Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho người lao động huyện Đơn Dương Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.2 KB, 52 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việc làm có vị  trí hết sức quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển
của   mỗi   người,   mỗi   gia   đình,   cũng   như   trong   việc   phát   triển   kinh  tế   ­   xã   hội
của đất nước. Giải quyết việc làm là vấn đề  mang tính toàn cầu, là một thách
thức  còn khá lâu dài với toàn thể  nhân loại.  Đối với các  nước   đang phát triển
như   nước   ta,   nơi  nguồn  lao  động  còn  rất dồi   dào  và  chủ   yếu tập  trung  ở   các
vùng nông thôn thì tạo việc làm cho người lao động  ở  đó bao giờ  cũng là mối
quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Do vậy, không phải cứ ở nông thôn thì người 
lao động tham gia vào hoạt động kinh tế nông lâm ngư nghiệp.
 

Nông nghiệp là một thế  mạnh nhưng sản xuất  ở  ngành này mang tính thời 

vụ  nên nhiều lao động  ở  ngành này vẫn có nhiều thời gian rảnh rỗi, bên cạnh đó 
quá trình đô thị hóa của thành phố đang ngày một phát triển và mở rộng, nhiều khu  
công nghiệp, cụm công nghiệp được xây dựng do vậy một phần diện tích đất nông 
nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng dẫn tới diện tích đất canh tác ngày càng  
giảm trong khi đó dân số nông thôn ngày một tăng. Điều đó cho chúng ta thấy tình  
trạng thiếu việc làm cho người lao động nông thôn đang ngày một gia tăng và thời  
gian sử dụng của người lao động ở khu vực nông thôn chưa cao và chưa hợp lý, do 
đó chưa phát huy được khả năng sẵn có. 
Vì vậy, một trong những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội của  
huyện Đơn Dương đến năm 2020: Giải quyết việc làm, nâng mức sống cho người 
lao động nông thôn. Chú trọng nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đào tạo  
nghề  cho nông dân, hỗ  trợ  vay vốn phát triển kinh tế  tạo việc làm cho người lao  
động nông thôn và hướng dẫn tư vấn giới thiệu xuất khẩu lao động. Để  đạt được 
mục tiêu trên, trước hết chúng ta cần tìm hiểu và làm rõ vấn đề về thực trạng việc  
làm của người lao động nông thôn ở huyện Đơn Dương trong thời gian qua, từ năm 
2006 đến năm 2010. Xuất phát từ tình hình thực tế và nhằm giúp cho quá trình phát 
triển kinh tế ­ xã hội tỉnh Lâm Đồng nói chung và huyện Đơn Dương nói riêng ngày 
càng hiệu quả và hoàn thành kế hoạch đề ra, em đã lựa chọn và nghiên cứu đề  tài: 




“Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho người lao động huyện Đơn Dương 
Lâm Đồng”

1. Lý Do Chọn Đề Tài
Vấn đề  việc làm là một vấn đề  hết sức quan trọng đối với mỗi một địa 
phương, mỗi quốc gia. Vấn đề  này không những mang tính kinh tế  mà còn mang 
tính xã hội sâu sắc. Vì vậy trong thời gian qua thì vấn đề  tạo việc làm cho người  
lao động luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Hiện nay thì số lượng lao 
động có việc làm không ngừng tăng, số  người thất nghệp và thiếu việc làm giảm  
đi; có sự  chuyển biến tích cực trong cơ  cấu và chất lượng lao động. Nhưng trong 
toàn quốc thì vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở mỗi địa phương là rất khác 
nhau bởi còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của các địa phương, các vùng.  
Do đó không phải địa phương nào cũng có kết quả tạo việc làm cho người lao động  
đều tốt cả.
Tỉnh Lâm Đồng nói chung và huyện Đơn Dương nói riêng mặc dù trong 
những năm gần đây tuy có những kết quả cao trong công tác tạo việc làm cho người  
lao động nhưng vẫn còn rất nhiều tồn tại. Số lao động được giải quyết việc làm ở 
huyện Đơn Dương không ngừng tăng qua các năm nhưng tỷ  lệ  người thất nghiệp 
và người thiếu việc làm  ở  nông thôn còn khá cao. Sở  dĩ có kết quả  như  vậy vì 
huyện Đơn Dương còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng  
còn yếu kém. Vì vậy trong thời gian tới Huyện uỷ – UBND huyện đưa vấn đề tạo 
việc làm cho người lao động lên hàng đầu.
Nhận thấy được vai trò của việc tạo việc làm cho người lao động, trong thời  
gian thực tập tại phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện Đơn Dương, bằng 
phương pháp nghiên cứu các tài liệu sẵn có, đi tìm hiểu thực tế em xin chọn đề tài : 
“Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho người lao động huyện Đơn Dương  
Lâm Đồng” làm đề  tài cho báo cáo chuyên đề  thực tập tốt nghiệp của mình. Đối 





tượng nghiên cứu của chuyên đề thực tập này là vấn đề tạo việc làm cho người lao 
động ở huyện Đơn Dương Lâm Đồng trong giai đoạn 2006 – 2010. 

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
­ Các chương trình tạo việc làm cho người lao động
­ Thực trạng cung,cầu lao động của Huyện 
­ Các giải pháp tạo việc làm cho người lao động
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
a. Không gian:
PHÒNG LAO ĐỘNG TB&XH HUYỆN ĐƠN DƯƠNG
Số 124 – Đường 2 tháng 4 – Thị Trấn Thành Mỹ
b. Thời gian.
 Thời gian bắt đầu từ ngày 14/03/2011 đến hết ngày 9/05/2011
c. Phạm vi nghiên cứu: 
 Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở huyện Đơn Dương.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
Phương pháp thống kê, phỏng vấn
4. Kết cấu nội dung đề tài :
PHẦN I: MỞ ĐẦU
PHẦN II: NỘI DUNG
Gồm 3 phần :
Chương I : Cơ sở lý luận
Chương II: Thực trạng




Chương III: Giải pháp
PHẦN III: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Lao động
Theo Mác: “Lao động trước hết là quá trình diễn ra giữa con người và giới tự 
nhiên, là quá trình trong đó bằng hoạt động của mình con người làm trung gian và 
kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”.
Trong bộ  luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ  nghĩa Việt Nam có quy  
định: “Lao động là hoạt động có mục đích của con người, là một hoạt động diễn ra  
giữa con người và giới tự nhiên”.
Trong quá trình tác động vào giới tự nhiên, con người phải sử dụng công cụ, 
thiết bị để tác động nhằm biến đổi tự nhiên thành những vật thể nhằm đáp ứng nhu  
cầu của mình.
Khi nói đến lao động không thể không nói đến sức lao động, sức lao động là  
toàn bộ  thể  chất và tinh thần của con người tồn tại trong một cơ  thể, trong một  
người đang sống và được con người đó đem ra sử dụng mỗi khi sản xuất một giá trị 
sử dụng nào đó.
Như  vậy lao động chính là việc sử  dụng sức lao động, quá trình lao động 
đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động.
1.1.2. Nguồn lao động



Nguồn lao động là nguồn lực về con người, trước hết là nguồn cung cấp sức 
lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường.
Nguồn lao động là toàn bộ  những người trong độ  tuổi lao động và có khả 
năng tham gia lao động không kể đến trạng thái có tham gia lao động hay không.

