Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

luận văn thạc sĩ kế toán hoạt động thu, chi tại các bệnh viện công lập thuộc sở y tế hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.42 KB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------

TỐNG THỊ ĐÀO

KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU, CHI TẠI CÁC
BỆNH VIỆN CÔNG LẬP THUỘC SỞ Y TẾ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------

TỐNG THỊ ĐÀO

KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU, CHI TẠI CÁC
BỆNH VIỆN CÔNG LẬP THUỘC SỞ Y TẾ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số

: 60 34 03 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS.Nguyễn Thị Hồng Lam



Hà Nội, Năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng bản thân
tôi. Các tài liệu được sử dụng để phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và
đã được công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là do
tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tế.
Học viên

Tống Thị Đào


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các y bác, sỹ và nhân viên trong Bệnh viện đa khoa
huyện Chương Mỹ, Bệnh viện mắt Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Hà Đông, các thầy
cô giáo trong khoa sau đại học và nhà trường cùng toàn thể các bạn.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo –TS.
Nguyễn Thị Hồng Lam. Cô đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn cho tôi kể từ
khi tôi nhận được đề tài cho đến khi hoàn thành bài luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới các các y bác, sỹ và
nhân viên kế toán trong Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ, Bệnh viện mắt Hà
Nội, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã tạo điều kiện cho tôi được học hỏi và tìm hiểu
để tôi có thể hoàn thành tốt bài luận văn của mình.

Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp, các thầy cô trong khoa và nhà trường
cũng đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt. Tôi xin cảm ơn rất nhiều!
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn của mình tới gia đình, người thân và bạn
bè của tôi. Tất cả mọi người đã luôn ở bên, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong
quá trình thực tập.
Dù đã rất cố gắng, xong bài luận văn của tôi không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được sự góp ý tận tình của các thầy cô cùng toàn thể các bạn.
Xin chân thành cảm ơn


iii

MỤC LỤC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO........................................................................................................................ i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO....................................................................................................................... ii
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1
1.“Tính cấp thiết của đề tài”...........................................................................................................................1
2. Tổng quan các nghiên cứu về kế toán hoạt động thu chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập.....................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................................................5
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu..................................................................................6
7. Kết cấu của Luận văn..................................................................................................................................6
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU, CHI TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG
LẬP.......................................................................................................................................................... 8
1.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập.................................................................8
a. Khái niệm....................................................................................................................................................8
1.3. Kế toán hoạt động thu chi ở các đơn vị sự nghiệp công lập.................................................................27
KẾT LUẬN CHƯƠNG I.............................................................................................................................. 44
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu nội dung chương 1 đã làm rõ một số vấn đề
có tính chất lý luận về tình hình, đặc điểm, cơ chế tài chính tại các ĐVSN công lập. Đặc biệt tập trung

nghiên cứu vấn đề về mặt lý luận đối với kế toán thu chi tại các ĐVSN công lập, trong điều kiện tự chủ về
tài chính. Đây là nền tảng lý thuyết cho chương 2 khi tác giả đi vào phân tích thực trạng “kế toán hoạt
động thu chi tại các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội”.................................................................44
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU CHI TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP THUỘC SỞ Y TẾ
HÀ NỘI................................................................................................................................................... 45
2.1. Tổng quan về các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội..................................................................45
2.2. Thực trạng kế toán hoạt động thu chi tại các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội......................52
2.3. Đánh giá thực trạng kế toán hoạt động thu, chi tại các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội......72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................................................. 77
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU CHI TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
THUỘC SỞ Y TẾ HÀ NỘI........................................................................................................................... 78
3.1. Định hướng phát triển của các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội.............................................78
3.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán hoạt động thu chi tại các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
......................................................................................................................................................................79
3.3. Các giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động thu chi tại các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội 82
3.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động thu chi ở các bệnh viện công lập
thuộc Sở Y tế Hà Nội.....................................................................................................................................93
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................................................. 97


iv

KẾT LUẬN............................................................................................................................................... 98


v

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ Quy trình quản lý thu chi.............................................................................................. 24
Sơ đồ1.2. Mô hình phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ...........................................................26

Sơ đồ1.3. Mô hình phương pháp lập dự toán không dựa trên cơ sở quá khứ..........................................26
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức tại các bệnh viện.......................................................................................... 49
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý tại bệnh viện đa khoa Chương Mỹ.....................................................49
Sơ đồ 2.3:(Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của bệnh viện ĐK Chương Mỹ)................................................50
Bảng 2.1. Tổng hợp kinh phí sự nghiệp y tế đã sử dụng năm 2016...........................................................57
Bảng 2.2. Danh mục một số báo cáo kế toán đang sử dụng.....................................................................71


