Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Tổng luận phân tích: Giáo dục Việt Nam và định hướng phát triển đầu thế kỷ 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.32 KB, 45 trang )


VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC
TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC GIÁO DỤC

GIÁO DỤC VIỆT NAM
VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐẦU THẾ KỶ 21

(TỔNG LUẬN PHÂN TÍCH)

NGÔ HÀO HIỆP – TRẦN KHÁNH ĐỨC
Tổng thuật


MỤC LỤC
PHẦN I: CẢI CÁCH GIÁO DỤC- NHŨNG MỐC LỚN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM ........................................................................................... 3
PHẦN II: KỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN MỚI VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẬP KỶ 90 ...................................................... 6
II.1 Hệ thống giáo dục quốc dân mới................................................................................. 6
II.2 Tình hình giáo dục Việt Nam trong nhũng năm đầu thập kỷ 90 . ............................. 10
A. Tình hình chung: ..................................................................................................... 10
B. Tình hình giáo dục ở các bậc học: .......................................................................... 13
PHẦN III: NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP VÀ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC GIÁO DỤC Ở CÁC BẬC HỌC. ............................................................................................. 23
III.1 Ở bậc giáo dục mầm non : ....................................................................................... 23
III. 2 Ở bậc giáo dục tiểu học. .......................................................................................... 24
III. 3 Ở bậc giáo dục trung học phổ thông : ..................................................................... 25
III.4 Ở bậc giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề :........................................................... 28
III.5 Ở bậc giáo dục đại học : ........................................................................................... 30
PHẦN IV: CHÍNH SÁCH VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020. ..................................................................................................................... 32
IV1. Chính sách phát triển giáo dục : .............................................................................. 32


IV.2. Mục tiêu và các phƣơng hƣớng chủ yếu phát triển giáo dục đến năm 2020. ....... 35
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH .......................................................................................... 45


3

PHẦN I: CẢI CÁCH GIÁO DỤC- NHŨNG MỐC LỚN TRONG
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
Giáo dục là một trong các lĩnh vực xã hội đƣợc quan tâm và phát triển mạnh mẽ ở
Việt Nam kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thời điểm thành lập nƣớc Việt Nam
dân chủ cộng hòa. Lúc đó Việt Nam đang ở trong tình trạng một quốc gia kém phát triển và
trình độ dân trí còn rất thấp. Tỷ lệ dân số mù chữ hơn 95 %. Trong thời Pháp thuộc mô hình
giáo dục kiểu Pháp thay thế mô hình giáo dục của Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam. So với
trƣớc đó một số loại hình trƣờng bậc tiểu học, cao đẳng tiểu học ( trung học bậc thấp ), trung
học và một số trƣờng cao đẳng, đại học nhƣ Đại học Y-Dƣợc khoa, Luật.;. Cao đẳng khoa
học ; Cao đẳng nông lâm v.v ... thuộc Viện Đại học Đông Dƣơng (1939) có đƣợc mở mang
hơn song quy mô đào tạo còn rất nhỏ bé. Cả nƣớc chƣa đầy 1% dân số đƣợc đi học ở các
trƣờng phổ thông ; số sinh viên của các trƣờng đại học thuộc Viện Đại học Đông Dƣơng năm
cao nhất cũng không quá 1.000 sinh viên. Một số trƣờng kỹ nghệ thực hành đƣợc thành lập ở
các thành phố lớn nhƣ Hà nội. Hải Phòng, Sài Gòn v.v... đào tạo công nhân kỹ thuật cho các
cơ sở công nghiệp và nhà máy ... song quy mô đào tạo cùng rất hạn chế. Số học sinh theo học
các trƣờng kỹ nghệ thực hành ở Bắc kỳ chỉ khoảng 900 ngƣời( 1929) còn ở Nam kỳ khoảng
465 học sinh.
Trong bối cảnh đó nhiệm vụ phát triển nền giáo dục dân tộc ( diệt dốt ) trở thành một
trong ba nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nƣớc Việt nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí
Minh đứng đầu. ( Diệt dốt, Diệt giặc đói và Diệt giặc ngoại xâm ) .Ƣu tiên hàng đầu trong
lĩnh vực giáo dục thời đó là xóa nạn mù chữ với việc thành lập Nha bình dân học vụ thuộc Bộ
Quốc gia giáo dục do Luật sƣ Vũ Đình Hòe làm Bộ trƣởng 8/9/1945 ) và phát động nhiều
chiến dịch xóa mù chữ trong cả nƣớc. Các trƣờng phổ thông, chuyên nghiệp và đại học đƣợc

tổ chức lại theo hƣớng xây dựng một nền giáo dục dân tộc và dân chủ với phƣơng châm của
Đảng cộng sản Đông Dƣơng là xây dựng nền giáo dục DÂN TỘC - KHOA HỌC - ĐẠI
CHÚNG. Giáo dục góp phần đắc lực cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.


4
Trong hoàn cảnh kháng chiến nhiều khó khăn, gian khổ, công tác giáo dục vẫn đƣợc
quan tâm và phát triển. Tháng 7/1950 đề án cải cách giáo dục lần thứ nhất đã đƣợc Hội đồng
Chính phủ nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua và bắt đầu thực hiện trong cả nƣớc
với các nội dung cơ bản là : Xây dựng nền giáo dục dân chủ nhân dân theo nguyên tác dân
tộc - khoa học - đại chúng. Mục tiêu đào tạo là giáo dục thế hệ trẻ thành những công dân
trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, có phẩm chất, năng lực phục vụ kháng chiến, phục
vụ nhân dân. Phƣơng châm giáo dục là học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Cơ
cấu nhà trƣờng cải cách bao gồm hệ phổ thông 9 năm và hệ thống giáo dục bình dân, giáo
dục chuyên nghiệp, giáo dục cao đẳng và đại học. Nội dung giáo dục chú trọng giáo dục lòng
yêu nƣớc, chí căm thù giặc, tình yêu lao động, ý thức học tập, tôn trọng của công, phƣơng
pháp suy luận và thói quen làm việc khoa học. Một số môn mới đƣợc đƣa vào nhà trƣờng nhƣ
: Thời sự -Chính sách ; Giáo dục công dân ; Lao động sản xuất v.v... Tuy nhiên do khó khăn
về giáo viên và cơ sở vật chất nên một số môn ở trƣờng phổ thông nhƣ Nhạc, Vẽ, Nữ công gia chánh v.v ... chƣa đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảng dạy. Đặc biệt trong cuộc cải cách này,
tiếng Việt đƣợc sử dụng làm ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy ở bậc đại học, hoàn tất quá
trình đƣa tiếng Việt vào dạy ở nhà trƣờng đã đƣợc triển khai sau Cách mạng tháng Tám năm
1945.
Nên giáo dục dân tộc Việt Nam tiến lên một bƣớc phát triển mới với cuộc cải cách
giáo dục lần thứ 2 đƣợc bắt đầu từ tháng 3/1956. Cuộc cải cách này đƣợc thực hiện trong bối
cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc Việt Nam bƣớc
vào thời kỳ xây dựng CNXH và là căn cứ địa cách mạng để tiếp tục đấu tranh giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nƣớc Trong cuộc cải cách này, bên cạnh việc xác định rõ mục tiêu
giáo dục theo yêu cầu phát triển nhân cách toàn diện, kiên trì phƣơng châm giáo dục lý luận
gắn với thực tiễn, nhà trƣờng gắn liền với xã hội v.v...Nội dung giáo dục đã thể hiện 4 mặt cơ
bản Đức - Trí - Thể - Mỹ, coi trọng việc thực hành và giảng dạy tri thức khoa học có hệ

thống. Đặc biệt, cơ cấu hệ thống giáo dục mới đƣợc xây dựng với mô hình Giáo dục phổ
thông 10 năm với 3 cấp : cấp I: 4 năm; cấp II: 3 năm và cấp II: 3 năm. Hệ thống giáo dục
chuyên nghiệp và đại học đƣợc tổ chức lại theo mô hình của Liên xô ( cũ ) với sự ra đời của
các trƣờng Đại học Tổng hợp. Đại học Sƣ phạm : Đại học Bách khoa ; Đại học Nông lâm v.v
.... các Trƣờng trung học chuyên nghiệp ở các ngành công nghiệp, kinh tế - văn hóa - nghệ
thuật v.v ... và mạng lƣới các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật đƣợc thành lập. Các khóa đào
tạo nghề đƣợc mở tại sản xuất và ở các nƣớc Liên xô. Trung Quốc ... theo các dự án viện trợ
đồng bộ phát triển các ngành công nghiệp .Việt Nam.


