Chuyên đề 6
QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, các ngân hàng thương mại ở nước ta có xu thế mở rộng nhiều nghiệp
vụ kinh doanh hiện đại mới nhằm tăng lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh. Cùng
với hoạt động tín dụng truyền thống, hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng
mang lại lợi nhuận chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng lợi nhuận chung của ngân hàng.
Các ngân hàng thương mại lớn đều đầu tư khá mạnh cho hoạt động này. Tuy nhiên,
cũng như các hoạt đông kinh doanh khác của ngân hàng, kinh doanh ngoại hối của ngân
hàng luôn chứa đựng những rủi ro tiềm tàng, có khả năng gây ra tổn thất rất lớn, đặc
biệt trong thời điểm hiện nay, khi mà nước ta đã gia nhập WTO. Rủi ro tỷ giá là một
trong những rủi ro thị trường trong hoạt động ngân hàng. Tuỳ thuộc vào quy mô hoạt
động và quan điểm của Ban lãnh đạo ngân hàng, mỗi ngân hàng có mức độ rủi ro ngoại
hối khác nhau, do đó cũng có các phương pháp quản lý rủi ro ngoại hối khác nhau giữa
các ngân hàng. Dưới đây là các phương pháp phân tích rủi ro tỷ giá trong hoạt động
kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, trên cơ sở đó chúng ta phân tích và đánh giá rủi ro
tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Với
những nhận định trên chúng ta nhận thấy rằng ngoại hối có vai trị rất quan trọng trong
sự phát triển của một quốc gia nhất là một quốc gia đang trong thời kì phát triển như
hiện nay của nước ta.Vì thế, việc nghiên cứu, quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh
ngoại hối đang là một vấn đề thời sự nóng bỏng và được nhiều ngân hàng quan tâm.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1
1.1. Khái niệm rủi ro tỉ giá hối đoái
Kinh doanh ngoại hối là một trong những hoạt động của Ngân hàng nhằm phục
vụ cho nhu cầu đa dạng của nên kinh tế, tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh xuất nhập
khẩu hoạt động thuận lợi
Rủi ro tỉ giá hối đoái là rủi ro xuất hiện trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do
sự biến động về tỉ giá giữa các đồng tiề.
1.2. Biệu hiện của rủi ro tỉ giá
Khi đánh giá rủi ro tỉ giá người ta thường đánh giá sự ảnh hưởng của cả 2 yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp đến lãi (lỗ) của hoạt động kinh doanh.
Mối quan hệ đó được thể hiện qua cơng thức tính lãi (lỗ) đối với từng loại ngoại tệ khi tỉ
giá biến động như sau:
Lãi (lỗ) đối với ngoại tệ i = (trạng thái ngoại hối ròng của ngoại tệ I) x (mức biến động
của tỉ giá ngoại tệ I)
Có 2 loại trạng thái biểu hiện rủi ro:
Trạng thái trường (trạng thái ròng > 0)
+ Giá trị tài sản bằng ngoại tệ > Giá trị Nợ bằng ngoại tệ
+ Rủi ro xảy ra khi tỉ giá giảm (nếu tỉ giá tăng thì những Ngân hàng có vị thế đoản về
ngoại tệ sẽ bị thiệt hại)
Trạng thái đoản (trạng thái ròng < 0)
+ Giá trị tài sản bằng ngoại tệ < Giá trị Nợ bằng ngoại tệ
+ Rủi ro xảy ra khi tỉ giá tăng (nếu tỉ giá giảm thì những Ngân hàng có vị thế trường về
ngoại tệ sẽ bị thiệt hại)
1.3. Các trường hợp chịu tác động của rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị
kỳ vọng trong tương lai. Mọi hoạt động mà dòng tiền thu vào phát sinh bằng một loại
đồng tiền trong khi dòng tiền chi ra lại phát sinh bằng một loại đồng tiền khác đều chứa
đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá. Về cơ bản rủi ro tỷ giá phát sinh trong 3 hoạt động chủ yếu
của doanh nghiệp là hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động tín dụng.
2
- Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư thường phát sinh đối với công ty đa quốc gia
(multinational corporations) hoặc đối với các nhà đầu tư tài chính có danh mục đầu tư
đa dạng hố trên bình diện quốc tế. Lý do là vốn đầu tư và doanh thu được tính bằng các
loại đồng tiền khác nhau. Ví dụ: một cơng ty nước ngồi đầu tư sản xuất nước giải khát
tại VN có vốn bỏ ra bằng ngoại tệ để thiết lập nhà máy và nhập khẩu nguyên vật liệu để
sản xuất, như vậy phần lớn các chi phí của cơng ty này đều phát sinh từ ngoại tệ. Hàng
hóa sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong nước, do đó doanh thu lại chủ yếu
bằng VND. Nếu tỷ giá tăng thì chi phí sản xuất gia tăng tương đối so với doanh thu làm
cho lợi nhuận giảm đi thậm chí cịn có thể làm đảo lộn kết quả kinh doanh.
- Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất, nhập là loại rủi ro tỷ giá thường xuyên gặp phải
và đáng lo ngại nhất đối với các cơng ty có hoạt động xuất nhập khẩu mạnh. Sự thay đổi
tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳvọng của các khoản thu hoặc chi
ngoại tệ trong tương lai khiến cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng
đáng kể. Ví dụ: Tổng Cơng ty May 10 ký hợp đồng xuất khẩu trị giá 500.000 USD ngày
08/05/2012, hợp đồng được thanh toán sau 6 tháng kể từ ngày ký - 08/11/2012. Tại thời
điểm ký kết tỷ giá USD/VND = 20.200. Vào ngày thanh toán tỷ giá USD/VND =
20.000, như vậy cứ mỗi USD xuất khẩu công ty bị thiệt 200VND. Tồn bộ hợp đồng trị
giá 500.000USD, cơng ty bị mất 10 triệu VND. Khoản tiền này không phải là lớn với 1
hợp đồng nhưng nếu tính chung cho tồn bộ hoạtđộng xuất khẩu của công ty với vài ba
trăm hợp đồng thì đó là một con số khơng nhỏ.
- Hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng bằng ngoại tệ cũng chứa đựng rủi ro tỷ giá
rất lớn. Khoản nợ có thể trở nên trầm trọng hơn khi tỷ giá biến động. Ví dụ: Cơng ty
ABC xin vay vốn ngân hàng VPBank với số tiền 2 triệu USD, lãi suất 5,5%/năm trong
thời hạn 1 năm. Như vậy sau 1 năm số tiền mà công ty phải trả nhà băng là 2(1 + 0,055)
= 2,1 triệu USD, tại thời điểm hiện tại với tỷ giá USD/VND = 20.000, tương đương
42.000 triệu. Nhưng nếu 1 năm sau tỷ giá USD/VND = 20.200 thì khoản tiền phải trả
tương đương 42.420 triệu VND. Như vậy công ty phải trả thêm 420 triệu so với dự tính
ban đầu.
