Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

xác định tỷ lệ bệnh và hiệu quả của thuốc glucobay trong điều trị tiểu đường ở chó tại một số bệnh xá thú y thuộc thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.24 KB, 45 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
….….


LÊ THỊ BẢO TRÂM


Tên đề tài:
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ BỆNH VÀ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC
GLUCOBAY TRONG ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG Ở CHÓ
TẠI MỘT SỐ BỆNH XÁ THÚ Y THUỘC THÀNH PHỐ
CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP


Luận văn tốt nghiệp
Ngành DƯỢC THÚ Y






Cần Thơ, 2014

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
….….


Luận văn tốt nghiệp
Ngành DƯỢC THÚ Y

Tên đề tài:
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ BỆNH VÀ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC
GLUCOBAY TRONG ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG Ở CHÓ
TẠI MỘT SỐ BỆNH XÁ THÚ Y THUỘC THÀNH PHỐ
CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP




Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
ThS. Nguyễn Dương Bảo Lê Thị Bảo Trâm
MSSV: 3102993
Lớp: CN10Y4A1 – K36




Cần Thơ, 2014

ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
….….

Đề tài: “Xác định tỷ lệ bệnh và hiệu quả của thuốc Glucobay trong điều
trị tiểu đường ở chó tại một số bệnh xá thú y thuộc Thành Phố Cao Lãnh,
Tỉnh Đồng Tháp” do sinh viên Lê Thị Bảo Trâm thực hiên tại phòng mạch
thú y Nam Thuỷ và chi cục thú y thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp từ
tháng 08/2014 đến tháng 11/2014.



Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014 Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Duyệt bộ môn Duyệt giáo viên hướng dẫn



NGUYỄN DƯƠNG BẢO


Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

iii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quãng đường học tập và rèn luyện kiến thức, tôi luôn được cha mẹ,
anh chị em trong gia đình ủng hô, động viên, cùng với sự dìu dắt tận tình của thầy
cô, tôi đã hoàn thành cơ bản chuyên ngành Dược Thú y và kết thúc khoá học bằng

luận văn tốt nghiệp này.
Đầu tiên, xin chân thành cảm ơn cha mẹ, người đã nuôi dưỡng tôi và luôn tạo
mọi điều kiên tốt nhất cho tôi để hoàn thành ước mơ của mình.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Dương Bảo, thầy đã luôn hết
lòng chỉ dạy, động viên và hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ, Ban Chủ
Nhiệm Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng cùng quý thầy cô Bộ Môn Thú
Y đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích trong học tập, đồng
thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học cũng như trong quá trình
làm luận văn tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh, chị làm việc tại phòng mạch thú y
Nam Thuỷ và chi cục thú y tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt là chị Trần Thị Thảo đã luôn
bên cạnh và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn cô Châu Thị Huyền Trang là cố vấn học tập của tôi, cô
đã luôn tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như luôn
quan tâm tới quá trình thực hiện đề tài này của tôi.
Cảm ơn các bạn sinh viên lớp Dược Thú Y K36 đã giúp đỡ và chia sẻ cùng tôi
những khó khăn trong thời gian thực hiên đề tài vừa qua.


Lê Thị Bảo Trâm

iv

MỤC LỤC
Mục Trang
Trang phụ bìa i
Trang duyệt ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv

Danh mục từ viết tắt vii
Danh sách bảng viii
Danh sách hình ix
Tóm lược x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 Cấu tạo và chức năng tuyến tuỵ của chó 2
2.1.1 Cấu tạo 2
2.1.2 Chức năng 2
2.2 Cấu trúc và vai trò của insulin 3
2.2.1 Cấu trúc của insulin 3
2.2.2 Vai trò của insulin 4
2.3 Bệnh tiểu đường 5
2.3.1 Khái niệm 5
2.3.2 Phân loại bệnh tiểu đường 5
2.3.3 Cách sinh bệnh 6
2.4 Các triệu chứng lâm sàng 7
2.5 Chẩn đoán cận lâm sàng 9
2.6 Chẩn đoán phân biệt 9

v

2.7 Biến chứng của bệnh tiểu đường 9
2.7.1 Đục thuỷ tinh thể 10
2.7.2 Bệnh lý võng mạc do tiểu đường 10
2.7.3 Bệnh lý thận tiểu đường 10
2.7.4 Bệnh lý thần kinh do tiểu đường 10
2.7.5 Biến chứng mạch máu lớn 11

2.7.6 Biến chứng mạch máu nhỏ 11
2.8 Điều trị bệnh tiểu đường 11
2.8.1 Liệu pháp khẩu phần 11
2.8.2 Liệu pháp insulin 12
2.8.3 Thuốc uống 13
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Phương tiện 15
3.1.1 Thời gian và địa điểm 15
3.1.2 Dụng cụ 15
3.1.3 Đối tượng nghiên cứu 15
3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 16
3.2.1 Xác định tỷ lệ chó bị bệnh tiểu đường 16
3.2.2 Định lượng glucose huyết 16
3.2.3 Thử hiệu quả điều trị của thuốc điều trị bệnh tiểu đường 17
3.3 Xử lý số liệu 18
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19
4.1 Tình hình chó bị bệnh tiểu đường tại các phòng mạch thú y Nam Thuỷ
và chi cục thú y Tỉnh Đồng Tháp 19
4.2 Tỷ lệ chó mắc bệnh tiểu đường theo giới tính 20
4.3 Tỷ lệ bệnh tiểu đường theo các nhóm giống chó 20
4.4 Tỷ lệ chó mắc bệnh tiểu đường theo lứa tuổi 21

vi

4.5 Khảo sát tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu
đường trên chó 22
4.6 Kết quả phân loại bệnh tiểu đường dựa trên hàm lượng glucose huyết 23
4.7 Đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc Glucobay trên chó mắc bệnh tiểu
đường 24
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 25

