Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.72 KB, 8 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một trong top 12 ngân hàng thương mại của Việt Nam, giai đoạn 2011 2015 được đánh giá là thời kỳ Ngân hàng TMCP Đông Nam Á phát triển mạnh
nhất. Tuy nhiên Ngân hàng cũng phải đối mặt với những khó khăn chung toàn hệ
thống như chất lượng tín dụng suy giảm, chi phí dự phòng tăng, ảnh hưởng trực
tiếp tới lợi nhuận của Ngân hàng. Theo đánh giá của học viên, một trong những
nguyên nhân chính của tình trạng này là do công tác quản trị rủi ro tín dụng của
Ngân hàng chưa được quan tâm, hoạt động còn kém hiệu quả.
Nhận thức được vai trò của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng,
tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Đông Nam Á” để nghiên cứu.
2. Tổng quan nghiên cứu
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã được thực hiện có đặc điểm nổi
bật là phân tích khá chi tiết, đã đưa ra được những giải pháp khá cụ thể, thực tế tại
thời điểm nghiên cứu nhằm giải quyết những hạn chế của công tác quản trị rủi ro
tín dụng. Tuy nhiên, các công trình này tập trung phân tích nhiều ở góc nhìn
nghiệp vụ thực thi nghiệp vụ, chưa đánh giá, phân tích ở góc độ quản lý công tác
quản trị rủi ro tín dụng, chưa vận dụng được các quy định cũng như thông lệ quốc
tế hiện đang được hệ thống ngân hàng Việt Nam áp dụng và phát triển là
02/2013/TT-NHNN và hiệp ước Basel II, các nghiên cứu đi sâu vào kỹ thuật tính
toán, đo lường rủi ro tín dụng, thiếu đánh giá về công tác quản trị rủi ro tín dụng
như: mô hình tổ chức bộ máy, quy trình và phương pháp quản trị rủi ro tín dụng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn tập trung làm rõ các vấn đề sau:


Mục tiêu tổng quát: Luận văn phân tích những vấn đề còn tồn tại của công
tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á trong giai đoạn từ
năm 2010-2015, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả
của công tác này.
Mục tiêu cụ thể:


- Làm rõ cơ sở lý luận về công tác quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng
thương mại.
- Phân tích, nhận diện các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á giai đoạn từ năm 2011-2015.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp, khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản
trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương
mại
- Phạm vị nghiên cứu:
+ Nội dung: Tập trung nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng trên toàn
hệ thống Ngân hàng TMCP Đông Nam Á trong thời gian năm 2010 – 2015.
+ Phạm vi không gian: toàn hệ thống ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
+ Phạm vi thời gian: nghiên cứu rủi ro tín dụng từ năm 2010 – 2015; giải
pháp đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, học viên đã sử dụng phương pháp phân tích định tính trong
việc nhận diện, đánh giá thực trạng, kết quả của công tác quản trị rủi ro tại ngân
hàng TMCP Đông Nam Á.


Cụ thể, luận văn sử dụng 02 phương pháp là: (1) Tổng hợp, nghiên cứu tại
bàn; (2) Phỏng vấn, tham vấn chuyên gia.
- Tổng hợp nghiên cứu tại bàn: Sử dụng số liệu, thông tin từ báo cáo tài
chính và các báo cáo tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á từ năm
2010 đến 2015.
- Phỏng vấn, tham vấn chuyên gia: Với phương pháp này, học viên kỳ vọng
đánh giá được nhận thức về vai trò, chức năng của công tác quản trị rủi ro tín dụng
trong ngân hàng, chỉ ra những điểm tồn tại, hạn chế ở nhiều góc độ để có giải pháp
phù hợp.

6. Kết quả đạt được
6.1. Hệ thống lại cơ sở lý luận về công tác quản trị rủi ro, đề xuất các tiêu
chí cơ bản cần có đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng:
- Yêu cầu đối với nội dung quản trị rủi ro:
+ Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng: Chiến lược cần phải phản ánh được
khẩu vị rủi ro tín dụng cụ thể, riêng có của Ngân hàng trong từng giai đoạn, phù
hợp với yếu tố bên trong, bên ngoài của thời kỳ đó. Hội đồng quản trị phải là đơn
vị chịu trách nhiệm phê duyệt cuối cùng đối với Chiến lược và khẩu vị rủi ro tín
dụng của Ngân hàng. Chiến lược cần được đánh giá định kỳ hoặc khi có các yếu tố
bất thường tác động làm thay đổi quản điềm điều hành của Hội đồng quản trị. Đặc
biệt, chiến lược chỉ có tính khả thi cao khi được truyền thông trong toàn hệ thống
am hiểu và thực thi đúng tinh thần, nội dung chiến lược đó.
+ Yêu cầu đối với việc nhận diện rủi ro: Nhận diện rủi ro cần có các công cụ
phù hợp để đo lường, đánh giá đầy đủ các rủi ro có thể phát sinh đối với từng loại
khách hàng và toàn danh mục khách hàng; Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng
nội bộ như là một công cụ hữu hiệu để cung cấp thông tin cho việc nhận diện