Như vậy, mức độ rủi ro tỷ giá phụ thuộc vào biến động tỷ giá nhiều hay ít, giá trị hợp
đồng hay giá trị khoản thu chi lớn hay nhỏ.
1.4. Hậu quả của rủi ro tỷ giá
3
a.
Tác động đến ngoại thương của một quốc giá
Tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ là quan trọng đối với mỗi quốc gia vì trước tiên nó
tác động trực tiếp tới giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu của chính quốc gia đó. Khi đồng
tiền của một quốc gia tăng giá (Tăng trị giá so với đồng tiền khác) thì hàng hố nước đó
ở nước ngồi trở thành đắt hơn và hàng hố nước ngồi tại nước đó trở nên rẻ hơn.
Ngược lại khi đồng tiền một nước sụt giá, hàng hố của nước đó tại nước ngồi trở nên
rẻ hởn trong khi hàng hố nước ngồi tại nước đó trở nên đắt hơn (các yếu tố khác
khơng đổi). Tỷ giá tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu vì vậy nó tác động tới cán
cân thanh tốn quốc tế, gây ra thâm hụt hoặc thặng dư cán cân thanh toán.
b.
Tác động tỷ giá hối đoái đến sản lượng công ăn việc làm và lạm phát
Tỷ giá hối đối khơng chỉ quan trọng là vì tác động đến ngoại thương, mà thơng qua đó
tỷ giá sẽ có tác động đến các khía cạnh khác của nền kinh tế như mặt bằng giá cả trong
nước ,lạm phát khả năng sản xuất, công ăn việc làm hay thất nghiệp…
Với mức tỷ giá hối đoái 1USD =15.000VND của năm 2005 thấp hơn mức 1USD =
21.000VND của năm 2012, tức tiền Việt Nam sụt giá và nếu giả định mặt bằng giá thế
giới khơng đổi, thì khơng chỉ có xe con khi nhập khẩu tính thành tiền Việt Nam tăng giá
mà cịn làm tất cả các sản phẩm nhập khẩu đều rơi vào tình trạng tương tự và trong đó
có cả ngun vật liệu, máy móc cho sản xuất. Nếu các yếu tố khác trong nền kinh tế là
khơng đổi, thì điều này tất yếu sẽ làm mặt bằng giá cả trong nước tăng lên. Nếu tỷ giá
hối đối tiếp tục có sự gia tăng liên tục qua các năm (đồng nội tệ Việt Nam liên tục mất
giá) có nghĩa lạm phát đã tăng. Nhưng bên cạnh đó, đối với lĩnh vực sản xuất chủ yếu
dựa trên nguồn lực trong nước, thì sự tăng giá của hàng nhập khẩu sẽ giúp tăng khả
năng cạnh tranh cho các lĩnh vực này, giúp phát triển sản xuất và từ đó có thể tạo thêm
cơng ăn việc làm, giảm thất nghiệp, sản lượng quốc gia có thể tăng lên. Ngược lại, nếu
các yếu tố khác khơng đổi thì lạm phát sẽ giảm ,khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực
trong nước cũng có xu hướng giảm ,sản lượng quốc gia có thể giảm ,thất nghiệp của nền
kinh tế có thể tăng lên … nếu tỷ gá hối đoái giảm xuống ( USD giảm giá hay VND tăng
giá).
c.
Tác động cuả rủi ro tỷ giá đến các hoạt động cuả DN
- Tác động đến năng lực cạnh tranh cuả doanh nghiệp
4
Rủi ro tỷ giá làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cuả doanh nghiệp so với các đối
thủ ở yếu tố "giá cuả sản phẩm" trên thị trường. Nếu doanh nghiệp chịu sự tác động cuả
rủi ro tỷ giá dẫn đến tổn thất ngoại hối thì doanh nghiệp sẽ phải tìm cách nâng giá bán
sản phẩm để trang trải tổn thất...Do đó giá sản phẩm cuả DN sẽ khơng hấp dẫn so với
các đối thủ cạnh tranh, khả năng cạnh tranh cuả DN sẽ bị giảm sút.
- Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính cuả DN.
Rủi ro tỷ giá tác động đến việc hoạch định tài chính cuả doanh nghiệp đối với các dự án
đầu tư dài hạn chịu sự biến động cuả tỷ giá.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY.
2.1 Đánh giá thực trạng rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam
2.1.1 Trạng thái ngoại tệ
-
Hiện nay theo quy định của NHNN, giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ được tính
bằng tỷ lệ giữa tổng trạng thái ngoại tệ dương hoặc tổng trạng thái ngoại tệ âm chia cho
vốn tự có của TCTD. Vốn tự có để tính giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ của TCTD là
vốn tự có của tháng liền kề trước kỳ báo cáo của TCTD; Tổng trạng thái ngoại tệ dương
của các TCTD không được vượt quá 20% vốn tự có của TCTD; Tổng trạng thái ngoại tệ
âm cuối ngày của các TCTD không được vượt quá 20% vốn tự có của TCTD; Các chi
nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam có vốn tự có từ 25 triệu đô la Mỹ trở xuống
được phép áp dụng mức giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ như sau: Tổng trạng thái ngoại
tệ dương cuối ngày quy ra đô la Mỹ không được vượt quá 5 triệu đô la Mỹ. Tổng trạng
thái ngoaị tệ âm cuối ngày quy ra đô la Mỹ không được vượt quá 5 triệu đô la Mỹ.
-
Với việc thu hẹp trạng thái ngoại tệ của các TCTD từ mức 30% (theo quy định
cũ) xuống mức 20%, NHNN muốn phát đi “thông điệp” về một định hướng chính sách
quản lý ngoại hối mới theo hướng chủ động hơn và giảm dần tình trạng đơ la hóa trong
nền kinh tế. Theo đó, từng bước giảm bớt huy động và cho vay bằng ngoại tệ trong hệ
thống ngân hàng dần chuyển sang quan hệ mua và bán. Khi hoạt động vay mượn giảm
bớt cộng với việc trạng thái ngoại tệ bị thu hẹp còn 20% sẽ mở ra một cơ chế mua bán
5
ngoại tệ rộng hơn trong ngân hàng, mục tiêu lớn nhất trong việc thu hẹp trạng thái ngoại
hối của các ngân hàng sẽ giảm bớt yếu tố đầu cơ và góp phần tăng cung ngoại tệ cho thị
trường.
2.1.2 Biến động tỷ giá hối đoái
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nếu như năm 2008 giá USD (tỷ giá
VND/USD) tăng 6,31%, năm 2009 tăng tới 10,07%, năm 2010 tăng 9,68% thì năm 2011
chỉ tăng 2,2% và năm 2012 đã giảm gần 1%. Trong 6 tháng đầu năm 2012 tỷ giá
VND/USD có xu hướng tăng nhẹ, cịn 6 tháng cuối năm2012 giảm, tính chung cả năm
tỷ giá giảm gần 0,88%. Điều đó chứng tỏ rằng năm 2012 là một năm thành cơng trong
cơng tác điều hành chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá VND/USD nói
riêng của NHNN Việt Nam.
