Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Đề tài: Thực trạng bạo lực gia đình, nguyên nhân, giải pháp tại phường Tân Tiến thành phố Buôn Ma Thuột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.74 KB, 24 trang )

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XàHỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG ­ XàHỘI (CS II)
KHOA CÔNG TÁC XàHỘI
 ­ ­ 

Đề tài:
Thực trạng bạo lực gia đình, nguyên nhân, giải pháp
 tại phường Tân Tiến thành phố Buôn Ma Thuột          
GVBM:ThS. Hoàng Thị Thu Hoài
HVTT:  Đào Thị Lan
LỚP: Đại học CTXH Tại Đăk Lăk
SỐ TT: 
Chuyên ngành: Công tác xã hội
KHÓA: K 2013 ­ 2017

Đăk Lăk, tháng 6 năm 2017    
1


MỤC LỤC
 A.PHẦN MỞ ĐẦU                                                                                                     
 
....................................................................................................
   
 1
 *LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:                                                                                       
 
......................................................................................
   
 1
 B. PHẦN NỘI DUNG                                                                                                 


 
................................................................................................
   
 3
   I.Đặc điểm tình hình tại phường Tân Tiến Thành phố Buôn Ma Thuột:          
 
.........
   
 3
 II. THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI PHƯỜNG                                  
 
................................
   
 4
 * Thực trạng:                                                                                                          
 
.........................................................................................................
   
 4
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ CÔNG TÁC PHỐI HỢP CỦA HỘI PHỤ NỮ 
 PHƯỜNG TÂN TIẾN, PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH.                     
 
....................
   
 8
 1. Thực hiện các văn bản hướng dẫn:                                                              
 
.............................................................
   
 8

 2. Các hoạt động văn hóa văn nghệ:                                                                  
 
................................................................
   
 9
 3. Công tác tuyên truyền:                                                                                    
 
..................................................................................
   
 9
  4. Công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể chính trị xã hội:             
 
............
    
 10
  4.1. Phối hợp với bộ phận tư pháp ­ Hộ tịch dân số & Trẻ em:                   
 
..................
    
 10
 4.2. Hội nông dân:                                                                                             
 
............................................................................................
    
 10
 4.6. Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc:                                                                       
 
......................................................................
    
 11

 4.7. Hội phụ nữ:                                                                                               
 
..............................................................................................
    
 11
IV.NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC PHÒNG 
CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI PHƯỜNG TÂN TIẾN THÀNH PHỐ 
 BUÔN MA THUỘT.                                                                                            
 
...........................................................................................
    
 12
 1 Thuận lợi:                                                                                                      
 
.....................................................................................................
    
 12
 2. Khó khăn:                                                                                                      
 
.....................................................................................................
    
 12
 V. ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP:                                                                                      
 
.....................................................................................
    
 13
 1. Đề xuất:                                                                                                        
 
.......................................................................................................

    
 13
 C. PHẦN KẾT LUẬN                                                                                               
 
..............................................................................................
    
 18

2


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
..................................................................................................................
ĐIỂM
Ghi bằng số

CHỮ KÝ GIÁO VIÊN
Ghi bằng chữ

Chấm thi 1

3

Chấm thi 2


4


A.PHẦN MỞ ĐẦU
*LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong tình hình  kinh tế phát triển như hiện nay,  cuộc sống tinh thần của  
con người cũng ngày càng được cải thiện, đặc biệt sự  bình đẳng về  giới, quan 
hệ vợ  chồng được nhìn nhận trên nhiều khía cạnh tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn 
nhiều vấn nạn, trong đó có bạo hành gia đình, không chỉ  làm đau đầu các cơ 
quan chức năng mà còn làm tổ ấm gia đình mất đi nền tảng vốn có của nó. Gia  
đình là tế  bào của xã hội, là nơi chứa chan niềm vui, sự  nồng  ấm, những giây 
phút thiêng liêng, nơi tìm về sau những ngày vất vả lao động.
Những năm gần đây một thực trạng đang được xã hội quan tâm và báo chí 
liên tục đưa tin phản ảnh làm xôn xao dư luận đó là vấn đề  bạo hành ngày một 
gia tăng về số lượng và nghiêm trọng về mức độ đang xảy ra trong các gia đình.  

Lúc này hơn ai hết chúng ta cần phải vào cuộc để tìm ra đâu là căn nguyên đang  
ăn mòn tế bào xã hội, để rồi từ đó cùng với xã hội tìm ra các giải pháp để ngăn  
chặn và đi đến xoá bỏ nạn bạo hành.
Các kết quả  nghiên cứu cũng cho thấy khả  năng phụ  nữ  bị  chồng mình 
lạm dụng nhiều hơn so với khả năng họ bị người khác lạm dụng, tuy nhiên các 
số  liệu mới được đưa ra đã nêu bật một thực trạng là đa số  phụ  nữ  Việt Nam  
đều có nguy cơ  tiềm tàng bị  bạo lực gia đình ở  một hay một vài thời điểm nào 
đó trong cuộc sống của họ, nguyên nhân đó cũng bởi tư  tưởng trọng nam khinh 
nữ vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của người dân. Ở mỗi địa phương các cấp các 
ngành, đặc biệt là vai trò của Hội phụ nữ  đều đã có nhiều cố  gắng trong công 
tác tuyên truyền phòng chống  bạo lực gia đình, nâng cao dân trí nhưng hiệu quả 
của công tác phòng, chống bạo lực gia đình chưa cao. Luật Phòng, chống bạo 
lực gia đình chưa thực sự đi vào cuộc sống, đặc biệt ở  địa bàn nông thôn, vùng  
sâu, vùng  xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,  mặc dù bạo lực gia đình là một 
1


