Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Giải pháp huy động tiền gửi dân cư của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Maritime bank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.91 KB, 7 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Huy động vốn để đảm bảo cho hoạt động chính là một trong những yêu cầu sống
còn đối với ngân hàng. Vấn đề này đang được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là sau khi
Ngân hàng Nhà nước cho phép thành lập các chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài
tại Việt Nam, cạnh tranh càng trở lên khốc liệt hơn bao giờ hết. Lượng vốn ngân hàng
dùng để kinh doanh là rất lớn, trong đó chỉ có một phần nhỏ là vốn của bản thân ngân
hàng, còn lại đều là vốn huy động từ bên ngoài: vốn Nhà nước cấp, vốn đi vay, vốn huy
động từ tiền gửi của cá nhân và các tổ chức kinh tế khác trong nền kinh tế. Với các nguồn
vốn nêu trên, vốn huy động từ dân cư đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn của
Ngân hàng, không chỉ bởi tính dồi dào, dễ tiếp cận hơn so với các nguồn vốn đi vay, mà
còn vì đây là nguồn vốn có tính chất thường xuyên, tương đối ổn định và chi phí vốn
cũng ổn định, ít biến động lớn. Xuất phát từ những nhận định trên em đã chọn đề tài
“Giải pháp huy động tiền gửi dân cư của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Maritime
bank” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu

Xác định vai trò của nguồn vốn huy động từ dân cư và các yếu tố ảnh
hưởng tới hoạt động huy động vốn đối với Maritimebank. Phân tích và đánh giá
ưu nhược điểm các chính sách, hoạt động huy động tiền gửi dân cư cùng với
nguyên nhân. Đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục hạn chế trong
hoạt động huy động tiền gửi dân cư của Maritime Bank.
Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động tiền gửi dân cư.
Phạm vi nghiên cứu: Huy động tiền gửi dân cư tại Maritimebank trong
khoảng thời gian 2008-2012.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN



CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN
GỬI DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tổng quan tiền gửi dân cư
Đưa ra các khái niệm liên quan đến tiền gửi dân cư, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi
thanh toán; Vai trò của hoạt động huy động tiền gửi dân cư đối với nền kinh tế, với ngân
hàng và người gửi tiền; Các hình thức huy động tiền gửi dân cư như tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, vốn
huy động qua phát hành giấy tờ có giá.
Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động tiền gửi dân cư: Quy mô huy động
vốn, cơ cấu huy động vốn, chi phí huy động vốn tiền gửi.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động tiền gửi dân cư: Môi trường
kinh tế xã hội; Các yếu tố cạnh tranh; Chính sách pháp luật của Nhà nước; Phong tục tập
quán; Quy mô của ngân hàng; Uy tín của Ngân hàng; Chính sách lãi suất huy động; Dịch
vụ ngân hàng cung ứng; Sự đa dạng các hình thức huy động vốn; Trình độ chuyên môn
và thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng; Hoạt động Marketing của Ngân hàng; Hoạt
động sử dụng vốn của Ngân hàng.
Kinh nghiệm huy động tiền gửi dân cư của một số ngân hàng thương mại tại Việt
Nam. Một số ngân hàng có nhiều chương trình khuyến mại, ở một số ngân hàng khác dù
rằng không có chủ trương về khuyến mại rầm rộ, nhưng khách hàng đến gửi tiền nhiều
cũng được tặng quà tăng, nhỏ thì cốc, đĩa thủy tinh, nước xả vài, áo mưa, lớn hơn thì bộ
bát sứ, mũ bảo hiểm, thẻ mua hàng…tùy thuộc số tiền gửi là bao nhiêu, kỳ hạn ngắn hay
dài…Qua tìm hiểu thực tế tại một số ngân hàng và báo cáo tài chính các ngân hàng đã
niêm yết trên thị trường chứng khoán, tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn từ 1 - 3 tháng chiếm
phần lớn tỷ trọng trong cơ cấu huy động vốn. Nguyên nhân là bởi lãi suất cào bằng ở mức
9% cho các kỳ hạn từ 1 – 12 tháng nên nhiều người có tâm lý gửi kỳ hạn ngắn để có thể
rút ra bất cứ lúc nào.