5
Trong giai đoạn này ( 1956-1975 ) trên cơ sở nền tảng giáo dục phổ thông, các loại
hình đào tạo chuyên nghiệp và đại học đƣợc tiến hành theo phƣơng châm kết hợp chặt chẽ
giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất và phục vụ chiến đấu. Hàng vạn lƣợt
giáo viên và sinh viên các trƣờng chuyên nghiệp và đại học đã đi phục vụ thực tế tại các cơ
sở sản xuất - dịch vụ: công tác bảo đảm giao thông và trực tiếp tham gia chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại trên miền Bắc.
Chiến thắng mùa xuân 1975 với sự ra đời của một nƣớc Việt Nam thống nhất đánh
dấu một bƣớc phát triển mới của nền giáo dục Việt Nam. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3
đƣợc thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết 14 NQ/TW về cải cách giáo dục đã đề cập đến:
toàn bộ hệ thống giáo dục Việt Nam thống nhất từ mục tiêu-nội dung, phƣơng pháp giáo dục
đến cơ cấu hệ thống giáo dục mới. Hệ thống giáo dục mới bao gồm giáo dục mầm non, giáo
dục phổ thông 12 năm, giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học đƣợc hoàn chỉnh. Các
loại hình đào tạo sau đại học đƣợc hình thành với các khóa bồi dƣỡng sau đại học và đào tạo
chuyên khoa ở ngành y tế. Giáo dục trong thời kỳ này phát triển mạnh mẽ về quy mô đào tạo.
Số lƣợng học sinh phổ thông các cấp lên đến khoảng 12 triệu học sinh ( 1983-1984 ) và 133,6
nghìn sinh viên đại học. Tỷ lệ học sinh trên một vạn dân là: phổ thông: 2004 ; đại học và
trung " học chuyên nghiệp 43. So với năm 1939 các chỉ số phát triển về giáo dục năm 1983
là: số học sinh phổ thông tăng 20,8 lần; số học sinh chuyên nghiệp tăng 50,3 lần; sinh viên
đại học tăng 192.7 lần.

Công cuộc đổi mới ở Việt Nam bắt đầu từ 1986 với nội dung cơ bản là thực hiện
chính sách mỏ cửa, chuyển nền kinh tế từ tập trung kế hoạch hóa cứng nhắc sang cơ chế thị
trƣờng nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nƣớc XHCN đã đặt ra cho hệ thống giáo dục
Việt Nam những thách thức mới đồng thời cũng tạo tiền đề, cơ hội mới cho sự phát triển, xây
dựng nền giáo dục thích ứng với giai đoạn phát triển mới của đất nƣớc. Sau nhũng năm thực
hiện từng bƣớc quá trình đổi mới với tƣ tƣởng chỉ đạo coi " giáo dục là quốc sách hàng đầu
phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dƣỡng nhân tài thực hiện công
bằng và tạo cơ hội giáo dục cho mọi ngƣời v.v ... Hệ thống giáo dục Việt Nam đã từng bƣớc
thoát khỏi khủng hoảng và đạt đƣợc nhiều thành tựu to Lớn. Hệ thống giáo dục quốc dân
mới đƣợc hình thành theo Nghị định 90/CP (1993) của Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam
bao gồm các bậc giáo dục Mầm non; giáo dục tiểu học giáo dục Trung học ( bậc trung học cơ
sở và bậc trung học phân ban ) ; giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học với các loại hình
đào tạo cao đẳng, đại học cao học và tiến sĩ.


6
Hệ thống giáo dục mới đã tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục đƣợc tổ chức đa dạng
với nhiều loại hình phong phú : tập trung và không tập trung... hòa nhập với xu hƣớng phát
triển của thế giới.
Có thể nói suốt 50 năm trƣởng thành và phát triển trong những điều kiện khó khăn và
nhiều biến động của lịch sử, nén giáo dục Việt Nam đã từng bƣớc đƣợc củng cố và không
ngừng lớn manh. Đây là một nền giáo dục Cách mạng và Tiến bộ đã và đang góp phần to lớn
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, thực hiện thành công sự nghiệp đổi
mới theo hƣớng công nghiệp hóa. hiện đại hóa, hòa nhập với tiến trình phát triển chung của
thế giới và ở các nƣớc trong khu vực ASEAN.

PHẦN II: KỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN MỚI VÀ TÌNH
HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU
THẬP KỶ 90
II.1 Hệ thống giáo dục quốc dân mới

Ngày 24/11/1993 Thủ trƣơng Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam đã ra Nghị định
90/CP về cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân kèm theo hệ thống văn bằng, chứng
chỉ về giáo dục và đào tạo của nƣớc CHXHCN Việt Nam ( xem bảng 1 và 2).
Trong hệ thống giáo dục mới bậc tiểu học là bậc học đầu tiên của hệ giáo dục phổ
thông và là bậc học bắt buộc cho mọi ngƣời. Việc phổ cập giáo dục tiểu học dự kiến sẽ cơ
bản đƣợc thực hiện ở Việt Nam đến năm 2000.
Bậc trung học mới bao gồm nhiều loại hình đào tạo phổ thông và chuyên nghiệp trong
đó có các loại hình chủ yếu sau :
• Trƣờng trung học cơ sở ( 4 năm ) : hình thành học vấn nền tảng phổ thông trung học
cho một bộ phận lớn học sinh tốt nghiệp tiểu học:
• Trƣờng trung học chuyên ban ( 3 năm ) : hoàn chỉnh học vấn phổ thông trung học.
tạo nguồn cho đào tạo đại học và các loại hình chuyển nghiệp khác. Loại hình trƣờng này có
3 ban : khoa học tự nhiên, khoa học tự nghiên kỹ thuật; khoa học xã hội;
• Trƣờng trung học chuyên nghiệp : đào tạo nhân viên kỹ thuật - nghiệp vụ có trình độ
trung học với thời gian đào tạo từ 3-4 năm;
• Trƣờng trung học nghề : đào tạo công nhân kỹ thuật hành nghề có trình độ văn hóa
tƣơng đƣơng phổ thông trung học theo các chuyên ban. Thời gian đào tạo từ 3-4 năm.
• Trƣờng đào tạo nghề : đào tạo các loại hình công nhân kỹ thuật từ nguồn học sinh
tốt nghiệp trung học cơ sở thời gian đào tạo 1-2 năm.


