Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Một số công nghệ xử lý rác thải trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình đô thị hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 4 trang )

VẤN ĐỀ

HÔM NAY

MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI TRÊN THẾ GIỚI
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
Tâm Anh

Đô thị hóa là quá trình tất yếu không chỉ diễn ra đối với nước ta mà còn xảy ra đối với các nước trên thế giới, nhất là
các nước Châu Á. Khi nền kinh tế phát triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Đô thị hóa góp phần
đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đồng thời nâng cao đời sống nhân dân.

Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa ở nước ta diễn ra khá nhanh, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây, chúng ta
chứng kiến một quá trình đô thị hóa với tốc độ cao chưa từng có ở các thành phố như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng và các tỉnh lân cận. Đô thị hóa đã làm thay đổi diện mạo của đất nước, góp phần nâng cao mức sống của cư dân, tuy
nhiên bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như: Môi trường ngày
càng ô nhiễm đặc biệt là rác thải, giao thông đô thị, vấn đề nhà ở, di dân và giải quyết việc làm, phương pháp đền bù và giải
phóng mặt bằng, cách thức di dân, giãn dân… Trong bài viết này, tác giả xin đề cập đến vấn đề rác thải sinh hoạt - bài toán nan
giải cần phải tìm ra phương pháp xử lý triệt để và một số công nghệ xử lý rác thải trên thế giới có thể áp dụng cho Việt Nam,
nhằm giảm thiểu gánh nặng cho môi trường hướng đến những đô thị đáng sống.

► 1. NHỮNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI TIÊN
TIẾN TRÊN THẾ GIỚI
Thụy Điển - Quốc gia phải nhập khẩu rác để xử lý
Lượng rác thải cần phải chôn lấp ở Thụy Điển chỉ chiếm
khoảng 1%. Còn lại, 47% được tái chế và 52% được đốt để
sản xuất nhiệt và điện. 50% lượng điện năng tiêu thụ của
Thụy Điển đến từ năng lượng tái tạo. Họ thiết lập mạng lưới
đốt rác để thu lại nguồn điện, hoà vào mạng điện Quốc gia.
Trong mùa đông lạnh buốt, họ cũng có mạng lưới đốt rác
được bố trí theo từng quận, để truyền nhiệt năng, sưởi ấm


đến từng hộ gia đình.
Để đáp ứng "nhu cầu về rác" rất lớn này, người dân
Thụy Điển đã và đang thực hiện theo một quy trình phân
loại rác rất khoa học, kể từ những năm 1970. Tuy nhiên,
lượng rác trong nước vẫn không đủ, Thụy Điển còn phải

58 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

nhập khẩu rác từ các nước khác. Trong năm 2015, họ đã
nhập khẩu 1,5 triệu tấn rác, và dự đoán năm 2020 sẽ nhập
khẩu 2,3 triệu tấn rác. Đây là một chính sách thông minh,
Thụy Điển không những tận dụng rất tốt "tài nguyên rác",
mà còn được các nước lân cận trả tiền để "sử dụng" rác hộ.


VẤN ĐỀ

HÔM NAY

Áo - Quốc gia tái chế rác bằng công nghệ sinh học
tân tiến
Áo là một quốc gia nhỏ bé đã làm được những điều to
lớn trong việc xử lý chất thải. Nổi bật nhất trong hệ thống
xử lý rác thải của Áo là công nghệ sinh học để tái chế nhựa
PET.
Trong khi cả Thế Giới đang phải bó tay vì rác thải nhựa giải pháp tái chế PET hiện giờ là đốt chảy hoặc nghiền nhỏ,
vốn có chất lượng sau tái chế rất kém. Một công ty ở Áo đã
phát triển giải pháp công nghệ cao, sử dụng enzim một
loại nấm để tái chế nhựa PET. Dưới tác động của enzim,
nhựa PET sẽ bị phân huỷ thành phân tử và sau đó có thể dễ

dàng chuyển đổi lại thành nhựa chất lượng cao.
Cùng với nhiều công nghệ tiên tiến khác, Áo, Bỉ và Đức
hiện đang là 3 quốc gia tái chế rác hiệu quả nhất trên thế
giới.

