Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Thống kê các lỗi chính tả của học sinh lớp 4/3 trường tiểu học Hải Vân năm học 2009-2010: Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.37 KB, 10 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THỐNG KÊ CÁC LỖI CHÍNH TẢ CỦA
HỌC SINH LỚP 4/3 TRƯỜNG TIỂU HỌC
HẢI VÂN NĂM HỌC 2009-2010: NGUYÊN
NHÂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC


A-PHẦN MỞ ĐẦU.
1/ Lí do chọn đề tài :
Nước Việt Nam chúng ta gồm có 54 dân tộc anh em cùng sinh
sống, tuy mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng song tiếng Việt là ngôn
ngữ thống nhất chung trên toàn lãnh thổ.Và hẳn chúng ta cũng biết “
Nhân cách của con người chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt
động giao tiếp.”Khi tiến hành quá trình giao tiếp ,con người đã sử dụng
đồng thời cả 2 ngôn ngữ nói và viết.Trong đó ,yêu cầu đầu tiên , đặt biệt
quan trọng của ngôn ngữ viết là phải viết đúng chính tả.Việc giao tiếp
bằng ngôn ngữ viết giữa các địa phương cũng như giữa các thế hệ sẽ
không bị cản trở một khi chính tả được thống nhất.
Phân môn Chính tả ở bậc Tiểu học nói chung và ở chương trình
lớp Bốn nói riêng có nhiệm vụ chủ yếu là rèn luyện cho học sinh nắm
được các quy tắc và thói quen viết đúng với chuẩn chính tả tiếng Việt.
Hơn nữa, học tốt phân môn Chính tả sẽ giúp các em có một nền móng
vững chắc để tiếp thu các môn học khác và học tiếp các bậc học sau
này.Mặt khác ,viết đúng chính tả còn chứng tỏ các em là người có trình
độ văn hoá về mặt ngôn ngữ, ngoài ra việc này còn giúp các em có điều
kiện sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả trong việc viết văn bản.
Năm học 2009-2010 này tôi lại tiếp tục được BGH nhà trường
phân công giảng dạy lớp Bốn - khối lớp mà tôi được dạy nhiều nhất kể
từ lúc bước chân vào Ngành.Ỏ lớp 4/3 của tôi hiện nay, tình trạng học
sinh viết sai chính tả là khá phổ biến, thế nhưng khi tôi đem vấn đề này


trao đổi với hai chị đồng nghiệp ở hai lớp 4/1 và 4/2 tôi cũng nhận được
những lời than thở của các chị vì tình trạng học sinh viết sai chính tả ở
lớp của các chị cùng chẳng ít hơn lớp tôi là mấy.Rõ ràng ai cũng biết


việc học sinh viết sai chính tả là một vấn đề chẳng còn mang tính thời sự
nhưng lại là vấn đề đang diễn ra hàng ngày bởi qua thực tế dạy học của
mình tôi thấy không phải chỉ có những em học yếu mới viết sai chính tả
mà ngay cả những học sinh khá giỏi cũng hay mắc lỗi khi viết chính tả.
Vì thế, qua nhiều đêm suy nghĩ tôi quyết định chọn đề tài : “ Thống kê
các lỗi chính tả của học sinh lớp 4/3 trường Tiểu học hải Vân năm
học 2009-2010. Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục.” với hi
vọng sáng kiến nhỏ này của tôi sẽ góp phần hạn chế đến mức có thể số
lượng các bài viết sai chính tả của học sinh , qua đó nâng cao chất lượng
học tập môn tiếng Việt cho các em.
2/ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :
2.1/Mục đích nghiên cứu :
Tìm hiểu các loại lỗi chính tả thường gặp ở học sinh lớp 4/3 trường
Tiểu học Hải Vân năm học 2009-2010, phân loại và xác định nguyên
nhân mắc lỗi từ đó bước đầu đề xuất một số biện pháp khắc phục các
loại lỗi đó.
2.2/Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Thu thập các bài : Chính tả. Luyện từ và câu và Tập làm văn của
học sinh lớp 4/3 trường Tiểu học Hải Vân năm học 2009-2010.
- Phát hiện , thống kê và phân loại các lỗi chính tả trên các bài đã thu thập
được.
- Xác định nguyên nhân mắc từng loại lỗi và đua ra các biện pháp
khắc phục với từng loại .
3/ Đối tượng nghiên cứu :
Các lỗi chính tả trong các bài Chính tả ,Luyện từ và câu và Tập làm văn

của học sinh lớp 4/3 trường Tiểu học Hải Vân năm học 2009-2010.