7

Bậc đại học với các loại hình đào tạo cao đẳng, đại học, cao học, tiến sĩ với nhiều loại
hình trƣờng cao đẳng kinh tế-kỹ thuật, sƣ phạm ... , các trƣờng đại học đa ngành và chuyên
ngành, đào tạo theo hai giai đoạn : đại cƣơng (1,5-2 năm) và chuyển ngành 2-3 năm. Hệ
thống giáo dục đại học đã và đang đƣợc quy hoạch lại theo hƣớng hình thành các đại học
quốc gia đa ngành và phân bố hợp lý theo vùng lãnh thổ.
Hệ thống giáo dục thƣờng xuyên củng cố và mở rộng ở tất cả các bậc học với các loại
hình đào tạo xóa mù giáo dục bổ túc và tại chức... đáp ứng nhu cầu học tập hết sức phong phú

và đa dạng của mọi lứa tuổi- mọi tầng lớp dân cƣ. Hình chức tổ chức cơ bản của hệ thống này
là các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên đƣợc thành lập ở hầu hết các địa phƣơng ( tỉnhhuyện-quận-xã ) và các khoa tại chức của các trƣờng đại học, cao đẳng. Đặc biệt ở các thành
phố lớn nhƣ Hà Nội. thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện các loại hình đào tạo ĐẠI HỌC
MỞ thu hút đông đảo sinh viên theo học các ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu nhân lực lao
động kỹ thuật ngoài xã hội nhƣ tin học-công nghệ thông tin ; quan hệ quốc tế ; quản tri kinh
doanh ; du lịch-thƣơng mại ; công thôn v.v....
Bên cạnh hệ thống các trƣờng công, đã hình thành các loại hình trƣờng tƣ ờ các bậc
học chuyên nghiệp và đại học; các trƣờng dân lập trong giáo dục phổ thông. Đến nay trong hệ
thống giáo dục-đào tạo ở cả nƣớc đã có 9 trƣờng đại học tƣ thục ; hàng trăm trƣờng lớp dạy
nghề tƣ nhân và trƣờng phổ thông dân lập ( năm 1994 cả nƣớc có 230 trƣờng phổ thông bán
công và dân lập ).
Với chính sách mở cửa, hòa nhập với sự phát triển chung của cộng đồng quốc tế đặc
biệt trong lĩnh vực giáo dục. Nhà nƣớc Việt Nam cũng đã cho phép mở các loại hình trƣờng
đào tạo quốc tế ở Việt Nam nhƣ mở phân hiệu ATT tại Hà Nôi, các trƣờng phổ thông quốc tế
ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh : các khóa đào tạo, bồi dƣỡng, huấn luyện do các chuyên
gia và tổ chức quốc tế ở Việt Nam với các cơ sở đào tạo đại học ở nƣớc ngoài.


8

Bảng 1 Sơ đồ cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân


9

Bảng 2 Hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục đào tạo

Đặc điểm
Bậc, cấp
giáo dục

1
I. Giáo dục mầm non
- Nhà trẻ
- Mẫu giáo
II. Giáo dục phổ thông
- Tiểu học
- Trung học cơ sở
- Trung học chuyên ban
III.Giáo dục chuyên nghiệp
- Đào tạo nghề sau tiểu học
- Đào tạo nghề sau trung
học cơ sở
- Trung học chuyên nghiệp
- Trung học nghề

Thời gian
"khung của
quá trình
GDĐT
2

Tuổi
chuẩn vào
lớp
đầu
3

3 năm
3 năm


3-4 tháng
3 tuổi

5 năm
4 năm
3 năm

6 tuổi
11 tuổi
15 tuổi

Dƣới 1 năm
1-2 năm

13-14 tuổi
15 tuổi

3 - 4 năm

15 tuổi

3-4 năm

15 tuổi

3 năm

18 tuổi

4-6 năm


18 tuổi

Điều kiện học lực để
đƣợc vào học lớp
đầu

Văn bằng tốt nghiệp

4

5

Bằng tiểu học
Có bằng tiểu học
Bằng trung học cơ sở
Có bằng trung học Bằng tú tài
cơ sở

Có bằng trung
học cơ sở
Có bằng trung
học cơ sở
Có bằng trung
học cơ sở

Chứng chỉ nghề
Bằng nghề
Bằng trung học chuyên
nghiệp

Bằng trung học nghề

IV. Bậc giáo dục đại học

2 năm

Có bằng tú tài hoặc
bằng trung học
chuyên nghiệp hoặc
trung học nghề
Có bằng tú tài hoặc
trung học chuyên
nghiệp hoặc trung
học nghề
Có bằng cử nhân

1 năm
2 năm

Có bằng cử nhân
Có bằng cao học

- Cao đẳng

- Đại học

- Cao học
- Đào tạo tiến sĩ

Bằng cao đẳng


Hoàn thành giai đoạn 1:
chứng chỉ đại cƣơng.
Hoàn thành giai đoạn 2:
bằng cử nhân.
Bằng cao học hoặc thạc

Bằng tiến sĩ


10

II.2 Tình hình giáo dục Việt Nam trong nhũng năm đầu thập kỷ 90 .
A. Tình hình chung:
Trong những năm đầu của quá trình đổi mới (1986-1992). nền giáo dục Việt Nam vốn
đã nhiều năm quen thuộc với phƣơng thức quản lý lập trung, bao cấp gặp nhiều khó khăn
nghiêm trọng. Các nguồn lực tài chính của ngân sách Nhà nƣớc cấp cho giáo dục không đáp
ứng nhu cầu thực tế, cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trƣờng nghèo nàn và xuống cấp nghiêm
trọng. Các lớp nhà trẻ, mẫu giáo do HTX bao cấp tan rã do thực hiện khoán 10 ở nông thôn,
giảm vai trò của HTX trong sản xuất công nghiện. Số học sinh phổ thông bỏ học tăng nhanh
đặc biệt ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa : có nơi 80-100% học sinh bỏ học. Ở lĩnh vực
giáo dục đại học và chuyên nghiệp, quy mô đào tạo giảm sút đáng kể. do chƣa có các biện
pháp thích hợp trong hoàn cảnh mới. Hiện tƣợng giáo viên bỏ nghề hàng loạt xuất hiện ở
nhiều địa phƣơng, nhiều loại hình trƣờng, đặc biệt là ở các trƣờng phổ thông, công tác quản
lý chung toàn ngành cũng nhƣ quản lý nhà trƣờng kém hiệu quả, không kịp thích ứng với bối
cảnh phát triển kinh tế - xã hội mới.
Trong các năm 1991-1992, với sự giúp đỡ của UNESCO và UNDP. Bộ Giáo dục và
Đào tạo Việt Nam đã thực hiện dự án " Điều tra tổng thể về giáo dục và phân tích nguồn nhân
lực" (VIE 89/022 ). Dự án đã điều tra - nghiên cứu công phu trên mọi bình diện của công tác
giáo dục - đào tạo ở Việt Nam và đã xác định đƣợc 7 vấn đề gay cấn cần đƣợc giải quyết của

hệ thống giáo dục - đào tạo Việt Nam là :
1. Suy giảm số lƣợng và suy thoái chất lƣợng mọi bậc học trong hệ thống giáo dục
phổ thông.
2. Quan hệ không chặt chẽ giữa giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật với sản xuất và việc
làm.
3. Việc giảng dạy và bố trí mạng lƣới đại học không thích hợp với yêu cầu xã hội
quan hệ không chật chẽ giữa đại học với nghiên cứu. sản xuất và việc làm.
4. Đội ngũ giáo viên có nhiều yếu kém và khó khăn trong công việc
5. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục và đào tạo thiếu thốn.
sử dụng không hiệu quả.
6. Hệ thống tổ chức. quản lý, pháp chế về giáo dục và đào tạo không thích hợp.
7. Sự không phù hợp của giáo dục - đào tạo với xã hội đang chuyển đổi.