hiện tượng rất phổ biến nhưng vấn đề này vẫn bị giấu giếm nhiều, sự kỳ thị và  
sự xấu hổ khiến phụ nữ phải giữ im lặng, nhiều phụ nữ còn nghĩ rằng bạo lực  
trong quan hệ  vợ  chồng là điều “bình thường”  hoặc “Xấu chàng hổ  thiếp” và 
người phụ nữ cần bao dung, nhẫn nhịn chịu đựng để  gìn giữ sự  êm ấm cho gia  
đình. Chính điều đó càng làm cho tình trạng bạo gia đình ngày càng gia tăng, rõ 
ràng là bạo lực gia đình đã gây nên những hậu quả  nghiêm trọng đối với sức 
khỏe, thể chất và tinh thần của người phụ nữ. Bạo lực gia đình không chỉ xảy ra  
phổ  biến đối với phụ  nữ  mà trẻ  em cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình,  
nghiên cứu cho biết trẻ em sống trong những gia đình mà mẹ bị cha bạo hành sẽ 
có nhiều khả năng có các vấn đề về hành vi hơn so với những trẻ em khác. 
Từ những lý do trên và và qua thực tiễn công tác tại Hội Liên hiệp Phụ nữ 
tỉnh Đăk Lăk,   chứng kiến những hoàn cảnh của chị  em phụ  nữ  bị  chồng bạo 
hành đã thôi thúc tôi chọn đề  tài  “Thực trạng bạo lực gia đình, nguyên nhân,  

giải pháp tại phường Tân Tiến, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk”, 
để nghiên cứu và phản ảnh cuộc sống mà chị em phụ nữ trên địa bàn phường đã  
và đang cam chịu, nhằm tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp trong xã hội,  
giúp người dân có cơ hội nhìn nhận đúng hơn vai trò của người phụ nữ và thực 
trạng nạn bạo hành trong mỗi gia đình ở địa phương.Từ đó giúp người dân từng 
bước nhận thức, thay đổi lối tư duy cũ, góp phần thực hiện hiệu quả bình đẳng 
giới trong gia đình nói riêng và bình đẳng nam nữ  nói chung. Góp phần tạo nên 
sự  yên  ấm, bình yên,  ấm no và hạnh phúc của mỗi gia đình, nhằm tiến tới xây 
dựng  gia đình văn hoá, xã hội Công bằng ­ Dân chủ ­ Văn minh.

2


B. PHẦN NỘI DUNG
 

I.Đặc điểm tình hình tại phường Tân Tiến Thành phố Buôn Ma Thuột:
Phường Tân Tiến   là một đơn  vị  hành chính thuộc Thành Phố  Buôn Ma 

Thuột nằm giáp với  trung tâm Thành Phố,  địa bàn giáp ranh với 04 Phường 
(Phường   Tân   Thành;   Phường   Thành   Công,   Phường   Thành   Nhất   và   Phường 
Thắng Lợi). Phường có diện tích 2,53 km², dân số:   16.700  người, mật độ  dân 
số đạt 5678 người/km². Dân cư sinh sống chủ yếu tập trung nhiều trên các tuyến  
đường chính như: Lê Hồng Phong, Nguyễn Công Trứ, Nơ Trang Lơng, Y Ngông, 
Quang Trung… Đời sống của nhân dân chủ  yếu là từ  sản xuất nông nghiệp và 
buôn bán nhỏ trên các tuyến đường.
Phường Tân Tiến theo số  liệu thống kê  toàn phường có 3.432 hộ, được 
phân đều theo 9 tổ  dân phố, có  16.700  người trong đó nam 8.337 người , nữ 
9.336 người  chủ yếu là dân tộc kinh, ngoài ra còn có dân tộc Hoa, dân tộc Nùng 
sinh sống hòa thuận, đoàn kết trong cộng đồng dân cư. 

Cư  dân phường Tân Tiến chủ  yếu sinh sống bằng buôn bán nhỏ, thương  
mại dịch vụ, một phần là lao động phổ thông và một phần là cán bộ ­ Công chức  
đương chức hoặc đã nghỉ  hưu. Mức sống người dân tại địa phương tương đối 
ổn định, từ diện trung bình   trở lên là 98,32%, số hộ nghèo là 1,67% . Phường 3  
có các tôn giáo đan xen như  Phật  giáo, Công giáo, Tin lành… các tôn giáo sinh  
hoạt tâm linh và xã hội thực hiện nếp sống “ Tốt đời, đẹp đạo”. Đồng bào có 
đạo và không theo đạo sống đoàn kết cùng chăm lo xây dựng khu dân cư  văn  
hóa. Được sự quan tâm chỉ đạo – Lãnh đạo thường xuyên và trực tiếp của Đảng  
ủy phường, sự  phối hợp chặt chẽ  của Mặt trận tổ  quốc và các đoàn thể  nhân 
3


