Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường cho vay đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam - Techcombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.31 KB, 12 trang )

Tóm tắt luận văn
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP FDI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.Tổng quan về doanh nghiệp FDI
1.1.1.Khái niệm về doanh nghiê ̣p FDI
“Doanh nghiệp FDI là một thuật ngữ chỉ tất cả các loại hình doanh nghiệp, có tư cách
pháp nhân tại nước sở tại (nước tiếp nhận đầu tư), bên nước ngoài có tỷ lệ góp vốn tối
thiểu đủ để tham gia vào bộ máy quản trị của doanh nghiệp. Họ trực tiếp quản lý hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích cho tất cả các bên (cả bên đi
đầu tư và bên nhận đầu tư).”

1.1.2.Những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp FDI
1.1.3.Các loại hình doanh nghiệp FDI
1.1.3.1.Doanh nghiệp liên doanh
1.1.3.2.Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
1.2.Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp FDI của NHTM
1.2.1.Khái niệm cho vay đối với DN FDI
“Cho vay đối với DN FDI là một hình thức cấp tín dụng cho các doanh nghiệp FDI,
theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng là các doanh nghiệp FDI một khoản tiền để
sử dụng vào mục đích nhất định trong thời gian nhất định theo sự thoả thuận với nguyên
tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi.”

1.2.2.Các hình thức cho vay đối với DN FDI
 Cho vay từng lần
 Cho vay theo hạn mức tín dụng
 Cho vay theo dự án đầu tư
 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
 Cho vay đồng tài trợ
 Cho vay theo hạn mức thấu chi

1.2.3.Đặc điểm cho vay các doanh nghiệp FDI


-

Số lượng doanh nghiệp FDI vay vốn tại Ngân hàng ít nhưng dư nợ cho vay đối


tượng khách hàng này chiếm tỷ trọng không nhỏ.
-

Thông tin khách hàng doanh nghiệp FDI thường rất khó thu thập do nguồn thông

tin ít, doanh nghiệp lại có yếu tố nước ngoài nên khó tìm kiếm thông tin.
-

Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp FDI đôi khi lớn hơn các loại hình doanh

nghiệp khác nhưng tài sản đảm bảo của doanh nghiệp FDI không đáp ứng đủ.
-

Chi phí vận hành hoạt động cho vay đối với DN FDI thường cao hơn cho vay

khách hàng doanh nghiệp khác và cho vay cá nhân.

1.2.4.Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay đối với DN FDI
1.2.4.1.Tốc độ tăng trưởng dư nợ
Tốc độ tăng trưởng
dư nợ

Dư nợ năm nay- dư nợ năm trước

=


*100%

Dư nợ năm trước

1.2.4.2. Tỷ lệ dư nợ cho vay
Tỷ lệ dư nợ cho vay

=

Dư nợ cho vay
Tổng dư nợ tín dụng

*100%

1.2.4.3. Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn

=

Nợ quá hạn
Tổng dư nợ tín dụng

*100%

1.3.Tăng cƣờng cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN
1.3.1.Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng cường cho vay đối với doanh nghiệp FDI
1.3.1.1.Nhóm nhân tố bên trong Ngân hàng
a) Chính sách tín dụng
b) Khả năng huy động vốn của NH

c) Phương pháp thu thập và phân tích thông tin
d) Công tác tổ chức, quản trị của NH
e) Chất lượng của công tác thẩm định
f) Trình độ, năng lực làm việc của đội ngũ chuyên viên quan hệ khách hàng
g) Hoạt động marketing chăm sóc khách hàng
h) Nền tảng công nghệ của NH

1.3.1.2.Nhóm nhân tố bên ngoài Ngân hàng
a) Môi trường kinh tế xã hội


b) Môi trường pháp lý
c) Chính sách của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước đối với doanh nghiệp FDI
và NH
d) Các nhân tố bất khả kháng

1.3.2.Ý nghĩa của việc tăng cường cho vay đố i với doanh nghiê ̣p FDI ở ngân
hàng thương mại
1.3.2.1.Ngân hàng tăng cường cho vay đối với doanh nghiệp FDI giúp đáp ứng
nhu cầ u về vố n của các doanh nghiê ̣p FDI
1.3.2.2.Tăng cường cho vay đố i với doanh nghiê ̣p FDI có ảnh hưởng tích cực đế n
ngân hàng
a) Hoạt động cho vay đối với DN FDI giúp Ngân hàng tạomthê
nguồ n thu nhập
b) Khi tăng cường cho vay đối với DN FDI giúp Ngân hàng phát triển bán các sản phẩm
dịch vụ khác
c) Tăng cường cho vay đối với DN FDI giúp Ngân hàng thu hút thêm nguồ n vố n , đă ̣c biê ̣t
là vốn ngoại tệ
d) Tăng cường cho vay đối với DN FDI giúp Ngân hàng phân tán rủi ro


CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở
NGÂN HÀNG TECHCOMBANK
2.1. Đặc điểm của ngân hàng Techcombank
2.1.1. Thông tin chung và quá trình hình thành, phát triển của Techcombank
Techcombank thành lập vào ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu chỉ có 20 tỷ
đồng. Với sự cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ qua các năm, vốn điều lệ của
Techcombank tăng trưởng không ngừng. Năm 2000-2001 vốn điều lệ là 102 tỷ đồng, năm
2010 tăng đến 6.932 tỷ đồng, và cho đến cuối năm 2015 vốn điều lệ của Techcombank
đạt 191.994 tỷ đồng.

2.1.2. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Techcombank giai đoạn
2012-2015
2.1.2.1. Tình hình cho vay ở Techcombank
“Techcombank đã phát triển hoạt động tín dụng của mình cả về chiều sâu và chiều
rộng, mở rộng đối tượng khách hàng, tiếp cận thêm nhiều lĩnh vực kinh doanh, tăng


khách hàng cả về chất lượng và số lượng.”

2.1.2.2. Cơ cấu dư nợ ở Techcombank
a) Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ
Mức độ an toàn tín dụng của Techcombank, khả năng thu hồi vốn của các khoản vay cao,
điều này có được là do công tác thẩm định của Techcombank đang ngày càng được nâng
cao.
b) Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn
Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của Techcombank đã dịch chuyển từ ngắn hạn sang trung và
dài hạn
c) Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng
Cho vay khách hàng cá nhân đang có dấu hiệu tăng dần. Điều này chứng tỏ

Techcombank đang ngày càng thu hút được phân khúc khách hàng cá nhân bằng những
chương trình ưu đãi về lãi suất.
2.1.2.3. Tình hình huy động vốn
Techcombank chú trọng công tác huy động vốn cả trên thi trường liên Ngân hàng
lẫn từ nền kinh tế, không những hướng tới những khách hàng truyền thống là các tổng
công ty, các doanh nghiệp lớn mà cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng thể
nhân.

2.2.Thƣ ̣c tra ̣ng cho vay đố i với doanh nghiêp̣ có vố n ĐTNN ở Techcombank
giai đoạn 2012 đến 2015
2.2.1. Các hình thức cho vay đối với doanh nghiệp FDI của Techcombank
- “Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn, doanh nghiệp FDI và Techcombank thực
hiện thủ tục cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.”
- Cho vay theo hạn mức: Hạn mức tối đa doanh nghiệp FDI được Techcombank
cấp có thể lên đến 5 tỷ đồng. Trong thời hạn cấp hạn mức tối đa 12 tháng, doanh nghiệp
FDI có thể giải ngân một lần hoặc nhiều lần theo nhu cầu thực tế của hoạt động sản xuất
kinh doanh với phương thức giải ngân linh hoạt.
- Cho vay theo dự án đầu tư: Techcombank cho doanh nghiệp FDI vay vốn thực
hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
- “Cho vay đồng tài trợ: Techcombank cùng một hoặc một số tổ chức tín dụng
khác thực hiện cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của doanh
nghiệp FDI. Trong đó, Techcombank hoặc tổ chức tín dụng khác làm đầu mối.”
- Cho vay trả góp: Techcombank cho khách hàng vay vốn với số tiền vay được trả


nợ thành nhiều kỳ hạn đều nhau với tổng số tiền trả nợ gốc và lãi của mỗi kỳ hạn bằng
nhau, trong đó số tiền trả lãi được tính trên dư nợ và số ngày thực tế của kỳ hạn trả nợ đó.
- Cho vay để mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu: Techcombank cho vay đối với
DN FDI để mở L/C trên cơ sở yêu cầu phát hành L/C, hợp đồng mua bán hàng hóa của
khách hàng.

- Cho doanh nghiệp FDI vay có bảo đảm bằng giấy tờ có giá ghi danh, không ghi
danh do Techcombank hoặc các tổ chức tín dụng khác phát hành.
2.2.2. Tình hình hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp FDI ở Techcombank giai
đoạn 2012 - 2015
2.2.2.1. Tình hình chung
Doanh số cho vay đối với DN FDI của Techcombank nhìn chung tăng qua các năm.
Từ năm 2012 đến 2015, tình hình nợ quá hạn khi cho vay đối với DN FDI của
Techcombank có chiều hướng giảm dần (từ 17,28 tỷ đồng năm 2012 xuống còn 8,64 tỷ
đồng năm 2015).