11
Dự án cũng xác định 20 chƣơng trình hành động với 44 dự án ƣu tiên dƣ kiến sẽ thực
hiện. từng bƣớc từ 1995 đến năm 2010 nhằm giải quyết các vấn đề trên.
Xuất phát từ các kiến nghị của dự án và dựa trên Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 4
của BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII (1993) về "Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo
dục - đào tạo", trong các năm 1993-1995 Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam đã thực hiện
nhiều chính sách và biện pháp quan trọng trong, lĩnh vực giáo dục - đào tạo nhằm khắc phục
tình trạng yếu kém và đƣa công tác giáo dục tiến lên: các bƣớc phát triển mới
Vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu là ĐA DẠNG HÓA VÀ TĂNG CƢỜNG NGUỒN
LỰC ĐẦU TƢ cho giáo dục đào tạo. Cùng với việc cải tiến cơ chế quản lý ngân sách Nhà
nƣớc dành cho giáo dục - đào tạo theo hƣớng giao cho ngành giáo dục - đào tạo trực tiếp
quản lý, điều hành ngân sách đƣợc cấp theo quy định chung của Nhà nƣớc, Nhà nƣớc ổn định
và tăng ngân sách hàng nám cho giáo dục kết hợp với các nguồn lực tài chính đóng góp của
nhân dân thông qua chính sách về học phí thích hợp cho từng bậc đào tạo, loại hình đào tạo
và đối tƣợng ngƣời học. Từ chỗ bao cấp hoàn toàn, hiện nay, tỷ lệ đóng góp của ngƣời học
vào chi phí đào tạo ở bậc đại học chiếm 20-30% chi phí ngân sách Nhà nƣớc cấp cho 1 đầu

sinh viên, trong một năm. Các nguồn lực tài chính quốc tế đƣợc chú ý nhƣ dự án phát triển
giáo dục tiểu học đƣợc Ngân hàng Thế giới cho vay 70 triệu USD, dự án giáo dục trang học
dự kiến vay của Ngân hàng Châu Á khoảng 50 triệu USD và dự án cải cách giáo dục đại học
dự kiến vay của Ngân hàng Thế giới 70 triệu USD, các chƣơng trình hỗ trợ của UNICEF ;
Radda Barimen cho giáo dục mầm non v.v ....
Bảng 3 : Ngân sách dành cho giáo dục đào tạo (triệu đồng )

Tổng ngân sách Nhà nƣớc cho
giáo dục - đào tao
Tỷ lệ ngân sách Nhà nƣớc cho
giáo dục - đào tạo
Phân bố các bậc học:
- Giáo dục Mầm non
- Giáo dục Tiểu học
- Trung học cơ sở
- Trung học
- Giáo dục chuyên nghiệp
- Giáo dục Đại học

1991

1992

1993

1994

1.145.000

2.085.000


2.700.000

4.080.000

11.2 %

10,7 %

10.2 %

11 %

55.400
831.000
259.000
138.000
265.000
324.000

74.000
1.110.000
330.000
185.000
371.250
452.750

118.000.
1.770.000
531.000

295.000
500.000
630.000

Nguồn: Báo cáo của Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam tại Hội nghị điều phối viện
chợ cho ngành giáo dục.


12
Phân bố các nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo đã thay đổi đáng kể trong những
năm gần đây trong đó tỷ lệ đóng góp của các nguồn ngoài ngân sách Nhà nƣớc tăng đáng kể
(xem bảng 4)
Bảng 4: Chi tiêu của nhà nƣớc và tƣ nhân cho giáo dục 1993
(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính Bộ GD &. ĐT. 1995
Dự báo trong giai đoạn 1995-2000 tỷ lệ ngân sách Nhà nƣớc chỉ cho giáo dục - đào
tạo sẽ tăng hàng năm và chiếm khoảng 13-14% tổng ngân sách nhà nƣớc. Sau năm 2000 dự
kiến đƣa tỷ lệ này lên 15-20 %.
Cùng với các biện pháp tăng nguồn lực tài chính cho giáo dục - đào tạo. Chính phủ
Việt Nam đặc biệt chú ý đến vấn đề củng cố và nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên - giải
quyết môt trong các vấn đề gay cấn của hệ thống giáo dục hiện nay. Quan điểm cơ bản đổi
mới công tác đào tạo giáo viên là đầu tƣ củng cố và quy hoạch lại mạng lƣới các trƣờng đào
tạo giáo viên theo hƣớng xóa bỏ thế "khép kín" trƣớc đây của hệ thống sƣ phạm, xây dựng hệ
thống sƣ phạm '' mở" trên cơ sở liên kết chặt chẽ với các loại hình đào tạo khác ở các bậc đại
học, huy động mọi nguồn lực của hệ thống giáo dục đại học để hỗ trợ công tác đào tạo giáo
viên. Đồng thời xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ về đãi ngộ thỏa đáng cho đội ngũ giáo
viên đặc biệt với giáo viên miền núi.



13
vùng sâu, vùng xa. Thực hiện tiêu chuẩn hóa trình độ nghề nghiệp của giáo viên ở mọi cấp
theo hƣớng cao đẳng hóa, đại học hóa đôi ngũ giáo viên các cấp ở giáo dục phổ thông và
chuyên nghiệp, Bảo đảm cho phần lớn cán bộ giảng dạy ở các trƣờng đại học, cao đẳng có
trình độ từ cao học trở lên ( hiện nay tỷ lệ này mới chiếm 21 % ).
Hiện nay, mạng lƣới các trƣờng sƣ phạm ở Việt Nam đã đƣợc củng cố một bƣớc. Cả
nƣớc đã có 9 trƣờng đại học sƣ phạm trong đó các trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Huế, Thái Nguyên đã nhập vào các trƣờng đa ngành quốc gia hoặc khu
vực. Hầu hết các tỉnh đã hình thành trƣờng cao đẳng sƣ phạm với nhiều hệ đào tạo giáo viên
các cấp. Các trƣờng đại học đa ngành khu vực nhƣ Đại học Cần Thơ, Đại học Tây nguyên
đều có khoa sƣ phạm. Hoạt động đào tạo của các trƣờng sƣ phạm đã đƣợc đổi mới một bƣớc
cả về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp đào tạo. Mở rộng mục nêu đào tạo giáo viền dạy
nhiều môn (trong cùng lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xả hội-nhân văn ; khoa học tự
nhiên kỹ thuật), dạy đƣợc nhiều cấp với sự chú ý tăng tính cơ bản hệ thống và năng lực thực
hành giảng dạy, giáo dục và quản lý học sinh của giáo viên. Quy mô đào tạo giáo viên tiếp
tục tăng trong các năm tới ( xem bảng 5).
Bảng 5 : Dự báo nhu cần đào tạo giáo viên đến năm 2010

Hệ đào tạo
Tiểu học

Cơ cấu trình độ cần đào tạo

Số lƣợng GV
cần đào tạo
395.645

Trung học cơ sở
Trung học chuyên ban


223.620

Trung học
108.800
(27,5%)
-

Cao đẳng
27.7.000
(70%)
42.500

Đại học
8.000
(2%)
178.900

Thạc sĩ
1.900
(0,5%)
2.200

67.607

-

-

66.200
(98 %)


1.300
(2%)

Nguồn: Chƣơng trình, quốc gia xây dựng đội ngũ giáo viên và các
trƣờng sƣ phạm. E GD & ĐT. 1994
B. Tình hình giáo dục ở các bậc học:
B.1. Giáo dục mầm non: Với quan điểm- Trẻ em là tƣơng lai của dân tộc, tƣơng lai
của đất nƣớc giáo dục mầm non trƣớc tuổi học ở Việt Nam bao gồm các lộp mẫu giáo và nhà
trẻ đƣợc Nhà nƣớc quan tâm củng cố và phát phát triển phù hợp với từng giai đoạn phát triển
kinh tế-xã hội của đất nƣớc.