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ Quy trình quản lý thu chi.............................................................................................. 24
Sơ đồ1.2. Mô hình phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ...........................................................26
Sơ đồ1.3. Mô hình phương pháp lập dự toán không dựa trên cơ sở quá khứ..........................................26
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức tại các bệnh viện.......................................................................................... 49
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý tại bệnh viện đa khoa Chương Mỹ.....................................................49
Sơ đồ 2.3:(Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của bệnh viện ĐK Chương Mỹ)................................................50
Bảng 2.1. Tổng hợp kinh phí sự nghiệp y tế đã sử dụng năm 2016...........................................................57
Bảng 2.2. Danh mục một số báo cáo kế toán đang sử dụng.....................................................................71


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

TỪ ĐẦY ĐỦ

BCTC


Báo cáo tài chính

NSNN

Ngân sách nhà nước

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TSCĐ

Tài sản cố định


KCB

Khám chữa bệnh

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

TK

Tài khoản

ĐVSN

Đơn vị sự nghiệp

HCSN

Hành chính sự nghiệp

XDCB

Xây dựng cơ bản

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND


Ủy ban nhân dân

CNTT

Công nghệ thông tin

CCDC

Công cụ dụng cụ


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.“Tính cấp thiết của đề tài”
Con người là nhân tố quan trọng nhất quyết định trực tiếp đến sự phát triển
của xã hội. Vì vậy, muốn có một xã hội phát triển, đòi hỏi chúng ta phải phát triển
nguồn nhân lực, trong đó có việc bảo vệ và CSSK con người. Đây cũng là mục tiêu
quan trọng mà Đảng và nhà nước ta hướng tới. Nghị quyết 46-NQ/TW ngày
23/02/2005 của Bộ chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ đã
nêu rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng: “Đầu tư cho lĩnh vực sức khỏe con người là
đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ”.
“Trong thời gian nước ta đã ban hành nhiều chính sách đổi mới hoạt động của
lĩnh vực y tế nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các đơn vị trong lĩnh vực này.
Các chủ trương chính sách mới đã tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng cho các cơ
sở y tế trong việc phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để phát triển, tăng thu
nhập cho người lao động đồng thời khuyến khích các đơn vị giảm dần sự phụ thuộc
vào NSNN. Tuy nhiên trong bối cảnh các chính sách liên quan hiện hành còn nhiều
điểm chưa phù hợp đặc biệt là chính sách thu một phần viện phí đã làm cho tính tự

chủ của các cơ sở y tế phần nào bị giới hạn.”
Với chủ trương xã hội hóa các dịch vụ công trong đó có dịch vụ KCB đã buộc
các cơ sở y tế có những bước chuyển mình trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ
KCB nhằm đa dạng nguồn thu, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi sử dụng hiệu quả
các nguồn lực hiện có để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày
càng khốc liệt. Các dịch vụ KCB trong các bệnh viện công lập ngày càng trở lên đa
dạng và phong phú. Điều đó đặt ra yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ được các hoạt
động thu, chi tuân thủ quy định của chế độ kế toán HCSN. Song song với việc quản
lý tốt hoạt động chuyên môn để nâng cao chất lượng CSSK thì quản lý thu, chi cũng
là một yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của các bệnh viện.
Hiện nay các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội là một trong những đơn
vị HCSN có thu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thành phố Hà Nội,


2

nhất là trong việc đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế trên địa bàn thành phố. Trong
thời gian qua công tác kế toán thu, chi tại các bệnh viện còn nhiều điểm bất cập cần
phải hoàn thiện. Xuất phát từ những lý do trên nên em chọn đề tài “Kế toán hoạt
động thu, chi tại các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội” để làm đề tài luận
văn của mình, với mong muốn góp phần vào hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại
các bệnh đang hoạt động trong tình trạng quá tải hiện nay sao cho phù hợp với yêu
cầu đổi mới của đất nước.
2. Tổng quan các nghiên cứu về kế toán hoạt động thu chi tại các đơn vị
sự nghiệp công lập
Để hoàn thiện kế toán công nói chung và kế toán đơn vị HCSN nói riêng, có
không ít tác giả đã nghiên cứu về đề tài này. Mặc dù các đề tài đều đã đề cập được
nội dung cơ bản liên quan đến kế toán thu chi tại đơn vị HCSN, nhưng các công
trình nghiên cứu vẫn còn bộc lộ nhiều điểm yếu, thiếu tính khách quan trong việc đề
xuất các giải pháp. Do vậy giá trị thực tiễn của các đề tài nghiên cứu còn thấp. Tác

