Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Báo cáo khoa học: Thách thức trong phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số nước ta nhìn từ tiếp cận văn hóa và tâm lý các tộc người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.49 KB, 27 trang )

THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN  
NGUỒN NHÂN LỰC DÂN TỘC THIỂU SỐ NƯỚC TA  
NHÌN  TỪ TIẾP CẬN VĂN HÓA & TÂM LÝ CÁC TỘC NGƯỜI
                       Trịnh Thị Kim Ngọc
                                PGS.,TSKH., Viện Nghiên cứu Con người,
                                 Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam

Đặt vấn đề
           Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra  
cho  sự  nghiệp đổi mới đất nước, đó là phát triển nguồn nhân lực  (NNL).  
Với vai trò quyết định sự thành bại của NNL trong sự nghiệp phát triển, vấn 
đề  NNL luôn được đặt ra cấp thiết cho mọi thời kỳ và thời đại. Trong đó,  
một mảng vấn đề  luôn là nỗi trăn trở  của giới nghiên cứu và hoạch định 
chính sách, đó là phát triển NNL dân tộc thiểu số  (DTTS) tại các địa bàn 
miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ở nước ta hiện nay. 
   Nước ta có 54 dân tộc, ngoài người Kinh là nhóm đa số, còn 53 
DTTS, sinh sống tại 53 tỉnh thành phố trên cả nước. Theo số liệu của Tổng  
cục   Thống   kê   (TCTK),   năm   2009,   dân   số   thuộc   DTTS   ở   nước   ta   gồm  
12.251.436 người, chiếm tỷ lệ 14,27% dân số Việt Nam. 
            Nhìn chung, vùng đồng bào DTTS sinh sống là vùng dân cư có tỷ lệ 
nghèo cao, có đời sống vật chất và tinh thần khó khăn hơn nhiều so với các  
vùng miền khác trong cả nước. Điều đó đã tác động mạnh mẽ tới thực trạng  
NNL của đồng bào. Nghị  quyết 52/NQ­CP ngày 12 tháng 6 năm 2016 về 
Đẩy mạnh phát triển NNL các DTTS giai đoạn 2016­2020 đã nhận định rất  
xác đáng rằng: NNL của các DTTS nước ta còn bộc lộ  nhiều hạn chế. Lao  
động DTTS chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, tỷ lệ lao động có  
trình độ  chuyên môn kỹ  thuật rất thấp, chủ  yếu là lao động giản đơn và  
chưa qua đào tạo; nhận thức, kỹ năng sống, khả năng thích ứng môi trường  
mới còn hạn chế; tác phong và kỷ  luật lao động của   NNL  các  DTTS  còn 
1



nhiều bất cập; số lượng, cơ  cấu và chất lượng đội ngũ cán bộ  DTTS chưa  
theo kịp sự phát triển và yêu cầu thực tiễn. 
          Thực trạng đó buộc chúng ta phải nhìn thẳng vào cả những thách thức  
mà các DTTS nước ta đang phải đối mặt trong phát triển, và đồng thời phải  
ý thức được cả  những thách thức trong phát triển NNL tại các địa bàn rất  
đặc thù về mặt địa lý, văn hóa – xã hội mà các DTTS nước ta đang cư trú. 
           Trong 53 DTTS nước ta phần lớn cư trú ở  các vùng miền núi, biên 
giới hải đảo…. chiếm 3/4 diện tích cả  nước. Vùng trung du và miền núi  
phía Bắc nước ta gồm 15 tỉnh1, với tổng diện tích là 95.264,4 km² và tổng 
dân số  năm (20011) là 11.290.500 người, là địa bàn sinh sống của trên 30 
DTTS nước ta. Với vị trí trên tiếp giáp Trung Quốc ở phía Bắc và Lào ở phía 
Tây, vùng trung du và miền núi phía Bắc chiếm vị  trí đặc biệt quan trọng  
trong việc giao lưu kinh tế  ­ văn hóa với các nước láng giềng anh em và  
chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia.  Thực tế lịch sử đã khẳng định, vùng 
đồng bào các DTTS, nói chung và vùng trung du và miền núi phía Bắc nước  
ta, nói riêng là những vùng giàu tài nguyên, nhưng xa xôi hẻo lánh và dân cư 
thưa thớt. Từ  xưa đến nay, các thế  lực thù địch bên ngoài đều sử  dụng địa 
bàn miền núi để xâm lược, xâm nhập, phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo 
vệ tổ quốc của dân tộc ta. Ở đó, đồng bào DTTS chính là “Tấm phên dậu”, 
là “biên giới lòng dân” của Tổ Quốc và vùng DTTS đã từng là các căn cứ địa 
cách mạng. Tuy nhiên, nhìn chung vùng đồng bào DTTS vẫn là vùng kinh tế 
­ xã hội đặc biệt khó khăn. Do đó, vùng đồng bào DTTS, một mặt, họ luôn 
nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng Chính phủ và của tòan thể cộng 
đồng xã hội. Mặt khác, đó cũng là những thách thức lớn cho việc thu hút, 
phát triển NNL cho địa bàn này.  
I. Nguồn nhân lực các DTTS nước ta trong tiếp cận phát triển 
          Khái niệm nguồn nhân lực
          Cho đến hiện nay, khái niệm nguồn nhân lực vẫn được coi là một 
khái niệm mở và là khái niệm trọng tâm của công cuộc phát triển. Hiện có 

1

Xét về mặt hành chính, vùng này bao gồm 15 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Quảng
Ninh, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Trung tâm vùng là Thành phố Thái Nguyên; Thành phố Việt Trì.

2


rất nhiều cách tiếp cận và lý giải về nguồn nhân lực. Theo định nghĩa tổng  
quan của Liên hiệp quốc thì “nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ 
năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới  
sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước.” Trong đó, nguồn nhân lực 
có thể hiểu  ở nghĩa rộng là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã 
hội và nguồn lực con người cho sự  phát triển.  Ở  góc độ  hẹp hơn, NNL  
được xem như là khả  năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự  phát 
triển kinh tế  xã hội bao gồm các nhóm dân cư  trong độ  tuổi lao động, có  
khả năng tham gia lao động và sản xuất xã hội. 
           Nói cách khác, NNL là tổng thể  những tiềm năng của con người 
(trước hết & cơ bản nhất là tiềm năng lao động), bao hàm yếu tố thể lực, 
trí lực và nhân cách của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của một tổ chức  
hoặc một cơ  cấu kinh tế  ­ xã hội nhất định (Võ Xuân Tiến, 2010).    NNL 
còn có thể được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ 
được,   có  khả   năng   đem  lại  thu  nhập  trong  tương  lai  (Beng,   Fischer   &  
Dornhusch, 1995). 
              Nhiều người vẫn hay nhầm hai khái niệm nguồn nhân lực và lực 
lượng lao động. Cần phải phân biệt rõ hai khái niệm này để có những luận 
giải xác đáng khi phân tích. Lực lượng lao động được xác định là người lao 
động đang làm việc và người trong độ  tuổi lao động có nhu cầu nhưng  
không có việc làm (người thất nghiệp). Nguồn nhân lực là những người đã, 
đang và sẽ bổ sung vào lực lượng lao động.

