Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bài tiểu luận: Nguồn nhân lực là đầu tư không phải là chi phí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.58 KB, 9 trang )

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
LỚP QUẢN LÝ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ K27B

                                                      BÀI TIỂU LUẬN
                             Nguồn nhân lực là đầu tư không phải là chi phí

Học viên: Triệu Minh Hiếu

Đối với các tổ chức, doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay  
đều xác định yếu tố  nguồn nhân lực là yếu tố  cốt lõi và quyết định đến sự 
sống còn và thành công của doanh nghiệp. Với sự  phát triển mạnh mẽ  của  
KHCN và sự hình thành kinh tế tri thức làm cho các tổ chức, doanh nghiệp đã 
thay đổi các quan điểm về  vai trò các nguồn lực trong quá trình sản xuất. 
Trong đó nguồn nhân lực trong nền kinh tế tri thức thì tri thức là yếu tố quyết  
định trong quá trình sản xuất và sáng tạo là để  tồn tại và cạnh tranh. Các 
doanh nghiệp muốn tồn tại và cạnh có hiệu quả  và đạt lợi nhuận cao nhất  
buộc phải quan tâm hàng đầu về  yếu tố  quyết định là con người. Các doanh 
nghiệp đang dần thay đổi quan điểm “ Nguồn nhân lực là yếu tố đẩu tư không 
phải là yếu tố  chi phí”. Trên quan điểm đó ta có thể  thấy: Thứ  nhất đầu tư 
vào nguồn nhân lực đem lại lợi thế cạnh tranh, thứ hai đầu tư vào nguồn nhân 
lực đem lại lợi nhuận cao, hiệu quả lớn cho tổ chức.


`
Đầu tư  nguồn nhân lực đem lại lợi thế  cạnh tranh cho tổ  chức. Trong  
việc xây dựng chiến lược cạnh tranh cho tổ chức cần phải xác định được các 
ưu thế  cạnh tranh của tổ  chức so với các đối thủ  cạnh tranh khác. Trong đó 
yếu tố con người là yếu tố  quyết định về  lợi thế  cạnh tranh của tổ chức đó. 
Tạo   ra   ưu   thế   cạnh   tranh   theo   quan   điểm   dựa   vào   nguồn   lực   của   HT   –  
RBV( yếu tố bên trong) :
Các tổ  chức luôn có tài sản và năng lực khác nhau ( kinh nghiệm, văn 


hoá, kỹ năng ...) Tài sản và năng lực sẽ xác định ảnh hưởng và hiệu quả công 
việc, dù là hoạt động gì chăng nữa. Theo RBV, có những phẩm chất chính tạo 
cho tổ  chức một  ưu thế  cạnh tranh bền vững, một tổ  chức sẽ  th ực thi ch ỉ 
thành công nếu có được các nguồn lực phù hợp nhất và tốt nhất.
Các tổ  chức luôn sở  hữu các nguồn lực và năng lực, khả  năng khác  
nhau, riêng có của mình và được sử  dụng theo một cách nào đó để  tạo thành 
lợi thế cạnh tranh trong quá trình tạo ra sản phẩm. 
­ Theo quan điểm xây dựng lợi thế  cạnh tranh dựa vào nguồn lực. Các 
năng lực cốt lõi để tạo sự khác biệt của một tổ chức được sinh ra chính từ các  
nguồn lực và khả năng tiềm tàng của nó. 
Các   nguồn   lực,   theo   nghĩa   rộng,   bao   gồm   một   loạt   các   yếu   tố   tổ 
chức,kỹ thuật, nhân sự, vật chất, tài chính của tổ chức. Có thể chia thành:
Nguồn lực hữu hình:  tài chính, vật chất, con người
Nguồn lực vô hình:  danh tiếng, thương hiệu, văn hoá tổ chức, các tiềm  
năng của nhân lực…
­ Kể cả nguồn lực hữu hình và vô hình đều có thể được sử dụng để tạo 
ra năng lực cốt lõi, lợi thế  cạnh tranh cho tổ  chức. Một tổ  chức sẽ  thực thi  
chiến lược thành công nếu có được các nguồn lực phù hợp nhất và tốt nhất 
để tạo nên các năng lực cốt lõi tiêu tiểu cho chiến lược đó..
­ Tuy nhiên một nguồn lực được lựa chọn cần hội đủ  các phẩm chất 
chính tạo cho tổ chức một  ưu thế cạnh tranh bền vững. Để  tạo ưu thế  cạnh 
tranh dựa vào nguồn lực cần làm cho nguồn lực trở thành duy nhất, độc đáo và 
đáng giá ( tổ  chức khác không có) và muốn vậy nguồn lực đó phải khó xây  
dựng, khó mua, khó thay thế, khó bắt chước.


Trên quan điểm đó có thể thấy nguồn nhân lực của một tổ chức vừa là 
một nguồn lực hữu hình và cũng là một nguồn lực vô hình. 
Các công ty đạt được lợi thế  cạnh tranh thông qua các hành động đổi 
mới. Các công ty này tiếp cận sự  đổi mới theo nghĩa rộng nhất của nó, bao  

gồm cả các công nghệ mới lẫn những cách thức mới để làm việc. Các công ty  
này nhận thức được một cơ sở mới cho việc cạnh tranh hay tìm ra các phương 
thức tốt hơn trong việc cạnh tranh theo cách cũ. Sự đổi mới có thể được bộc 
lộ   trong   một   thiết   kế   sản   phẩm   mới,   một   quy   trình   sản   xuất   mới,   một  
phương pháp tiếp thị mới, hay một cách thức mới để thực hiện việc đào tạo. 
Sự  đổi mới luôn luôn liên quan đến các khoản đầu tư  vào kỹ  năng và kiến  
thức. Một số  sự  đổi mới tạo ra lợi thế  cạnh tranh qua việc nhận thức được 
một cơ hội thị trường hoàn toàn mới hay qua việc phục vụ cho một phân khúc  
thị trường mà những đối thủ khác đã bỏ qua. Khi các đối thủ cạnh tranh chậm 
chân trong việc phản  ứng, thì sự  đổi mới như  vậy tạo ra lợi thế  cạnh tranh.  
Muốn tạo ra được các ưu thế cạnh tranh đó thì yếu tố cốt lõi vẫn nằm ở trong 
yếu tố con người. Muốn áp dụng công nghệ mới vào sản xuất tăng năng suất  
lao động giảm giá thành sản phẩm  đi đôi với nó cần phải có quá trình đào tạo  
nguồn nhân lực phù hợp với sự đổi mới công nghệ để vận hành và sử dụng có  
hiệu quả. 
 
Môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng dẫn đến cạnh tranh ngày  
càng gay gắt muốn có nhiều ưu thế cạnh tranh các công ty, tổ chức cần phải  
đầu tư các nguồn lực trong đó có nguồn nhân lực. 
Ví dụ: Với sự phát triển mạnh mẽ của internet như hiện nay tính riêng  
ở  Việt Nam có đến 48% số  người sử  dụng internet, thì các hình thức quảng 
cáo truyền thống không còn mang lại nhiều hiệu quả bằng phương pháp tiếp 
cận người tiêu dùng qua các trang web thương mại  điện tử. Thông tin và  
truyền thông qua internet  giúp  cho các doanh nghiệp, công ty có khả năng tiếp  
cận người tiêu dùng một cách trực tiếp, cung cấp cho người tiêu dùng về các 
thông tin của sản phẩm đầy đủ  nhất và giúp cho người tiêu dùng có sự  lựa 
chọn tốt nhất. Muốn làm được điều đó cần phải có một đội ngũ có trình độ, 
kỹ năng về IT có khả năng tốt về việc duy trì và phát triển trang web của công  
ty mang lại sự cạnh tranh cao so với các đối thủ. 
Với sự  phát triển của khoa học, kỹ  thuật và công nghệ  mạnh mẽ  yêu 

cầu tạo ra các sản phẩm công nghệ mới cần có đội ngũ kỹ sư các nhà nghiên  
cứu giỏi. Với các công ty hàng đầu về  công nghệ  với các chiến lược kinh  
doanh dẫn đầu về  sản phẩm và khác biệt hoá sản phẩm thì các yếu tố  sáng 
tạo tạo ra sự đột phá về các sản phẩm mang tính chất sống còn cho tổ chức.  


Sự sáng tạo chỉ có con người mới có thể tạo ra chứ không có thể có loại máy 
móc nào có thể tạo ra. 
 