14
Việt Nam là nƣớc sớm phê chuẩn công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em và Quốc hội
nƣớc CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em ngày
12/8/1991. Những nội dung cơ bản của đạo luật này là:
- Trẻ em có quyền và cần đƣợc chăm sóc. giáo dục ngay từ khi mới lọt lòng:
- Gia đình, Nhà nƣớc, xã hội cũng có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Dân số và kế hoạch hóa gia đình ngoài xã hội.
Sự giảm sút về quy mô, mạng lƣới các cơ sở nhà trẻ mẫu giáo trong những năm 19881992 đƣợc ngăn chặn nhờ có các giải pháp đổi mới tích cực ngành giáo dục mầm non của
Nhà nƣớc và ngành giáo dục - đào tạo. Xu hƣớng hiện nay là đẩy mạnh quá trình đa dạng hóa
các loại hình giáo dục mầm non mà chủ yếu là dân lập hóa và tƣ thục hóa các cơ sở giáo dục
mầm non ở các địa phƣơng. Ở nhiều địa phƣơng nhƣ Hải Phòng đã có 50 % nhà trẻ mẫu giáo
đƣợc dân lập hóa. Nhiều loại hình mới xuất hiện nhƣ:
+ Nhóm trẻ gia đình;
+ Nhóm tuổi thơ:
+ Lớp mẫu giáo 5 tuổi ( 36 buổi, 26 tuần );
+ Nhà trẻ mẫu giáo công lập ;
+ Nhà trẻ mẫu giáo dân lập.

Đầu tƣ kinh phí cho cơ sở vật chất hàng năm đã tăng lên ở một số thành phố. Năm
1991 : 3039 triệu đồng ; năm 1993 : 3259 triệu đồng, tính trong 31 tỉnh/54 tỉnh ở Việt Nam
(theo Báo cáo tổng kết 3 năm 1990-1993 của Vụ Mầm non - Bộ GD&ĐT). Bên cạnh đó các
cơ sở giáo dục mầm non nhận đƣợc nhiều nguồn kinh tài trợ của các tổ chức quốc tế
UNICEF: FAO : WHO các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân, tổ chức từ thiện khác để
tăng cƣờng cơ sở vật chất và bồi dƣỡng cán bộ quản lý, giáo viên v.v ....
Chất lƣợng chăm sóc - giáo dục trẻ em từng bƣớc đƣợc nâng cao nhƣ đổi mới các
chƣơng trình mẫu giáo đựơc thực hiện từ năm 1990 với mục tiêu chăm sóc - giáo dục trẻ em
toàn diện cả về sức khỏe. trí tuệ thẩm mỹ, nếp sống sinh hoạt. Nội dung giáo dục trở nên
phong phú hơn bao gồm cả các chƣơng trình làm quen với các chữ cái ở các lớp mẫu giáo
lớn, chƣơng trình âm nhạc tạo hình, trò chơi...Phƣơng pháp giáo dục nhấn mạnh phƣơng pháp
tích cực phát huy sự năng động của trẻ, phù hợp với các đặc trƣng tâm sinh lý lứa tuổi.


15
Cùng với quá trình nâng cao chất lƣợng- chăm sóc giáo dục, mạng lƣới các cơ sở giáo
dục mầm non ngày càng đƣợc củng cố và phát triển- Trong năm học 1994-1995 trên phạm vi
cả nƣớc đã có 14.115 nhà trẻ và nhóm trẻ dân lập Trên tổng số 38.669- nhà trẻ và nhóm trẻ;
2302 trƣờng mẫu giáo dân lập trên tổng số 6.959 trƣờng (xem bảng)
Bảng 6: Tình hình giáo dục mầm non từ 1991-1995

Loai hình
+ Số nhà trẻ
+ Số đi nhà trẻ
+ Tỷ lệ đi nhà trẻ trong độ
tuổi( 0-2 tuổi)

1991-1992
14.488
488.948


1992-1995
11.425
464.052

1993-1994
7.872
448.692

1994-1995
6.800
443.700

8,1%

7,0%

7,6%

7.6%

- Số trƣờng mẫu giáo
- Số học sinh mẫu giáo
- Tỷ lệ đi học trong độ
tuổi (3-5 tuổi)

6. 866
1.493.583

6.806

1538.882

6. 870
1659.247

6.900
1.777.000

28.8%

29%

30%

31%

Nguồn: Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ GD-ĐT. 1994
B.2. Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học
Ngay từ năm 1978, Việt Nam đã cơ bản thực hiện công tác xóa mù chữ trong phạm vi
cả nƣớc với tỷ lệ khoảng 90% dân số biết chữ song công tác xóa mù chữ vẫn tiếp tục đƣợc
đẩy manh đặc biệt ở các miền núi - dân tộc vùng sâu vùng xa do trong những năm gần đây,
dƣới ảnh hƣởng của những biến động về kinh tế-xã hội và sự giảm sút của ngành giáo dục đào tạo tỷ lệ trẻ em bỏ học và thất học tăng cao ( năm 1989-1990 tỷ lệ bõ học ở bậc tiểu học
lên đến 12.7%). Một số lƣợng lớn ngƣời biết chữ do nhiều nguyên nhân đã mù chữ trở lại. Ở
vùng núi phía Bắc trong năm 1995 tỷ lệ tái mù ƣớc tính khoảng 40%. Theo số liệu tổng điều
tra dân số 1989 Việt nam có 5.200.000 ngƣời mù chiếm khoảng 12 % dân số trên 10 tuổi
trong đó có 2 triệu ngƣời mù chữ trong độ tuổi 15-35 (chiếm 11 % số dân trong độ tuổi này).
Cho đến 1995, số ngƣời mù chữ trong độ tuổi 15-35 vẫn còn khoảng 1.8 triệu ngƣời và có
hơn 1.6 triệu trẻ em từ 6-14 tuổi thất học. Tỷ lệ số dân mù chữ ờ vùng miền núi và dân tộc ít
ngƣời còn rất cao; Với dân số khoảng 10 triệu ngƣời chiếm 13 % dân số toàn quốc nhƣng số
ngƣời mù chữ là dân tộc thiểu số còn khoảng 1 triệu ngƣời chiếm 35% tổng số ngƣời mù chữ

trong cả nƣớc. Một số dân tộc thiểu số tỷ lệ mù chữ rất cao nhƣ dân tộc Dao 75 % dân tộc
H'mông 88%


