Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia Tràm Chim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

----------

LÊ THỊ THÙY DƯƠNG

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐẾN VỚI
VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

----------

LÊ THỊ THÙY DƯƠNG

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐẾN VỚI
VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngành Quản Trị Kinh Doanh
Mã ngành: 60340102

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. Lưu Tiến Thuận

CẦN THƠ, 2016


CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG

Luận văn này, với tựa đề là “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
du khách đến với Vườn quốc gia Tràm Chim”, do học viên Lê Thị Thùy Dương
thực hiện theo sự hướng dẫn của TS. Lưu Tiến Thuận. Luận văn đã được báo cáo
và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày……………
Ủy viên

Ủy viên – Thư ký

(Ký tên)

(Ký tên)

Phản biện 1

Phản biện 2

(Ký tên)

(Ký tên)

Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên)



i

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Đào tạo Sau đại học – Trường
Đại học Tây Đô cùng các quý Thầy Cô đã giúp tôi trang bị những tri thức, tạo
môi trường điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận
văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
Thầy TS. Lưu Tiến Thuận đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực
hiện nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý Trung tâm Dịch vụ Du lịch sinh thái
và Giáo dục môi trường Vườn quốc gia Tràm Chim, những du khách đã hợp tác
chia sẽ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ
cho đề tài nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh Lê Chế Linh –
Phó Phòng Điều hành Du lịch đã tạo điều kiện để tôi đến khảo sát, lấy ý kiến du
khách phục vụ cho đề tài.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên,
hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.


ii
TÓM TẮT

Du lịch hiện nay đang là điều kiện và là cơ hội cho các Vườn quốc gia,
Khu bảo tồn phát triển các loại hình du lịch sinh thái kết hợp với bảo tồn các giá
trị sinh thái đặc trưng. Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, Vườn quốc gia
Tràm Chim có những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Vì vậy,
mục tiêu của đề tài là xác định, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng

của du khách khi đến với VQG Tràm Chim, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim. Nghiên cứu đã xác
định được mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách
gồm 06 yếu tố là: (1) Phong cảnh và môi trường du lịch; (2) Cơ sở hạ tầng; (3)
Hậu cần; (4) Mức giá; (5) Nhân viên; (6) An ninh trật tự, an toàn. Số liệu sử
dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 250 du khách. Số liệu
được xử lý, kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân
tích hồi quy. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, có 05 yếu tố tác động đến sự hài
lòng của du khách. Trong đó, 02 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng của
du khách là “An ninh trật tự, an toàn; Phong cảnh và môi trường du lịch”. Thông
qua kết quả phân tích và tổng hợp những ý kiến đóng góp của du khách trong quá
trình khảo sát, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp phát triển về môi trường
du lịch, cơ sở hạ tầng, an ninh, an toàn, nhân viên, mức giá nhằm nâng cao mức
độ hài lòng của du khách khi đến với VQG Tràm Chim.
Từ khóa: Du lịch sinh thái, Sự hài lòng, Tràm Chim.


iii

ABSTRACT
Nowadays, tourism is the condition as well as the opportunity for National
Parks, Natural Sanctuaries where types of eco-tourism combining with
reservation of typical ecological values can be developed. With the available
potentialities and advantages, Tram Chim National Park has many advantageous
conditions for eco-tourism development. Therefore, the target of topic is defining
and evaluating factors that affect the tourists’ satisfaction when they visit Tram
Chim National Park, then proposing some solutions to increase the tourists’
satisfaction. Research determined the model for evaluating factors that affect the
tourists’ satisfaction with 06 ones: (1) Scenery and tourism environment; (2)
Infrastructure; (3) Logistics; (4) Price; (5) Staff; (6) Security and safety. Data

used in the thesis is collected from survey results of 250 tourists. The data is
handled and appraised by Cronbach’s Alpha coefficient and regression analysis.
The analytic results showed that there are 05 factors affect the tourist’
satisfaction. Among them, 02 factors having the most impact on the tourists’
satisfaction are Security and safety and Scenery and tourism environment. From
the analytic results and synthesizing opinions of tourists, the research proposed
some solutions in order to develop tourism environment, infrastructure, security,
safety, staff and price so that the tourists’ satisfaction can be enhanced when they
pay a visit to Tram Chim National Park.


iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một công
trình khoa học nào khác.