giả đã tìm hiểu một số nghiên cứu trước đây về đề tài như:
Luận văn thạc sĩ: “Kế toán hoạt động thu, chi tại bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh”
của Nguyễn Hữu Hiệp do TS. Đặng Văn Lương hướng dẫn – năm 2017. Luận văn
đã trình bày được khái quát chung về kế toán thu, chi trong ĐVSN công lập, đồng
thời mô tả được thực trạng kế toán hoạt động thu, chi của bệnh viện đa khoa tỉnh, từ
đó đánh giá những ưu điểm, tồn tại và đề xuất được 05 giải pháp hoàn thiện. Tuy
nhiên phần đề xuất hoàn thiện tác giả còn viết chung chung, chưa rõ đóng góp khoa
học về tài khoản và hệ thống báo cáo kế toán.
Luận văn “Kế toán hoạt động thu chi tại các trường cao đẳng công lập trên địa
bàn tỉnh Hải Dương” của Đỗ Thị Hải Yến (2016). Tác giả đã sử dụng phương pháp
thống kê như điều tra, so sánh, tổng hợp, phân tích để đánh giá thực trạng công tác
kế toán hoạt động thu chi tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải
Dương. Luận văn đã khá thành công khi đưa ra các giải pháp hoàn thiện về nội
dung, chính sách quản lý và tổ chức công tác kế toán hoạt động thu chi tại các
trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, do phạm vi


3

nghiên cứu của đề tài nên trong luận văn mới chỉ đưa ra thực trạng hoạt động thu
chi tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương, chứ chưa đi sâu
vào nghiên cứu hoạt động thu chi tại các trường đại học sư phạm.
Luận văn “Kế toán hoạt động thu, chi tại Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt
Nam” của tác giả Lê Thị Thu Thủy-Trường Đại Học Thương Mại do PGS.TS Phạm
Thị Thu Thủy hướng dẫn - 2016 Luận văn đã trình bày và làm sáng tỏ những vấn đề
lý luận cơ bản về đặc điểm hoạt động của các ĐVSN công lập và chính sách kế toán
áp dụng tại các đơn vị hoạt động theo mô hình này. Đồng thời thông qua các
phương pháp nghiên cứu luận văn làm sáng tỏ những vấn đề về tổ chức công tác kế
toán thu chi và các đánh giá khách quan ưu, nhược điểm tại đơn vị khảo sát.Tuy
nhiên phạm vi đề tài nghiên cứu khá rộng nên các vấn đề tác giả đưa ra chưa phải

đã bao hàm hết.
Luận văn thạc sĩ “ Kế toán hoạt động, thu,chi dịch vụ đào tạo tại các trường
đại học công lập trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Hằng do PGS.TS
Phạm Đức Hiếu hướng dẫn- 2015. Luận văn đã khái quát được những vấn đề lý
luận, thực trạng kế toán hoạt động thu chi tại các trường đại học công lập trên địa
bàn Hà Nội, từ đó đưa ra được yêu cầu của việc hoàn thiện.Tuy nhiên đề tài mới chỉ
tập trung nghiên cứu hoạt động đào tạo liên kết chưa mở rộng nghiên cứu các dịch
vụ đào tạo khác. Giải pháp còn mang tính định hướng.
Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp thuộc
Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng” của tác giả Đặng Thị Thảo Nguyên – Trường đại
học Đà Nẵng do PGS.TS Trần Đình Khôi Nguyên hướng dẫn-2015.Luận văn đã
trình bày được khái niệm,đặc điểm và phân loại đơn vị sự nghiệp sau đó phân tích
và đánh giá thực trạng công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Xây
dựng thành phố Đà Nẵng , trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện công
tác kế toán phục vụ cho quản lý tài chính tại các đơn vị này. Mặc dù những vấn đề
được nêu trong đề tài là toàn bộ hoạt động kế toán, tác giả không đi sâu vào kế toán
hoạt động thu chi tại các đơn vị sự nghiệp ngành xây dựng. Do đó luận văn chưa
cung cấp đầy đủ cơ sở lý luận và giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động thu, chi tại
các ĐVSN thuộc Sở Xây dựng.


4

Luận văn thạc sĩ: “ Kế toán hoạt động thu, chi tại các bệnh viện công lập thuộc
Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội”, chuyên ngành kế toán của Dương Thị Vân Anh do
TS.Nguyễn Tuấn Duy hướng dẫn – 2013. Luận văn đã trình bày được tổng quan về
các ĐVSN, nội dung hạch toán kế toán các nghiệp vụ thu chi.Trên cơ sở khảo sát
thực tế luận văn đã phân tích thực trạng kế toán hoạt động thu – chi, chế độ kế toán
áp dụng, từ đó rút ra những tồn tại và đưa ra đề xuất để hoàn thiện chế độ tài
chính.Tuy nhiên, số liệu phân tích của đề tài chủ yếu tập trung vào phân tích để hoàn

thiện các nghiệp vụ kế toán thu, chi không đi sâu vào phân tích cơ chế tài chính.
“Các đề tài đã nêu ở trên đều góp phần cụ thể hóa những vấn đề lý luận cơ bản,
phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thu chi ở từng đơn vị. Từ đó các tác giả có
những quan điểm, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện kế toán hoạt động thu chi ở
từng đơn vị. Trên cơ sở đó các luận văn cũng đề ra một số giải pháp hoàn thiện chế
độ kế toán nhà nước Việt Nam nói chung, chế độ kế toán HCSN nói riêng.”
Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu một cách chuyên biệt nào về
vấn đề “kế toán thu, chi tại các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội”.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa và làm rõ những lý luận cơ bản về kế toán thu, chi tại các ĐVSN
công lập.
Tìm hiểu phân tích thực trạng “kế toán hoạt động thu, chi tại các bệnh viện
công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội”, tìm ra những ưu điểm và tồn tại, trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp hoàn thiện trong kế toán hoạt động thu, chi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
Kế toán hoạt động thu, chi trong các đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể là tại
các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội.
Cụ thể:
+ Về mặt thời gian: Luận văn tập trung nhiên cứu thực trạng kế toán hoạt động
thu chi tại 39 bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội trong năm 2016, 2017


5

+Về mặt không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu thực trạng “kế toán hoạt
động thu, chi tại các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội”, trong đó tập trung
nghiên cứu điển hình tại 03 bệnh viện công lập gồm Bệnh viện Đa khoa huyện
Chương Mỹ, Bệnh, Bệnh viện Mắt Hà Nội, bệnh viện đa khoa Hà Đông (trong tổng

số 39 bệnh viện). Vì đây là 3 bệnh viện có tính đại diện một bệnh viện đại diện cho
bệnh viện đa khoa tuyến huyện,01 bệnh viện chuyên khoa, 01 bệnh viện đại diện
cho bệnh viện đa khoa tuyến thành phố.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận là: phương pháp duy vật biện chứng trong đó dựa trên
nền tảng nhận thức các vấn đề nghiên cứu từ cơ sở lý luận đến hiện thực khách quan về
“kế toán hoạt động thu, chi tại các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội”.
Phương pháp duy vật biện chứng vận dụng bước đầu trong nghiên cứu được
dựa trên quá trình khảo sát các công trình đã công bố có liên quan nhằm tìm ra
những vấn đề cần giải quyết về mặt lý thuyết . Trên cơ sở đó luận văn phân tích và
tổng kết những vấn đề nghiên cứu có liên quan hoạt động kế toán thu, chi và xác
định mục tiêu nghiên cứu của mình.
Trong quá trình hoạt động các bệnh viện chịu tác động của rất nhiều nhân tố
khác nhau cả khách quan và chủ quan xuất phát từ chính nội tại của các đơn vị. Do đó
để nghiên cứu về kế toán hoạt động thu chi cần thiết phải kết hợp sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau để nhận biết thực trạng hoạt động thu, chi tại các
bệnh viện đó. Luận văn sử dụng nhiều các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
-Phương pháp thu thập dữ liệu và nghiên cứu tài liệu: Đây là công việc rất cần
thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Các phương pháp sử dụng để
thu thập tài liệu sử dụng trong luận văn này là;
+Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Được thực hiện để thu thập thông tin trên
các đối tượng cần lấy thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu, thông tin tài liệu thu
thập được khi sử dụng phương pháp này là tài liệu sơ cấp mang tính chính xác cao.
+Phương pháp thu thập tài liệu: Phương pháp này dùng để thu thập các thông
tin về từng nội dung liên quan đến kế toán hoạt động thu chi như các nhân tố về đặc


6

điểm, cơ chế quản lý tài chính, nguồn tài chính đầu tư cho các ĐVSN công lập.