2.2.2.2. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của các doanh nghiệp FDI tại Techcombank
giai đoạn 2012 đến 2015
Dư nợ tín dụng của doanh nghiệp FDI ở Techcombank giảm từ 591 tỷ đồng năm
2012 xuống còn 216 tỷ đồng năm. Song đến năm 2014 dư nợ tín dụng doanh nghiệp FDI
của Techcombank lại có sự khởi sắc khi tăng 42 tỷ đồng so với năm 2013 và đạt tốc độ
tăng trưởng 19,44%.
2.2.2.3. Tình hình dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp FDI ở Techcombank
a) Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp FDI của Techcombank
Tỷ trọng dư nợ của doanh nghiệp FDI/ tổng dư nợ cho vay qua các năm có xu hướng
ngày càng tăng cao từ năm 2013 đến năm 2015.
b) Phân tích dư nợ DN FDI theo kỳ hạn
Dư nợ cho vay DN FDI tăng đều trong giai đoạn từ năm 2012 – 2015 và dư nợ cho
vay DN FDI ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với cho vay trung, dài hạn (trên
50%/năm), trong khi tỷ trọng dư nợ cho vay trung, dài
c) Tình hình nợ quá hạn trong cho vay đối với DN FDI
Dư nợ quá hạn của DN FDI của Techcombank giảm dần qua các năm. Tình hình
nợ quá hạn giảm là do nền kinh tế hiện nay đã dần ổn định, nhà nước tạo điều kiện tốt
cho DN FDI kinh doanh làm ăn trên thị trường Việt Nam và do các KHDN FDI của Chi
nhánh trong những năm gần đây luôn có các dự án tốt, kinh doanh đạt hiệu quả cao, có



khả năng thanh toán tốt,…

2.2.3. Kết quả cho vay đối với các doanh nghiệp FDI tại Techcombank
Về tốc độ tăng trưởng dư nợ: Tốc độ tăng trưởng dư nợ của các DN FDI tại
Techcombank thay đổi tăng giảm qua các năm,
Về tỷ trọng dư nợ cho vay DN FDI: Tỷ lệ dư nợ cho vay DN FDI so với tổng dư
nợ cho vay của Techcombank có xu hướng ngày càng tăng (từ 0,31% năm 2013 tăng lên
0,681% năm 2015).
Về tỷ lệ nợ quá hạn: Trong những năm qua, tỷ lệ nợ quá hạn của Techcombank đã đạt
yêu cầu, có xu hướng giảm dần và luôn ở mức thấp (<1%).
2.3. Các biện pháp tăng cƣờng cho vay đối với doanh nghiệp FDI ở Techcombank trong
thời gian qua

2.3.1. Xây dựng, hoàn thiện chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp FDI
2.3.2. Nghiên cứu, phát triển các dịch vụ đi kèm phục vụ doanh nghiệp FDI
 Dịch vụ tiền gửi:
 Tài khoản thanh toán
 Tài trợ trọn gói doanh nghiệp may mặc xuất khẩu
 Bao thanh toán xuất khẩu sang Mỹ và Canada
 Thu hộ tiền mặt

2.3.3. Chuẩn bị các nguồn lực về nhân lực, công nghệ, vốn… phục vụ tăng
cường cho vay đối với DN FDI
a) Chuẩn bị nguồn vốn dự phòng cho hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp FDI
b) Chuẩn bị nguồn nhân lực và tăng cường đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng cho chuyên viên
quan hệ khách hàng doanh nghiệp FDI
c) Ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động tín dụng nhằm tăng cường cho vay đối với DN
FDI


2.3.4. Đầu tư mở rộng hoạt động Marketing hướng đến đối tượng khách hàng
doanh nghiệp FDI của Techcombank
2.4. Đánh giá thực trạng cho vay tại Ngân hàng Techcombank đố i với doanh
nghiêp̣ có vố n ĐTNN
2.4.1. Ưu điểm của Techcombank trong cho vay đối với doanh nghiệp FDI
2.4.1.1. Techcombank đã xây dựng quy trình cho vay đối với DN FDI khá rõ ràng,
có sự tách biệt giữa khâu thẩm định và ra quyết định cho vay


