Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của kỳ họp Quốc hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.91 KB, 16 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: TỔ CHỨC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Đề tài:
“Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động  
của kỳ họp Quốc hội Việt Nam trong giai đoạn hiện  
nay”.


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1.  Khái quát chung về kỳ họp Quốc hội
2. Thực trạng hiệu quả  hoạt động của kỳ  họp Quốc hội hiện 

2
4
4
5

nay
2.1. Hiệu quả  hoạt động của kỳ  họp Quốc hội trong giai đoạn hiện  5
nay
2.2. Một số tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động tại kỳ  họp Quốc  6
hội
3.  Một   số  giải   pháp  nhằm   góp  phần  nâng  cao  hiệu  quả  hoạt   8
động của kỳ họp Quốc hội trong giai đoạn hiện nay
3.1. Giải pháp về việc lập kế hoạch, chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội
8
3.2. Giải pháp về điều hành kỳ họp
9
3.3. Giải pháp về  quy trình thảo luận và thông qua các dự  án, đề  án,  10


báo cáo tại kỳ họp
3.4. Giải pháp về chất vấn và trả lời chất vấn
3.5. Giải pháp về đại biểu Quốc hội 
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2

11
12
13
14


LỜI MỞ ĐẦU
Kể  từ  khi Hiến pháp năm 1992 có hiệu lực thi hành  và cho đến nay là 
Hiến pháp 2013, Quốc hội nước ta đã trải qua 40 kỳ họp tại các khóa IX, X, 
XI và XII trong đó gần đây nhất là kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XII. Trong 
suốt 18 năm qua, kỳ họp Quốc hội đã dần từng bước được nâng cao về chất 
lượng, thực chất trở  thành một hoạt động chủ  yếu và quan trọng nhất của 
Quốc hội. Nhưng không vì vậy mà trong giai đoạn hiện nay, trước những tình 
hình mới về  chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Quốc hội và càng đặc biệt  
hơn là hoạt động của Quốc hội tại kỳ  họp không có những bước tiến mới  
nhằm phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp từ các đại biểu Quốc hội nói riêng  
và cả Quốc hội nói chung. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động của kỳ 
họp Quốc hội là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

3



NỘI DUNG
 

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỲ HỌP QUỐC HỘI
Kỳ  họp  Quốc hội  là  hình thức  hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất 

của  Quốc  hội,  nơi  biểu  hiện  trực tiếp  và  tập  trung  nhất  quyền  lực  Nhà 
nước của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, trí tuệ của tập thể đại biểu 
Quốc hội. Chỉ tại kỳ họp, ba chức năng và mười bốn nhiệm vụ quyền hạn  
của Quốc Hội đượ c quy định trong Hiến pháp mới đượ c thực hiện rõ nét 
nhất. Tại kỳ họp, Quốc hội th ảo lu ận dân chủ và quyết định những vấn đề 
quan trọng nhất của đất nước và của nhân dân; thực hiện quyền giám sát  
tối cao đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
So với hình thức tổ chức hoạt động  khác  của  Quốc hội thì kỳ  họp là 
hình thức hoạt động có ưu thế hơn cả. Chỉ có kỳ họp, Quốc hội mới thông 
qua được những quyết định chính thức của mình ­ các văn bản pháp luật, kể 
cả  Hiến  pháp  đến  các  nghị  quyết  khác. Các  hình  thức  hoạt  động  khác  như 
hoạt động của Hội đồng dân tộc, của các Uỷ ban ­ chỉ là hình thức trợ giúp, 
để trên kỳ họp Quốc hội thực hiện một cách chính xác nhiệm vụ quyền hạn 
của  Quốc  Hội.  Chính  trên  kỳ  họp,  quyền  lực  của  Quốc  hội  được  thể  hiện 
một  cách  đầy  đủ  nhất,  mọi vấn  đề  quan  trọng  nhất  của  đất  nước  thuộc 
nhiệm  vụ,  quyền  hạn  của  Quốc  hội  được Hiến pháp quy định tại điều 84, 
chỉ được Quốc hội thảo luận và chính thức quyết định tại kỳ họp của Quốc 
hội.
Quốc  hội  họp  thường  lệ  mỗi  năm  hai  kỳ,  một  kỳ  vào  giữa  năm  và 
một  kỳ  vào  cuối  năm,   do   Ủy   ban   thường   vụ   Quốc   hội   triệu   tập.   Trong 
trường hợp Chủ  tịch nước, Thủ tướng Chính phủ  hoặc ít nhất một phần ba 
4