Để thực hiện được phương pháp này cần tổng hợp dữ liệu thứ cấp từ chứng từ,
sổ sách kế toán, báo cáo kế toán có liên quan kế toán hoạt động thu chi. Việc sử
dụng phương pháp này nhằm phát hiện sự tác động của các nhân tố từ môi trường
khách quan ảnh hưởng tới “kế toán hoạt động thu chi tại các bệnh viện công lập
thuộc Sở Y tế Hà Nội”.
+Phương pháp quan sát thực tế : Đây là phương pháp sinh động và thực tế vì
phương pháp này tất cả các giác quan của người phỏng ván đều được sử dụng.
-Phương pháp tổng hợp phân tích dữ liệu: Dựa vào thông tin tài liệu thu thập
được qua các cuộc phỏng vấn, qua việc khảo sát tại các các bệnh viện công lập
thuộc Sở Y tế Hà Nội, qua việc sưu tầm trên sách, báo, tạp chí, qua việc tìm kiếm
trên các webside… các thông tin được lựa chọn, phân loại và sắp xếp một cách có
hệ thống thông qua việc sử dụng phần mềm EXCEL để phân tích, tính toán tỷ lệ
phần trăm áp dụng hay không áp dụng ở từng nội dung, ở từng phần hành.
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Dựa vào kết quả nghiên cứu, về mặt khoa học luận văn đã góp phần quan trọng
trong việc hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về kế toán thu, chi tại các ĐVSN công
lập. Bên cạnh đó luận văn còn là tài liệu tham khảo phục vụ công tác học tập, là cơ sở để
phát triển các công trình nghiên cứu có liên quan trong giai đoạn tới.
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng “kế toán thu chi tại các bệnh
viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội”, luận văn đã đưa ra những giải pháp kiến nghị
nhằm giải quyết những tồn tại qua đó phát huy tốt lợi thế nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động của mỗi đơn vị nâng cao tính tự chủ tự chịu trách nhiệm qua đó giảm bớt
chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực y tế.
7. Kết cấu của Luận văn.
Xuất phát từ mục tiêu và phương pháp nghiên cứu nói trên, đề tài có bố cục 3
chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán hoạt động thu, chi tại các ĐVSN công lập.


7


Chương 2: Thực trạng“kế toán hoạt động thu, chi tại các bệnh viện công lập
thuộc Sở Y tế Hà Nội.”
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện“kế toán hoạt động thu, chi tại các bệnh
viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội.”


8

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU, CHI
TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.1. Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
a. Khái niệm
“Đơn vị hành chính sự nghiệp là: Đơn vị được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền ban hành quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn
nhất định hay quản lý Nhà nước về một hoạt động nào đó (các cơ quan chính quyền,
cơ quan quản lý Nhà nước trong các ngành Giáo dục - Đào tạo, Y tế Văn hóa, Thể
thao, Sự nghiệp, Nông lâm ngư nghiệp, Trạm, trại) hoạt động bằng nguồn kinh phí
ngân sách Nhà nước cấp toàn bộ hay chỉ một phần, và các nguồn khác đảm bảo chi
phí hoạt động thường xuyên theo nguyên tắc không hoàn trực tiếp.”[15,tr12]
Từ khái niệm trên có thể thấy đơn vị HCSN được chia thành hai loại các đơn
vị hành chính và các ĐVSN.
“Đơn vị hành chính là: cơ quan quản lý nhà nước các cấp từ Trung ương đến
địa phương gồm ba hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.Nguồn thu
của các đơn vị này do NSNN đảm bảo.Ví dụ: Quốc hội, UBND các cấp, tòa án, viện
kiểm sát nhân dân các cấp.”
“ĐVSN là các đơn vị được cấp có thẩm quyền nhà nước thành lập để thực
hiện những nhiệm vụ chuyên môn nhất định. Nguồn kinh phí hoạt động của các đơn

vị này một phần là do NSNN cấp, một phần được thu từ các khoản phí, lệ phí để
duy trì hoạt động theo chức năng của mình.Ví dụ: Bệnh viện, trường học.”
“Nguyễn Thị Đông (2005), Giáo trình Kế toán công trong đơn vị HCSN, Nhà
xuất bản Tài chính, Hà Nội thì “Đơn vị sự nghiệp là đơn vị do nhà nước quyết định
thành lập thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý nhà nước về
hoạt động nào đó. Đặc trưng cơ bản của các đơn vị sự nghiệp công lập là được trang
trải kinh phí hoạt động và thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao bằng nguồn kinh


9

phí từ Ngân quỹ nhà nước hoặc từ quỹ công theo nguyên tắc không bồi hoàn trực
tiếp”.[ 15,tr12].
Nguyễn Văn Lợi (2008),Giáo trình Quản trị tài chính đơn vị hành chính sự
nghiệp, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội thì “Đơn vị sự nghiệp là đơn vị được nhà
nước thành lập để thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính, bảo đảm an ninh
quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội… các đơn vị này được Nhà nước cấp kinh
phí và hoạt động theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp” [ 16,tr29]”.
Như vậy đơn vị sự nghiệp không phải là cơ quan quản lý nhà nước mà là các
tổ chức cung cấp các dịch vụ công về y tế, giáo dục,văn hóa, thể dục thể thao…
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đổi mới đất nước. Đơn vị sự nghiệp
có thể chia thành hai loại như sau:
-Đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp công lập:Là những đơn vị do nhà nước thành lập để thực
hiện nghiệp vụ chuyên môn có tính dịch vụ không vì mục đích lợi nhuận, hoạt động
chủ yếu bằng nguồn Ngân sách nhà nước cấp.
- Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập: Là đơn vị ngoài khu vực Nhà nước cung
ứng dịch vụ sự nghiệp công do các tổ chức, cá nhân tự đầu tư, được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
b. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