Nguồn lao động với tư cách là yếu tố cho sự phát triển kinh tế xã hội, là khả 
năng lao động của xã hội, được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm những dân cư 
trong độ  tuồi lao động, có khả  năng lao động. Cũng có thể  hiểu là sự  tổng hợp cá  
nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể yếu tố về 
thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động.
Nguồn lao động được xem xét trên hai góc độ, đó là số lượng và chất lượng. 
Số lượng lao động được biểu hiện thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. 
Chất lượng lao động được đánh giá trên các mặt như  sức khoẻ, trình độ  văn hoá,  
trình độ chuyên môn kỹ thuật, phẩm chất, đạo đức …
Trong bộ luật lao động, giới hạn tuổi lao động trong độ  tuổi lao động được  
quy định nam từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi, nữ từ đủ 15 tuổi đến 55 tuổi. Việc xác định  
độ  tuổi lao động giữa các quốc gia là không thống nhất. Tuỳ  vào điều kiện của 
từng nước mà người ta có thể quy định giới hạn trong độ tuổi lao động cho hợp lý.
1.1.3. Việc làm
Việc làm là một khái niệm phức tạp, nó gắn với hoạt động thực tiễn của con  
người, vì vậy để hiểu rõ được khái niệm về việc làm thì chúng ta phải hiểu rõ khái 
niệm người có việc làm.
Tại Hội nghị  lần thứ  13 năm 1983 tổ  chức lao động thế  giới (ILO) đưa ra  
quan niệm : “Người có việc làm là những người làm một việc gì đó, có được trả 
công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia  
vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vị lợi ích hay vì thu nhập gia đình,  
không nhận được tiền công hay hiện vật”.
  Người có việc làm là những người lao động ở  tất cả các khu vực (công và tư) có  
thu nhập đem lại nguồn sống cho bản thân và gia đình, xã hội.Tại nhiều nước trên  
thế giới sử dụng khái niệm này.



Khi điều tra thống kê về  lao động và việc làm, khái niệm trên được cụ  thể 
hoá bằng các tiêu thức khác nhau, tuỳ  thuộc vào mỗi nước trên thế  giới đặt ra.  

Trong đó có thể chia ra thành hai nhóm :
Nhóm thứ  nhất : Là nhóm có việc làm và đang làm việc, đó là những người 
đang làm bất cứ công việc gì được trả  công hoặc làm việc trong các trang trại hay  
cơ sở sản xuất kinh doanh của gia đình.
Nhóm thứ hai : Là những người có việc làm nhưng hiện không làm việc, đó 
là những người có việc làm nhưng hiện tại đang nghỉ   ốm hoặc các lý do cá nhân  
khác.
Những người không thuộc hai nhóm trên được gọi là những người không có  
việc làm.
Theo điều 13 bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ  nghĩa Việt Nam:  
“Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị  pháp luật găn cấm đều được 
thừa nhận là việc làm”. Như  vậy một hoạt động được coi là việc làm nếu nó đáp  
ứng được hai tiêu chuẩn :
Thứ nhất, đó là hoạt động không bị pháp luật ngăn cấm.
Thứ hai, hoạt động đó phải đem lại thu nhập cho người lao động.
Việc chuẩn và lượng hoá khái niệm việc làm tạo cơ sở thống nhất trong lĩnh  
vực điều tra nghiên cứu và hoạch định chính sách về việc làm.
Như vậy, việc làm là hoạt động được thể hiện trong ba dạng sau : 
Thứ nhất, hoạt động lao động để nhận tiền công hoặc tiền lương bằng tiền  
mặt hay hiện vật.
Thứ hai, hoạt động lao động để thu lợi nhuận cho bản thân.
Thứ ba, làm công việc cho hộ gia đình của mình, không được trả thù lao dưới 
mức tiền công, tiền lương cho công việc đó. Bao gồm sản xuất nhà nước trên 
ruộng đất do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ sở hữu, quản lý hay có quyền sử 
dụng hoặc hoạt động kinh tế  ngoài nông nghiệp do chủ  hộ  hoặc một thành viên 
trong hộ làm chủ hoặc quản lý.





Như  vậy khái niệm việc làm được mở  rộng và tạo ra khả  năng to lớn giải  
phóng tiềm năng lao động, tạo việc làm cho người lao động.
 1.1.4.Thất nghiệp
Theo tổ  chức lao động quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi  
một số  người trong độ  tuổi lao động muốn làm việc nhưng không thể  tìm được  
việc làm ở mức tiền công thịnh hành”.
Như   vậy người thất nghiệp là những người trong độ  tuổi lao động có khả 
năng lao động trong tuần lễ điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc 
làm và có đăng ký tìm việc theo quy định.
Để xem xét và so sánh tình hình thất nghiệp người ta sử dụng các con số chủ 
yếu là tỷ lệ thất nghiệp
* Tỷ  lệ  thất nghiệp là tỷ  lệ  phần trăm giữa số  người thất nghiệp trên lực 
lượng lao động.
Tỷ  lệ  thất nghiệp là một chỉ  tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp  
của một quốc gia. Cũng vì thế, còn có nhiều khái niệm khác nhau về  nội dung và 
phương pháp tính toán. Dưới đây là một số phương pháp tính toán phổ biến:
    Tỷ lệ                                  Số người thất nghiệp
   thất nghiệp      =           ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­     X   100
                                                Lực lượng lao động
* Số người thất nghiệp dài hạn và tỷ lệ thất nghiệp dài hạn
Người thất nghiệp dài hạn gồm những người có thời gian thất nghiệp liên 
tục từ 12 tháng trở lên tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ tuần lễ tham khảo  
trở về trước.
Phân tổ: Chia theo giới tính, nhóm tuổi, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn  
kỹ thuật.
Tỷ  lệ  thất nghiệp dài hạn là số  phần trăm người thất nghiệp dài hạn trong 
lực lượng lao động thuộc độ tuổi lao động.
Phương pháp tính:
                                                   S ố người thất nghiệp dài hạn  