tổng số  đại biểu Quốc hội yêu cầu hoặc theo quyết định của mình,  Ủy ban 
thường vụ Quốc hội triệu tập Quốc hội họp bất thường. 
Kỳ họp Quốc hội là công khai. Khi Quốc hội họp công khai, công chúng 
có thể  được đến dự  theo giấy mời của Văn phòng Quốc hội. Các cơ  quan 
thông tấn, báo chí được tham dự  các phiên họp công khai của Quốc hội để 
phản ánh kịp thời, chính xác các hoạt động tại kỳ họp Quốc hội.
Để  bảo  đảm  cho  kỳ  họp  có  hiệu  quả  thực  sự,  mọi  kỳ  họp  phải 
tiến  hành  theo  một trình  tự  bắt  buộc.  Trình tự  tiến hành các  kỳ  họp của 
Quốc hội được quy định một số  điểm chính các điều khoản của Hiến  pháp, 
Luật  tổ  chức  Quốc  hội.  Những  quy  định  này  được chi    tiết  hoá  trong  Nội 
quy kỳ họp Quốc hội. Tiến trình kỳ họp thường được chia làm ba giai đoạn: 
Chuẩn  bị  kỳ  họp,  thảo  luận,  và  thông  qua  các  dự  án.  Ngoài  trình  tự  trên, 
Nội quy  kỳ  họp  có  quy  định  cách  thức  tiến  hành  kỳ  họp  thứ  nhất,  trình  tự 
tiến hành chất vấn, trả lời chất vấn và trình tự lập pháp.
2.   THỰC   TRẠNG   HIỆU   QUẢ   HOẠT   ĐỘNG   CỦA   KỲ   HỌP 
QUỐC HỘI HIỆN NAY
  

2.1. Hiệu quả  hoạt động của kỳ  họp Quốc hội trong giai  đoạn 

hiện nay.
Trong các nhiệm kỳ gần đây, công tác chuẩn bị, quy trình tiến hành và  
công tác điều hành kỳ họp Quốc hội đã có nhiều bước cải tiến. Cụ thể: 
Việc chuẩn bị  các kỳ  họp bao gồm nhiều hoạt  động khác nhau, do 
nhiều cơ  quan đảm nhiệm như xây dựng các dự  án trình Quốc hội, điều tra,  
nghiên cứu, thu thập tình hình thực tế và ý kiến đóng góp của nhân dân về các 
vấn đề liên quan đến kỳ họp Quốc hội. Việc chuẩn bị kỳ họp thu hút sự tham 
gia của đông dảo các cơ quan nhà nước, của Hội đồng dân tộc và các ủy ban  
của Quốc hội cũng như  bản thân mỗi đại biểu Quốc hội. Thể  hiện  ở trước 
kỳ  họp thứ  bảy Quốc hội khoá XII, trên cơ  sở  nghiên cứu, tiếp thu ý kiến  

đánh giá của các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, các cơ quan  
5