* Theo lĩnh vực hoạt động, Tại Mục VIII thông tư 71/2006/TT-BTC các ĐVSN
công lập được chia thành:
“ĐVSN công lập thuộc lĩnh vực giáo dục & đào tạo: nguồn thu chủ yếu là từ
học phí, ngoài ra còn có các nguồn thu khác như hoạt động dịch vụ liên kết từ việc
liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
ĐVSN công lập thuộc lĩnh vực y tế, đảm bảo xã hội gồm: nguồn thu chủ yếu
là viện phí theo quy định của nhà nước và các hoạt động dịch vụ khác với mức
thu do đơn vị quy định.
ĐVSN công lập thuộc lĩnh vực văn hóa thông tin: Các đơn vị này có nhiệm vụ
phục vụ nhu cầu giải trí tinh thần cho xã hội, có nguồn thu chủ yếu là từ dịch vụ in


10

tráng, lồng tiếng, chiếu phim, quảng cáo, xuất bản tạp chí, bản quyền phát thanh
truyền hình… và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
ĐVSN công lập thuộc lĩnh vực thể dục thể thao:Nguồn thu chủ yếu từ hoạt
động dịch vụ sân bãi, quảng cáo bản quyền thể thao trong sân đấu và một số khoản
thu khác theo quy định của nhà nước và một số nguồn thu dịch vụ khác.
ĐVSN công lập thuộc lĩnh vực kinh tế :Các đơn vị này có nguồn thu chủ yếu
là một loại phí theo quy định của nhà nước và một số nguồn thu dịch vụ khác.”[3]
* Theo yêu cầu quản lý ngân sách đối với các ĐVSN công lập trong cùng một
ngành theo cùng một hệ thống dọc thì căn cứ vào cấp độ hoạt động, các ĐVSN
công lập được chia thành các đơn vị dự toán các cấp như sau:
- Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do
Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân giao. Đơn vị dự toán cấp I thực hiện
phân bổ, giao dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới trực thuộc; chịu trách nhiệm
trước Nhà nước về việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách
của đơn vị mình và công tác kế toán và quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán
cấp dưới trực thuộc theo quy định.

- Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị dự
toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp III
(trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I), chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán
và quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới theo quy định.
- Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự
toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách, có trách nhiệm tổ chức, thực hiện
công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và đơn vị sử dụng ngân
sách trực thuộc (nếu có) theo quy định.
- Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thực hiện
phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán
theo quy định”.


11

* Theo mức độ tự chủ về tài chính.
Từ năm 2014 trở về trước theo Thông tư số 71/2006/TT-BTC hướng dẫn thực
hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP thì các đơn vị được xác định và phân loại như sau:
“Mức độ bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên của ĐVSN công lập được
tính theo công thức:
Mức độ bảo đảm chi phí
hoạt động thường xuyên

Tổng nguồn thu sự nghiệp
=

Tổng chi hoạt động thường xuyên

x


100%

Trong đó:
Tổng nguồn thu sự nghiệp gồm tiền phí, lệ phí thuộc NSNN được phép để lại
theo quy định. Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ theo nguyên tắc đảm bảo
chi phí và có tích lũy. Các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Tổng chi hoạt động thường xuyên bao gồm chi cho người lao động, chi quản
lý hành chính, chi hoạt động nghiệp vụ, chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí…
Tổng số nguồn thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường xuyên tính theo
dự toán thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định.
Căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, ĐVSN công lập
được phân loại như sau:
- ĐVSN công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động là các đơn vị có nguồn thu từ
hoạt động sự nghiệp luôn ổn định nên bảo bảo đảm được toàn bộ chi phí cho hoạt
động thường xuyên của đơn vị, gồm:
+ ĐVSN công lập có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác
định theo công thức trên, bằng hoặc lớn hơn 100%.
+ ĐVSN công lập đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp, từ
nguồn NSNN do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặt hàng.
- ĐVSN công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động là ĐVSN có mức tự
bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ trên 10%
đến dưới 100%. Đây là những đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp nhưng
chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN phải cấp một
phần chi phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị.