         Tỷ lệ thất nghiệp    =   ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­     X   100   
                dài hạn (%)                     Lực lượng lao động
* Tỷ lệ người thất nghiệp đã được giải quyết việc làm.
Tỷ lệ những người thất nghiệp đã được giải quyết việc làm là số phần trăm 
giữa những người thất nghiệp đã được giải quyết việc làm trên tổng số người thất  
nghiệp.
Phương pháp tính
                                       Số người thất nghiệp
   Tỷ  lệ người                được giải quyết việc làm trong kỳ báo cáo  
  Thất nghiệp được =   ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­  X 100  
  giải quyết việc làm          Tổng số người thất nghiệp trong kỳ báo cáo
Thất nghiệp là một khái niệm vừa mang tính kinh tế  vừa mang tính xã hội, 
nó mang nghĩa ngược với có việc làm. Nói đến thất nghiệp là nói đến sự khó khăn  
cho việc hoạch định chính sách của các quốc gia. Tuy nhiên trên thực tế  tỷ  lệ  thất 
nghiệp ở mức hợp lý là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Vì vậy cần phải  
giữ mức tỷ lệ thất nghiệp sao cho hợp lý với trình độ phát triển kinh tế xã hội của  
quốc

 

gia. 

1.1.5. Thiếu việc làm
Thiếu việc làm là việc làm không tạo điều kiện, không đòi hỏi người lao  
động sử  dụng hết thời gian lao động làm việc theo chế  độ  và mang lại thu nhập  
dưới mức tối thiểu.
Người thiếu việc làm là người trong tuần lễ điều tra có số giờ làm việc dưới 
mức quy định chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhu cầu làm thêm. Thiếu việc 

làm có hai dạng :
Thiếu việc làm vô hình : Là khi thời gian sử  dụng cho sản xuất kinh doanh  
không có hiệu quả  dẫn đến thu nhập thấp, người lao động phải làm việc bổ  sung  
thêm để tăng thu nhập. Người thiếu việc làm vô hình là người có thời gian làm việc 
tuy đủ hoặc vượt mức chuẩn quy định về đủ số giờ làm việc trong tuần lễ điều tra  




nhưng việc làm có năng suất thấp, thu nhập thấp, công việc không phù hợp với 
chuyên môn nghiệp vụ và họ có nhu cầu tìm việc làm thêm.
Thiếu việc làm hữu hình  : Là khi thời gian làm việc thấp hơn mức bình  
thường. Người thiếu việc làm hữu hình là người có việc làm nhưng số giờ làm việc  
trong tuần lễ điều tra ít hơn mức quy định chuẩn và họ có nhu cầu làm việc thêm.
Vì khái niệm về thiếu việc làm khá rộng do đó việc xác định số người thiếu 
việc làm là rất khó khăn. Vì vậy nhất là khi việc xác định số người thiếu việc làm 
ở Việt Nam còn khó khăn nên chúng ta cần bám chắc khái niệm thiếu việc làm của 
ILO, từ  đó chỉ  xác định người thiếu việc làm  ở  dạng nhìn thấy còn những trường 
hợp khác nên đưa vào nhóm những người có việc làm nhưng không ổn định.
Tình trạng thiếu việc làm hiện nay tồn tại ở rất nhiều nước nhất là ở những 
nước đang phát triển như  Việt Nam. Việc giải quyết vấn đề  này phải có sự  kết  
hợp của nhiều cấp, nhiều ngành và mang tính rất lan giải.
       Từ những khái niệm trên có khái niệm về  việc làm đầy đủ : Việc làm đầy đủ là 
sự thoả mãn nhu cầu về việc làm cho bất cứ ai có khả năng lao động trong nền kinh 
tế quốc dân hay việc làm đầy đủ là trạng thái mà mỗi người có khả năng lao động,  
muốn làm việc thì đều có thể  tìm được việc làm trong một thời gian tương đối  
ngắn.

  
1.1.6. Tạo việc làm

Tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào làm việc để tạo  
ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng hoá và dịch  
vụ theo yêu cầu thị trường.
Vấn đề tạo việc làm cho người lao động là một vấn để  rất phức tạp nhưng 
là rất cần thiết mà mỗi quốc gia, mỗi địa phương luôn phải quan tâm. Việc tạo  
việc làm cho người lao động chịu  ảnh hưởng của không những là nền kinh tế  xã 
hội mà còn chịu  ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác. Vì vậy khi xem xét để  đưa  
ra chính sách tạo việc làm cho người lao động cần phải quan tâm đến rất nhiều  
nhân tố khác.



Thực chất của tạo việc làm cho người lao động là tạo ra trạng thái phù hợp 
giữa sức lao động và tư liệu sản xuất gồm cả về chất lượng và cả  số lượng. Chất  
lượng, số  lượng của tư  liệu sản xuất phụ  thuộc vào vốn đầu tư, những tiến bộ 
khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất cũng như việc sử dụng và quản lý các tư 
liệu đó.
Số lượng lao động phụ  thuộc vào quy mô và cơ cấu dân số. Chất lượng lao  
động phụ thuộc vào kết quả đào tạo, phát triển của giáo dục và y tế. Ngoài ra vấn  
đề  môi trường cho sự   kết hợp giữa các yếu tố  này là hết sức quan trọng, nó bao 
gồm các chính sách, điều kiện khuyến khích người lao động cũng như  người sử 
dụng lao động trong công việc. Thị trường lao động chỉ có thể được hình thành khi  
người lao động với người sử dụng lao động gặp gỡ trao đổi đi đến nhất trí vấn đề 
sử  dụng sức lao động, do vậy vấn để  tạo việc làm phải được nhìn nhận  ở  cả 
người lao động và người sử dụng lao động đồng thời không thể không thể  kể đến  
vai trò của Nhà nước.
Người sử dụng lao động là người chủ yếu tạo ra chỗ làm việc cho người lao 
động, bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong và ngoài nước. Để có quan hệ 
lao động thì giữa người lao động và người sử  dụng lao động phải có những điều  
kiện nhất định. Đó là người sử  dụng lao động cần phải có vốn, công nghệ, kinh  