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2016
Học viên thực hiện

Lê Thị Thùy Dương


v

MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ......................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1

1.2 Lược khảo tài liệu...................................................................................... 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 7
1.3.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 7
1.3.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 7
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 7
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 7
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 7
1.5 Đóng góp của luận văn .............................................................................. 8
1.6 Kết cấu của luận văn.................................................................................. 8
Tóm tắt chương 1 ............................................................................................ 8
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI................................................ 9
2.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch ........................................................... 9
2.1.1 Các khái niệm về du lịch và DLST ......................................................... 9
2.1.2 Sản phẩm du lịch .................................................................................. 11
2.1.3 Khách du lịch........................................................................................ 13
2.1.4 Nhu cầu du lịch..................................................................................... 13
2.1.5 Thị trường du lịch................................................................................. 13
2.2 Dịch vụ du lịch và khu du lịch ................................................................. 14
2.2.1 Dịch vụ du lịch ..................................................................................... 14
2.2.2 Khu du lịch ........................................................................................... 15
2.3 Sự hài lòng của khách hàng và khách du lịch ........................................... 17
2.3.1 Sự hài lòng của khách hàng .................................................................. 17
2.3.2 Sự hài lòng của khách du lịch ............................................................... 18
2.4 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài........................................ 19
2.4.1 Mô hình nghiên cứu của Pizam et al (1978) .......................................... 19
2.4.2 Mô hình nghiên cứu của Poon & Low (2005) ....................................... 20
2.4.3 Công trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du
khách đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre (2013) ....................................... 22
2.4.4 Công trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch sinh thái
của khách du lịch Việt Nam (2014) ............................................................... 23



vi
2.5 Hiện trạng phát triển DLST tại VQG Tràm Chim .................................... 24
2.5.1 Đôi nét về VQG Tràm Chim................................................................. 24
2.5.2 Hiện trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đến với
VQG Tràm Chim .......................................................................................... 26
2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 31
2.6.1 Giải thích các yếu tố có mặt trong mô hình ........................................... 33
2.6.2 Các giả thiết nghiên cứu ....................................................................... 35
Tóm tắt chương 2 .......................................................................................... 36
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 37
3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 37
3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ.................................................................................. 37
3.1.2 Nghiên cứu chính thức.......................................................................... 38
3.2 Xây dựng thang đo và câu hỏi khảo sát.................................................... 38
3.2.1 Xây dựng thang đo và những câu hỏi của các yếu tố tác động đến sự hài
lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim................................................. 38
3.2.2 Thang điểm đánh giá ............................................................................ 40
3.3 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu .............................................. 40
3.3.1 Phương pháp chọn mẫu......................................................................... 40
3.3.2 Thu thập số liệu .................................................................................... 41
3.4 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 41
Tóm tắt chương 3 .......................................................................................... 43
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 44
4.1 Thông tin mẫu nghiên cứu ....................................................................... 44
4.2 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ....................... 46
4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .......................................................... 48
4.3.1 Thang đo các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đến với VQG
Tràm Chim .................................................................................................... 49

4.3.2 Thang đo Sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim.............. 54
4.3.3 Điều chỉnh mô hình .............................................................................. 54
4.4 Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng của du khách đến với
VQG Tràm Chim........................................................................................... 55
4.4.1 Phong cảnh và môi trường du lịch......................................................... 56
4.4.2 Cơ sở hạ tầng........................................................................................ 56
4.4.3 Hậu cần ................................................................................................ 57


vii
4.4.4 Mức giá ................................................................................................ 57
4.4.5 Nhân viên ............................................................................................. 58
4.4.6 An ninh trật tự, an toàn ......................................................................... 58
4.5 Xây dựng mô hình hồi quy ...................................................................... 59
4.6 Thảo luận kết quả .................................................................................... 63
Tóm tắt chương 4 .......................................................................................... 63
Chương 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KẾT LUẬN ............................... 64
5.1 Hàm ý quản trị......................................................................................... 64
5.1.1 Hàm ý quản trị cho yếu tố An ninh trật tự, an toàn................................ 64
5.1.2 Hàm ý quản trị cho yếu tố Phong cảnh và môi trường du lịch ............... 64
5.1.3 Hàm ý quản trị cho yếu tố Cơ sở hạ tầng............................................... 65
5.1.4 Hàm ý quản trị cho yếu tố Mức giá ....................................................... 66
5.1.5 Hàm ý quản trị cho yếu tố Nhân viên.................................................... 67
5.2 Kết luận................................................................................................... 69
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 71
PHỤ LỤC..................................................................................................... 74


viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Bảng giá thuê các phương tiện tàu thuyền tham quan ở VQG Tràm
Chim ............................................................................................................. 29
Bảng 2.2 Bảng thống kê số lượng du khách và doanh thu từ năm 2013 đến
6
tháng đầu năm 2016 ...................................................................................... 31
Bảng 3.1 Các biến trong từng nhân tố của thang đo tác động đến sự hài lòng của
du khách đến với VQG Tràm Chim ............................................................... 39
Bảng 4.1 Bảng thống kê mẫu......................................................................... 44
Bảng 4.2 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các thành phần thang đo các yếu tố
tác động đến sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim.................. 46
Bảng 4.3 Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố Phong cảnh và môi trường du lịch
sau khi loại biến PM1 .................................................................................... 48
Bảng 4.4 Kết quả phân tích EFA lần 01 của thang đo các yếu tố tác động đến sự
hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim ........................................... 50
Bảng 4.5 Kết quả phân tích EFA lần 02 (tiếp tục loại biến CT4).................... 51
Bảng 4.6 Kết quả phân tích EFA lần 03 (tiếp tục loại biến HC4) ................... 52
Bảng 4.7 Kết quả EFA của thang đo Sự hài lòng của du khách...................... 54
Bảng 4.8 Giá trị trung bình của yếu tố Phong cảnh và môi trường du lịch...... 56
Bảng 4.9 Giá trị trung bình của yếu tố Cơ sở hạ tầng..................................... 57
Bảng 4.10 Giá trị trung bình của yếu tố Hậu cần............................................ 57
Bảng 4.11 Giá trị trung bình của yếu tố Mức giá ........................................... 58
Bảng 4.12 Giá trị trung bình của yếu tố Nhân viên ........................................ 58
Bảng 4.13 Giá trị trung bình của yếu tố An ninh trật tự, an toàn .................... 58
Bảng 4.14 Hệ số đánh giá độ phù hợp của mô hình ....................................... 59
Bảng 4.15 Các thông số thống kê của mô hình hồi quy.................................. 62