2.1.3 Điều hành chính sách tỷ giá hối đối
Thành tựu
-
Các NHTM thể hiên vai trò chủ đô ̣ng và tự tin trong điề u hành chinh sách tỷ giá
̣
́
trong hệ thống, chủ động thực hiện ổn định tỷ giá, ổn định tâm lý thị trường và tuân thủ
đúng các quy định về ngoại hối có liên quan.
-
Chủ động thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất là biện pháp nổi bật nhất trong cơng
tác điều hành chính sách tỷ giá tại NHTM theo quy định của NHNN. Có thể khẳng định,
sự ổn định của tỷ giá VND/ USD nằm trong chuỗi cắt giảm lãi suất liên tiếp và mạnh
của các NHTM đã đạt mục tiêu hạ lãi suất và mặt bằng đã giảm từ 3 - 10%/năm so với
thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2008, góp phần tháo gỡ khó khăn, giảm áp lực chi phí vay
vốn của các doanh nghiệp và cá nhân, qua đó hỗ trợ tăng tổng cầu của nền kinh tế.
-
Mặc dù lãi suất tiết kiệm bằng VND đã giảm nhưng vẫn cịn cao và có sức hấp
dẫn so với tiết kiệm bằng ngoại tệ, trong khi tỷ giá ổn định, quan trọng hơn là lạm phát
đã được kiềm chế. Điều này góp phần làm giảm cầu ngoại tệ với mục đích găm giữ, đầu
cơ, đồng thời một lượng lớn các dòng ngoại tệ từ nước ngoài đổ về (vốn đầu tư gián
tiếp, kiều hối, tiền gửi và vay mượn từ nước ngoài...) được chuyển ra VND để gửi vào
ngân hàng hưởng chênh lệch lãi suất, góp phần làm tăng cung ngoại tệ, từ đó tỷ giá ổn
định và giảm xuống.
6
-
Các NHTM đã dự báo tốt và duy trì chênh lêch giữa tỷ giá chinh thức và tỷ giá
̣
́
trên thi trường tự ở khoảng cách hẹp, từ đó tạo mơi trường kinh doanh ngoại hối an toàn
̣
và hiệu quả.
Hạn chế
Việc giữ tỷ giá cố định trong một giai đoạn giúp ổn định tỷ giá nhưng có thể sẽ tích
tụ thêm khó khăn cho tương lai khi khu vực xuất khẩu bị thiệt hại vượt quá điểm cân
bằng giữa lợi ích và chi phí của việc neo giữ tỷ giá đối với nền kinh tế. Bởi khi dòng
vốn dần được tự do hóa cùng với lộ trình tự do hóa giao dịch vốn và mở cửa thị trường
tài chính theo các cam kết quốc tế, thì chế độ tỷ giá gần như cố định trong một thời gian
dài sẽ chịu tác động lớn từ biến động của thị trường quốc tế.
Cung cầu ngoại hối trên thị trường Việt Nam không ổn định trong từng lĩnh vực
nghiệp vụ, từng đối tượng khách hàng, từng thời điểm giao dịch…Vì vậy, việc điều
hành chính sách tiền tệ nói chung và duy trì trạng thái ngoại hối nói riêng một cách linh
hoạt, an tồn và hiệu quả là bài tốn khơng dễ đối với các NHTM hiện nay.
Chính sách tỷ giá thay đổi khơng đúng như dự báo làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên các lĩnh vực tín dụng, kinh doanh ngoại hối….
Khi ngân hàng duy trì trạng thái ngoại hối dương hoặc âm đều có thể xảy ra các rủi ro tỷ
giá liên quan đến việc điều hành chính sách ngoại hối.
Chính sách điều hành tỷ giá còn hạn chế khi ảnh hưởng từ nền kinh tế trong và ngồi
nước, các thơng tin về điều hành chính sách tiền tệ nói chung và chính sách ngoại hối
của NHNN nói riêng chưa rõ ràng và khó có thể dự báo được, từ đó gây khó khăn cho
các NHTM trong việc tuân thủ quy định và điều hành chính sách ngoại hối theo các
chiến lược đặt ra.
2.1.4 Tình hình hoạt động tín dụng ngoại tệ
Các số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như NHNN gần đây cho thấy tín dụng
ngoại tệ đang có xu hướng giảm trong những tháng đầu năm 2012. Mặc dù đây là một
tín hiệu tích cực, phù hợp với chủ trương giảm dần tín dụng ngoại tệ để hạn chế tình
trạng đơla hóa trong nền kinh tế. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia kinh tế, xét ở góc
độ nào đó, đây là những số liệu cảnh báo đáng chú ý cho thấy tình trạng sản xuất đang
gặp nhiều khó khăn.
7
Theo giới phân tích, việc tín dụng ngoại tệ liên tục trong xu hướng giảm là do 2
nguyên nhân, từ cả phía cung lẫn cầu.
Về phía cung, thời gian qua huy động ngoại tệ gặp nhiều khó khăn khiến các
NHTM cũng bị giảm nguồn để cho vay ra. Theo số liệu thống kê của NHNN Việt Nam,
tính đến 20/2/2012, tiền gửi ngoại tệ của khách hàng tại các TCTD giảm 0,81% so với
tháng trước. Một trong những lý do dẫn đến hiện tượng này là thời gian qua tỷ giá khá
ổn định, thậm chí có thời điểm cịn giảm nhẹ, trong khi hiện chênh lệch lãi suất tiết kiệm
USD và VND đang ở mức khá lớn nên người dân có xu hướng chuyển sang nắm giữ
VND để hưởng lãi suất cao hơn. Bên cạnh đó, theo lãnh đạo một NHTM, đối tượng cho
vay ngoại tệ đang bị giảm đi nhiều vì trong những năm vừa qua, nợ xấu tại một số ngân
hàng tăng lên nên việc cho vay có sự chọn lọc kỹ càng hơn.