hữu quan và tình hình thực tế,  Ủy ban thường vụ  Quốc hội đã thảo luận và 
thống nhất dự  kiến chương trình kỳ  họp trình Quốc hội chủ  yếu gồm các  
vấn đề như: Quốc hội sẽ xem xét thông qua 10 dự án luật và 2 dự thảo nghị 
quyết, cho ý kiến về 6 dự án luật; nghe báo cáo và thảo luận về chủ  trương 
đầu tư dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh; 
đồ  án quy hoạch chung xây dựng thủ  đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 
đến năm 2050; xem xét, quyết định về  vấn đề  nhân sự  của Chính phủ  cũng 
như các cơ quan của Quốc hội…
Hơn nữa, nguyên tắc tập thể thảo luận và quyết định theo đa số đã bảo 
đảm phát huy trí tuệ của các đại biểu, huy động sự đóng góp của các cơ quan 
hữu quan, của đông đảo cán bộ tham mưu, nghiên cứu và các cán bộ phục vụ. 
Tại các kỳ họp Quốc hội, không khí thảo luận của các đại biểu đã thực sự sôi 
nổi, thu hút được sự  chú ý của dư  luận và trong nhân dân. Những vấn đề 
được đưa ra thảo luận, xem xét và quyết định tại kỳ họp Quốc hội đã thực sự 
trở thành hình thức giam sát hữu hiệu của Quốc hội đối với các cơ  quan Nhà  
nước hữu quan. Đặc biệt, trong việc chất vấn và trả  lời chất vấn, các đại 
biểu đã thể  hiện rõ vai trò của mình, các nội dung được chất vấn bao quát  
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có nhiều vấn đề  nóng bỏng, bức  
xúc liên quan tới  trách nhiệm của nhiều cơ  quan Nhà nước trong khi  đối 
tượng bị chất vấn đã có sự chuẩn bị nội dung và trả lời nghiêm túc hơn. 
Chính những đổi mới đó đã từng bước xác lập nên lề lối, tác phong làm  
việc dân chủ  của Quốc hội tại kỳ  họp, tạo nên sự  tin cậy trong nhân dân, 
được nhân dân đồng tình và hoan nghênh.
   

2.2. Một số  tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động tại kỳ  họp 


Quốc hội.
Mặc dù đã có nhiều cố  gắng đổi mới phương thức hoạt động, nhưng 
Quốc hội vẫn chưa thể hoàn thành trọn vẹn các nghị quyết của chính mình đề 
6


ra. Trên thực tế, số lượng cũng như chất lượng các dự án trình ra và Quốc hội 
đã thông qua tại một kỳ họp, nhất là trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI và các 
kỳ họp vừa qua của Quốc hội khóa XII đã tăng lên đáng kể. Tuy vậy, so với  
thời gian của một năm và cả nhiệm kỳ hoạt động, công sức, chi phí bỏ ra của 
rất nhiều chủ thể tham gia vào việc tổ chức, tiến  hành kỳ họp thì về mặt này, 
số  lượng văn bản luật, quyết định thông qua tại kỳ  họp là chưa nhiều, chưa 
theo đúng chương trình xây dựng luật đã dự  kiến do vậy tại một số  kỳ họp  
phải điều chỉnh chương trình nhiều lần, gây chậm tiến độ  tại các kỳ  họp. 
Quy trình thảo luận, thông qua các luật, các nghị  quyết của Quốc hội cũng  
còn có chỗ bất hợp lý cần được tiếp tục cải tiến; một số phiên họp còn vắng 
khá nhiều đại biểu; việc điều hành kỳ  họp vẫn còn có lúc chưa thật khoa  
học; việc chuẩn bị  một số  nội dung chưa kịp thời, đặc biệt là chúng ta hầu 
như  chưa thực hiện được việc gửi tài liệu đến đại biểu trước 20 ngày hoặc 
10 ngày và do đó đại biểu cũng khó có thể nghiên cứu trước tài liệu.
Không những vậy, trên thực tế đang có sự lẫn lộn giữa chất vấn và đặt 
câu hỏi để  nắm thông tin.  Trong nhiều câu hỏi mà đại biểu Quốc hội gửi  
bằng phiếu qua đoàn thư  ký kỳ  họp để  chuyển tới người bị  chất vấn có  
không ít câu hỏi chưa phù hợp, tính tranh luận chưa cao, mang tính chất chung 
chung, được nêu ra không phải chấn vấn mà chỉ  muốn biết thông tin cụ  thể 
hoặc có những câu quá tập trung vào vấn đề  chi tiết mà không nâng lên tầm 
chính sách, ví dụ: vấn đề  nhà công vụ, vấn đề  y tế, tham nhũng…Ngoài ra, 
việc trả  lời chất vấn còn không đi thẳng trực tiếp vào vấn đề, nhất là trách 
nhiệm của mình mà còn vòng vo, nhiều khi lại liệt kê thành tích của ngành, né 

tránh trách nhiệm hoặc thanh minh đổ  lỗi cho khách quan hay cơ  quan khác 
dẫn đến thiếu thời gian vào phần việc chính của hoạt động chất vấn tại kỳ 
họp.   Trong   những   trường   hợp   như   vậy,   Quốc   hội   cũng   chưa   có   thái   độ 
nghiêm khắc nhắc nhở  người bị  chất vấn; hậu quả  pháp lý của hoạt động 
chất vấn chưa được bảo đảm cũng như  sự  quy kết trách nhiệm chưa trở 
thành thói quen. Do vậy, mà hiệu quả  hoạt động chất vấn nói riêng và hiểu 
7