nghiệm và thị  trường tiêu thụ. Còn người lao động cần phải có sức khoẻ, trình độ, 
chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp với công việc của mình. Để  có được việc làm 
được trả công theo ý muốn của mình thì người lao động luôn phải học hỏi, trao dồi  
kiến thức cho mình để  theo kịp sự  tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Ngoài ra người 
lao động phải luôn tự đi tìm việc làm phù hợp với mình để đem lại thu nhập cho gia 
đình mình.Tuy nhiên khi nói đến quan hệ lao động giữa người lao động và người sử 
dụng lao động không thể  không kể  đến vai trò của Nhà nước. Nhà nước quản lý  
quan hệ lao động bằng các chính sách khuyến khích động viên nhằm đem lại lợi ích 
cho cả hai bên. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho cả người lao động và người 
sử dụng lao động để họ phát huy tối đa năng lực của mình. Ngoài ra Nhà nước cũng  
đưa ra các chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo phân bổ  nguồn 
nhân lực một cách hợp lý. Vì vậy, khi nghiên cứu tạo việc làm cần chú ý đến vấn 
10 


đề đầu tư của Nhà nước cũng như tư nhân là các khu vực có thể tạo ra cơ hội việc  
làm cho người lao động. 
Hiện nay việc đầu tư của Nhà nước cũng như của các tư nhân đều tập trung  
ở  thành thị  và các khu công nghiệp vì  ở  những nơi này sẽ  tạo ra được tỷ  lệ  lợi  
nhuận cao hơn và có khả  năng liên kết với nhau hơn. Chính vì điều này sẽ  gây ra  
hiện tượng người lao động từ  nông thôn ra thành thị  và cũng làm tăng tỷ  lệ  thất  
nghiệp  ở  nông thôn, do đó cần phải có chính sách tạo việc làm phù hợp cho cả 
người lao động ở thành thị và nông thôn.
Khi nghiên cứu chính sách tạo việc làm cho người lao động không thể không 
để cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động. 
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tạo việc làm cho người lao động.
1.2.1. Tư liệu sản xuất

 Tư liệu sản xuất ở đây bao gồm vốn, đất đai, máy móc, công cụ, kết cấu hạ 
tầng kỹ thuật, nguồn lực sinh học…Trong đó quan trọng nhất là yếu tố về vốn, đất 

đai, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các yếu tố còn lại có thể mua được bằng vốn.
Trước tiên chúng ta nói đến vốn. Vốn có vai trò rất quan trọng, không thể  thiếu  
được trong quá trình sản xuất. Vốn được biểu hiện bằng tiền của tư liệu sản xuất  
và đối tượng lao động được sử  dụng vào trong quá trình sản xuất. Trong công 
nghiệp vốn có vai trò rất quan trọng, là yếu tố thiết yếu để  ngành phát triển. Vốn 
trong công nghiệp được sử dụng rất nhiều và là yếu tố hàng đầu để cho ngành tồn 
tại, vốn được sử dụng rất nhiều ngay cả khi chưa hoạt động sản xuất kinh doanh.
 

Trong sản xuất nông nghiệp thì vốn cũng có vai trò hết sức quan trọng. Sự 

tác động của vốn đến hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp không phải bằng  
cách trực tiếp mà thông qua cây trồng, vật nuôi, yếu tố kỹ thuật trong nông nghiệp. 
Cơ  cấu chất lượng của vốn sản xuất phải phù hợp với từng loại đối tượng sản  
xuất, 
từng loại đất đai. Ngoài ra trong sản xuất nông nghiệp cần phải có một lượng vốn 
lưu động nhằm tránh tình trạng bị   ứ đọng vốn do thời tiết xấu. Có thể  nói vốn là  
một yếu tố rất quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp, khi diện tích đất đai 
là không đổi thì vốn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều sâu. Do  
11 


đó khi nguồn vốn được sử dụng trong nông nghiệp tăng thì càng tạo ra được nhiều 
chỗ làm việc cho người lao động trong nông thôn, nhất là khi mà lượng thiếu việc  
làm của người lao động nông thôn còn tồn tại rất nhiều.
Vốn trong ngành thương mại dịch vụ có vai trò đặc biệt quan trọng. Chỉ có 
thể  hoạt động sản xuất thương mại dịch vụ  khi mà có vốn. Khi mà vốn tăng thì  
hoạt động dịch vụ sẽ được mở  rộng và do đó sẽ  tạo nhiều chỗ  làm cho người lao  
động trong lĩnh vực này.
Như  vậy, trong bất cứ hoạt động nào thì yếu tố vốn cũng đóng vai trò quan  

trọng và gián tiếp ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động.
Yếu tố thứ hai nhưng đóng vai trò quan trọng nhất trong tư liệu sản xuất đó 
là yếu tố đất đai. Đất đai là cơ  sở tự  nhiên, là tiền đề  của mọi quá trình sản xuất.  
Sự ảnh hưởng của đất đai là khác nhau đối với các ngành khác nhau.
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai không chỉ tham gia với tư cách là yếu tố 
thông thường mà là yếu tố  tích cực không thể  thay thế  được. Nhưng sự  tác động  
của đất đai tới sản xuất nông nghiệp là có hạn vì diện tích đất đai là không thể tăng  
được mà hiện nay trong quá trình công nghiệp hoá thì diện tích đất đai đang bị  thu  
hẹp. Ngày nay, diện tích đất đai là có hạn, dân số  thì gia tăng do đó diện tích đất 
trên đầu người giảm do đó vấn đề  sử  dụng đất trong nông nghiệp càng khó khăn  
hơn. Chúng ta đang khắc phục hạn chế trên bằng cách khai thác chiều sâu trong sản 
xuất nông nghiệp để  tạo ra nhiều sản phẩm để  đáp  ứng nhu cầu tiêu dùng của  
người dân. Ruộng đất có vị  trí cố  định gắn liền với các điều kiện kinh tế  xã hội 
của mỗi vùng. Nó khác với các tư  liệu sản xuất khác, bởi nó không bị  hao mòn và  
đào thải khỏi quá trình nếu sử dụng đúng mục đích, hợp lý thì chất lượng của đất  
ngày càng tốt hơn, sức sản xuất của ruộng đất ngày càng cao hơn. Do đó để  tạo ra  
nhiều việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông thôn thì vấn đề chú trọng  
công tác vừa chăm sóc đất, vừa kết hợp trồng lúa, hoa màu xen kẽ  là hết sức cần 
thiết, tránh tình trạng nông nhàn cho người nông dân. Chúng ta cần phải chú trọng 
việc sử  dụng đất trong nông nghiệp để  cho người lao động trong khu vực nông 
nghiệp có việc làm tương đối đầy đủ. Có thể  nói rằng ngành nông nghiệp không  
thể   tồn  tại  được  nếu như   không  có  đất  đai,  tức  là  người lao  động  trong nông 
12 