Bỉ - Quốc gia với hệ thống quản lý rác từ trước khi
được thải ra
75% rác của Bỉ được tái sử dụng, tái chế hoặc ủ phân
- con số cao nhất thế giới. Tài nguyên của họ dường như
được tái sử dụng mãi mãi. Họ có 2 quy trình quản lý rác
thải cực kỳ tiên tiến: Ecolizer và Sự kiện xanh. Ecolizer là hệ
thống trên web để quản trị việc sản xuất, đảm bảo lượng
rác thải thấp và sạch. Hệ thống tính toán quá trình sản
xuất, vận chuyển, tiêu dùng, năng lượng và xử lý chất thải,
giúp các nhà sản xuất có thể đánh giá được tác động môi
trường mà sản phẩm của họ sẽ gây ra.Từ đó, đề xuất những
cải tiến trong quy trình và trong khâu thiết kế sản phẩm,
làm giảm hệ quả xấu tới môi trường.
Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong thiết kế, ta có thể giảm
lượng nguyên liệu và rác thải đáng kể. Ví dụ, khi cần xách
1 ly cafe mang đi, sử dụng một bao nilon chữ T sẽ tiết kiệm
và bảo vệ môi trường gấp vài lần so với bao nilon thông
thường. Và khi lượng ly cafe lên tới vài triệu, lượng nhựa
cần để sản xuất và thải ra môi trường sẽ giảm cực kỳ lớn.
Sự kiện xanh cũng là một hệ thống quản lý trên web tương
tự như Ecolizer, nhưng đối với những sự kiện, hệ thống
này giúp đánh giá lượng rác thải mà sự kiện có thể gây ra,
những cách thức để giảm rác thải trong sự kiện, và thậm

chí danh sách những nơi cho thuê dao kéo tái sử dụng.

Nhật - Quốc gia đốt rác thải hiệu quả nhất
So với các nước Châu Âu, Nhật Bản không phải là quốc
gia đi đầu về tái chế rác thải. Nhưng họ là quốc gia đi đầu
trong việc phân loại rác và xử lý rác hiệu quả. Rác thải của
Nhật được quản lý rất có chiều sâu. Bắt nguồn từ ý thức
phân loại rác, đổ rác đúng nơi của người dân. Cho đến việc
đốt rác thải một cách triệt để bằng công nghệ CFB (Công
nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi).
Công nghệ này xử lý rác bằng cách vùi rác vào một lớp
cát, sau đó sử dụng lưu lượng không khí trong quá trình
nung lò, cùng một số hóa chất khác để tiêu hủy rác. Rác
bên trong lò sẽ được đối lưu liên tục, và sẽ bị tiêu huỷ hết
trong thời gian rất nhanh, kể cả những vật liệu cứng đầu
nhất. Không chỉ vậy, công nghệ này cũng giúp lượng khí
thải như NO và NO2 giảm đi rất nhiều, cùng giá thành rẻ
hơn những loại hình khác. Lượng nhiệt năng sau khi đốt
cũng được sử dụng để sản xuất điện.
Không quá cầu kỳ, phức tạp và rất hiệu quả, nên hiện
nay đã có nhiều nước trên thế giới nhập khẩu công nghệ
này của Nhật Bản như: Trung Quốc, Thái Lan, và Singapore.

Nhà máy xử lý rác tại Nhật Bản

Số 62-63.2019

XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

59



VẤN ĐỀ

HÔM NAY

► 2. THỰC TẾ VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
TRONG VIỆC XỬ LÝ HIỆU QUẢ RÁC THẢI
Theo báo cáo của Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng),
tổng số lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn cả nước
từ 32.000 – 35.000 tấn/ngày, riêng Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh chiếm tới 45%, với các loại chất thải rắn phát sinh từ
sản xuất công nghiệp, y tế và sinh hoạt hàng ngày.
Trung bình mỗi năm lượng rác thải rắn phát sinh tăng
khoảng 10%, tuy nhiên, tỷ lệ thu tại khu vực nội thành
mới đạt khoảng 85%, khu vực ngoại thành đạt khoảng
60%, khu vực nông thôn 40 - 55%. Đáng chú ý, 77,5% khối
lượng chất thải rắn được xử lý theo hình thức chôn lấp,
trong đó có tới 80% các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh.
Quá trình tự phân hủy của rác thải sinh ra những chất gây
ung thư, là nguồn ô nhiễm trực tiếp đến môi trường đất,
nước, không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
và hoạt động sản xuất của con người.
Ở Việt Nam, công nghệ xử lý rác thải thành điện năng
và phân vi sinh đã được đưa vào thực nghiệm ở một số địa
phương như: Đồng Tháp, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương,
Ninh Thuận, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Hà Nam, Hải Phòng, Hà
Nội... bước đầu đã thu được kết quả tích cực. Tuy nhiên,
phương pháp này mới chỉ giải quyết được một lượng nhỏ
rác thải, do chưa được phân loại tại nguồn. Bên cạnh đó, ý
thức phân loại rác tại nguồn của người dân vẫn chưa cao
gây khó khăn cho việc xử lý. Phần lớn khối lượng rác thải

(đặc biệt là chất thải rắn) được xử lý bằng cách chôn lấp
trực tiếp hoặc đem đốt.