quả hoạt động của kỳ họp Quốc hội đôi lúc kém hiệu quả chưa đi vào chiều 
sâu.
Sở dĩ có những tồn tại trên là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ  nhất, các cơ  quan chuẩn bị  báo cáo, đề  án trình ra Quốc hội chưa 
cung cấp đầy đủ kịp thời các thông tin, tư liệu cần thiết; sự phối hợp giữa cơ 
quan trình đề án và các cơ quan thẩm tra của Quốc hội có lúc chưa thật chặt  
chẽ  thậm chí tránh né những vấn đề  phức tạp nên khi dự  thảo được đưa ra 
trước kỳ họp Quốc hội còn nhiều tồn đọng dẫn đến thời gian tranh luận kéo  
dài. 
Thứ  hai, Quốc hội còn thiếu các cơ  quan chuyên môn tham mưu về 
kiểm toán, thẩm định các vấn đề kinh tế, khoa học, công nghệ, môi trường… 
Bộ máy giúp việc hiện nay của Quốc hội chưa đủ mạnh để tham mưu, phục 
vụ Quốc hội xem xét, quyết định những vấn đề khó khăn, phức tạp, đặc biệt  
là những vấn đề có tính chuyên sâu.
Thứ ba, một số điều kiện đảm bảo cho việc tổ chức, tiến hành kỳ họp  
Quốc hội như  chế độ  cung cấp thông tin, tư  liệu phục vụ  cho việc xem xét,  
thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tuy đã được quy  
định trong các văn bản pháp luật, nhưng chưa đáp ứng được trên thực tế.
Thứ  tư, năng lực, trình độ  của một bộ  phận đại biểu Quốc hội do cơ 
cấu chưa đáp  ứng được yêu cầu “phản biện” lại những vấn đề  quan trọng 
trình ra kỳ  họp Quốc hội xem xét, thông qua.   Ngoài ra, cũng phải nói đến 

trách nhiệm của một số  đại biểu Quốc hội chưa cao nên vẫn còn tình trạng 
một số đại biểu đọc sơ quan thậm chí không ngó gì đến tài liệu trước khi dự 
kỳ họp Quốc hội.
Thứ năm, các quy định pháp luật về  tổ chức, điều hành cũng như  hoạt 
động tại kỳ họp như quy trình về trình tự, thủ tục quyết định tổ chức bộ máy  
nhà nước, bầu và phê chuẩn các chức danh cấp cao trong bộ  máy nhà nước  
hay quy trình thủ  tục thông qua dự  án luật còn một số  điểm bất cập, nhiều  
thủ tục chưa phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. 
8


3. MỘT SỐ  GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU 
QUẢ  HOẠT ĐỘNG CỦA KỲ  HỌP QUỐC HỘI TRONG GIAI ĐOẠN 
HIỆN NAY
   

3.1. Giải pháp về  việc lập kế  hoạch, chuẩn bị  cho kỳ  họp Quốc  

hội.
Trước hết, tại mỗi kỳ họp Quốc hội cần có sự phân công, phối hợp cụ 
thể, chu đáo giữa các cơ quan, đơn vị  tham gia phục vụ, tổ chức kỳ họp trên 
cơ  sở  rà soát  chức  năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ  phận.  Theo 
hướng này, cần phát huy kinh nghiệm lập chương trình làm việc của kỳ họp 
một cách chi tiết; cân đối thời gian giữa các nội dung thảo luận; có tính đến 
yêu cầu về mặt thời gian để tiếp thu, xử lý các ý kiến của đại biểu Quốc hội  
thảo luận về dự  án luật, hoàn chỉnh nghị  quyết. Với yêu cầu tăng cường sự 
tham gia của các uỷ ban vào hoạt động của Quốc hội, cũng cần phát huy vai  
trò của các uỷ ban trong việc gút lại các vấn đề thảo luận; tạo điều kiện cho 
các ủy ban làm việc cả trong thời gian Quốc hội họp.
Sau đó, cần thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về việc cung  