nghiệp không thể  có chỗ  làm việc. Vì vậy chúng ta cần khai thác và sử  dụng đất  
hợp lý, đồng thời phải luôn chú trọng cải tạo đất.
Ngày nay thì việc lựa chọn địa điểm để hoạt động sản xuất kinh doanh là rất 
khó. Mặt khác thì đang có chiều hướng người lao động chuyển dần sang lĩnh vực  
hoạt động công nghiệp và ngành này đang là ngành tạo nhiều chỗ làm việc mới cho 

người lao động. Vì vậy chúng ta cần phải khai thác phát triển ngành công nghiệp để 
giải quyết việc làm cho nhiều người lao động đặc biệt là người lao động  ở  nông 
thôn.
Trong hoạt động thương mại dịch vụ, đất đai không đóng vai trò quan trọng 
bằng ngành nông nghiệp và dịch vụ nhưng cũng không thể thiếu được.
 Ngoài yếu tố  vốn và đất đai thì yếu tố về cơ  sở hạ  tầng cũng đóng vai trò  
quan trọng trong việc tạo việc làm cho người lao động. Các yếu tố  đó là các hệ 
thống thuỷ  lợi, giao thông, kho tàng, thông tin liên lạc, bến bãi…Các yếu tố  này 
phát triển tốt là tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội và do đó tạo điều kiện để 
phát triển các ngành khác và tạo thêm việc làm cho người lao động. Đồng thời khi 
phát triển yếu tố cơ sở hạ tầng thì cũng cần một lượng lao động hoạt động trong  
lĩnh vực này. 
Yếu tố tư liệu sản xuất là yếu tố  hàng đầu tác động đến quá trình tạo việc 
làm cho người lao động. Vì vậy các nhà đầu tư  nên lựa chọn yếu tố này một cách 
kỹ  lưỡng để  người lao động có điều kiện làm việc thuận lợi nhất và tạo thêm  
nhiều chỗ làm cho người lao động.
  1.2.2. Môi trường
 

Môi trường có  ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề  tạo việc làm cho người lao  

động. Môi trường ở đây được hiểu là môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã  
hội.
Môi trường tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên, khí 
hậu, đất đai…Như  đã nói  ở  phần 1.2.1 thì đất đai là điều kiện tiền đề  không thể 
thay thế được. Còn các yếu tố khác như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu…có tác động  
để lựa chọn phương thức sản xuất. Người lao động sinh sống ở những nơi có điều 
kiện tự nhiên thuận lợi sẽ có điều kiện tìm được việc làm dễ  hơn người lao động 
13 



sinh sống ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt. Mặt khác khi sản xuất những mặt  
hàng khác nhau thì không thể sản xuất  ở một nơi nhất định mà mỗi loại mặt hàng 
sẽ phù hợp với một điều kiện cụ thể. Ví dụ khi sản xuất những mặt hàng như mây 
tre đan thì cần phải chọn địa điểm có nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng đồng thời  
phải chọn nơi có khí hậu khô dáo. Do đó việc lựa chọn địa điểm để hoạt động sản  
xuất kinh doanh càng trở  nên khó khăn hơn đối với các nhà đầu tư. Vì vậy thì môi  
trường tự nhiên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển kinh tế của một địa  
phương và cũng gây ảnh hưởng đến việc tạo việc làm cho người lao động.
Môi trường xã hội là các chính sách của địa phương, sự quan tâm của các cấp 
uỷ Đảng đối với người lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo việc làm cho 
người lao động. Được sự  quan tâm của các cấp thì người lao động mới hăng say 
làm việc, người sử  dụng lao động sẽ  thoải mái hoạt động sản xuất kinh doanh.  
Người lao động sẽ  an tâm hơn để  làm việc để  nâng cao năng suất lao động, chất 
lượng sản phẩm khi được sự quan tâm của các đoàn thể, ban ngành. Một yếu tố rất  
quan trọng là chính sách phát triển kinh tế của địa phương sẽ ảnh hưởng rất nhiều  
đến cơ  cấu việc làm cho người lao động ở  địa phương đó. Do đó mỗi địa phương  
cần dựa vào điều kiện của địa phương mình mà đưa ra chiến lược phát triển kinh  
tế  cho phù hợp để tránh tình trạng người lao động không có việc làm.
Ngoài ra môi trường xã hội còn bao gồm các chính sách cho vay vốn với lãi  
suất thấp, ra luật đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có khả năng tự 
tạo chỗ làm cho bản thân và gia đình đồng thời tạo việc làm cho người lao động ở 
lân cận. Các yếu tố như công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo cho người dân sẽ 
nâng cao chất lượng lao động và sẽ  tạo điều kiện dễ  dàng cho họ  tìm được công 
việc phù hợp.
Việc xây dựng môi trường xã hội không những  ở địa phương mà ngay cả  ở 
nơi làm việc của người lao động cũng phải có một môi trường thuận lợi. Đó là việc 
xây dựng văn hoá trong doanh nghiệp để từ đó kích thích tâm lý người lao động, để 
nâng cao năng suất lao  động. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải đảm bảo các  
quyền lợi của người lao động để người lao động yên tâm làm việc.