5.1 Kết luận 25
5.2 Đề nghị 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Tài liệu nước ngoài: 26
Tài liệu tiếng việt: 26
Tài liệu Internet: 27
PHỤ CHƯƠNG 1: KẾT QUẢ THỐNG KÊ 28
PHỤ CHƯƠNG 2: BỆNH ÁN THEO DÕI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRÊN
CHÓ 29
PHỤ CHƯƠNG 3: THUỐC ĐIỀU TRỊ 31
PHỤ CHƯƠNG 4: BẢNG SỐ LIỆU THÔ 33


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AAHA: American Animal Hospital Association
Cl: Clo
dl: Decilit
GH: Growth hormone
IDDM: Insulin-Dependent Diabetes Mellitus
l: Lít
mg: Miligram
mmol: Milimol
Na: Natri
NIDDM: Noninsulin-Dependent Diabetes Mellitus
STT: Số thứ tự
WSAVA: World Small Animal Verterinary Association


viii

DANH SÁCH BẢNG

Bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Tóm tắt lâm sàng tiểu đường type 1 và type 2
8
2.2
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường trên chó theo WSAVA,
2010
9
3.1
Phương pháp sử dụng thuốc Glucobay 50mg
17
4.1
Tỷ lệ chó mắc bệnh tiểu đường tại phòng mạch thú y Nam Thuỷ
và chi cục thú y Tỉnh Đồng Tháp
18
4.2
Tỷ lệ chó mắc bệnh tiểu đường theo giới tính
20
4.3
Tỷ lệ bệnh tiểu đường theo các nhóm giống chó
20
4.4
Tỷ lệ chó mắc bệnh tiểu đường theo lứa tuổi
21

4.5
Tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng trên chó mắc bệnh
tiểu đường
22
4.6
Tỷ lệ bệnh tiểu đường tiền lâm sàng và lâm sàng trên chó tại 2
phòng mạch thú y
23
4.7
Hiệu quả điều trị của thuốc Glucobay 50mg trong bệnh tiểu
đường của chó
24

ix

DANH SÁCH HÌNH

Hình
Tên hình
Trang
2.1
Tuyến tuỵ của chó
2
2.2
Túi tuyến tuỵ
2
2.3
Đảo tuỵ và các nang tuyến xung quanh
3
2.4

Cấu trúc của insulin
3
2.5
Insulin điều hòa glucose trong máu
4
3.1
Máy đo đường huyết EasyGluco
15
4.1
Chó Fox, giới tính đực, 8 năm tuổi bị bệnh tiểu đường có triệu
chứng béo phì.
23
4.2
Chó Nhật, giới tính đực, 5 năm tuổi bị bệnh tiểu đường có triệu
chứng vết thương lâu lành.
23
4.3
Chó ta, giới tính cái, 2 năm tuổi bị bệnh tiểu đường có triệu
chứng sụt cân nhanh.
23
4.4
Chó Nhật, giới tính cái, 14 năm tuổi bị bệnh tiểu đường có triệu
chứng đục thuỷ tinh thể.
23

x

TÓM LƯỢC

Đề tài “ Xác định tỷ lệ bệnh và hiệu quả của thuốc Glucobay trong điều trị

tiểu đường ở chó tại một số bệnh xá thú y thuộc Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh
Đồng Tháp” được thực hiện từ tháng 08 đến tháng 11 năm 2014 tại phòng mạch
thú y Nam Thuỷ và chi cục thú y Tỉnh Đồng Tháp với mục tiêu là xác định tỷ lệ bệnh
tiểu đường trên chó và thử hiệu quả điều trị của thuốc Glucobay 50mg.
Trong tổng số 632 con chó đến khám và điều trị tại 2 phòng mạch, chúng tôi
đã tiến hành hỏi bệnh, khám lâm sàng và đã xác định có 189 ca nghi ngờ bị bệnh
tiểu đường. Kết quả định lượng đường huyết bằng máy EasyGluco đã xác định có
38 ca chó mắc bệnh tiểu đường, chiếm tỷ lệ 6,01%. Trong đó có 36 ca là tiểu đường
tiền lâm sàng, chiếm tỷ lệ 94,74% và 2 ca tiểu đường lâm sàng, chiếm tỷ lệ 5,26%.
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở chó cái (9,09%), chó đực (3,28%). Chó từ 1 đến 5 năm
mắc bệnh tiểu đường với tỷ lệ 2,36%, từ 5 đến 9 năm bị bệnh với tỷ lệ 9,39% và chó
trên 9 năm tuổi có tỷ lệ bệnh là 27,27%. Các giống chó Fox, Chi Huahua bị bệnh
tiểu đường với tỷ lệ 12,19%, các giống chó Nhật, Bắc Kinh bị bệnh với tỷ lệ
10,66%, 3,01% và 3,45% là tỷ lệ bệnh của các giống chó ta và chó Bergie. Thuốc
Glucobay 50mg có hiệu quả điều trị tốt đối với những ca chó bị bệnh tiểu đường
tiền lâm sàng: có đến 89,18% số ca tiền tiểu đường ở mức kiểm soát tốt, 5,41% ca
tiền tiểu đường kiểm soát ở mức thuyên giảm, và 5,41% ca tiểu đường lâm sàng
kiểm soát đường huyết kém.

1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong các loài vật nuôi thì chó là loài động vật thông minh, nhanh nhẹn, trung
thành và rất dễ gần gũi với con người. Vì thế mà ngày nay nhu cầu của con người
về việc nuôi chó ngày càng gia tăng. Bên cạnh việc gia tăng số lượng thì tình hình
bệnh xảy ra trên chó cũng ngày càng nhiều và phức tạp hơn, trong đó có bệnh tiểu
đường.
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn
chuyển hóa diễn ra thầm lặng trong cơ thể con vật, một khi các biến chứng do bệnh

xảy ra thì rất khó điều trị khỏi và dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc chẩn đoán phát hiện
bệnh sớm và đưa ra phát đồ điều trị kịp thời mang lại hiệu quả là rất cần thiết. Để
đáp ứng nhu cầu thực tiễn và góp phần cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu
đường trên chó đạt kết quả tốt, tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Xác định tỷ lệ bệnh
và hiệu quả của thuốc Glucobay trong điều trị bệnh tiểu đường ở chó tại một
số bệnh xá thú y thuộc Thành Phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp”.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Xác định tỷ lệ bệnh tiểu đường xảy ra trên chó.
Xác định hiệu quả của thuốc Glucobay trong điều trị bệnh tiểu đường trên chó.













