Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đặc điểm ống tủy hình C ở răng cối lớn thứ hai hàm dưới người Việt (nghiên cứu trên conebeam CT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.68 KB, 8 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

ĐẶC ĐIỂM ỐNG TỦY HÌNH C Ở RĂNG CỐI LỚN THỨ HAI HÀM DƯỚI
NGƯỜI VIỆT (NGHIÊN CỨU TRÊN CONEBEAM CT)
Nguyễn Thị Thủy Tiên*, Huỳnh Hữu Thục Hiền**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, mô tả đặc điểm của ống tủy hình C trên răng cối lớn thứ hai hàm dưới ở người
Việt.
Phương pháp nghiên cứu: Mẫu thuận tiện gồm 180 hình ảnh conebeam CT được chụp tại khoa Răng Hàm
Mặt, ĐH Y Dược TPHCM. Các răng cối lớn thứ hai hàm dưới (342 răng) được quan sát trong 3 mặt phẳng trục
để ghi nhận có hay không dạng ống tủy hình C. Hình dạng ống tủy C được quan sát và phân loại theo Fan (2004)
ở các mức phần ba cổ, phần ba giữa và phần ba chóp chân răng. Sử dụng thống kê mô tả để xác định tỉ lệ ống tủy
hình C, phép kiểm chi bình phương để đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm, đánh giá sự phân bố của ống tủy hình
C trên răng cối lớn thứ hai hàm dưới theo giới tính, tuổi, vị trí răng.
Kết quả: Tỉ lệ ống tủy hình C ở răng cối lớn thứ hai hàm dưới người Việt theo nghiên cứu này là 37,2%. Sự
phân bố ống tủy hình C theo tuổi và vị trí không khác biệt có ý nghĩa, nhưng có sự khác biệt theo giới. Nữ thường
có răng cối lớn thứ hai hàm dưới có ống tủy hình C (43,5%) hơn nam (27,8%) (p=0,008). Đặc điểm ống tủy hình
C ở răng cối lớn thứ hai hàm dưới có tính đối xứng cao với 75,8% người có ống tủy hình C là ở cả hai bên. Ở
răng có ống tủy hình C, hình dạng ống tủy này thay đổi phức tạp trong suốt chiều dài ống tủy, chỉ có 7% răng có
ống tủy hình C có cùng một dạng suốt chiều dài, 93% còn lại hình dạng ống tủy C thay đổi. Trong đó phần lớn có
dạng chữ C liên tục ở phần ba cổ chân răng, sau đó tách ra thành hai hay ba ống tủy ở phần ba giữa rồi lại hợp
thành một ở phần ba chóp và đi ra ngoài qua một lỗ chóp.
Kết luận: Răng cối lớn thứ hai hàm dưới người Việt có tỷ lệ ống tủy hình C cao. Đặc điểm này có tính đối
xứng cao và hình dạng ống tủy hình C thay đổi đa dạng.
Từ khóa: ống tủy hình C, răng cối lớn, hàm dưới, coneabeam CT.

ABSTRACT
C-SHAPED ROOT CANALS OF MANDIBULAR SECOND MOLARS AMONG VIETNAMESE:


A CONEBEAM COMPUTED TOMOGRAPHY STUDY IN VIVO
Nguyen Thi Thuy Tien, Huynh Huu Thuc Hien
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 68 - 75
Objective: The aim of this study was to evaluate the prevalence and configurations of C-shaped canals in
permanent mandibular second molars among Vietnamese by using cone-beam computed tomography (CBCT)
images
Methods: CBCT images of 180 patients (342 teeth) were collected to identify the presence of C-shaped root
canals and anatomical features according to the classification of Fan (2004) at the cervical, middle and apical
thirds. Bilateral or unilateral occurrence of C-shaped canals and their relationships with gender, age and tooth
position were examined. The chi-squared test was applied.
Results: There were 342 mandibular second molars examined, 114 of them (33.3%) (From 67 patients) had
C-shaped root canals. There were no significant differences in the distribution of C-shaped canals between age
* Khóa BS RHM 2009-2015, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP.HCM
** Bộ môn Chữa răng – Nội nha, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Huỳnh Hữu Thục Hiền
ĐT: 0903673767
Email:

68

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

groups and tooth positions, but there was significant difference in the distribution between male and female
(p=0.008). C-shaped root canals were often seen in female (43.5%) than in male (27.8%). The prevalence of
bilateral C-shaped canals was 75.8% among 62 patients with bilateral mandibular second molars in which had at

least one tooth with C-shaped root canal. There were only 8 teeth having the same canal configuration from the
orifice to the apex and the other ones having the cross-sectional canal configuration changed in different levels of
the root. In addition, the study found higher prevalence of one C-shaped canal at cervical third then separating
into two or three canals at middle third, finally merging into one.
Conclusion: There was a high prevalence of C-shaped canals in the mandibular second molars among
Vietnamese. The C-shaped root canal system varied in configuration, and bilateral occurrence.
Keywords: C-shaped canal, molar, mandibular, cone beam CT
mục đích điều trị răng miệng.
MỞ ĐẦU
Ống tủy hình C là một biến thể giải phẫu
ống tủy thường gặp nhiều nhất ở răng cối lớn
thứ hai hàm dưới nhưng cũng có thể gặp ở các
răng cối lớn khác. Tỷ lệ của ống tủy hình C ở
răng cối lớn thứ hai hàm dưới thay đổi từ 2,7%
- 44,5% tùy theo chủng tộc. Các nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ ống tủy hình C trên răng cối lớn
thứ hai hàm dưới ở người Mongoloid cao hơn
các chủng tộc khác.
Do sự phức tạp về cấu trúc, ống tủy hình C là
một thử thách đối với bất cứ nhà thực hành lâm
sàng nội nha nào. Vì vậy hiểu biết thấu đáo về
giải phẫu hệ thống ống tủy hình C từ miệng ống
tủy đến lỗ chóp là rất quan trọng để chẩn đoán
và điều trị đạt kết quả tốt.
Trước đây, đa số các nghiên cứu về ống tủy
hình C được thực hiện trên răng khô hoặc sử
dụng kĩ thuật chụp phim X-quang thông
thường. Những nghiên cứu loại này cần khá
nhiều mẫu để có thể đại diện cho dân số và việc
thu thập đủ số lượng răng đã nhổ có nguồn gốc

rõ ràng là không dễ dàng.
Kỹ thuật chụp cắt lớp với chùm tia hình nón
(Conebeam CT) cung cấp hình ảnh 3D không
xâm lấn, chính xác, không biến dạng với lượng
tia thấp và chi phí phù hợp hơn nhiều so với các
kỹ thuật chụp cắt lớp khác. Conebeam CT cũng
đã và đang được ứng dụng trong nghiên cứu
hình thái hốc tủy. Trong nghiên cứu này chúng
tôi sử dụng các dữ liệu conebeam CT sẵn có từ
các bệnh nhân được chỉ định chụp cho những

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Nghiên cứu "Đặc điểm ống tủy hình C ở
răng cối lớn người Việt" được thực hiện nhằm
xác định tỉ lệ ống tủy hình C trên các răng cối lớn
thứ hai hàm dưới ở người Việt và mô tả đặc
điểm giải phẫu ống tủy hình C.

Mục tiêu nghiên cứu
1- Xác định tỷ lệ ống tủy hình C trên răng cối
lớn thứ hai hàm dưới ở người Việt.
2- Xác định sự phân bố của ống tủy hình C
trên răng cối lớn thứ hai hàm dưới theo vị trí,
tuổi và giới tính.
3- Xác định tỷ lệ các phân loại ống tủy hình C
trên răng cối lớn thứ hai hàm dưới lần lượt ở
phần ba cổ, phần ba giữa và phần ba chóp chân
răng theo phân loại của Fan và cộng sự 2004.


ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện dựa trên quan sát hình
ảnh CBCT của 300 bệnh nhân chụp tại bộ môn
tia X, Khoa Răng Hàm Mặt Đại Học Y Dược
Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng 1 năm 2011
đến tháng 9 năm 2013, hình ảnh thỏa điều kiện
sau được lựa chọn vào mẫu nghiên cứu:
Hình ảnh conebeam CT rõ ràng có thể quan
sát được.
Bệnh nhân người Việt có ít nhất một răng cối
lớn thứ hai hàm dưới.
Các răng cối lớn hai hàm dưới thỏa điều
kiện: răng phát triển đầy đủ và đã đóng chóp.

69


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Tiêu chuẩn loại trừ mẫu
Răng đã chữa tủy, có trám bít ống tủy chân
răng.
Răng có sang thương quanh chóp, có phục
hình cố định đặt chốt trong chân răng.
Răng bị ngoại tiêu hay nội tiêu, calci hóa ống
tủy chân răng.


Mẫu nghiên cứu
Gồm 180 bệnh nhân có hình ảnh conebeam
CT thỏa điều kiện chọn mẫu. Trong đó có tất cả
71 nam và 109 nữ với độ tuổi trung bình là 34 (từ
15 đến 75 tuổi). Tổng số răng cối lớn thứ hai hàm
dưới ở 180 bệnh nhân này là 342 răng, số răng
bên phải và bên trái bằng nhau (171 răng).

Thời gian chụp: 14 giây.
Kích cỡ voxel: 0,15 mm
Phân loại ống tủy hình C theo Fan và cộng
sự 2004(4,5)
C1: Ống tủy hình C liên tục.
C2: Ống tủy có dạng dấu chấm phẩy do sự
không liên tục của hình C, nhưng góc α hoặc góc
β không dưới 600.
C3: Hai hay ba ống tủy riêng rẽ và cả góc α
và β đều nhỏ hơn 600.
C4: Một ống tủy hình bầu dục hay hình tròn.
C5: Không có lỗ tủy (thường chỉ có ở chóp).

Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Vật liệu- phương tiện nghiên cứu
Hình ảnh được quan sát bằng phần mềm
SIDEXID trên máy tính với độ phân giải màn
hình là 1920×1080 pixels.
Máy chụp CBCT Galileos của hãng Sirona,
Đức (sản xuất 7/2010).

Hiệu điện thế: 200 – 240 V; Tần số: 50/60 Hz;
Cường độ dòng điện: 6A.

Hình 1. Phân loại ống tủy hình C theo Fan và cộng
sự 2004

Hình 2. Cách đo góc α và β để phân biệt ống tủy dạng C2 và C3. Điểm kết thúc của một ống tủy trên lát cắt
ngang. (C và D): điểm kết thúc của ống tủy khác trên lát cắt ngang. M: trung điểm của đoạn AD. α: góc giữa hai
đường MA và MB. β: góc giữa hai đường CM và DM. (a): ống tủy dạng C2, góc β>600. (b): ống tủy dạng C3,
góc α<600 và góc β<600).

70

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Fan cho rằng dù ống tủy dạng C nhìn giống
hai hay ba ống tủy riêng rẽ, vẫn có phần nối thắt
eo giữa chúng. Dạng chỉ có một ống tủy hình
tròn hay bầu dục (C4), thường chỉ bắt gặp ở
vùng chóp được xem là một biến thể vì những
phần khác của ống tủy vẫn có dạng hình C.