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI DÂN
CƯ TẠI MARITIMEBANK


Giới thiệu Ngân hàng Maritime Bank: Lịch sử hình thành và phát
triển: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức
thành lập theo Giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính
thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng. Ban
đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi
nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Thành
phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng
thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với
khách hàng. Vốn điều lệ của Maritime Bank là 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản
đạt hơn 110.000 tỷ VNĐ. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng
từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay đã lên đến gần 230 điểm giao dịch
trên toàn quốc.
Tầm nhìn chiến lược, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
Tầm nhìn: Trở thành một trong những ngân hàng thương mại tốt nhất Việt
Nam.
Sứ mệnh: Cung cấp cho Khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất dựa trên
nhu cầu của Khách hàng;Tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và cơ hội phát
triển sự nghiệp cho cán bộ nhân viên; Đem lại lợi ích bền vững cho cổ đông thông qua
việc tập trung triển khai chiến lược kinh doanh dựa trên các chuẩn mực quốc tế;
Cam kết hành động : Hướng tới mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng cổ
phần lớn nhất Việt Nam, Maritime Bank luôn kiên trì thực hiện theo những tiêu chí mà
Ngân hàng đã cam kết.

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Maritime Bank


Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng: Tính đến cuối năm 2011, tổng
huy động vốn của Maritime Bank đạt 85.125 tỷ đồng tăng xấp xỉ 4% so với năm

2010. Trong đó khả năng huy động vốn tiền gửi của Maritime Bank ngày một
tăng. Năm 2009 là một năm biến chuyển lớn của Maritime Bank trong công tác
huy động tiền gửi dân cư, tổng nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 16.977 tỷ đồng
tăng 112% so với năm 2008. Năm 2010 tổng nguồn vốn huy động từ dân cư đạt
20.226tỷ VNĐ tăng 19% so với năm 2009. Trên đà phát triển, tính đến hết ngày
31/12/2011, tổng huy động từ dân cư của Maritime Bank đạt 24.527 tỷ đồng, tăng
21% so với năm 2010.
Hoạt động cho vay của Ngân hàng: Hoạt động cho vay được chú trọng đối với
khách hàng doanh nghiệp lớn, nhóm khách hàng này chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động
tín dụng của Maritime Bank. Trong năm qua, Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác tài trợ
vốn cho các chương trình kinh tế lớn, trọng điểm của đất nước, đóng vai trò quan trọng
trong việc cung ứng vốn cho các ngành kinh tế giàu tiềm năng phát triển như khai
khoáng, xăng dầu, vận tải biển...Bên cạnh đó, công tác kiểm soát tín dụng đối với khách
hàng doanh nghiệp lớn cũng luôn được Martime Bank chú trọng trên tổng dư nợ, tốc độ
tăng trưởng, cơ cấu tín dụng theo hướng nâng cao, hiệu quả, an toàn và bền vững. Tại
thời điểm cuối năm 2010, tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống thực tế đạt gần 32.180 tỷ
đồng. Trong đó tín dụng doanh nghiệp đạt 28,480 tỷ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, xấp xỉ 90%
trên tổng dư nợ, đạt mức tăng trưởng 40%/năm.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Maritime Bank: Nhìn chung kết
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng khá tốt, tổng thu luôn lớn hơn
tổng chi. Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp để cắt giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận.
Lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 1.518,1 tỷ đồng tăng 51% so với lợi nhuận trước
thuế năm 2009. Lợi nhuận trước thuế năm 2011 đạt 1.036,6 tỷ đồng. Tính đến ngày 31
tháng 12 năm 2011, vốn chủ sở hữu của Maritime Bank đạt 9.499 tỷ tăng 50% so với
mức vốn 6.327 tỷ của năm 2010. Trong đó vốn điều lệ đã tăng từ 5.000 tỷ lên 8.000 tỷ
qua hai đợt tăng vốn.


Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi dân cư của NH MaritimeBank
Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi dân cư của NH

MaritimeBank: chính sách thu hút khách hàng, chính sách sản phẩm, chính
sách lãi suất.
Các hình thức huy động tiền gửi dân cư: Tiết kiệm thông thường; Tiết kiệm Vạn
Toàn; Tiết kiệm Ong vàng; Tiết kiệm An Phú Thuận.