4/ Phạm vi nghiên cứu:
Khảo sát , nghiên cứu các bài Chính tả, Luyện từ và câu và Tập làm văn
của học sinh lớp 4/3 trường Tiểu học Hải Vân năm học 2009-2010.
5/ Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp thống kê: dùng để thống kê các loại lỗi chính tả của
học sinh.
- Phương pháp phân loại : dùng để phân loại các lỗi chính tả mà học
sinh thường mắc.
- Phương pháp phân tích : dùng để phân tích , tìm hiểu những
nguyên nhân dẫn đến việc viết sai chính tả của học sinh và đưa ra
các biện pháp khắc phục từng loại lỗi.
- Phương pháp tổng hợp : dùng để tổng hợp tất cả những vấn đề bản
thân đã suy nghĩ để viết thành một đề tài.
6/ Giả thiết khoa học :
Việc thống kê các lỗi chính tả của học sinh lớp 4/3 sẽ giúp tôi và các
bạn đồng nghiệp bước đầu nắm được tình trạng viết sai chính tả của học
sinh ở lớp của mình từ đó có thể xây dựng một số bài tập hỗ trợ để giúp
các em khắc phục các loại lỗi thường gặp. Đề tài cũng góp thêm một
phần tài liệu tham khảo cho giáo viên ngành Giáo dục Tiểu học nhằm
nâng cao chất lượng day học môn Chính tả.


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1/ Cơ sở ngôn ngữ học đại cương :
Các nhà khoa học giáo dục đã xây dựng và biên soạn chương trình
Tiếng Việt cho từng cấp học dựa trên những đóng góp về mặt lí luận của

các lĩnh vực ngôn ngữ khác như Ngữ nghĩa học, Ngữ pháp học hay
Phong cách học. Và dĩ nhiên , phân môn chính tả cũng chịu những sự
ảnh hưởng đó. Ví dụ : Ngữ pháp văn bản không những giúp học sinh xác
định được rõ nghĩa của từ trong từng văn bản mà còn giúp học sinh xác
định rõ cấu tạo âm tiết của từ đó để viết đúng chính tả. Riêng lĩnh vực
Ngữ âm học thì cơ sở lí luận luôn gắn bó mật thiết với vấn đề chính tả.
2/ Cơ sở dạy học ngữ âm ;
2.1/ Mối quan hệ giữa âm , chữ và nghĩa ;
- Chữ viết tiếng Việt là chữ viết ghi âm nên nguyên tắc chính tả chủ
yếu của tiếng Việt là nguyên tắc Ngữ âm học. Nghĩa là mỗi âm vị được
thể hiện bằng một chữ cái hoặc một tổ hợp chữ cái; mỗi âm tiết, mỗi từ
có một cách viết nhất định.
- Ngữ âm học thức hành chủ yếu tập trung vào việc rèn luyện phát âm
đúng ( chính âm gắn liền với chính tả ). Do đó cơ chế của việc viết đúng
phải dựa trên cơ sở của việc đọc đúng đặc biệt các địa phương chịu ảnh
hưởng của phương ngữ thì việc dạy Chính tả lại càng phải cần theo sát
nguyên tắc này. Nghĩa là phải tôn trọng vịêc phát âm , lấy phát âm để
điều chỉnh chữ viết.
2.2/ Vấn đề chuẩn chính tả :
Chuẩn chính tả là công việc xác định , phổ biến và thực hiện cách
viết đúng cho một hệ thống chữ viết ở mọi người , mọi nơi, mọi lúc


dùng văn tự. Hay nói cách khác ,chuẩn chính tả là sự chuẩn hóa các hình
thức chữ viết của ngôn ngữ.Đó là một hệ thống các quy tắc về cách viết
các âm vị, âm tiết , từ, cách dùng các dấu câu, cách viết hoa tên người
,tên địa danh…
3/ Những bất hợp lí trong chữ Quốc ngữ :
Do nhiều nguyên nhân lịch sử, xã hội ,văn hóa, ngôn ngữ khác
nhau, những người tạo ra chữ Quốc ngữ đã không tuân thủ được một