12

- ĐVSN công lập do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, gồm:

+ ĐVSN công lập có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác
định theo công thức trên, từ 10% trở xuống.
+ ĐVSN công lập không có nguồn thu”.
Từ

năm 2015, ĐVSN công lập được phân loại theo quy định tại điều

12,13,14,15 Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của
ĐVSN. Các ĐVSN công lập tự chủ về tài chính được chia thành 4 loại:
“ĐVSN công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
ĐVSN công tự bảo đảm chi thường xuyên.
ĐVSN công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;
ĐVSN công do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (không có nguồn thu
hoặc nguồn thu thấp)””.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
“ĐVSN công lập là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội,
không vì mục đích kiếm lời. Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra chủ
yếu là những sản phẩm dịch vụ có giá trị về tri thức, văn hoá, phát minh, sức khoẻ,
đạo đức, các giá trị về xã hội”…Đại bộ phận sản phẩm dịch vụ của ĐVSN công lập
là sản phẩm dịch vụ có tính phục vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành hoặc một
lĩnh vực mà những sản phẩm dịch vụ đó khi tiêu dùng thường có tác dụng lan tỏa.
Hoạt động của loại hình đơn vị này có các đặc điểm nổi bật sau:
“Thứ nhất, hoạt động của các đơn vị này không nhằm mục địch lợi nhuận trực
tiếp.
Thứ hai, hoạt động của các đơn vị này là cung cấp các sản phẩn dịch vụ mang
lại lợi ích chung, lâu dài và bền vững cho xã hội.
Thứ ba, hoạt động của các đơn vị này luôn gắn liền và bị chi phối bởi các
chương trình phát triển kinh tế- xã hội của nhà nước”.
Các ĐVSN công lập bao gồm những đơn vị trong các lĩnh vực như y tế, giáo
dục, văn hóa, thông tin, khoa học công nghệ, kinh tế… hoạt động bằng nguồn kinh

phí của nhà nước cấp hoặc từ các nguồn kinh phí khác như thu sự nghiệp, phí, lệ
phí, hoạt động kinh doanh hay viện trợ không hoàn lại. Do đó, để quản lý và chủ


13

động trong các khoản chi tiêu của mình, hàng năm các ĐVSN công lập phải lập dự
toán cho từng khoản chi tiêu này. Dựa vào bản dự toán, NSNN cấp kinh phí cho các
đơn vị. Chính vì vậy, kế toán thu, chi không chỉ quan trọng đối với bản thân đơn vị
mà còn quan trọng đối với NSNN.
Trong quá trình hoạt động, các đơn vị này phải có trách nhiệm chấp hành quy
định của Luật NSNN, các tiêu chuẩn định mức, các quy định về chế độ kế toán
HCSN do Nhà nước ban hành. Cụ thể là đáp ứng yêu cầu về quản lý kinh tế - tài
chính, tăng cường quản lý kiểm soát chi quỹ NSNN, quản lý tài sản công, nâng cao
chất lượng công tác kế toán và hiệu quả quản lý trong các đơn vị HCSN. Vì thế,
công tác kế toán thu,chi trong ĐVSN công lập phải đảm bảo được tính thống nhất
giữa kế toán và yêu cầu quản lý của nhà nước và đơn vị; Đảm bảo sự thống nhất về
nội dung, phương pháp của kế toán với các chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước;
Đảm bảo sự phù hợp với đặc thù của đơn vị...
1.2.Nội dung hoạt động thu, chi và cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị
sự nghiệp công lập
1.2.1.Nội dung hoạt động thu, chi trong đơn vị sự nghiệp công lập
1.2.1.1. Hoạt động thu chi trong đơn vị sự nghiệp công lập
Đặc điểm tổ chức hoạt động trong đơn vị sự nghiệp công lập
-Tổ chức hoạt động của các ĐVSN công lập bao gồm hoạt động sự nghiệp và
hoạt động SXKD, cung ứng dịch vụ. Hoạt động sự nghiệp là hoạt động chủ yếu của
các đơn vị và được nhà nước giao chức năng nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ công ích
để phục vụ xã hội, phi lợi nhuận. Hoạt động SXKD, cung ứng dịch vụ là hoạt động
mở thêm của các đơn vị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được nhà nước giao và cho
phép tổ chức hoạt động SXKD, cung ứng dịch vụ trên cơ sở lấy thu bù chi và có

tích lũy nhằm tăng thu nhập cho viên chức đáp ứng nhu cầu của xã hội.
-Mô hình hoạt động tại các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm
Tổ chức hoạt động sự nghiệp tách biệt với hoạt động SXKD, cung ứng dịch vụ.
Tổ chức hoạt động sự nghiệp kết hợp với hoạt động SXKD, cung ứng dịch vụ.
Tổ chức hỗn hợp trong đó vừa thực hiện hoạt động và vừa hoạt động
SXKD,cung ứng dịch vụ.