2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Cấu tạo và chức năng tuyến tuỵ của chó
2.1.1 Cấu tạo
Tuỵ tạng là một tuyến nhỏ nằm ở phần lưng của xoang bụng, có màu vàng và
mang một số điểm tương đồng với tuyến nước bọt. Tuyến tuỵ của chó có hình chữ
V, gồm 2 nhánh hợp lại làm thành một góc nhọn ở sau hạ vị. Có 2 ống tuỵ tạng: ống

nhỏ đổ vào tá tràng chung với ống chính dẫn mật hay gần ống chính dẫn mật, ống
lớn đổ vào tá tráng cách xa về phía sau hạ vị 3 - 5cm (Lăng Ngọc Quỳnh, 2007).







Hình 2.1: Tuyến tuỵ của chó
Nguồn:
2.1.2 Chức năng
Tuyến tuỵ có 2 chức năng vừa nội tiết vừa ngoại tiết:
Tuyến tuỵ ngoại tiết là phần quan trọng của cơ quan tiêu hoá bao gồm các túi
tuyến tuỵ (Acini) tiết dịch tuỵ (lipaza, amilaza, trypsin…) và đổ vào tá tràng bằng
một hoặc một số ống dẫn để tiêu hoá các chất như: đạm, chất béo, carbohydrat
(Miller et al., 1964).








Hình 2.2: Túi tuyến tuỵ
Nguồn:

3


Tuyến tuỵ nội tiết gồm các đảo tuỵ (đảo Langerhans) chỉ chiếm một phần nhỏ
trong khối lượng của tuyến tuỵ (1-2%). Mỗi tiểu đảo Langerhans chỉ có vài nghìn tế
bào. Có 4 loại tế bào (A, B, D và PP hay còn được gọi là , ,  và F) có thể phân
biệt được trong mỗi tiểu đảo. Tế bào Alpha xuất tiết Glucagons, tế bào Bêta xuất
tiết Insulin, tế bào Delta xuất tiết Somatostatin, tế bào F xuất tiết Pancreatic
polypeptide. Bất kì sự rối của dòng tế bào nào đều dẫn đến sự thiếu hụt các
hormone tương ứng, quan trọng nhất là Insulin và Glucagon (Michael Akers and
Michael Denbow, 2008)
Hình 2.3: Đảo tuỵ và các nang tuyến xung quanh
Nguồn:
2.2 Cấu trúc và vai trò của insulin
2.2.1 Cấu trúc của insulin
Insulin là 1 loại Hormone Protein được sản xuất bởi các tế bào Bêta của đảo
Langerhans.
Insulin có kích thước tương đối nhỏ, phân tử Insulin có khối lượng 5808
daltons.
Insulin là một protein gồm 51 acid amin tạo thành 2 chuỗi A và B được nối
với nhau bằng 2 cầu nối disulfit. Tiền chất của insulin là proinsulin. Proinsulin khác
với Insulin ở chỗ, chuỗi A và B được nối với nhau bằng C-peptide. Proinsulin có
hoạt tính sinh học không mạnh bằng Insulin nhưng tính chất miễn dịch của
proinsulin giống với insulin (Michael Akers and Michael Denbow, 2008).
Hình 2.4: Cấu trúc của insulin
Nguồn:

4

2.2.2 Vai trò của insulin
Tác dụng chính của Insulin là làm cho lượng đường trong máu giảm bằng cách
thúc đẩy nhanh sự vận chuyển glucose qua màng tế bào vào trong các tế bào, đặt
biệt là tế bào cơ. Insulin ức chế sự bẻ gãy glycogen thành glucose và chuyển đổi

acid amin hoặc acid béo thành glucose, vì vậy nó chống lại bất cứ hoạt động chuyển
hoá nào làm gia tăng lượng đường trong máu (Nguyễn Đình Giậu, Nguyễn Chi Mai
và Trần Thị Việt Hồng, 2000)









Ở gan, Insulin thúc đẩy glucose được hấp thu từ ruột vào máu sau bữa ăn
thành dạng glycogen dự trữ. Nhưng phần lớn glucose được chuyển thành lipid (acid
béo tự do, acid béo chưa este hoá, triglyceride). Lipid sẽ được giải phóng vào máu
dưới dạng lipoprotein có tỷ trọng thấp, sau đó được đưa đến dự trữ trong các mô
mỡ. Ngược lại, sự giải phóng glucose vào máu bị ức chế.
Ở mô mỡ, sự phân giải chất béo bị ức chế và sự thu nạp glucose được thúc
đẩy. Glucose cung cấp glycerol cho sự este hoá acid béo để tạo thành triglyceride là
dạng dự trữ lipid ở mô mỡ.
Ở cơ, quá trình chuyển hoá chất béo bị ức chế và quá trình tổng hợp glycogen
được thúc đẩy. Khi cơ hoạt động, glycogen sẽ nhanh chóng phân giải thành glucose
để tạo năng lượng cho cơ thể (Lê Thị Luyến, 2010)
Sự thiếu Insulin làm cho hàm lượng glucose trong máu tăng lên và gây ra bệnh
tiểu đường đồng thời làm xáo trộn sự biến dưỡng các dưỡng chất như: lipid, protid,
carbohydrat.
Khi cơ thể có quá nhiều Insulin thì làm cho hàm lượng glucose trong máu
giảm đi do con vật bị khối u tuyến tuỵ hay do tiêm Insulin quá liều trong quá trình
đều trị (Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu, 2009).
Hình 2.5: Insulin điều hòa glucose trong máu

Nguồn:


5

2.3 Bệnh tiểu đường
2.3.1 Khái niệm
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn
chuyển hoá xảy ra do nhiều nguyên nhân đặc trưng bởi sự tăng đường huyết mãn
tính với các rối loạn chuyển hóa carbohydrat, chất béo, và protein do khiếm khuyết
tiết Insulin.
Những ảnh hưởng của đái tháo đường gây tổn thương lâu dài và rối loạn các
chức năng khác nhau. Đái tháo đường biểu hiện với các triệu chứng đặc trưng như:
ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, giảm cân, giảm thị lực. Một trong các triệu chứng
nghiêm trọng của bệnh là nhiễm ceton acid có thể xuất hiện và dẫn đến hôn mê,
trong trường hợp điều trị không hiệu quả sẽ dẫn đến tử vong (Alberti et al., 1999).
Các giống chó có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường bao gồm: Samoyed,
Siberian Huskies, Finnish Spitz, Miniature Poodles. Một số giống khác như: Boxer,
German Shepherd dường như ít nhạy cảm với bệnh (B. Catchpole et al., 2005).
2.3.2 Phân loại bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin (Insulin dependent diabetes mellitus –
IDDM – type 1)
Bệnh tiểu đường type 1 đặc trưng bởi sự phá huỷ tế bào  của tuyến tuỵ dẫn
đến tình trạng thiếu Insulin gần như tuyệt đối. Vì vậy, việc bổ sung nguồn insulin
ngoại sinh để duy trì sự sống và kiểm soát đường huyết cho con vật là rất cần thiết
(Richard W. Nelson, 2005).
Nguyên nhân của sự phá huỷ tế bào  ở chó mắc bệnh tiểu đường thường
không rõ ràng. Mặc dù có bằng chứng cho thấy nó được gây ra bởi quá trình miễn
dịch trung gian tế bào. Các yếu tố được liệt kê sau: di truyền, yếu tố môi trường,
viêm tuyến tuỵ mãn tính, tự miễn Insulin được coi là những nguyên nhân gây ra tiểu

đường type 1 ở chó (Rand, Fleeman et al., 2004).
Bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (Noninsulin dependent diabetes
mellitus – NIDDM – type 2)
Tiểu đường type 2 thường gặp ở chó già, béo phì, ít vận động…Trong đó béo
phì được coi là nhân tố có khả năng cao gây ra bệnh tiểu đường ở chó (Richard W.
Nelson, 2005).
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 2 thường là do các yếu tố di truyền,
môi trường hay hiện tượng kháng Insulin, nguy cơ bệnh gia tăng theo quá trình lão
hoá (Rand, Fleeman et al., 2004).

6

Bệnh ít có triệu chứng rõ ràng và diễn biến chậm. Tỷ lệ đái tháo đường type 2
tăng dần theo tuổi, các yếu tố như nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác thường là nguyên
nhân khởi phát của bệnh. Khi tế bào  không còn khả năng bài tiết đủ Insulin để bù
vào số lượng Insulin bị kháng thì đường huyết lúc đói sẽ tăng và xuất hiện tiểu
đường (Đỗ Trung Quân, 2001).
Tiểu đường tạm thời
Bệnh tiểu đường ở dạng này không phổ biến ở chó và chỉ xảy ra đối với chó
mắc bệnh tiểu đường cận lâm sàng khi được điều trị bằng thuốc đối kháng Insulin
(ví dụ: glucocorticoid) hoặc đang trong giai đoạn đầu của rối loạn kháng Insulin.
Những con chó này bệnh có thuyên giảm và các tế bào  vẫn đầy đủ khối lượng để
duy trì khả năng dung nạp carbohydrat khi không có kháng Insulin nhưng không thể
tiết đủ lượng Insulin làm cho đường huyết ổn định khi có kháng Insulin (Richard W.
Nelson, 2005).
Tiểu đường tiền lâm sàng và tiểu đường lâm sàng
Tiểu đường tiền lâm sàng (tiền tiểu đường): khi hàm lượng glucose huyết đo
được từ 109 đến 179 mg/dl (6,1– 9,9 mmol/l)
Tiểu đường lâm sàng (tiểu đường): khi hàm lượng glucose huyết đo được lớn
hơn hoặc bằng 180 mg/dl (>= 10 mmol/l)

2.3.3 Cách sinh bệnh
Cơ chế sinh bệnh tiểu đường type 1
Tiểu đường type 1 là một bệnh tự miễn dịch, có sự can thiệp của các yếu tố di
truyền, miễn dịch và môi trường trong quá trình sinh bệnh. Ngay khi tiểu đường
type 1 xuất hiện, tại thời điểm đó hầu hết các tế bào  của tuyến tuỵ đã bị phá huỷ.
Nhiễm virus là một trong những yếu tố khởi phát bệnh.
Yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của bệnh, tiếp
sau đó là hoạt động của quá trình tự miễn dịch, dù quá trình này diễn ra rất thầm
lặng, các tiểu đảo tuỵ bị thâm nhiễm bởi các tế bào đơn nhân, đại thực bào và tế bào
Lympho T làm thay đổi bề mặt của tế bào  tuyến tuỵ sau đó sẽ huỷ diệt các tế bào
này. Quá trình thâm nhiễm tế bào này gọi là viêm tuỵ hay viêm tiểu đảo tuỵ do
nhiễm virus. Trong giai đoạn này xuất hiện nhiều kháng thể kháng tế bào  của tuỵ,
giai đoạn này được gọi là tiền tiểu đường.
Giai đoạn tiền tiểu đường có thể diễn ra nhanh hay chậm, tiến triển liên tục
hay ngắt quãng tuỳ thuộc vào từng cá thể. Quá trình sản xuất Insulin giảm dần do tế
bào  bị tổn thương cho tới khi nồng độ Insulin không đủ để duy trì mức glucose
bình thường trong máu, lúc đó mới có thể chẩn đoán được tiểu đường thật sự (Đỗ
Trung Quân, 2001).