cách nghiêm ngặt những yêu cầu của nguyên tắc âm vị học trong chữ
viết . Do đó đã để lại trong lòng cơ cấu chữ Quốc ngữ nhiều hiện tượng
chính tả trái nguyên tắc ngữ âm học của chữ viết. Những bất hợp lí của
chữ Quốc ngữ có thể quy vào hai loại trường hợp chính như sau :
* Vi phạm nguyên tắc tương ứng “ 1- 1”giữa kí hiệu và âm
thanh.Thể hiện :
- Dùng nhều kí hiệu để biểu thị một âm.Ví dụ :
+ Âm / K / được biể thị bằng ba kí hiệu : C, K, Q.
+Âm / I / được biểu thị bằng hai kí hiệu : I,Y.
+ Âm / z / được biểu thị bằng hai kí hiệu : D,GI.
+ Âm / ie / được biểu thị bằng bốn hí hiệu : IÊ, YÊ, IA, YA.
v.v…
-Dùng một kí hiệu nhưng để biểu thị cho nhiều âm ( một chữ ghi cho
nhiều âm )
Ví dụ : Chữ a chủ yếu để biểu thị âm / a / nhưng khi đứng trước u
và y cuối âm tiết lại biểu thị âm / ă / ( tay đau ) vv…
Đây là bất hợp lí cơ bản nhất trong chữ Quốc ngữ dẫn đến việc vi
phạm nguyên tắc cơ bản của chính tả ngữ âm học.
* Ghép nhiều con chữ để biểu thị một âm ;


Ví dụ : ch, gh, th, ph, nh, kh, ngh, tr.
 Dùng nhiều dấu phụ : ă, â, ô, ơ, ư, ê, .
4 /Vị trí của phân môn Chính tả trong nhà trường phổ thông :
4.1/ Yêu cầu chính tả trong nhà trường phổ thông :
Chính tả là nội dung rèn luyện thường xuyên , bắt buộc và có đòi hỏi
cao đối với tất cả các thành viên của nhà trường nói riêng và của toàn xã
hội nói chung.
Việc rèn luyện chính tả phải gắn liền với rèn luyện chính âm (nói
đúng để viết đúng ) đồng thời phải nhớ kĩ và áp dụng các quy tắc về

cách viết hoa, viết từ phiên âm tiếng nước ngoài, viết các dấu câu.
Để viết đúng chính tả cần theo từ điển chính tả hoặc sách giáo
khoa.
Để viết đúng dấu câu , cần học ngữ pháp ( về ý nghĩa và cách
dùng các dấu trong câu )
Để rèn luyện viết đúng chính tả , cần có những văn bản qui định
thống nhất về chính tả có tính Nhà nước để làm cơ sở cho việc dạy học
và học chính tả . Trong thời gian vừa qua , một số văn bản quy định về
chính tả đã ra đời , chẳng hạn như : Chuẩn hóa chính tả và thuật ngữ _
NXB Giáo dục 1984; Một số qui định về chính tả trong SGK CCGD do
Bộ Giáo dục và Ủy ban khoa học và xã hội Việt Nam công bố ngày
30/11/1980. Ngoài ra Bộ Giáo dục còn biên soạn cuốn Từ điển chính tả
Tiếng Việt do Ông Hoàng Phê làm chủ biên . Đây là một chỗ dựa đáng
tin cậy cho giáo viên và học sinh.
4.2/ Yêu cầu chính tả ở bậc Tiểu học .
Phải chú ý nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực , nghĩa là nội
dung dạy chính tả phải sát với địa phương và phải xuất phát từ lỗi sai


chính tả của học sinh từng khu vực , từng miền để có nội dung dạy phù
hợp . Sách giáo khoa Tiếng Việt ở chương trình Tiểu học mới đã đưa
vào loại bài tập chính tả phù hợp với lỗi chính tả của học sinh theo từng
khu vực . Ví dụ , đối với học sinh Bắc Bộ , giáo viên sẽ lựa chọn bài tập
chính tả phân biệt ba cặp phụ âm đầu : l - n ; s - x; tr - ch ; . Đối với học
sinh Trung Bộ , giáo viên sẽ lựa chọn bài tập chính tả phân biệt thanh
hỏi - ngã ; phu âm cuối n - ng ; n - nh ; t - c ;
Về phương pháp dạy chính tả , giáo viên cần :
Phải phối hợp luyện tập thường xuyên chính tả với luyện tập toàn diện
về ngôn ngữ ( coi trọng việc phối hợp với chính âm và đối chiếu với ngũ
nghĩa).