dân, tổ chức xã hội, của cơ quan Công an và Phường đội, đời sống nhân dân luôn 
được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Đặc biệt các hoạt động xây dựng đời sống văn 
hóa được phường phát động đã  thúc đẩy quá trình phấn đấu nâng cao đời sống 
vật chất và tinh thần lành mạnh phong phú trong nhân dân tạo nên sự  chuyển  
biến mạnh mẽ từ những kết quả cụ thể của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây 
dựng văn hóa ở khu dân cư” được triển khai sâu rộng đến tùng hộ  gia đình của  
tùng khu phố trong khu dân cư.
II. THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI PHƯỜNG 
* Thực trạng:
Bà  Nguyễn Thị  Mai  ­ Chủ  tịch Hội Liên hiệp  Phụ  nữ  phường Tân Tiến 
cho biết: “Từ đầu năm đến nay xảy ra một số vụ bạo hành, tập trung  chủ yếu ở  
các gia đình đi thuê phòng trọ, cuộc sống bấp bênh, thu nhập thấp, dẫn đến cãi  
nhau, chửu bới, đã được người dân phản ánh đến cơ  quan chức năng. Tổ  hội  
Phụ  nữ  đã cử  người xuống điều tra, hòa giải nhằm giảm bớt nguy cơ  bạo lực  
gia đình xảy ra, tiếp xúc với những người bị  bạo hành, thoạt nhìn đã thấy nổi  
buồn và sự  khắc khổ  in hằn trên khuôn mặt của họ. Phần lớn những gia đình  
này khi bước chân vào ta cảm thấy sự  trống vắng, buồn tẻ, lạnh lẽo và một  
không khí nặng nề”. Tuy nhiên với tình hình như  hiện nay một số  gia đình rơi  

vào tình trạng thất nghiệp hoặc có lao động  mà không có việc làm, lâm vào hoàn 
cảnh khó khăn, thu nhập thấp, giá cả  tăng cao…thì bạo lực gia đình ngày càng 
gia tăng, một số nguyên nhân nữa là do một bộ phận người dân sống đua đòi, ăn 
chơi, cờ bạc rượu chè, … gây ảnh hưởng xấu đến gia đình và xã hội.
Một trường hợp cụ thể qua thông tin từ Tổ Hội phụ nữ khu phố 8 phường  
Tân Tiến, Thành phố  Buôn Ma Thuột cho biết. C hị  Lê Thị  H đã bị  chồng đánh 
đập và chửi bới, qua nhiều lần theo dõi  và được bà con khu phố phản  ảnh, Tổ 
Hội phụ nữ đã tiến hành lên kế hoạch để tiếp cận với thân chủ H. Phải nói rằng 
4


để  tiếp cận được với chị  không phải là điều dễ  dàng.  Do mặc cảm,  tự  ty và 
không muốn cho ai biết đến chuyện chồng thường xuyên đánh đập chửi bới nên 
chị  H tỏ ra không hồ hởi khi đón tiếp Tổ phụ nữ đến tìm hiểu và giúp đỡ. Song 
với kỹ  năng của một nhà công tác xã hội, với sự  cảm thông chia sẻ  chân thành 
của Tổ hội phụ nữ khu phố 8, chị H đã dần dần bày tỏ và tâm sự nhiều điều về 
sự  ngược đãi bấy lâu nay mà chị  cam chịu, không biết chia sẻ với ai, “Nói ra thì  
xấu hổ với bà con lối xóm…” chị H rưng rưng…. 
Khi được hỏi “Tại sao anh  ấy lại đánh đập chị mà chị không nhờ  đến tổ  
Hội phụ nữ khu phố giúp đỡ ?” Chị không ngần ngại và có phản ứng ngay: “Tôi 
xấu hổ lắm mấy chị ạ, ông ấy đi làm thì thôi chứ bước chân về  đến nhà là kiếm  
chuyện   gây gổ,  có bữa uống rượu  ở  đâu về  say  rồi  lôi tôi ra  chửi là đồ  ăn  
bám… có bữa còn đánh tôi nữa…Tôi nghĩ thương hai đứa con còn nhỏ không tôi  
cũng bỏ đi nơi khác cho xong, nhưng do sức khỏe yếu, công việc làm không ổng  
định… nên tôi cam chịu vậy thôi…Nhiều lúc tôi không thể chịu nổi chỉ muốn chết  
đi cho xong,cũng làm người mà sao có người sướng người khổ vậy ?”
Quan sát gia đình anh chị thì thấy thuộc diện hộ nghèo, trong nhà không có 
vật dụng gì nhiều ngoài cái tivi và chiếc xe máy cũ…,   chồng chị việc chính là đi 
làm hồ, thu nhập cũng tạm qua ngày, gia đình chị H có 2 đứa con, nhưng đều là 
con gái. Bố  đi làm, mẹ   ở  nhà nội trợ.  Chị  H có đi làm thuê nhưng công việc 

