Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hiệu quả giảm đau của lidocaine truyền tĩnh mạch trong phẫu thuật cắt đại tràng nội soi: Kinh nghiệm ban đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.71 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018

HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA LIDOCAINE TRUYỀN TĨNH MẠCH
TRONG PHẪU THUẬT CẮT ĐẠI TRÀNG NỘI SOI:
KINH NGHIỆM BAN ