Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bổ sung loài Salvia Japonica Thunberg (Họ bạc hà - Lamiaceae) cho hệ thực vật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 4 trang )

TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 41-44

BỔ SUNG LOÀI SALVIA JAPONICA THUNBERG
(HỌ BẠC HÀ - LAMIACEAE) CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM
Đỗ Thị Xuyến*, Vũ Xuân Phương
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam,
*
TÓM TẮT: Ghi nhận loài Salvia japonica Thunberg - Xôn nhật cho hệ thực vật Việt Nam. Đây là loài có
lá phân thùy dạng kép lông chim, trước kia mới chỉ được ghi nhận thấy ở Nhật Bản, Trung Quốc. Loài này
đã tìm thấy ở tỉnh Vĩnh Phúc của Việt Nam. Hiện các mẫu vật hiện đang được lưu giữ tại Phòng tiêu bản
thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN) và Phòng tiêu bản thực vật của Bảo tàng thiên
nhiên Việt Nam (VNMN). Như vậy, cho đến nay chi Salvia L. ở Việt Nam đã ghi nhận được 9 loài.
Từ khoá: Lamiaceae, Salvia japonica, Xôn nhật, Vĩnh Phúc, Việt Nam.
MỞ ĐẦU

Theo H. W Li & Ian C. Hedge, (1994) [6],
chi Salvia L. - Xôn (hay còn gọi là Hoa xôn,
Cửu thảo) thuộc họ Bạc hà - Lamiaceae là một
chi lớn, với khoảng 900 (-1100) loài thường
thấy ở các nước vùng nhiệt đới trên thế giới. Ở
Việt Nam, theo K. T. Doan (1936) [2] ghi nhận
chi này có 2 loài, về sau Vũ Xuân Phương
(2005) [8] công bố có 8 loài. Trong quá trình
nghiên cứu mẫu vật của chi này và các tài liệu ở
Việt Nam, chúng tôi đã phát hiện được loài
Salvia japonica Thunberg - Xôn nhật ở tỉnh
Vĩnh Phúc (Vườn quốc gia Tam Đảo). Loài này
trước kia chỉ được ghi nhận thấy ở Nhật Bản,
Trung Quốc. Như vậy, đây là loài bổ sung cho
hệ thực vật Việt Nam và chi Salvia L. ở Việt
Nam hiện được ghi nhận có 9 loài. Trong phạm


vi bài báo này, chúng tôi đưa ra khóa định loại
của 9 loài thuộc chi Xôn (Salvia) và đặc điểm
để nhận dạng loài Xôn nhật (Salvia japonica

Thunberg) ở Việt Nam.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là các đại diện của
chi Salvia L. ở Việt Nam, vật liệu các mẫu khô
được lưu giữ tại các phòng tiêu bản thực vật của
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN),
Viện Sinh học nhiệt đới (VNM), Viện Dược
liệu (HNPI), Trường đại học Khoa học tự nhiên,
Hà Nội (HNU), Viện Thực vật Côn Minh
(KUN), Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Pa-ri, Pháp
(P) và các mẫu tươi thu được trong các đợt điều
tra thực địa.
Chúng tôi đã áp dụng phương pháp nghiên
cứu so sánh hình thái để phân loại. Đây
là phương pháp truyền thống thường được sử
dụng trong nghiên cứu phân loại thực vật từ
trước đến nay.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Khóa định loại các loài thuộc chi Salvia L. đã biết ở Việt Nam
1A. Cỏ thấp. Lá thường tập trung ở gốc sát mặt đất
2A. Cụm hoa dạng chùm, mỗi đốt thường 2 hoa.....................................................1. S. sonchifolia
2B. Cụm hoa dạng chùm, mỗi đốt thường 6 hoa.
3A. Lá đơn, hình bầu dục hay hình trứng. Quả hình bầu dục, dài 2-2,5 mm.....2. S. eberhardtii
3B. Lá đơn hay lá kép 3 lá chét, hình tim - trứng. Quả hình trứng rộng,

dài 1-1,3 mm............................................................................................3. S. scapiformis
1B. Cỏ cao hay cây bụi nhỏ. Lá mọc dọc thân
4A. Lá kép lông chim
5A. Thân có lông tuyến dài. Chóp lá tù. Lá bắc có lông dày, mịn. Đài mặt trong không có
vòng lông...................................................................................................4. S. miltiorrhiza
41