Qui trình thực hiện
Hình ảnh conebeam CT thỏa điều kiện lựa
chọn mẫu được quan sát trên màn hình máy tính
độ phân giải 1920×1080 pixels với phần mềm
SIDEXID.
Ghi nhận tuổi, giới tính, vị trí răng, sự xuất

hiện của ống tủy hình C ở mỗi bệnh nhân.
Ống tủy được xem là có dạng hình C khi
thỏa mãn điều kiện theo định nghĩa của Fan và
cộng sự: Các chân răng nối với nhau, và ít nhất
có một lát cắt trên thiết diện ngang của ống tủy
có dạng C1, C2 hay C3 (theo phân loại của Fan
và cộng sự 2004a).
Quan sát ống tủy chân răng cối lớn hai hàm
dưới theo ba mặt phẳng.
Khảo sát đặc điểm giải phẫu ống tủy hình C
bằng cách quan sát theo thiết diện ngang ở
những mức sau: Miệng ống tủy, phần ba giữa
chân răng, phần ba chóp chân răng.
Xếp loại ống tủy hình C theo phân loại của
Fan và cộng sự (2004). Loại C2 và C3 được phân
biệt bằng cách đo góc α và β.
Những người có hai răng cối lớn thứ hai
hàm dưới được dùng để khảo sát sự phân bố
theo vị trí của ống tủy hình C.

Kiểm soát sai lệch
Tất cả hình ảnh conebeam CT được khảo sát
bởi hai quan sát viên. Mọi số liệu thu thập đều
thông qua sự nhất trí, đồng thuận của cả hai. Chỉ
số Kappa được dùng để đánh giá độ kiên định
của người quan sát. Từ mẫu nghiên cứu, chúng
tôi rút ngẫu nhiên 20 hình ảnh CBCT và thực
hiện quan sát lại các thông tin cần ghi nhận và
tính chỉ số Kappa giữa các lần quan sát. Chỉ số
Kappa trong nghiên cứu này là K = 1 (K ≥0,85 có

nghiã quan sát viên có độ kiên định cao).

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Nghiên cứu Y học

Xử lý số liệu
Số liệu được nhập vào máy tính, lưu giữ và
xử lý bằng phần mềm SPSS 16 for Windows.

Thống kê mô tả
Tính tỉ lệ ống tủy hình C của mẫu, tỷ lệ theo
giới, theo vị trí.
Tính tỉ lệ các phân loại ống tủy hình C ở các
mức phần ba cổ, phần ba giữa, phần ba chóp
chân răng.

Thống kê suy lý:
Phép kiểm chi bình phương với độ tin cậy
95% (p≤0,05) được dùng để đánh giá sự phân bố
ống tủy hình C theo giới, vị trí và tuổi.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Từ dữ liệu CBCT của 300 bệnh nhân chụp tại
bộ môn tia X, khoa Răng Hàm Mặt Đại Học Y
Dược Thành Phố Hồ Chí Minh trong khoảng
thời gian từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 12 năm
2013, chúng tôi đã chọn ra 180 bộ dữ liệu hình
ảnh (mỗi bộ tương ứng với 1 bệnh nhân) thỏa
điều kiện tham gia vào nghiên cứu. Trong số 180

người có ít nhất một răng cối lớn thứ 2 hàm
dưới, cụ thể là 162 người có hai răng cối lớn thứ
hai hàm dưới, và 18 người chỉ có một răng cối
lớn thứ hai hàm dưới.

Tỉ lệ ống tủy hình C trên răng cối lớn thứ
hai hàm dưới
Trong 180 người có ít nhất 1 răng cối lớn thứ
2 hàm dưới có 67 người có ít nhất một răng cối
lớn thứ hai hàm dưới có ống tủy hình C, 113
người còn lại không có ống tủy hình C. Tỉ lệ
người có ống tủy hình C trên răng cối lớn thứ hai
hàm dưới là 37,2%.
Bảng 1. Tần số và tỉ lệ ống tủy hình C ở răng cối lớn
thứ hai hàm dưới người Việt

Người
Răng

Có ống tủy hình C
N
(%)
67
37,2
114
33,3

Không có
N
(%)

113 62,8
228 66,7

Tổng
n (%)
180 100
342 100

Tổng số răng cối lớn thứ hai hàm dưới ở 180
bệnh nhân là 342 răng, trong đó 114 răng có ống
tủy hình C, 228 răng không có ống tủy hình C. Tỉ

71


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

lệ ống tủy hình C trên răng cối lớn thứ hai hàm
dưới tính theo răng là 33,3%.
So sánh với kết quả nghiên cứu thực hiện

trên các quốc gia khác, tỉ lệ này cao tương
đương với các nước Châu Á như Hàn quốc,
Trung Quốc.

