Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá sự hài lòng của nhân viên trực tiếp sử dụng với hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại Công ty TNHH Bia Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.72 MB, 82 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

MỤC LỤC

Trang
Sơ đồ 5: Mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh ..............................................................4
15. IS

: Hệ thống thông tin .........................................................................................5

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................7
1.1 Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 7
1.2 Mục tiêu:.................................................................................................... 8
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 8
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................8
1.3.2 Phạm vi Nghiên cứu .............................................................................................8

1.4 Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................... 8
Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................9
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ........................................................ 9
1.1 Giới thiệu ERP ............................................................................................. 9
1.2 Chức năng cơ bản của ERP .......................................................................... 9
1.3 Các phân hệ của ERP .............................................................................. 10
1.3.1 Phân hệ quản lý bán hàng ....................................................................................10
1.3.2 Phân hệ quản lí cơ sở vật ch ất .............................................................................10
1.3.3 Phân hệ Quản lý cung ứng...................................................................................11
1.3.4. Phân hệ Quản lý kho hàng.................................................................................12
1.3.5 Phân hệ Quản lý nguồn nhân lực.........................................................................12
1.3.6 Phân hệ Quản lý sản xuất ...................................................................................13


1.3.7 Phân hệ Quản lý tài chính...................................................................................13

1.4 Lợi ích khi ứng dụng ERP....................................................................... 14
1.5 Khó khăn khi áp dụng ERP ..................................................................... 16
1.6 Cách khai thác hiệu quả hoạt động của ERP ........................................... 17
1.7

Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................ 20

1.8 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 25
1.8.1 Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................25

SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH

Trang 1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

1.8.2 Nghiên cứu định lượng ........................................................................................26

1.9 Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................. 27
1.9.1 Phân tích thống kê mô tả .....................................................................................27
1.9.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ........................................................................27
1.9.3 Phân tích nhân tố .................................................................................................27
1.9.4 Điều chỉnh mô hình lý thuyết. ............................................................................28
1.9.5 Các giả thuyết của mô hình hiệu chỉnh................................................................28
1.9.6 Các kiểm định các giả thuyết của mô hình ..........................................................28


Chương 2: ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÀI LÒNG .. 30
CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG HỆ THỐNG ERP TẠI CÔNG TY TNHH BIA HUẾ 30
2.1 Tổng quan về Công Ty TNHH Bia Huế ................................................. 30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty....................................................30
2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ............................................................................................32
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Tổng công ty .......................................33
2.1.4 Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty TNHH Bia Huế ......................................34
2.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bia Huế.................................35

(Nguồn: Phòng kế toán- công ty Bia Huế) ....................................................... 38
2.2 Đặc điểm ứng dụng ERP vào Bia Huế ...................................................... 38
2.2.1 Mô hình ứng dụng ERP tại Bia Huế....................................................................40
2.2.2 Những lợi ích sau khi triển khai hệ thống ERP mang lại cho Công ty Bia Huế .40

2.3 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của nhân viên trực tiếp sử dụng
với hệ thống ERP.................................................................................................. 41
2.3.1 Đặc điểm mẫu điều tra.........................................................................................41
2.3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ........................................................................43
2.3.2.1 Thang đo các thành phần Năng lực của hệ thống ERP ................................43
2.3.2.2 Thang đo các thành phần Nhận thức dễ dàng sử dụng .................................44
2.3.2.3 Thang đo các thành phần Hướng dẫn người sử dụng ...................................44
2.3.2.5 Thang đo các thành phần Nhận thức hữu ích ...............................................45

2.3.4 Mô hình hiệu chỉnh ................................................................................. 49
2.3.4.1 Nội dung hiệu chỉnh ........................................................................................49
2.3.4.2 Các giả thuyết của mô hình hiệu chỉnh............................................................50

2.3.5


Kiểm định các yếu tố của mô hình..................................................... 50

SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH

Trang 2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

2.3.5.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới Nhận thức hữu ích ....................................50


Kiểm định hệ số tương quan .............................................................................50



Kiểm tra sự phù hợp của mô hình hồi quy .......................................................51

2.3.5.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới ảnh hưởng tới sự hài lòng khi sử dụng hệ
thống để thực hiện công việc........................................................................................52

2.3.6 Kiểm định giả thuyết.............................................................................. 53
2.3.7 Mức độ hài lòng của người sử dụng với hệ thống ERP tại công ty TNHH Bia
Huế
2.3.8

53
Kiểm định sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người


sử dụng ERP theo đặc điểm người trả lời. ............................................................ 54
Chương 3: GIẢI PHẤP NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI
SỬ DỤNG VỚI HỆ THỐNG ERP TẠI CÔNG TY TNHH BIA HUẾ............... 59
3.1 Nhóm giải pháp nhận thức dễ dàng sử dụng ........................................... 59
3.2

Nhóm giải pháp năng lực hệ thống ........................................................ 60

3.3 Nhóm giải pháp nhận thức hữu ích ......................................................... 60
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN N GHỊ ...................................................................61
3.1

Kết luận .................................................................................................. 61

3.1.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ..................................................................... 61
3.2

Kiến nghị ................................................................................................ 62

SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH

Trang 3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tình hình lao động của công ty Bia Huế qua 3 năm 2009 - 2011
Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bia Huế
Bảng 3 : Thông tin người trả lời phỏng vấn
Bảng 4: Cronbach Alpha của thang đo “Năng lực của hệ thống ERP”
Bảng 5: Cronbach Alpha của thang đo “Nhận thức dễ dàng sử dụng”
Bảng 6: Cronbach Alpha của thang đo “Hướng dẫn người sử dụng”
Bảng 7: Cronbach Alpha của thang đo “Khả năng sử dụng”
Bảng 8: Cronbach Alpha của thang đo “Nhận thức hữu ích”
Bảng 9: Kiểm định KMO
Bảng 10: Ma trận nhân tố xoay
Bảng 11: Kiểm định KMO
Bảng 12: Ma trận nhân tố xoay
Bảng 13 : Hệ số tương quan
Bảng 14: Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter
Bảng 15: Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter
Bảng 16: Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter
Bảng 17: Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter
Bảng 18: Thống kê mức độ hài lòng của người sử dụng với hệ thống ERP
Bảng 19: Kiểm tra phân phối chuẩn
Bảng 20 : Kiểm định sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người
sử dụng ERP theo đặc điểm người trả lời
Bảng 21: Kiểm định sự khác nhau của người trả lời phỏng vấn về sự hài lòng khi sử
dụng hệ thống ERP để thực hiện công việc
Sơ đồ 1 : Mô hình nghiên cứu đề xuất
Sơ đồ 2: Quy trình nghiên cứu
Sơ đồ 3: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Bia Huế
Sơ đồ 4: Mô hình ứng dụng ERP tại công ty Bia Huế
Sơ đồ 5: Mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh
SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH


Trang 4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

BẢNG TỪ VIẾT TẮT
1. ERP

: Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp.

(Enterprise Resource Planning)
2. E-HRM

: Phần mềm quản lí nguồn nhân lực

(Electronic Human Resource Management)
3.

CNTT

: Công nghệ thông tin

4.

CSDL

: Cơ sở dữ liệu


5.

DN

: Doanh nghiệp

6. TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

7. UBND

: Ủy bản nhân dân

8. KCN

: Khu công nghiệp

9. Đvt

: Đơn vị tính

10. GĐ

: Giám đốc

11. TP

: Trưởng phòng


12. NV

: Nhân viên

13. BP

: Bộ phận

14. GĐNM

: Giám đốc nhà máy

15. IS

: Hệ thống thông tin

SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH

Trang 5


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

Trang 6



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lí do chọn đề tài
Trong quá trình hội nhập quốc tế và cạnh tranh toàn cầu, khai thác hiệu quả các
công cụ công nghệ thông tin không chỉ nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành của doanh
nghiệp mà còn cải thiện khả năng cạnh tranh và tạo ra các cơ hội mới cho doanh nghiệp.
Môi trường k inh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng buộc doanh
nghiệp luôn tìm kiếm giải pháp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng nhanh
hơn, rẻ hơn và tốt hơn đối thủ cạnh tranh . Để vươn tới mục tiêu này, doanh nghiệp nỗ
lực hoàn thiện công tác quản lý để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong quá trình
sản xuất kinh doanh. Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, doanh nghiệp đã có công
cụ hữu hiệu là các hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp. Việc áp dụng các phần
mềm này ngày càng trở nên phổ biến và thiết yếu với doanh nghiệp.
Hệ thống hoạch định nguồn lực Doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning –
ERP) là một giải pháp tích hợp các ứng dụng CNTT nhằm giúp cho doanh nghiệp
quản lý các nguồn lực của mình một cách hiệu quả, cung cấp thông tin một cách chính
xác, kịp thời cho việc quản lý điều hành doanh nghiệp. ERP cung cấp các giải pháp từ
quản lý tài chính - kế toán, quản lý tài sản, trang thiết bị đến việc quản lý sản xuất,
kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp. Ứng dụng giải pháp ERP có ý nghĩa to lớn đối
với doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực, đối với nhiều đối tượng khác nhau .
Công ty Bia Huế được biết đến là một doanh nghiệp sản xuất kinh d oanh hiệu
quả hàng đầu Việt Nam , bằng những nỗ lực của mình, công ty Bia Huế hiện là một
trong những đơn vị đóng góp nhiều nhất cho ngân sách của tỉnh Thừa Thiên - Huế, góp
phần xây dựng tỉnh nhà ngày càng phồn vinh, phát triển, hướng đến xây dựng hình ảnh
"Một thương hiệu, một tấm lòng trên đất Cố đô". Một trong những lí do giúp Bia Huế
đạt được nh ững thành quả ngày hôm nay là công ty đã ứng dụng hiệu quả mô hình ERP
trong hoạt động quản lí doanh nghiệp của mình. Theo Ông Phạm Quốc Hùng, quản lí

CNTT Công ty Bia Huế cho biết: “Khi đưa vào sử dụng phần mềm Navision của
SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH

Trang 7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

Microsoft do Công ty Tectura tư vấn và triển khai , Bia Huế đã triển khai thành công
phân hệ sản xuất và phân phối, tiết kiệm được khoảng 15 tỷ đồng mỗi năm do quản lý
được vỏ chai, hạn chế thấp nhất việc thất thoát ”. Người sử dụng hài lòng là yếu tố
quan trọng ảnh hưởng tới sự thành côn g trong việc triển khai hệ thống ERP. Người sử
dụng ERP tại Công ty Bia Huế đánh giá như thế nào khi sử dụng hệ thống? Họ có hài
lòng khi thực hiện công việc với hệ thống ERP không? Từ thực tế đó tôi chọn đề
tài:“Đánh giá sự hài lòng của nhân viên trực tiếp sử dụng với hệ thống hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại Công ty TNHH Bia Huế ”
1.2 Mục tiêu:
 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự h ài lòng của nhân viên sử dụng ERP
 Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên trực tiếp sử dụng với hệ thống ERP
 Trên cơ sở xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên để
đề xuất giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên sử dụng từ đó nâng
cao hiệu quả ứng dụng ERP tại Công ty Bia Huế.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên c ứu
Sự hài lòng của nhân viên trực tiếp sử dụng với hệ thống ERP tại Công Ty
TNHH Bia Huế
1.3.2 Phạm vi Nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận v à thực

tiễn về sự hài lòng của nhân viên trực tiếp sử dụng với hệ th ống ERP tại Công ty Bia Huế.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại Công ty Bia Huế
- Phạm vi về thời gian: Tiến hành nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin từ 1
tháng 2 đến 30 tháng 4 năm 2012 .
1.4Câu hỏi nghiên cứu
- Những yếu tố nào tác động tới sự hài lò ng của nhân viên trực tiếp sử dụng với
hệ thống ERP?
- Mức độ tác động của các yếu tố tới sự hài lò ng của nhân viên sử dụng
như thế nào?
SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH

Trang 8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1 Giới thiệu ERP
ERP viết tắt của từ tiếng anh “Enterprise Resource Planning” có nghĩa là “ Hệ
thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp”. ERP được định nghĩa là một hệ thống
ứng dụng đa phân hệ (Multi Module Software Application) giúp tổ chức, doanh nghiệp
quản lý các nguồn lực và điều hành tác nghiệp.
Một phần mềm ERP nó tích hợp những tính năng chung của một tổ chức vào
trong một hệ thống duy nhất. Thay vì phải sử dụng phần mềm kế toán, quản trị sản
xuất, mua sắm … song song, độc lập lẫn nhau thì ERP gộp tất cả vào chung một gói
phần mềm duy nhất mà giữa các chức năng đó có sự liên thông với nhau.

Bản chất ERP là một hệ thống tích hợp các phần mềm ứng dụng đa phân hệ
nhằm giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý các nguồn lực và tác nghiệp. Giải pháp ERP
cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp khả năng quản lý và điều hành tài chính –
kế toán, quản lý tài sản, quản lý sản xuất, quản lý kinh doanh và phân phối sản phẩm,
quản lý dự án, quản lý dịch vụ, quản lý khách hàng, quản lý nhân sự, các công cụ dự
báo và lập kế hoạ ch, báo cáo, .v.v. Thêm vào đó, như một đặc điểm rất quan trọng mà
các giải pháp ERP cung cấp cho các doanh nghiệp, là một hệ thống quản lý với quy
trình hiện đại theo chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao khả năng quản lý điều hành doanh
nghiệp cho lãnh đạo cũng như tác nghiệp của các nhân viên.
1.2 Chức năng cơ bản của ERP
ERP thể hiện được các chu trình kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tích hợp
một cách xuyên suốt và từ bỏ các giải pháp cô lập dẫn đến một hệ thống được trung
tâm hóa trở lại mà qua đó các tài nguyên có thể được quản lý bởi toàn bộ doanh
nghiệp.
Các chức năng tiêu biểu của một phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp
bao gồm:
SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH

Trang 9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

 Lập kế hoạch, dự toán
 Bán hàng và quản lý khách hàng
 Sản xuất
 Kiểm soát chất lượng
 Kiểm soát nguyên vật liệu, kho, tài sản cố định

 Mua hàng và kiểm soát nhà cung ứng
 Tài chính – Kế toán
 Quản lý nhân sự
 Nghiên cứu và phát triển
Bên cạnh đó, do tính dây ch uyền và phức tạp của hệ thống ERP, các doanh
nghiệp cung cấp giải pháp ERP còn hỗ trợ khách hàng thông qua dịch vụ tư vấn, thiết
kế theo đặc thù của doanh nghiệp.
1.3 Các phân hệ của ERP
1.3.1 Phân hệ quản lý bán hàng
Với phân hệ Quản lý bán hàng, toàn bộ quá trình quan trọng và thú vị nhất của
doanh nghiệp sẽ nằm dưới sự quản lý hiệu quả của nhà lãnh đạo. Đồng thời, phân hệ
cũng giúp bộ phận Marketing, bán hàng thực hiện được tốt nhất nhiệm vụ của mình.
Theo dõi các hợp đồng và các thông tin liên quan như giao hàng, thanh toán công nợ;
tự động hóa rất nhiều các nghiệp vụ bán hàng. Các chức năng cơ bản của phân hệ này :
 Theo dõi và ghi nhận thông tin quá trình thực hiện đơn hàng
 Thông tin hỗ trợ hoạt động bán hàng
 Quản lý thông tin quan hệ khách hàng
 Lập kế hoạch kinh doanh
 Hệ thống báo cáo phân tích tình hình kinh doanh
1.3.2 Phân hệ quản lí cơ sở vật chất
Phân hệ Quản lý cơ sở vật chất để giúp các Doanh nghiệp luôn nắm bắt được
các thông tin về tài sản Công ty như đang có những gì, ở trong tình trạng nào, do ai
quản lý. Các chức năng cơ bản của phân hệ này :
 Các chức năng cơ bản dành cho nhân viên

SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH

Trang 10



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

 Ghi nhận thông tin về người quản lý, thời điểm bàn giao, lý do bàn giao, vị
trí lắp đặt, di dời.
Ghi nhận các thông tin về hư hỏng, các sự cố xảy ra của cơ sở vật chất. Người
gây ra sự cố, thời gian vị trí của sự cố. Thông tin về tình hình tu dưỡng bảo trì và sửa
chữa. Ðơn vị, nhân viên thực hiện, chi phí sửa chữa, thời điểm, thời gian thực hiện.
Quản lý thông tin về khách hàng thuê hoặc cho thuê, giá thuê, thời gian thuê.
 Công cụ tra cứu, phân loại thông tin cần thiết cho công việc hàng ngày về
tình hình sử dụng, di dời.
 Các chức năng cầ n tính toán để hỗ trợ tăng hiệu quả công việc
 Thực hiện các báo cáo cơ sở vật chất theo nhiều tham số khác nhau.
 Thực hiện thống kê theo hai dạng: đồ thị và số liệu.
 Thống kê cơ sở vật chất theo nhiều tiêu thức khác nhau.
Thông kê tình trạng cơ sở vật chất, quá trình cho thuê, di dời, quá trình quản lý.
 Các chức năng hỗ trợ quản lý cao cấp: Báo cáo, phân tích, thống kê
 Hỗ trợ theo dõi quá trình sử dụng cơ sở vật chất theo dòng thời gian.
 Giúp cho nhà quản lý hiểu rõ hơn về tình hình hư hỏng cơ sở vật chất, quá
trình tu sửa, bảo trì từ đó xây dựng được các kế hoạch bảo dưỡng.
 Giúp cho nhà quản lý nắm bắt được thông tin về nhân viên đang phụ trách
quản lý cơ sở vật chất, hoặc ngược lại, cơ sở vật chất này ai đang quản lý.
 Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết ki ệm thời gian, chi phí quản lý.
 Ðem đến thông tin tức thời, các biểu đồ hỗ trợ nhà qu ản lý ra quyết định
nhanh chóng, chính xác.
1.3.3 Phân hệ Quản lý cung ứng
Ngược lại với phân hệ bán hàng, phân hệ này cho phép người dùng quản lý tốt
nhất các nhà cung cấp, cũng như toàn bộ quá trình mua hàng hóa, nguyên vật liệu, vật
tư, thiết bị. Phân hệ cũng giúp doanh nghiệp đánh giá được nhà cung cấp, tối ưu hóa

quy trình kinh doanh. Các chức năng cơ bản của phân hệ này:
 Theo dõi và ghi nhận thông tin về quá trình mua hàng
 Thông tin hỗ trợ hoạt động mua hàng
SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH

Trang 11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

 Quản lý thông tin quan hệ nhà cung cấp
 Lập kế hoạch mua hàng
 Hệ thống báo cáo phân tích tình hình mua hàng
1.3.4. Phân hệ Quản lý kho hàng
Một phân hệ hoàn chỉnh, cung cấp đầy đủ các thông tin về hàng h óa, nguyên vật
liệu, sản phẩm trên toàn bộ hệ thống kho của công ty. Phân hệ này là công cụ hỗ trợ đắc
lực cho nhiệm vụ nhập, xuất, di chuyển nội bộ, kiểm kê và thực hiện các chức năng
nghiệp vụ theo yêu cầu của doanh nghiệp. Các chức năng cơ bản của phân hệ này:
Mô tả hệ thống kho theo nhiều thông số, nhiều cấp độ
Quản lý danh mục hàng hóa
 Thực hiện nghiệp vụ nhập xuất kho thông thường, theo kế hoạch hoặc
theo yêu cầu
Các chức năng hỗ trợ nghiệp vụ xuất nhập kho
Tự động xác định hàng tồn kho và đơn giá xuấ t kho theo các phương pháp
Thể hiện thông tin tồn kho tức thời
Báo động hàng tồn kho
Lên kế hoạch và ghi nhận thông tin kiểm kê kho
1.3.5 Phân hệ Quản lý nguồn nhân lực

Để biết ai là ai, làm gì, đã làm gì, khả năng đến đâu, hưởng lương bao nhiêu
cũng như các thông tin khác về nguồn lực quyết định của doanh nghiệp - Nhân sự. Các
báo cáo nhiều mặt sẽ cho lãnh đạo doanh nghiệp thấy được những thông tin cần thiết
nhất cho hoạt động quản lý nhân sự của mình. Các chức năng cơ bản của phân hệ này:
 Thiết lập và điều chỉnh cơ cấu nhân sự
 Lưu trữ thông tin cá nhân của nhân viên
 Thực hiện các chức năng tìm kiếm thông t in nhân viên nhanh chóng
 Ghi nhận thông tin về quá trình làm việc và năng lực của nhân viên
 Thực hiện chấm công và tính lương
 Theo dõi hợp đồng lao động
 Ghi nhận và theo dõi thông tin tuyển dụng
SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH

Trang 12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

 Thống kê, báo cáo và phân tích tình hình nhân sự
 Báo cáo nhân sự
1.3.6 Phân hệ Quản lý sản xuất
Phân hệ sản xuất hỗ trợ từ việc lập quy trình sản xuất, xác định nhu cầu n guyên
vật liệu đến quản lý đơn hàng, kế hoạch sản xuất và thực hiện việc theo dõi tiến độ sản
xuất, những gì đang diễn ra tại các phân xưởng. Các chức năng cơ bản của phân hệ này:
 Thiết kế quy trình sản xuất và thông tin về sản phẩm
 Quản lý nguồn lực sản x uất
 Mô phỏng quy trình công nghệ
 Chức năng tính toán

 Kế hoạch sản xuất
 Thiết lập kế hoạch sản xuất
 Triển khai kế hoạch sản xuất
 Theo dõi kế hoạch sản xuất
 Điều độ sản xuất
 Thiết lập thông tin tổ chức sản xuất
 Theo dõi quá trình thực hiện sản xuất
 Chức năng tính toán
 Chức năng phân tích
1.3.7 Phân hệ Quản lý tài chính
Phân hệ này giúp lãnh đạo có cái nhìn tổng thể về cá c họat động của doanh
nghiệp thông qua các chỉ số tài chính, lập ngân sách. Trên cơ sở các thông tin về tình
hình thực hiện ngân sách, thông tin về nguồn tài chính (số dư, công nợ,..), có các quyết
định chính xác, kịp thời. Các chức năng cơ bản của phân hệ này:
 Xây dựng ngân sách
 Quản lý dự án
 Theo dõi việc thực hiện ngân sách
 Quản lý hoạt động thu chi
 Quản lý các tài nguyên
SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH

Trang 13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

 Theo dõi tạm ứng
 Theo dõi công nợ khách hàng

 Thông tin công nợ
 Lập báo cáo tài chính
1.3.8 Phân hệ Quản lý kế toán
Kế Toán là một bộ phận không thể thiếu ở hầu hết các doanh nghiệp. Bộ phận
Kế toán phải phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác mọi h oạt động kinh tế, tài chính
phát sinh, là nơi tập trung xử lý các thông tin cần thiết để thực hiện báo cáo thuế và
một số nghiệp vụ khác. Kế toán giữ vai trò như người đại diện của doanh nghiệp với
Nhà Nước. Tự động hóa tối đa hoạt động Kế toán, đó là nhữn g gì mà phân hệ làm
được. Các chức năng cơ bản của phân hệ này:
 Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
 Kế toán tài sản cố định
 Kế toán thành phẩm và giá thành
 Kế toán vật tư hàng hóa
 Kế toán mua hàng và công nợ phải trả
 Kế toán bán hàng và công nợ phải thu
 Kế toán tài khoản ngoài bảng
 Kế toán tổng hợp
 Kế toán khác
 Xác định kết quả kinh doanh và tính lãi lỗ
 Hệ thống chứng từ báo cáo
 Công cụ hỗ trợ
 Hệ thống
 Quản lý người dùng và bí mật hoạt động kinh doanh
1.4 Lợi ích khi ứng dụng ERP
ERP là một giải pháp tích hợp các ứng dụng CNTT nhằm giúp cho doanh
nghiệp quản lý các nguồn lực của mình một cách hiệu quả, cung cấp thông tin một
cách chính xác, kịp thời cho việc quản lý điều hành doanh nghiệp. ERP cung cấp các
SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH

Trang 14



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

giải pháp từ quản lý tài chính - kế toán, quản lý vật tư, trang thiết bị, quản lý nhân sự
đến việc quản lý sản xuất, kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp
Ứng dụng giải pháp ERP có ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp trên nhiều lĩnh
vực, đối với nhiều đối tượng khác nhau
Đối với bản thân doanh nghiệp
- Chuẩn hóa quy trình quản lý doanh nghiệp, áp dụng công cụ CNTT trong
quản lý giúp các doanh nghiệp chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, đưa các quy trình
đó vào sản xuất – kinh doanh.
- Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, song song với các yếu tố nêu
trên việc cung cấp và sử dụng thông tin kịp thời, chính xác là một trong các yếu tố
quan trọng trong nền kinh tế đầy cạnh tranh hiện nay.
- Tạo khả năng hòa nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt trong giai đoạn toàn
cầu hóa kinh tế hiện nay.
- Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong con mắt các đối tác làm ăn, trong con
mắt các nhà đầu tư. Việc ứng dụng CNTT, các giải pháp ERP chuẩn thế giới, cung cấp
các thông tin tài chính rõ ràng luôn tạo niềm tin cho các đối tác nước
-Tạo tiền đề và nâng cao khả năng cung cấp các dịch vụ gia tăng. Việc sử dụng
các thành tựu CNTT trong quản lý giúp các doanh nghiệp tăng khả năng thích nghi với
thị trường, sẵn sàng mở rộng các loại hình dịch vụ cho khách hàng, tăng khả năng tiếp
cận với thị trường và khách hàng.
Đối với nhà quản lý
- Tăng cường khả năng quản lý, giám sát, điều hành doanh nghiệp, sử dụng các
công cụ hiện đại, mở rộng khả năng truy cập thông tin giúp cho các nhà quản lý thực
hiện công việc của mình một cách nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

- Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, giảm giá thành.
- Sử dụng tối ưu nguồn lực bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực trong sản xuất kinh doanh.
- Giải quyết bài toán Spend less – Know more – Get more. Giải quyết vấn đề tăng
hiệu quả doanh nghiệp với chi phí ít nhất và khối lượng công việc phải thực hiện ít nhất.
Đối với các nhà phân tích - nhân viên
SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH

Trang 15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

- Phân tích đánh giá thông tin chính xác, kịp thời thông qua hệ thống các giải
pháp lưu trữ thông tin, hỗ trợ thông tin, ra quyết định vv...
- Thực hiện các tác nghiệp theo quy trình thống nhất và chuẩn hóa.
- Giảm thiểu khối lượng công việc giấy tờ, tăng năng suất lao động.
- Nâng cao tính kỷ luật, tạo thói quen làm việc theo quy trình, chuẩn tắc trong công việc.
- Tăng cường khả năng làm việc nhóm, mỗi cá nhân trong một quy trình công việc,
theo phân công và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cá nhân trong công việc là rất cần thiết.
1.5 Khó khăn khi áp dụng ERP
 Nguồn nhân lực
Khó khăn lớn nhất và bao trùm đối với doanh nghiệp khi vận dụng ERP là vấn
đề con người. Làm thế nào để nhân lực trong công ty hòa nhập được với môi trường
mới, quy trình mới. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp có đội ngũ lao động "già" thì
khó khăn càng tăng lên.
Khó khăn không chỉ dừng lại ở độ tuổi lao động mà còn ở số lượng công việc .
Quá trình triển khai ERP đòi hỏi công đoạn chạy thử, kiểm tra và sau đó đưa vào áp
dụng. Vì vậy, mặc nhiên công việc của nhân viên sẽ tăng lên.

 Công nghệ
Một khó khăn nữa cũng không kém phần quan trọng đó là vấn đề công nghệ.
Công nghệ ở đây chính là điều kiện để hoạt động ERP. Theo đó, công nghệ sẽ bao
gồm các yếu tố sau: hệ thống mạng (server), máy vi tính, trang thiết bị để triển khai.
Một nguyên tắc cơ bản của hệ thống ERP chính là CSDL tập trung, nghĩa là
CSDL được tập trung tại một địa điểm. Các phần mềm ERP tiên tiến hiện nay đều sử
dụng công nghệ web. Điều đó đồng nghĩa với việc các máy trạm không cần thiết phải
cài đặt ứng dụng nào của phần mềm ERP mà chỉ cần sử dụng một trình duyệt như
Internet Explorer hoặc Nescape Navigator là có thể truy cập vào chương trình sử dụng.
Chính vì vậy, việc triển khai cho các công ty thành viên sẽ gặp khó khăn hơn nếu hệ
thống mạng máy tính không đồng bộ.
 Chi phí
Việc đầu tư hệ thống ERP rất khác so với phần mềm hoạt động đơn lẻ. Chi phí
ước tính đầu tư cho hệ thống ERP bao gồm: chi phí đầu tư phần cứng, cơ sở hạ tầng,
SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH

Trang 16


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

truyền thông (như máy tính, hệ thống mạng, đường truyền, máy chủ…); chi phí bản
quyền (gồm việc mua cho các máy tính, máy chủ, các phần mềm nhà cung cấp ERP
yêu cầu, thường là hệ quản trị dữ liệu); chi phí trả cho nhà cung cấp phần mềm ERP.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể phải trả một số chi phí như chi phí tư vấn ban đầu nếu
thuê tư vấn hệ thống riêng, chi phí đào tạo phát sinh khi có sự thay đổi nhân sự trong
quá trình triển khai, chi phí phát sinh thêm trong quá trình vận hành.Chi phí ERP
thông thường khá lớn. Chi phí này thường dưới dạng chi phí tiền lương nhân viên ERP

và chi phí dự án của sản phẩm ERP. Đối với các doanh nghiệp có quy mô trung bình
thì việc vận dụng ERP là việc khó thực hiện. Điều này sẽ tạo nên sức ép chi phí cho
doanh nghiệp trong giai đoạn đầu.
1.6 Cách khai thác hiệu quả hoạt động của ERP

(Nguồn: Fast.com.vn)

SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH

Trang 17


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

Qua nghiên cứu về quản lý và kinh nghiệm triển khai ERP tại Việt Nam và
quốc tế, để khai thác hiệu quả hệ thống ERP, DN cần phải từng bước nâng cấp, kiện
toàn hệ thống tổ chức và quản lí theo 4 bước ( xem hình trên)

SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH

Trang 18


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

Quản lý riêng rẽ từng bộ phận

Phần lớn các quy trình quan trọng của DN đều phải qua ranh giới của các bộ
phận, phòng ban (kinh doanh, mua sắm, hành chính, nhân sự, tài chính, kế toán...)
bằng các thủ tục giấy tờ. Đây là giai đoạn mà các DN trước khi triển khai ERP cần
phải có. Nhưng đáng buồn là nhiều DN dù đã triển khai ERP vẫn tổ chức và quản lí
theo phương thức này. Nếu DN vẫn tổ chức và quản lí hướng chức năng như vậy thì
mặc dù có hệ thống ERP nhưng DN chỉ khai thác được những lợi ích của từng bộ phận
chức năng riêng rẽ. Tuy nhiên việc tối ưu hóa hoạt động của từng bộ phận chức năng
chưa chắc đã tối ưu hóa hoạt động của toàn bộ hệ thống của DN. Chẳng hạn, để đảm
bảo đúng kế hoạch giao hàng đòi hỏi phải đảm bảo an toàn tồn kho nhưng sẽ làm tăng
chi phí lưu kho của DN.
Quản lý hướng liên kết các bộ phận
Trong giai đoạn này DN chuyển đổi từ tổ chức và quản lí riêng rẽ theo từng
phòng ban sang hướng tổ chức và quản lí trong sự liên kết của các bộ phận chức năng,
phòng ban (Management Through Functional Integration).
Qua một thời gian sử dụng hệ thống ERP, các phòng ban dần ý thức được sự liên
kết về quy trình và dữ liệu, dần hiểu rằng nếu công việc của bộ phận mình, phòng ban
mình thực hiện không tốt sẽ ảnh hưởng đến các phòng ban khác. Một ví dụ trong thực tế
sử dụng ERP ở nhiều DN, việc thực hiện sai quy trình tại bộ phận mua hàng, bán hàng,
kho vận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số liệu kế toán. Khi có hệ thống ERP thì việc chuyển
đổi sang hình thức tổ chức và quản lí liên kết các phòng ban sẽ dễ dàng hơn và có thể
khai thác thêm được các lợi ích sau:
Giảm chi phí thông qua việc giảm thời gian xử lý các quy trình liên quan đến
nhiều phòng ban khi áp dụng triệt để các tính năng của hệ thống ERP như: Phê duyệt
tự động các yêu cầu mua sắm, đơn hàng, hạn mức tín dụng, tự động kiểm tra hạn mức
kinh phí và tự động xuất hóa đơn bán hàng, giảm trừ công nợ...
Đặt ra lộ trình giảm hạn mức tồn kho nhờ áp dụng các tính năng lập và liên kết
kế hoạch bán hàng, yêu cầu nguyên phụ liệu, sản xuất, mua hàng trong hệ thống ERP
tiến tới chiến lược Just in Time (JIM) - "Đúng sản phẩm - với đúng số lượng - tại đúng
nơi - vào đúng thời điểm cần thiết"…
SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH


Trang 19


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

Quản lý hướng quy trình
Đây là giai đoạn DN triệt để thay đổi cơ cấu tổ chức của mình. Quản lí hướng
quy trình là kết nối tầm nhìn, chiến lược của DN với các quy trình xuyên suốt, tích hợp
toàn diện để tạo lập giá trị cho khách hàng, đưa ra các thước đo, đánh giá, cơ chế
thưởng phạt cho việc thực hiện quy trình.
Trong giai đoạn này DN vượt qua các thánh thức như: cắt giảm thời gian thực
hiện quy trình, liên kết các quy trình để tối ưu hóa chi phí, tăng doanh số và nâng cao
hiệu quả cạnh tranh cũng như kết nối các quy trình với chiến lược của công ty. Để
vượt qua những thách thức này ngoài hệ thống ERP, DN cần có thêm các công cụ tích
hợp với nền tảng ERP sẵn có như CRM (Customer Relationship Management - Hệ
thống quản lí quan hệ khách hàng), ABM (Activity Based Management - Hệ thống xác
định và đánh giá mức độ tăng thêm giá trị của từng hoạt động trong DN), và hệ thống
BSC (Balanced Score Card - Hệ thống chỉ số cân bằng, là công cụ giúp DN xác định
hiệu quả hoạt động dựa trên sự kết hợp các nhóm chỉ số: tài chính, quan hệ khách
hàng, quy trình nội bộ, phát triển trình độ nhân sự), để từ đó cắt giảm các hoạt động
không tạo ra giá trị và tập trung nguồn lực làm tốt hơn các hoạt động mang lại giá trị.
Quản lý hướng chuỗi cung ứng
Trong giai đoạn này DN phát triển theo định hướng liên kết quy trình nội bộ của
mình với các đối tác trong chuỗi cung ứng như khách hàng, nhà cung cấp. Một loạt các
công nghệ tích hợp với ERP có thể áp dụng để mở rộng khả năng của hệ thống ERP như:
áp dụng ASCP (Advanced Supply Chain Planning – công cụ để liên kết kế hoạch của các
đối tác trong chuỗi cung ứng với kế hoạch của DN); sử dụng các công cụ bán hàng trực

tuyến có kết nối với hệ thống ERP, ví dụ của BroadVision hay Intershop là công cụ hữu
ích để bán hàng và cung cấp dịch vụ qua Internet. Trong lĩnh vực mua hàng DN có thể áp
dụng Online Sourcing, Collaborative Purchasing, Electronic Procurement để phối hợp quá
trình mua sắm với nhà cung cấp thông qua Internet.
1.7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Tham khảo trang web để có cái nhìn toàn
diện hơn về mô hình ERP, cung cấp tài liệu cho phần cơ sở lí luận của đề tài.
SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH

Trang 20


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

- Tạp chí “ ERP và Doanh nghiệp” số 12 - Tháng 1/2011 mang tên “ Quản trị để
thành công” giúp ta có thể hình dung và có cái nhìn tổng quan hơn về cách thức tri ển
khai cũng như quản trị thành công một dự án ERP, các dự án triển khai thành công
năm 2010 và kinh nghiệm, giải pháp được rút ra.
- Tập đoàn tư vấn Panorama thực hiện nghiên cứu “Tình hình ứng
dụng ERP 2008″ với mục đích xác định những lợi ích thực sự, những mặt hạn chế, rủi
ro và tổng kết các kết quả cũng như kinh nghiệm thu được từ các tổ chức ứng
dụng ERP trên phạm vi toàn cầu.
- Luận văn thạc sĩ của sinh viên t rường ĐH kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
nghiên cứu: “ Các nhân tố tác động đến việc ứng dụng ERP cho các doanh nghiệp tại
thành phố Đà Nẵng” Nghiên cứu đề xuất mô hình khái niệm những nhân tố tác động
đến việc ứng dụng ERP trong các DN Việt Nam bao gồm 9 nhân tố, Trong đó các nhân
tố: vai trò của chính phủ, đặc điểm của DN, đặc điểm người lãnh đạo, yêu cầu về công
nghệ đặc thù, ngành và vai trò của ngành, vai trò nhà cung cấp ERP ảnh hưởng gián tiếp

tới việc ứng dụng và ý định ứng dụng ERP của DN, các nhân tố: nhận thức sự hữu dụng,
nhận thức sự tương hợp, nhận thức sự phức tạp ảnh hưởng trực tiếp tới việc ứng dụng và
ý định ứng dụng ERP của các DN. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhận thức sự hữu
dụng đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc kích thích ý định ứng dụng của DN, và
quyết định đến nhận thức tính hữu dụng là vai trò của nhà cung cấp, tiếp đến là định
hướng ứng dụng CNTT và cuối cùng là đặc điểm của người lãnh đạo .
Tham khảo các tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài có khá nhiều đề tài nghiên cứu
đề cập đến việc ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp. Nghiên cứu đã tham khảo các tài
liệu liên quan đến việc đánh giá thái độ, sự hài lòng .. của người sử dụng cuối cùng với hệ
thống ERP. Cụ thể, nghiên cứu tham khảo các tài liệu của các tác giả sau:
- Trong nghiên cứu“ E- HRM: A proposed model based on technology
acceptace model” (của Yusliza Mohd. Yusoff, T. Ramayah and Haslindar
Ibrahim. Nghiên cứu này đề xuất mô hình nghiên cứu về thái độ hướng tới E-HRM
của người sử dụng dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ ( TAM). Nghiên cứu đề
xuất 3 yếu tố ảnh hưởng tới thái độ hướng tới E- HRM gồm: nhận thức tính hữu ích,
SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH

Trang 21


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

nhận thức dễ sử dụng và vai trò nhân sự; nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 99 nhà quản
lý và 257 nhân viên tại Hà Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy được 2 yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp tới thái độ người sử dụng E- HRM là : nhận thức tính hữu ích, nhận thức dễ
sử dụng và có sự khác nhau trong nhận thức khả năng sử dụng hệ thống CNTT hiện tại
giữa các nhóm nhân sự. Kết quả nghiên cứu thấy được vai trò đáng kể của nhân sự đến
thái độ với E-HRM của người sử dụng.

- Trong nghiên cứu “ Impact of man- machine interaction factors on enterprise
resource planning ( ERP)” của Cagla Ozen, Nuri Basoglu, Tugrul Daim đưa ra mô
hình khái niệm các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng cuối cùng với
hệ thống ERP được đề xuất bởi Fethi Calisir & Feral Calisir. Mục đích của cuộc
nghiên cứu này nhằm để hiểu và mô hình hóa các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của người sử dụng cuối cùng với các hệ thống ERP và thiết kế giao diện của nó.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tính hữu ích và tính dễ sử dụng là yếu tố quyết định, ảnh
hưởng trực tiếp tới ý định chấp nhận công nghệ của người sử dụng. Các yếu tố: khả
năng sử dụng, tối thiểu bộ nhớ tải, chất lượng dữ liệu thông qua tính hữu dụng tác
động gián tiếp tới sự hài lòng của người dùng cuối cùng.
- Trong nghiên cứu “ The relation of interface usability characteristics, perceived
usefulness, and perceived ease of user to end- user satisfaction with enterprise resource
planing (ERP) system” của Fethi Calisir, Feral calisir. Nghiên cứu này xem xét ảnh
hưởng của các yếu tố khả năng sử dụng, nhận thức hữu ích và nhận thức dễ dàng sử dụng
tới sự hài lòng của người dùng cuối cùng với hệ thống ERP. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu
từ 51 người sử dụ ng cuối cùng trong 24 công ty để xem xét yếu tố khả năng sử dụng khác
nhau ảnh hưởn g đến sự hài lòng của người sử dụng cuối cùng với các hệ thống ERP. Kết
quả cho thấy rằng nhận thức hữu ích và khả năng sử dụng là yếu tố quyết định sự hài lòng
của người dù ng cuối với hệ thống ERP. Trong đó, nhận thức dễ dàng sử dụng và năng lực
hệ thống ảnh hưởng đến nhận thức hữu ích, trong khi hướng dẫn người sử dụng ảnh
hưởng đến cả nhận thức hữu ích và khả năng sử dụng của người sử dụng hệ thống . Các
yếu tố của mô hình được giải thích bởi các nghiên cứu trước đó, cụ thể:

SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH

Trang 22


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hài lòng của người sử dụng là một
trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của hệ thống thông tin (IS) (AlKhaldi & Wallace,1999; Szajna & Scamell,1993)
Đặc điểm khả năng sử dụng của người sử dụng có thể được xem như là một
trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người dùng cuối cùng
(Part và Lim, 1999).
Các nghiên cứu cũng cho thấy nhận thức hữu ích và nhận thức dễ dàng sử dụng
là yếu tố đặc biệt quan trọng đo lường sự hài lòng của người sử dụng với IS (Davis,
1989; Venkatesh & Davis, 1996).
Mawhinney và Lederer (1990) cho rằng sự hài lòng của người sử dụng liên quan
đến nhận thức tính hữu ích của IS. Một người sử dụng nhận thức được giá trị của I S như
cung cấp giá trị, có nhiều khả năng hài lòng hơn với một người không nhận thức
được.Người dùng cuối cùng có thể hài lòng hơn với IS nếu họ tin rằng bằng cách sử dụng
hệ thống ERP sẽ làm tăng hiệu suất và năng suất của họ.
- Sau khi tham khảo nhiều tài liệu khác liên quan, nghiên cứu tiến hành sử
dụng mô hình nghiên cứu của Fethi Calisir, Feral calisir trong nghiên cứu “The
relation of interface usability characteristics, perceived usefulness, and perceived
ease of user to end- user satisfaction with enterprise resource planing (ERP) system”
(mối quan hệ giữa đặc điểm khả năng sử dụng giao diện, nhận thức hữu ích, nhận thức
dễ dàng sử dụng với sự hài lòng của người sử dụng cuối cùng với hệ thống hoạch định
nguồn lực) để thực hiện bài nghiên cứu, mô hình nghiên cứu như sau:
 Mô hình đề xuất :
Nhận thức dễ
dàng sử dụng
Nhận thức
hữu ích
Năng lực của
hệ thống


Khả năng
sử dụng sử
Hướng dẫn
dụng
người sử dụng
SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH

Sự hài lòng của người
sử dụng cuối cùng

Trang 23


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

Sơ đồ 1 : Mô hình nghiên cứu đề xuất
 Nhận thức hữu ích là mức độ mà một người tin rằng bằng cách sử dụng một
hệ thống cụ thể nào đó sẽ nâng cao hiệu suất công việc của mình” (Fred Davis , 1989).
 Nhận thức dễ sử dụng là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một
hệ thống cụ thể sẽ không cần phải nỗ lực hay là mức độ mà người sử dụng tin rằng hệ
thống đó không hề khó sử dụng và có thể đạt được nhiều lợi ích trên cả sự mong
đợi.(Fred Davis, 1989).
 Năng lực của hệ thống: Đề cập đến việc hệ thống xử lí các thông tin đầu ra
cần thiết và khả năng tương tác giữa người dùng với hệ thống để thực hiện nhiệm vụ.
(Nelson & Wixom, 2005)
 Khả năng sử dụng : “Sự tương tác dễ dàng giữa con người và máy tính, tạo
điều kiện cho người sử dụng mới tương tác hiệu quả và đạt hiệu suất tối đa” (Dix;
Finlay; Abowd; Beale, 1993).

 Hướng dẫn người sử dụng : Có thể hiểu: “một hệ thống với một chương
trình hướng dẫn người sử dụng tốt sẽ cải thiện khả năng sử dụng cũng như giảm bớt
công việc củ a người sử dụng và họ không cần nỗ lực nhiều để thực hiện nhiệm vụ của
mình với hệ thống” (Lin và cộng sự, 1997).
 Các giả thuyết nghiên cứu:
H1: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều Nhận thức dễ sử dụng và Nhận thức tính hữu ích
H2: Tồn tại mối quan hệ cùng chiề u Năng lực của hệ thống và Nhận thức tính hữu ích
H3: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều Hướng dẫn người sử dụng và Nhận thức tính hữu ích
H4: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều Hướng dẫn người sử dụng và Khả năng sử dụng
H5: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa Nhận thức tính hữu ích và Sự thỏa
mãn của người sử dụng ERP
H6: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa Khả năng sử dụng và Sự thỏa mãn
của người sử dụng ERP

SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH

Trang 24


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào

1.8Phương pháp nghiên cứu
1.8.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thể hiện qua sơ đồ sau :

- Nghiên cứu tài liệu

Bảng hỏi nháp


Nghiên cứu chính thức:
- Điều tra tổng thể: 69

Bảng hỏi
chính thức

Điều tra thử: 10 mẫu

Điều chỉnh

- Hình thức điều tra: phỏng vấn
trực tiếp nhân viên đang sử dụng

Thu thập và xử lí dữ liệu:
-

Thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp

-

Xử lí dữ liệu điều tra với phần mềm

Hoàn thành
nghiên cứu

SPSS 16.0
+ Thống kê mô tả các biến định danh
+ Kiểm tra độ tin cậy của thang đo
+ Phân tích nhân tố khám phá EFA

+ Phương pháp phân tích hồi quy
+ Sử dụng các Kiểm định

Sơ đồ 2: Quy trình nghiên cứu

SVTH: Hoàng Thị Xuân – K42QTKDTH

Trang 25


×