chỉ phản ánh được nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh chứ chưa phản ánh
được các nghiệp vụ phát sinh theo thời gian. Do đó công ty nên mở thêm Sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ để theo dõi theo trình tự thời gian các nghiệp vụ phát
sinh và dùng làm cơ sở quan trọng đối chiếu số phát sinh trong tháng, phát hiện
và xử lý kịp thời sai sót.
Chứng từ ghi sổ được công ty lập một lần vào cuối tháng nên gây ra tình
trạng công việc sẽ dồn nhiều vào cuối tháng, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác
kế toán. Công ty nên lập chứng từ ghi sổ với định kỳ ngắn hơn, hoặc lập bảng
tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại theo thời gian để quản lý chặt chẽ các
phiếu ghi sổ, tránh thất lạc, bỏ sót không ghi sổ, đồng thời sử dụng số liệu của
sổ để đối chiếu với số liệu của bảng cân đối số phát sinh và làm hoàn thiện hệ
thống sổ kế toán.
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ có mẫu sau:
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Năm...
Chứng từ ghi sổ

Số tiền
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số hiệu N/ T Số hiệu N/T
n v :Đơ ị
a ch :Đị ỉ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Cộng tháng
Cộng Luỹ kế từ đầu quý
Cộng tháng
Luỹ kế từ đầu tháng
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
1.2.2 Hạch toán, phân bổ chi phí thu mua hàng hóa
Theo nguyên tắc giá gốc – một nguyên tắc cơ bản nhất của kế toán đòi hỏi tất cả
các loại vật tư, tài sản, hàng hóa, các khoản công nợ, chi phí…phải được ghi chép, phản
ánh theo giá gốc của chúng, tức là số tiền mà đơn vị bỏ ra để có được những tài sản đó.
Việc đo lường, tính toán tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu và chi phí phải đặt
trên cơ sở giá phí tại thời điểm hình thành. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền
hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào
thời điểm tài sản được ghi nhận.
Vận dụng nguyên tắc giá gốc, ta có một số quy định trong việc ghi chép, phản ánh
các loại tài sản theo trị giá vốn thực tế
- Đối với tài sản, vật tư, hàng hóa mua ngoài nhập kho thì trị giá
vốn thực tế bằng giá mua cộng chi phí mua cộng thuế nhập khẩu (nếu có)
- Đối với các tài sản, vật tư, hàng hóa xuất bán thi trị giá vốn thực
tế là giá thực tế tại thời điểm xuất kho
Theo đó, cũng như theo quy định của kế toán hiện hành, toàn bộ chi phí mua hàng
hóa phát sinh trong giai đoạn thu mua (trừ giá mua hàng) phải được hạch toán riêng và

cuối kỳ tập hợp, phân bổ cho hàng xuất bán trong kì để xác định giá vốn hàng bán theo
tiêu thưc phân bổ là khối lượng.
Tuy nhiên tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Cao Bằng, như đã nói ở trên,
toàn bộ chi phí mua kế toán hạch toán và theo dõi riêng nhưng coi như đó là một khoản
chi phí tương ứng với doanh thu vận tải thu được trong kì, được ghi chép, phản ánh trên
tài khoản 6322- “giá vốn vận tải”. Còn trị giá vốn hàng xuất bán sẽ là chính giá mua
hàng bán xác định theo phương pháp FIFO mà không bao gồm chi phí mua phân bổ.
Như vậy là không đúng với nguyên tắc giá gốc trong kế toán. Do đó để phù hợp với quy
định hiện hành, công ty nên mở thêm tài khoản 1562- “chi phí mua hàng” thay vì mở tài
khoản 6322 để tập hợp toàn bộ chi phí mua hàng phát sinh trong kỳ, làm căn cứ phân bổ
chi phí mua cho hàng xuất bán trong kỳ, xác định giá vốn hàng bán chính xác hơn theo
công thức phân bổ đã nêu ở phần lý luận. Còn phần chi phí vận chuyển, bốc dỡ liên
quan đến khâu tiêu thụ được hạch toán vào tài khoản 6421- “chi phí bán hàng”.
Vũ Thị Phương Thảo K42/21.10
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Nhưng cũng theo một trong 6 nguyên tắc cơ bản của kế toán đó là nguyên tắc “
phù hợp” lại quy định “ việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi
ghi nhận một khoản doanh thu thì đồng thời phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng
liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
Theo đó, vì công ty có phát sinh khoản doanh thu trợ cước vận chuyển do Nhà
nước cấp nên để đáp ứng nguyên tắc phù hợp, kế toán ghi nhận khoản chi phí tương
ứng với việc tạo ra doanh thu ấy trên tài khoản 6322, theo dõi toàn bộ chi phí vận
chuyển từ khâu mua hàng (từ chân hàng cấp I về công ty) đến khâu bán hàng (từ công
ty đến các cửa hàng, đại lý), như vậy việc hạch toán của công ty là không vi phạm
nguyên tắc phù hợp trong kế toán.
1.2.3 Theo dõi chi tiết doanh thu bán hàng theo từng mặt hàng trên từng sổ chi
tiết doanh thu
Để quản lý tình hình tiêu thụ hàng hóa được chính xác, cụ thể theo từng mặt
hàng, biết được cả về mặt giá trị và khối lượng cũng như đơn giá hàng bán trong kỳ, xác
định được kết quả kinh doanh lãi/ lỗ của từng mặt hàng, từ đó nhà quản trị có thể đưa ra

quyết định thúc đẩy phù hợp, tăng lợi nhuận cho công ty, tăng hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty, kế toán nên mở sổ chi tiết doanh thu, theo dõi cụ thể tình hình tiêu
thụ từng mặt hàng. Mặc dù việc mở thêm sổ chi tiết doanh thu bán hàng sẽ làm tăng
khối lượng công việc của kế toán vào cuối tháng.
Sổ chi tiết doanh thu bán hàng có mẫu như sau
Vũ Thị Phương Thảo K42/21.10
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
PL 01A
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT)
Kỳ tính thuế: Tháng 12 năm 2007
Người nộp thuế: Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Cao Bằng
Mã số thuế: 4800142385
Địa chỉ: Km2, quốc lộ 3, phường Sông Hiến, Thị xã Cao Bằng
Điện thoại: (026) 859828 Fax: (026) 854433
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Giá trị HHDV Thuế GTGT
Không PS hoạt động mua- bán trong kỳ (đánh dấu X) (10 )
Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang
Kê khai thuế GTGT phải nộp NSNN
Hàng hóa dịch vụ mua vào
Hàng hóa dịch vụ mua vào trong kỳ (12=14+16; 13=15+17)
Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong nước
Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu
Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV mua vào các kỳ trước
+ Điều chỉnh tăng
+ Điều chỉnh giảm
Tổng số thuế GTGT cua HHDV mua vào (22 = 13+19 -21)

Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này
Hàng hóa dịch vụ bán ra
Hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ (24= 26+27; 25=28)
Hàng hóa dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT
Hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT (27=29+30+32; 28=31+33)
Hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế suất: 0%
Hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế suất: 5%
Hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế suất: 10%
Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV bán ra các kỳ trước
+ Điều chỉnh tăng
12)1.606.624.172
14)1.606.624.172
16)
18)
20)
24)1.516.187.970
26)
27)1.516.187.970
29)
30)1.516.187.970
32)
11)117.754.147
13)82.051.450
15)82.051.450
17)
22)82.051.450
23)82.051.450
25)75.809.398
28)75.809.398
31)75.809.398

33)
Vũ Thị Phương Thảo K42/21.10
M u s 01/GTGTẫ ố

×