16
Để đẩy mạnh công tác xóa nạn mù chữ, vào cuối năm 1989 Việt Nam đã Thành lập
ủy ban quốc gia xóa nạn mù chữ và triển, khai thực hiện kế hoạch hành động xóa nạn mù chữ
trong cả nƣớc trong chƣơng trình quốc gia giáo dục cho mọi ngƣời đến năm 2000. Từ 1990
đến 1995 dã có khoảng 1 triệu ngƣời đƣợc công nhận biết chữ ( trong độ tuổi 15-35 ), nhiều
biện pháp tích, cực để đấu tranh xóa nạn mù chữ đã đƣợc triển, khai nhƣ phát triển các lớp
học gia đình; các phân trƣờng tại bản (từ lớp 1-3 ); mở rộng loại hình giáo dục thƣờng xuyên
v.v ... Đặc biệt là kết hợp các chƣơng trình xóa nạn mù chữ với các chƣơng trình phát triển
kinh tế-xã hội, phát triển cộng đồng ở địa phƣơng trong các lĩnh vực sản xuất, thƣơng mại, y
tế, văn hóa v.v....
Cùng với việc đẩy mạnh công tác xóa nạn mù chữ, công tác phổ cập giáo dục tiểu học
cũng đƣợc triển, khai mạnh mẽ theo tinh thần của Luật phổ cập giáo dục tiểu học đƣợc ban
hành 1991. Sau năm,1992 bậc học này đã có phát triển mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Số học sinh tiểu học tăng từ 9.105.104 em (1991-1992) lên 10.047.564 em (1993-1994). Tỷ
lệ bỏ học giảm từ 12,7% vào năm học 1989-1990 xuống 6,58% vào năm học 93-94, Tỷ lệ lƣu
ban giảm từ 10.6% năm 1989-1990 xuống 6,18% năm 1993-1994, 80% dân số trong độ tuổi
15-35 đã có trình độ giáo dục tiểu học.
Một trong những mục tiêu chính của chƣơng trình "Giáo dục cho mọi ngƣời" ở Việt
nam đến năm 2000 là xóa mù chữ cho mọi ngƣời ở độ tuổi 15-35 và phổ cặp giáo dục tiểu
học cho trẻ em trong độ tuổi 6-11. Tới năm 1994 trên cả nƣớc Việt Nam đã có 35/53 tỉnh và
thành phố. 157/450 huyện, thị trấn và 3700/10000 xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về xóa mù chữ
và phổ cập giáo dục tiểu học với các chỉ tiêu chủ yếu sau đây :
- 90% số dân trong độ tuổi 15-35 biết chữ ( có trình độ tối thiểu lớp 3 bậc tiểu học).
- 90% trẻ em 6 tuổi đến trƣờng.
- 90% trẻ em đi học từ lớp 1 đến lớp 5 tiểu học.
- 90% trẻ em từ 11-14 tuổi tốt nghiệp tiểu học.



17
Bảng 7 : Tình hình giáo dục tiểu học từ năm 1991-1995

1991-1992

1992-1993

1993-1994

1994-1995

Số trƣờng tiểu học (nghìn)

-

8743

10.137

10.971

Số học sinh

-

9.476.441

9.725.095


10.047.564

8.356.986

9.058.172

9.040.955

8.709.243

103

105

108

115

Số trẻ ở lứa tuổi (6-10tuổi)
Tỷ lệ đi học (%)

Hệ thống giáo dục tiểu học đã và đang đƣợc củng cố và hoàn thiện cả về cơ sở vật
chất và đội ngũ giáo viên. Nhiều trƣờng tiểu học đƣợc đầu tƣ xây dựng lại và trang bị cơ sở
vật chất cho hoạt động dạy và học từ nguồn đóng góp của nhân dân, của địa phƣơng, của
ngân sách nhà nƣớc và các tổ chức quốc tế nhƣ WB, UNICEF, UNESCO v.v... các hoạt động
giáo dục bậc tiểu học đƣợc đổi mới toàn diện cả về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp dạy học cho phù hợp với từng vùng, từng địa phƣơng, và dân tộc. Đã xây dựng và thực hiện
chƣơng trình phổ cập tiểu học rút gọn 100 tuần cho khu vực miền núi - dân tộc và phát triển
một số chƣơng trình dạy song ngữ Việt -Tàỵ ; Việt - BaNa ; Việt - H'mông v.v... các phƣơng
pháp đào tạo mới nhƣ ứng dụng công nghệ dạy học ở tiểu học đƣợc nghiên cứu và thử

nghiệm từng bƣớc.
B.3. Giáo dục trung học phổ thông :
Trong hệ thống giáo dục quốc dân mới ở Việt Nam (1993) các loại hình giáo dục phổ
thông ở bậc trung học cơ sở có hai bậc : bậc trung học cơ sở ( từ lớp 6-lớp 9 ) và bậc trung
học chuyên ban (từ lớp 10 lớp 12). Giáo dục trung học sau thời kỳ giảm sút về quy mô đào
tạo 89-92 do những biến động về kinh tế-xã hội và chịu ảnh hƣởng trực tiếp của việc suy
giảm quy mô đào tạo ở bậc đại học đã chuyển sang một giai đoạn phát triển mới. Số học sinh
cấp III (trung học phổ thông hoặc chuyên ban) đã tăng dần từ năm học 1992-1993. Tổng số
học sinh trong học trong năm học 1994-1995 đã vƣợt cả những năm phát triển trƣớc đây.
Năm học 1984- 1985 số học sinh cấp III (trong học phổ thông ) là 789.000 ngƣời thì năm
1994 -1995 là 863.000 (xem bảng 8).
Các loại hình trƣờng Trung học phổ thông đƣợc xây dựng và phát triển "trong quá
trình hình thành bậc trung học mới bao gồm các loại hình đào tạo trung học nghề, trung học
chuyên nghiệp và đào tạo nghề sau phổ thông cơ sở.


18
Bảo đảm mối liên hệ chặt chẽ và liên thông qua các loại hình đào tạo trong bậc trung học mới
cả về mục tiêu và nội dung, phƣơng pháp đào tạo. Bậc trung học mới trở thành một bậc học
cung cấp nguồn nhân lực lao động kỹ thuật chủ yếu cho nhu cầu nhân lực của các cơ sở sản
xuất - dịch vụ nhiều thành phần ở "Việt Nam và chuẩn bị cho một bộ phận (khoảng 10%) học
sinh có năng lực và điều kiện tiếp tục theo học ở các bậc đào tạo đại học.
Từ năm 1993, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực nghiệm phân ban ở bậc phổ
thông trung học. Ở bậc này ( từ lớp 10- lớp 12 ) học sinh đƣợc phân hóa theo 3 ban khác nhau
: Ban khoa học tự nhiên ( Ban A) ; Ban khoa học tự nhiên - kỹ thuật ( Ban B ); và Ban Khoa
học xã hội ( Ban C ). Đến năm học 1994-1995 việc thực nghiệm phân ban đã đƣợc mở rộng
ra 106 trƣờng ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nƣớc. Công tác giáo dục lao động, kỹ thuật
hƣớng nghiệp và dạy nghề đƣợc tăng cƣờng ở các loại hình trƣờng Trung học phổ thông.
Cùng với quá trình thực nghiệm phân ban, Chính phủ Việt Nam chủ trƣơng đầu tƣ
trọng điểm, để hình thành một số trung tâm chất lƣợng cao ở bậc phổ thông trung học, bắt

đầu là ba trung tâm (trƣờng trọng điểm chất lƣợng cao) có truyền thống lâu đời ở Hà Nội (
Trƣờng phổ thông trung học Chu Văn An); ở Huế (Trƣờng quốc học Huế) và ở thành phố Hồ
Chí Minh.
Bảng 8 : Tình hình giáo dục trung học từ 1990-1995

1990-1991

1991-1992

2.678.351

1992-1993
3
3.986
2.813.992

1993-1994
4.616
3.101.483

1994-1995
3.678.734

2.708.067

- Tỷ lệ đi học trong độ tuổi (1114)
B. Cấp III (PTTH)

44,5 %


43.6%

45.3%

4S.8%

54.8%

- Số trƣờng
- Số học sinh.