Phải nắm được các loại lỗi chính tả của học sinh để có biện pháp khắc
phục kịp thời các loại lỗi chính tả .
Phải thường xuyên phối hợp giữa phương pháp dạy chính tả có ý thức
và không có ý thức , phương pháp tích cực với phương pháp tiêu cực.


Chương 2 : THỐNG KÊ PHÂN LOẠI CÁC LỖI CHÍNH TẢ CỦA
HỌC SINH LỚP 4/3 TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI VÂN NĂM HỌC
2009-2010.
1./ Thống kê , phân loại các lỗi :
1.1/ Tiêu chí phân loại :
Sau khi thu thập đầy đủ ba loại vở : Chính tả , Luyện từ và câu
và Tập làm văn của cả lớp từ tuần cuối cùng của tháng thứ nhất , tôi đã
khảo sát và phân loại các lỗi của các em dựa trên hai mặt là : mô hình
cấu tạo của tiếng ( gồm ba phân : âm đầu , vần và thanh điệu ) và cách
viết hoa tên riêng ( tên người , tên địa lí Việt Nam và nước ngoài ) rồi
chia thành sáu loại cụ thể như bảng thống kê .
1.2/ Bảng thống kê :
Lỗi về cấu tạo của tiếng

Phân

Lỗi về viết hoa tên riêng
Sai tên người

Sai

Sai

Sai


Lẫn

âm đầu

âm chính

âm cuối

lộn thanh

môn

, tên địa lí
Việt Nam

Sai tên
người, tên
địa lí nước
ngoài

Số lỗi

Tỉ lệ

Số lỗi Tỉ lệ Số lỗi

Tỉ lệ

Số lỗi Tỉ lệ Số lỗi


Tỉ lệ

Số lỗi Tỉ lệ

/bài

%

/bài

%

/bài

%

/bài

%

/bài

%

/bài

%

13/31


42,0

12/31

38,7

12/31

38,7

13/31

42,0

10/31

32,3

10/31

32,3

LTVC

12/31

38,7

13/31


42,0

13/31

42,0

11/31

35,5

11/31

35,5

12/31

38,7

TLV

10/31 32,3 12/31 38,7 12/31 38,7 12/31 38,7 11/31 35,5 12/31 38,7

Chính
tả

2./ Nhận xét về lỗi chính tả của học sinh
2.1. Lỗi sai phụ âm đầu .
a) Nhận xét :



Đa số các em viết lẫn lộn các cặp phụ âm đầu : s - x ; r - d - gi ;
còn số em thì lẫn lộn các cặp phụ âm đầu : k -c hoặc ng - ngh .
b) Nguyên nhân :
Do các em còn cầu thả , không chiu khó ghi nhớ một số mẹo
chính tả mà giáo viên đã cung cấp . Mặt khác do lỗi hạn chế của chức
Quốc ngữ như đã nói ở trên : âm / k / có ba cách viết : c , k , q hay âm / ŋ
/ có 2 cách viết : ng và ngh làm cho HS rất khó phân biệt .
2.2/ Lỗi sai âm chính :
a) Nhận xét :
Hầu hết các trường hợp mắc lỗi của các em thường xuyên hay rơi
vào các âm chính là các nguyên âm đôi như : iê / yê ; ay / ây ; au / âu ;
em / êm ; ua / âu. Còn lại một số ít trường hợp các em viết nhầm oi
thành ôi , eo thành êu hoặc ngược lại và còn sai i / y.
b) Nguyên nhân :
Do các em không nắm được nguyên tắc ghi âm của chữ Quốc ngữ
đều không biết âm /ie/ được viết là iê, yê, ia hay ya cụ thể như thế nào.
Do ảnh hưởng của phát âm địa phương .
2.3/ Lỗi sai âm cuối :
a) Nhận xét :
Các bài đã thống kê cho thấy các em sai âm cuối chủ yếu là còn
lẫn lộn các cặp âm cuối t - c , n - ng , n - nh hay bán âm cuối /i/ được thể
hiện trên hai chữ viết là i - y ( tai - tay ).
b) Nguyên nhân :
Do các em không hiểu được nghĩa của từ .
Ví dụ : Cần phải viết là mặt (danh từ ) khi muốn chỉ một bộ phận là phần
trước của đầu ( người hay sự vật ) ( mặt người , mặt khỉ , mặt bàn ...) .




×