Điều trị bệnh viêm đại tràng
bằng phương pháp bấm huyệt
Gợi ý chữa Viêm đại tràng bằng bấm huyệt: Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng
bị tổn thương, viêm nhiễm dẫn tới rối loạn chức năng và gây ra các triệu chứng khó
chịu như: Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy xen kẽ táo bón…
Điều trị bệnh viêm đại tràng bằng phương pháp bấm huyệt
Đối với viêm đại tràng việc điều trị phải kiên trì, chú ý tới vệ sinh trong ăn uống không
ăn thức ăn khó tiêu, thức ăn ôi nguội. Tránh ăn thức ăn rán, gia vị, đồ hộp. Nên ăn thức ăn
có nhiều vitamin, ăn nhiều rau tươi, chuối, khoai hầm, tiêu lỏng không nên ăn sữa, vì sữa
dễ lên men sinh hơi.
Vị trí các huyệt giúp chữa viêm đại tràng
Bấm huyệt chữa viêm đại tràng sẽ có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, điều hòa nhu
động ruột, giảm chướng bụng, đầy hơi, đau tức bụng, các chứng tiêu chảy hay táo bón
cũng được loại bỏ.
Theo Đông y, các huyệt sau sẽ có tác động trực tiếp giúp chữa viêm đại tràng: quan
nguyên, thiên khu, túc tam lí…
Day bấm huyệt thiên khu
Vị trí huyệt thiên khu
Dùng hai ngón tay cái đặt lên hai huyệt, các ngón tay còn lại ôm lấy mạng sườn, tiến
hành day bấm huyệt trong 2 phút. Vị trí huyệt thiên khu: Từ rốn đo ngang ra 2 tấc, mỗi
bên có một huyệt. Huyệt này ngang hàng với rốn, được xem là chốt điều hành chức năng
của tràng vị (dạ dày, ruột) nên có tên là thiên khu.
Day bấm huyệt thiên khu có công dụng điều hoà và nâng cao khả năng hoạt động của hệ
tiêu hoá, nhuận tràng thông tiện, điều hoà kinh nguyệt và chống ứ trệ, thường được dùng
để chữa các chứng bệnh đau bụng quanh rốn, sôi bụng, đầy bụng khó tiêu, nôn, táo bón,
tiêu chảy và kiết lị.
Huyệt quan nguyên
Vị trí huyệt quan nguyên
Huyệt quan nguyên được biết đến là vị trí quan trọng của cơ thể, là cửa ngõ ra vào của
nguyên khí, huyệt này nằm phía trên rốn khoảng 3 thốn.
Bạn dùng ngón cái ấn và dạy huyệt quan nguyên trong vòng 1- 2 phút. Huyệt này có tác
dụng hỗ trợ điều trị viêm đại tràng cấp tính và mãn tính, giảm triệu chứng đau bụng, rối
loạn đại tiện, đầy hơi, chướng bụng.
Huyệt túc tam lí
Vị trí huyệt túc tam lí
Vị trí huyệt túc tam lí: Bạn di chuyển ngón tay từ dưới cổ chân ngược lên, đến gần khớp
gối, ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ngang ra ngoài
một khấc ngón tay là vị trí của huyệt. Dùng ngón tay giữa day bấm đồng thời cả hai huyệt
trong 2 phút, khi ấn có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân.
Theo y học cổ truyền, túc tam lí thường dùng để chữa các bệnh thuộc hệ thống tiêu hoá,
có tác dụng làm tăng nhu động ruột, cải thiện khả năng co bóp của dạ dày và ruột.
Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp bấm huyệt
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành bấm huyệt, đặc biệt với những người đang có vấn đề
về xương khớp.
Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói trước khi bấm huyệt, cần để tinh thần thư thái.
Nên đến những phòng khám Đông y uy tín để được thực hiện phương pháp bấm huyệt
chữa viêm đại tràng đúng cách và hiệu quả.
Điều trị viêm đại tràng bằng các bài thuốc Đông y
Theo y học cổ truyền viêm đại tràng thuộc phạm trù "phúc thống" (đau bụng) hoặc "đại
tràng ung" (viêm đại tràng). Viêm đại tràng là bệnh ở tỳ vị do nhiều nguyên nhân xảy ra,
thường thể hiện ở 2 thể: tỳ hư khí trệ và táo kết co thắt.
