Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2011-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.5 KB, 50 trang )

GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  

PHẦN MỞ ĐẦU 
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 

 

    Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nguồn nhân lực là 

nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế ­  
xã hội của một quốc gia. Nguồn nhân lực con người với tiềm năng tri thức là lợi  
thế cạnh tranh của mỗi công ty, của từng địa phương , từng vùng miền.Chỉ trên cơ 
sở  một nguồn nhân lực có chất lượng chúng ta mới có thể  đạt được những mục 
tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế  xã hội đến năm 2010 mà Đảng đã đề  ra: 
“Phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển 
nhanh và bền vững, con người không chỉ  là mục tiêu mà còn là động lực của sự 
phát triển…”  hay tại Nghị quyết Đại hội IX của Đảng tái khẳng định “Con người 
và nguồn nhân lực là nhân tố  quyết định sự  phát triển của đất nước trong thời kỳ 
công nghiệp hoá, hiện đại hóa”.
Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cũng giống như  đặc  
điểm chung của hầu hết các tỉnh thành trong  cả  nước, Đăk Nông cũng đang từng 
bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ lệ ngành nông – lâm – ngư nghiệp, tăng 
tỷ  lệ  phần trăm số  người lao động trong ngành công nghiệp –xây dựng ,dịch vụ 
nhằm đáp  ứng được nhu cầu xây dựng nền kinh tế  ­ xã hội của tỉnh phát triển  
vững mạnh. Nâng cao vị thế của tỉnh nhà vươn lên tầm với các tỉnh trong khu vực 
Tây Nguyên nói riêng và cả  nước nói chung. Nhưng để  đáp  ứng được yêu cầu đó  
thì nguồn nhân lực của tỉnh phải  đủ  về  số  lượng và đồng thời đảm bảo về  mặt 


chất lượng
Tuy nhiên vấn đề lớn đang đặt ra khi Đăk Nông là một tỉnh mới thành lập, nền 
kinh tế còn chậm phát triển , trình độ dân trí thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo 15,37  
%. Từ  thực tiễn cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh thấp, vấn đề  về 
nguồn nhân lực chưa được thực sự  quan tâm, vai trò của nguồn nhân lực chưa 
được đánh giá đúng. Khó khăn thách thức đối với tỉnh ta còn rất gay gắt. Cả nước 
Trang 1


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  

đang phát triển ngày càng nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Chúng ta thì đang  
chậm chân trong nhiều năm qua, nay cần phải tăng tốc, bắt kịp, không thể  để  cơ 
hội lớn trôi qua. Phải tìm cách để  nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo 
thuận lợi trong quá 
Do nhận thức rõ được sự  cấp thiết của vấn đề  chất lượng nguồn nhân lực 
trong công cuộc xậy dựng nền kinh tế­ xã hội tỉnh nhà nên em  mạnh dạn cho đề 
tài “ Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh  
Đăk Nông giai đoạn 2011­ 2015” làm đề tài báo cáo tốt nghiệp, để làm rõ vấn đề 
chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian qua, tìm hiểu nguyên nhân ,và từ thực tế 
tiếp thu kiến thức tại nhà trường và những thực tế trong quá trình thực tập đề xuất  
những giải pháp về việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Đăk Nông.
II.

MỤC TIÊU  VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1. Mục tiêu nghiên cứu.

Nghiên cứu vấn đề thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Đăk Nông trong  

giai đoạn đầu khi tách tỉnh(từ  01/01/2004 đến 31/12/2009), trên cơ  sở  đó tìm ra 
những nguyên nhân, các điểm hạn chế trong việc phát triển và nâng cao chất lượng  
nguồn nhân lực của tỉnh. Từ  đó đưa ra các kiến nghị  đề  xuất từ  những giải pháp  
nhằm khắc phục những mặt chưa có hiệu quả và nâng cao chất lượng nguồn nhân 
lực trên đại bàn Tỉnh. Góp phần nâng cao vị thế chất lượng lao động của tỉnh với 
khu vực Tây nguyên, trong nước và khu vực tạo tiền đề hội nhập kinh tế quốc tế. 
2. Phạm vi nghiên cứu 
    2.1 Phạm vi không gian . Nguồn nhân lực tỉnh Đăk Nông
    2.2 Phạm vi thời gian  : chia thành 2 giai đoạn: khảo sát năm 2004­ 2009 và 
dự báo những năm 2011­2015.
III .  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

Trang 2


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn
­

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  

Phương pháp điều tra­ khảo sát­ thu   thập tài liệu và số  liệu phục vụ 
nghiên cứu

­

Phương pháp thống kê phân tích­ phân tích tài liệu và số liệu thống kê

­


Phương pháp nghiên cứu thực tế

­

Phương pháp tổng hợp.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I 

I.

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỤC TIỄN

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.  Giới thiệu chung về nguồn nhân lực 
Nguồn nhân lực (human resources) : Là nguồn lực con người , yếu tố quan  

trọng ,năng động nhất của tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Nguồn nhân lực  
có thể xác định cho một quốc gia, vũng lãnh thổ, địa phương(tỉnh , thành phố…)và 
nó khác ở những nguồn khác(tài chính , đất đai, công nghê,…) ở chỗ nguồn lực con 
người với hoạt động lao động sáng tạo , tác động vào thế  giới tự  nhiên, biến đổi 
giới tự nhiên trong quá trình lao động nảy sinh các quan hệ lao động và quan hệ xã 
hội.
­ Với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội,nghĩa rộng nhất thì 
“ nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động”, không phân biệt 
người đó đang được phân bố vào ngành nghề ,lĩnh vực ,khu vực nào và có thể  coi 
đây là nguồn nhân lực xã hội.
­ Với tư cách là khả năng đảm đương công việc chính của xã hội thì nguồn  
nhân lực được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư  trong độ  tuổi lao 
động có khả năng lao động( do pháp luật nhà nước quy định)

­ Nguồn nhân lực thể hiện toàn bộ những con người cụ thể tham gia vào quá 
trình lao động, với cách hiểu này nguồn nhân lực bao gồm những giới hạn dưới độ 
tuổi lao động trở lên và có khả năng lao động (nước ta hiện nay là người đủ 15 tuổi 
Trang 3