cấp kịp thời tài liệu kỳ họp cho các đại biểu Quốc hội. Theo hướng đó, cần 
tăng thêm thời gian mà các cơ quan có trách nhiệm phải gửi những dự thảo đề 
án, báo cáo đến các đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội để  xem 
xét trước khi khai mạc kỳ họp. Làm được việc này sẽ tạo điều kiện cho việc  
xem xét kỹ lưỡng những vấn đề mà Quốc hội sẽ thảo luận, quyết định tại kỳ 
họp.
Ngoài ra, nên tăng cường hơn nữa các điều kiện vật chất, kỹ thuật đảm 
bảo phục vụ có hiểu quả  các kỳ  họp Quốc hội như: bảo đảm sự  thuận tiện 
và hiệu quả của các dịch vụ phục vụ kỳ họp như cung cấp thông tin, liên lạc, 
báo chí, in  ấn tài liệu và cả  những điều kiện ăn uống, nghỉ  ngơi để  các đại  
biểu có thể  hoàn thành khối lượng công việc lớn với cường độ  cao tại các  
phiên họp của Quốc hội. Yêu cầu chung đặt ra là các điều kiện làm việc này 
9


phải tạo sự thuận tiện, hiệu năng để phục vụ một cách kịp thời, đầy đủ, chu 
đáo cho hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp. 
Không những vậy, cũng cần kiện toàn và củng cố đội ngũ cán bộ phục  
vụ kỳ họp Quốc hội. Theo đó, để công tác phục vụ kỳ họp được tiến hành có 
hiệu quả  hơn, cần thiết phải chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, nhân viên 
theo hướng chuyên sâu về nghiệp vụ. Do vậy, cần có các hình thức tập huấn,  
bồi dưỡng nghiệp vụ, nhất là kỹ  năng tổng hợp, ghi biên bản và việc xử  lý 
thông tin có nội dung liên quan đến chương trình nghị sự của Quốc hội.
    

3.2. Giải pháp về điều hành kỳ họp.
Việc điều hành kỳ họp gắn liền với vai trò và trách nhiệm của Uỷ ban  

thường vụ Quốc hội. Chính cơ quan này xem xét và quyết định trình Quốc hội 
dự  kiến nội dung chương trình làm việc của kỳ họp và cách thức thảo luận, 

xem xét, quyết định các vấn đề  tại kỳ  họp.  Ở  khía cạnh tổ  chức, điều hành 
kỳ họp, nên nghiên cứu, chọn những vấn đề nổi cộm để tập trung thảo luận,  
đi đến quyết định. Ví dụ, thay cho việc thảo luận chung về tình hình kinh tế ­ 
xã hội, ngân sách, cần tập trung thảo luận về những vấn đề ở tầm Quốc hội; 
thảo luận để đi đến quyết định chứ không chỉ nêu vấn đề; thay việc ban hành 
một nghị quyết chung về tình hình kinh tế ­ xã hội bằng những nghị quyết cụ 
thể về những nội dung cấp thiết mà Quốc hội thấy cần tỏ rõ chính kiến của  
mình. 
Ngoài ra, chủ  toạ khi thảo luận thông qua luật cũng cần theo dõi chặt 
chẽ hơn nữa các ý kiến của đại biểu để yêu cầu các cơ  quan chức năng giải  
trình đầy đủ, tránh tình trạng giải trình không hết các ý kiến, kiến nghị  nên  
nhiều ý kiến phải nói đi nói lại nhiều lần, tốn thêm thời gian.
3.3. Giải pháp về  quy trình thảo luận và thông qua các dự  án, đề 
án, báo cáo tại kỳ họp.

10


Trong thời gian tới, cũng nên nghiên cứu để đổi mới quy trình thảo luật 
và thông qua các dự án, đề án, báo cáo tại kỳ họp. Theo hướng đó, Quốc hội  
cần tiến hành xem xét các dự án, đề án, báo cáo qua các bước:
Bước một, xem xét và biểu quyết để  thống nhất những vấn đề  chung 
đã được đề cập trong các dự án, đề án, báo cáo. Ở bước này, Quốc hội kiểm 
tra lại cơ cấu, bố cục về nội dung các vấn đề mà cơ quan có thẩm quyền dự 
kiến trình ra Quốc hội xem đã đầy đủ, toàn diện theo yêu cầu của Quốc hội 
chưa? Có cần điều chỉnh, bổ sung những vấn đề  gì và yêu cầu soạn thảo lại 
để trình Quốc hội biểu quyết thông qua. Nói cách khác, bước này là bước để 
Quốc hội xác định những nội dung trọng tâm và việc thể  hiện nội dung đó 
qua hình thức trình bày chủ yếu trên những khía cạnh then chốt.
Bước hai, Quốc hội lần lượt thảo luận kỹ lưỡng từng vấn đề  sau khi  