Ví dụ: Các công ty sản xuất điện thoại lớn như  Samsung và Apple họ 
thường xuyên tạo ra các sản phẩm mới có tích hợp các công nghệ  hoàn toàn 
mới. Vòng đời tạo ra sản phẩm mới của họ được rút lại rất ngắn nhằm phù 
hợp với thị  hiếu của khách hàng. Để  làm được điều đó họ  luôn luôn có các 
chính sách thu hút nhân tài có một đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm  
hùng hậu. 
Như  vậy nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng tạo ra lợi thế  cạnh  
tranh cho doanh nghiệp. Nguồn nhân lực cần phải được đầu tư thích đáng để 
xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao.
  `
Với nền sản xuất nhỏ chủ yếu là gia công sửa dụng sức người để  tạo  
ra các sản phẩm không cần đầu tư  nhiều vào chuyên môn, kỹ  năng hay chất  
xám của đội ngũ lao động. Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ 
các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tăng, đặt ra yêu cầu tạo ra  
các sản phẩm mới đòi hỏi kỹ  năng của người lao động phải  ở  một trình độ 
cao, do đó đầu tư vào nguồn nhân lực đem lại lợi nhuận cao, hiệu quả lớn cho  
tổ chức.
Điều có thể  thấy rõ ràng nhất nguồn nhân lực là một trong các nguồn 
lực của tổ  chức nhưng chỉ  có sử  dụng nguồn nhân lực mới có thể  sử  dụng  
được các nguồn lực khác của tổ chức thành sản phẩm, mang lại lợi nhuận cho  
tổ chức. 

Nguồn nhân lực là một nguồn lực của một doanh nghiệp nguồn lực này 
mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nếu các khoản chi cho đội ngũ nhân viên  
là các khoản đầu tư  thích đáng để  phát triển nguồn nhân lực. Đầu tư  và phát  
triển nguồn nhân lực tương đối không cao so với việc đầu tư  vào các nguồn 
lực khác với một tổ chức duy trì nguồn nhân lực tốt có thể tính thời gian phục  
vụ của người lao động là cả đời người. Nguồn nhân lực là nguồn lực vô hình 
của tổ chức mà không tổ chức nào giống tổ chức nào nó có thể tồn tại mãi mà 
không bị hao mòn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, các lợi ích thu được từ đầu tư 
vào nguồn vốn nhân lực thu được chỉ trong điều kiện được sử dụng hiệu quả 
và có môi trường phát triển phù hợp và thuận lợi. Ngược lại sẽ là sự lãng phí 
đầu tư. Trong mọi sự lãng phí, lãng phí nguồn nhân lực con người là mất mát 
to lớn và đáng sợ nhất đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp.
Một số quan điểm cho rằng: Tiền lương là nhân tố có ảnh hưởng quyết 
định nhất tới quyết định chọn việc làm, thái độ  làm việc của người lao động. 
Vậy nhà nước nói chung, và các doanh nghiệp nói riêng đã làm gì để  thu hút, 
khuyến khích người lao động làm việc với hiệu quả công việc cao nhất.


Có thể  khẳng định tiền lương là yếu tố  ảnh hưởng tới quyết định làm 
việc của người lao động.
Tăng lương cũng chính là tăng đầu tư nguồn nhân lực.
+ Tăng lương chính là một trong các biện pháp tăng đầu tư  cho nguồn 
nhân lực, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 
+ Tăng lương chính là việc  đầu tư  cho con người.  Đầu tư  cho con 
người chính là một trong những hình thức đầu tư phát triển mang lại hiệu quả 
cao nhất, vì đây là việc đầu tư để nâng cao nguồn nhân lực.
+ Định hướng chính sách tiền lương cũng sẽ liên quan đến việc đổi mới 
cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo  
hướng được thu phí dịch vụ  tính đủ  tiền lương và từng bước tính đủ  về  chi 
phí hoạt động.