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  

trở lên có khả năng lao động). Hiện nay, trong lĩnh vực lao động còn có khái niệm  
“nguồn nhân lực “ là toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động có khă năng lao động
­ Nguồn nhân lực một quốc gia phản ánh các đặc điểm quan trọng nhất sau  
đây:
+ Nguồn nhân lực là nguồn lực con người ;
+ Nguồn nhân lực là bộ phận của dân số , gắn với cung lao động;
+ Nguồn nhân lực phản ánh khả năng lao động của một xã hội
2.  Chất lượng nguồn nhân lực 
2.1  Chất lượng nguồn nhân lực 
Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực, là tố 
chất, bản chất bên trong của nguồn nhân lực, nó luôn có sự vận động và phản ánh  
trình độ phát triển kinh tế ­ xã hội cũng như mức sống, dân trí của dân cư.
Chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp về  những người thuộc  
nguồn nhân lực được thể hiện ở các mặt sau:
  Sức khỏe 
 Trình độ văn hóa
 Trình độ chuyên môn kĩ thuật( cấp trình độ được đào tạo)
 Năng lực thực tế về tri thức , kĩ năng nghề nghiệp( khả năng thực tế về 
chuyên môn­ kỹ thuật )
 Tính năng động xã hội ( khả  năng sáng tạo, thích  ứng , linh hoạt, nhanh 


nhạy với công việc và xã hội; mức độ sẵn sàng tham gia lao động…);
 Phẩm chất đạo đức tác phong, thái độ với công việc và môi trường  làm  
việc…
 Hiệu quả hoạt động lao động của nguồn nhân lực
 Thu nhập , mức sống  và mức độ thỏa mãn nhu cầu cá nhân( nhu cầu vật  
chất và tinh thần của người lao động

Trang 4


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  

Chất   lượng   nguồn   nhân   lực   cao   có   tác   dụng   làm   tăng   năng   suất   lao 
động.Trong thời đại tiến bộ  khoa học kĩ thuật, một nước cần và có thể  đưa chất  
lượng nguồn nhân lực vượt trước trình độ phát triển của cơ sở vật chất trong nước  
để sẵn sàng đón nhận tiến bộ kỹ thuật­ cơng nghệ, hòa nhập vớ trình độ phát triển  
của nhân loại
2.2 Phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động( đầu tư) nhằm tạo ra nguồn nhân  
lực với số lượng và chất lượng đáp ứng được u cầu phát triển kinh tế  ­ xã hội  
của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân
3.  Kết cấu nguồn nhân lực  
3.1  Nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động

Bao gồm tồn  bộ những người nằm trong độ tuổi lao động  và có khả năng 
lao động , được qui định bởi pháp luật lao động của một quốc gia
­


Độ tuổi lao động
+ Tuổi lao động : là khoảng thời gian con người có khả

năng lao động để thực hiện quyền và nghóa vụ theo pháp
luật lao động quy đònh.
+ Độ tuổi lao động của người lao động có liên quan
rất nhiều đến quyền và nghóa vụ của người lao động nên
nó được pháp luật quy đònh và có thể thay đổi trong các
thời kỳ khác nhau.
+ Ở Việt Nam theo quy đònh của Bộ Luật lao động thì
tuổi lao động được quy đònh như sau :
-Đối với nam :Từ đủ 15 đến đủ 60 tuổi
-Đối với nữ :

Từ đủ 15 đến đủ 55 tuổi

+ Đối với một số loại lao động có trình độ chuyên
môn cao có thể kéo dài thêm 5 năm.

Trang 5


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn
­

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  

Giới hạn tuổi lao  động:( được quy định theo pháp luật lao động của từng  
nước )

+ Giới hạn dưới của tuổi lao động: đây là giới hạn của tuổi dân cư bước  
vào tuổi lao động của 1 quốc gia do pháp luật quy định
+ Giới hạn trên của tuổi lao động : đây là tuổi nghỉ hưu của một quốc gia 
do pháp luật lao động quy định.
+ Giới hạn trong tuổi lao động: có thể  chia thành hai nhóm là: dân số 
trong tuổi lao động đang tham gia hoạt động kinh tế và dân số trong tuổi lao 
động không  tham gia hoạt động kinh tế vì các lí do khác nhau 
3.2 Nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh tế ( lực lượng lao động)
Nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh tế , còn gọi là lực lượng lao động  

là bộ  phận năng động nhất của nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực tham gia hoạt  
động kinh tế của một quốc gia , vùng , địa phương  bao gồm :
­

Những người trong độ tuổi lao động đang làm việc

­

Những người trên độ tuổi lao động đang làm việc .

­

Những người trong độ  tuổi lao động không có việc làm nhưng có nhu cầu  
việc làm, đang tìm việc làm ( lao động thất nghiệp )
3.3   Bộ phận nguồn nhân lực dự trữ

Bộ  phận nguồn nhân lực dự  trữ    là một phần của nguồn nhân lực trong độ 
tuổi lao động nhưng hiện tại chưa tham gia hoạt động kinh tế   và cần có thể  huy  
động được. Cụ thể bao gồm :
­ Những người làm công việc nội trợ  trong gia đình mình : Đây là   bộ  phận  


nguồn nhân lực đáng kể,bao gồm phần lớn là lao động nữ.
­ Những người trong độ  tuổi lao động nhưng đang học phổ  thông trung học và  

đang học trong các trường, lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật thuộc các cấp trình độ 
sơ  cấp, công nhân kỹ  thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại 

Trang 6


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  

học, lớp bồi dưỡng và huấn luyện ngắn hạn. Đây là thành phẩn quan trọng nhất 
của nguồn nhân lực dự trữ.
­ Những người không có nhu cầu làm việc.
­ Những người thuộc tình trạng khác: Bao gồm những người nghĩ hưu sớm, bộ 
đội mới xuất ngũ, lao động về từ nước ngoài…
­ Lực lượng vũ trang : Đây cũng là một bộ  phận dự  trữ  quan trọng của nguồn  
nhân lực
3.4  Kết cấu nguồn nhân lực căn cứ vào vị trí của bộ phận nguồn nhân  

lực
3.4.1 Nguồn nhân lực chính 
Đây là nguồn nhân lực có năng lực lao động lớn nhất , đảm đương chủ yếu  
các quá trình hoạt động kinh tế ­ xã hội của đất nước. Đây chính là nguồn nhân lực 
trong độ tuổi lao động.
3.4.2 Nguồn nhân lực phụ
Đây là nguồn nhân lực tùy theo sức của mình có thể  tham gia vào các hoạt  

động kinh tế với thời gian nhất định. Đây là bộ phận dân cư nằm ngoài độ tuổi lao  
động (trên và dưới độ tuổi lao động)
3.4.3 Nguồn nhân lực bổ sung 
Đây là bộ phận nguồn nhân lực được bổ sung từ các nguồn khác , sẵn sàng 
tham gia làm việc, như một số người trong độ tuổi lao động tốt nghiệp ra trường, 
số người hết hạn nghĩa vụ  quân sự, số người lao động ở nước ngoài về, mãn hạn 
tù….