Thể tỳ hư khí trệ
Biểu hiện bụng đầy, nóng ruột, sôi bụng (âm hư sinh nội nhiệt), khí thượng nghịch, đi
ngoài nhiều lần, đau về đêm và gần sáng. Tinh thần lo lắng, đau vùng hạ vị từng cơn, có
lúc trung tiện được cảm giác dễ chịu, bụng sôi, óc ách, rêu lưỡi trắng dày, mạch tế sác.
Bài thuốc 1
Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, phục thần 12g, táo nhân 12g,
quế tiêm 6g, mộc hương 8g, trích thảo 6g, đương quy 10g, viễn chí 6g, gừng nướng 4 lát.
Sắc uống ngày một thang.
Bài thuốc 2
Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, xuyên quy 12g, táo nhân 12g,
trần bì 6g, hoàng tinh 12g, sinh địa 16g, cam thảo 6g, viễn chí 6g, mạch môn 16g. Sắc
uống ngày một thang.
Thể táo kết co thắt
Thường do suy nghĩ, đau buồn (thất tình), ngồi nhiều, ít hoạt động, suy dinh dưỡng...
Triệu chứng thường thấy đầy hơi, ăn không tiêu, đau từng cơn vùng hạ vị tùy theo khung
đại tràng co thắt, người mệt mỏi, ăn ngủ kém, lo lắng, đi ngoài táo kết hoặc phân đầu táo
(khô), đuôi nhão, có lúc nhầy mũi. Dùng một trong 2 bài thuốc sau:
Bài thuốc 1
Đẳng sâm 16g, lá mơ lông 16g, hoàng kỳ 12g, chỉ xác 8g, sinh địa 16g, rau má 16g, đại
hoàng 4g, ngải tượng 12g, trần bì 6g, toan táo nhân 12g, viễn chí 6g, táo 3 quả. Sắc uống
ngày một thang dùng 10 ngày liền.
Bài thuốc 2
Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, xuyên quy 12g, táo nhân 12g,
trần bì 6g, hoàng tinh 12g, sinh địa 16g, cam thảo 6g, viễn chí 6g, mạch môn 16g. Sắc
uống ngày một thang, dùng 10 ngày liền.
*** Lưu ý: Thông tin về điều trị bệnh viêm đại tràng bằng phương pháp bấm
huyệt nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần thăm khám và có sự tư
vấn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.
Chữa chảy máu cam bằng
phương pháp bấm huyệt
Chảy máu mũi còn gọi là chảy máu cam, Ðông y gọi nục huyết. Nếu chảy máu cam
nhiều lần kèm theo triệu chứng miệng khát, tinh thần rã rời là do âm hư khô nóng
gây ra. Hiện nay, có rất nhiều cách chữa trị chảy máu cam hiệu quả, trong đó bấm
huyệt là phương pháp được sử dụng phổ biến.
Các vị trí bấm huyệt giúp chữa trị chảy máu cam
Huyệt nghinh hương
Vị trí huyệt nghinh hương
Tác dụng: Khắc phục và trị chảy máu cam.
Vị trí: Hai huyệt nằm sát hai bên cánh mũi.
Phương pháp trị liệu: Lòng đầu hai ngón tay trỏ của người trị liệu từ từ ấn mạnh lên hai
huyệt Nghinh Hương của người bệnh từ 3 đến 5 giây, lặp lại nhiêu lần như thế có tác
dụng làm ngưng chảy máu cam . Thường xuyên thực hiện liệu pháp này mỗi ngày sẽ cải
thiện hiệu quả thể chất người bệnh, không còn hay bị chảy máu cam nữa.
Huyệt đại chùy
Vị trí huyệt đại chùy
Tác dụng: Có hiệu quả đặc biệt trong việc tiêu trừ chứng chảy máu cam và tê cứng vùng
cổ.
Vị trí: Nằm giữa đốt sống cổ thấp nhất.
Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, bàn tay giữ chặt vai người bệnh, đầu ngón
tay cái ấn hơi mạnh lên huyệt Đại chùy của người bệnh, không chỉ làm ngưng chảy máu
cam mà còn làm giảm hẳn chứng tê cứng vùng cổ. Kết hợp biện pháp massage hoặc ấn
lên huyệt Thân trụ trên lưng, ngay phía dưới huyệt Đại chùy càng thêm hiệu quả.
Huyệt hợp cốc
Vị trí huyệt hợp cốc
Tác dụng:Làm ngưng chảy máu cam và tăng cường thể chất.