7

Tiểu đường type 1 là thể bệnh nặng, diễn biến không ổn định, thường có tăng
ceton huyết nếu không được điều trị và tăng đường huyết là triệu chứng khởi đầu
của bệnh. Đây là một tình trạng rối loạn dị hoá, trong đó Insulin lưu hành trong máu
hầu như không có, ngược lại, nồng độ glucagon tăng cao. Tế bào đảo Langerhans
không đáp ứng với kích thích nhằm tổng hợp và tiết Insulin. Vì vậy Insulin từ ngoài
đưa vào là cần thiết để hồi phục lại tình trạng dị hoá, đề phòng tình trạng toan hoá
do tăng acid cetonic, giảm glucagon huyết và làm hạ glucose máu.
Tuy nhiên, trong thực tế lâm sàng, tiểu đường type 1 có thể xảy ra chỉ do môi
trường sống cũng có thể do cơ chế miễn dịch, hoàn toàn do yếu tố di truyền mà

không có tác động của môi trường. Nhưng nhìn chung quá trình sinh bệnh tiểu
đường type 1 là theo một quá trình: tính mẫn cảm di truyền  tác động của môi
trường sống  viêm đảo tuỵ  chuyển hoá tế bào bêta của mình thành không phải
của mình  hoạt hoá hệ thống miễn dịch – phá hoại tế bào bêta  tiểu đường (Thái
Hồng Quang, 2012).
Cơ chế sinh bệnh tiểu đường type 2
Biểu hiện kháng Insulin hay rối loạn tiết Insulin là một trong những dấu hiệu
sớm của tiểu đường type 2. Sự thay đổi cấu trúc, chức năng của các thụ thể Insulin
và hậu thụ thể của tế bào dẫn đến kháng Insulin.
Béo phì được coi là yếu tố có nguy cơ cao đối với tiểu đường type 2, gây nên
tình trạng mất nhạy cảm đối với Insulin nội sinh và làm giảm đáp ứng của tổ chức
đích với Insulin. Tình trạng béo phì làm cho Insulin kém khả năng phân giải acid
béo ở tổ chức mỡ dẫn đến tăng nồng độ acid béo không este hoá trong tuần hoàn.
Từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng kháng Insulin cũng như sự tổn thương các tế
bào  trong tiểu đường type 2 (Hoàng Thị Bích Ngọc, 2001).
2.4 Các triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng rất đa dạng. Ở tiểu đường type 1, bệnh thường xảy ra
đột ngột sau nhiễm khuẩn hoặc siêu vi khuẩn. Triệu chứng chủ yếu và cũng là triệu
chứng quan trọng để chẩn đoán tiểu đường type 1 là tăng glucose huyết, có glucose
trong nước tiểu. Các triệu chứng rõ ràng như: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, mờ
mắt, sụt cân nhanh, vết thương lâu lành. Ngược lại, tiểu đường type 2 thì bệnh diễn
biến từ từ, được phát hiện một cách ngẫu nhiên khi đi khám định kỳ hay đã có biến
chứng (Thái Hồng Quang, 2012).
Các triệu chứng lâm sàng thường gặp ở chó mắc bệnh tiểu đường gồm:
Tiểu nhiều, khát và uống nhiều nước: khi nồng độ glucose máu cao hơn
ngưỡng đường của thận (180mg/dl hay 9,98mmol/L) thì glucose sẽ bài tiết ra ngoài
theo nước tiểu (glucose niệu), glucose niệu càng cao chứng tỏ nồng độ glucose máu

8


càng cao, glucose trong nước tiểu sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu của nước tiểu, giảm
tái hấp thu nước tại ống thận, do vậy một số lượng lớn nước tiểu sẽ được bài tiết ra
ngoài. Ước tính cứ 1g glucose sẽ kéo thêm 20 – 40ml nước tiểu bài xuất: mất nước
sẽ làm tăng nồng độ Na
+
, Cl
-
trong máu làm khô niêm mạc miệng, tăng chức năng
các tuyến nước bọt là nguyên nhân làm cho con bệnh thấy khát và uống nhiều nước
(Thái Hồng Quang, 2012).
Sụt cân, ăn nhiều: do việc triệt cạn các kho dự trữ carbohydrat, protid, lipid
làm thể trọng bị sụt giảm nghiêm trọng, ngay cả trong trường hợp gia súc ăn dữ dội,
ngon miệng nhưng nó vẫn bị sụt cân vì các chất năng lượng đã bị thất thoát trong
nước tiểu (Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu, 2008).
Vết thương lâu lành và dễ nhiễm trùng tái phát: do đường huyết tăng cao làm
cơ thể giảm sức đề kháng với vi trùng nên khả năng lành vết thương chậm lại. Đồng
thời rất dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm và phát triển thành bệnh nhiễm trùng
mãn tính hoặc tái phát thường xuyên (Richard W. Nelson, 2005).
Nhiễm toan ceton thường xảy ra đối với tiểu đường type 1 do thiếu hụt Insulin
tuyệt đối gây tăng đường huyết, tăng phân huỷ lipid, tăng sinh thể ceton gây toan
hoá tổ chức hậu quả là rối loạn nước – điện giải trong và ngoài tế bào. Biểu hiện
bằng hơi thở có mùi ceton, da khô, có thể có hôn mê, nhịp tim nhanh (Lê Thị
Luyến, 2010).
Bảng 2.1: Tóm tắt lâm sàng tiểu đường type 1 và type 2

Type 1
Type 2
Lâm sàng
Cân nặng: bình thường
Giảm nồng độ Insulin huyết

Có kháng thể kháng tế bào tiểu
đảo
Tăng ceton máu: hay gặp
Béo
Nồng độ Insulin huyết bình thường
hoặc tăng
Không có kháng thể kháng tế bào
tiểu đảo
Ít gặp ceton máu
Cơ chế sinh
bệnh
Tự miễn. Cơ chế tự miễn dịch
bệnh lý
Thiếu Insulin nặng
Kháng Insulin
Thiếu Insulin tương đối
Các tế bào
tiểu đảo
Teo và xơ hoá
Suy kiệt tế bào  nặng
Không có Insulintis
Teo từng vùng và lắng đọng amyloid
Suy kiệt tế bào  vừa phải
(Thái Hồng Quang, 2012)