3.1 Sơ đồ kết cấu nguồn nhân lực

         Nguồn nhân lực xã hội

Trang 7


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
Nguồn nhân lực trong tuổi

     

  lao động= Nguồn nhân lực chính
Nguồn nhân lực tham gia hoạt động

      Lao động

      Kinh tế= Lực lượng lao động

       dưới tuổi

   Lao động trên
Thất nghiệp      Lao động đang làm việc       tuổi đang 
     làm việc
Lao động trong tuổi không 
hoạt động kinh tế do đang
đi học, nội trợ…

4. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực
   4.1 Sự phát triển kinh tế ­ xã hội tác động đến chất lượng nguồn nhân  
lực.
      4.1.1 Trình độ của nền kinh tế tác động đến chất lượng nguồn nhân lực.
Trình độ của nền kinh tế tác động đến chất lượng nguồn nhân lực bởi đó là  
cơ sở để xác định tiền lương, thu nhập ,cải thiện mức sống và nâng cao dân trí của  
các tầng lớp dân cư cũng như người lao động .
     4.1.2 Tăng trưởng đầu tư tác động tới chất lượng nguồn nhân lưc
Tăng trưởng đầu tư  vào nên sản xuất xã hội luôn có mối quan hệ  với tăng 
số việc làm cho nguồn nhân lực.Tăng trưởng đầu tư còn kéo theo sự đổi mới công  
nghệ và có tác động tích cực đến nguồn nhân lực
4.1.3 Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến chất lượng nguồn nhân  
lực.

Trang 8


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  

Tăng trưởng và phát triển kinh tế  có mối quan hệ  mật thiết với thúc đẩy  
quá trình phân công lại lao động theo từng ngành  ở  phạm vi toàn bộ  nền kinh tế 

quốc dân, từng vùng, từng địa phương. Đây cũng là quá trình chuyển dịch cơ  cấu  
kinh tế  theo xu hướng tăng tỷ  trọng GDP của các nghành công nghiệp, xây dựng 
,dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp.
4.1.4 Tác động của phát triển ngành công nghệ thông tin đối với chất lượng  
nguồn nhân lực.
Công nghê thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc nâng coa 
chất lượng nguồn nhân lực, là công cụ  quan trọng trợ giúp dân cư  người lao động 
tiếp nhận tri thức thông tin… thúc đẩy tăng năng suất lao động cá nhân và năng 
suất lao động xa hôi.
4.1.5 Tác động của tăng trưởng kinh tê đối với khả  năng nâng cao đầu tư  
của chính phủ cho giáo dục, đào tạo 
Tăng trưởng kinh tế là cơ  sở  để  Chính phủ  các quốc gia nâng cao năng lực 
tài chính để tăng đầu tư cho chương trình mục tiêu về giáo dục, đào tạo, chăm sóc  
sức khỏe y tế,phát triển hoạt động văn hóa, thể thao.. Nhờ đó mà quy  mô giáo dục, 
đào tạo được mở  rộng ,chăm sóc sức khỏe dân cư  và người lao động được cải  
thiện, đời sống tinh thần được nâng cao.
4.1.6 Tác động của yếu tố văn hóa –xã hội đến chất lượng nguồn nhân lực.
Các yếu tố này aao gồm: đổi mới tư duy, thái độ ,đạo đức, nghề nghiệp, lối  
sống ,giao tiếp ứng xử, bình đẳng giới…
       4.2 Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tác động đến chất  
lượng nguồn nhân lực.
  4.2.1 Yếu tố dinh dưỡng và chất lượng nguồn nhân lực
Dinh dưỡng cần thiết cho con người, gồm rất nhiều yếu tố từ lương thực  
mà cơ  thể cần hấp thụ  để  duy trì sức khỏe tốt cho mọi lứa tuổi khác nhau.Thiếu 
dinh dưỡng  của các hộ gia đình là do nguồn tài chính hạn hẹp,ăn uống thiếu hợp  

Trang 9


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn


Báo cáo thực tập tốt nghiệp  

lý   dẫn   đến   thiếu   các   chất   như   lipit,protein,gluxit   các   vi   chất   dinh   dưỡng  
khác.Thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến thể  lực  ốm yếu, khả  năng miễn dịch  kém,  
dễ  mắc bệnh cá truyền nhiễm,suy giảm nghiêm trọng khả  năng làm việc và tác 
động tiêu cực đến chất lượng nguồn nhân lực.
4.2.2 Chăm sóc y tế và chất lượng nguồn nhân lực
Ngoài vấn đề dinh dưỡng , sự phát triển, tính hiệu quả của hệ thống y tế và 
khả năng tiếp cận của người dân với hệ thống này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức 
khỏe các thế hệ nguồn nhân lực.
    4.3 Phát triển của giáo dục , đào tạo tác động đến chất lượng nguồn  
nhân lực.
Mức độ  phát triển của giáo dục , đào tạo là một trong những yếu tố  quan 
trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, vì nó không chỉ quyết định 
trình độ  văn hóa, chuyên môn, kỹ  thuật của người lao động mà còn tác động đến 
sức khỏe tuổi thọ của người dân, thông qua các yếu tố thu nhập, nhận thức và xử 
lý thông tin kinh tế , xã hội, thông tin khoa học…
 Mức độ phát triển của giáo dục và đào tạo càng cao thì quy mô nguồn nhân 
lực chuyên môn kỹ thuật càng mở rộng.
 Mức độ  phát triển của giáo dục và đào tạo ngày càng cao thì càng có khả 

năng nâng cao chất lượng theo chiều sâu của nguồn nhân lực.
 Giáo dục đào tạo nâng cao dân trí,tạo nên những giá trị  mà những người 
không được đào tạo và cả cộng đồng được hưởng lợi
 Giáo dục và đào tạo góp phần cải thiện sức khỏe và nâng cao tuổi thọ của  
người dân: Giáo dục và đào tạo cung cấp trình độ  văn hóa cơ  bản là tiền đề  để 
tiếp thu tri thức, tăng thêm sức mạnh cho con người, để  tận dụng các cơ  hội  
trong lao động, tạo ra thu nhập cao góp phân nâng cao mức sống vật chất tinh  
thần, chống suy dinh dưỡng , cải thiện sức khỏe của dân cư và nguồn nhân lực.