2.4.1.2. Techcombank đã chuẩn bị kỹ lưỡng các nguồn lực phục vụ hoạt động cho
vay đối với DN FDI
2.4.1.3. Sản phẩm dịch vụ do Techcombank cung cấp ngày một đa dạng, đáp ứng
được nhu cầu của doanh nghiệp FDI
2.4.1.4. Công tác Marketing và hỗ trợ doanh nghiệp FDI của Techcombank đã đạt
được những thành công nhất định
 Xây dựng bền vững hơn nền tảng thương hiệu vốn có
 Hợp tác với Cục ĐTNN- FIA (Bộ kế hoạch và đầu tư) giúp Techcombank có thông
tin về các dự án FDI kịp thời và đầy đủ

2.4.2. Nhược điểm của Techcombank trong cho vay đối với DN FDI
 Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp FDI ở Techcombank chưa được thống
nhất rõ ràng
 Đội ngũ chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp FDI trên toàn hệ thống
Techcombank có trình độ nghiệp vụ không đồng đều
 Techcombank còn ít nhạy bén, sáng tạo trong phát triển sản phẩm
 Nguồn thông tin về các doanh nghiệp FDI, chủ đầu tư còn nhiều hạn chế

2.4.3. Nguyên nhân của những nhược điểm
2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
 Bộ phận khối vận hành xây dựng, phát triển sản phẩm của Techcombank chưa chủ

động
 Chế độ đãi ngộ của Techcombank chưa thật sự tốt
 Đội ngũ chăm sóc khách hàng của Techcombank chưa được đào tạo bài bản
 Phương pháp thu thập và sử dụng thông tin trong hoạt động nghiên cứu nhu cầu
vay vốn của doanh nghiệp FDI chưa khoa học
 Dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp FDI chưa phát triển

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan
 Nguyên nhân từ phía môi trƣờng kinh doanh và Nhà nƣớc
- Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực hoạt động NH
- Môi trường pháp lý còn nhiều hạn chế và thiếu sót
- Môi trường kinh tế - xã hội chưa ổn định
- Thông tin phục vụ cho hoạt động cho vay đối với DN FDI không phong phú, thiếu
minh bạch và thiếu tính xác thực


 Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp FDI
- Việc cung cấp thông tin của doanh nghiệp FDI còn thiếu trung thực

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CHO
VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐTNN Ở NGÂN HÀ NG
TECHCOMBANK ĐẾN NĂM 2020
3.1.Định hƣớng phát triển hoa ̣t đô ̣ng cho vay đố i với doanh nghiêp̣ FDI củ
Techcombank
3.1.1. Định hướng hoạt động chung

a

“Về chiến lƣợc: Nâng cao năng lực canh tranh trong việc cung cấp sản phẩm tài
chính doanh nghiệp chất lượng cao”

“Về thị trƣờng: Đẩy mạnh công tác thị trường để hiểu khách hàng, phát triển sản
phẩm phù hợp, thiết lập mô hình tiếp thị hiệu quả; triển khai các chương trình, chính sách
để hướng các khách hàng giao dịch chính với Techcombank.”
“Về sản phẩm & Dịch vụ: Tăng trưởng tín dụng vào các ngành trọng tâm để đảm
bảo an toàn kinh doanh”
“Về nguồn lực & Tổ chức: Rà soát và đào tạo thường xuyên cho đội ngũ bán hàng
để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng; xây dựng tiêu chuẩn phục vụ khách
hàng ở các phân khúc cho chi nhánh.”
“Về hệ thống vận hành: Cải tiến thời gian xử lý các quy trình liên quan đến tín
dụng thông qua việc loại bỏ các giai đoạn không cần thiết, đơn giản hóa thủ tục giấy tờ và
xây dựng quy trình xử lý riêng cho các khách hàng VIP, có cơ chế đo lường độc lập.”
“Về quản trị rủi ro: Cải tiến chính sách tín dụng liên quan đến việc thẩm định, tài sản
đảm bảo, và ứng xử khác nhau đối với khách hàng mới”

3.1.2. Định hướng tăng cường cho vay đối với doanh nghiệp FDI tại Techcombank
Trong thời gian tới, Techcombank đề ra phương thức hoạt động và nhiệm vụ nhằm
đẩy mạnh hoạt động kinh doanh cụ thể như sau:
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khách hàng nói chung và khách hàng
doanh nghiệp FDI nói riêng.
- Đa dạng hóa các phương thức cho vay đối với DN FDI.
- Tiếp tục tăng dư nợ cho vay đối với DN FDI bên cạnh đó đảm bảo công tác cho
vay an toàn, hiệu quả.
- Sử dụng phương pháp thẩm định cho vay đối với DN FDI hiệu quả.