RRTD đối với từng khoản vay, từng khách hàng.
+ Yêu cầu đối với việc xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng: Ngân
hàng cần thiết lập đầy đủ, cụ thể, chi tiết các chính sách quản trị rủi ro tín dụng
(bao gồm tiêu chuẩn, giới hạn tín dụng, chính sách bảo đảm tiền vay, quy trình tín
dụng…) phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng, nhóm khách hàng, loại hình
cấp tín dụng, trong đó phân biệt giữa các khoản tín dụng mới, các khoản tín dụng
có vấn đề, quá hạn,… phù hợp với mục tiêu cần đạt được.
+ Yêu cầu đối với việc kiểm soát và điều chỉnh sau kiểm soát: Ngân hàng
cần thiết lập một hệ thống giám sát và báo cáo RRTD hiệu quả. Báo cáo giám sát
phải được trình lên cả cấp Ban điều hành và Ban kiểm soát để họ có thể đánh giá
được mức độ, xu hướng RRTD cũng như những ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
dụng đối với hoạt động của ngân hàng, trên cơ sở đó xem xét và có những quyết

định điều chỉnh cho phủ hợp.
- Yêu cầu về quy trình và tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng (từ xây
dựng chiến lược, nhận diện, xây dựng chính sách RRTD, kiểm soát và điều chỉnh
sau kiểm soát): Theo khuyến nghị của Ủy ban Basel, bộ máy tổ chức cần độc lập
giữa chức năng giám sát và chức năng điều hành, chức năng kinh doanh và chức
năng đánh giá lại tín dụng, chức năng quản trị rủi ro tín dụng và chức năng kiểm
toán tuân thủ - nội bộ.
- Đánh giá hiệu quả của quy trình cấp tín dụng (bán hàng, thẩm dịnh, phê
duyệt, giải ngân và kiểm soát sau giải ngân) và quy trình bảo đảm tiền vay.
6.2. Trên cơ sở đánh giá các yếu tố bên trong, bên ngoài tác động tới công
tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Đông Nam Á, tác giả đã có
những đánh giá cụ thể về ưu điểm và hạn chế:
6.2.1. Ưu điểm
Thứ nhất, ngân hàng đã bước đầu hình thành được các nội dung quản trị rủi


ro tín dụng cần có hoạt động ngân hàng:
- Về cơ bản, Ngân hàng đã nhận thức được vai trò của quản trị rủi ro tín
dụng đối với Ngân hàng. Trong chiến lược kinh doanh năm năm 2010 – 2020, nội
dung về quản trị rủi ro đã được tuyên bố với các chỉ tiêu tương đối cụ thể, rõ ràng.
- Ngân hàng đã xây dựng được bộ chỉ tiêu giới hạn an toàn tín dụng trên cơ
sở quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Ngân hàng đã xây dựng được cơ bản đầy đủ các chính sách quản trị rủi ro
tín dụng cơ bản như chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, trong đó đã bao gồm
nội dung bảo đảm tiền vay.
- Đối các sản phẩm, gói tín dụng cung cấp ra thị trường, Ngân hàng xác định
rõ các đối tượng, điều kiện tiêu chuẩn của khách hàng để đánh giá trước khi quyết
định cấp tín dụng. Đây chính là tiền thân, hình thức sơ khai của hệ thống xếp hạng
tín dụng nội bộ của ngân hàng.
Thứ hai, ngân hàng hàng đã xây dựng được bộ máy tổ chức quản trị rủi ro