đã biểu quyết, thông qua việc điều chỉnh, bổ  sung và được Quốc hội cho ý  
kiến  ở  bước một.  Trong bước này, Quốc hội thảo luận cụ  thể  và chi tiết 
những vấn đề được đề cập trong các dự án, đề án, báo cáo cũng như mối liên 
hệ  hữu cơ  những vấn đề  trong toàn văn dự  thảo văn bản, Quốc hội biểu 
quyết từng vấn đề  cụ thể ở bước này. Quốc hội không nên sa vào thảo luận  
những tiểu tiết, những câu chữ, lối hành văn… để tránh lãng phí thời gian.
Bước ba, sau khi đã trải qua quá trình xem xét vừa tổng thể, vừa toàn 
diện  ở  bước một và bước hai, Quốc hội biểu quyết thông qua toàn văn văn 
bản.
Trải qua ba bước như trên, Quốc hội sẽ vừa tiết kiệm thời gian mà vẫn 
đạt được những hiệu quả trong việc thảo luận và thông qua các dự án, đề án, 
báo cáo tại kỳ họp.
3.4. Giải pháp về việc chất vấn và trả lời chất vấn.

11


Trong thời gian tới, cần cải tiến cách thức chất vấn và trả lời chất vấn  
nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả  hoạt động của kỳ  họp Quốc hội. Để  đổi 
mới hoạt động này, cần thực hiện một số biện pháp sau:
Thứ nhất, cần có quy định cụ thể về nội dung, thủ tục, trình tự và việc  
xử  lý kết quả  hoạt động chất vấn. Trong hoạt động của Quốc hội nước ta,  
mặc dù vấn đề  này đã được quy định ở  một số  văn bản pháp luật như  Luật  
Tổ  chức Quốc hội, Nội quy kỳ  họp Quốc hội, Quy chế  hoạt động của đại 
biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội nhưng chưa cụ  thể. Vì vậy, việc  
chất vấn và trả lời chất vấn chưa thực sự là một hình thức giám sát hữu hiệu  
tại kỳ họp Quốc hội.
Thứ hai, cần phân biệt giá trị pháp lý giữa chất vấn và câu hỏi thường. 
Chất vấn là hoạt động của những chủ thể được pháp luật quy định kèm theo 
các thủ tục cũng như hậu quả pháp lý. Còn câu hỏi thường là nhằm mục đích 

tìm hiểu thông tin, đáp ứng nhu cầu có tính nhận thức.
Thứ  ba, có sự  lựa chọn vấn đề  trong nội dung các câu chất vấn.  Đại 
biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội khi đặt câu hỏi chất vấn cần xác 
định cụ thể nội dung và nhằm đúng đối tượng cần chất vấn. Đoàn thư ký kỳ 
họp cần xác định những vấn đề  nổi cộm, được đông đảo nhân dân quan tâm  
để đề  nghị  Đoàn chủ  tịch đưa ra những nội dung cần thiết vào chương trình 
chất vấn và trả lời chất vấn.
Thứ  tư, về  phía những người bị  chất vấn, cần nhận thức đầy đủ  về 
mục đích và yêu cầu của chất vấn, trả  lời chất vấn và phải coi đây là hoạt  
động tích cực, để thông qua đó, công việc quản lý, điều hành của mình được 
chấn chỉnh cho tương xứng với nhiệm vụ.  Vì vậy, những người bị chất vấn 
cần chuẩn bị  kỹ  nội dung liên quan đến các câu hỏi được nêu ra, chủ  động 
ứng phóc với những câu hỏi phát sinh từ  câu hỏi chính. Việc trả  lời phải 
nhằm trúng vấn đề, không sa vào giải trình lan man dễ dẫn đến sai lệch chủ 
đề chất vấn.
12