ix


DANH SÁCH HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Mô hình sự hài lòng của khách du lịch – Pizam et al., 1978 ............ 20
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch – Poon&Low, 2005
...................................................................................................................... 21
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du
khách đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre của Phan Ngọc Châu (2013)...... 22
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu ý định hành vi du lịch sinh thái của du khách Việt
Nam của Nguyễn Thảo Nguyên (2014) ......................................................... 23
Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................ 32
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 37
Hình 4.1 Đồ thị Histogram kiểm tra giả định phần dư có phân phối chuẩn .... 60
Hình 4.2 Đồ thị giá trị dự đoán và phần dư .................................................... 61


x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

VQG: Vườn Quốc gia
DLST: Du lịch sinh thái
DVDLST&GDMT: Dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống

văn hóa, xã hội ở các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những
ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Mạng lưới du
lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các lợi ích kinh tế
mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du
khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu
dùng các hàng hoá thông thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt như:
nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…
Cùng với xu thế phát triển nhanh trên mọi lĩnh vực của thời đại, nhu cầu
giao lưu, đi lại của du khách dưới nhiều mục đích, hình thức và mức độ chi trả
khác nhau ngày càng tăng và trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội. Nắm
bắt xu hướng đầy triển vọng trên, các nhà quản lý điểm đến, các hãng lữ hành
cũng như các nhà cung cấp dịch vụ du lịch đã nỗ lực đẩy mạnh đầu tư nâng cấp
hoặc xây mới các điểm tham quan, các cơ sở dịch vụ như khách sạn, nhà hàng,
khu vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú với chất lượng tốt nhất…, nhằm mục tiêu thu
hút được nhiều khách hàng để mang lại lợi nhuận tối đa cho hoạt động kinh
doanh. Và khi các điểm đến du lịch hàng đầu chạy đua phát triển cơ sở hạ tầng,
nâng cao chất lượng dịch vụ địa phương và đẩy mạnh quảng bá, câu hỏi được đặt
ra liệu du khách có mong muốn những sản phẩm dịch vụ cao cấp giống nhau ở
mọi điểm đến, hay họ sẽ lựa chọn những địa danh với những đặc trưng riêng?
Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái,
đặc biệt là các Vườn Quốc gia (VQG). Tràm Chim là một trong số những VQG
có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này vì Tràm Chim còn lưu giữ
lại được gần như nguyên sơ của hệ sinh thái đất ngập mặn của vùng Đồng Tháp
Mười. VQG Tràm Chim (Đồng Tháp) được công nhận là Khu Ramsar của thế
giới. Đây là khu Ramsar thứ tư của Việt Nam sau VQG Xuân Thủy (Nam Định),
Bàu Sấu thuộc VQG Cát Tiên (Đồng Nai) và hồ Ba Bể ở Bắc Cạn và là khu
Ramsar 2.000 của thế giới. Đây là điều kiện để bảo tồn và phát triển vùng đất
ngập nước với hệ sinh thái động, thực vật đặc thù, thu hút khách du lịch trong và
ngoài nước đến nghiên cứu, khám phá.



2
Trong những năm qua, dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch
sinh thái dựa vào cộng đồng” tại VQG Tràm Chim với tổng đầu tư gần 1,2 triệu
USD đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Ban Quản lý VQG Tràm Chim,
Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) cùng thực hiện. Qua đó, việc quản lý
thủy văn được cải thiện, mực nước được điều chỉnh, các loài thủy sinh, thủy sản
phát triển, thảm thực vật được phục hồi…Thiên nhiên ở đây trở thành một điểm
du lịch được yêu thích ở Đồng Tháp. Đồng thời, dự án trên cũng tích cực hỗ trợ
nâng cấp, cải thiện một phần cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch. Tuy nhiên, kết quả
đạt được chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, lợi thế cạnh tranh còn hạn chế.
Tốc độ phát triển còn chậm, hiệu quả kinh tế - xã hội chưa cao, cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu được đầu tư từ ngân sách quốc gia, chưa thu hút được đầu tư từ
phía các doanh nghiệp trong và ngoài ngành để phát triển với quy mô lớn.
Việc thu hút du khách đến với điểm đến không chỉ dựa trên các yếu tố bên
ngoài - hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch, mà còn phải dựa vào các yếu tố
bên trong - khả năng thu hút khách du lịch của điểm đến. Mọi điểm đến bất kỳ
đều có những nét độc đáo và đặc trưng riêng mà du khách có thể lựa chọn thông
qua việc tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau, vì vậy, công tác xúc tiến cho
điểm đến cũng không kém phần quan trọng. Tuy nhiên, nếu “bản thân” của điểm
đến không có sự thu hút, tức là không có các yếu tố thực sự thu hút du khách thì
công tác quảng bá có hiệu quả đến mấy cũng khó có thể “kéo” được du khách,
nếu có thì khả năng trở lại hoặc giới thiệu cho những người quen biết cũng rất
thấp. Do đó, việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội
địa đối với điểm đến VQG Tràm Chim sẽ làm cơ sở để Tràm Chim chú trọng
khai thác tốt hơn tiềm năng của mình, cung cấp các sản phẩm dịch vụ đáp ứng
được sự kỳ vọng của du khách. Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia Tràm Chim” sẽ
góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết này. Thông qua đó, tác giả cũng mong muốn
nghiên cứu này sẽ có thể được ứng dụng tốt vào thực tiễn hoạt động kinh doanh
du lịch tại VQG Tràm Chim.