không ổn định. Tiếp xúc với người chồng của chị, thấy anh có khuôn mặt không 
được thoải mái lắm tuy nhiên có người hỏi thăm gia cảnh anh cũng vui vẻ  trò  
truyện nhưng cũng không muốn ai  can thiệp vào chuyện riêng của gia đình họ.
 Tổ phụ nữ tiếp cận và bắt chuyện với anh, anh cũng giãi bày rằng do một 
mình đi làm nuôi vợ  và 2 con, vợ  hay bị  bệnh nên không đi làm thường xuyên 
được, thỉnh thoảng có người kêu đi phụ quán ăn, được vài bữa rồi lại nghỉ,  điều 
kiện sinh sống vất vả, sinh con một bề, bị bạn bè khích bác, rồi nhiều yếu tố 
5


xung quanh tác động dẫn đến về  nhà trút hết bực dọc lên đầu người vợ  của 
mình.
 Tuyên truyền cho anh hiểu được sinh con trai hay con gái thì vẫn thế, phải 
nuôi dạy con cái thật tốt, tạo điều kiện cho các cháu đi học  để sau này có việc 
làm,  có điều kiện phát triển và phụng dưỡng cha mẹ. Thời đại ngày nay không 
còn phân biệt con trai hay con gái bởi con nào mà chẳng phải con mình miễn sao 
sau này nó có hiếu với cha mẹ là được. Còn vợ là người “đầu gối tay ấp”, là một 
phần của cuộc đời anh sao lại mang ra hành hạ, đánh đập, đừng nghe lời khích 
bác của bạn bè xấu để rồi về hành hạ người vợ của mình.
 Sau một thời gian tiếp cận hộ gia đình có chồng bạo hành. Kết quả  đạt  
được của Tổ  Hội phụ  nữ khu phố 8, đó chính là sự  cảm thông, động viên chia 
sẻ, lắng nghe chị H giải bày và hơn nữa là có được lời hứa của người chồng là  
sẽ cố gắng làm một người chồng, người cha tốt.
Tổ  Hội phụ nữ   đã lắng nghe và cảm thông với hoàn cảnh của vợ chồng 
chị  nên đã hướng dẫn  cho họ  biết phải làm thế  nào để  vươn lên  thoát nghèo, 
phải mạnh dạn vay vốn để  làm ăn, đầu tư  vào phát triển kinh tế  gia đình, như 
mở tạp hóa, buôn bán  nhỏ tại nhà  hoặc bán rau, trái cây… khu vực này dân cư 
qua lại đông đúc nên cũng kiếm thêm tiền chợ, phụ giúp anh thêm.
Những người phụ  nữ  bị  chồng đánh, chửi bới nhiều lần nhưng  vẫn cam 
chịu, luôn luôn sống trong tình trạng lo lắng, sợ sệt, thiếu niềm tin vào chính bản  

thân mình, không muốn tiếp xúc hoặc chia sẻ với những người xung quanh.
Tìm gặp  đồng chí  Trưởng công an  phường Tân Tiến  cho biết: “Đối với  
những vụ  bạo hành gia đình trong địa bàn dân cư, công an chỉ  can thiệp khi có  
một trong hai người trình báo.  Cảnh sát khu vực cùng đại diện tổ  dân cư, Tổ 
trưởng hội phụ nữ đến lập biên bản mời hai vợ chồng lên đồn viết tường trình,  
rồi giải thích, giáo dục, bắt cam kết không tái phạm, nếu người vợ  bị  đánh  
6


thương tích thì cấp giấy cho đi khám chứng thương, nếu muốn đưa người chồng  
ra toà xử  lý theo pháp luật thì trước hết người vợ  phải làm đơn kiện, có giấy  
chứng nhận thương tật mất 11% sức khoẻ, sau đó công an mới thu thập tài liệu  
để  truy cứu trách nhiệm hình sự… Nói tóm lại là quy trình rất phức tạp rầy rà,  
hơn nữa ít có người vợ nào chịu theo kiện chồng đến cùng”.
1. Nguyên nhân:
Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về  phòng, chống bạo lực gia  
đình còn hạn chế. Trình độ nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật trong một bộ 
phận người dân còn thấp khiến bạo lực gia đình vẫn tiếp tục xảy ra.
Tệ nạn xã hội cũng là những yếu tố nguy cơ dẫn tới bạo lực gia đình. Ví 
dụ như rựợu chè, cờ bạc, nghiện hút, trai gái, mại dâm,… 
Bất bình đẳng giới là nguyên nhân gốc rễ  gây ra bạo lực trong gia đình. 
Trong gia đình, người phụ nữ có vị  thế  và quyền lực không ngang bằng với nam  
giới, không có quyền tham  gia vào các quyết định trong gia đình, khiến họ  dễ  bị 
bạo lực do nam giới gây ra.
Sự  quan tâm của cộng đồng tới công tác phòng, chống bạo lực gia đình  
chưa được đầy đủ. Cộng đồng và các gia đình vẫn coi bạo lực gia đình là vấn  
đề riêng tư trong mỗi gia đình và người ngoài không nên can thiệp. 
Do ý thức cộng đồng còn quá coi nhẹ  hành vi bạo hành gia đình. Không  
nhận thức đúng tính nghiêm trọng của nó, ít can thiệp, không có lời khuyên, lời 
đánh giá đúng khi nạn nhân lâm vào tình cảnh của sự ngược đãi, bạo hành. 