            Khi nói đến nguồn nhân lực, tức là nói đến vốn con người. Các yếu  
tố phản ánh nguồn nhân lực được thể hiện gồm số lượng, chất lượng và cơ 
cấu, trong đó a) số lượng thể hiện  ở quy mô; b) chất lượng thể hiện ở sức  
khoẻ, thể  lực, trí tuệ, trình độ, sự  hiểu biết, đạo đức, kỹ  năng, thẩm mỹ... 
trong đó thể lực,  trí lực, tâm lực là ba yếu tố quan trọng nhất. 
Phát triển nguồn nhân lực
          Đi liền với nội hàm NNL chúng ta không thể không nhắc đến khái 
niệm phát triển NNL, một mảng ‘thực hành’ bấy lâu nhưng mới trở thành 
3


một lĩnh vực học thuật. Trong một nghiên cứu công phu gần đây, Richard 
Swanson (2009) mở  rộng cách hiểu phát triển NNL như  là một quá trình 
khơi nguồn và phát triển chuyên môn nghiệp vụ, nhằm nâng cao khả năng 
thể  hiện của cá nhân, đội ngũ, quá trình sản xuất và hệ  thống tổ  chức.  
Phát triển nguồn nhân lực chứa đựng hai thành tố  cốt yếu: 1) đào tạo và 
phát triển hướng đến phát triển nghiệp vụ nhân lực để nâng cao khả năng 
thể hiện của cá nhân; 2) phát triển tổ chức nhằm khơi nguồn nhân lực để 
thay đổi khả năng thể hiện của cá nhân. 
           Theo cách suy luận ‘quá trình’ này, phát triển NNL vừa được coi  
như  một hệ  thống vừa được xem như  một cuộc hành trình trang bị  kiến  
thức, nâng cao kỹ năng thực hành cho người lao động, nhằm mở ra cho cá  
nhân những công việc mới dựa vào trên cơ  sở  những kỳ  vọng và định 
hướng tương lai của từng tổ chức. Có thể nói, phát triển NNL  là tìm cách 
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong mối quan hệ giữa giáo dục, đào  
tạo và phát triển. Trong đó, giáo dục được hiểu là các hoạt động học tập  
để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp, hoặc chuyển sang  
một nghề mới, thích hợp hơn trong tương lai. Xuất phát từ đặc điểm này, 
chúng tôi tập trung thảo luận khía cạnh giáo dục và đào tạo của phát triển 
NNL các DTTS  ở  Việt Nam. Dưới đây là vài nét khái quát về  hệ  thống 

chính sách của Nhà nước liên quan đến phát triển nguồn nhân lực vùng 
dân tộc và miền núi.
Hình 1. Khung phân tích những thách thức của NNL DTTS

4


            
            Khi xem xét về  những cơ  hội và thách thức trong NNL các DTTS, 
chúng ta xem xét vốn con người của đồng bào, những vấn đề của NNL trên 
trong mối quan hệ chặt chẽ với những vấn đề kinh tế ­ xã hội nơi mà cộng  
đồng các DTTS  đang sinh sống. Khung phân tích đã được thể hiện theo mô  
hình trên đây.

II. Một số thách thức trong phát triển NNL vùng DTTS nước ta nhìn từ 
tiếp cận văn hóa tâm lý tộc người
1. Thách thức từ  những điều kiện về  vị  trí địa lý và cơ  hội tiếp cận 
của cộng đồng 
          Nhìn về điều kiện kinh tế ­ xã hội nói chung, chúng ta thấy, tới gần 
một nửa dân số DTTS nước ta (48,6%) sống tại vùng trung du miền núi phía 
Bắc. Có khoảng 30% (29,3%) sống tại các vùng Bắc trung bộ và Duyên hải  
miền trung và Tây Nguyên. Như  vậy, có đến gần 80% dân số  của DTTS  
sống tại 3 vùng miền khó khăn nhất trong cả  nước. Hầu hết các tỉnh trong 
ba vùng trung du miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung 
và Tây Nguyên không chỉ  có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và vị  trí địa lý 
vô cùng cách trở: xa xôi hẻo lánh, núi non hiểm trở, hoặc là cũng là vùng  
chịu nhiều thiên tai như  bão, lũ cuốn, sạt lở  núi, cũng như  các hệ  lụy khác 
của hiện tượng biến  đổi khí hậu…. nhìn chung, đây là các vùng dân cư 
5



nghèo nhất trong cả nước ta.
Theo địa bàn  cư trú, chúng ta thấy,  Việt Nam có 13 tỉnh, thành phố 
trực thuộc Trung ương có tỷ lệ người DTTS cao nhất sinh sống, trong đó có 
7 tỉnh có tỷ lệ DTTS cao trên 80%, đều nằm ở khu vực trung du và miền núi 
phía Bắc, là: Cao Bằng (94,25%), Hà Giang (86,75%), Bắc Kạn (86,63%), 
Lạng Sơn (83,01%), Sơn La (82,39%), Lai Châu (82,02%) và  Điện Biện 
(81,58%)…,  thì cũng đều là những địa phương  nghèo so với các tình phía 
Bắc. Đồng thời các địa phương nghèo, cũng thường là các địa phương  có các 
thứ hạng về HDI thấp nhất trong cả nước tham khảo Bảng 1 dưới đây)2.  
Bảng 1. Danh sách các tỉnh đông DTTS nhất
và có chỉ số HDI thấp nhất trong 10 năm 1999 ­ 2009

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Tên Tỉnh


Tỷ lệ 
DTTS

Thứ 
hạng 
HDI các 
tỉnh

Tuyên Quang
Đắk Nông
Hòa Bình
Trà Vinh
Gia Lai
Bắc Cạn
Cao Bằng
Ninh Thuận
Lào Cai
Kon Tum
Sơn La
Yên Bái
Điện Biên

51,79
35,61
72,27
31,65
43,7
86,63
94,25
21,98

66,88
53,64
82,39
46,0
81,58

49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61

Chỉ số 
HDI 
năm
1999

Chỉ số 
HDI 
năm
2004


Chỉ số 
HDI 
năm
2009

0,624
..
0,574
0,600
0,519
0,585
0,541
0,599
0,527
0,535
0,527
0,580
....

0,651
0,629
0,629
0,653
0,584
0,623
0,596
0,629
0,608
0,576
0,588

0,620
0,580

0,684
0,681
0,681
0,668
0,667
0,666
0,658
0,655
0,644
0,641
0,641
0,631
0,600

2

Do từ năm 2010 trở lại đây, các chuyên gia UNDP tính toán và công bố HDI theo phương pháp mới có bổ 
sung vào bộ công cụ tính toán tiêu chí nghèo đa chiều (Multidimensional Poverty Index) và tiêu chí bất bình 
đẳng xã hội nên những nhóm nghiên cứu chúng tôi không thể  tập hợp các kết quả  của 2 phương pháp đo  
đạc và tính toán khác nhau vào một bảng xếp hạng để so sánh với nhau giữa các thời kỳ. 

6


Nguồn: Nhóm NC tổng hợp từ các Báo cáo PTCN Việt Nam
của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và đề tài Thực trạng đời sống của các DTTS  


Việt Nam của Hội đồng Dân tộc

            Bên cạnh đó, các điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống dân  
cư như điện, đường, trường, trạm, nước sạch,…. mặc dù đã được Đảng và 
Nhà nước đặc biệt quan tâm xây dựng tới trên 90% các xã, bản của đồng  
bào. Tuy nhiên, việc tiếp cận với những thành tựu của công cuộc đổi mới 
của đồng bào còn vô cùng hạn chế. 
           Cơ sở hạ tầng kém, điều kiện sinh hoạt khó khăn và địa hình hiểm  
trở  đã làm hạn chế  điều kiện và khả  năng tiếp cận các dịch vụ  xã hội cơ 
bản như giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ  và môi trường sống đảm  
bảo ... của người dân. Điều này không chỉ   ảnh hưởng đến chất lượng, mà 
cả  số  lượng dân số  và nguồn NNL tại các địa bàn nêu trên. Một số  ví dụ 
thực tế là: tính đến cuối năm 2011, chỉ có 33% người dân ở 4 tỉnh Hà Giang: 
Đồng Văn, Mèo Vạc, Quảng Bạ  và Yêm Minh được sử  dụng nước sạch;  
Tại Lai Châu, chỉ có 53% hộ gia đình sử dụng điện nối mạng quốc gia, trong  
khi tỷ lệ này lên đến 100% ở một số tỉnh khác ở miền Bắc, như Vĩnh Phúc, 
Hải Phòng38...
3

  Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình, TCTK, 2011.