1.2 Lược khảo tài liệu
Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nơi có
nhiều cảnh quan đặc sắc và các hệ sinh thái điển hình, với nền văn hóa đa dạng,
giàu bản sắc của 54 dân sinh sống trên khắp mọi miền tổ quốc, Việt Nam có tiềm
năng to lớn về du lịch nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng. Hiện nay,
nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như các khu rừng ngập mặn, các vườn quốc gia,
các khu bảo tồn thiên nhiên, các bãi biển đã và đang được khai thác, sử dụng để
phát triển DLST. [19]


3
Theo đánh giá của Hiệp hội Du Lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA),
DLST đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng
trưởng mạnh nhất về tỷ trọng trong ngành du lịch. Nơi nào còn giữ được sự cân
bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về DLST và thu hút được
nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định. Xuất phát từ nhận thức được lợi ích của
công tác bảo tồn môi trường tự nhiên, bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa của dân
tộc, phát triển kinh tế xã hội, nhiều nước trên thế giới và Việt Nam đã có những
công trình nghiên cứu khoa học nhằm phát triển du lịch ở mỗi quốc gia.
Tình hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trên thế
giới trong một số giai đoạn có thể được hiểu biết khá cụ thể thông qua những bài
viết tổng hợp đã được thực hiện bởi một số nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Các nghiên cứu đó là:
- Đặng Thanh Thảo (2012). Đề tài đã xác định, đo lường các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với khu du lịch Côn Đảo. Qua đó,
đề xuất một số kiến nghị rút ra từ nghiên cứu cho việc hoạch định các giải pháp
thu hút khách du lịch đến với khu du lịch Côn Đảo nhằm nâng cao chất lượng
phục vụ giúp tăng sự hài lòng của du khách. Nghiên cứu được thực hiện thông
qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, các yếu tố chính tác động đến sự hài lòng của du khách là:

(1) Lòng mến khách, (2) Hậu cần, (3) Cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, không có sự khác
biệt về giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, độ tuổi và thu nhập trong việc
đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với khu du lịch
Côn Đảo. Qua kết quả khảo sát và phân tích, nghiên cứu đã đề xuất một số kiến
nghị chính nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của khu du lịch Côn Đảo đối với
du khách, đó là kiến nghị về cơ sở hạ tầng khu du lịch (cảnh quan, nhà hàng,
khách sạn), chính sách điều tiết giá cả trong khu vực, tăng cường quảng bá hình
ảnh du lịch địa phương đến với du khách, nâng cao trình độ của đội ngũ hướng
dẫn viên du lịch nói riêng và nhân viên trong ngành du lịch nói chung, quan tâm
đến yếu tố cộng đồng trong du lịch, tăng cường tuyên truyền cho người dân địa
phương hiểu được vai trò của việc phát triển du lịch.
- Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2011). Phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch ở Kiên
Giang. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 295
du khách. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS, kiểm định thang đo
bằng hệ số Cronbach’s Alpha, mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết
quả của các mô hình đo lường cho thấy, sau khi đã bổ sung và điều chỉnh, các
thang đo đều đạt được độ tin cậy và giá trị cho phép. Kết quả cũng cho thấy trong
phạm vi của nghiên cứu điển hình 295 du khách đến Kiên Giang thì sự hài lòng


4
của du khách có liên quan đến 05 thành phần: (1) Tiện nghi cơ sở lưu trú, (2)
Phương tiện vận chuyển thoải mái, (3) Thái độ hướng dẫn viên, (4) Hạ tầng cơ sở
và (5) Hình thức hướng dẫn viên, thông qua 14 biến quan sát. Dựa vào kết quả
phân tích nhân tố khám phá cho thấy năm thành phần nói trên đều có quan hệ
nhân quả với sự hài lòng của du khách. Trong đó, thái độ hướng dẫn viên tác
động mạnh nhất đến sự hài lòng du khách, kế đến là hình thức hướng dẫn viên,
sự thoải mái phương tiện vận chuyển, hạ tầng cơ sở và cuối cùng là tiện nghi cơ
sở lưu trú.