Khó khăn về kinh tế cũng là một trong những yếu tố có nguy cơ dẫn đến 
bạo lực gia đình, vì khó khăn về kinh tế thường tạo ra các áp lực căng thẳng dễ 
dẫn tới các mâu thuẫn, tranh chấp nếu không biết cách xử lý phù hợp có thể gây 
nên bạo lực gia đình. Tuy nhiên không phải cứ  có khó khăn về  kinh tế  là nhất 
thiết phải có bạo lực gia đình. Thực tế cho thấy nhiều gia đình có mức sống, thu 
7


nhập thấp nhưng gia đình vẫn hoà thuận và ngược lại có những gia đình khá giả 
nhưng bạo lực gia đình vẫn xảy ra.
Do quan niệm phong kiến lạc hậu, tư  tưởng trọng nam khinh nữ, các 
chuẩn mực đạo đức, các giá trị  truyền thống chi phối, làm cho vị  trí của người 
phụ  nữ trong xã hội thấp hơn so với nam giới, đó là chưa nói đến vị  thế  về  xã  
hội, kinh tế, nghề  nghiệp của người đàn ông luôn nổi trội tạo nên những quan 
điểm chênh lệch về  bình đẳng giới. Đặc biệt là tính cách luôn muốn thể  hiện 
nam tính, khả  năng điều khiển, dạy vợ  của người đàn ông. Trong quan điểm  
“dạy” vợ bao gồm cả sự bảo ban và bạo lực.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ CÔNG TÁC PHỐI HỢP CỦA HỘI 
PHỤ NỮ PHƯỜNG TÂN TIẾN, PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH.
1. Thực hiện các văn bản hướng dẫn:

Thực hiện chế  độ  thu thập, lưu trữ, báo cáo thống kê số  liệu gia đình và 
phòng chống bạo lực gia đình theo Thông tư  số  23/2011/TT ­ BVHTTDL đúng  
thời gian quy định 
Triển khai các văn bản hoạt động công tác gia đình, phòng chống bạo lực  
gia đình đến cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn 
Tham mưu UBND Phường Tân Tiến ban hành Quyết định thành lập Ban 
chỉ đạo công tác gia đình gồm 7 thành viên và mời tham gia Ban chỉ đạo gồm 4  
thành viên (các đoàn thể). 

Triển khai kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo công tác gia đình đến các khu 
phố 
Vận động cán bộ  đoàn thể, cán bộ  công tác gia đình và khu phố  tham dự 
các lớp tập huấn nghiệp vụ  công tác gia đình tại trụ  sở  UBND phường Tân 
8


Tiến, mở  lớp tập huấn về  chăm sóc hỗ  trợ  nạn nhân bạo lực gia đình, tư  vấn  
viên về  bạo lực gia đình do các báo cáo viên của công tác gia đình và phòng 
chống bạo lực của sở Văn hóa, thông tin và du lịch tỉnh về trình bày.
2. Các hoạt động văn hóa văn nghệ: 

Tổ chức các hoạt động trong ngày gia đình Việt Nam 28 tháng 6 như: Hội 
thi nấu ăn, hái hoa dân chủ …..
Tuyên dương các gia đình văn hóa tiêu biểu trong ngày Hội Đại đoàn kết  
toàn dân tộc 
3. Công tác tuyên truyền: 

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức từ  cổ  động 
trực quan, tuyên truyền trực tiếp từ các công tác viên là hội viện các chi hội phụ 
nữ  đến việc sưu tầm biên soạn thu phát trên hệ  thống truyền thanh không dây  
của  phường   01   lần  trên  tháng   với   nhiều  nội   dung  phong   phú   như:   công   tác 
truyền thông giáo dục pháp luật, kiến thức kỷ năng làm cha mẹ, ứng xử của các  
thành viên trong gia đình, tích cực tham gia, thực hiện quy  ước của khu dân cư,  
giữ gìn  và không thể thiếu các hoạt động hòa giải của các tổ  hòa giải, câu lạc 
bộ gia đình tại cộng đồng
In ấn các tiêu chí đăng ký gia đình văn hóa gửi đến từng hộ gia đình nghiên  
cứu và tự nguyện đăng ký  gia đình văn hóa hàng năm 
Bộ  phận tư  pháp, Hội phụ  nữ, Đoàn thanh niên và Trung tâm văn hóa ­  
Học tập cộng đồng thường xuyên tổ  chức những buổi tuyên truyền pháp luật,  

tọa đàm về  sức khỏe sinh sản, kiến thức hôn nhân gia đình, truyền thông ngày  
thế giới xóa bỏ bạo lực chống lại phụ nữ 25/11 tại hội trường phường.

9


4. Công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể chính trị xã hội:
4.1. Phối hợp với bộ phận tư pháp ­ Hộ tịch dân số & Trẻ em:

Tham mưu cho UBND phường triển khai các văn bản pháp luật của nhà 
nước, tổ chức hòa giải thường xuyên các vấn đề  liên quan đến hôn nhân và gia 
đình, nhất là tội phạm trong lứa tuổi trẻ  em.Thực hiện tốt các chương trình 
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, tích cực phối hợp các đoàn thể, khu 
phố  và lực lượng y tế  cộng đồng vận động các cháu trong độ  tuổi đến tiêm 
chủng đầy đủ 
Duy trì hoạt động câu lạc bộ  phòng chống các tệ  nạn xã hội, câu lạc bộ 
xây dựng gia đình 5 không 3 sạch, các địa chỉ tin cậy và hoạt động của tổ tư vấn  
pháp luật
4.2. Hội nông dân:

Tuyên truyền vận động các hộ ngư dân nhất là các thành viên trong gia đình sau 
mỗi chuyến đánh bắt vào bờ dành nhiều thời gian chăm sóc cho con cái, nhà cửa…..
4.3. Đoàn thanh niên:
Thực hiện kế  hoạch về  các hoạt động nâng cao nhận thức cho nam, nữ 
thanh niên về trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm tiến bộ hạnh phúc 
4.4. Công đoàn cơ sở:
Triển khai thực hiện nội dung phối hợp về việc “ Đẩy mạnh các hoạt động  
tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình và phòng chống bạo lực gia 
đình cho cán bộ công chức viên chức lao động thuộc công đoàn viên chức tỉnh Đăk  
Lăk, giai đoạn 2015 ­ 2019” đến toàn thể cán bộ công chức trong cơ quan. 

4.5.Trạm y tế:
Tham gia tập huấn và xây dựng kế  hoạch triển khai tuyên truyền hỗ  trợ 
các nạn nhân bạo lực gia đình và là nơi tư  vấn điều trị  riêng cho nạn nhân bạo  
lực gia đình khi có tình huống  xảy ra 
10


Tổ chức khám sức khỏe sinh sản cho phụ nữ hàng năm, vận động trẻ tham  
gia tiêm chủng đầy đủ các mũi theo qui định 
4.6. Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc:

Tổ  chức thực hiện tốt cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời  
sống văn hóa ở khu dân cư” và các hoạt động trong ngày “Hội Đại đoàn kết toàn dân  
tộc”. 
4.7. Hội phụ nữ:

Thường xuyên nâng cao dân trí, tăng cường vai trò của gia đình và bình 
đẳng giới cho hội viên phụ  nữ  qua tham gia các lớp tập huấn về  kiến thức  
phòng chống xâm hại trẻ em, phòng chống buôn bán người, nghe thuyết trình về 
Luật bình đẳng giới, các phẩm chất của phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa,  
hiện đại hóa, giúp cho phụ  nữ  hiểu rõ vai trò, vị  trí của mình trong gia đình, 
ngoài xã hội để có kiến thức chăm sóc tốt gia đình mình và có mục tiêu phấn đấu 
rèn luyện cho bản thân.
Toàn phường có 06 câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội và 06 câu lạc bộ xây  
dựng gia đình hạnh phúc, với 143 thành viên. Sinh hoạt định kỳ hàng quý, tuyên truyền 
vận động phụ nữ thực hiện tốt quản lý giáo dục con em trong gia đình không phạm 
tội và tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình 4 chuẩn mực: No ấm ­ Bình đẳnh ­ Tiến bộ ­ 
Hạnh phúc.
 Tổ chức hội thi tuyên truyền kiến thức pháp luật, rèn luyện kỹ năng tuyên  
truyền viên với các chủ đề Kết nối yêu thương: Phụ nữ ­ Người xây tổ ấm; Phụ 

nữ và gia đình…. Giúp phụ nữ hiểu thêm về kỹ năng sống, quản lý gia đình, tạo  
sự  gắn bó yêu thương giũa các thành viên trong gia đình. Kết quả: đã có 8390 
lượt cán bộ, hội viên được nghe tuyên truyền.
 Duy trì hoạt động của 149 tổ  nhóm tiết kiệm với 1.432 cán bộ  hội viên  
tham gia nhằm tạo sự giúp vốn xoay vòng để cùng nhau buôn bán phát triển kinh  
11


tế  gia đình. Số  vốn luân chuyển hàng năm là 5,08 tỷ  đồng. Ngoài tổ  nhóm tiết  
kiệm còn có 9 tổ  vay vốn NHCSXH theo diện học sinh sinh viên và hộ  nghèo. 
Hàng năm số vay luân chuyển 8,7 tỷ đồng với 349 lượt hội viên vay. Hoạt động 
này giúp các gia đình có thêm thu nhập,  ổn định cuộc sống, gia đình thêm hạnh 
phúc.
 Được chính quyền cho phép xây dựng 05 địa chỉ tin cậy tại văn phòng Hội 
liên hiệp phụ nữ và các khu phố, 01 tổ Tư vấn pháp luật gồm 5 thành viên,… để 
hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, sau một thời gian thành lập về tổ tư vấn pháp  
luật có 01 hộ nhờ tư vấn về hôn nhân gia đình.
IV.NHỮNG   THUẬN   LỢI   VÀ   KHÓ   KHĂN   TRONG   CÔNG   TÁC 
PHÒNG   CHỐNG   BẠO   LỰC   GIA   ĐÌNH   TẠI   PHƯỜNG   TÂN   TIẾN 
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT.
1 Thuận lợi:

Được sự  chỉ  đạo xuyên suốt từ  Đảng ủy phường đến các cấp ủy chi bộ 
về công tác gia đình trong tình hình mới.
Sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ giữa các khu phố, ban ngành đoàn thể trong 
việc triển khai kế hoạch hành động thực hiện chính sách gia đình đến các khu dân cư. 
Được sự đồng tình hưởng ứng thực hiện và có chuyển biến nhận thức tốt 
trong việc thực hiện chính sách gia đình trong giai đoạn mới.
2. Khó khăn:


Trong   tình hình hiện nay một số  hoạt động văn hóa có xu hướng biến  
tướng gây ảnh hưởng  xấu đến một số bộ phận nhân dân, nạn  bạo hành trẻ em 
vẫn còn diễn ra  ở  một số  nơi, chưa phản ánh kịp thời hoặc chưa được các cơ 
quan chức năng phát hiện,  Khi người phụ  nữ  bị  bạo hành điều trước nhất là 
được cảm thông, chia sẻ, được giúp đỡ, giải quyết đúng đắn phù hợp với quyền  
lợi của họ. Ngược lại, phần lớn cộng đồng xung quanh còn ngại ngần nhìn nhận 
12


như là chuyện nội bộ gia đình không nghiêm trọng, nên đã không ngăn chặn giải 
quyết triệt để.
Trình độ  của đội ngũ cán bộ  làm công tác gia đình còn hạn chế  nhất là  
trong công tác hòa giải, tư  vấn….Chưa có kinh phí hoạt  động, các hoạt  động 
đều sử dụng kinh phí của văn hóa thông tin. (Nguồn: Báo cáo Kết quả công tác  
gia đình và phòng chống bạo lực gia đình năm 2016 của Ban chấp hành Hội phụ  
nữ phường Tân Tiến, Thành phố Buôn Ma Thuột).

V. ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP:
1. Đề xuất:

Tăng cường công tác truyền thông về  vai trò của người phụ  nữ, về  bình 
đẳng giới  trong gia  đình và xã hội. Cần tập trung tuyên truyền cho các  đối 
tượng, đặc biệt là nam giới. Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống gia đình, Vợ  ­ 
Chồng đều có quyền và nghĩa vụ  như  nhau. Mọi hành vi bạo lực và phân biệt  
đối xử với phụ nữ là vi phạm nhân quyền và không đúng với đạo lý làm người.
 Tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân. Nâng cao nhận 
thức cho người dân về bình đẳng  giới, về qụyền con người cũng như nâng cao 
hiểu biết về pháp luật.
  Chính sách của Nhà nước về  phòng, chống nạn bạo hành; trách nhiệm 
của các cơ quan hữu quan trong công tác này;... Đây là cơ sở  pháp lý quan trọng  

giúp cho các nạn nhân bạo lực gia đình có sự bảo vệ của pháp luật, những hành  
vi xúc phạm thân thể, nhân phẩm phụ nữ sẽ không chỉ bị lên án về mặt đạo đức,  
mà còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Và một sự phối hợp, liên kết giữa các 
cơ  quan, tổ  chức nghiên cứu, bảo vệ  quyền lợi phụ  nữ  với các cơ  quan thông 
tấn, báo chí mang tính thường xuyên là điều cần thiết.  Nhà nước cần quan tâm 
nhiều hơn đến cuộc sống của mỗi gia đình, đặc biệt là gia đình có bạo hành và 
trong đó phụ nữ và trẻ em là những người gánh chịu hậu quả nhiều nhất.
13


2. Giải pháp:
Để  Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sớm đi vào cuộc sống, phát huy  
tác dụng trong cộng đồng, cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó 
cần tập trung một số giải pháp sau:
Thứ  nhất: Tăng cường  hơn nữa  công tác thông tin, tuyên truyền Luật 
Phòng chống BLGĐ, Luật Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức tiến tới 
chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về Bạo lực gia đình.
Cần coi đây là biện pháp chủ  yếu để  nâng cao ý thức tự  giác chấp hành 
luật, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng các quy định của pháp luật để  tự 
bảo vệ  cho những nạn nhân tiềm năng, nâng cao tính tích cực xã hội của cộng 
đồng trong phòng chống bạo lực gia đình.
Giáo dục bình đẳng giới phải được thực hiện ngay từ trong gia đình đến 
nhà trường và xã hội để  định hình nhận thức. Phải nâng cao nhận thức của cả 
hai giới về quyền và nghĩa vụ của họ trong mối quan hệ với các thành viên trong  
gia đình.
Thứ hai: phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình; vai trò của họ hàng,  
dòng họ. Bởi đây là truyền thống văn hoá của dân tộc sẽ  có  ảnh hưởng không 
nhỏ đến việc duy trì sự ổn định, đoàn kết và êm ấm trong đời sống gia đình; làm  
tốt công tác hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình;
Ngăn chặn kịp thời và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình; Cần  

trang bị cho nạn nhân vũ khí để tự bảo vệ như: nghề  nghiệp để  độc lập về  tài  
chính, trình độ học vấn, ý thức vươn lên làm chủ bản thân và gia đình, kiến thức  
giữ gìn hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái...
Thứ  ba: đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp 
sống văn minh; cần quan tâm xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá trong đó 