7


            Một số nơi khác nguồn nước sạch rất khó khăn vì phải bơm theo giờ 
đóng nối điện. Nhưng ở một số cộng đồng, vài tiếng đồng hồ có nước sạch  
không kịp để bà con dự trữ nước dung lúc không có điện, mà chỉ kịp cho trẻ 
em và trâu bò trong bản tắm là hết giờ. Nhiều bản có nguồn nước sạch chứa 
trong bể  cung của bản, nhưng dân bản cùng cả  ngày mà không biết tiết  
kiệm (có khi để nước chảy cả ngày) nên khi bà con đi làm về dùng nước thì  

đã không còn.     
            Mặc dù ở hầu hết các xã vùng DTTS, kể cả các xã vùng cao, hiểm  
trở  đều đã có trạm y tế  xã, cùng các nhân viên y tế  thôn bản. Tuy nhiên, 
người dân trong vùng, đặc biệt là số  dân cư  sống  ở  trên núi cao, ít có điều 
kiện tiếp cận dịch vụ  chăm sóc sức khoẻ. Điều này đồng bào cho là có 
nhiều lý do: 1) đường xá xa xôi là trở ngại lớn cho người dân đi khám, chữa  
bệnh tại cơ sở y tế. 2) Chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của trạm y tế 
xã cũng còn nhiều hạn chế: nguồn lực, trang thiết bị và hạn chế cả về chất 
lượng và các phương tiện hỗ trợ đều rất thấp. Mặc dù Chính phủ đã nỗ lực 
hỗ  trợ  tăng cường chất lượng dịch vụ  chăm sóc sức khoẻ  cơ  sở  thông qua 
chính sách bố trí bác sỹ về làm việc tại các trạm xá xã. Tuy nhiên, nhiều xã 
vùng cao vẫn chưa có bác sỹ, vì khó thu hút cán  bộ  y  tế  từ  miền  xuôi  lên. 
Chính  sách  cử  tuyển gần đây  cũng  đã  giúp  các  địa  phương  vùng DTTS 
giải quyết một số khó khăn về việc thiếu cán bộ chuyên môn có trình độ đạt 
chuẩn làm việc cho cấp xã. Tuy nhiên, nhiều sinh viên cử  tuyển sau khi tốt 
nghiệp không muốn về  làm việc  ở  tuyến xã, họ  thường  ở  lại ít nhất là 
tuyến huyện4. 
            Đói nghèo trong dân cư là một đặc trưng của vùng DTTS. Ba vùng  
tập trung đông DTTS đều là 3 vùng có tỷ  lệ  nhèo đói cao nhất  ở  nước ta.  
Tuy nhiên, có một thực tế là, tỷ lệ giảm nghèo chủ là tỷ lệ của lãnh đạo địa 
phương các cấp cùng bà con phấn đấu trong cuộc sống cam go. Còn bà con  
ta không thích được thoát nghèo. Bởi quen tâm lý dựa dẫm, đồng bào sợ 
rằng sau khi thoát nghèo, họ không còn nhận được các chính sách hỗ trợ cao  
4

TCTK, 2010, Báo cáo Điều tra Mức sống hộ gia đình và Bộ Y tế (2008) , Báo cáo chung tổng quan của 
ngành y tế. Năm 2008.

8



nhất của Đảng và Nhà nước. 
3. Thách thức trong cơ hội tìm việc làm của lao động
           Với địa bàn chủ yếu là rừng núi, lao động trong vùng DTTS nước ta  
chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp, đặc biệt là 2 vùng có số 
lượng và tỷ  lệ DTTS cao nhất cả nước là Trung du miền núi phía Bắc, nơi  
có trên 75% lao động làm nông nghiệp. Trong khi tỷ  lệ  này lực lượng này 
trên cả nước chỉ là 51,9%. Chưa nói đến việc nông nghiệp của đồng bào ta 
chủ  yếu đang dừng lại  ở  mô hình nông nghiệp nương rẫy, tự  cung tự cấp,  
phụ  thuộc rất hiều vào thòi tiết, nên chất lượng và hiệu quả  kinh tế  từ  đó 
chưa cao. 
            Ở các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, cũng như với các ngành nghề 
có chuyên môn kỹ thuật cao thì lực lượng lao động này chưa tiếp cận được 
và nếu có thì số  lượng cũng rất hiếm, chất lượng cũng rất thấp. Mặc dù, 
Nhà nước đã ban hành Thông tư  58/2017, là nhà nước sẽ  hỗ  trợ  (đóng bảo 
hiểm xã hội thay) cho các đơn vị sử dụng lao động là người DTTS tối đa là 
5 năm/người lao động. Đồng thời, Ban Quản lý nhiều khu chế xuất và công 
nghiệp ở các tỉnh thành đã đề nghị các doanh nghiệp ưu tiên gia tăng cơ hội 
việc làm cho người DTTS với nhiều  ưu đãi của địa phương. Tuy nhiên, 
trình độ tiếp thu thông tin kỹ thuật, trau dồi nâng cao tay nghề, theo yêu cầu 
sản xuất của các doanh nghiệp, thì lao động là người DTTS nhìn chung vẫn 
chưa đáp  ứng được và vì vậy tỷ  lệ  lao động tham gia các doanh nghiệp  
trong nước và liên doanh đều rất hiếm hoi. Trong bối cảnh cạnh tranh vi ệc  
làm của lao động trẻ  đang ngày một khốc liệt, nên việc làm của lao động 
người DTTS thường là những việc làm có thu nhập chưa cao. 
          
                           Bảng 2. Cơ cấu dân số DTTS theo ngành nghề làm việc 
                                            các vùng trong cả nước trong đó có vùng DTTS

                                                                                                          T ỷ l ệ %

    Nhóm dân số
Cả 
 Miền núi  
Duyên hải 
Tây 
nước
phía Bắc  miền Trung
nguyên
9


       Theo ngành 
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ

51,9
21,5
26,5

 

75,0
9,9
15,1

58,5
17,5
24,0


73,4
7,9
18,6

78,44

64,81

76,33

6,26

7,31

5,93

0,85

0,56 (ĐBSCL)

0,76

       Theo nghề
Nghề nông & nghề đơn 
giản
Ngành nghề có CMKT  22,37%
cao và trung bình
lao 
động 
có 

CMKT
Lao động quản lý

            Nhìn lại ở các địa phương là trung tâm công nghiệp lớn, các khu chế 
suất quy mô, hiện đại với hàng vài chục ngàn công nhân, thì cũng rất ít phần 
trăm lao động người DTTS tìm được cơ hội việc làm tại đó. Riêng tỉnh Đắk 
Lắk là một điểm sáng về giải quyết việc làm cho lao động là người DTTS. 
        Theo số liệu thống kê của Sở LĐTB&XH tỉnh Đắc Lắc, riêng năm 2016  
đã tỉnh giải quyết việc làm cho khoảng 26.850 người, trong đó lao động là  
người dân tộc thiểu số  là 8.600 người. Tiền lương và thu nhập của người  
lao động khoảng từ 3,5 ­ 4,5 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, do trình độ  
học vấn, nghề nghiệp, nhận thức chính trị và tác phong công nghiệp của lao  
động là nguwoif DTTS còn nhiều hạn chế….Số người lao động bị  mất việc  
làm hàng năm vẫn còn cao hơn các đối tượng khác…..5 
           Riêng đối với đội ngũ cán bộ  (làm công tác lãnh đạo, quản lý ở  địa 
phương) tỷ  lệ  này  ở  vùng DTTS chiếm tỷ  lệ  không thấp hơn so với các  
 Tham khảo.  Công nhân lao động dân tộc thiểu số trong các doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk: Ý thức chấp 
hành kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp còn kém. />quan­he­lao­dong­509/cong­nhan­lao­dong­dan­toc­thieu­so­trong­cac­doanh­nghiep­tinh­dak­lak­y­thuc­
chap­hanh­ky­luat­lao­dong­va­tac­phong­cong­nghiep­kem­183161.tld
5

10


vùng khác (0,92%). Có được kết quả này,  phần nào nhờ chính sách ưu tiên 
nhân lực thuộc các DTTS tham gia công tác quản lý dân cư ở địa bàn, nên tỷ 
lệ này có cao hơn. Tuy nhiên, chất lượng NNL cũng đang là vấn đề nan giải. 
                     Chính sách  ưu tiên DTTS cũng được thực hiện trong việc tuyên 
truyền bầu cử đại  biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Trong tổng số các đại 
biểu Quốc hội khóa XII (493 người), có 87 đại biểu là người DTTS (tỷ  lệ 