Trang 10


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  

 Giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cho toàn  
dân trong tiếp thu và vận dụng tri thức.
4.4 Các chính sách của Chính phủ và chất lượng nguồn nhân lực
Vai trò của chính phủ  có tầm quan trọng rất lớn đối với nâng cao chất lượng  
nguồn nhân lực quốc gia.Chính phủ hoạch định các chính sách tạo môi trường pháp 
lý cho phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo cả  chiều rộng và chiều sâu. Ngoài ra  
các chính sách của Chính phủ về kinh tế ­ xã hội hướng vào đảm bảo không ngừng 
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần ,chống suy dinh dưỡng , bảo vệ  sức khỏe  
của dân cư và người lao động
II.

CƠ SỞ THỰC TIỄN 
Nguồn nhân lực là tiềm năng về  lao động trong một thời kỳ  xác định của 

một địa phương hay một Quốc gia và là nguồn lực quan trọng nhất để  phát triển  
kinh tế ­ xã hội được xác định bằng số lượng và chất lượng của bộ phận dân số có 
thể tham gia vào hoạt động kinh tế ­ xã hội.Để tiến hành công nghiệp hóa hiện đại 
hóa một cách thành công cần có nhiều tiền đề cần thiết trong đó nguồn nhân lực là  
tiền đề quan trọng nhất .Vì vậy , xây dựng nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng  
và chất lượng là yếu tố  quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu của công  
nghiệp hóa hiện đại hóa; nhát là trong  điều kiện nước ta đã gia nhập WTO thì điều 
đó  càng trở lên có ý nghĩa đặc biệt và hết sức cấp thiết.

 

Chiến lược phát triển giáo dục quốc gia 2001­2010 đã khẳng định “ưu tiên 

nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học trình  
độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp 
góp   phần   nâng   cao   sức   cạnh   tranh   của   nền   kinh   tế…
 

Thế nhưng, đến nay chất lượng lao động của nước ta vẫn còn  thấp, cơ cấu  

lao động vẫn chưa hợp lý ngay từ  khi đào tạo khiến thị  trường lao động tiếp tục  
phải tiếp nhận một nguồn nhân lực không đạt yêu cầu. 

Trang 11


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  

Đăk Nông là một tỉnh có xuất phát điểm về kinh tế thấp, đời sống nhân dân 
còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Sản xuất  
nông , lâm nghiệp là chủ yếu, đóng vai trò quan trọng chủ đạo trong phát triển kinh  
tế, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Tăng trưởng  
kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi  
chưa thích ứng kịp thời với nhu cầu của thị trường, sản phẩm của công nghiệp chế 
biến phần lớn là sơ  chế, sản phẩm thô sức cạnh tranh trên thị  trường không cao.  
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự 
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo 15,37 %. Chất lượng nguồn 
nhân lực của tỉnh còn thấp, chưa đảm bảo cho nhu cầu  phát triển. Nguồn nhân lực 
của tỉnh chủ  yếu vẫn là lao động phổ  thông chưa qua đào tạo, thiếu trầm trọng  
công nhân có trình độ  tay nghề  kỹ  thuật cao, lực lượng cán bộ  quản lý kinh tế, 
quản lý kỹ  thuật, quản lý và nghiên cứu khoa học còn mỏng do đó chưa đáp  ứng 
được với yêu cầu của phát triển kinh tế ­ xã hội của tỉnh hiện nay. Điều này chứng 
tỏ  chất lượng nguồn nhân lực hiện nay của tỉnh còn  ở  tầm thấp chưa đáp  ứng  
được yêu cầu đòi hỏi cuả  mục tiêu phát triển kinh tế  ­ xã hội mà tại Nghị  quyết  
tỉnh Đảng bộ  lần thứ  nhất đề  ra với mục tiêu đến năm 2010 cơ  cấu kinh tế  của  
tỉnh nông nghiệp 28,9%, công nghiệp xây dựng 48,6%, thương mại dịch vụ 22,5%, 
GDP bình quân đầu người đạt 750 đến 800 USD bằng 80% so với mức bình quân 
chung của cả nước.
Với vị  trí địa lý và các nguồn lực về  đất đai, lao động và tài nguyên thiên  
nhiên như rừng, sông ngòi,…. tạo cho Đăk Nông có một tiềm năng đủ điều kiện để 
phát triển nền kinh tế  sản xuất hàng hoá lớn, kết hợp với sản xuất nông lâm 
nghiệp với công nghiệp chế  biến nông lâm sản, công nghiệp năng lượng, công  
nghiệp khai thác quặng, thương mại ­ dịch vụ và du lịch. 

Trang 12


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  

Để  khai thác những thế  mạnh và tiềm năng sẵn có phát triển kinh tế   ­ xã  
hội thì chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố  quan trọng nhất; bởi vì: Lao động là 
hoạt động của con người tác động vào tự nhiên, xã hội và các nguồn lực để tạo ra  
của cải vật chất và các giá trị  tinh thần cho xã hội, nguồn nhân lực có chất lượng  
tốt mới tạo ra được năng suất lao động cao, đây là yếu tố  quyết định đến sự  phát  

triển kinh tế ­ xã hội của một địa phương hay một quốc gia. Xây dựng chiến lược  
phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế xã hội, giữ 
vững an ninh quốc phòng trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai là bức bách và  
cần thiết.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vấn đề lớn của Đảng ủy, chính quyền 
Tỉnh quan tâm, nó chịu sự tác động của nhiều nhân tố, do đó muốn giải quyết một  
các căn cơ, đòi hỏi vấn đề phải được nghiên cứu , phân tích tìm nguyên nhân và từ 
đó kết hợp với kiến thức đã được tiếp thu, đề ra những giải pháp khả  thi phù hợp 
với đặc điểm của địa phương
Từ  những cơ  sở    lý luận và   cơ  sở  thực tiễn đã nêu trên thì công tác đào  
tạo   ,phát   triển   và   nâng   cao   chât   lượng   nguồn   nhân   lực   có   vị   trí   hết   sức   quan 
trọngtrong hocach định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.