- Hồ Lê Thu Trang và Phạm Thị Kim Loan (2012). Đánh giá mức độ hài
lòng và hành vi sau khi đi du lịch của khách du lịch nội địa đối với du lịch Tỉnh
Sóc Trăng, đồng thời tìm hiểu các yếu tố quyết định sự hài lòng và sự sẵn lòng
quay lại của du khách. Bộ tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa
được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ. Phân tích khoảng cách Mức độ
quan trọng. Mức độ hài lòng và mô hình IPA được dùng đề xuất chiến lược cho
các đơn vị kinh doanh du lịch Sóc Trăng. Bên cạnh đó, phân tích phân biệt giúp
phát hiện các yếu tố quyết định sự khác biệt giữa nhóm du khách không hài lòng
và hài lòng đối với du lịch Sóc Trăng, cũng như sự khác biệt giữa nhóm du khách
sẵn lòng và không sẵn lòng quay lại. Kết quả nghiên cứu giúp đề xuất các giải
pháp giúp ngành du lịch Sóc Trăng có thể nâng cao mức độ hài lòng và sự sẵn
lòng quay lại của khách du lịch nội địa. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng
của du khách càng tăng khi sự thể hiện của ngành du lịch Sóc Trăng càng cao ở
các yếu tố nhân viên chuyên nghiệp, các hoạt động mua sắm đa dạng, sự đa dạng
của cảnh quan tự nhiên. Mức sẵn lòng quay lại của khách càng tăng khi sự thể
hiện của du lịch Sóc Trăng càng cao ở các yếu tố đa dạng các hoạt động để tham
gia, hàng lưu niệm/sản vật địa phương,... Ngoài ra, kết quả phân tích mô hình
IPA đề xuất cho ngành du lịch Sóc Trăng cần tập trung phát triển các yếu tố Vệ
sinh môi trường ở các điểm du lịch, Sự chuyên nghiệp của nhân viên, Thông tin
về điểm du lịch, Đa dạng các hoạt động tham gia, Hàng lưu niệm địa phương.
Một số nghiên cứu khác cùng lĩnh vực có liên quan trong và ngoài nước
như:
- Công trình nghiên cứu đánh giá khả năng thu hút của điểm đến mà Hu
and Ritchie (1993) đã đề xuất mô hình gồm 5 nhóm nhân tố tác động đến thu hút
du khách là: (1) Các yếu tố tự nhiên; (2) Các yếu tố xã hội; (3) Các yếu tố lịch sử;
(4) Các điều kiện giải trí và mua sắm; (5) Cơ sở hạ tầng, ẩm thực, lưu trú.
Trong đó, 5 nhóm nhân tố này bao gồm 16 thuộc tính để đánh giá khả
năng thu hút du khách của điểm đến. Đó là: (1) Phong cảnh thiên nhiên, (2) Khí
hậu thời tiết, (3) Hấp dẫn lịch sử, (4) Hấp dẫn văn hóa, (5) Phương tiện lưu trú,



5
(6) Ẩm thực, (7) Cuộc sống bản địa, (8) Tính có thể tiếp cận, (9) Các lễ hội sự
kiện, (10) Hoạt động thể thao, (11) Mua sắm, (12) Các hoạt động giải trí, (13)
Thái độ đối với du khách, (14) Điều kiện đi lại, (15) Rào cản ngôn ngữ, (16) Mức
giá tại địa phương.
- Công trình nghiên cứu về khả năng thu hút du khách của điểm đến được
đề xuất bởi Azlizm Aziz (2002). Nghiên cứu đã đề xuất mô hình gồm 5 nhóm
nhân tố chính:
(1) Yếu tố địa lý: bao gồm các thành phần như vị trí địa lý của điểm đến,
khả năng tiếp cận của điểm đến có dễ dàng hay không, thời tiết, khí hậu, nét độc
đáo của điểm đến so với các điểm đến khác.
(2) Yếu tố văn hóa – xã hội: là lối sống bản địa, lòng hiếu khách, mức giá
tại địa phương.
(3) Các đặc tính bổ trợ: là cơ sở hạ tầng, dịch vụ lưu trú (khách sạn,
motel, resort,…) và ăn uống/ ẩm thực, phương tiện vận chuyển.
(4) Đặc điểm tự nhiên: nét đẹp tự nhiên của điểm đến, phong cảnh độc
đáo, các hoạt động ngoài trời.
(5) Đặc điểm vật chất: Công viên giải trí, khu vực mua sắm, kiến trúc, tiện
nghi giải trí
- Công trình nghiên cứu về khả năng thu hút của điểm đến theo mô hình
TDCA được đề xuất bởi Vengesayi (2003). Theo Vengesayi, các yếu tố tài
nguyên của điểm đến và hỗn hợp các hoạtđộng là những yếu tố cơ bản tạo nên sự
hấp dẫn của điểm đến. Cụ thể đó là các yếu tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa, các sự
kiện và các hoạt động du lịch, giải trí tại điểm đến. Các yếu tố tài nguyên của
điểm đến và các hỗn hợp các hoạt động sẽ cung cấp cho du lịch khách có thêm
nhiều lựa chọn và đó chính là yếu tố “kéo” đối với du khách.
- Huỳnh Diệp Trâm Anh (2015). Thực hiện tổng quan tài liệu, tìm hiểu cơ
sở lý thuyết, nghiên cứu các mô hình liên quan đến khả năng thu hút du khách
của điểm đến và thực trạng về phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai thì tác giả đã lựa