17,7%), thuộc 32/53 thành phần dân tộc.  Ở  cấp địa phương,  tỷ  lệ  DTTS 
tham gia Hội đồng nhân dân các cấp còn cao hơn. Tại nhiệm kỳ 2010 ­ 2015  
tỷ lệ này là 20,53% ở cấp tỉnh, 20,18% ở cấp huyện và 24,4% ở cấp xã6. 
          Tỷ lệ thành viên ủy ban nhân dân các cấp là người DTTS có thấp hơn,  
tương  ứng bằng 10,9% (cấp tỉnh), 11,32% (cấp huyện), 17,9% (cấp xã). 
Điển hình có tỉnh như  Cao Bằng tỷ  lệ  thành viên là DTTS tham gia  ủy ban  
nhân nhân đạt gần 100%. Thực tế này cho thấy tỷ lệ người dân tộc tham gia  
hội đồng nhân dân các cấp (tính cơ  cấu được  ưu tiên) cao hơn tỷ  lệ  người  
DTTS tham gia vào ủy ban nhân dân (trình độ  học vấn, chuyên môn nghiệp  
vụ và năng lực quản lý được ưu tiên)7.
Hình 2: Cơ cấu ngành nghề làm việc theo vùng

6

Ủy ban Dân tộc. (2010). “Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và đề 
xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng DT& MN”. 
7
Ủy ban Dân tộc. (2010). Tài liệu đã dẫn

11


4. Thách thức về chất lượng NNL người DTTS từ góc độ trí lực
       Một trong những chỉ  báo cơ  bản nhất của chất lượng dân số  và  
NNL là tỷ  lệ  người lớn (từ  15 tuổi trở  lên) biết chữ, thì tỷ  lệ  này  ở  các  
tỉnh trung du & miền núi phía Bắc vẫn là các tỉnh có tỷ lệ người lớn biết  
chữ  thấp nhất trong cả nước. Trong đó hầu hết là các tỉnh miền núi phía 
Bắc (bảng 3 dưới đây). 
Bảng 3: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên tại một số tỉnh 
miền núi, đông dân tộc sinh sống

ĐVT:%
T
T

Khu vực, đơn vị hành 
chính
Trung toàn quốc

Chung

Nam

Nữ

93,5

95,8

91,4

Chênh 
lệch
4,4

Ba vùng có tỷ lệ biết chữ thấp nhất
Trung bình vùng miền núi 
87,3
I
phía Bắc
88,27

II Trung bình Vùng Tây 
nguyên
91,6
II Trung bình Vùng ĐB sông 
Cửu Long
I
            10 tỉnh có tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ thấp nhất
1
2
3
4
5
6
7

Lai Châu
Hà Giang
Điện Biên
Sơn La
Lào Cai
Gia Lai
Cao Bằng

57,4
65,5
67,6
75,2
77,5
80,5
82,2


71,9
76,1
80,7
86,7
84,7
86,6
87,2

42,7
55,1
54,8
63,8
70,6
74,5
77,4

29,2
21,0
25,9
22,9
14,1
12,1
9,8

Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009

            Bảng trên cho thấy, trung bình từ 14 ­ 20% dân số là người DTTS có  
tuổi 15 trở lên không biết chữ và không hiểu được 1 câu đơn giản của tiếng 
Việt. Với điều kiện ngôn ngữ bất cập, họ không thể nghe được tiếng Việt,  

mà toàn bộ  thông tin chủ  yếu bằng tiếng Việt, thì thông tin về  khoa học  
12


công nghệ  và kinh tế  xã hội đến với bà con người DTTS cực kỳ khó khăn. 
Thực tế ghi nhận tại một số tỉnh 3 miền Tây Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây 
Nam Bộ cho thấy: các đối tượng mù chữ phần lớn là người cao tuổi, có tâm  
lý ngại đi học, cho nên việc vận động họ đến lớp là vô cùng khó khăn. Tuy  
nhiên, giờ đây ngay cả thanh niên của nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, 
lại là lao động chính, nên họ  cũng không có thời gian học tập. Đáng chú ý, 
tại vùng biên giới Tây Bắc, tỷ  lệ  người DTTS trong độ  tuổi từ  15 đến 60  
không biết đọc, biết viết hiện chiếm trên 21% số dân. Nguyên nhân dẫn đến 
tình trạng này là do các ban chỉ đạo phổ cập giáo dục tại cấp xã, cấp huyện, 
nhất là  ở  những xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn chưa thật sự  chú trọng,  
quan tâm công tác xóa mù chữ và ngăn ngừa hiện tượng tái mù. Số người mù 
chữ, tái mù chữ   ở  các xã này rất cao, công tác xóa mù chữ  không đạt hiệu  
quả như yêu cầu của các đề án phát triển đặt ra.  
           Khi người mù chữ   ở  nhiều DTTS chiếm tỷ lệ cao, đồng nghĩa với  
việc một số  lượng đáng kể  của lực lương lao động không thể  tiếp cận 
thông tin từ báo chí, sách vở…. Nguồn thông tin chỉ đến với bà con qua phát 
thanh, truyền hình, qua tuyên truyền miệng của cán bộ địa phương trong các 
buổi tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn.v.v... Song, thực tế trong nhiều năm 
qua, không chỉ  truyền thông trên các phương tiện nghe ­ nhìn, mà cả  tuyên  
truyền trực tiếp vẫn chưa mang lại hiệu quả mong muốn cho nhiều nhóm 
người DTTS. 
            Trong khi đó, bên cạnh các yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên và  
kinh tế­xã hội, vấn đề giáo dục, đặc biệt tình trạng bỏ học nổi lên như một 
thực tế cấp bách tại cùng đồng bào DTTS. Một nghiên cứu việc học tập của  
học sinh DTTS địa bàn ba tỉnh nghiên cứu cho thấy,tính từ năm 2004 trở lại 
đây4 hiện tượng học sinh DTTS bỏ  học diễn ra ngày càng phổ  biến. Đáng 

chú ý là số  lượng học sinh DTTS qua các bậc học ngày một giảm dần khi  
các cấp học tăng lên. Kết quả nghiên cứu trường hợp về tiếp cận giáo dục  
của học sinh DTTS  tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên do Viện nghiên cứu 
phát triển kinh tế xã hội, thực hiện năm 2010 cho thấy: tại Điện Biên, tỷ lệ 
học sinh từ 64,82% bậc tiểu học xuống 27,31% bậc trung học cơ sở và chỉ 
13


còn 7,87% bậc trung học phổ  thông. Có nghĩa xu hướng chung  ở  khu vực 
miền núi phía Bắc là bậc học càng cao thì tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số lại  
càng thấp8.
Biểu 1: Học sinh các DTTS tại ba tỉnh nghiên cứu năm 2004 (%)
70
60
50
40

Tiểu học

30
THCS

20

THPT

10
0
Hà Giang


Điện Biên

Yên Bái

Nguồn: Số học sinh phổ thông thuộc các 
DTTS phân theo địa phương năm 2010. TCTK

            Kết quả nghiên cứu này đã cho nhận xét tương tự  như  nhiều công 
trình cứu khác về tình hình giáo dục vùng DTTS khu vực Tây Nguyên mà các 
nhà nghiên cứu khác đã công bố (xem Trương Huyền Chi,  2010). Nghiên cứu 
tại 3 tỉnh Hà Giang, Yên Bái và Điện Biên cho thấy tỷ  lệ  này dường như 
không được cải thiện trong suốt thời gian từ 2004 đến năm 2010. Đối chiếu 
với số liệu thống kê tại thời điểm 2010, số lượng học sinh đến trường thậm  
chí còn giảm đi tại một số tỉnh như Hà Giang từ 128,955 em (năm 2004) đến 
năm 2010 xuống còn 120,410; Yên Bái từ 93,734 giảm còn 76,064 học sinh. 
Trong   đó,   tỷ   lệ   học   sinh   bậc   tiểu   học   của   Hà   Giang   từ   55,92%   xuống 
34,24% và giảm tiếp còn 9,84% tại bậc phổ thông trung học. Tình hình Yên 
Bái cũng không khả quan hơn khi tỷ lệ học sinh đi học từ 54% xuống 34,40  
và đến cấp 3 thì tỷ lệ học sinh chỉ còn 10,61%. 
 Tham khảo công trình. Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm của thanh thiếu niên các DTTS 
tại 3 tình Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên. Công bố tháng 12/2011. 
8