14

- Tổ chức bộ máy quản lý tại các ĐVSN công lập gồm ba mô hình sau:
Tổ chức bộ máy quản lý mô hình tập trung
Tổ chức bộ máy quản lý mô hình phân tán
Tổ chức bộ máy quản lý mô hình vừa tập trung vừa phân tán.
Hoạt động thu, chi kinh phí NSNN cấp
Trong các ĐVSN công lập hoạt động thu, chi kinh phí NSNN cấp là quá trình
tiếp nhận nguồn kinh phí do NSNN cấp để duy trì các hoạt động theo chức năng
nhiệm vụ và quá trình sử dụng các nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động theo
quy định.
Hoạt động thu, chi kinh phí NSNN cấp bao gồm hoạt động thu, chi kinh phí
thường xuyên và hoạt động thu chi kinh phí không thường xuyên.
Hoạt động thu, chi sự nghiệp
Hoạt động thu chi sự nghiệp là hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định và quá
trình sử dụng nguồn thu sự nghiệp để thực hiện các hoạt động trong chức năng
nhiệm vụ chính được giao.
Đối với hoạt động sự nghiệp tại các ĐVSN công lập, do đặc thù các khoản thu
sự nghiệp là các khoản thu liên quan đến số phí, lệ phí mà đơn vị được phép giữ lại
nên sẽ phát sinh các khoản chi phí tương ứng liên quan đến các khoản thu này như:
- Thanh toán tiền công phục vụ cho công tác thu sự nghiệp.
- Thanh toán tiền văn phòng phẩm, các chi phí phát sinh liên quan đến các

dịch vụ công cộng, chi phí liên quan đến nghiệp vụ thu sự nghiệp.
Nguồn thu sự nghiệp là nguồn kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách. Đối với
ĐVSN công lập thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, kinh tế…
sau khi được sử dụng để chi các khoản liên quan trực tiếp đến hoạt động thu thì nhà
nước cho phép được dùng để bổ sung kinh phí thường xuyên và chi phục vụ cho các
hoạt động trong chức năng nhiệm vụ chính được giao tương tự như nguồn kinh phí
thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp.
Hoạt động thu chi sản xuất kinh doanh
Ở ĐVSN công lập có hoạt động SXKD, thì nguồn thu từ hoạt động này chính
từ việc bán sản phẩm, hàng hóa hay cung cấp lao vụ, dịch vụ tùy theo chức năng
của ĐVSN công lập. Ngoài ra còn có thể thu được các khoản thu liên quan đến việc


15

đầu tư tài chính từ nguồn tiền nhàn rỗi. Nguồn thu từ hoạt động SXKD đó được sử
dụng để trang trải các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD hay hoạt
động đầu tư tài chính
Hoạt động thu chi khác
Hoạt động thu chi khác tại ĐVSN công lập bao gồm các hoạt động thu liên
quan đến thanh lý và nhượng bán vật tư, TSCĐ, các khoản thu bắt bồi thường liên
quan đến kiểm kê phát hiện thiếu tài sản… Như vậy các khoản chi phí phát sinh
liên quan đến các hoạt động trên bao gồm:
Chi phí kiểm kê tài sản, Chi phí phá dỡ, hủy bỏ tài sản, Chi phí định giá và
thẩm định giá tài sản, Chi phí tổ chức bán đấu giá, Chi phí hoa hồng…
1.2.1.2. Nội dung thu tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Tùy theo đặc điểm của các ĐVSN công lập mà nguồn thu của các đơn vị
này được hình thành một phần từ nguồn kinh phí thụ hưởng do NSNN cấp, một
phần từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị hoặc các nguồn thu khác theo quy định
của pháp luật.

* Nguồn NSNN cấp.
Theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015. “Ngân
sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực
hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Ngân sách nhà nước gồm 2 loại đó là:
“Ngân sách trung ương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho
cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của
cấp trung ương”.
“Ngân sách địa phương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho
cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa
phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa
phương”.
Vì các ĐVSN công lập thuộc cấp quản lý của nhà nước, được thành lập và


16

hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà để thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước
giao cho, nên hoạt động chủ yếu nhờ nguồn NSNN cấp.
Theo quy định khoản 1 Điều 14 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP Nguồn tài chính
này được cấp dưới các hình thức:
Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối
với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự
nghiệp); được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được
cấp có thẩm quyền giao”.
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị không
phải là tổ chức khoa học và công nghệ)”
Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức”
Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia”

“Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao”
Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy
định”
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài
sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê
duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm”
Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm
quyền phê duyệt”
Kinh phí khác (nếu có).
Đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi hoạt động thường xuyên,mức kinh
phí NSNN cấp ổn định theo đình kỳ 3 năm và hàng năm được điều chỉnh theo tỷ lệ
quy định. Hết 3 năm mức kinh phí này sẽ được xác định lại cho phù hợp.
* Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD
-Thu hoạt động sự nghiệp: Là khoản thu phí, lệ phí theo quy định của nhà
nước trên cơ sở căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi ĐVSN công lập được cơ
quan có thẩm quyền giao cho thu và được để lại tại đơn vị phục vụ cho hoạt động
thường xuyên của đơn vị.


×