Vị trí: Nằm trên mu bàn tay, ngay giữa ngón cái và gốc ngón tay trỏ.
Phương pháp trị liệu: Một tay nguời trị liệu nắm cổ tay, còn tay kia nắm bàn tay người
bệnh theo tư thế bắt tay, đầu ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Hợp cốc của người bệnh;
kiên trì thực hiện liên tục động tác này có thể khắc phục được hiện tượng hay chảy máu
cam.
Các bài thuốc cổ phương trị chứng chảy máu cam
Kinh giới liên kiều thang
Đương quy, thược dược, xuyên khung, địa hoàng, hoàng liên, hoàng cầm, hoàng bá, sơn
chi tử, liên kiều, kinh giới, phòng phong, bạc hà diệp, chỉ xác đều 2g, cam thảo 1,5g;
bạch chỉ, cát cánh, sài hồ đều 3g. Sắc uống. Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, dưỡng huyết,
tản phong, trị chảy máu cam, viêm tai giữa cấp hoặc mạn, viêm mũi mạn tính, viêm
amidan mạn tính, trứng cá.
Tả tâm thang
Đại hoàng 2g, hoàng cầm 1,5g, hoàng liên 1,5g. Tất cả sắc với 120ml nước còn 40ml,
uống 1 lần lúc nguội. Tác dụng: trị các chứng tăng huyết áp như chóng mặt ù tai, nặng
đầu mất ngủ, chảy máu cam, trĩ ra máu, các chứng của thời kỳ mãn kinh, các chứng bệnh
về huyết hay bị chóng mặt, mặt đỏ từng cơn, bí đại tiện, tinh thần bất an. Không dùng cho
những người bị xuất huyết kéo dài, thiếu máu rõ rệt và người có mạch vi nhược.
Hoàng liên giải độc thang
Hoàng liên 2g, hoàng bá 3g, hoàng cầm 3g, sơn chi tử 3g. Tất cả tán bột, mỗi lần uống
2g, ngày uống 2 lần. Tác dụng: tả hỏa giải độc, trị chảy máu cam, mất ngủ, viêm dạ dày,
bệnh về huyết, chóng mặt, tim đập nhanh.
Tứ sinh hoàn
Lá sen tươi 320g, lá trắc bá tươi 40g, lá ngải cứu tươi 12g, sinh địa 340g. Cách dùng: có
thể làm hoàn hoặc dùng tươi: giã các vị thuốc vắt lấy nước uống mát; hoặc sắc uống ngày
1 thang chia 2 lần. Tác dụng: lương huyết, chỉ huyết, chữa bệnh do huyết vọng hành như
thổ huyết khạc ra huyết, chảy máu cam, miệng họng khô ráo.
Lưu ý: Thông tin chữa chảy máu cam bằng phương pháp bấm huyệt chỉ mang tính chất
tham khảo. Cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi áp dụng các
phương pháp này.
Cách bấm huyệt giúp gan,
phổi và thận khỏe mạnh
Nhờ bấm huyệt sẽ giúp kích thích hệ thần kinh, lưu thông tuần hoàn máu, giải độc
và tăng cường chức năng hoạt động của các bộ phận trong cơ thể đặc biệt là gan,
phổi và thận....
Những vị trí bấm huyệt giúp gan, phổi và thận khỏe mạnh
Khi có quá nhiều độc tố tích tụ trong cơ thể, sức đề kháng của bạn sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt
kèm theo các dấu hiệu về bệnh tật dần dần xuất hiện.
Mỗi huyệt vị sẽ có một chức năng, nhiệm vụ và sự kết nối giữa các bộ phận nội tạng khác
nhau. Dưới đây là những huyệt vị giúp gan, phổi, thận....khỏe mạnh rất có lợi cho sức
khỏe nếu bạn thường xuyên xoa bóp, bấm huyệt:
Huyệt Can du
Vị trí huyệt Can du
Huyệt Can du có vị trí ở đốt xương sống số 9 dịch sang 2 bên 1, 5 thốn (1 thốn =
3,33cm).
Cách xác định vị trí huyệt: Dùng bàn tay cong ra phía sau lưng, sờ vào đốt sống số 9 và
dịch chuyển dần sang hai bên sao cho ngón tay chạm vào huyệt Can du.