14


          Con số này thực sự đáng lưu tâm bởi nó dường như  không thể  hiện  
tương thích với nỗ lực không ngừng từ  phía Nhà nước và các cơ quan chức  
năng về  hỗ  trợ  giáo dục cho đồng bào DTTS trong mấy năm trở  lại đây. 
Hình như, tình hình học sinh bỏ học có vẻ như không đi đôi với mức độ ưu  

đãi,   hỗ   trợ   ngày   càng   tăng   từ   các   chính   sách   của   Chính   phủ   và   các   địa  
phương. Nhà nước quan tâm xây dựng trường lớp kiên cố  cho học sinh,  
nhưng  ở  nhiều cộng đồng, các em không muốn học. Buổi sáng, nhờ  có cô 
giáo đến tìm từng nhà đón học sinh đến lớp, thì lớp có học trì. Tuy nhiên, ở 
nhiều lớp bản, sau giờ ra chơi là trong lớp chỉ còn 1 vài em, bởi chúng lấy lý 
do “cái bụng đói quá về ăn miếng cơm nguội …. hoặc lý do  không đi học vì  
được cha mẹ lên nương phải đi giúp họ ….”9.   
            Tổng kết một số nghiên cứu đã có việc việc học con chữ của học  
sinh DTTS thật nhọc nhằn:  ở nhiều cộng đồng xu hướng bỏ  học của thanh 
thiếu niên DTTS đang gia tăng. Trong một lớp học đa dân tộc, nếu một vài  
em  ở  nhóm lớn (nhóm đông người) nghỉ  học, nhiều em khác sẽ  bắt chước  
nghỉ  theo ngay. Ví dụ: nhóm Pà Thẻng  ở  một vài trường Hà Giang, chẳng  
hạn, khi có vài bạn bỏ  học, chúng theo nhau bỏ  học luôn. Trong khi đó,  
nhóm thiểu số nhưng ít người hơn thì các em có vẻ kiên tâm học tập hơn.  
            Thêm nữa, ngay giữa các địa bàn và tộc người nghiên cứu cũng có tỷ 
lệ  học sinh bỏ  học  ở  các cấp khác nhau. Chẳng hạn  ở  cộng đồng người  
Hmông và Dao tỷ  lệ học sinh học hết cấp 1 bỏ học là khá phổ  biến, do hai  
địa bàn này chỉ  có điểm trường từ  lớp 1 đến lớp 5 xây dựng tại thôn bản.  
Trong khi đó, tỷ lệ học sinh người Thái và người Pà Thẻn lại theo được hết 
cấp 2 và tỷ lệ nghỉ học cấp 3 là khá cao. Một nguyên nhân do trường cấp 3 
ở trên huyện, cách nhà khoảng 12km. Việc đi lại học tập của phần lớn các 
em không ở lại bán trú luôn gặp nhiều khó khăn.  
            Khi nghiên cứu tại 3 tỉnh Hà Giang, Yên Bái và Điện Biên cho thấy, 
một thực tế  là nhiều phụ  huynh không muốn cho con đi học bởi, có đi học  
cũng chỉ  về  làm nương, làm rẫy…. Nếu có bạn này bạn kia…. trong lớp  
 Kết quả nghiên cứu về PTCN của Dân tộc Chứt ở miền Trung Việt Nam do Quỹ Nafosted tài trợ. Viện 
Nghiên cứu Con người. 2015 – 2016. 
9

15



chuyên tâm học tập bởi họ còn có bố làm ở xã, có anh làm ở huyện….. họ có 
cơ hội xin được việc làm….10    
              
          4. Thách thức về mặt thể lực của nguồn nhân lực vùng DTTS 

           Chất lượng NNL phải được tính đến từ khi đứa trẻ mới hình thành.  
Dựa vào một số  chỉ  báo chính như  tỷ  lệ  suy dinh dưỡng,   tỷ  suất chết trẻ 
em, tình trạng bệnh tật và tuổi thọ  bình quân…, chúng ta có cơ  sở  để  đánh 
giá về chất lượng (về mặt thể chất, thể lực) của NNL của DTTS chưa cao. 
           Thứ  nhất, tỷ  lệ  suy dinh dưỡng của trẻ  em  vùng DTTS còn cao. 
Mặc dù, tỷ lệ này có giảm so với thập niên trước, nhưng tỷ lệ này vẫn cao  
so với mức trung bình của cả  nước 3 tiêu thức đo lường: suy dinh dưỡng  
cân nặng/độ  tuổi, suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi và suy dinh dưỡng cân 
nặng/chiều cao (Xem bảng 4).   
Bảng 4: Một số chỉ số về thể lực nguồn nhân lực vùng DTTS
                                                               Đơn vị: %
Nhóm dân số
Cả nước
Trung du và miền 
núi phía Bắc
Tây Nguyên
Mảng
La Hủ
Cờ Lao
Tày
Thái
Mường
Khmer

H’Mông
Các DTTS khác

Tỷ lệ SDD cân  Tỷ suất chết  Tuổi thọ bình quân 
nặng trẻ <5T
trẻ em < 1 
(tuổi)
tuổi
19,9
16
72,8 (nam: 70,2, nữ: 
75,6)
25,9
24,5
70 (nam: 67,2, nữ: 
73)
27,4
27,3
69,1 (nam: 66,3; nữ: 
72,2)
40,03
73,0
53,6
44,0
85
51,0
47,7
68
54,0
23,3

70,3
27,1
69,2
22,2
68
18
69,5
45,5
61,3
32,0
64,9

Tham khảo công trình. Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm của thanh thiếu niên các DTTS 
tại 3 tình Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên. Công bố tháng 12/2011. 
10

16


Nguồn: Kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2009; Dự án bảo tồn và  
phát triển kinh tế xã hội các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống­Ủy ban nhân  
dân tỉnh Lai Châu năm 2010; Dự án bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội  
các dân tộc Cờ Lao ­Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm 2010

          Đối với một số nhóm DTTS  số rất ít người tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ 
em còn cao hơn rất nhiều như  ở dân tộc Mảng ­ 40,03%, La Hủ ­ 44%, Cờ 
Lao ­ 47,37%... Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 24 tháng  
trong các nhóm DTTS có giảm, từ 35% (1998) xuống còn 33% (2006), nhưng  
lại tăng lên đối với nhóm trẻ em từ 24 tháng trở lên, từ 54% (1998) lên 57% 
(2006). Ngược lại, tỷ  lệ  suy dinh dưỡng thể  gầy còm của trẻ  em dưới 24  

tháng trong các nhóm DTTS tăng lên, từ  13% năm 1998 lên 18% năm 2006,  
và giảm đi đối với nhóm trẻ em từ 24 tháng trở lên, từ 11% năm 1998 xuống  
còn 10% năm 200611. 
            Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi cũng  ở mức cao, trong đó một số 
tỉnh tại 2 vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có tỷ  suất chết trẻ  em  
dưới 1 tuổi cao hơn gấp đôi, thậm chí gần gấp ba mức trung bình trong cả 
nước, như  Lai Châu (47,7%), Điện Biên (39,7%), Hà Giang (37,5%), Kon 
Tum (38,2%)… (Bảng 3  ở trên). Đây là một trong những nguyên nhân chính 
gây  ảnh hưởng lớn đến sự  phát triển về  thể chất, trí tuệ… của NNL vùng  
DTTS rất ít người trong hiện tại và tương lai. 
            Nguyên nhân của những vấn đề trên có thể thấy rõ, là lối sống, thói 
quen, tập tục của các cộng đồng DTTS. Thách thức trong phát triển NNL  
trong DTTS từ  tiếp cận kinh tế  là chuyện không còn phải bàn cãi. Tuy 
nhiên, những thách thức từ  tiếp cận văn hóa và ý thức tộc người của cộng 
đồng cũng khá nam giải, mà trong chủ  đề  này, thiết nghĩ chúng tôi không 
thể không đề cập. 
1) Nạn tảo hôn 
                   Hộp 4: Tảo hôn ở huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu

           Nhiều học sinh nghỉ học thường là để lấy vợ lấy chồng. Người Dao,  
11

 TCTK, 2010, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009.