tín dụng cơ bản đầy đủ chức năng nhiệm vụ
- Về cơ bản, bộ máy quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng được thiết lập
đầy đủ các chức năng với trách nhiệm cụ thể từng đơn vị, phân cấp rõ ràng từ cấp
cao nhất HĐQT với cơ quan chuyên môn giúp việc là Ủy ban Quản trị rủi ro cho
tới Ban Tổng giám đốc, đến cơ quan chuyên trách là Khối Quản trị rủi ro và các
đơn vị kinh doanh.
- Chức năng giữa chính sách và kiểm soát, giám sát và điều hành về cơ bản
được xây dựng độc lập, đảm bảo nguyên tắc quản trị.
- Các chính sách, quy trình rủi ro tín dụng được xây dựng có cơ sở từ thông
tin của bộ phận quản trị rủi ro tại đơn vị kinh doanh giúp các chính sách gần hơn
với thực tiễn thực thi, đặc biệt là các chính sách quản trị rủi ro đối với một số


ngành kinh doanh tiềm ẩn rủi ro do biến động từ thị trường như cao su, xăng dầu,
nông nghiệp…
Thứ ba, quy trình quản trị rủi ro bước đầu được hình thành, đảm bảo đầy đủ
các bước
Bước đầu, Ngân hàng đã định hình được các quy trình quản trị rủi ro tín
dụng từ đề ra nội dung quản trị rủi ro trong chiến lược phát triển ngân hàng, nhận
diện và xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát và xem xét điều
chỉnh chính sách khi cần thiết.
6.2.2. Hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng
Thứ nhất, về nội dung và quy trình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.
- Ngân hàng chưa xây dựng được chiến lược quản trị rủi ro tín dụng khẩu vị
rủi ro tín dụng.
- Về nhận diện rủi ro tín dụng, Ngân hàng chưa xây dựng được hệ thống
xếp hạng tín dụng nội bộ để đo lường, đánh giá đầy đủ các rủi ro có thể phát sinh
đối với từng loại khách hàng và toàn danh mục khách hàng.
- Về các chính sách quản trị rủi ro tín dụng: do chưa có chiến lược quản trị
rủi ro tín dụng và khẩu vị rủi ro đầy đủ, ngân hàng chỉ xây dựng các chính sách

quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở các quy định của pháp luật, thiếu quan điểm
riêng, đặc trưng riêng có của ngân hàng.
- Về hoạt động kiểm soát và điều chỉnh sau kiểm soát quản trị rủi ro tín
dụng của ngân hàng: Ngân hàng chưa xây dựng được hệ thống giám sát và báo cáo
RRTD hiệu quả. Các công cụ kiểm soát thiếu sự thống nhất, không đảm bảo tính
độc lập giữa thực thi và giám sát khi đơn vị quản trị rủi ro thường xuyên yêu cầu
các đơn vị kinh doanh báo cáo các nội dung phục vụ cho công tác báo cáo. Việc
này không những ảnh hưởng tới nguồn lực của kinh doanh mà còn thể hiện sự


thiếu chủ động của công tác quản trị rủi ro.
Thứ hai, mô hình tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng không đảm bảo
tính độc lập, hiệu suất.
6.2.3. Đề xuất các giải pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại, hoàn thiện
công tác quản trỉ rủi ro tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á trên cơ sở các định
hướng sau:
- Đối với nội dung quản trị rủi ro tín dụng: xây dựng chiến lược quản trị rủi
ro tín dụng và khẩu vị rủi ro tín dụng cụ thể, riêng có của Ngân hàng trong từng
giai đoạn, phù hợp với yếu tố bên trong, bên ngoài của từng thời kỳ. Chiến lược
cần được đánh giá định kỳ hoặc khi có các yếu tố bất thường tác động làm thay đổi
quản điềm điều hành của Hội đồng quản trị. Đặc biệt, chiến lược chỉ có tính khả thi
cao khi được truyền thông trong toàn hệ thống am hiểu và thực thi đúng tinh thành,
nội dung chiến lược đó.
- Đối với Quy trình quản trị rủi ro tín dụng: cần xây dựng và thực hiện chặt
chẽ trên cơ sở phân định rõ giai đoạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của từng cá nhân,
bộ phận, phòng ban có tham gia từ khâu thực hiện, quản lý hệ thống cũng như xây
dựng chính sách ngân hàng.
- Đối với cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng: được hoàn thiện
theo hướng tập trung trong mọi khâu, mọi hoạt động ngân hàng như cấp tín dụng,
quản trị rủi ro tập trung theo xu hướng, khuyến nghị của Basel nhằm tối đa hóa

hiệu quả hoạt động của hệ thống.




×