14 


Môi trường kinh tế cũng tác động đến việc tạo việc làm cho người lao động.  
Đó chính là xu hướng phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch 
vụ. Đồng thời môi trường kinh tế cũng là sự vận động của thị trường hàng hoá diễn  
ra trong khu vực. Do đó thì môi trường kinh tế sẽ tác động đến sự phát triển của các  
ngành kinh tế nên sẽ ảnh hưởng đến việc tạo việc làm cho người lao động tại khu  
vực đó.
  1.2.3. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực có  ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề  tạo việc làm cho người  
lao động. ở những địa phương có nguồn nhân lực dồi dào thì ở đó nhu cầu về việc  
làm lớn và người sử dụng lao động sẽ dễ dàng tìm kiếm lao động ở những nơi này. 
Và cũng ở đây đòi hỏi phải có chương trình tạo việc làm cho người lao động có quy 
mô lớn hơn và gây áp lực rất nhiều cho các nhà ra chính sách.
Bản thân người lao động có ảnh hưởng nhiều nhất đến vấn đề tạo việc làm  
cho người lao động. Trong đó đại diện là sức lao động của con người. Sức lao động  
là khả  năng về thể lực và trí lực của con người, đó là tri thức, sức khoẻ, kỹ  năng,  
kinh nghiệm của người lao động.
Để đánh giá sức lao động của con người thì cần phải nói đến cả chất lượng 
và số lượng. Hiện nay dân số của nước ta không ngừng tăng và số người trong độ 
tuổi lao động không ngừng tăng cao. Trong khi đó thì việc tạo ra số  chỗ  làm việc 
mới không theo kịp tốc độ  tăng của lực lượng lao động do đó vẫn còn tồn tại rất 
nhiều người thất nghiệp ở các thành thị và người thiếu việc làm ở nông thôn. Do đó 
chúng ta cần phải có một chính sách phát triển kinh tế xă hội đi đôi với chính sách 
dân số  để  đảm bảo cho mọi người lao động đều có việc làm. Về  chất lượng của  
sức lao động thì cần phải xem xét trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng,  
kinh nghiệm của người lao động. Hiện nay thì lao động có trình độ chuyên môn cao  
tập trung nhiều  ở  các thành phố  lớn như  Hà Nội và Thành Phố  Hồ  Chí Minh…do 

vậy sẽ gây sức ép về  việc làm cho lượng lao động ở  các thành phố  này đồng thời  
cũng gây khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho lượng lao động có trình độ 
thấp ở vùng nông thôn. Như vậy vấn đề sức lao động của người lao động cũng gây 
ra sự  mất cân đối về  lực lượng lao động có trình độ  khác nhau giữa các vùng, có  
15 


những vùng thì lại rất thừa lao động có trình độ  đại học, cao đẳng nhưng lại có 
những vùng rất thiếu lượng lao động này. Do đó gây khó khăn trong việc tạo việc  
làm cho người lao động ở những vùng khác nhau.

1.2.4. Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm
Chương trình mục tiêu quốc gia về  việc làm cũng có  ảnh hưởng đến việc 
tạo việc làm cho người lao động. Các hoạt động của chương trình mục tiêu quốc 
gia về  việc làm bao gồm các hoạt động chủ  yếu được chia làm ba nhánh chính : 
phát triển kinh tế  – xã hội tạo mở  việc làm; Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và 
chuyên gia; Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để  giải quyết việc làm cho 
người thất nghiệp, người thiếu việc làm và các đối tượng yếu thế trong thị trường  
lao động.
Chương trình mục tiêu quốc gia về  việc làm tạo điều kiện cho người lao  
động có nhiều cơ  hội được làm việc và luôn hướng về  việc phát triển kinh tế  xã 
hội toàn diện. Vì thế  mà hiện nay các địa phương trong cả  nước  đều dựa vào  
những thuận lợi hiện có của mình và thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia 
về việc làm để tạo việc làm cho người lao động.  
1.3. Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động 
Vào bất cứ  thời điểm nào và tại bất cứ  nơi nào thì việc tạo việc làm cho 
người lao động là hết sức cần thiết. Người lao động có việc làm không những có 
lợi cho chính bản thân họ  và gia đình đồng thời cũng có lợi cho cả  địa phương và 
quốc gia. Khi một quốc gia có tỷ  lệ  người thất nghiệp cũng như  người thiếu việc  
làm cao thì chứng tỏ rằng quốc gia đó chưa khai thác và sử dụng hết nguồn lực của 

con người trong xã hội.
Đối với người thất nghiệp thì họ  không có việc làm nên không có thu nhập 
do đó khiến họ bắt buộc phải đi làm những công việc để kiếm thu nhập trang trải 
cuộc sống. Đôi khi vì mục đích kiếm tiền mà người lao động đã làm những công 
việc trái pháp luật mà bản chất họ không phải là như vậy. Còn đối với người thiếu  
16 


việc làm thì họ luôn bị áp lực về kinh tế bởi có mức tiền công thấp và có khả năng  
bị mất việc làm. Hiện nay số người thất nghiệp ở thành thị còn tồn tại rất nhiều và  
đây cũng là nguyên nhân chủ  yếu gây ra những tệ  nạn xã hội như  mại dâm, ma 
tuý…Đối với xã hội thì thất nghiệp và thiếu việc làm gây ra sự lãng phí nguồn lực 
xã hội. Thất nghiệp không những làm giảm thu nhập của người lao động mà còn  
làm giảm thu nhập của toàn xã hội và xã hội phải bỏ chi phí trợ cấp thất nghiệp do 
đó đời sống xã hội giảm. Thất nghiệp làm thiệt hại cho nền kinh tế, gây khó khăn  
cho gia đình và xã hội dẫn đến tiêu cực trong xã hội. Do đó tạo việc làm là hết sức  
cần thiết đối với mỗi quốc gia và là yêu cầu của phát triển kinh tế.
Tạo việc làm là một chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết 
những vấn đề  xã hội. Mọi người lao động đều có việc sẽ  rút ngắn được khoảng 
cách giàu nghèo trong xã hội làm cho xã hội công bằng hơn. Mặt khác khi có việc 
làm thì người lao động an tâm hơn, phát huy được khả năng sáng tạo của mình trong  
công việc. Việc làm và thu nhập giúp người lao động có điều kiện học hỏi và nâng  
cao trình độ  dân trí, chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, nâng cao đời sống tinh thần. Như 
vậy nếu tạo việc làm cho người lao động sẽ làm cho xã hội ổn định hơn, văn minh  
hơn.
Tạo việc làm cho người lao động được quan tâm đúng mức sẽ thúc đẩy nền  
kinh   tế   phát   triển,   xoá   bỏ   tình   trạng   nghèo   đói.   Nhưng   mỗi   quốc   gia,   mỗi   địa 
phương cần phải quan tâm đến điều kiện thuận lợi của mình mà có một chính sách 
tạo việc làm cho phù hợp. Mọi người lao động đều có việc làm chứng tỏ quốc gia  
đó khai thác triệt để  nguồn lực con người sẵn có và tạo ra một nền sản xuất phát 

triển.
Tóm lại thì tạo việc làm cho người lao động không những có lợi cho chính  
bản thân người lao động mà còn thúc đẩy sự  phát triển của toàn xã hội. Tạo việc  
làm cho người lao động góp phần  ổn định xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp để 
đưa đất nước đi lên trong xu thế hội nhập.