17


Bản Hua Bon, xã Phúc Khoa, tỉnh Lai Châu là nơi có 100% người Mông sinh 
sống. Hầu hết phụ nữ đã kết hôn trước 16 tuổi, có trường hợp kết hôn từ  năm 
13 tuổi. Số con bình quân của một phụ nữ  ở bản là 5 đến 6 con.  Ở xã Hố  Mít,  

huyện Tân Uyên, nơi đồng bào dân tộc Mông sinh sống tình trạng tảo hôn cũng  
xảy ra phổ  biến, hầu hết nữ  giới kết hôn trước 16 tuổi, thậm chí con của các 
đồng chí lãnh đạo cũng tảo hôn. Trên địa bàn vùng cao, đồng bào dân tộc không  
làm giấy khai sinh, vì thế chính quyền không có cơ sở để xử lý các cặp vợ chồng 
tảo hôn.
(Nguồn: Phỏng vấn các cán bộ huyện Tân Uyên )

Pà Thẻng (Yên Bái) thường lấy vợ lấy chồng ở độ tuổi 14­15 thường do cha  
mẹ  sắp đặt. Xuất phát từ  nhu cầu thiếu người lao động bên nhà trai muốn  
lấy thêm lao động về làm hơn là việc xây dựng hạnh phúc cho con cái. Một  
số  gia đình khi hỏi vợ cho con, ‘cô dâu’ vẫn đang học lớp 7, lớp 8. Khi hỏi  
cưới, gia  đình nhà trai hay cam kết cưới về  vẫn cho con dâu học tiếp.  
Nhưng thực tế, sau khi về nhà chồng, cô gái không được đi học nữa mà chỉ  
ở  nhà làm nội trợ. Nhà gái cũng ít khi thắc mắc bởi họ  cho rằng con mình  
thuộc về gia đình người chồng quản lý.
           Vấn đề tảo hôn của người Hmông khác biệt ở  chỗ  việc lấy chồng  
lấy vợ  sớm thường do tự  các em đề  xuất. Đến tuổi trưởng thành, các   em 
được tự do tìm hiểu yêu đương và được quyền đề xuất mong muốn lấy vợ, 
lấy chồng. Bởi lẽ theo quan niệm người Hmông, con gái 16­17 tuổi mà chưa 
lấy chồng xem như ‘ế.’ Các em thường thông báo với cha mẹ việc kết hôn 
của mình và chờ gia đình định ngày tổ chức. phần đa các em học sinh người  
Thái đều học hết cấp 2, nhiều em học lên cấp 3, khi đi học ít bị cha mẹ ép 
lấy chồng sớm. Độ tuổi kết hôn của người Thái hiện nay từ 18 đến 20. Mặc 
dù nhà nước ban hành luật hôn nhân và gia đình, không cho phép nam hay nữ 
chưa đến tuổi quy định được phép kết hôn, trên thực tế, người dân vẫn tổ 
chức cưới hỏi nhưng không đăng ký để tránh phiền phức pháp lý. Vấn đề là 
ở  chỗ  phong tục của người Hmông, người Dao hay người Pà Thẻn thường 
dựng vợ  gả  chồng từ  14 ­15 tuổi và điều này được thôn bản công nhận  là 
“hợp thức” so với phong tục tập quán truyền thống địa phương. 


18


          Tuổi thọ của người DTTS cũng thấp hơn so với tuổi thọ bình quân 
chung của dân số  cả nước. Mức độ  chênh lệch giữa tuổi thọ  của nam giới  
và nữ  giới cũng cao hơn so với mặt bằng chung. Nhiều địa phương đông  
đồng bào DTTS sinh sống có tuổi thọ  bình quân rất thấp như: Lai Châu ­ 
63,8 tuổi, Lào Cai ­ 65,8 tuổi, Hà Giang ­ 66,3 tuổi,… Đối với một số  dân 
tộc ít người, đang cư trú trong các địa bàn đặc biệt khó khăn như Mảng, La 
Hủ, Cống, Cờ Lao, Pu Péo, Rơmăm, Ơ Đu, Chứt… tuổi thọ bình quân thấp 
tới mức báo động (thường chỉ  khoảng 50 ­ 55 tuổi, trong đó tuổi thọ  của  
nam giới thấp hơn nữ giới rất nhiều)12. 
           Trong khi tuổi thọ của DTTS còn thấp, trong khi tình trạng sinh đẻ 
chưa được kiểm soát là một trong những nguyên nhân làm cho cơ  cấu dân 
số ở độ tuổi dưới khá 15 cao  (chúng ta còn gọi là dân số trẻ) và trên 15 tuổi  
thấp hơn so với cả nước. Trong mọi hoàn cảnh, dân số trẻ luôn được coi là 
một tín hiệu tốt cho phát triển NNL. Tuy nhiên, do thể lực và trí lực của lớp  
người trẻ  còn nhiều hạn chế mặc nhiên sẽ làm suy giảm chất lượng NNL  
vùng DTTS trong tương lai. Trong khi đó, sự nghiệp phát triển luôn đòi hỏi  
ở chất lượng NNL ngày một cao.   
            Thứ ba Về chiều cao và cân nặng trung bình  của thanh niên DTTS 
trong độ tuổi 18 ­ 22 tại các vùng miền núi và DTTS cũng thấp hơn nhiều so 
với thanh niên ở các vùng khác trong cả nước. 
           Hộp 2. Sau 50 năm nữa thanh niên Việt Nam mới có chiều cao 
bằng 
thanh niên Nhật bản hiện nay
          Theo một điều tra mới do Bộ Y tế công bố  năm 2016 cho thấy, chiều cao  
trung bình của phụ nữ Việt Nam đang ở mức khiêm tốn là 152,6 cm, trong khi đàn 
ông cao hơn một chút,  ở  mức 162,4 cm. Về cân nặng, các chị  em có trọng lượng 
trung bình là nặng 51,2 kg, trong khi các anh em nặng bình quân nặng 58,1 kg13. 

Căn cứ vào các nguồn dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau trên trang 
12

Bob Baulch và các tác giả viện Hàn lâm KHXH Việt Nam(2009), Nghèo ở các dân tộc thiểu số tại Việt 
Nam
13
 Đây là kết quả nằm trong nội dung điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế  
tiến hành từ tháng 8­10/2015 với sự tham gia của gần 4.000 người trong độ tuổi từ 18­69 tại 63 tỉnh thành.

19


Averageheight.co cùng các thống kê khác để đưa ra bản đồ chiều cao người dân 
các nước trên thế giới. Theo bản đồ này thì chiều cao trung bình của người dân 
Việt Nam nằm trong top 10 nước người dân thấp nhất thế giới, với vị trí thứ 4 
(tính từ dưới lên) chiều cao trung bình của nam giới là 1,621m. 
           Nếu xem xét trong hơn 30 năm qua, chiều cao trung bình của nam thanh niên 
Việt Nam chỉ tăng thêm trên 4,5cm thấp hơn chuẩn quốc tế 13cm, trung bình mỗi 
năm chỉ tăng 0,15cm. Qua tham khảo thấy rằng Nhật Bản những năm 50 của thế 
kỷ trước là một trong các quốc gia có chiều cao hạn chế trên thế giới đã tăng lên 
10cm trong vòng 40 năm. Hiện nay thanh niên Nhật Bản đã đạt mức trung bình 
1,72 m đối với nam và 1,57m đối với nữ, chỉ thua kém chiều cao trung bình thế 
giới 5cm. Do có sự quan tâm và quyết tâm đầu tư của Chính phủ nếu chúng ta 
không có giải pháp phù hợp và quyết tâm cao sẽ mất khoảng 50 năm để phấn đấu, 
có nghĩa là đến năm 2050 Việt Nam mới có thể đạt chiều cao trung bình 1,72m 
như thanh niên Nhật Bản hiện nay.                                         Nguồn. Theo 
Telegrath.  