Không những vậy, mặc dù Thông tư 03/2012/TT-NHNN đến 2/5 tới mới có hiệu
lực thi hành, nhưng các ngân hàng cũng phải giảm dần cho vay đối với các nhà nhập
khẩu, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chiến lược. Khi
Thơng tư 03 có hiệu lực, tín dụng ngoại tệ sẽ càng bị siết chặt, chỉ các doanh nghiệp có
nguồn thu ngoại tệ từ sản xuất kinh doanh mới được vay. Điều này mặc dù trước mắt có
thể sẽ gây khó khăn cho một số doanh nghiệp, tuy nhiên, về lâu dài sẽ giúp tạo một thị
trường ngoại hối ổn định và lành mạnh khi khơng có việc các DN đổ xô đi mua ngoại tệ
trả nợ vay vào quý IV hàng năm. Các doanh nghiệp cũng tránh được rủi ro tỷ giá không
cần thiết.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, việc tín dụng ngoại tệ giảm chủ yếu
do cầu tín dụng ngoại tệ để nhập khẩu giảm. Thế nhưng, do đặc trưng của sản xuất và
xuất khẩu trong nước vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, nên
nhập khẩu giảm sút cũng có nghĩa sản xuất, xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn. Nhu
cầu vay vốn của khách hàng nhìn chung yếu do các DN vẫn cịn quan ngại về tình hình
kinh tế vĩ mơ và sức cầu tiêu dùng kém. Tín dụng (cả tiền đồng và ngoại tệ) của tồn hệ
thống tính đến 20/3/2012) giảm 2,13% so với cuối năm 2011.
Có thể thấ y "sức khỏe" của cộng đồng doanh nghiệp đã bị "bào mòn" khá nhiều
sau mấy năm liên tục vật lộn với khó khăn. Vừa thốt khỏi cơn bão lạm phát năm 2008
đã phải đối mặt với những khó khăn khi nền kinh tế bị suy giảm do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu trong năm 2009. "Sức khỏe" chưa
8
hồi phục được bao nhiêu lại tiếp tục oằn lưng chống đỡ với lạm phát cao trong năm
2010 và 2011. Năm 2012, kinh tế trong và ngoài nước dự báo vẫn sẽ tiếp tục khó khăn
và thậm chí cịn khó khăn hơn. Đã có nhiều doanh nghiệp gục ngã. Với những DN tốt
thì họ lo kinh tế khó khăn chưa dám mở rộng sản xuất kinh doanh. Người dân cũng vậy,
lạm phát cao nhiều năm qua đã làm suy giảm đáng kể tích lũy của họ. Nay trong bối
cảnh khó khăn, họ càng có xu hướng thắt chặt tiêu dùng. Tiêu dùng giảm càng khiến
đầu ra sản xuất thêm phần khó khăn. Trong nước đã vậy, tình hình xuất khẩu cũng khó
khởi sắc như năm 2011 khi kinh tế thế giới vẫn đầy bất ổn.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, đây là khó khăn trong
ngắn hạn khi chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ được áp dụng. Về dài hạn, các chính
sách này sẽ giúp tạo một sự tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững trong tương lai,
thay vì tăng trưởng nóng với lạm phát cao như những năm trước đây. Việc Chính phủ và
NHNN đang tích cực hạ mặt bằng lãi suất xuống mức hợp lý để thúc đẩy sản xuất kinh
doanh và kích thích tiêu dùng đồng thời đẩy nhanh quá trình cải cách 3 khu vực: bảo
đáp ứng nhu cầu vốn ngoại tệ cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh xuất
nhập khẩu. Với định hướng biến động tỷ giá 2-3% sẽ tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp
tiếp cận ngoại tệ dễ dàng hơn, chủ động tính tốn nhu cầu của mình. Bên cạnh đó, hai
Thơng tư 03 và 07 quy định mới về cho vay ngoại tệ và trạng thái ngoại hối, Nghị định
95 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngoại hối... đã và đang có tác động tích
cực đối với thị trường ngoại hối, hoạt động kinh doanh của ngân hàng và doanh nghiệp.
Trong trung, dài hạn cơ chế quản lý ngoại hối của NHNN sẽ chuyển từ hình thức gửi
tiền - vay ngoại tệ sang mua-bán ngoại tệ nhằm giảm tình trạng đơla hóa, tháo gỡ khó
khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận ngoại tệ và dịch vụ ngoại hối của ngân hàng.
DNNN, đầu tư công và hệ thống ngân hàng sẽ giúp xây dựng được một nền tảng
vững chắc cho sự phát triển kinh tế trong tương lai - chuyên gia này nhận định.
Ngày 28/12/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư
37 quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi (gọi chung là TCTD) đối với khách hàng vay là người cư trú.
Theo đó, cho vay bằng ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh tốn ra nước ngồi tiền nhập
khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất - kinh
9
doanh để trả nợ vay; doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu (quy định này được
thực hiện đến hết ngày 31.12.2013); cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn ở
trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất - kinh doanh hàng hóa xuất khẩu mà
khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay; khi được TCTD
giải ngân vốn cho vay, khách hàng vay phải bán số ngoại tệ vay đó cho TCTD cho vay
theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay (spot), trừ trường hợp nhu cầu vay vốn của
khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền giao dịch
phải bằng ngoại tệ. Quy định này được thực hiện đến hết ngày 31.12.2013.
Các TCTD cho vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngồi đối với các dự án, cơng trình
quan trọng quốc gia được Quốc hội, Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định
chủ trương đầu tư và đã được Bộ Kế hoạch - Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước
ngồi. Thơng tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.1.2013.
2.1.5 Thực trạng sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh
-
Ngày 10/01/1998, trên cơ sở nhận thức sự cần thiết thúc đẩy giao dịch ngoại hối
phát triển, thống đốc NHNN đã ký quyết định 17/1998/QĐ_NHNN ban hành quy chế
giao dịch hối đoái (quyết định 17). Quy chế này đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh
doanh ngoại tệ của các NHTM, tạo cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất, đồng
thời tăng cường sự quản lý và giám sát của NHNN về lĩnh vực ngoại hối. Tuy nhiên, với
quyết định này thì giao dịch ngoại hối chỉ mới được thực hiện thông qua các công cụ
giao ngay kỳ hạn và hoán đổi.
-
Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là cơng cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở
Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Mặc dù phản ứng
này tỏ ra khá kịp thời nhưng hiệu quả tác dụng chưa cao, nguyên nhân là do các bên liên
quan bao gồm các doanh nghiệp, là người sử dụng và các NHTM, là nguời cung cấp
dịch vụ vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về các loại giao dịch này liên ngân hàng ở VN chưa
phát triển, một phần do những hạn chế vốn có của nó trong việc phòng chống rủi ro tỉ
giá và những hạn chế của NHNN. Lúc mới cho phép giao dịch chỉ có 28 NHTM có hoạt
động giao dịch ngoại hối hốn đổi và kỳ hạn, trong đó có 21 chi nhánh ngân hàng nước
ngoài, 7 NHTM Việt Nam (4 NHTM quốc doanh, 3 NHTMCP) và số lượng hợp đồng
giao dịch cũng rất hạn chế.