60 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Trước thực trạng lượng rác thải tại các đô thị ngày
càng phát sinh do dân số tăng nhanh, các chuyên gia
khuyến cáo cần thúc đẩy đầu tư dây chuyền công nghệ
để có thể tái chế, xử lý chất thải rắn. Theo thống kê hiện
nay, tại các đô thị, có đến 15 - 17% rác thải chưa được thu
gom và con số này có thể còn cao hơn nhiều lần tại các
đô thị loại IV và V. Nếu tính bình quân chỉ số phát sinh
chất thải rắn (CTR) đô thị theo đầu người là 1.2 kg/người/
ngày, thì với gần 30 triệu dân sống tại các đô thị, hàng
ngày lượng CTR đô thị phát sinh khoảng 36.000 tấn/ngày,
trong đó trên 5.800 tấn không được thu gom, trở thành
một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường, đó là
chưa kể đến CTR cho dù đã được gom nhưng chủ yếu vẫn
chỉ xử lý bằng biện pháp chôn lấp thô sơ. Hầu hết các đô
thị chưa có những kế hoạch quy mô để tổng xử lý, cũng
như tái chế rác nhằm tận dụng triệt để nguồn lợi từ rác.
Việc xử lý hiện quả rác thải được đến từ ý thức phân
loại rác thải và đổ rác đúng nơi quy định của người dân.
Trên thực tế, các nước thành công trong việc xử lý rác
thải bắt nguồn ngay từ khâu phân loại rác và ý thức của
công đồng cư dân. Nếu không có ý thức này thì mọi công
nghệ xử ký rác là vô ích. Điển hình là nhà máy xử lý rác
Đa Phước ngay từ lúc được xây dựng cũng có một quy
trình để tái chế rác thải, nhưng không thể sử dụng được
vì nguồn rác đầu vào không được phân loại.

Mới đây nhất, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban
hành quyết định số 44/2018/QĐ-UBND về phân loại chất
thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh,
theo đó, chất thải rắn sinh hoạt phải được quản lý chặt


VẤN ĐỀ

HÔM NAY

chẽ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại
đối với môi trường và sức khỏe con người. Từ 24/11, các
cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn TP. Hồ
Chí Minh có hoạt động phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
phải thực hiện phân loại.
Chất thải phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích
quản lý, xử lý thành 3 nhóm: Nhóm chất thải hữu cơ dễ
phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác
động vật); nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái
chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh);
Nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy
hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải).
Việc xử lý rác chỉ mang tính chất “giải quyết phần
ngọn” nếu thời gian tới không có các giải pháp đồng bộ
cả ở tầm vi mô và vĩ mô, sẽ gây tác động không nhỏ đến
sức khỏe người dân, thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng của đất nước. Có thể thấy, ở tầm vi mô, việc
xử lý tận gốc rác thải sinh hoạt sẽ dễ dàng hơn nếu có sự
cố gắng từ chính nguồn phát sinh - người dân. Tích cực
giảm thiểu tối đa số lượng rác thải ra, tích cực phân loại

rác theo tiêu chuẩn 3-R, đổ rác đúng nơi quy định đồng
nghĩa với việc áp lực trong việc thu gom, xử lý rác sẽ được
giảm xuống.

Đối với những hoạch định ở tầm vĩ mô, đi đôi với quá
trình kiến thiết đô thị hóa cũng cần phải chú trọng đến
các công trình, kế hoạch để xử lý rác, khống chế thải lượng
của tất cả các nguồn phát thải trong đô thị thông qua các
giải pháp kỹ thuật (xử lý tại nguồn); Xử lý tập trung (nếu
tổng thải lượng đã đến giới hạn thì không cấp phép các
nguồn thải mới); Di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường,
quy hoạch các khu công nghiệp tập trung; Tận dụng rác
để tái chế, tái sử dụng hoặc làm phân bón sinh học…

Công nghệ có thể áp dụng theo kinh nghiệm từ các
nước trên thế giới, song ý thức của mỗi cá nhân sẽ luôn
là tiêu chí hàng đầu để chúng ta có thể áp dụng thành
công mô hình xử lý chất thải nhằm biến rác thải thành
một nguồn tài nguyên trong tương lai. Đó cũng chính
là một bước cải tiến lớn trong việc xử lý rác thải ở nước
ta. Hướng tới một đô thị đáng sống là một đô thị ở đó
con người luôn là tiêu chí hàng đầu và việc giữ gìn môi
trường sống không chỉ phục vụ cho chính cuộc sống
của chúng ta mà còn bảo vệ môi trường cho thế hệ
tương lai.

Số 62-63.2019

XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ


61



×