         Trong khi đó, theo thống kê về chiều cao năm 2008, ở vùng Tây Bắc 
chiều cao trung bình của nam thanh niên là 161,8 cm và của nữ thanh niên ở 

vùng Đông Bắc là 151,7 cm. Theo GS.TSKH. Hà Huy Khôi, Phó chủ  tịch 
Hội Dinh dưỡng Việt Nam thì, trước tiên là các yếu tố  liên quan đến môi  
trường sống và phong cách sống (vệ sinh, dinh dưỡng…) có ảnh hưởng hơn 
cả đến chất lượng NNL chứ không phải yếu tố di truyền ảnh hưởng nhiều 
đến sự cải thiện của chiều cao hay cân nặng của lực lượng lao động trẻ14. 
           
          Về mô hình bệnh tật phổ biến của vùng DTTS 
           Mô hình bệnh tật phổ biến của vùng DTTS bao gồm các loại bệnh 
như lao, sốt rét, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, tả, lỵ, thương hàn, giun 
ký sinh, trùng đường ruột, bướu cổ, phong, phụ  khoa, bệnh dạ  dày, viêm 
ruột thừa, ngộ  độc (thức ăn, thuốc trừ  sâu, củ   ấu tầu...), uốn ván, suy dinh 
dưỡng... Nguyên nhân khiến tỷ  lệ  mắc bệnh  ở  những vùng DTTS cao hơn 
so với các vùng khác là: do nhà ở chật trội, tạm bợ, ẩm thấp, những hạn chế 
về điều kiện vệ sinh môi trường và tiếp cận nước sạch, tệ nạn nghiện hút, 
uống rượu, ngại sử dụng dịch vụ y tế hiện đại… Hơn nữa, phần lớn các hộ 
 Bộ Y tế (2008) , Báo cáo chung tổng quan ngành y tế

14

20


gia đình DTTS là hộ  nghèo, thẻ  bảo hiểm y tế không đủ  trang trải mọi chi 
phí cho người bệnh khi phải vào bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện cấp cao. 
           Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ người dân miền núi, vùng sâu, vùng  
xa ốm không được khám chữa bệnh cao gấp 4­5 lần miền xuôi15. Ngoài các 
bệnh thông thường nói trên, gần đây, tại các vùng  DT& MN đã “được du 
nhập  nhiều bệnh tật mới” của các nước phát triển như: suy tim, cao huyết  
áp, phù phế quản, tắc nghẽn phế quản, đái tháo đường, nhiễm HIV.... Phần 
lớn   các bệnh này xuất hiện dưới tác động của quá trình hội nhập không 

đúng hướng của các cộng đồng DTTS.   
4. Thách thức phát triển NNL trong DTTS từ bình diện văn hóa và ý 
thức tộc người 
1)Tình trạng duy trì tập quán chữa bệnh không sử dụng dịch vụ y  
tế 
           Nghèo đói cùng với điều kiện tự nhiên khó khăn (xa xôi, đường xá đi 
lại khó khăn) càng làm cho nhiều nhóm DTTS duy trì tập quán chữa bệnh 
không sử dụng dịch vụ y tế hiện đại. Có tới gần 40% dân số  đồng bào các 
DTTS miền núi phía Bắc và khoảng 20% đồng bào các tỉnh Tây Nguyên tự 
chữa bệnh, mà không đến thăm khám  ở  cơ  sở  y tế  tại địa phương 17. Điều 
này được lý giải bằng nhiều lý do: a) do đường xá xa xôi từ nhà đến cơ sở y  
tế; b) do chi phí thuốc đắt đỏ; do không quen cho bác sĩ thăm khám bản thân.  
Điều này phổ  biến  ở  các trường hợp phụ nữ  sinh nở. Có tới trên 80% phụ 
nữ   tự sinh con tại nhà thiếu sự  giúp đỡ  của các nhân viên y tế  là vì phong  
tục đó. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ suất chết trẻ dưới  
1 tuổi và tỷ  suất chết mẹ khi sinh cao trong các nhóm DTTS. Khoảng cách 
đến trạm y tế  xã xa chỉ  là nguyên nhân thứ  yếu, mà chủ  yếu do phong tục  
tập quán của các cộng đồng.Bởi nhiều phụ nữ sinh con tại nhà mặc dù nhà  
chỉ cách trạm xá xã chưa đầy 1 km.
          Một xu thế khác diễn ra ở số các học sinh bỏ học sớm, đó là đi làm ăn 
xa với những công việc nặng nhọc, không  ổn định và chắc chắn. Tại ba 
15

  Bộ Y tế (2008) , Báo cáo chung tổng quan ngành y tế
21


điểm nghiên cứu, tùy theo tâm lý tộc người và điều kiện địa lý mà thanh niên 
DTTS có những thái độ  và cách thích  ứng khác nhau với việc đi làm xa.  
Thường người dân đi làm theo nhóm hoặc mang tính cá nhân (tự phát) và đi  

xuất khẩu lao động  ở  nước ngoài qua môi giới của các công ty xuất khẩu 
lao động. Nhưng điểm chung là do trình độ  học vấn thấp khó tiếp cận các  
loại hình nghề  nghiệp đòi hỏi tính chuyên môn nên người dân thường tham 
gia các công việc giản đơn như chạy bàn, phụ hồ, làm đường, đóng gạch, lát 
đường, tiếp nhiên liệu cho máy móc… 
           Với cộng đồng người Thái ở Yên Bái, thời gian nông nhàn họ thường  
tổ  chức thành nhóm lao động gồm khoảng 10­12 người xuống Hà Nội tìm  
công việc giản đơn để  kiếm thêm tiền phụ  giúp gia đình. Những công việc 
này đến với người dân chủ yếu thông qua các kênh môi giới vốn không chắc 
chắn, không có hợp đồng ổn định và chế độ làm việc không được đảm bảo. 
Công việc đã nặng nhọc và môi trường lao động ô nhiễm nhưng chủ  thuê 
lao động không chỉ  ép làm thêm giờ  mà thường giữ  lại 1­2 tháng lương  
phòng trường hợp người làm bỏ giữa chừng. Nhiều trường hợp nhân công bị 
tai nạn lao động nhưng chủ thuê cũng không có trách nhiệm chữa trị để mặc 
cá nhân tự xoay xở khó khăn. Với lớp người lao động tự do này, họ không có 
một tổ chức nghiệp đoàn nào bảo lãnh, không bảo hiểm, hoàn toàn tùy thuộc 
sức khỏe cá nhân.
            Vấn đề   ở  chỗ  người lao động trẻ  không biết quản lý tiền bạc và  
chăm sóc sức khỏe bản thân khi đi lao động xa.  Thường các gia đình mong 
con cái đi Hà Nội kiếm tiền để giải quyết tạm thời công ăn việc làm nhưng 
chỉ có một số em mang được ít tiền về, phần lớn  là ăn chơi hết, thậm chí có 
em đến Nghĩa Lộ còn không đủ tiền về nhà, phải gọi người ra đón.      
          