Chương II :  THỰC TRẠNG  CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
TỈNH ĐĂK NÔNG NĂM 2004 – 2009
        I. Khái quát tình hình hoạt động của Sở Lao động Thương Binh Và Xã 
hội tỉnh Đăk Nông .
1. Quá trình hình thành và phát triển của sở Lao động Thương binh và 
Xã hội tỉnh Đăk Nông.
Sở Lao động Thương binh Và xã  hội tỉnh Đăk Nông là một cơ quan chuyên  
môn thuộc tỉnh Đăk Nông. Được thành lập ngày 01/01/2004 theo quyết định so 
13/2004/QĐ­UB ngày 01/01/2004 của Ủy ban Nhân dân lâm thời tỉnh Đăk Nông.
Trang 13


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  

Một số thông tin tóm tắt về Sở;

­

Tên đơn vị : Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đăk Nông

­

Địa chỉ: Phường Nghĩa Trung, Thị xã Gia Nghĩa Tỉnh Đăk Nông.

­

Điện thoại :05013.544.426

­

Fax :05013.544.426

­

Số  cán bộ  công nhân chức : 87 người ( trong đó có 42 người làm 
việc tại sở).

­
        2 .  Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của sở Lao động 
Thương binh và Xã hội.
2.1 Hệ thống cơ cấu tổ chức của Sở Lao động Thương binh và Xã hội  
tỉnh.

Hệ thống tổ chức của Sở
GIÁM ĐỐC


P.GIÁM ĐỐC

P.GIÁM ĐỐC

P.
Quản 
lý lao 
động 
– dạy 
nghề

v

P. 
Bảo 
trợ 
xã 
hội

TT. 
Giới 
thiệu 
việc 
làm

P. 
Quỹ 
bảo 
trợ 
trẻ 

em

P. 
Chính 
sách 
người 
có 
công

Trường 
dạy
 nghề

P.GIÁM ĐỐC

P. 
phòng 
chống 
tệ nạn 
xã hôi

P. 
Bảo 
vệ 
chăm 
sóc 
trẻ 
em
Trang 14


TT 
Bảo 
trợ 
xã 
hội


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn

Phòng
Thanh tra

Văn phòng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  

Phòng
Kế toán 

Cơ cấu tổ chức gồm có:
o Giám đốc Sở
o Các phó giám đốc : (3 phó giám đốc)
o Các phòng chuyên môn:
 Văn phòng;
 Phòng kế hoạch – tài chính;
 Phòng bảo trợ xã hội

 Thanh tra Sở
 Phòng quản lý Lao động­ Dạy nghề;
 Phòng Quản lý người có công;

 Phòng bảo vệ chăm sóc trẻ em;
 Phòng phòng chống tệ nạn xã hội;
Các đơn vị trực thuộc:
 Trung tâm giới thiệu việc làm
 Trung tâm bảo trợ xã hội
 Trung tâm giáo dục lao động xã hôi;
 Quỹ Bảo trợ trẻ em;
 Trường Trung cấp nghề
2.2 Chức năng, nhiệm vụ  của Sở  Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đăk  
Nông.
Trang 15


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  

2.2.1 Chức năng 
Sở  Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đăknông là cơ  quan chuyên môn 
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông , tham mưu giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh thực  
hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực, việc làm, dạy nghề ,lao động ,  
tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, người có công, bảo trợ 
xã hội , bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đằng giới, phòng chống tệ nạn xã hội ; về 
các dịch vụ  công thuộc phạm vi quản lý của Sở  và thực hiện một số  nhiệm vụ,  
quyền hạn khác theo phân cấp,  ủy quyền  của  Ủy ban nhân dân  tỉnh và theo qui 
định của pháp luật..
Sở Lao động Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân , có con dấu riêng  
và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của 
Ủy ban Nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra kiểm tra về 
chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

2.2 Nhiệm vụ 
­ Xây dựng, trình Ủy ban Nhân dân tỉnh các quyết định ,chỉ thị về quản lý, phát 
triển nguồn nhân lực địa phương
­ Xây dựng kế hoạch định hướng về  quản lý, phát triển nguồn nhân lực phù  
hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội địa phương để trình Ủy ban 
Nhân dân tỉnh duyệt và tổ chức chỉ đạo kế hoạch đã được duyệt.
­ Tham mưu, đề xuất cho Ủy ban Nhân dân tỉnh trong triển khai chương trình  
việc làm, xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề cho nguồn nhân lực.
­ Nắm bắt cung – cầu lao động; xây dựng, trình  Ủy ban Nhân dân tỉnh ban 
hành các chính sách , giải pháp phát triển thị trường lao động.
­ Phòng chống các tệ nạn xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực.
­ Thanh tra, kiểm tra thực hiện các chính sách, pháp luật về  quản lý , phát 
triển nguồn nhân lực.

Trang 16


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  

­ Hướng dẫn các phòng ban thực hiện và chấp hành các nhiệm vụ  đúng với  
quyền hạn và phù hợp với pháp luật nước Việt Nam.
2. Đặc điểm chung về kinh tế ­ xã hội của  tỉnh Đăk Nông.

3.1 Vị trí địa lí , điều kiện tự nhiên 
Đăk Nông là một tỉnh miền núi nằm ở phía Nam tây nguyên, mơi được thành 
lập theo nghị  quyết số  22/2002/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quôc hội  
khóa XI trên cơ  sở tách từ  Đăk Lăk. Tỉnh  gồm có 7 huyện và 1 thị  xã, với 61 xã,  
phường, thị trấn, diện tích tự nhiên 651.438 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 

là 163.324 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 382.519 ha, đất chưa được sử  dụng là 
87.522 ha. 
Nằm trên vùng đất đỏ Bazan màu mỡ,tỉnh Đắk Nông rất thuận lợi cho việc  
phát triển nông ,Lâm nghiệp phù hợp phát triển các cây công nghiệp dài ngày có  
hiệu quả  kinh tế  cao như  cao su, cà phê tiêu và trồng rừng nguyên liệu. Có hệ 
thống sông Sêrêpok và sông Đồng Nai vói tiềm năng thủy điện dồi dào. Là khu vực 
đầu nguồn nhiều sông suối, nằm trên địa bàn tỉnh có nhiều cảnh quan thiên nhiên 
kỳ thú để phát triển du lịch.
Bên cạnh thế mạnh về đất đai thì Đắk Nông còn có thế mạnh về quặng bô  
xít với trữ lượng được dự báo là 5,4 tỷ tấn lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á, công 
nghiệp thuỷ điện, du lịch sinh thái. Khi những thế mạnh này được khai thác và sử 
dụng có hiệu quả  thì sẽ  là nền tảng vững chắc để  phát triển kinh tế  ­ xã hội của  
tỉnh và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động trong thời gian tới.
Nằm trong khu vực Tây Nguyên, Đắk Nông có một vị trí đặc biệt quan trong  
về an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế ­ xã hội. Có hệ thống giao thông thuận  
lợi nối với các tỉnh trong nước và nước bạn Campuchia, đây là tuyến đường giữ 
một vị  trí đặc biệt quan trọng về  an ninh quốc phòng không những đối với tỉnh  
Đắk Nông mà còn có ý nghĩa với toàn bộ khu vực Tây nguyên và cả nước.
3.2 Tình hình phát triển kinh tế ­ xã hội.