Do Thi Xuyen, Vu Xuan Phuong

5B. Thân không có lông tuyến. Chóp lá nhọn. Lá bắc không có lông. Đài mặt trong có vòng
lông................................................................................................................5. S. japonica
4B. Lá đơn
6A. Tràng dài hơn 2 cm, có màu đỏ.
7A. Thân và lá nhẵn. Tràng dài 3-4 cm...........................................................6. S. splendens
7B. Thân và lá có lông dài màu xám. Tràng dài 2-2,5 cm................................7. S. coccinea
6B. Tràng dài không tới 1,5 cm, không có màu đỏ
8A. Đài và tràng có lông nhung màu trắng bạc. Lá hình trứng hẹp,
chóp lá nhọn...........................................................................................8. S. farinacea
8B. Đài và tràng không có lông nhung màu trắng bạc. Lá hình trứng hay hình mũi mác,
chóp lá tù.....................................................................................................9. S. plebeia
Mô tả loài được bổ sung cho hệ thực vật
Việt Nam
Salvia japonica Thunberg - Xôn nhật
Thunberg, 1784. Syst. Veg. (ed) 14: 72; C.
Y. Wu, 1977. Fl. Reipub. Pop. Sin., 66: 176; H.
W. Li & Ian C. Hedge, 1994. Fl. China, 17:
219; T. C. Huang, 2001. Fl. Taiw., 4: 523; Q.
M. Hu, 2009. Fl. Hongk. 3: 101.
Cỏ hàng năm, thân đứng, cao 40-60 cm, có

lông tơ mịn khi non, về sau nhẵn, rễ không
phình to thành củ. Lá chia thùy kiểu kép lông
chim; số lượng lá chét nhiều, thường thay đổi;
cuống lá dài 7-9 cm; phiến lá to 6-13 × 5-11 cm
hay hơn, lá trên thân ở phía trên thường là kép
lông chim 1 lần, phía dưới kép lông chim 2 lần;
cuống lá chét ngắn; lá chét phía trên cùng
thường hình thoi hay hình thuôn mũi giáo, cỡ 58 × 2-3,5 cm, có lông tơ ngắn hay nhẵn, gốc lá
hình nêm, mép lá có răng tù; lá chét bên cuống
ngắn hay gần như không cuống, hình trứng-mũi
giáo, cỡ 1,5-5 × 1-2,5 cm, gốc lá tròn nhưng
thường lệch, chóp lá nhọn. Cụm hoa mọc thành
chùm ở đỉnh cành, mỗi vòng thường có 2-6 hoa,
cuống chung của cụm hoa mang nhiều lông tơ
và lông tuyến. Lá bắc và lá bắc con hình mũi
giáo, cỡ 2-5 × 0,5-1 mm, nhẵn, mép nguyên.
Cuống hoa dài 1-1,5 mm, có lông. Đài hình ống,
dài 5-8 mm, mặt ngoài có lông tơ và lông tuyến
rải rác, mặt trong ở họng có vòng lông tơ màu
trắng; 2 môi, môi trên 3 thùy hàn liền gần như
nguyên, thùy tiêu giảm nhỏ dạng như răng hay
gai; môi dưới có 2 thùy nhọn, cỡ 2-3 × 3 mm,
dài hơn môi trên. Tràng màu xanh hay trắng, dài

42

1,0-1,5 cm, mặt ngoài có lông tơ dài và lông
tuyến dày đặc, ống tràng dài 9-11 mm, có một
vòng lông không đều ở phía trong, 2 môi, môi
trên xẻ 2 thùy nông hay chỉ có sóng, ngắn hơn

môi dưới; môi dưới 3 thùy với thùy giữa rộng,
hơi có khuyết ở đỉnh, 2 thùy bên hẹp. Nhị hữu
thụ 2, đính trên ống tràng, chỉ nhị dài 6-8 mm,
có phần phụ nhỏ và lông ở gốc; nhị bất thụ 2,
tiêu giảm nhiều, rất nhỏ. Bầu nhẵn, vòi nhuỵ dài
hơn hay bằng nhị, đỉnh xẻ 2 thùy không bằng
nhau. Bế quả màu nâu, hình bầu dục, khoảng
1,5-1,7 × 0,5-0,6 mm.
Loc. class.: Japan; Lectotypus: Mak sine
num. (152342) (MAK).
Sinh học và sinh thái: Mùa ra hoa và quả
tháng 4- 9. Cây gặp ở trong rừng núi đất, nơi
bóng, dưới tán rừng, ẩm, ở độ cao tới 1300 m.
Phân bố: Mới nghi nhận có ở Vĩnh Phúc
(Vườn quốc gia Tam Đảo). Còn có ở Nhật Bản,
Trung Quốc.
Mẫu nghiên cứu: Vĩnh Phúc (vườn quốc
gia Tam Đảo): QB 631a (HN); QB 631b
(VNMN); Phương 5527a, 5527b & 5527c (HN);
Phương 5527d (VNMN); Phương 5528 a, 5528
b, 5528 c, 5528 d & 5528 e (HN).
Bàn luận: Loài Xôn nhật (S. japonica) gần
gũi nhất với loài Đan sâm (S. miltiorrhiza) vì có
đặc điểm lá kép. Còn tất cả các loài khác thuộc
chi này đều là lá đơn. Để nhận dạng được loài
Xôn nhật (S. japonica), chúng tôi lập bảng so
sánh một số đặc điểm khác biệt giữa hai loài
gần gũi nhau là Xôn nhật và Đan sâm.



TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 41-44

Salvia japonica Thunberg
1. dạng sống; 2. một đoạn thân; 3. hoa; 4. tràng mở; 5. hoa tách tràng với đài mở
(vẽ theo mẫu Phương 5527a, HN, người vẽ Lê Kim Chi)
Các đặc điểm khác biệt giữa hai loài Xôn nhật (S. japonica) và Đan sâm (S. miltiorrhiza)
Đặc điểm
Rễ
Thân

Lá bắc
Đài và tràng
Quả

Xôn nhật (S. japonica)
không phình to thành củ
Không có lông tuyến
chóp lá nhọn; cuống lá dài 7-9 cm; có
lông tơ ngắn rải rác hay nhẵn
không lông
đài mặt trong có vòng lông; tràng xanh
hay trắng
dài 1,5-1,7 mm

Đan sâm (S. miltiorrhiza)
phình to thành củ
có lông tuyến dài
chóp lá tù; cuống lá dài 1,5-7,5 cm;
có lông tơ và lông tuyến dài dày đặc
có lông dày, mịn

đài mặt trong không có vòng lông;
tràng xanh đến tím nhạt
dài 2-3 mm

Lời cảm ơn: Tập thể tác giả xin trân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quốc Bình, Bảo tàng Thiên nhiên
Việt Nam đã hỗ trợ chúng tôi về mặt mẫu vật trong quá trình thực hiện nghiên cứu này.
43


Do Thi Xuyen, Vu Xuan Phuong
TÀI LIỆU THAM KHẢO

6. Hu Q. M., 2009. Flora of Hong Kong, 3:
97-122. Hong Kong.

1. Backer C. A., Bakhuizen C. R., 1965. Flora
of Java, 2: 614-640. Netherlands.
2. Doan K. T. in H. Lecomte, 1936. Flore
générale de L’Indo-chine, 4: 915-1046.
Paris.
3. Hook J. D., 1885. Flora of British India, 4:
604-705. London.
4. Huang T. C., 2001. Flora of Taiwan, 4: 432548. Taiwan.
5. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam,
2: 865 - 866. Nxb. Trẻ, tp. Hồ Chí Minh.

7. Li H. W, Ian C. Hedge, 1994. Flora of
China, 17: 195-222. Science Press &
Missouri Botanical Garden Press. USA.
8. Vũ Xuân Phương, 2000. Thực vật chí Việt

Nam, 2: 115-126. Nxb. Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
9. Vũ Xuân Phương, 2005. Danh lục các loài
thực vật Việt Nam, 3: 334-335. Nxb. Nông
nghiệp, Hà Nội.
10. Wu C. Y., 1977. Flora Reipublicae Popularis
sinicae, 66: 70-196. Science Press, Beijng.

A NEW OCCURRENCE SPECIES SALVIA JAPONICA THUNBERG
(LAMIACEAE) OF THE FLORA OF VIETNAM
Do Thi Xuyen, Vu Xuan Phuong
Institute of Ecology and Biological resources, VAST
SUMMARY
Recently, the genus Salvia L. comprises about 900 (-1100) species mainly distributed in the tropics, there
were 8 Salvia species recorded in Vietnam. In this paper, we reported Salvia japonica Thunberg newly
recorded for the flora of Vietnam.
The Salvia japonica is anmual plant, that has stems erect, 40-60 cm tall, sparsely villous or subglabrous.
Leaves 1-2-pinnate; petiole 7-9 cm long; leaf blade 6-13 × 5-11 cm; upper stem leaves 1-pinnate, under stem
leaves 2-pinnate, short petiolate; terminal leaflet lanceolate or rhombic, pilose or glabrous, base cuneate,
margin obtusely serrate; lateral leaflets ovate-lanceolate, 1.5-5 × 1-2.5 cm, base obliquely rounded, apẽ acute.
Verticillasters 2-6-flowered, in terminal panicles; rachis densely glandular pilose and pilose; bracts and
bracteoles lanceolate, glabrous, margin entire. Calyx tubular, 5-8 mm, sparsely glandular pilose and pilose,
white hirsute annulate on throat inside, 2-lipped; upper lip nearly tooth, under lip ưith 2 acute lobes. Corolla
bluish or white, ca. 1.0-1.5 cm, densely villous and glandular pilose; tube pilose annulate inside; upper lip 2
lobes or crenulate, lower lip 3 lobes with large mid-lobe. Stamens 2, filaments ca. 6-8 mm long with appen
and tomentosa at the base; ovary glabrous, style as long as stamens or more, 2 lobes at apex. Nutlets brown,
ellipsoid, ca. 1.5-1.7 × 0.5-0.6 mm.
Is close to S. miltiorrhiza but differs from the others by stem without glandular; apex of leaf acute;
bractea glabrous; sepal with tomentosa line in inner, fruit with 1.5-1.7 mm long.
Voucher specimens were collected in Vinhphuc province (Tam Dao national park), deposited in the

Herbarium of the Institute of Ecology and biological Resources, Hanoi, Vietnam (HN) and herbarium of
Vietnam Museum National (VNMN).
Kewwords: Lamiaceae, Salvia japonica, Vinh Phuc, Vietnam.

Ngày nhận bài: 25-1-2013

44



×