       2) Xu thế đua đòi cùng bè bạn tiêu xài điện thoại, xe máy và đồ đắt  
tiền để khẳng định bản thân
           Bên cạnh việc bỏ học thì học sinh cấp 2 cả  nam và nữcó xu thế  sử 
dụng điện thoại di động ngày càng nhiều. Tâm lý tiếp cận các vật dụng 
22



hiện đại đối với các em như  là xu thế  tất yếu.  Ở  chừng mực nhất định, 
điều này thể hiện tâm lý muốn khẳng định bản thân là ‘hiện đại.’ Chuyện  
lạm dụng điện thoại cũng tác động không nhỏ  đến việc học của các em. 
Có những học sinh cấp 2 người Thái rủ nhau bỏ học, xuống Hà Nội đi làm 
chỉ  để  mua điện thoại. Một số  học sinh  người  Hmông  đòi cha mẹ  mình 
mua điện thoại, nếu không được đáp ứng sẽ phản ứng bằng cách nghỉ học 
hoặc bỏ nhà. Tuy hien, do thiếu hiểu biết về kỹ thuật, nên nhiều khi các 
em mua điện thoại dung hết pin rồi vứt. 
           Cũng như vậy, thanh niên ỏ  một số cộng đồng DTTS như  người  
chứt  ở Quảng Bình cũng đua nhau mua xe máy, thậm chí bắt cha mẹ  bán  
cả  trâu bò đi để  mua xe. Nhưng không phải thanh niên nào cũng sử  dụng 
xe máy một cách hiệu quả. Nhiều anh em khi có xe máy đi rĩ ầm ga, chạy 
vài chục lần quanh bản để  “khoe” với bà ccon. Tuy nhiên, họ  dùng xe 
chẳng được bao lâu, xe máy chạy hết xăng hoặc hơi trục trặc, họ  vứt 1  
chỗ và không thiết sửa để đi nữa…16.    
        
         3) Hiện tượng thanh niên, học sinh DTTS phản ứng tiêu cực tìm  
đến việc tự tử bằng lá ngón gia tăng 
            Trong nghiên cứu một số  DTTS  ở  một vài tình miề  núi phái Bắc,  
nhóm nghiên cứu thấy nổi lên hiện tượng tự tử bằng lá ngón của các em học  
sinh người Hmông gia tăng. Việc tự tử bằng lá ngón không có gì là mới với  
người Hmông, bởi nó xuất hiện nhiều trong các câu chuyện dân gian  được 
lưu truyền tại cộng đồng, được hiểu như  là ‘cách thức’ để  người Hmông 
giải quyết uất ức mỗi khi  bế tắc, không lối thoát. Thế nhưng thời gian gần  
đây có nhiều đối tượng học sinh tìm đến phương thức ăn lá ngón và coi đó  
như  là một ‘phản  ứng’ nhất thời khi  đòi hỏi của mình không được cha mẹ 
đáp ứng. 
           Nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử có khi giản  đơn như ‘đòi cha mẹ 
mua   điện   thoại   không  được’;  ‘yêu   một   người   không   được   đáp   lại   tình 
Tham khảo công trình. Nghiên ứu cơ ội và năng lực phát triển con người của người Chứt ở miền Trung 

việt Nam do Trịnh Thị Kim Ngọc làm chủ nhiệm. 2014 ­2016.
16

23


cảm’…. họ  hay rủ  nhau ăn lá ngón ‘để  được đi bệnh viện, để  được chăm  
sóc và được ….ăn thịt gà’….  Đặc biệt, có trường hợp  học sinh mới học lớp 
3, không thích  đi  học, do thầy cô và gia đình ép học sẵn sàng bỏ  nhà vào 
rừng ăn lá ngón để  dọa cha mẹ. Trước thái độ  phản  ứng tiêu cực của các 
em, gia đình và nhà trường thường không dám can thiệp mạnh vì ngại liên 
quan đến tự ái cá nhân có khi lại dân tới việc liều mạng. Hiện tượng này đã 
để lại nhiều bất an trong cha mẹ và thày cô giáo.
        

            4) Có một  kiểu bứt phá, thoát xác…đã đến với thanh niên tại 
một số cộng đồng DTTS
          Hiện nay tại nhiều cộng đồng DTTS, rừng không còn để  trông coi,  
chăm sóc, đồng thời đất đai để  sản xuất đã eo hẹp, nay lại đang xuất hiện  
tình trạng thất nghiệp, thanh niên DTTS không có phương tiện cũng như 
điều kiện kiếm sống. Không ít thanh niên DTTS đã rơi vào chỗ  sa đọa, kết  
bè kết đám, trộm cắp, giật dọc để hút chích, trong đó, ma túy đá là thứ đang  
trực tiếp biến họ thành những cái xác vật vờ….. 
            Cụ thể một ví dụ: tại một cộng đồng dân tộc Mường  ở Ngọc Lặc, 
xuất hiện một lớp thanh niên Mường đang dần lún sâu vào nghiện ngập, ma 
túy… đang cảnh báo là một tình trạng dương tính về  mặt khủng hoảng 
dân tộc học của các tộc người thiểu số.
                     Theo lời kể  một người mẹ  dân tộc Mường   tên H.  ở  Ngọc Lặc,  
Thanh Hóa, kể  lại từ  ngày đường mòn Hồ  Chí Minh được mở  rộng, thông  
xe và dịch vụ  du lịch, quán sá mọc đầy hai bên đường thì đời sống của bà 

con dân tộc Mường không còn bình yên như trước đây nữa. Vì trước đây quá  
nghèo khổ, hiếm khi có được lấy một chục triệu đồng trong tay nên khi con 
đường đi qua, nhiều người nghe đất có giá, đã bán đổ  bán tháo, có khi cả 
ngàn mét vuông chỉ bán với vài chục triệu đồng.
            Những người buôn đất cũng không ai xa lạ mà chính là các cán bộ địa  
phương, họ đã mua đất của bà con người Mường với giá rẻ bèo, sau đó bán  
lại cho nhà buôn với giá gấp năm, sáu lần giá mua. Nhà buôn sau đó lại tiếp 
tục bán cho những người mở nhà hàng, quán xá với giá cao gấp vài lần nữa.  

24


Những người Mường từng là chủ mảnh đất chỉ biết xót xa đứng nhìn người 
ta hốt bạc trên mảnh vườn xưa – nơi chon rau cắt rốn của mình.
            Và đương nhiên không ít người Mường oán hận bởi lối nói chuyện  
khinh bạc, cho rằng vì người Mường ngu ngốc, không hiểu gì nên mới bị 
lừa bán đất rẻ như cho. Trong khi đó, người Mường vốn thật thà, tin người 
chứ  người Mường đâu có ngờ  người ta bịp bợm, coi khinh sự  thật thà của 
Mường như thế! 
            Chính vì bị coi thường, kinh rẻ, thất nghiệp và mù chữ, nhiều thanh  
niên Mường đã nghe theo một số  chủ  lô đề  người Kinh, tham gia đánh đề, 
bán số  đề, ban đầu cũng kiếm được không ít tiền, lại rủ nhau chích choác, 
hút hít, đến khi bị nghiện ma túy thì cũng là lúc tiền đã đi sạch, những khoản 
nào còn có thể  khoắng được của gia đình, các thanh niên này về  khoắng  
sạch mỗi khi lên cơn nghiện. Nếu nhà khánh kiệt, không còn gì để  khoắng, 
thì không biết còn những thực tế kinh hoàng đến mức nào có thể xảy ra như 
cha mẹ anh em đánh giết lẫn nhau vì chút tiền để chếch choác…
           Đối với một gia đình người Mường thì chỉ mong cuộc sống đơn giản 
chất phát thanh đạm, nhưng con cái đua đòi thì là một gánh nặng một cái 
khổ  chung cho các gia đình dân tộc thiểu số. Không dừng ở đó, nhóm thanh 

niên chơi chung ma túy với con trai bà Hảo còn rủ  nhau ra đường Hồ  Chí 
Minh,   cả   nhóm   nấp   trong   bụi   rậm,   cử   một   đứa   ra   đứng   xin   quá   giang.  
Những ai không biết, dừng xe lại thì cả  nhóm ùa ra chặn đầu xe xin đểu,  
trấn lột, thậm chí cướp giật. 
          Mà đáng buồn cười ở đây là càng nghèo thì càng dễ bị rơi vào tội lỗi  
bởi không có cơ  hội nào để  ngoi đầu lên được. Nghèo sẽ  dẫn đến mọi thứ 
khó khăn, việc học hành cũng không tới nơi tới chốn, bị xã hội coi thường,  
thậm chí khinh khi và cơ hội duy nhất cho người nghèo nơi miền sơn cước  
này chính là tự bứt phá, thoát xác. Đến với ma túy đá hay trộm cướp là một  
kiểu thoát xác, bứt phá…. Kỳ  lạ  không phù hợp với tính cách phần đông 
DTTS nước ta. Nay lại đến với giới trẻ người dân tộc thiểu số…..
Kết luận

25


×