Bảng 2. Tỉ lệ ống tủy hình C của một số quốc gia trên thế giới
Tác giả
(12)

Weine và cs (1988)
(7)
Haddad và cs (1999)
(9)
Lambrianidis và cs (2001)
(2)
Al-Fouzan (2002)
6)
Gulabivala và cs (2002)
(9)
Seo & Park (2004)
(11)
Seo (2012)
(1)
Ahmed và cs (2007)
(3)
Al-Qudah và cs (2009)
(14)
Zheng và cs (2011)
(13)
Zhang và cs (2011)
(8)
Helvacioglu-Yigit và cs (2013)

Mẫu
75
94
480
151
60

272
216
100
355
528
157
271

Số răng cối lớn thứ hai hàm dưới bên phải và
bên trái trên 342 răng cối lớn thứ hai hàm dưới
của 180 bệnh nhân trong nghiên cứu đều bằng

Tỷ lệ ống tủy C (%)
2,7
19,1
4,58
10,6
10
32,7
42,6
10
10
39
29
8,9

Quốc gia
Hoa Kỳ
Li- băng
Hy Lạp

Ả Rập Xê –út
Thái Lan
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Sudan
Jordan
Trung Quốc
Trung Quốc
Thổ Nhĩ Kì

171. Tỉ lệ ống tủy hình C trên răng cối lớn thứ hai
hàm dưới bên trái và bên phải đều là 33,3%.

Hình 3. Một bệnh nhân có đặc điểm ống tủy hình C rất giống nhau ở hai răng cối lớn thứ hai hàm dưới. (a), (e):
Trên mặt phẳng đứng dọc, răng 37 và 47 có chân răng chụm. (b), (c), (d), (f), (g), (h): Hình dạng ống tủy hình C
ở răng 37 và 47 trên mặt phẳng cắt ngang có cùng phân loại ở các mức phần ba cổ, phần ba giữa, phần ba chóp
lần lượt là: C1, C2, C4.
Có 162 bệnh nhân có hai răng cối lớn thứ hai
hàm dưới, tỉ lệ ống tủy hình C ở răng cối lớn thứ
hai hàm dưới bên trái là 34,6%, tỷ lệ này ở răng
cối lớn thứ hai hàm dưới bên phải là 32,7%,
không khác biệt có ý nghĩa (p=0,72).

72

Trong 62 bệnh nhân có hai răng cối lớn thứ
hai hàm dưới và có ít nhất một ống tủy hình C,
75,8% số bệnh nhân có ống tủy hình C ở cả hai
bên, tỉ lệ này cao hơn nhiều so với những người
có ống tủy hình C ở một bên, chỉ chiếm 24,2%.


Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Như vậy sự xuất hiện của ống tủy hình C có tính
chất đối xứng, những bệnh nhân có ống tủy hình
C ở răng cối lớn thứ hai hàm dưới bên này thì có
khả năng cao cũng có ống tủy hình C ở răng bên
đối diện.

Sự phân bố của ống tủy hình C trên răng cối
lớn thứ hai hàm dưới theo giới
Trong 180 người có ít nhất một răng cối lớn
thứ 2 hàm dưới, có 71 nam và 109 nữ. Tỉ lệ nam
có ống tủy hình C trên răng cối lớn thứ hai hàm
dưới là 25,4%, thấp hơn so với tỉ lệ này ở nữ là
45%. Sự phân bố của ống tủy hình C theo giới
tính khác nhau có ý nghĩa (p=0,008), xuất hiện ở
nữ nhiều hơn nam.
Sự phân bố của ống tủy hình C trên răng cối
lớn thứ hai hàm dưới theo tuổi
Chúng tôi chia 180 người có ít nhất một răng
cối lớn thứ 2 hàm dưới thành 6 nhóm tuổi: ≤20