9

2.5 Chẩn đoán cận lâm sàng
Đo đường huyết (tai, chân, môi)
Tiêu chuẩn chẩn đoán: Bệnh tiểu đường trên chó được dựa theo tiêu chuẩn

chẩn đoán của WSAVA (2010) và được thể hiện ở bảng 2.2
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường trên chó theo WSAVA, 2010
Mức đường huyết
Chỉ dẫn đường huyết
Mmol/L
mg/dl
< 2.77
< 50
Hạ đường huyết
3,44 - 6
62 - 108
Đường huyết ở mức bình thường
10
180
Ngưỡng thận, đường đã xuất hiện trong nước tiểu, xuất hiện các
triệu chứng lâm sàng đặc trưng
14
250
Nhiễm ceton, xuất hiện các biến chứng
WSAVA: World Small Animal Verterinary Association
Đo glucose niệu
Ngưỡng đào thải glucose của thận khác nhau đối với từng cơ thể và cũng chịu
ảnh hưởng của một số bệnh lý về thận. Mặc khác độ nhạy của xét nghiệm glucose
niệu trong việc phát hiện bệnh tiểu đường không cao. Tuy nhiên xét nghiệm này vẫn
dùng nếu không có điều kiện để xét nghiệm máu. Có thể tăng độ nhạy của xét
nghiệm bằng cách lấy nước tiểu sau khi ăn. Tuy nhiên sau khi có xét nghiệm
glucose niệu dương tính cũng đòi hỏi xét nghiệm Glucose máu để xác minh (Hoàng
Thị Bích Ngọc, 2001).
2.6 Chẩn đoán phân biệt
Trong giai đoạn tiểu đường lâm sàng, khi có các biểu hiện tiểu nhiều, uống

nhiều cần phân biệt với:
Tiểu nhạt: đường huyết bình thường, đường niệu âm tính, tỷ trọng nước tiểu
thấp.
Tiểu đường do thận: ngưỡng thận thấp làm cho đường thoát ra nước tiểu, vì
vậy đường huyết không bao giờ tăng cao.
2.7 Biến chứng của bệnh tiểu đường
Biến chứng phổ biến ở chó mắc bệnh tiểu đường là đục thuỷ tinh thể, viêm tuỵ
mãn tính, hệ thống hô hấp và da (Richard W. Nelson, 2005).

10

2.7.1 Đục thuỷ tinh thể
Là tình trạng kém độ trong suốt của thuỷ tinh thể do sự mất tính thẩm thấu và
sự thay đổi tính hoà tan của một số protein trong thuỷ tinh thể.
Đục thuỷ tinh thể ở bệnh tiểu đường là kết quả của sự hư hỏng tính thẩm thấu
của thuỷ tinh thể vì hoạt động của con đường chuyển hoá polyol. Thuỷ tinh thể chứa
hai enzyme aldolase reductase và polyol dehydrogenase. Khi nồng độ glucose trong
thuỷ tinh thể tăng cao aldolase reductase khử glucose thành sorbitol. Sorbitol có thể
chuyển thành fructose nhờ enzyme polyol dehydrogenase. Đặc biệt là sorbitol
không chuyển hoá tiếp tục trong thuỷ tinh thể và nó khuếch tán ra ngoài thuỷ tinh
thể rất chậm. Chính sự tích luỹ của sorbitol trong thuỷ tinh thể dẫn đến sự tăng thẩm
thấu của thuỷ tinh thể. Sự thay đổi này ảnh hưởng cấu trúc hữu cơ của những
protein có tính trong suốt ở những tế bào thuỷ tinh thể, làm tăng tỷ lệ tập trung và
biến tính các protein này. Hậu quả là tại đó xảy ra sự tăng đặc tính phân tán ánh
sáng. Đó là hiện tượng đục thuỷ tinh thể ở bệnh tiểu đường (Hoàng Thị Bích Ngọc,
2001).
2.7.2 Bệnh lý võng mạc do tiểu đường
Bệnh lý võng mạc không tăng sinh: phình vi mạch, xuất tiết, phù gai. Đây là
dạng bệnh lý nhẹ của tiểu đường, ít ảnh hưởng tới thị lực. Nguyên nhân là do thành
mạch bị mất tổ chức đệm có tác dụng nâng đỡ thành mạch, thành mạch yếu và giãn

ra.
Bệnh lý võng mạc tăng sinh: là biến chứng năng nề nhất do bệnh mang lại.
Các tổn thương nặng lên nhanh như xuất huyết lan toả. Bệnh lý võng mạc tăng sinh
thường kết hợp với bệnh lý thận và bệnh lý mạch vành đái tháo đường. Dạng bệnh
lý này cho thấy tiên lượng rất xấu về thị lực.
2.7.3 Bệnh lý thận tiểu đường
Biến chứng thận do tiểu đường là một trong những biến chứng thường gặp. Tỷ
lệ biến chứng tăng theo thời gian mắc bệnh, bị bệnh càng lâu thì biến chứng thận
càng tăng nhiều. Đối với tiểu đường type 1 thường xuất hiện biến chứng thận sớm
và nhiều hơn so với tiểu đường type 2. Bệnh lý thận do tiểu đường có sự phối hợp
tổn thương cầu thận, xơ vữa động mạch và hoại tử cầu thận. Tỷ lệ xuất hiện bệnh lý
cầu thận tiểu đường phụ thuộc vào kết quả điều trị bệnh, nếu điều trị kém hiệu quả
thì tỷ lệ biến chứng cao, nếu quản lý tốt đường huyết thì tỷ lệ biến chứng thận thấp
và xuất hiện muộn (Đỗ Trung Quân, 2001).
2.7.4 Bệnh lý thần kinh do tiểu đường
Bệnh thần kinh ngoại biên cũng như bệnh thần kinh tự chủ là biến chứng mãn
tính quan trọng thường gặp. Sinh bệnh học còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Tổn