- Tiếp tục nghiên cứu, đầu tư cho công tác thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin của
trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng.
- Tiếp thu, học hỏi quy trình công nghệ cũng như kỹ thuật thẩm định tiên tiến đối
với doanh nghiệp FDI từ các Ngân hàng đối tác trong và ngoài nước


3.2. Những giải pháp nhằm tăng cƣờng cho vay đối với doanh nghiệp FDI tại
Techcombank đến năm 2020
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống thông tin trong công tác cho vay đối với DN FDI
Một là, Techcombank cần sử dụng hiệu quả, có chọn lọc và thẩm định về thông tin
do khách hàng cung cấp.
Hai là, Techcombank cần đa dạng hơn nữa về nguồn thông tin thu thập được.
Ba là, Techcombank cần xây dựng một hệ thống thông tin nội bộ trong toàn NH.

3.2.2. Hoàn thiện chính sách cho vay đối với doanh nghiệp FDI
3.2.2.1. Xây dựng hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động cho vay đối với doanh
nghiệp FDI
3.2.2.2. Xây dựng chính sách khách hàng riêng cho doanh nghiệp FDI
3.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ
“Cần thiết phải đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ, đáp ứng rộng rãi các nhu
cầu khác nhau của khách hàng. Phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ hiện đại, xây dựng
gói sản phẩm dịch vụ cho doanh nghiệp FDI và tính toán chi phí giá hợp lý cho khách
hàng sử dụng trọn gói sản phẩm. “

3.2.4. Chuẩn bị tốt các nguồn lực đáp ứng tăng cường cho vay đối với DN FDI
3.2.4.1. Tiếp tục tăng cường công tác tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ
chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp FDI
 Công tác tuyển dụng chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp FDI cần được
chú trọng nhằm thu hút nhân tài
 Đào tạo và bồi dưỡng chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp FDI phải có
lộ trình, kế hoạch cụ thể
 Xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự phù hợp

3.2.4.2. Đẩy mạnh đầu tư cho công nghệ nhằm tăng tính cạnh tranh, tạo sự phát
triển đột phá
 Techcombank cần đầu tư phát triển công nghệ thông tin bắt kịp xu hướng trong

khu vực và trên thế giới


 Techcombank cần tăng cường bảo mật thông tin, tránh những tổn thất to lớn mà
Ngân hàng có thể gặp phải


3.2.4.3. Tăng cường nguồn vốn phục vụ cho tăng cường cho vay đối với doanh
nghiệp FDI
3.2.5. Tăng cường công tác Marketing, hỗ trợ doanh nghiệp FDI
3.2.5.1. Đẩy mạnh hoạt động marketing, quảng cáo, tiếp thị khách hàng doanh
nghiệp FDI và xây dựng vững mạnh hơn thương hiệu của Techcombank
 Techcombank cần chú trọng đến hoạt động Marketing của NH
 Techcombank cần tiếp tục xây dựng thương hiệu Ngân hàng hàng đầu

3.2.5.2. Tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ pháp lý và thông tin cho doanh nghiệp
FDI
3.3. Kiến nghị với cơ quan Nhà Nƣớc
3.3.1. Kiến nghị với cơ quan Nhà Nước những vấn đề liên quan đến hoạt động
của NH
- Nâng cao hiệu lực pháp lý nhằm đảm bảo thống nhất và đồng bộ trong hệ thống
pháp luật
- Đổi mới chính sách và cơ chế tín dụng theo cơ chế thị trường, phù hợp với điều
kiện của Việt Nam.
- Áp dụng dần chuẩn mực quốc tế trong kinh doanh tiền tệ - ngân hàng.
- Tiêp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn
cho hoạt động tín dụng
- NHNN cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu,
tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản.
- Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng CIC, đảm bảo thông tin

chính xác, đầy đủ, cập nhật liên tục.
- Phát huy vai trò của Hiệp hội ngân hàng trong các hoạt động

3.3.2. Kiến nghị với cơ quan Nhà Nước những vấn đề liên quan đến hoạt động
của doanh nghiệp FDI
- Nhà nước cần tạo lập khuôn khổ pháp lý lành mạnh và bình đẳng để khuyến khích
sản xuất kinh doanh,
- Trong việc ban hành và thực hiện các cơ chế chính sách pháp luật cần nắm bắt
nhanh và kịp thời mọi sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thông tin, kiểm toán, kế toán theo
chuẩn mực quốc tế.
- Cải tiến thủ tục hải quan, phát triển mạnh hải quan điện tử.




×