Nghiên cứu Y học

tuổi, 21-30 tuổi, 31-40 tuổi, 41- 50 tuổi, 51-60 tuổi
và ≥60 tuổi. Nhóm bệnh nhân từ 51- 60 tuổi có tỷ
lệ ống tủy hình C trên răng cối lớn thứ hai hàm

dưới thấp nhất (23,5%). Tỷ lệ ống tủy hình C cao
nhất ở nhóm bệnh nhân ≤20 tuổi (51,6%). Tuy
nhiên sự phân bố ống tủy hình C ở răng cối lớn
thứ hai hàm dưới theo tuổi khác nhau không có
ý nghĩa (p=0,13).

Phân loại ống tủy hình C tại các mức phần
ba cổ, phần ba giữa và phần ba chóp chân
răng
Sau khi quan sát hình dạng ống tủy hình C
từ cổ đến chóp chân răng, chúng tôi nhận thấy
hầu hết (93%) đều có sự thay đổi hình dạng.
Chỉ có 8 răng (7%) vẫn giữ nguyên hình dạng,
từ miệng ống tủy đến chóp chân răng đều có
dạng C1.

Hình 4. Biểu đồ phân bố dạng ống tủy hình C ở các mức chân răng.
thành hai ống tủy riêng ở mức phần ba giữa,
Trong những răng có ống tủy hình C, dạng
tức có dạng C2 hay C3 (chiếm tổng cộng
chiếm nhiều nhất là những răng có dạng C1 ở
62,7%). Đến phần ba chóp chân răng, dạng C4
mức phần ba cổ, C3 ở phần ba giữa, C3 ở phần
lại chiếm ưu thế (37,4%) so với dạng C2 (6,6%)
ba chóp và C1 ở phần ba cổ, C1 ở phần ba
và C3 (33%). Dạng C1 và C4 (những dạng có
giữa, C4 ở phần ba chóp với cùng số răng là 14
một ống tủy liên tục) chiếm đa số ở phần ba
răng (15,4%). Phần lớn những ống tủy có dạng
chóp với tỷ lệ chung là 60,4%.

C1 ở phần ba cổ (79,8%), có xu hướng phân

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

73


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Như vậy, ống tủy hình C phần lớn có dạng

5. Hầu hết các răng có ống tủy hình C thay

chữ C liên tục ở miệng ống tủy, sau đó chia

đổi hình dạng khi đi từ cổ đến chóp chân răng.

thành những ống tủy riêng rẽ khi đi đến phần ba

Ống tủy hình C phần lớn có dạng chữ C liên tục

giữa chân răng và hợp lại thành một ống tủy

ở miệng ống tủy, sau đó chia thành những ống

chung khi đến chóp chân răng. Tuy nhiên, sự

tủy riêng rẽ khi đi xuống phần ba giữa chân răng


thay đổi hình dạng ống tủy hình C đi từ lỗ tủy

và hợp lại thành một ống tủy chung khi đến

đến lỗ chóp rất đa dạng.

chóp chân răng.

Do sự biến đổi đa dạng từ lỗ tủy đến chóp
nên các răng hình C thường gây khó khăn cho

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

các bác sĩ khi phải điều trị nội nha. Qua
nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy Conebeam
CT là một phương tiện tốt để khảo sát hệ
thống hốc tủy ở những răng có ống tủy hình

2.

3.

C, cho hình ảnh chi tiết, cụ thể, hướng dẫn
điều trị nhằm đem đến kết quả tốt hơn cho
bệnh nhân với chi phí phù hợp.

4.


KẾT LUẬN
1. Tỉ lệ ống tủy hình C trên răng cối lớn thứ

5.

hai hàm dưới ở người Việt là 37,2%. Tỉ lệ này
tính theo răng là 33,3%.

6.

2. Sự phân bố của ống tủy hình C trên răng
cối lớn thứ hai hàm dưới theo tuổi và vị trí

7.

không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ ống
tủy hình C trên răng cối lớn thứ hai hàm dưới ở
nam (25,4%) thấp hơn nữ (45%) có ý nghĩa thống

8.

kê (p=0,008).
3. Phân loại ống tủy hình C ở các mức chân
răng: Ở mức phần ba cổ, dạng ống tủy hình chữ

9.