11

thương mô học cơ bản là mất bao myelin của sợi thần kinh. Hiện chưa có điều trị
nào đặc hiệu cho các tổn thương này (Trương Quang Hoành, 2010).
2.7.5 Biến chứng mạch máu lớn
Là nguyên nhân tử vong chính, thường gặp ở đái tháo đường type 2. Cơ chế
tổn thương sớm là tổn thương tế bào nội mạc mạch máu. Sau đó là xơ vữa động
mạch, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu. Xơ vữa động mạch là hậu quả của quá
trình tương tác của nhiều yếu tố nguy cơ. Trong đó tiểu đường là nguyên nhân
chính.
2.7.6 Biến chứng mạch máu nhỏ
Đây là biến chứng đặc hiệu do tiểu đường gây ra, tổn thương chủ yếu ở các

mao mạch và các tiểu động mạch tiền mao mạch, biểu hiện bằng dày màng đáy,
tăng tính thấm mao mạch và mao mạch dễ vỡ. Hậu quả lâm sàng bao gồm: bệnh lý
võng mạc, bệnh lý thận và các bệnh lý thần kinh (Lê Thị Luyến, 2010).
2.8 Điều trị bệnh tiểu đường
Mục tiêu chính của điều trị bệnh tiểu đường là duy trì mức đường huyết bình
thường và qua đó kiểm soát các dấu hiệu làm tăng đường huyết và đường niệu dẫn
đến sự phát triển các biến chứng của bệnh. Các yếu tố cần thiết để giúp ổn định tốt
bệnh tiểu đường là sự hiểu biết của người chủ nuôi, và tuân thủ theo một thói quen
hằng ngày là chế độ ăn uống vừa phải, thường xuyên kiểm soát tập thể dục cho vật
nuôi (M.E Herrtage, 2009).
2.8.1 Liệu pháp khẩu phần
Một liệu pháp khẩu phần được áp dụng ngay từ đầu, không phân biệt tiểu
đường loại nào và theo hướng dẫn tổng quát sau:
Cấu trúc khẩu phần
Tăng lượng chất xơ (>= 8% vật chất khô)
Tăng thành phần carbohydrat dễ tiêu (> 50%, chỉ áp dụng với chó)
Giảm thành phần dầu, mỡ (< 17%)
Đầy đủ thành phần protein (15 – 20%)
Cho con vật ăn với thời gian phù hợp với hoạt động của Insulin: cho ăn cùng
lúc chích Insulin, nếu dùng liệu pháp Insulin 2 lần/ ngày; đối với liệu pháp insulin 1
lần/ ngày thì cho ăn sau 6 – 8 giờ chích Insulin. Không cho con vật ăn vặt thêm bất
kể là ngày hay đêm.
Điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập cho ăn nên hướng vào việc điều chỉnh
hoặc ngăn ngừa béo phì, duy trì một hàm lượng calo nhất định trong mỗi bữa ăn

12

giúp giảm thiểu sự gia tăng nồng độ glucose trong máu sau khi ăn. Việc điều chỉnh
tình trạng béo phì và tăng hàm lượng chất xơ trong chế độ ăn có thể coi là hai bước
có lợi nhất để kiểm soát đường huyết.

Béo phì gây suy giảm khả năng dung nạp glucose ở chó và có thể đây là yếu tố
quan trọng trong sự thay đổi để đáp ứng với kháng Insulin. Chế độ ăn có chứa một
hàm lượng chất xơ cao sẽ làm hạn chế sự lên xuống bất thường của glucose máu sau
bữa ăn. Vì chất xơ làm trì hoãn sự trống rỗng các chất dinh dưỡng ở dạ dày và trì
hoãn sự hấp thu dinh dưỡng ở ruột.
Các chất xơ hòa tan (chất gôm, pectin) và chất xơ không hòa tan (lignin,
cellulose) là các chất xơ được sử dụng trong việc cải thiện kiểm soát đường huyết.
Nghiên cứu trên chó, mèo mắc bệnh tiểu đường thì đường huyết được cải thiện tốt
hơn khi khẩu phần có lượng chất xơ không tan cao. Hàm lượng chất xơ trong các
sản phẩm khác nhau từ 3-25% vật chất khô (khẩu phần bình thường < 2% vật chất
khô). Biến chứng thường gặp khi cho ăn với khẩu phần nhiều chất xơ gồm: quá
nhiều chất xơ không hoà tan làm con vật tăng số lần đi tiêu và táo bón; còn nếu cho
ăn nhiều chất xơ hoà tan thì con vật đi phân lỏng và bị đầy hơi; ngoài ra còn làm hạ
đường huyết sau 1-2 tuần khi tăng lượng chất xơ trong khẩu phần (Richard W.
Nelson, 2005).
2.8.2 Liệu pháp insulin
Insulin được tiêm dưới da 1 lần/ngày sau bữa ăn. Cần thực hiện đánh giá lại
con bệnh trong khoảng thời gian thích hợp và điều chỉnh liều Insulin khi cần thiết.
Có thể tiêm liều 2 lần/ngày nếu không đủ yêu cầu. Để tính toán liều 2 lần/ngày bằng
cách giảm 25% tổng số liều hằng ngày được tiêm. Ví dụ: liều trước đây tiêm cho
chó mỗi ngày là 20U thì dùng liều 2 lần/ngày là 15U cho mỗi lần tiêm. Trọng lượng
<10kg: 1U/kg, 10-11kg: 2U/kg, 12-20kg: 3U/kg, >20kg: 4U/kg.
Hơn 90% chó bệnh cần điều trị với liều Insulin 2 lần mỗi ngày. Do đó với
phác đồ điều trị này sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt và dễ dàng hơn, ít gặp sự cố
hạ đường huyết. Đồng thời kết hợp điều trị với chế độ ăn uống hợp lý sau khi bệnh
tiểu đường ổn định cần được đánh giá sau mỗi 7 ngày điều trị cho tới khi hiệu quả
của Insulin được thiết lập (Donald C. Plumb, 2008).
Các loại insulin:
Insulin được phân loại dựa vào thời gian tác dụng
1. Insulin tác dụng nhanh: Insulin lispro [Humalog

®
], Insulin aspart
[Novolog
®
], và Insulin glulisine [Apidra
®
]
2. Insulin tác dụng ngắn: Insulin regular (Actrapid, Humulin,…)