Cách bấm
Dùng nắm tay để chuyển động lên xuống và day ấn vào huyệt Can du lặp đi lặp lại, thực
hiện mát xa trong khoảng từ 3-5 phút.
Tác dụng
Việc mát xa day ấn huyệt Can du có thể giúp cho gan mật đều lưu thông thuận lợi, làm
cho thông khí, sáng mắt.
Thực hiện thường xuyên có thể giúp hỗ trợ điều trị các loại bệnh như vàng da, đau sường,
đau dạ dày, nôn ra máu, chóng mặt, bệnh quáng gà, đau mắt đỏ, bệnh tăng nhãn áp, đau
lưng, viêm gan cấp tính và mãn tính, viêm túi mật, suy nhược thần kinh, đau dây thần
kinh liên sườn…
Huyệt Kỳ môn
Vị trí huyệt Kỳ môn
Vị trí của huyệt Kỳ môn nằm ở chân bầu ngực, thẳng núm vú xuống dưới ngay cạnh
xương xườn số 6, cách điểm giữa ức khoảng 4 thốn.
Cách xác định vị trí huyệt Kỳ môn: Dùng ngón tay kéo từ núm vú xuống phía dưới, cách
2 cái xương sườn là đến
Cách xoa bóp day bấm
Đặt mu bàn tay hoặc ngón tay vào đúng vị trí huyệt, vuốt ấn hoặc day qua lại, lên xuống
cho vùng da quanh huyệt có cảm giác ấm nóng lên, thực hiện đều đặn từ khoảng 3-5
phút.
Tác dụng
Đây là huyệt mộ của gan, có vị trí đối diện trước sau với huyệt Can du, khi kết hợp day
bấm hay huyệt vị nay sẽ có tác dụng làm thông gan khí, làm cho gan trở nên mềm mại
uyển chuyển hơn trong mọi hoạt động, vận hành và điều tiết chức năng gan.
Huyệt Thái xung
Vị trí huyệt Thái xung
Huyệt Thái xung nằm ở mặt trên bàn chân, vị trí ở chỗ lõm giữa xương ngón chân cái và
ngón chân thứ 2, nơi tiếp xúc với các động mạch, để bàn chân nằm hay dựng đứng đều có
thể sờ nắn và day bấm huyệt dễ dàng.
Cách xoa bóp day bấm
Đặt mu bàn tay hoặc ngón tay vào đúng vị trí huyệt, vuốt ấn hoặc day qua lại, lên xuống
cho vùng da quanh huyệt có cảm giác ấm nóng lên, thực hiện đều đặn từ khoảng 3-5
phút.
Tác dụng
Đây là huyệt mộ của gan, có vị trí đối diện trước sau với huyệt Can du, khi kết hợp day
bấm hay huyệt vị nay sẽ có tác dụng làm thông gan khí, làm cho gan trở nên mềm mại
uyển chuyển hơn trong mọi hoạt động, vận hành và điều tiết chức năng gan.
Huyệt Thái khê
Vị trí huyệt Thái khê
Huyệt Thái khê nằm ở mặt trong bàn chân, phía sau mắt cá chân, ở vùng lõm phía dưới
gần với gót chân
Cách bấm
Dùng ngón tay xác định đúng vị trí của huyệt, sau đó day bấm huyệt đều tay trong
khoảng 2-3 phút, động tác mềm mại, nhịp nhàng.
Tác dụng
Huyệt Thái khê là huyệt gốc của kinh thận, day bấm huyệt này có tác dụng tốt trong việc
bổ nguyên khí cho thận.
Theo quan niệm của Đông y, thận gan đồng nguyên (cùng một nguồn gốc), gan thuộc
hành mộc, thận thuộc hành thủy, thủy có thể bao bọc mộc. Nếu day bấm thường xuyên
huyệt Thái khê và huyệt Thái xung cso thể giúp cho thận và gan được chăm sóc hiệu quả.
Huyệt Hợp cốc
Vị trí huyệt Hợp cốc
Vị trí: Huyệt Hợp cốc nằm giữa vùng hõm của ngón trỏ và ngón cái, còn có tên gọi khác
là Hổ khẩu.
Cách xác định huyệt vị: Có thể dùng cách đan hai ngón trỏ và ngón cái của tay này vào
tay kia rồi bóp, ấn mạnh.