C liên tục (C1) là dạng chiếm đa số. Ở mức phần
ba giữa chân răng, dạng C1, C2 và C3 xấp xỉ


10.

nhau. Ở phần ba chóp, đa số ống tủy hình C có
dạng C1 và C4.
4. Đặc điểm ống tủy hình C ở răng cối lớn

11.

thứ hai hàm dưới người Việt có tính đối xứng
cao, 75,8% người có ống tủy hình C xảy ra ở
hai bên.

74

12.

Ahmed HA, Abu-Bakr NH, Yahia NA, Ibrahim YE (2007),
"Root and canal morphology of permanent mandibular
molars in a Sudanese population", International Endodontic
Journal , 40, pp.766-71.
Al-Fouzan KS (2002), "C-shaped root canals in mandibular
second molars in a Saudi Arabian population", International
Endodontic Journal, 35, pp.499–504.
Al-Qudah AA, Awawdeh LA (2009), "Root and canal
morphology ofmandibular first and second molar teeth in a
Jordanian population", International Endodontic Journal , 42 ,
pp.775–784.
Fan B, Cheung GS, Fan M, Gutmann JL, Bian Z (2004a), "Cshaped canal system in mandibular second molars: Part I –
Anatomical features", Journal of Endodontics , 30(12), pp.899–
903.

Fan B, Cheung GS, Fan M, Gutmann JL, Fan W (2004b), "Cshaped canal system in mandibular second molars: Part IIRadiographic features", Journal of Endodontics, 30(12), pp.904–
908.
Gulabivala K, Opasanon A, Ng YL, Alavi A (2002), "Root and
canal morphology of Thai mandibular molars", International
Endodontic Journal , 35, pp.56–62.
Haddad GY, NehmeWB, Ounsi HF (1999), "Diagnosis,
classification, and frequency of C-Shaped canals in
mandibular second molars in the Lebanese population",
Journal of Endodontics, 25, pp. 268-71.
Helvacioglu-Yigit D, Sinanoglu A (2013), "Use of cone-beam
computed tomography to evaluate C-shaped root canal
systems in mandibular second molars in a Turkish
subpopulation: A retrospective study", International Endodontic
Journal, 46(11):1032-1038.
Lambrianidis T, Lyroudia K, Pandelidou O, Nicolaou A
(2001), "Evaluation of periapical radiographs in the
recognition of C-shaped mandibular second molars",
International Endodontic Journal , 34, pp.458–462.
Seo DG, Gu Y, Yi YA, Lee SG, Jeong JS, Lee Y, Chang SW, Lee
JK, Park W, Kim KD, Kum KY (2012), "A biometric study of Cshape root canal systems in mandibular second molars using
cone –beam computed tomography", International Endodontic
Journal, 45, pp.807-814.
Seo MS, Park DS (2004), "C-shaped root canals of mandibular
second molars in a Korean population: Clinical observation
and in vitro analysis", International Endodontic Journal, 37,
pp.139–144.
Weine FS and members of the Arizona Endodontic
Association (1988), "C-Shaped mandibular second molar:
Incidence and other considerations", Journal of Endodontics,
24(5), pp.372-375.


Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
13.

14.

Zhang R, Yang H, Yu X, Wang H, Hu T, Dummer PM (2010),
"Use of CBCT to evaluate root and canal morphology of
mandibular molars in Chinese individuals", International
Endodontic Journal, 44, pp.990–999.
Zheng Q, Zhang L, Zhou X et al. (2011), "C-shaped root canal
system in mandibular second molars in a Chinese population
evaluated by cone-beam computed tomography", International
Endodontic Journal, 44, pp.857–862.

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Ngày nhận bài báo:

Nghiên cứu Y học
17/01/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

20/02/2016


25/03/2016

75



×