13

3. Insulin tác dụng trung bình: Insulin NPH (Humlin N)
4. Insulin tác dụng kéo dài: Insulin glargine [Lantus
®
], Insulin detemir
[Levemir
®
], Insulin lent (Insulatard).
Có những dạng insulin được trộn 2 loại insulin lại với nhau: insulin tác dụng
nhanh và trung bình như NovoMix, Mixtard,… (Ruby Tran và Nguyễn Huy Cuờng,
2008).
Đơn vị đo của insulin
Đơn vị quốc tế IU = 0,040882 mg; 1mg Insulin = 24 IU. Nếu kí hiệu U40 = 40
IU/ ml; U80 = 80 IU/ml; U100 = 100 IU/ml (Tạ Văn Bình, 2007)
2.8.3 Thuốc uống
Thuốc kích thích tiết insulin: Sulfonylureas
Các loại sulfonylureas trên thị trường:
Thế hệ 1: những thuốc thuộc nhóm này gồm Tolbutamide, Chlopropamide,
Diabetol,….thường đóng viên 500mg. Các thuốc thuộc nhóm này hiện nay ít được
sử dụng do độc tính cao đối với thận (vì thuốc có trọng lượng phân tử lớn).

Thế hệ 2: bao gồm các thuốc Glibenclamide (Hemidaonil, Daonil,
Glibenhexal), Gliclazide (Diamicron, Predian),Glipizide, Gliburide,…. Những
thuốc thế hệ này có tác dụng hạ glucose máu tốt, ít độc hơn các thuốc thế hệ 1.
Nhóm Glimepiride (Amaryl viên 2mg và 4mg): có tác dụng hạ glucose máu
tốt ngoài tác dụng kích thích tế bào  của tuỵ bài tiết insulin gần giống với bài tiết
insulin sinh lý còn có tác dụng làm tăng nhạy cảm của mô ngoại vi với insulin.
Thuốc ít có tác dụng phụ và không gây tăng cân ở con bệnh đái tháo đường thừa
cân.
Sulfonylureas là tên nhóm chung cho các thuốc trên, thuốc kích thích tuỵ tiết
insulin làm giảm glucose máu và làm tăng hoạt động của insulin ở mức độ tế bào.
Sulfonylureas không được sử dụng để điều trị tăng glucose máu ở tiểu đường type
1, nhiễm toan ceton, mang thai, và một số trường hợp đặc biệt khác như nhiễm
trùng, phẫu thuật.
Thuốc làm tăng độ nhạy của insulin
Có 2 nhóm: Biguanide và thiazolidinedione (hay glitazone)
Nhóm Biguanide được chỉ định điều trị đái tháo đường type 2 có tác dụng làm
giảm đường huyết nhưng không gây hạ đường huyết, không tác dụng lên chức năng
bài tiết insulin của tuỵ nội tiết. Biguanide có 3 nhóm chính: Metformin, Buformin
và Phenformin. Vì nguy cơ gây nhiễm toan acid lactic nên Buformin và Phenformin
ngày nay ít được sử dụng.

14

Metformin là nhóm duy nhất còn được chỉ định trong điều trị đái tháo đường
type 2. Metformin tác động chủ yếu là ức chế sản xuất glucose từ gan nhưng cũng
làm tăng tính nhạy của insulin ngoại vi. Ngoài ra còn được dùng trong điều trị thừa
cân, béo phì để duy trì hoặc giảm cân nặng, thuốc còn có tác động có lợi đến giảm
lipid máu. Metformin với tên thương hiệu Glucophage được sử dụng lâu nhất trong
điều trị đái tháo đường type 2.
Metformin có thể gây ra tác phụ đường tiêu hoá, nên dùng cùng với bữa ăn và

bắt đầu bằng liều thấp. Chống chỉ định của Metformin là suy tim nặng, bệnh gan, có
tiền sử nhiễm toan lactic, do làm tăng nguy cơ nhiễm acid lactic.
Nhóm thiazolidinedione (hay glitazone): thuốc làm tăng độ nhạy của cơ và tổ
chức mỡ với insulin vì vậy làm tăng thu nạp glucose từ máu. Thuốc còn làm tăng độ
nhạy của insulin ở cơ vân, đồng thời ngăn cản quá trình bài tiết glucose từ gan.
Hai loại thuốc chính của nhóm này là Pioglithazole và Rosiglithazole. Gần đây
Rosiglithazole đã phải ngưng sử dụng vì được chứng minh gây tăng tỷ lệ tử vong
trên người bệnh có nguy cơ tim mạch (Tạ Văn Bình, 2007).
Thuốc ức chế alpha – glucosidase
Thuốc có tác dụng ức chế enzyme alpha – Glucosidase, enzyme có tác dụng
phá vỡ carbohydrat thành đường đơn (monosaccharide). Tác dụng này làm chậm
hấp thu monosaccharide, do vậy làm hạ thấp glucose máu sau khi ăn. Thuốc được
dùng kết hợp với chế độ ăn kiêng trên bệnh nhân tiểu đường type 1 và type 2.
Chế phẩm của thuốc ức chế alpha – glucosidase là Acarbose (Glucobay):
Glucobay 50mg và Glucobay 100mg. Thuốc được uống vào lúc trước bữa ăn sáng.
Khác với Sulfonylureas và Insulin, Acarbose không gây hạ đường huyết nhưng có
tác động chống lại cao đường huyết sau khi ăn. Acarbose có một số ưu điểm khi sử
dụng:
 Điều hoà mức đường huyết sau khi ăn
 Giảm sự gia tăng đường huyết
 Không có nguy cơ hạ đường huyết khi dùng đơn trị liệu
 Giảm lượng insulin phải dùng hằng ngày
 Cải thiện việc sử dụng insulin
 Cải thiện tình trạng chuyển hoá về lâu dài
Tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc là đầy hơi ở bụng, sôi bụng, thỉnh
thoảng gặp tiêu chảy, đau bụng. Các tác dụng nặng hơn nếu không thực hiện chế độ
ăn kiêng đã được chỉ định (Đỗ Trung Quân, 2001).

×