Trang 17


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  

Dân số hiện nay của tỉnh là 494.972 người trong đó nam 242.537 người, dân  
số nữ 252.435 người , thành thị  73.750 người, nông thôn 421.222 người, tỷ lệ tăng  
dân số  tự  nhiên năm 2009 là 2%, số  người trong độ  tuổi lao động 267.284 người, 

số  người trong độ  tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế  227.191 
người. Mật độ  dân số  trung bình 62 người/km2. Cơ  cấu dân tộc đa dạng bao gồm 
29 dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh, Mơ Nông, Êđê, Nùng, Tày, Thái …trong đó dân 
tộc Kinh chiếm 65,5%, dân tộc thiểu số chiếm 34,5%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 12,9%, GDP bình quân đầu người 
năm 2009 là 458 USD/người/năm đạt 61,4% so với bình quân chung của cả nước. 
Hiện nay cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn là nông, lâm nghiệp vẫn còn chiếm tỷ 
trọng cao, công nghiệp – xây dựng còn nhỏ  bé, manh mún; thương mại dịch vụ 
chưa phát triển mạnh. Tuy nhiên, cùng với những định hướng và chính sách phát 
triển kinh tế ­ xã hội của tỉnh, đầu tư  mạnh mẽ  của các thành phần kinh tế  trong  
nước và quốc tế, trong những tới cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ có những thay đổi theo 
hướng tăng dần tỷ  trọng ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại ­ dịch vụ  và 
giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp. 
Nói chung , tỉnh có điều kiện tự  nhiên tương đối thuận lợi ,song mặt bằng  
văn hóa và trình độ  dân trí thấp, phân bố  dân cư  và nguồn nhân lực chưa phù hợp  
với yêu cầu của nền kinh tế hiện nay của tỉnh chưa phát triển mạnh còn khó khăn 
với xuất phát điểm kinh tế  thấp, cơ  cấu kinh tế  chủ  yếu vẫn là sản xuất nông 
nghiệp, công nghiệp còn nhỏ bé và lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém và thiếu đồng 
bộ. Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng 
đồng bào dân tộc. 
Để  nhanh chóng thoát khỏi tỉnh nghèo, có cơ  hội vươn lên mạnh mẽ  bền 
vững thành một tỉnh khá của khu vực Tây Nguyên thì chiến lược phát triển và sử 
dụng hiệu quả nguồn nhân lực có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng để khai thác các  
tiềm năng và thế mạnh sẵn có của tỉnh.

Trang 18


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn


Báo cáo thực tập tốt nghiệp  

II.  THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH ĐĂK NÔNG
1. Thực trạng về lao động việc làm trên địa bàn tỉnh
1.1 Số lượng lao động
Đăk Nông có một nguồn nhân lực trẻ, số  lượng tăng nhanh qua các năm,  
nhưng do trình độ nền kinh tế còn thấp nên Tỉnh còn gặp nhiều vấn đề giải quyết 
việc làm cho người lao động.
Khi xem xét về khả năng cung cấp nguồn nhân lực cho nền kinh tế cần phải 
tính đến qui mô dân và tốc độ tăng dân số vì nó ảnh hưởng nhiều đến việc tăng số 
lượng và chất lượng nguồn lao động  Đăk Nông. Quy mô dân số những năm qua có 
tốc độ tăng khá cao.
Biểu : Dân số trung bình phân theo giới tính,
và phân theo thành  thị nông thôn
Đơn vi tính : người

Năm
2004
2005
2008
2009

Tổng số
379.536
408.720
438.630
494.972

Phân theo giói tính
Nam

Nữ

Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị
Nông thôn

196.722
169.112
50.989
202.807
182.011
59.638
216.244
222.386
65.779
242.537
252.435
   73.750
2.2 Chỉ số phát triển dân số

346.547
349.082
372.881
  421.222

Đơn vị tính :%
Phân theo giới tính
Năm
2004
2005

2008
2009

Phân theo thành thị nông 

Tổng số

thôn
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
102,49
101,16
103,82
101,96
102,5
102,81
103,07
102,56
116,96
100,73
104,23
104,23
104,23
102,37
104,37
102,00
101.05
102,00

102,23
103,3
Qua số liệu thống kê ta thấy, tốc độ tăng dân số từ năm 2004 đến nay tuy có 

xu hướng giảm xuống: năm 2004 là 2, 49%, năm 2008 là 2,67%, năm 2009 là 2,00%  
Trang 19


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  

, nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với chỉ  số   tăng trung bình của cả  nước.(theo  
thống kê năm 2009 tốc độ  tăng bình quan của cả  nước là 1,2%) Tuy tốc độ  tăng  
trưởng kinh tế  của Đăk Nông trong giai đoạn này khá cao 9,3%/ năm,  riêng năm 
2009 tăng 10,2 %, nhưng  qui mô nền kinh tế  của Tỉnh còn nhỏ bé ,nên GDP bình 
quân đầu người chỉ đạt khoảng 654 USD, bằng 76% mức bình quân chung của cả 
nước, nên mức tăng nguồn nhân lực vẫn vượt quá nhu cầu của nền kinh tế.
Như vậy dân số tăng nhanh kéo theo việc tăng nhanh nguồn lao động, tạo ra  
sức ép lớn về  việc làm, gây nên những bức xúc về  vấn đề  xã hội, về  giải quyết 
việc làm, đảm bảo chất lượng của nguồn nhân lực của tỉnh….
Nguồn nhân lực của Đăk Nông trẻ là do dân số trẻ: Dân số ở nhóm tuổi từ 5  
đến  9 tuổi  57.291  người,   trong  đó  nam  30.000  người  chiếm  52,3%,   nữ   27.291  
người chiếm 47,7%. Dân số ở nhóm tuổi từ 10 đến 14 tuổi 58.717 người, trong đó  
nam 29.556 người chiếm 50,33%, nữ 29.161 người chiếm 49,67%. Như vậy nhóm 
dân số từ 5 tuổi đến 14 tuổi chiếm tới  23,43% tổng dân số. Đây là nguồn bổ sung 
lớn những lao động trẻ cho nguồn nhân lực tỉnh trong tương lai.
Biểu : Cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh
Đơn vị tính :Người
                                                  Năm