Thực hiện: Massage huyệt vị này có tác dụng giảm đau rất tốt, thúc đẩy trao đổi chất, loại
bỏ độc tố trong phổi và các cơ quan nội tạng khác, điều trị triệu chứng chóng mặt và
buồn ngủ.
Chủ trị: Người hút thuốc lá hoặc làm việc trong môi trường độc hại thì càng phải "quan
tâm và chăm sóc" huyệt vị này mỗi ngày.
Tác dụng: Dưỡng phổi
Huyệt Thiếu phủ
Vị trí huyệt Thiếu phủ
Vị trí: Huyệt Thiếu phủ nằm trên đường chỉ tay giao giữa ngón út và ngón đeo nhẫn.
Thực hiện: Khi bấm huyệt này nên dùng lực hơi mạnh một chút, thay đổi tay xen kẽ đều
trong trong mỗi lần bấm.
Chủ trị: Huyệt Thiếu phủ thuộc về "kinh thủ thiếu âm tâm", massage thường xuyên có
tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh về tim mạch như tim đập không đều, rối loạn nhịp
tim, đau thắt ngực và các bệnh tim mạch khác.
Tác dụng: Dưỡng tim
Huyệt Thương khâu
Vị trí huyệt Thương khâu
Vị trí: Huyệt Thương khâu ở gần ngay dưới hõm ở mắt cá chân.
Thực hiện:
Khi xoa bóp vị trí này, sẽ giúp làm cho khí huyết đi từ lá lách đến cách kinh mạch và
ngược lại.
Hàng ngày bạn nên xoa bóp khoảng 3-5 lần, mỗi lần 3 phút, lần lượt mát xa thay đổi cho
cả 2 chân. Bấm cường độ vừa phải, khi có cảm giác mỏi tê thì dừng lại.
Bài tập đơn giản làm sạch gan,
phổi, chăm sóc thận
Hít thở
Rất nhiều người vẫn chưa nắm được lợi ích vô cùng lớn của việc tập luyện hít thở hàng
ngày. Nếu biết thực hiện đúng cách, bạn sẽ cải thiện tốt hệ tuần hoàn máu góp phần làm
phổi hoạt động tốt và khoẻ mạnh hơn. Hãy dành vài phút mỗi sáng, mở rộng hai vai và
lồng ngực kết hợp hít thở sâu và đều. Bạn cũng hoàn toàn có thể tập thở khi thực hiện các
bài tập chạy chậm và đi bộ cũng như các động tác vận động nhẹ nhàng khác.
Hãy thực hiện theo từng bước: Hít sâu, giữ hơi, thở chậm và dừng thở trong vài giây. Bạn
cần thả lỏng cơ thể ở trạng thái thoải mái nhất và chọn cho mình nơi tập luyện thoáng
đãng nhiều không khí trong lành.
Thể dục cho phổi
Trước tiên, bắt đầu bằng tư thế ngồi thẳng hoặc đứng thẳng một cách thoải mái. Đưa hai
bàn tay đan chéo ôm phía sau đầu và mở rộng ngực. Đưa khuỷu tay ra sau và ưỡn ngực
về phía trước. Ngửa đầu và hít sâu khoảng 80% sức có thể. Sau đó thở ra nhẹ nhàng đồng
thời hạ thấp đầu kết hợp kéo căng cột sống lưng và đưa khuỷu tay ra phía trước sao cho 2
khuỷu tay chạm vào nhau. Thực hiện động tác này từ 3-5 lần mỗi ngày.
Thể dục cho thận
Đứng thẳng, chân mở rộng bằng vai và chắp hai tay trước ngực. Đưa dần 2 tay sang hai
bên và vẽ một vòng tròn lớn kết hợp hít sâu khoảng 80% sức có thể. Khi thở ra thì đồng
thời đưa chân về và chắp hai tay vòng về vị trí ban đầu. Bạn có thể kết hợp nhón gót chân
lên cao khi hít vào và hạ xuống khi thở ra. Hãy cố gắng để các động tác được thực hiện
song song với hít thở đều đặn.
Lưu ý: Thông tin cách bấm huyệt giúp gan, phổi, thận khoẻ mạnh chỉ mang tính chất
tham khảo. Cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi áp dụng các
phương pháp này.
Hướng dẫn cách bấm huyệt
chữa chứng thiếu máu não,
nguy cơ đột quỵ chi tiết nhất
Theo các bác sĩ Đông Y, nếu áp dụng phương pháp bấm huyệt ở những vị trí huyệt
này sẽ giúp mạch máu thông thoáng, tăng cường tuần hoàn máu, giúp tăng cường
tuần hoàn não, chữa chứng thiếu máu não...