1.113
527.925

1.136
528.735

1.214
576.024

1.172
714.369

1.300
863.000

12,3%

12.1


12.9%

15.8%

18.9%

A Cấp II (PTTHCS)

- Số trƣờng
- Số học sinh

- Tỷ lệ đi học trong độ tuổi ( 1517 )


19

B.4. Giáo dục chuyên nghiệp :
Giáo dục chuyên nghiệp là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân
mới cửa Việt Nam đƣợc hình thành từ 1993 với nhiều loại hình đào tạo đa dạng : Trung học
nghề, trung học kỹ thuật, trƣờng dạy nghề và các loại hình đào tạo ngắn hạn ở các trung tâm
dạy nghề, cơ sở đào tạo tƣ nhân ở các địa phƣơng v.v ....
Từ chỗ là hệ thống các trƣờng dạy nghề đào tạo đội ngũ nhân lực lao động kỹ thuật
cho các cơ sở kinh tế nhà nƣớc theo kế hoạch trong những năm 80, hiện nay hệ thống giáo
dục chuyên, nghiệp ở Việt Nam đã đƣợc mở rộng cả về quy mô và từng bƣớc nâng cao chất
lƣợng đào tạo thích ứng với nhu cầu đa dạng của thị trƣờng lao động. Các khóa đào tạo nghề
ngắn hạn (1-3 tháng) đƣợc mở ở hầu hết các. địa phƣơng với số lƣợng đào tạo ngày càng
tăng. Từ 113.700 lƣợt ngƣời đƣợc đào tạo năm 89-90 tăng lên khoảng 300.000 ngƣời năm
93-94. Ở thành phố Hồ Chí Minh số học sinh học nghề ngắn hạn năm 1993 là 95.500 ngƣời
tăng lên 128.700 năm 1994. Các cơ sở dạy nghề tƣ nhân đƣợc khuyến khích thành lập và phát
triển. Trong năm 1994 ở Hà Nội đã có 6 trƣờng dạy nghề tƣ nhân và hàng trăm lớp dạy nghề

tƣ nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ xã hội
Bƣớc phát triển mới trong lĩnh vực giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề là đã hình
thành và phát triển loại hình trung học nghề - nhằm đào tạo đội ngũ công nhàn kỹ thuật lành
nghề có trình độ văn hóa phổ thông trung học. Cho đến nay, đã có 50 trƣờng chuyên nghiệp
và dạy nghề mở các khóa đào tạo này so với 3 trƣờng mở khóa đào tạo trung học nghề thực
nghiệm trong nhũng năm 1984-1987. Trƣờng trung học nghề là một mô hình mới đào tạo
mục tiêu kép : ngƣời học vừa có trình độ chuyên môn kỹ thuật nghề nghiệp vừa có trình độ
văn hóa tƣơng đƣơng phổ thông trung học tạo cơ hội học lên ở bậc đại học. Quá trình đào tạo
kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức khoa học - công nghệ với kỹ nâng, kỹ xảo nghề nghiệp do đó
tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng đào tạo.
Loại hình đào tạo trung học chuyên nghiệp củng có những bƣớc phát triển mới với
việc chuyển mục tiêu đào tạo trung học chuyên nghiệp ở một số ngành kỹ thuật - công nghệ
sang mục tiêu đào tạo kỹ thuật viên bậc cao (trình đô cao đẳng) hoặc đào tạo trung bọc nghề:
Việc mở hệ đào tạo kỹ thuật viên bậc cao kết hợp với Quá trình nâng cấp một số trƣờng trung
học chuyên nghiệp cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên đã góp phần nâng cao chất lƣợng
đào tạo và tính thích, ứng của hệ thống đào tạo chuyên, nghiệp đối với các nhu cầu xã hội.


20
Trong quá trình đổi mới, hệ thống các trƣờng chuyên nghiệp - dạy nghề đang nghiên
cứu và triển khai nhiều phƣơng thức đào tạo mới nhƣ đào tạo theo Môđun (MES) ; đào tạo
theo chƣơng trình tích hợp ; đào tạo theo công nghệ v.v... . Một số trƣờng trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề dự kiến sẽ đƣợc đầu tƣ nâng cấp để hình thành các trung tâm chất lƣợng
cao về đào tạo chuyên nghiệp. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, chuyên nghiệp và dạy
nghề đƣợc mở rộng với nhiều dự án quốc tế với ADB; Hàn Quốc; Canada; Austraiia v.v....
Bảng 9 : Tình hình giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề 1990-1995

1990-1991 1991-1992

1992-1993


1993-1994

1994-1995

A. Hệ HT chuyên nghiệp
- Số trƣờng

270

265

262

267

259

- Số học sinh

104.217

107.100

113.900

111.512

97.661


- Số tốt nghiệp

45.737

45.320

45.600

43.446

29.987

-

204

198

182

177

- Số học sinh

142.492

126.950

120.238


82.966

62.614

- Số tốt nghiệp

51.300

55.410

88.700

39.159

21.087

≈ 200

≈ 300

≈ 250.000

300.000

B. Hệ dạy nghề
- Số trƣờng

C. Hệ ngắn hạn
- Số Trung tâm
- Số học sinh


125.000

150.000

270.000

B.5. Giáo dục đại học :
Một Trong những hệ thống giáo dục đƣợc Quan tâm phát triển, đổi mới mạnh mẽ ở
Việt Nam trong những năm 90 là hệ thống giáo dục đại học. Từ mô hình giao dục đại học dựa
theo mô hình giáo dục đại học Liên xô (cũ) hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã đƣợc
chuyển đổi cả về cơ cấu hệ thống loại hình trƣờng, mục tiêu và phƣơng pháp đào tạo v.v....
Quy mô đào tạo bậc đại học ngày càng đƣợc mở rộng do đa dạng hóa các loại hình đào tạo,
hình thành nhiều loại hình đào tạo mới nhƣ Đại học mở. Đại học dân lập, các trƣờng cao
đẳng cộng đồng v.v ... đồng thời chất lƣợng đào tạo đã tăng thêm một bƣớc.


23
Bảng 10 : Tình hình phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam 1990-1995

1990-1991

1991-1992

1992-1993

1993-1994

1994-1995


- Tổng số

105

106

105

100

96

- Đại học

61

61

60

56

52

- Cao đẳng

44

45


45

44

44

145.602

112.000

132.900

157.100

367.586

Tổng số

20.871

21.800

21.000

20.648

21.484

Nữ


6.485

6.518

6.561

6.710

* Số trƣờng :

* Số sinh viên
Tổng số
* Số giáo viên

PHẦN III: NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP VÀ CÁC HÌNH
THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC - GIÁO DỤC Ở CÁC BẬC HỌC.
Cùng với quá trình đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục đào tạo, phát triển nhiều loại
hình đào tạo mới trong tất cả các bậc học từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau
đại học, vấn đề đổi mới nội dung, phƣơng pháp và các hình thức tổ chức dạy học trong các
loại bình đào tạo đƣợc quan tâm đặc biệt và đƣợc coi nhƣ là một biện pháp cơ bản để nâng
cao chất lƣợng và hiệu quả các mặt hoạt động giáo dục và đào tạo ở các cấp.
Ngay từ năm 1991-1995, ngành giáo dục - đào tạo ở Việt Nam đã tiến hành triển khai
8 chƣơng trình phát triển giáo dục có mục tiêu của ngành : trong đó có chƣơng trình trọng
điểm là cải cách mục tiêu nội dung- phƣơng pháp giáo dục đào tạo trong các loại hình trƣờng
từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học. Trên cơ sở xác định lại mục tiêu đào tạo, nội
đung đào tạo ở các bậc học đã và đang đƣợc thiết kế lại theo hƣớng tinh giản - hiện đại - Việt
Nam nhằm đƣa công tác: giáo dục - đào tạo Việt Nam hội nhập với quá trình phát triển chung
của thế giới và khu vực.