chọn mô hình nghiên cứu của Hu & Ritchie (1993) làm mô hình đề xuất cho
nghiên cứu này. Đề tài được tác giả nghiên cứu qua hai giai đoạn: giai đoạn thử
nghiệm và giai đoạn chính thức. Trong giai đoạn thử nghiệm mục tiêu là xây
dựng và xác định bảng khảo sát hoàn chỉnh thông qua cơ sở lý thuyết, ý kiến
chuyên gia kết hợp với thử nghiệm thực tế. Kết quả đã xây dựng được bảng khảo
sát với 31 tiêu chí. Trong giai đoạn chính thức, đề tài triển khai khảo sát tại một
số điểm du lịch của điểm đến Đồng Nai với số lượng 284 phiếu khảo sát. Phương
pháp chọn mẫu thuận tiện, sử dụng công cụ đo lường thực hiện bởi phần mềm


6
SPSS 18.0 để xác định độ tin cậy, giá trị thang đo và mô hình hồi quy. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, thang đo các yếu tố tác động đến khả năng thu hút du khách
của điểm đến Đồng Nai gồm 3 yếu tố tác động đến khả năng thu hút du khách
của điểm đến Đồng Nai đó là: (1) Điều kiện giải trí mua sắm, (2) Các đặc tính bổ
trợ (Cơ sở hạ tầng, ẩm thực và dịch vụ hỗ trợ), (3) Các yếu tố tự nhiên, lịch sử,
văn hóa – xã hội. Ðề tài nghiên cứu đã trình bày tổng quát về cơ sở lý thuyết về
điểm đến du lịch, lý thuyết về khả năng thu hút của điểm đến và các thuộc tính
cấu thành khả năng thu hút của điểm đến. Ngoài ra tác giả căn cứ vào cơ sở lý
thuyết của mô hình khả năng thu hút của điểm đến của Hu and Ritchie, 1993 (mô
hình gốc) và các mô hình nghiên cứu trong nước để xây dựng mô hình cho phù
hợp với khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai. Qua kết quả phân
tích các nhân tố tác động đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai,
tác giả gợi ý một số giải pháp nhằm tăng khả năng thu hút du khách của điểm đến
Đồng Nai trong thời gian tới. Bên cạnh đó, đề tài cũng không tránh khỏi những
hạn chế nhất định: kiến thức về khả năng thu hút của điểm đến của tác giả còn
hạn hẹp, chưa nghiên cứu sâu các mô hình, quá trình nghiên cứu định tính còn
chưa tốt nên các thành phần thang đo sau khi xử lý số liệu có sự thay đổi so với
nghiên cứu tại bàn của tác giả, việc chọn mẫu trong nghiên cứu được tiến hành
theo kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện. Do dó, khả năng tổng quát hóa sẽ không cao,

và mẫu nghiên cứu chưa thể khái quát đuợc toàn bộ những tính chất của tổng thể
nghiên cứu. Và cũng chính những hạn chế này sẽ là gợi ý cho các đề tài nghiên
cứu tiếp theo, có thể chỉ là khả năng thu hút của từng điểm đến trong tỉnh Đồng
Nai. Nói khác đi là nghiên cứu có tính chuyên sâu hơn sẽ giúp hoàn thiện việc
nâng cao khả năng thu hút du khách của tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh đó, mẫu nghiên
cứu tiếp theo nên được chọn mẫu theo xác suất để làm tăng khả năng khái quát
hóa của tập mẫu nghiên cứu.
- Bùi Thị Tám, Mai Lệ Quyên (2012). Sử dụng mô hình đánh giá khả
năng thu hút của điểm đến được đề xuất bởi Hu and Ritchie (1993) với việc bổ
sung yếu tố “an toàn của điểm đến” – một trong những vấn đề nổi bật trong du
lịch quốc tế hiện nay, bảng hỏi được thiết kế gồm 17 thuộc tính để đánh giá khả
năng thu hút du khách của điểm đến Huế. Tác giả vận dụng mô hình thuộc tính
đánh giá hình ảnh điểm đến và bảng hỏi cấu trúc, nghiên cứu này tiến hành điều
tra với 418 du khách và 72 nhà cung cấp để phân tích đánh giá của du khách đối
với khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế. Từ đó, đề xuất một số giải
pháp nhằm cải thiện khả năng thu hút du khách, xây dựng và quảng bá hình ảnh
điểm đến Huế. Cũng cần nhấn mạnh rằng cho đến nay các nghiên cứu đánh giá
khả năng thu hút du khách chỉ được tiếp cận từ phía cầu theo đúng với cơ sở lý
thuyết của khái niệm này. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi


7
vẫn mở rộng điều tra thông tin từ phía cung cấp (chuyên gia và doanh nghiệp)
nhưng chỉ với mục đích có thêm các thông tin tham khảo. Kết quả nghiên cứu
cho thấy khả năng thu hút của một điểm đến được cấu thành bởi tổ hợp các yếu
tố, mà trong đó không có hoặc có rất ít yếu tố có vai trò quyết định. Rõ ràng là
mức độ hấp dẫn của điểm đến không chỉ phụ thuộc vào tài nguyên thiên mà quan
trọng hơn là mức độ phát triển sản phẩm và phát triển điểm đến nhằm đáp ứng
các nhu cầu đa dạng và phức tạp của từng cá nhân du khách. Một khi các yếu tố
sản phẩm còn mờ nhạt thì tác động trực tiếp đến cảm nhận của du khách về khả

năng của điểm đến làm hài lòng trải nghiệm của họ.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu chung:
Đề tài tiến hành xác định, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của du khách khi đến với VQG Tràm Chim, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến với
VQG Tràm Chim.
- Đo lường và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố này đến sự hài
lòng của du khách khi đến với VQG Tràm Chim.
- Đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách đến với
VQG Tràm Chim ngày càng nhiều hơn.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du
khách. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn thực hiện khảo sát đối với du khách nội địa
đã từng tham quan du lịch tại VQG Tràm Chim thông qua bảng câu hỏi.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: Khu DLST VQG Tràm Chim thuộc địa bàn huyện
Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ
tháng 4/2016 đến tháng 10/2016.


8
1.5 Đóng góp của luận văn
- Các thông tin về sự hài lòng của khách du lịch là cơ sở để giúp các nhà
quản lý du lịch hiểu thêm về hành vi khách hàng của mình, từ đó có thể đưa ra
các sản phẩm du lịch đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách, xây dựng chiến lược

tiếp thị phù hợp hơn.
- Nghiên cứu này có thể làm cơ sở cũng như tài liệu tham khảo cho các
nghiên cứu liên quan hay các nghiên cứu khác.
- Đề tài khẳng định vai trò của việc thu hút du khách trong sự phát triển du
lịch nói chung và phát triển kinh tế - xã hội nói riêng tại địa bàn huyện Tam
Nông, tỉnh Đồng Tháp.
- Góp phần tạo cơ sở khoa học cho các giải pháp thúc đẩy phát triển du
lịch của điểm đến VQG Tràm Chim.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện sự hài lòng của du
khách đến với VQG Tràm Chim ngày càng nhiều hơn.
1.6 Kết cấu của luận văn
Nội dung chính của đề tài gồm có 5 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5: Hàm ý quản trị và kết luận
Tóm tắt chương 1
Chương này giới thiệu tổng quát về cơ sở hình thành đề tài, tóm tắt tình
hình nghiên cứu của một số đề tài có liên quan của các nghiên cứu trước đó.
Ngoài ra, chương này còn nêu lên mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phạm vi, đối
tượng nghiên cứu và đóng góp của đề tài, giúp người đọc có cái nhìn tổng quát
hơn về đề tài.


9

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI


2.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch
2.1.1 Các khái niệm về du lịch và DLST
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến
không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung
du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên
cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy, có bao
nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa.
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International
Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động
du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục
đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm
tiền sinh sống,…
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8 – 5/9/1963), các
chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ,
hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú
của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước
họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn
thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara - Edmod
đưa ra định nghĩa: “Du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó
không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do
khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu
dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu
biết và giải trí.”
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt
Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các
chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham
quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí,

xem danh lam thắng cảnh…”. Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một
ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về
thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng
thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc


10
mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có
thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.
Theo Điều 4, Chương I, Luật Du lịch Việt Nam 2005, ban hành ngày
14/6/2005: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nới cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [15]
Như vậy, có thể thấy du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm
nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa
mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.
Tóm lại, du lịch có thể được hiểu là:
- Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại
chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một
số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng.
- Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh
trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của
cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao
nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
 Du lịch sinh thái (DLST)
DLST là loại hình du lịch với những hoạt động có sự nhận thức mạnh mẽ
về thiên nhiên và ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Thuật ngữ “Responsible
Travel” (Du lịch trách nhiệm) luôn gắn liền với khái niệm DLST, hay nói một
cách khác, DLST là hình thức du lịch có trách nhiệm là không làm ảnh hưởng

đến các khu bảo tồn thiên nhiên, không làm ảnh hưởng đến môi trường và góp
phần duy trì, phát triển cuộc sống của cộng đồng người dân địa phương. [18]
Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST lần đầu tiên được Hector
Ceballos – Lascurain đưa ra năm 1987: “DLST là du lịch đến những khu vực tự
nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với
ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”.
“DLST được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức
độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn
viên có nghiệp vụ lành nghề. DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên
nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân khách du lịch
thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Phát triển DLST sẽ
làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trường, đảm bảo