Những vị trí huyệt giúp thông tắc mạch máu, tăng trao đổi chất, tăng cường tuần hoàn máu, giảm mỡ thừa
Đối với những người làm việc nhiều hoặc thường xuyên phải ngồi làm việc, ít vận động,
cơ thể sẽ bị dồn ứ, mạch máu khó hoạt động gây tắc mạch máu. Ngoài ra, nếu không tập
thể dục điều độ sẽ khiến quá trình trao đổi chất gặp khó khăn, dư thừa mỡ ở nhiều bộ
phận trong cơ thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đặc biệt nguy hiểm là chứng thiếu máu não gây giảm tưới máu não nặng và kéo dài làm
chết tế bào não sẽ gây đột quỵ
Bấm huyệt ở những vị trí sau đây sẽ giúp bạn phần nào cải thiện tình trạng tắc
mạch máu, thiếu máu não:
Huyệt Nội quan chữa chứng thiếu máu não nằm ở đâu?
Vị trí huyệt Nội quan
Sách “Trung y cương mục” có ghi lại rằng, Nội Quan là huyệt vị chủ trị các bệnh ở ngực,
nằm ở khe mạch trên tay. Tại sao gọi là “nội quan”? Theo chữ Hán, “nội” có nghĩa là bên
trong, “quan” có nghĩa là cửa ải, huyệt này là nơi cửa ải quan trọng phía trong nơi kinh
khí vào ra, cho nên gọi là nội quan (trái với huyệt ngoại quan).
Nội quan là một huyệt vị rất thông dụng trong châm cứu, nằm trên đường kinh thủ quyết
âm tâm bào, có công dụng ích tâm an thần, hòa vị giáng nghịch, khoan hung lý khí, trấn
tĩnh chỉ thống, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đau cẳng tay, viêm khớp
cổ tay, viêm cơ tim, thiểu năng tuần hoàn động mạch vành tim, suy nhược thần kinh, liệt
bại chi trên, viêm loét dạ dày tá tràng… và xuất tinh sớm (đông y gọi là tảo tiết).
Huyệt vị này nằm ở mặt trước cẳng tay, giữa hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé. Để
thấy rõ khe cơ, bạn nên gấp bàn tay vào cẳng tay và nghiêng bàn tay vào phía trong cho
khe cơ nổi rõ. Huyệt Nội Quan nằm trên nếp gấp khớp cổ tay 2 thốn. Đơn giản hơn, bạn
chụm 3 ngón tay và đo khoảng cách từ đường chỉ cổ tay, huyệt nằm ở giữa hai đường
gân.
Khi tác động, dùng ngón tay cái day bấm lần lượt từng bên, mỗi bên trong 2 phút với một
lực tương đối mạnh sao cho đạt cảm giác căng tức, tê nặng lan xuống bàn tay là được.
Mỗi ngày day bấm 2 lần, tốt nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi
ngủ.
Huyệt Thái Xung chữa chứng thiếu máu não nằm ở đâu?
Vị trí huyệt Thái Xung
Huyệt thái xung cũng kết nối với kinh mạch của gan. Cùng với huyệt túc tam lý và dũng
tuyền tạo thành 3 huyệt dưỡng sinh quan trọng trên cơ thể. Huyệt thái xung được xem là
huyệt gốc của gan, giúp gan hoạt động thông suốt, hiệu quả, giúp khí huyết trong cơ thể
lưu thông, cải thiện sắc mặt và loại bỏ bớt tình trạng da xỉn màu theo thời gian.
Mát xa huyệt vị này có tác dụng tốt nhất trong việc giải độc gan, loại bỏ hỏa khí làm cơ
thể bốc hỏa và nóng trong, hạ huyết áp, những người có tính khí nóng nảy thì nên thường
xuyên bấm huyệt này. Huyệt này cũng tốt cho người muốn thông mạch máu, cải thiện
tuần hoàn, dưỡng khỏe khí huyết, giảm mỡ thừa. Ngoài ra còn có thể phòng tránh đau
đầu, chóng mặt, thoát vị đĩa đệm…
Huyệt Thái Xung nằm ở vùng lõm giao nối giữa xương ngón chân cái và ngón chân thứ
2. Dùng ngón tay cái bấm huyệt này trong lúc rảnh rỗi có thể mang lại rất nhiều hiệu quả,
chỉ cần bấm 5 giây, thấy tê tê thì thả lỏng ra nghỉ 5 giây, rồi tiếp tục như vậy khoảng 1
phút là được.