III.1 Ở bậc giáo dục mầm non :

Từ năm 1986 đến nay, một loạt các chƣơng, trình chăm sóc giáo dục trẻ ở các lớp nhà
trẻ - mẫu giáo đã đƣợc triển khai rộng rãi với sự phối hợp giữa ngành giáo dục mầm non của
Bộ Giáo dục và


24
Đào tạo với Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế khác nhƣ UNESCO, UNICEF tổ chức Radda
Brarhanen v.v ... nhƣ chƣơng trình phát triển nhóm trẻ gia đình, đề án giáo dục các bậc cha
mẹ, chƣơng trình lồng ghép và kích thích trẻ phát triển, chƣơng trình cải cách mẫu giáo và
chỉnh lý nhà trẻ v.v ....
Năm học 1988-1989 : Ban hành chƣơng trình 5 tuổi - 26 tuần. Bắt đầu thực hiện
chƣơng trình lồng ghép thí điểm.
Năm học 1989-1990 : Triển khai thực hiện chƣơng trình chỉnh lý ở các nhà trẻ điểm
và phân ra đại trà vào các năm 90-91.
Năm học 1990-1991 : Thực hiện Quyết định 55/QD ngày 02/3/90 về đổi mới mục
tiêu, yêu cầu, phƣơng pháp đào tạo trong hoàn ngành giáo dục mầm non.
Năm học 1992-1993 : Triển khai thực hiện chƣơng trình cải cách mẫu giáo trong cả
nƣớc ở 1.700 trƣờng.
Các chƣơng trình cải cách đƣợc biên soạn theo hƣớng đa dạng hóa các loại hình hoạt
động giáo dục, kết hợp chặt chẽ giữa chăm sóc sức khỏe - dinh dƣỡng với giáo dục phù hợp
với các đặc thù lứa tuổi và trình độ phát triển tâm sinh lý trẻ trong độ tuổi. Thực hiện phƣơng
châm học mà chơi, chơi mà học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của trẻ v.v .... Đặc biệt
chƣơng trình cải cách mẫu giáo đã chú trọng mở rộng các nội dung giáo dục âm nhạc, tạo
hình thẩm mỹ, làm quen với chữ cái v.v ... chú ý phát hiện và bồi dƣỡng trẻ em có năng khiếu
về các mặt, chuẩn bị tích cực cho trẻ em vào bậc tiểu học.
Phƣơng pháp giáo dục ở bậc mầm non có bƣớc phát triển với quá trình đổi mới cách
thức tổ chức, hoạt đông giáo dục nhằm tăng tính tích cực sáng tạo của trẻ tăng cƣờng các
phƣơng pháp trực quan và mở rộng các hoạt động giao tiếp với thiên nhiên, xã hội phù hợp
với từng lứa tuổi.


III. 2 Ở bậc giáo dục tiểu học.
Để thích ứng với mục riêu giáo dục tiểu học -bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em
Việt Nam từ 6-11 tuổi là Bƣớc đầu hình thành đặc trƣng nhân cách con ngƣơi Việt Nam : yêu
quê hƣơng, đất nƣớc, yêu hòa bình và lẽ phải đoàn kết thân ái với bạn bè, tôn trọng quy định
ở nhà trƣờng ... có những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, con ngƣời và các kỹ năng
nghe, đọc, nói, viết và làm tính : có thói quen rèn luyện thể lực, giữ gìn vệ sinh và sức khỏe.
Bƣớc đầu có hiểu biết và các kỹ năng lao động, sử dụng dụng cụ đơn giản trong gia đình ".


25
Nội dung giáo dục tiểu học có các môn học chủ yếu sau : Giáo dục công dân. Văn tiếng Việt, Kỹ thuật, Nhạc, Ngoại ngữ, Tin học. Thể dục - Vệ sinh và các hoạt động khác.
Bảng 11 Kế hoạch chƣơng trình giáo dục bậc tiểu học
( Quyết định 2957/GD-ĐT ngày 14/10/1995 )

Môn học
Tiếng Việt
Toán
Đạo đức
Tự nhiên và xã hội
Khoa học
Lịch sử
Địa lý
Kỹ thuật
Hát - nhạc
Mỹ thuật
Thể dục
Sức khỏe
Tổng cộng

Lớp Lớp 1


Lớp 2

Lớp 3

11
1
1
1

10
5
1
1

9
5
1
2

1
1
1
1
1
22

2
1
1

2
1
21

1
2
1
1
2
1
21

Lớp 4

Lớp 5

3
5
1
2
1
1
2
1
1
2
1
25

3

5
1
2
1
1
2
1
1
2
1
25

III. 3 Ở bậc giáo dục trung học phổ thông :
Giáo dục trung học phổ thông có 2 loại hình cơ bản : trƣờng trung học phổ thông cơ
sở và trƣờng trung học chuyên ban ( bát dân thực nghiệm từ năm 1993 ).
Chƣơng trình trung học phổ thông cơ sở (từ lớp 6 -lớp 9 ) kế tiếp chƣơng trình phổ
thông ở bậc tiểu học nhằm tăng cƣờng và phát triển trình độ học vấn của học sinh sau tiểu
học và những phẩm chất nhân cách con ngƣời Việc Nam. Ở bậc học này, học sinh đƣợc trang
bị một cách có hệ thống các kiến thức nhân văn khóa học, xã hội và kỹ thuật phổ thông.
Ngoài ra chƣơng trình đào tạo còn chú trọng các môn Ngoại ngữ. Giáo dục công dân dạy kỹ
năng lao động và dạy nghề.


26
Bảng 12 : Chƣơng trình giảng dạy à bậc phổ thông trung học cơ sở

Môn học
Tiếng Việt
Văn
Lịch sử

Địa lý
Giáo dục công dân
Toán
Hóa
Vật lý
Sinh học
Thể dục
Ngoại ngữ
Kỹ thuật
Tổng cộng

Lớp 6
3
3
1
1
1
5
2
2
4
2
2
27

Số giờ / tuần
Lớp 7
Lớp 8
3
2

2
2
1
2
2
1
1
1
5
5
2
1
2
2
2
2
3
2
2
3
2
25
25

Lớp 9
2
2
2
1
2

4
2
2
3
2
3
2
27

Nội dung giáo dục trung học phổ thông ( từ lớp 11-12) hƣớng với mục tiêu hoàn thiện
học vấn phổ thông trung học hoàn chỉnh, phát triển nhân cách toàn diện, thực hiện giáo dục
lao động kỹ thuật, hƣớng nghiệp và dạy nghề phổ thông để một mặt chuẩn bị cho một bộ
phận có nhu cầu và khả năng (khoảng 10% ) tiếp tục học lên đại học và mặt khác chuẩn bị
cho một bộ phận lớn theo học tiếp các lọai hình đào tạo chuyên nghiệp - dạy nghề hoặc tham
gia trực tiếp lao động sản xuất dịch vụ ngoài xã hội . Tốt nghiệp lớp 12. học sinh đƣợc cung
cấp có hệ thống các kiến thức giáo dục phổ thông và các kỹ năng của các lĩnh vực khoa học
tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, kỹ thuật. Hoàn thiện nhân cách và các phẩm chất công
dân, có sức khỏe tốt Nội dung chƣơng trình giảng dạy ở bậc trung học phổ thông cho ở bảng
sau :


×