11
cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng
đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên” (Allen, 1993).
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) cũng có đưa ra một định
nghĩa khá đầy đủ: “DLST là là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi
trường và các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các
đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến
khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan
gây ra, và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương tham gia tích cực”
(Ceballos – Lascurain, 1996).
Ở Việt Nam, trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST
ở Việt Nam” (9/1999) đã đưa ra định nghĩa về DLST “DLST là loại hình du lịch
dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng
góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng
đồng địa phương”. [4]
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005: “DLST là hình thức du lịch dựa vào

thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng
nhằm phát triển bền vững”.
Mặc dù có chung những quan niệm cơ bản về DLST, song căn cứ vào
những đặc thù và mục tiêu phát triển, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều phát
triển những định nghĩa riêng của mình về DLST.
2.1.2 Sản phẩm du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch
vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
Từ thực tế hoạt động du lịch, chúng ta có thể đưa ra khái niệm: “Sản phẩm
du lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù
do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp nhằm phục vụ những nhu
cầu của các đối tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề
nghiệp theo thông lệ quốc tế, đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa đặc
trưng bản địa; đáp ứng và làm thỏa mãn những mục tiêu kinh tế xã hội đối với
các cá nhân, tổ chức và địa phương nới đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du
lịch”.
Nói đến “sản phẩm du lịch” cần phải xem xét rất nhiều yếu tố trực tiếp và
gián tiếp cấu thành nên” sản phẩm”. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO),
hoạt động du lịch được cấu thành bởi trên 70 loại dịch vụ trực tiếp và trên 70
dịch vụ gián tiếp. Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt do nhiều loại


12
dịch vụ hợp thành và mục đích cơ bản là thoả mãn nhu cầu tiêu thụ của khách du
lịch trong hoạt động du lịch. [14]
 Nếu xét đến cơ cấu của sản phẩm du lịch vô cùng phong phú và liên
quan tới rất nhiều ngành, nghề. Nhưng xét về mặt ý nghĩa của các bộ phận hợp
thành có thể chia ra làm 3 loại:
- Sức thu hút khách du lịch - đó là tất cả các hiện tượng, sự vật, sự kiện
của tự nhiên và xã hội tạo thành sức thu hút đối với khách du lịch mà các nhà

kinh doanh du lịch giới thiệu cho khách nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội.
Đây chính là cơ sở để phát triển du lịch.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển du lịch. Trong cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch được chia làm 2 loại: Cơ sở vật chất kỹ thuật trực tiếp phục
vụ khách du lịch gồm: các phương tiện vận chuyển, các cơ sở lưu trú, các cơ sở
phục vụ ăn, uống; các cơ sở phục vụ tham quan...v.v. Cơ sở hạ tầng phục vụ du
lịch tuy không chỉ trực tiếp phục vụ khách du lịch mà còn phục vụ dân sinh như:
đường xá, điện, nước, thông tin liên lạc...v.v.
- Hạt nhân của sản phẩm du lịch phần lớn là dịch vụ. Trong dịch vụ cũng
được chia thành 2 loại cơ bản: dịch vụ của các cơ sở kinh doanh trực tiếp đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ của khách du lịch và dịch vụ gián tiếp (thường gọi là dịch
vụ công) như: về thị thực xuất nhập cảnh, kiểm tra hải quan...v.v.
 Xét trên giác độ kinh tế, khi sản phẩm đưa ra thị trường để bán thì nó
trở thành hàng hoá và có thể nói đây là hàng hoá đặc biệt. Nó cũng có thuộc tính
chung của hàng hoá, nghĩa là có giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch là nó thỏa mãn nhu cầu có tính chất
đa dạng của khách du lịch trong quá trình đi du lịch, trong đó có những nhu cầu
về sinh lý như: ăn, uống, ở, đi lại, có những nhu cầu về tinh thần: tham quan, tìm
hiểu, mở rộng nhận thức, tăng cường giao lưu, được tôn trọng...v.v. Chính vì vậy,
giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch có tính đa chức năng. Sản phẩm du lịch là sự
kết hợp của những sản phẩm vật chất, sản phẩm tinh thần và dịch vụ nên giá trị
sử dụng của sản phẩm du lịch cũng trìu tượng, vô hình và chỉ có thể thông qua
khách du lịch để đánh giá, đo lường giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch.
Về giá trị của sản phẩm du lịch - là sự kết tinh lao động phổ biến của con
người, là kết quả tiêu hao sức lực, trí tuệ của con ngườis. Giá trị của sản phẩm du
lịch có thể chia ra làm 3 nội dung đó là giá trị của sản phẩm vật chất, giá trị của
dịch vụ và giá trị của sức thu hút khách. Giá trị của sản phẩm vật chất có thể
dùng thời gian lao động tất yếu của xã hội để đánh giá. Giá trị của dịch vụ được
quyết định bởi trang thiết bị, lực lượng lao động với tay nghề, kỹ năng chuyên



×