14


đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia, không có tệ 
nạn cờ bạc, ma tuý để công nhận gia đình văn hóa.
Thứ  tư: phải xử  lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình theo đúng 
quy định của Nghị  định số: 110/2009/NĐ­CP quy định xử  phạt vi phạm hành 
chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình.
Thứ  năm: thực hiện việc lồng ghép chương trình phòng chống bạo lực  
gia đình, bình đẳng giới trong chương trình kế  hoạch phát triển kinh tế  xã hội  
của các cấp, các ngành.
Đây là một giải pháp quan trọng nhằm cụ thể hoá các chỉ tiêu, mục tiêu về 
phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia 
đình, tránh việc tuyên truyền chung chung không gắn với chỉ  đạo cụ  thể, trách 
nhiệm quản lý của Lãnh đạo các ngành, các cấp.
Việc   thực   hiện   tốt   các   chương   trình   phát   triển   kinh   tế,   xoá   đói   giảm 
nghèo, tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động,  ổn định đời sống gia 
đình, sẽ góp phần hạn chế bạo lực gia đình do nguyên nhân từ kinh tế khó khăn.
Cuối cùng là phải tăng cường vai trò Lãnh đạo của các cấp uỷ  Đảng, 
chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ  quan, ban ngành, đoàn thể  trong 
thực hiện phòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới.
Việc phòng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm chung của mọi gia đình 
và toàn xã hội, do đó cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của chính quyền 
và sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể nhân dân.

Phải đưa nội dung Phòng chống bạo lực gia đình vào chương trình, kế 
hoạch công tác. Hàng năm, các cấp uỷ, chính quyền cơ  sở  thực hiện tốt việc  
nắm tình hình các vụ  bạo lực gia đình để  ngăn chặn kịp thời, không để  xảy ra 
các vụ án nghiêm trọng.

15


Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, các hành vi bạo hành và 
phân biệt đối xử với người phụ nữ trong gia đình. Cần có sự phối hợp chặt chẽ 
hơn giữa hội phụ nữ, chính quyền địa phương và công an trong việc bảo vệ phụ 
nữ trước nạn bạo lực gia đình.
 Phải nghĩ đến phương án xây dựng nơi tạm lánh cho phụ  nữ  trong thời 
gian xảy ra bạo hành gia đình  ở  cơ  sở. Nghành Y tế  cần có chính sách giúp đỡ 
phụ nữ là nạn nhân của bạo lực.
 Xây dựng mô hình gia đình không có bạo lực, cộng đồng bình yên và hình  
thành các câu lạc bộ  “chống phân biệt đối xử  trong gia đình”… Các cấp chính  
quyền, đoàn thể chính trị ­ xã hội, đặc biệt là hội phụ  nữ  các cấp, tổ  dân phố... 
cần phát huy hơn nữa vai trò giáo dục, tuyên truyền về  xây dựng gia đình văn  
hóa trong cộng đồng. Và hơn hết, chính bản thân phụ nữ, phải nhận thức được  
quyền và trách nhiệm của mình trong xây dựng gia đình theo chuẩn mực văn hóa.

16


17


C. PHẦN KẾT LUẬN
Ở Việt Nam vấn đề  bạo lực gia đình luôn là một vấn đề  nhạy cảm, bởi 

xã hội nước ta, tư tưởng gia trưởng và những chuẩn mực đạo đức của Nho giáo 
vẫn áp đặt lên vai người phụ  nữ  hết sức nặng nề. Đặc biệt gia đình ít được  
nhắc tới vì nạn nhân luôn muốn che dấu nổi b ất hạnh của mình, có khi họ  lại 
không tìm thấy sự chia cảm thông, chia sẻ của cộng đòng xung quanh.
Thông thường, các nạn nhân luôn giấu kín, khi những vụ bạo hành bị “vỡ 
lở” nhiều người ngạc nhiên không hiểu tại sao những người phụ  nữ   ấy lại có  
thể chịu đựng bị đánh đập trong một thời gian dài như vậy mà không một lời kêu 
ca hoặc có ý định tự bảo vệ mình. Nhưng những trận bạo hành còn để lại những 
ảnh hưởng “vô hình”, những căn bệnh về  tâm lý nhiều khi không thể  chữa trị 
được như  trầm cảm, hoang tưởng thậm chí tâm thần phân liệt… Trong nhiều 
trường hợp, những người phụ nữ bị bạo hành là thành phần lao động chính trong  
gia đình nên  không thể lao động được, họ lại càng rơi vào tình trạng khó khăn, 
cùng quẫn.
Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm bảo vệ  quyền lợi của người  
phụ  nữ trong luật Hôn Nhân và Gia  đình, ngày 22/ 06/ 2000 và đặc biệt là ngày 
21/ 11/ 2006 Quốc Hội thông qua luật bình đẳng giới. Tuy nhiên bạo lực gia đình 
nước ta khó giải quyết triệt để vì đây là vấn đề  hết sức nhạy cảm và khó nhận  
biết nếu như bản thân phụ nữ không lên tiếng phản kháng.
Bạo hành gia đình dù ở  khía cạnh nào đều là hiện tượng không thể chấp  
nhận trong xã hội của chúng ta và càng không thể chấp nhận được trong thời đại 
văn minh của con người. Nam nữ đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Bạo  
hành đối với phụ  nữ  xảy ra làm hạn chế  việc xây dựng một nhà nước pháp 
quyền, làm cản trở đóng góp của phụ nữ trong việc xây dựng xã hội bền vững.  
18


Vì vậy cần có giải pháp hữu hiệu để  ngăn chặn đi đến xoá bỏ  mọi hình thức 
bạo lực đối với phụ nữ không chỉ trong phạm vi gia đình mà cộng đồng, các cấp  
chính quyền, quốc gia và quốc tế.


 

 

 

19


20



×