10
BIDV
Năm
Vietinbank
Vietcombank
Triệu VND
Tổng thu nhập
%
Triệu
VND
%
Triệu
VND
%
7.794.275
100
6.648.680
100
5.763.393
100
0,24
4.256
0,06
0
Thu từ các công cụ phái
sinh
2008
19.110
Tổng lợi nhuận
100
3.192.119
100
8.829
0,04
-6.464
0
0
0
7.570.430
100
8.694.253
100
10.991.219 100
Thu từ các công cụ phái
363.288
sinh
4,79
74.764
0,86
53.492
0,04
Tổng lợi nhuận
2.368.018
100
2.436.388
100
3.525.877
100
Dịch vụ phái sinh
237.930
10,04
-120.042
0
52.492
1,4
Tổng thu nhập
9.687.959
100
5.428.316
100
9.286.804
100
Thu từ các công cụ phái
91.272
sinh
0,94
200.587
3,70
6.420
0,06
Tổng lợi nhuận
3.605.469
100
1.678.289
100
5.004.374
100
Dịch vụ phái sinh
-
1.529.085
Tổng thu nhập
2010
100
Dịch vụ phái sinh
2009
2.028.246
-171.695
0
-289.517
0
-288.777
0
Ngày 12/02/2003, công văn số 135/NHNN-QLNH về giao dịch quyền chọn
ngoại tệ, trước tiên là quyền chọn giữa ngoại tệ với ngoại tệ chính thức ra đời .
Eximbank là NHTM đầu tiên thực hiện thí điểm nghiệp vụ này. Sau Eximbank, NHNN
cũng cho phép 7 ngân hàng khác thực hiện thí điểm nghiệp vụ này gồm Citibank,
HSBC, BIDV, ACB, VCB, ICB và Agribank, các NTHM đều đã thực hiện quyền chọn
ngoại tệ với các đồng tiền tự do chuyển đổi như USD, CAD, JPY, CHF, SGD, AUD,
GBP, HKD.
Ngày 18/4/2005, NHNN đã có cơng văn số 326/NHNN_QLNH cho phép ACB
triển khai thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ. Sau đó, các TCTD được
phép kinh doanh ngoại hối đều được thực hiện nghiệp vụ phái sinh này. Trước tháng
3/2009, Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại triển khai một số
nghiệp vụ phái sinh như hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ chéo, tương lai, quyền
chọn… Tuy nhiên, Giữa lúc nghiệp vụ “quyền chọn Đô - Đồng” đang nhộn nhịp thì
đến ngày 18/3/2009, NHNN ban hành văn bản số 1820/NHNN-QLNH, yêu cầu tất cả
11
các NHTM kể từ 23/3/2009 phải dừng thực hiện nghiệp vụ này vì các NHTM đã lợi
dụng hình thức thu phí mua/bán quyền chọn để điều chỉnh tỷ giá, khơng tuân thủ đúng
các quy định về biên độ tỷ giá do NHNN cho phép.
Bảng số liệu thu nhập từ hoạt động phái sinh ngoại tệ
Qua bảng trên cho thấy, các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối vẫn còn sơ khai, kém
phát triển, thể hiện ở doanh số giao dịch và tỷ trọng lợi nhuận thu được thấp.
2.2 Nguyên nhân rủi ro tỷ giá
2.2.1 Nguyên nhân từ cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái và sự can thiệp quá sâu
của chính phủ .
Trong vịng 4 - 5 năm qua, lạm phát đã tăng khoảng 25%, trong khi tỷ giá hối đoái chỉ
tăng khoảng 2,5%. Khi lạm phát cao như vậy sẽ dẫn đến một hậu quả tất yếu là thâm hụt
thương mại ngày càng lớn, thâm hụt vãng lai ngày càng nhiều, từ đó tạo sức ép tăng cầu
ngoại tệ, tăng tỷ giá hối đối. Tuy nhiên vì lạm phát cao, ngân hàng không dám điều
chỉnh tăng tỷ giá hối đối và càng để lâu tình trạng này thì càng hàm chứa một cú sốc về
tỷ giá. Đó là một rủi ro tiềm ẩn.
Cơ chế tỷ giá hối đối có thể ảnh hưởng tới các hoạt động đầu cơ, trong khi đó giá trị
thực của tài sản ngân hàng đã bị suy yếu được điều chỉnh lên - xuống và nhiều khả năng
ngân hàng trung ương phải thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng đối với ngân
hàng mất khả năng thanh khoản nhưng chưa mất khả năng thanh toán. Việc tăng đột
ngột tỷ giá hối đoái là nguyên nhân chính dẫn tới khủng hoảng ngân hàng 1998 tại các
nước Đông Á.
2.2.2 Nguyên nhân bắt nguồn từ các giao dịch thương mại, các khoản vay
bằng ngoại tệ
Đây là loại nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá phổ biến nhất khi các doanh nghiệp phải trả tiền
cho người cung cấp hoặc bán hàng và thu về một đồng tiền khác với đồng tiền nước
mình, thơng qua các giao dịch như:
- Mua nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh trả tiền bằng ngoại tệ, hoặc
- Bán sản phẩm thu tiền bằng ngoại tệ.
Nguy cơ rủi ro kiểu này là rất quan trọng bởi vì những biến động ngoại hối có thể ảnh
hưởng lớn đến các khoản tài trợ bằng ngoại tệ tại các NHTM. Nguy cơ rủi ro này có thể
định lượng được và do vậy doanh nghiệp thường hiểu rất rõ về nó.
12
Thơng thường các doanh nghiệp có nhiều khả năng tiếp cận với các nguồn vốn bằng các
loại ngoại tệ khác với đồng nội tệ của nước mình với các mức lãi suất rất cạnh tranh. Sở
dĩ như thế là do ngày càng có nhiều những lời chào mời cho vay cạnh tranh hơn bằng
các đồng tiền khác, hay đơn giản bởi vì các mức lãi suất tuyệt đối của các đồng tiền
khác là thấp hơn. Các khoản vay như vậy đã đẩy công ty tới nguy cơ rủi ro về độ nhạy
cảm tỷ giá – khi phải thanh toán lãi vay, nhưng quan trọng hơn là khi hoàn trả khoản
vốn vay cuối cùng. Nhiều công ty ở các nước châu Á đã thấm thía như thế nào khi
chứng kiến thảm cảnh chi phí cho việc dùng đồng nội tệ để hoàn trả các khoản vay mà
họ đã vay bằng đồng USD đến ngày trả nợ lại tăng lên đáng kể. Nguy cơ rủi ro loại này
thường là do công ty tự nguyện lâm vào và cũng dễ định lượng.