17 


CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO 
VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở HUYỆN 
ĐƠN DƯƠNG LÂM ĐỒNG
2.1. Đặc điểm chung về  điều kiện tự  nhiên và kinh tế  xã hội huyện Đơn  
Dương.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên:
Đơn dương là huyện   nằm ở  phía Đông Nam Đà Lạt, phía Nam cao nguyên 
 Lâm viên; có độ cao trên 1000 m. Với diện tích đất tự nhiên  trên 61.000 ha ; trong 
đó đất sản xuất nông nghiệp  gần 17.000 ha, đất lâm nghiệp 38.000 ha. Có 10 đơn 
vị  xã, Thị  trấn  với dân số trên  91.000 dân ;  Trong đó  đồng bào dân tộc thiểu số  
chiếm gần 30%.
Đứng trên góc độ  phát triển kinh tế   thì Đơn dương hội tụ   khá nhiều yếu 
tố  thuận lợi – Có Quốc lộ  27 đi qua, cận kề  : cửa ngõ    các tỉnh Miền trung vào  
Lâm đồng  Đà lạt, tiếp giáp với trung tâm kinh tế  Đức trọng, đất đai thổ  nhưỡng  
18 


phù hợp với  với nhiều lọai cây trồng; đặc biệt các lọai rau. Mặt khác xét về  khả 
năng du lịch có thể  là điểm dừng chân   Du khách trước và sau khi   đến và đi Đà 
Lạt   để thưởng thức không khí , thắng cảnh rừng núi  như đèo Ngoạn mục, hồ Đa 
nhim …

Phía đông giáp : Huyện Ninh Sơn – Tỉnh Ninh Thuận
Phía tây nam giáp : Huyện Đức Trọng 
Phía bắc giáp : Thành phố Đà Lạt – Tỉnh Lâm Đồng
Sau nhiều lần thiết lập lại hệ thống hành chính đến nay Huyện Đơn Dương 
có 2 thị  trấn và 8 xã gồm 99 thôn. Trong đó có 64 đồng bào người kinh và 35 thôn 
đồng bào dân tộc thiểu số.
 Huyện đặt tại thị trấn Thạnh Mỹ nằm trên đường quốc lộ 27, cửa ngõ thông  
thương với các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, có vị trí chiến lược về an ninh quốc 
phòng cho tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh lân cận.
Diện tích tự nhiên của Huyện là 61.032 ha, trong đó đất nông nghiệp 14.657  
ha, đất lâm nghiệp 33.547 ha, đất chuyên dùng 1.913 ha. Đất chưa sử dụng 10.594  
ha và đất ở 443 ha.
  2.1.2. Đặc điểm kinh tế

 2.1.2.1.Về sản xuất nông nghiệp:
Tổng diện tích đất gieo trồng ( niên giám năm 2005 ) : 22581 ha
Trong đó trồng các loại cây trồng chủ yếu sau :
 
Loại cây trồng

Diện tích ( ha )

Sản lượng hàng năm (tấn)

­ Cây hàng năm

19.668

 


Cây lương thực có hạt

6.368

26.512

Lúa

4.316

17.333

Ngô

2.052

9.179

Cây chất bột lấy củ

220

2.029

Cây thực phẩm

12.152

 


Rau các loại

11.940

298.488

Đậu ( khoai, sắn )

212

180,8
19 


Cây công nghiệp hàng năm

43

804

Cây hàng năm khác

1.050

 

­Cây lâu năm 

2.913


 

Cây công nghiệp lâu năm

865

1.291,7

Cây ăn quả

1.730

1.250

Cây lâu năm khác

318

2.544,0
 

 

2.1.2.2. Chăn nuôi :
 
Tên vật nuôi
1.Trâu

Đơn vị tính
Con


Sơ bộ năm 2005
2.757

Trong đó: cày kéo

Con

980

SLượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

40

2.Bò

Con

17.032

Cày kéo

Con

1.930

Bò sữa


Con

1.300

Sản lượng sữa tươi

Tấn

460

3.Lợn

Con

19.795

Lợn nái

Con

2.140

Lợn thịt

Con

17.655
20 



Sản lượng thịt hơi xuất chuồng Tấn

1.600

4. Gà

1000 con

90.000

Gà công nghiệp

1000 con

15.000

5. Vịt, ngan, ngỗng

1000 con

10.000

Sản lượng thịt gia cầm giết bán Tấn

110

Sản lượng trứng các loại

1000 quả


3.000

6. Ngựa

Con

85

7. Dê

Con

400

8. Thỏ

Con

950

9.Sản lượng kén tằm
Tấn
130
Tồn tại : nhìn chung, các trang trại trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó 
khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó công tác quản lý dịch bệnh, việc áp  
dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất chưa đồng bộ và chưa có khu qui hoạch khu chăn  
nuôi tập trung, chủ yếu chăn nuôi trong khu dân cư, qui mô hộ gia đình.
Hiện tại trên địa bàn Huyện có trên 100 cơ  sở, đơn vị  cung cấp thuốc, phân 
bón với chủng loại thuốc đa dạng : trên 200 mặt hàng của nhiều công ty sản xuất.
 

2.1.2.2.  Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Lâm nghiệp 
 Các công ty­Xí nghiệp trên địa bàn :
 
STT Tên công ty­xí nghiệp
1
Cty Giống Bò sữa LĐồng

Địa chỉ
Xã Đàròn

SP sản xuất
Chăn nuôi

2

Cty TNHH Green Park

Lạc Xuân

Chăn nuôi

3

Cty TNHH Nova

Thạnh Mỹ

CB nông sản

4


Cty   LD   Kiến   Quốc   –   ViệtKađô
 

CB nông sản

5

Can

Dran

CB nông sản

6

DNTN Dương Thảo

Đàròn

CB nông sản

7

Cty TNHH Agropac

Kađô

CB nông sản


8

Cxty TNHH Asuzac

Lạc Xuân

CB nông sản

9

DNTN Phú sỹ nông

Lạc Xuân

CB nông sản
21 


10

DNTN Hoàng Duy

Kađô

CB nông sản

11

Cty Đông Sư


Thạnh Mỹ

Gạch

12

DNTN Phong Anh

Thạnh Mỹ

Gạch, gỗ

13

Cty TNHH Vạn Đức

Dran

Gỗ

14

DNTN Hồng sương

Dran

Gỗ

15


Cty Gạch ngói 1/5

Tutra

Trồng cây ăn quả

16

Cty TNHH Đông Thăng

Tutra

Trồng rau

17

Cty TNHH Apolo

Đàròn

Trồng rau

18

Cty Thanh Sơn

Thạnh Mỹ

Xây dựng


19

DNTN Bích Nhân

Thạnh Mỹ

Xây dựng

20

DNTN Thạch Thảo

Lạc Xuân

Nước chấm

21

Cơ sở Xì dầu Bình Dương

Lạc Xuân

Nước chấm

Cơ sở Xì dầu Bông Mai

 