Huyệt Phong long nằm ở đâu?
Vị trí huyệt Phong long
Huyệt ở chỗ cơ nhục đầy đủ (Phong Long ), vì vậy gọi là Phong Long (Trung Y Cương
Mục). Huyệt nằm ở chính giữa bắp chân, nằm bên ngoài cách xương ống chân 2 cm.
Huyệt này tốt cho người bị đau đầu, cứng khớp, ho đờm, suyễn, khó thở. Mỗi ngày có thể
bấm huyệt 2-3 lần, mỗi lần khoảng 5-10 phút.Thời gian bấm dài ngắn tùy tình trạng bệnh
nặng nhẹ và điều kiện của mỗi người.
Huyệt vị hoàng đế chữa chứng thiếu máu não nằm ở đâu?
Vị trí huyệt vị hoàng đế
Bệnh tim mạch vành, bệnh đau thắt ngực, nếu thường xuyên xoa bóp huyệt công tôn vị
trí trên kinh mạch túc thái âm tì, sẽ giải quyết hiệu quả các vấn đề triệu chứng của tim
mạch như tức ngực, bồi hồi. Theo đông y từng nói “tim là vua của cơ quan”, vì vậy mà
huyệt công tôn còn được gọi là “huyệt vị hoàng đế”.
Huyệt công tôn nằm ở bên trong vị trí của khớp được tạo thành bới ngón cái và bàn chân
(khớp nối thứ nhất), dùng tay đẩy ra phía sau có một xương hình cung (cung chân), ở
mép dưới phía sau xương hình cung có thể chạm vào 1 vùng lõm vào, nhấn mạnh sẽ có
cảm giác đau, nơi này chính là vị trí của huyệt công tôn, nằm ở kinh mạch túc thái âm tì.
Xoa bóp huyệt công tôn giúp đả thông tắc nghẽn kinh mạch, giúp giảm bớt sự mệt mỏi
của cơ thể, đồng thời cũng đóng vai trò rất tốt trong việc điều tiết chức năng ngũ tạng.
Huyệt công tôn có vị trí nằm trên kinh mạch túc thái âm tì, nên đông y gọi nó là đại
dương của ngũ cốc, nơi sinh trưởng của khí huyết, vì vậy, huyệt thái âm có năng lực điều
động và tăng cường vận động khí huyết cho kinh mạch lá lách, giúp vận chuyển máu đến
toàn bộ trong cơ thể, có thể gọi là “hệ thống hậu cần” của cơ thể.
Người có tình trạng tim mạch không tốt, thường xuyên xoa bóp huyệt công tôn, không
những có thể giúp cơ thể trong việc tăng cường tuần hoàn máu và chức năng của lá lách.
Đồng thời, việc này còn có thể điều tiết sự suy thịnh của khí huyết, giúp cơ thể gia tăng
năng lực hoạt khí bổ huyết, giúp cho các triệu chứng tim mạch liên quan đến việc thiếu
máu, như các bệnh mạch máu bị tắc nghẽn, hẹp, xơ cứng, từ việc bổ sung khí huyết mà
có tác dụng an tâm ổn thần.
Thiếu máu não là gì, lương y hướng dẫn bấm huyệt chữa
chứng thiếu máu não dẫn tới đột quỵ
Lương y Hoàng Duy Tân, nguyên Phó chủ tịch Hội Đông Y Đồng Nai cho biết, thiếu
máu não là hậu quả của tình trạng giảm tưới máu lên não do rất nhiều nguyên nhân gây
nên như: co thắt mạch máu, các mảng huyết khối, xơ vữa trong lòng mạch gây lấp
mạch…
Thiếu máu não có thể thoáng qua gọi là cơn thiếu máu não, có thể khỏi hoàn toàn trong
24 giờ và không gây tổn thương não tương ứng. Một số thiếu sót thần kinh tồn tại trên
24 giờ nhưng có thể biến mất trong 3 tuần đầu gọi là thiếu máu não có hồi phục. Nếu
thiếu máu não gây giảm tưới máu não nặng và kéo dài làm chết tế bào não sẽ gây đột
quỵ.