Việc sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng chống rủi ro hối đoái ở Việt Nam
Cho đến nay, ở Việt Nam các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn sơ khai, kém phát triển thể
hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở một số NHTM mặc dù đã triển khai nghiệp
vụ option nhưng khơng có giao dịch. Mặc dù trên thế giới các nghiệp vụ phái sinh để
bảo hiểm rủi ro tỷ giá như forward, swap, futures, option đã được sử dụng phổ biến từ
rất lâu với doanh số hàng ngày lên tới hàng trăm tỷ USD. Chính vì vậy, việc ứng dụng
các công cụ phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại Việt Nam đang gặp nhiều khó
khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do:
2.2.3 Thiếu nhu cầu thực sự từ phía khách hàng.
Đây là vấn đề cốt lõi, vì trước đây tỷ giá USD/VND thường xuyên ổn định tại mức trần
so với giá NHNN công bố, khách hàng không quan tâm tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ
giá. Tuy nhiên, sang năm 2007 và đầu năm 2008, thị trường chứng kiến sự biến động và
đảo chiều mạnh mẽ của VND so với đồng Đôla Mỹ, tỷ giá USD/VND giảm xuống giao
dịch tại mức sàn. Nguyên nhân là do lượng lớn ngoại tệ từ các hoạt động đầu tư trực
tiếp, gián tiếp nước ngoài, kiều hối đổ vào các NHTM làm xuất hiện dư thừa ngoại tệ do
mất cân đối cung cầu. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay đang phải đối mặt với
vấn đề rủi ro tỷ giá, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành thuỷ sản, dệt
may, cà phê... và các ngành sản xuất, xuất khẩu khác. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp
Việt Nam vẫn chưa có thói quen hay nói chính xác hơn là chưa quan tâm tới phịng
chống rủi ro đối với các hoạt động ngoại tệ của mình.
13
Hàng năm các doanh nghiệp Việt Nam đều phải vay ngoại tệ hàng trăm triệu USD hoặc
EUR để đầu tư vào các dự án lớn, các doanh nghiệp này sau khi vay ngoại tệ thường
bán số ngoại tệ này chuyển sang VND để tiến hành hoạt động đầu tư dự án, đến kỳ trả
nợ họ phải mua lại số ngoại tệ đó bằng VND. Trong thời gian tiến hành hoạt động sản
xuất kinh doanh, rõ ràng sẽ có sự biến động về cả lãi suất cho vay và cả tỷ giá hối đối.
Nếu sử dụng cơng cụ phái sinh như hốn đổi lãi suất hoặc cơng cụ kỳ hạn hay quyền
chọn về ngoại tệ thì các doanh nghiệp sẽ bảo hiểm được rủi ro lãi suất trong trường hợp
nếu lãi suất vay là thả nổi và khi lãi suất thị trường đã tăng lên như hiện nay hoặc bảo
hiểm được rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ có xu hướng giảm xuống vào thời điểm doanh
nghiệp bán ngoại tệ.
2.2.4 Thiếu cơ sở pháp lý.
Trong vài năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép các NHTM được
thực hiện nhiều nghiệp vụ mới như quyền chọn ngoại hối, quyền chọn vàng, hoán đổi
lãi suất. Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy đủ, ngoại trừ chỉ
có giao dịch hốn đổi lãi suất đã có quy chế của NHNN là Quyết định số
1133/2003/QĐ-NHNN, ngày 30/09/2003. Mặc dù hiện nay tất cả các NHTM đều được
thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, tuy nhiên chỉ được thực hiện quyền chọn giữa
ngoại tệ và ngoại tệ, còn quyền chọn giữa ngoại tệ và VND thì phải được sự cho phép từ
phía NHNN. Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chuyển đổi ngoại tệ
ra VND để phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất trong nước mà hầu như không chuyển đổi
từ ngoại tệ ra ngoại tệ. Đây cũng là trở ngại lớn đối với các NHTM làm cho doanh số
giao dịch quyền chọn rất thấp.
2.2.5 Thiếu kiến thức, hiểu biết về cơng cụ phái sinh.
Sản phẩm phái sinh trong phịng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới và phức tạp đối
với thị trường Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các NHTM phải có hệ
thống thơng tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác, cập nhật liên tục; phải có cơng
cụ đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất; đội ngũ các nhà quản lý, các giao dịch
viên chuyên nghiệp, Thực tế có nhiều NHTM được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn
ngoại hối từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được. Đối với các doanh nghiệp thì
việc hiểu biết các cơng cụ phái sinh để phịng chống rủi ro cịn nhiều hạn chế.
14
Chưa phát triển được các công cụ phái sinh và thị trường phái sinh là giúp cho
các doanh nghiệp có thêm cơ hội lựa chọn loại hình giao dịch hối đoái phù hợp với mục
tiêu kinh doanh. Khi sử dụng các cơng cụ phái sinh doanh nghiệp có được sự lựa chọn
về tỷ giá mong muốn. Mặt khác, chưa tập trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng cho các
cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế về các cơng cụ phái sinh nói
chung và phái sinh ngoại hối nói riêng, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý
thuyết lẫn thực tiễn áp dụng, thiếu kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và
thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn
lọc, tổng hợp và phân tích thơng tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm
sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất.
2.2.6 Nguyên nhân khách quan liên quan chính sách phát triển các công cụ
phái sinh ngoại hối tại Việt Nam
Tỷ giá thị trường phải biến động tới mức đủ để các doanh nghiệp phải quan tâm chú ý
tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Các NHTM cũng rất muốn triển khai các sản phẩm
dịch vụ mới nhưng không thể "cố ép" khách hàng sử dụng khi thực sự họ khơng có nhu
cầu. Điểm chung dễ nhận thấy trong hai lần ra quyết định điều chỉnh tỷ giá của Ngân
hàng Nhà nước đều được đưa ra một cách hết sức bất ngờ và thậm chí đi ngược với
những gì mà thị trường và các DN kỳ vọng từ những thông điệp mà cơ quan quản lý
phát đi trước đó.
Cơ chế điều hành tỷ giá NHNN chưa thực sự linh hoạt, chưa tạo ra một thị trường ngoại
hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ. NHNN cần tiếp tục nới rộng biên độ dao
động so với tỷ giá bình quân và thường xuyên điều chỉnh linh hoạt biên độ này cho phù
hợp với thị trường hơn. Đây là cơ sở để NHTM cũng như doanh nghiệp quen dần với
các cơng cụ phịng chống rủi ro tỷ giá.
NHNN chưa ban hành những quy tắc cơ bản nhất trong giao dịch phái sinh, các
văn bản hướng dẫn nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thị trường của Việt Nam hiện nay,
để có hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các NHTM. Cho phép các NHTM chủ
động thực hiện quyền chọn ngoại hối giữa ngoại tệ và VND khi có nhu cầu phái sinh.
NHTM thực hiện nghiệp vụ mới một cách riêng lẻ theo sự hiểu biết của ngân hàng, dẫn
đến tình trạng khơng thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi có sự cố xảy ra.
15
NHNN chưa tăng cường hơn nữa vai trò trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN tổ chức, giám sát và điều hành nhằm hình
thành một thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các tổ chức tín dụng là thành
viên thị trường. Ngân hàng Nhà nước tham gia thị trường với tư cách là người mua,
người bán cuối cùng, thực hiện can thiệp khi cần thiết vì mục tiêu chính sách tiền tệ
quốc gia.
2.2.7 Thiếu cơ sở dữ liệu, về phương tiện, thiết bị
Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson, SowJones News hay
Metastock chưa có hệ thống phần mềm xử lý, quản lý rủi ro và tính phí đối với các
nghiệp vụ phái sinh. Chưa mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên
thị trường ngoại hối quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích
quản lý rủi ro đối với các cơng cụ phái sinh nói chung và cơng cụ quyền chọn ngoại hối,
cơng cụ tương lai ngoại hối nói riêng
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI NHTM
3.1 Quy định hạn mức về trạng thái ngoại hối:
Đây có thể được xem như là một biện pháp né tránh, ngăn ngừa rủi ro vì về nguyên tắc
nếu khách hàng phát sinh nhu cầu giao dịch vượt hạn mức, ngân hàng sẽ từ chối.
Đây là một giải pháp được các NHTM Việt Nam sử dụng phổ biến. Theo thong tư số
07/2012/TT-NHNN ngày 20/03/2012, NHNN quy định hạn mức trạng thái tối đa mà
16
mỗi ngân hàng đựoc quyền duy trì là 20% vốn tự có. Như vậy, về phía cơ quan quản lý
nhà nước cũng đã quy định hạn mức trạng thái tối đa để khống chế rủi ro về tỷ giá.
Về phía các NHTM, mỗi NHTM có biện pháp quản lý về rủi ro tỷ giá riêng ngòai việc
tuân thủ quy định của NHNN. Hầu hết các NHTM quản lý rủi ro tỷ giá thong qua hạn
mức về giá trị tối đa của một giao dịch hoặc hạn mức về trạng thái ngoại hối. Các ngân
hang sẽ quy định hạn mức trạng thái ngoại hối cho từng cán bộ giao dịch, từng bàn giao
dịch và cho tòan ngân hàng. Hạn mức do mỗi ngân hang tự đặt ra tùy thuộc vào đặc
điểm kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Ngân hàng cần phải xây
dựng và duy trì một hạn mức chi tiết và rõ ràng.
Bảng dưới đây cho ta thấy rằng tổn thất dự kiến của ngân hàng phụ thuộc vào 2 yếu tố:
trạng thái ngoại hối và sự biến động của tỷ giá.
Trạng thái ngoại hối
Biến động tỷ giá
Tỷ giá tăng
Tỷ giá giảm
Trạng thái ngoại hối dương
NH có lãi
NH lỗ
Trạng thái ngoại hối âm
NH lỗ
NH có lãi
Trạng thái ngoại hối cân bằng
Không ảnh hưởng tới thu Không ảnh hưởng tới thu
nhập của NH
nhập của NH
Như vậy với việc ấn định các hạn mức về trạng thái ngoại hối, ngân hàng đã kiểm soát
được yếu tố trạng thái ngoại tệ rịng, do đó nhờ biện pháp này ngân hàng đảm bảo được
tổn thất (nếu có) khơng vượt quá khả năng chịu đựng của mình. Tuy nhiên, yếu tố thứ 2
là sự biến động về tỷ giá chưa được xem xét ở biện pháp này, nên giới hạn về tổn thất
tối đa của ngân hàng chỉ được xác định một cách tương đối – chưa chính xác. Đây là lý
do mà biện pháp này chưa thực sự là công cụ hiệu quả để quản lý rủi ro ngoại hối.
3.2 Cân bằng trạng thái ngoại tệ ròng cả về thời hạn và quy mơ (Phương
pháp phịng ngừa nội bảng)
+ Ngân hàng cần ln duy trì một sự cân xứng tài sản nợ và tài sản có ngoại tệ; duy trì
trạng thái ngoại hối rịng ở mức hợp lý.
17
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ có khả năng phân tích và dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến
sự biến động tỷ giá của các loại đồng tiền, trên cơ sở đó để có quyết định đúng đắn về
các hợp đồng mua, bán ngoại tệ.
Đây có thể được coi là biện pháp giảm thiểu rủi ro. Sau khi cung cấp dịch vụ cho khách
hàng, hoặc thực hiện các hoạt động mua bán ngoại tệ nhằm thu lợi nhuận cho mình,
ngân hàng, trên cơ sở kết quả tính tóan về trạng thái ngoại tệ của mình, sẽ tiến hành các
hoạt động huy động vốn, cho vay, mua bán nhằm mục tiêu là đưa trạng thái rộng ngoại
tệ về 0, có 2 giải pháp:
-
Tài sản bằng ngoại tệ (i) = nợ bằng ngoại tệ (i) và doanh số ngoại tệ (i) = doanh
-
số bán ngoại tệ (i)
Trạng thái nội bảng và trạng thái ngoại bảng đối xứng.
Như vậy, nếu thực hiện được mục tiêu này thì ngân hàng đã loại bỏ được rủi ro ngoại
hối. Tuy nhiên, trong thực tế rất khó để thực hiện điều này, vì những họat động mà ngân
hàng tiến hành để đưa trạng thái ngoại tệ về 0 còn phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của
thị trường. Về cơ bản, mục tiêu của ngân hàng là giảm thiểu sự chênh lệch này (tưc là
không để trạng thái ròng ngoại tệ quá âm hoặc quá dương), từ đó giảm thiểu được
những tổn thất có thể xảy ra cho ngân hàng khi tỷ giá biến động.
3.3 Sử dụng các cơng cụ phái sinh (Phương pháp phịng ngừa ngoại bảng)
Đây có thể được xem là biện pháp phòng ngừa trung hòa rủi ro. Các phương pháp
phòng ngừa ngoại bảng thực chất là các chiến lược sử dụng các công cụ phái sinh như:
hợp đồng kỳ hạn (Forward), quyền chọn (Option), swap ngoại tệ, hợp đồng tương lai
(Future)…Tuy nhiên, thực hiện các nghiệp vụ này NHTM cần thận trọng, đặc biệt đối
với nghiệp vụ Quyền lựa chọn rất dễ gây ra rủi ro vì thị trường ngoại hối của Việt Nam
chưa phát triển. Đó là chưa kể VND chưa có khả năng chuyển đổi nên việc thực hiện
đồng thời 2 giao dịch ngược chiều với 2 khách hàng là rất khó khăn. Chính vì vậy, trong
qui định của NHNN cho phép các NHTM thực hiện nghiệp vụ Quyền lựa chọn địi hỏi
phải có những điều kiện rất chặt chẽ…
3.3.1. Nghiệp vụ kỳ hạn (Forward transactions):
18
Giao dịch kỳ hạn là một giao dịch hối đoái giữa hai bên để trao đổi hai đồng tiền khác
nhau ở một tỷ giá được thỏa thuận vào ngày hôm nay cho việc chuyển giao tiền vào một
ngày được thỏa thuận trong tương lai.