Thứ năm và cũng là điều quan trọng hơn cả là vấn đề hiệu lực của chất 
vấn. Từ trước đến nay, việc chất vấn và trả lời chất vấn chưa đặt vấn đề xử 
lý những chất vấn đúng hay sai, bản chất sự việc và trách nhiệm của người  
bị  chất vấn với tư  cách là thủ  trưởng của một cơ  quan Nhà nước. Để  nâng  
cao hiệu lực của hoạt động chất vấn và trả  lời chất vấn cần thiết phải xác 
định cụ thể bằng các quy định của Luật Tổ chức Quốc hội hoặc Nội quy kỳ 
họp Quốc hội về vấn đề này.
3.5. Giải pháp về đại biểu Quốc hội.
Nhằm nâng cao hiệu quả  hoạt động tại các kỳ  họp Quốc hội, các quy 
định của pháp luật nên được sửa đổi, bổ  sung theo hướng tạo được sự  tham 
gia hơn nữa của các đại biểu Quốc hội đặc biệt là các đại biểu Quốc hội 
chuyên trách. 

Không những vậy, phải luôn không ngừng nâng cao chất lượng đại biểu  
Quốc hội, đại biểu phải có chất lượng, có “tâm”, có “tầm”, có trách nhiệm 
trước Quốc hội, trước nhân dân, phải đảm bảo cho mỗi đại biểu đủ  điều 
kiện để  hoàn thành được nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại kỳ  họp. Mặt 
khác, các đại biểu Quốc hội cũng phải tự  mình hoàn thiện qua học tập, bồi  
dưỡng kiến thức; qua môi trường thực tế mà rèn luyện năng lực bản thân và  
kỹ năng đại biểu. Có như vậy thì hoạt động tại kỳ họp mới ngày càng được  
nâng cao.

13


KẾT LUẬN
Kỳ  họp Quốc hội là hoạt động chủ  yếu của Quốc hội, có ý nghĩa và 
tầm quan trọng đặc biệt để thông qua đó Quốc hội xem xét, thảo luận và ban 
hành các quyết định ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của Nhà nước, quyền  
và nghĩa vụ của mỗi người dân. Kết quả  của kỳ  họp Quốc hội là biểu hiện 
rõ nhất quá trình chuẩn bị, tổ chức và tiến hành kỳ họp, trong đó, có sự tham 
gia của nhiều chủ thể ở trong và ngoài Quốc hội, trong đó, các đại biểu và cơ 
quan Quốc hội là những chủ thể quan trọng nhất. 
Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của Quốc hội, trước hết, chính  
là tăng cường tính chuyên trách, chuyên nghiệp của các chủ thể này. Việc cải 
tiến quy trình, thủ tục tổ chức, tiến hành kỳ họp Quốc hội sẽ góp phần nâng  
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của kỳ họp và cả Quốc hội nói chung. Vì 
thế, từ việc trao đổi, xác định những nội dung cần cải tiến về kỳ họp Quốc  
hội, bước tiếp theo rất quan trọng là có giải pháp thực hiện để  chất lượng  
của các kỳ họp không ngừng được nâng cao.   

14



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội,  Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam, 

Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
2. Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật Hiến pháp Việt  

Nam, Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2005.
3. Phan Đình Khánh, Phạm Đức Bảo,  Tìm hiểu Hiến pháp Việt Nam –  

Một số  vấn đề  cơ  bản về  Hiến pháp, Nxb. Tp Hồ  Chí Minh, Hồ  Chí 
Minh, 1996.
4. Lê Thanh Vân,  Một số  vấn đề  về  đổi mới tổ  chức, hoạt  động của  

Quốc hội, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2007.
5. Ngô Đức Mạnh, “Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội 

tại kỳ họp”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 6/2008.
6. Bùi Ngọc Thanh, “Sửa đổi quy trình, thủ  tục tiến hành kỳ  họp”,  Tạp  

chí nghiên cứu lập pháp, số 10/2009.
7. Bùi Ngọc Thanh, “Tổ chức các kỳ họp Quốc hội”,  Tạp chí nghiên cứu  

lập pháp, số 10/2008.
8. Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
15


9. Luật tổ chức Quốc hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
10.  Nội quy kỳ họp Quốc hội.


16



×