Dưới đây là một ví dụ về quan điểm đầu tư cho nguồn nhân lực tại một 
ngân hàng.
Cuối năm 2003, Hội đồng quản trị ngân hàng Sacombank đã quyết định 
thay đổi hoàn toàn cách trả  lương. Theo chính sách mới lương sẽ  được trả 
theo sức lao động và thưởng xứng đáng với sự  đóng góp của mỗi nhân viên. 
Cách tình lương mới làm quỹ lương của ngân hàng Saconbank tăng thêm 33%. 
Nhưng chủ  tịch hội đồng quản trị  Saconbank, ông Đặng Văn Thành đã nói: “ 
Muốn tạo một đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp ngân hàng phải trả  công cho 
họ  xứng đáng. Con người là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Đối với chúng 
tôi đây chính là đầu tư chứ không phải chi phí tăng thêm”.
(Theo bài “Khi tăng lương là tăng đầu tư”, tác giả Thục Đoan, Thời báo  
Kinh tế Sài Gòn, số 50­2004(730) ngày 09/12/2004.) 
Tăng lương nhằm đảm bảo sự duy trì nguồn nhân lực của mỗi tổ chức 
nhằm giữ chân nguồn nhân lực có chất lượng cao tránh được dịch chuyển vị 
trí làm việc. Đảm bảo cân đối giữa lợi nhuận của tổ  chức và thu nhập của 
người lao động hoàn thành mục tiêu của tổ  chức và đáp ứng đủ  nhu cầu của 
người lao động.
Tăng lương, thưởng có các biện pháp khuyến khích đối với lao động có 
năng suất cao, có sáng kiến cải tiến kỹ  thuật mang lại lợi nhuận lớn cho tổ 
chức, được đề  bạt và có cơ  hội thăng tiến dẫn đến động lực tăng khả  năng 
cạnh tranh giữa các vị  trí trong nội bộ  tổ  chức.  Ở Việt Nam hiện nay do thu 
nhập bình quân đầu người còn thấp, do vậy các yếu tố tiền lương, thưởng và  
các phúc lợi xã hội chính là yếu tố thu hút được các lao động có kỹ  năng, tay 
nghề cao.
Đầu tư  tăng lương cho nguồn nhân lực còn làm nâng cao nhu cầu đào 
tạo và tự đào tạo đảm bảo nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ phù hợp với 
sự phát triển của tổ chức. Chính điều này giảm các chi phí như tuyển dụng và 


đào tạo nguồn nhân lực mới. tránh  được các hiện tượng thừa hoặc thiếu  

nguồn nhân lực cho các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của tổ chức.
Ví dụ  tại công ty FPT có rất nhiều chương trình nhằm phát triển nhân 
viên
Công nghệ  đòi hỏi sự  thay đổi và sáng tạo không ngừng, để  làm được 
điều đó FPT đã xây đắp nên các thế  hệ  nhân viên không ngừng học hỏi và  
phấn đấu đưa FPT đến hết thành công này đến thành công khác. Năm 2015, 
FPT đã đầu tư 71,4 tỷ đồng cho các hoạt động đào tạo và chương trình đào tạo 
nội bộ với 195.240 lượt người được đào tạo.
Có thể điểm qua một số chương trình đào tạo như: 
Đào tạo tân binh: 100% nhân viên mới được tham gia khóa học đào tạo 
định hướng nhằm bước đầu làm quen với công việc 
Đào tạo cán bộ  công nghệ: Thường xuyên tổ  chức đào tạo cập nhật 
những xu hướng công nghệ  mới, đào tạo thi chứng chỉ  của những hãng công  
nghệ hàng đầu để đội ngũ công nghệ nâng cao trình độ và khả năng sáng tạo.
 Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn: Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng 
chuyên môn Định kỳ hàng năm, nhân viên được đào tạo nâng cao về kiến thức 
chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu công việc.
Đào tạo lực lượng cán bộ kế cận: Ưu tiên nguồn lực để đào tạo cán bộ 
nòng cốt trở thành lực lượng quản lý, lãnh đạo kế cận, phục vụ nhu cầu phát 
triển dài hạn của công ty (Chính sách cho người lao động – công ty FPT)
Tuy nhiên để  tránh lãng phí trong đào tạo các doanh nghiệp cần phải 
nắm bắt xem sự  tâm huyết và nhiệt tình với doanh nghiệp hay không? Quá 
trình nhân viên áp dụng thành công những gì đã học vào công việc thì phải có 
hai điều kiện: đủ năng lực áp dụng và muốn áp dụng.
Khá nhiều quan điểm nhận định cho rằng tiền lương không phải là yếu 
tố  duy nhất quyết định tới nguồn lực. Ngoài tiền lương còn môi trường làm 
việc, điều kiện thăng tiến, văn hoá của tổ  chức … là những yếu tố  môi 
trường làm viêc  ảnh hưởng quyết định đến việc đảm bảo và duy trì nguồn 
nhân lực điều này yêu cầu các doanh nghiệp phải đầu tư  như  thế  nào để  có 
được môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động, nhằm nâng cao chất  

lượng nguồn lực.
Môi trường làm việc tốt là môi trường làm việc mà người lao động 
cảm thấy hứng thú với công việc của mình trong môi trường đó. Khi đó yếu 