Chỉ tiêu
1.Dân số
2.Số người trong độ tuổi có khả năng lao động
3.Tỷ lệ phần trăm so với dân số(=(2/3)*100)
4.Số người trong độ tuổi có khả năng lao động 

2004
397.536
191.105
48,07
165.766

2005
408.720
206.351
50,48
175.177

2008
438.630
230.677
52,59
201.146

có nhu  cầu làm việc
5.Số   người   trong   độ   tuổi     có   khả   năng   lao  160.745

170.601

196.075


động đang làm việc trong các ngành kinh tê
6.Số người trong độ tuổi có khả năng lao động  5021

4.576

5.071

đang không có việc làm
7.Tỷ  lệ  phần trăm so với số  người trong  độ  3,03

2,61

2,52

Trang 20


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  

tuổi có nhu cầu làm việc(=(6/4)*100)
  Năm 2009 vừa qua, số lượng nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động của tỉnh như 
sau.
­ Số lao động trong độ  tuổi (Từ  15­55 đối với nữ  và từ  15­60 đối với nam)  
267.284 người. Trong đó chia theo giới tính lao động nam 132.572 người chiếm  
49,6 %, lao động nữ 134.712 người chiếm 50,4 %.
­ Số  lao động trong độ  tuổi tham gia hoạt động trong các ngành kinh tế 
227.191 người, chiếm 84,9% tổng số  lao động trong độ  tuổi lao động. Trong đó 

chia   theo   giới   tính   lao   động   nam   124.228   người   chiếm   54,68   %,   lao   động   nữ 
102.963 người chiếm 45,32 %. Thành thị  34.078 chiếm 14,99%, nông thôn 193.113 
chiếm 85,01%.
­ Số lao động trong độ tuổi đang làm việc chia theo các ngành nông, lâm, ngư 
nghiệp   164.349  người   chiếm   74,1%  %,   ngành   công   nghiệp   –   xây   dựng  17.039 
người chiếm 7,49%, ngành thương mại ­ dịch vụ 45.083 người chiếm 18,41 %.
(Nguồn theo báo cáo Sở  Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đăk Nông năm  
2009)

    1.2 Về chất lượng.
 Chất lượng nguồn nhân lực ở Đăk Nông tuy đã được cải thiện ,khắc phục  
nhiều trong công tác quản lý, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua  
các năm, nhưng vẫn còn rất thấp so với yêu cầu , thể hiện :
1.2.1 Về sức khỏe và dinh dưỡng
Sức khỏe nguồn nhân lực phụ thuộc vào sức khỏe của dân cư. Có sức khỏe 
người lao động mới huy được trí tuệ, khả  năng của mình trong lao động xã hội.  
Tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực Đăk Nông còn nhiều điểm yếu kém.
    + Về tuổi thọ bình quân của nguồn nhân lực Đăk Nông thấp so với cả nước
Đăk Nông là một tỉnh vùng sâu vùng xa, vùng núi còn gặp nhiều khó khăn 
trong điều kiện ăn  ở  , sinh hoạt, hay nhu cầu thiết yếu hằng ngày của người lao 
Trang 21


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  

động nên dẫn đến tình trạng sức khỏe thường thấp hơn các tỉnh trong khu vực và  
trong cả  nước. Tuy tuổi thọ của dân cư  Đăk Nông đã được cải thiện qua các năm 
nhưng so với tuổi thọ  của cả  nước thì tuổi thọ  trung bình của Đăk Nông (70,4  

tuổi )trong đó tuổi thọ  của nam 69, nữ  71,5 ,khu vực thành thị  72, khu vực nông  
thôn 68,9 còn thấp so với so với cả  nước (tuổi thọ  trung bình của cả  nước :73). 
Hơn thế nữa tuổi thọ trung bình của dân cư còn có sự khác biệt giữa từng khu vực,  
giới tính.
Biểu : Tuổi thọ trung bình dân cư Đăk Nông
 

 
Tuổi thọ

Theo giới tính
Nam
Nữ

        Đơn vị tính : Tuổi
Theo khu vực
Thành thị
Nông thôn

Năm
Trung bình
2004
67,25
66
68,5
70
65
2005
68,6
67

70
71
66,3
2008
69
68,5
70
71,2
68
Ta thấy rõ được sự chênh lệnh giữa giới tính, khu vực thành thị và nông thôn  
trong tỉnh. Sở  dĩ nguồn nhân lực tỉnh Đăk Nông thấp do nhiều nguyên nhân nhưng  
chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân
­Chế  độ  dinh dưỡng thiếu hợp lý : Đăk nông là tỉnh thiên nhiên  ưu đãi về 
mặt điều kiện tự nhiên đất đai, nhưng chỉ phù hợp việc phát triển các loại cây công  
nghiệp, không phù hợp để trong các loại cây lương thưc nên lương thực thực phẩm  
(gạo, rau, củ…)của tỉnh chủ  yếu là nhập khẩu từ  các tỉnh trong cả  nước nên giá 
lương thực đắt đỏ, khan hiếm. Hơn thế  nữa, do sự  phân bố  dân cư  không đồng 
đều, chỉ có số ít tập trung ở khu vực thành thị, đa số tập trung ở nông thôn khu vực 
xa trung tâm nên chế độ dinh dưỡng còn không được các cấp quan tâm phổ biến tới  
người dân cư. Thu nhập của dân cư  trong các khu vực còn thấp so với giá cả  sinh 
hoạt chung nên bữa ăn, chế  độ  dinh dưỡng không đủ, đúng và không đảm bảo  
được sức khỏe của dân cư, ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực trong tương  
lai.