Lâm nghiệp:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp : 38.442,73 ha

Rừng phòng hộ : 18.436,40 ha
Rừng đặc dụng ; 0 ha
Ngành nghề lâm nghiệp (sơ bộ 2005 )
Sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản : 01 cơ sở
Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế : 14 cơ sở.
2.1.3. Đặc điểm xã hội :
2.1.3.1. Giáo dục :
Trường mầm  non :        11 trường (06 quốc lập – 05 bán công )
Tổng số giáo viên : 136
Trung học cơ sở : 08 trường
Tổng số giáo viên : 304
Trường dạy nghề : 01 trường
 2.1.3.2. Y tế :

22 


Trên địa bàn huyện có 1 Bệnh viện đa khoa, 2 phòng khám đa khoa khu vực 
và 10 trạm ytế  Xã­TT. Tổng số  giường bệnh 120 giường, trong đó Bệnh viện đa 
khoa trung tâm 70 giường, 2 phòng khám đa khoa khu vực 20 giường và 10 trạm ytế 
Xã­TT 30 giường ( trung bình mỗi trạm 3­4 giường ). Hầu hết  các cơ  sở  y tế  đã 
được xây dựng kiên cố, riêng bệnh viện đa khoa trung tâm được đầu tư  xây dựng 
mới năm 1997, đã đưa vào sử dụng.
Số Cán bộ y tế bước đầu đáp ứng được việc khám chữa bệnh và triển khai  
các chương trình phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng văcxin… Tính đến nay tổng số 
cán bộ  y tế toàn Huyện : 166 người. Ngành y 160 người, trong đó có 23 bác sỹ, 60 y 
sỹ và kỹ thuật viên, 58 y tá và nữ hộ sinh, đại học­cao đẳng­ trung học và nhân viên  
khác 19 người. Ngành dược có 06 dược sỹ trung học.
Trang thiết bị phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị  được đầu tư  từng 
bước với sự  hỗ  trợ của ngành như  : máy siêu âm, X Quang, xét nghiệm (sinh hóa,  

huyết học ), máy điều trị  vàng da sơ  sinh, lồng  ấp trẻ  em, máy giúp thở, máy tạo  
oxy, máy soi cổ  tử  cung…nhin chung các thiết bị  ngày được đầu tư  hiện đại đáp 
ứng được yêu cầu nâng cao công tác chẩn đoán và điều trị của tuyến y tế cơ sở.

 2.1.3.3. Bưu chính viễn thông
Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển mạnh với hệ thống các bưu cục,  
tổng đài đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của địa phương. Một số thôn vùng sâu  
vùng xa như Kamputte ( Tutra ) cũng đã lắp đặt điện thoại để liên lạc.
Tất cả các Xã­TT đã có máy điện thoại, khu vực trung tâm xã hầu hết đã có 
điểm dịch vụ bưu điện phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc cho nhân dân.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Phòng LĐTB&XH Huyện:
Phòng LĐTB&XH huyện Đơn Dương hiện biên chế gồm 6 người :
­ 1 Trưởng phòng : phụ trách chung chịu trách nhiệm trước UBND huyện và 
ngành cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động của phòng.
23 


­ 1 Phó phòng : Giúp cho trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu  
trách nhiệm với cấp trên và trước pháp luật về lĩnh vực được giao khi trưởng phòng  
đi vắng.
­ Các nhân viên trong phòng gồm 4 nhân viên :
+ 1 Phụ trách xây dựng chính quyền cơ sở
+ 1 Phụ trách chính sách người có công
+1 Phụ trách kế toán
+1 Chuyên viên về máy tính.
Nhìn chung nhân sự của phòng LĐTB&XH huyện đều là những người có năng lực,  
có kinh nghiệm, trách nhiệm luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần  
hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị.

TRƯỞNG PHÒNG


PHÓ
 TRƯỞNG PHÒNG

CHÍNH SÁCH 
TBLS

XDCQ
CƠ SỞ

SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC

KẾ TOÁN

TUYỂN CHỌN
BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ

CÔNG TÁC
TBLS-NCC

LAO ĐỘNG 
VIỆC LÀM
24 


2.2.   Phân   tích   thực   trạng   tạo   việc   làm   cho   người   lao   động   ở   huyện   Đơn 
Dương 
2.2.1. Thực trạng cung ,cầu lao động trên địa bàn huyện Đơn Dương :
Huyện Đơn Dương là một huyện sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ  trọng trên  

70% trong cơ cấu kinh tế, vấn đề đào tạo nghề , giải quyết việc làm cho lao động  
nông thôn mà nguồn lao động chính không ai khác là lực lượng thanh niên.
* Về số lượng lao động huyện Đơn Dương:
  Theo thống kê của Bộ  LĐTB&XH, hiện nay thanh niên nông thôn chiếm 
khoảng 51,5% tổng số thanh niên cả  nước. Đây là lực lượng quan trọng trong phát 
triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Đặc điểm nổi bật của TN ngày nay là 
dám nghỉ, dám làm, mạnh dạn thoát khỏi tư  duy cũ, tham gia chuyển đổi, chuyển  
dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư  vốn, chất xám để  sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát 
nghèo bền vững. Thực trạng  ở  huyện Đơn Dương hiện nay lực lương lao động 
phần đông thanh niên nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số  trình độ 
học vấn còn thấp còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố.
Tình hình lao động của huyện Đơn Dương giai đoạn 2006­ 2010
ĐVT: người
Chỉ tiêu
Tổng dân số
Lao động trong độ tuổi
% so với dân số
Trong   đó:+   Lao   động   có 

2006
81.343
34.664
42,6
33.749

2007
82.156
35.245
42,9
34.434


2008
82.997
35.855
43,2
35.138

2009
83.827
36.464
43,5
35.844

2010
84.655
37.079
43,8
36.522
25 


×