tố tiền lương không còn là yếu tố quan trọng nhất. Đảm bảo môi trường làm 
việc tốt nhất thoải mái nhất không chịu nhiều áp lực về  các điều kiện môi  
trường đảm bảo cho nhân viên dồn sức và tập trung cao vào công việc mang 
lại hiệu quả cao trong công việc. 
Ví dụ: Điển hình như  công cụ  tìm kiếm Google luôn nằm trong danh  
sách những công ty đáng đầu quân nhất thế  giới. Môi trường làm việc lý 
tưởng và những chế  độ  đãi ngộ  “trong mơ” khiến việc trở  thành nhân viên  
của Google luôn là mơ ước của nhiều người.
Trang The Richest điểm qua những chế độ  đãi ngộ  mà Google dành cho nhân 
viên:
1. Nhân viên Google được ăn uống hoàn toàn miễn phí. Nhà ăn của công ty 
được phục vụ  bởi các đầu bếp có tay nghề  cao, đem đến những bữa ăn lành 
mạnh và ngon miệng mỗi ngày.
2. Trong văn phòng Google thậm chí có luôn cả tiệm cắt tóc.
3. Google áp dụng chương trình cho phép nhân viên giới thiệu bạn bè, người 
thân làm ứng viên trong các đợt tuyển dụng.
4. Nhân viên Google mới sinh con được thanh toán đến 500 USD số tiền mua 
thức ăn bên ngoài mang về nhà.
5. Nhân viên Google có thể nghỉ ngơi và giải trí ngay trong văn phòng, với bàn 
chơi billiard, chơi leo núi, bể bơi, khu vực chơi bóng chuyền bãi biển, các trò  
chơi video, bóng đá, tennis…
6. Nhân viên Google được phép mang thú cưng của họ tới văn phòng.
7. Trong văn phòng của Google có cả máy giặt lẫn máy sấy quần áo. Thậm chí 
cả bột giặt cũng miễn phí. Ngoài ra, còn có cả dịch vụ giặt khô là hơi.
8. Các phòng chống stress là thứ có mặt trong văn phòng của công cụ tìm kiếm  

lớn nhất thế giới. Những căn phòng đặc biệt dạng như “con nhộng” này được  
thiết kế hoàn toàn cách âm và ánh sáng.
9. Nhân viên Google có thể  dùng những chiếc xe scooter chạy điện để  đi lại 
giữa các bộ phận trong văn phòng.
10. Google có xe bus để đưa nhân viên tới văn phòng hoặc từ văn phòng đi ra 
ngoài. Trên những chiếc xe bus này có Wi­Fi miễn phí… (Theo bài “sướng  
như   làm   nhân   viên   google”,   tác   giả   An   Huy,   Báo   VnEconomy,   ngày 
02/01/2013.)


Ngoài ra các doanh nghiệp cũng dần chú trọng nhiều đến việc chăm  
sóc sức khoẻ  y tế và bảo hộ  lao động đối với các trường hợp lao động trong 
môi trường nặng nhọc và độc hại. Nhằm duy trì và đảm bảo sức khoẻ  tốt  
nhất cho người lao động đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp.
Thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay với dân số hơn 90 triệu  
dân trong đó có thể chia thành nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao.  
Nguồn nhân lực nước ta không thiếu nhân lực phổ thông mà thiếu nguồn nhân 
lực chất lượng cao. Đứng trước các xu thế  hội nhập quốc tế  yêu cầu đặt ra 
cần phải quan tâm đúng mức, có các chương trình đầu tư và phát triển nguồn 
nhân lực chất lượng cao để  có thể  khai thác sử  dụng có hiệu quả  các tiềm  
năng mà nguồn nhân lực mang lại. 
Về vĩ mô, đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần 
phát triển kinh tế đất nước, Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện  
đại hóa và hội nhập quốc tế, đầu tư và phát triển nguồn nhân lực được coi là 
một trong các chiến lược phát triển kinh tế  ­ xã hội, đồng thời phát triển 
nguồn nhân lực trở  thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế  cạnh 
tranh quốc gia.
Về  vi mô, đầu tư  và phát triển nguồn nhân lực tăng khả  năng cạnh  
tranh cho các doanh nghiệp. Đào tạo và khai thác sử  dụng nguồn nhân lực 
mang lại lợi nhuận, hiệu quả  cao trong công việc của các tổ  chức, doanh 

nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Lợi thế cạnh tranh quốc gia – Tác giả Michael E. Porter
2. Sách Quản trị nguồn nhân lực – Tác giả PGS. TS Trần Kim Dung
3. Giáo trình quản trị nguồn nhân lực – Tác giả TS. Phạm Phi Yến
4. Website Danthanh.vn 
Và một số bài báo điện tử khác.




×