Tổ chức thực hiện huy động vốn tại ngân hàng Maritime Bank: Xây dựng
mạng lưới điểm giao dịch; Hoạt động tuyên truyền, quảng cáo; Thu hút và đào tạo
cán bộ
Phát triển quy mô huy động vốn từ dân cư tại ngân hàng
Cơ cấu huy động vốn từ dân cư tại ngân hàng Maritime Bank: Cơ cấu huy
động vốn từ dân cư theo kỳ hạn; Cơ cấu huy động vốn từ dân cư theo loại tiền; Chi
phí huy động tiền gửi dân cư tại Maritime Bank
Sự đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại Maritime Bank: tiến
hành điều tra thăm dò theo phương pháp thống kê thông qua Phiếu khảo sát nghiên
cứu các thông tin đánh giá trả lời của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ tại ngân
hàng về chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng và thuận tiện khi giao dịch
tại ngân hàng Maritime Bank.

Đánh giá khái quát hoạt động huy động tiền gửi dân cư
Những kết quả đạt được về quy mô huy động vốn, cơ cấu huy động vốn và
nguyên nhân.
Những hạn chế: Nguồn vốn huy động tập trung hầu hết vào các khách hàng doanh
nghiệp lớn, tiền gửi tiết kiệm từ dân cư còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn, chưa
tương xứng với mạng lưới và quy mô hoạt động của các điểm giao dịch, các quỹ tiết
kiệm, Chi phí huy động vốn tương đối cao, Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng
vốn chưa hợp lý, Nguồn vốn không kỳ hạn còn thấp, Thị phần của ngân hàng còn eo hẹp,


có nguy cơ ngày càng mất khách do các ngân hàng TMCP mới thành lập ngày càng
nhiều, tính cạnh tranh cao và không ngừng mở rộng quy mô.

Nguyên nhân của những hạn chế trên bao gồm các nhân tố thuộc về nền kinh tế,
thói quen tâm lý của người dân, Chiến lược huy động vốn chưa thực sự phù hợp với
chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh, Chính sách lãi suất và khuyến mại, hậu mãi
kèm tiện ích chưa thực sự thu hút được khách hàng, Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn chưa
hợp lý, Đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, Công nghệ thông tin chưa
tiên tiến, hiện đại.
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI
DÂN CƯ CỦA MARITIME BANK

Định hướng phát triển của Maritime Bank đến năm 2020: Kế hoạch
chiến lược của Maritime Bank; Định hướng hoạt động huy động vốn nói chung và
hoạt động huy động tiền gửi dân cư nói riêng; Định hướng hoạt động đến năm
2020; Định hướng kinh doanh 2013

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động tiền gửi dân cư của
Ngân hàng Maritime Bank: Xây dựng chiến lược huy động tiền gửi dân cư
phù hợp với chiến lược kinh doanh và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; Đa
dạng các hình thức huy động tiền gửi dân cư; Nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cán bộ ngân hàng; Hiện đại hoá và phát triển công nghệ thông tin;
Các giải pháp hỗ trợ: Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân
hàn,tuyên truyền, quảng cáo.
Các kiến nghị với Chính phủ và NHNN.


KẾT LUẬN
Ở Việt Nam hiện nay Ngân hàng thương mại vẫn là kênh cung ứng vốn chủ yếu của
nền kinh tế. Trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng thương mại, nguồn vốn huy động từ
dân cư có vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Hiểu được điều đó nên công tác huy động tiền gửi dân cư luôn được các ngân hàng đặc
biệt quan tâm bởi nó là tiền đề, là hoạt động sống còn của các Ngân hàng thương mại.

Đối với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Maritime Bank công tác huy động tiền gửi dân
cư được nhận thức là nhân tố quyết định đến hiệu quả cũng như quy mô hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
Luận văn đã nói nên tầm quan trọng của vốn, hiệu quả huy động với hoạt động ngân
hàng và nền kinh tế. Tập trung phân tích thực trạng huy động tiền gửi dân tại Ngân hàng
TMCP Hàng Hải Maritime bank, từ đó đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại
cần giải quyết, đồng thời cũng chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động huy
động tiền gửi dân cư. Đề xuất một số giải pháp huy động tiền gửi dân cư.
Mặc dù đã cổ gắng nhưng với thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn, đề tài không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô cùng các bạn đóng góp ý kiến và chỉ
dẫn để luận văn được hoàn thiện và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.



×