Giao dịch kỳ hạn có các cơng dụng sau: bảo hiểm các khoản phải trả về hàng nhập khẩu,
bảo hiểm các khoản phải thu từ hàng xuất khẩu, bảo hiểm khoản vay bằng ngoại tệ, bảo
hiểm khoản đầu tư bằng ngoại tệ.
3.3.2. Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ (Swap transaction):
Swap tiền tệ là việc mua và bán đồng thời cùng một số lượng ngoại tệ này với ngoại
tệ khác nhưng với thời hạn khác nhau. Mỗi đồng tiền đều tham gia giao dịch mua và
bán, tuy nhiên kỳ hạn của mỗi đầu giao dịch lại khác nhau: một đầu là giá giao ngay,
còn đầu kia là giá kỳ hạn. Một giao dịch Swap tương ứng có hai giao dịch đi vay, cho
vay. Nó khơng tạo ra trạng thái ngoại hối mới nhưng tạo ra trạng thái vốn không cân
bằng trong suốt thời gian thực hiện giao dịch.
Swap được sử dụng để: đảo trạng thái ngoại hối qua việc kéo dài hat rút ngắn ngày
giá trị của giao dịch ngoại tệ, có thể được tính trên tỷ giá thị trường hay tỷ giá trong quá
khứ. Nhà nhập khẩu thường dùng nghiệp vụ kỳ hạn để bảo hiểm choa khoản ngoại tệ
phải trả đối với các biến động của tỷ giá hối đoái. Giao dịch Swap giúp giảm các thiệt
hại qua mức do vỡ hợp đồng rồi bị phạt hay vỡ cân bằng trạng thái ngoại hối theo tỷ giá
giao ngay ban đầu.
Swap bảo hiểm các khoản vay hay đầu tư ngoại tệ.
3.3.3. Quyền lựa chọn (Option transactions):
Quyền lựa chọn là quyền nhưng không phải là trách nhiệm được mua hay bán một
đồng tiền với một đồng tiền khác theo giá xác định (giá thực hiện) trong khoảng thời
gian xác định. Quyền lựa chọn mua/bán ngoại tệ là hợp đồng trong đó người mua có
quyền nhưng khơng có trách nhiệm mua/bán một đồng tiền vào đúng hay trước ngày hết
hạn. Nói cách khác, người mua quyền chọn được phép bỏ cuộc giữa chừng nếu xét thấy
biến động thực tế của tỷ giá hối đối trên thị trường có thể gây thiệt hại nặng cho mình
nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng.Ngược lại, ngân hàng bị bắt buộc phải thực hiện đến
cùng hợp đồng đã ký với khách hàng.
3.3.4. Nghiệp vụ giao sau (Future transactions):
19
Giao dịch ngoại tệ tương lai (giao dịch giao sau) là giao dịch mua hoặc bán số lượng
ngoại tệ theo tỷ giá được xác định do hai bên thỏa thuận, việc chuyển giao ngoại tệ được
thực hiện vào một ngày xác định trong tương lai thông qua sở giao dịch hối đoái.
Khác với những biện pháp trước - tiếp cận phòng ngừa rủi ro ngoại hối theo yếu tố trạng
thái ngoại tệ ròng, biện pháp này quan tâm đến vấn đề quản trị yếu tố sự biến động của
tỷ giá. Đây là biện pháp khá hiệu quả và nhờ sự phát triển của các thị trường mà ngày
càng được các NHTM sử dụng phổ biến. Các ngân hàng trên cơ sở tính tóan về trạng
thái ngoại hối của mình sẽ quyết định sử dụng các hợp đồng 1 cách phù hợp để phịng
ngừa biến động tỷ giá, sau đó sẽ thỏa thuận để ký hợp đồng với các TCTD khác.
3.4 Đa dạng hóa các loại tiền tệ
Đa dạng hóa tiền tệ cũng là cách phòng tránh rủi ro trong hoạt động KDNT, đầu cơ chỉ
một loại ngoại tệ với một số lượng quá lớn có thể sẽ đem lại lợi nhuận rất lớn nếu đi
đúng với xu hướng biến động của tỷ giá. Bên cạnh đó, tiềm ẩn một rủi ro rất lớn và
cũng sẽ không lường hết hậu quả. Do đó, ngân hàng thường kinh doanh, và đầu tư trên
nhiều loại ngoại tệ, chẳng hạn: Dollar Mỹ, Euro, Yên, Bảng Anh, Franc.
Biện pháp này không tiếp cận theo yếu tố ngoại tệ ròng hay sự biến động tỷ giá, mà
quan tâm đến việc giảm rủi ro của cả danh mục. Đây là 1 biện pháp dễ thực hiện, do đó
được hầu hết các NHTM sử dụng.
3.5 Chuyển giao rủi ro tỷ giá cho cơ quan bảo hiểm:
Ngân hàng chịu phí bảo hiểm và khi rủi ro xuất hiện thì cơ quan bảo hiểm sẽ bồi
thường thiệt hại cho ngân hàng.
3.6 Duy trì trạng thái ngoại hối hợp lý:
- Quản trị bị động: áp dụng trong trường hợp tỷ giá biến động bất thường, khơng
theo quy luật, khơng dự đốn trước được thì ngân hàng nên chủ động duy trì trạng thái
ngoại hối bằng khơng và đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong kinh doanh.
- Quản trị chủ động: áp dụng trong trường hợp tỷ giá biến động có thể dự báo được:
+ Nếu dự báo tỷ giá tăng: duy trì trạng thái ngoại hối lệch dương (trường thế).
+ Nếu dự báo tỷ giá giảm: duy trì trạng thái ngoại hối lệch âm (đoản thế).
20
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu, phân tích rủi ro tỷ giá trong hoạt động Ngân hàng ở trên,
chúng ta nhận thấy được tầm quan trọng và cần thiết của việc nghiên cứu rủi ro tỷ giá
trong hoạt động ngân hàng. Thơng qua việc phân tích rủi ro và những ngun nhân gây
nên rủi ro đó ta cũng nhận thấy rằng: hoạt động kinh doanh ngoại hối là một hoạt động
quan trọng và mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng cũng như phục vụ nhu cầu của
người dân tuy nhiên đây cũng là một hoạt động mà khả năng xảy ra rủi do cao do tính
nhạy cảm của tỷ giá. Do đó khơng những rủi ro rất dễ xảy ra mà hậu quả cũng rất lớn
đối với hoạt động ngân hàng và tồn nền kinh tế. Chính vì vậy, từ việc phân tích nguyên
nhân để đề xuất các giải pháp hạn chế và khắc phục hậu quả của rủi ro tỷ giá là rất cần
thiết. Qua đó, bài luận cũng cho chúng ta một cái nhìn khái quát, sâu rộng và đầy đủ
hơn về rủi ro tỷ giá trong hoạt động của Ngân hàng tại Việt Nam.
21