Trang 22


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  


­Các cơ sở y tế còn thiếu thốn các phương tiện, trang thiết bị y tế, thiếu số 
cán bộ y tế: Tính đến năm 2009  có 82 cơ sở chăm sóc sức khỏe(bao gồm cả bệnh 
viện, phòng khám tư  nhân và các cơ  sở trạm xá xã, phường). Số  cán bộ  y tế  toàn  
tỉnh 2089 người. nên công việc chăm sóc sức khỏe  cho người dân còn gặp nhiều 
hạn chế  dẫn đến sức khỏe chung của nguồn nhân lực không thể  được quan tâm  
đúng đắn.
Do mới thành lập nên tỉnh còn thiếu nhiều những trung tâm tư  vấn dinh  
dưỡng cho người dân, các khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm, đáp  ứng nhu  
cầu vê tinh thần  cho người lao động….
Cùng với đó, Đăk Nông còn có số lượng lớn dân tộc thiểu số ít người(34,5 
% dân số) , dân nhập cư  từ  các vùng khác chuyển tới theo chương trình kinh tế 
mới, nên không thể quản lý kiểm tra thường xuyên và đầy đủ về mặt sức khỏe dân 
cư,
Cũng từ những nguyên nhân trên, không chỉ độ tuổi của nguồn lao động bị 
ảnh hưởng mà còn rất nhiều các yếu tố khác kèm theo làm giảm chất lượng nguồn  
nhân lực chung của tỉnh
­ Thể lực của tỉnh chỉ ở mức độ trung bình so với cả nước, và thấp so với 
các nước khác trong khu vực Qua số  liệu điều tra khảo sát ta có số  liệu về  cân 
nặng và chiều cao của thanh niên độ tuổi 18­19 của tỉnh năm 2009 như: 
Biểu: thể lực thanh niên 18  tuổi  

Chỉ tiêu
Chiều cao(cm)
Cân nặng(kg)
BMI

Toàn tỉnh
Nam Nữ


Nam
Thành thị  Nông thôn

Nữ
Thành thị  Nông thôn

162,5

153,

164,5

160,4

155,6

151,7

49,2

9
45,1

51,5

48

46,4

43.8


Trang 23


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  

 ­Tỉ  suất trẻ chết dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh d ưỡng ,  
số  bà mẹ  tử  vong liên quan đến thai sản còn cao so với mặt bằng chung của khu  
vực.
                Năm 
Chỉ tiêu
Tỷ suất trẻ chết dưới 1 tuổi (%)
Tỷ suất trẻ chết dưới 5 tuổi (%)
Tỷ  suất bà mẹ tử vong liên quan 

2006
47,9
51,7
1,48

tới sinh sản(phần trăm nghìn)
Tỷ   lệ   trẻ   em   dưới   5   tuổi   suy  33

2007
46,5
50,1
1,48


2008
44
46,4
1,48

2009
33,4
34,5
1,36

31,5

30

<=27,5

dinh dưỡng (%)
Như vậy nhìn chung về mặt chăm sóc sức khỏe , dinh dưỡng cho nguồn 

 

nhân lực hiện tại còn thấp ảnh hưởng chung tới chất lượng nguồn nhân lực tỉnh 
nhà. Trong tương lai, nếu không có những biện pháp khắc phục tình hình nêu trên 
thì chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh sẽ không đảm bảo được nhu cầu phát triển 
nền kinh tế của tỉnh, ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của tỉnh nhà.
      1.2.2 Trình độ văn hóa 
 Số người qua đào tạo của tỉnh tăng qua các năm, nhưng vẫn còn thấp, đặc 
biệt là các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng có số lượng dân nhập cư 
,dân tộc thiểu số cao. Nhưng tính đến năm 2009 đã phổ cập xong bậc tiểu học, đa 
số người dân đã biết đọc biết viết, số người mũ chữ giảm đáng kể qua các năm, 

đến năm 2009 còn 15,2% dân số không biết đọc biết viết( dân tộc thiểu số chiếm 
14,3 %).
Do nhận thức được vai trò của giáo dục nên số lượng trẻ em đi học tăng 
cao số lượng trẻ đi học đúng độ tuổi tăng, số lượng bỏ học các cấp giảm mạnh.
Biểu :  Tỷ lệ đi học và bỏ học cấp tiểu học, trung hoc cơ sở
                                   Năm  

2006

2008

2009
Trang 24


GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn
Chỉ tiêu

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
Nông 
thôn

 Tỷ lệ trẻ em đúng 5 tuổi đi 
học mẫu giáo (%)
Tỷ  lệ  học sinh đi học tiểu 
học đúng tuổi (%)
Tỷ lệ học sinh đi học THCS 
đúng độ tuổi (%)
Tỷ  lệ  học sinh bỏ  học tiểu 
học (%)

Tỷ   lệ   học   sinh   tốt   nghiệp 
tiểu học (%)
Tỷ   lệ   học   sinh   bỏ   học  
THCS (%)
Tỷ   lệ   học   sinh   tốt   nghiệp 
THCS (%)

Thành 
thị

Nông 
thôn

Thành  Nông 
thị
thôn

Thành 
thị

60,3

63.4

90

94.6

93.4


95

65

68.4

92.3

97

95

98

90,3

93.7

95,6

98.2

96

98

10,7

8.5


2.8

1.3

1.5

0,94

85,9

90

96

98.3

96,3

98.4

5,2

2.1

3,4

2.01

4,3


3,2

88,2

96.5

91.6

97

93.1

95

 Điều này đảm bảo bổ sung  một đội ngũ lao động có trình độ văn hóa cao, 
đủ trình độ văn hóa đáp ứng nhu cầu tối thiểu về trình độ văn hóa của nguồn nhân 
lực. Củng cố chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.
Tuy qua các năm, tỷ lệ thất học, mù chữ giảm đáng kể, trình độ văn hóa 
của nguồn nhân lực được cải thiện nhưng hiện tại chất lượng về trình độ học vấn 
của nguồn nhân lực của Đăk Nông vẫn thấp so với chuẩn chung , không đạt yêu 
cầu thể hiện ở chỗ số lượng qua đào tạo văn hóa còn ít và thấp.
Trình độ học vấn của lao động trong độ tuổi theo thống kê năm 2009 phân ra  
như sau:
­ Chưa tốt nghiệp tiểu học 53.456 người chiếm 24,29%.trong đó thành thị 
24% ,nông thôn 76%
­   Tốt   nghiệp  tiểu   học   85.530  người   chiếm  31,19%.   Trong   đó   nông  thôn 
chiếm 73%, còn lại thành thị 27%.

Trang 25



×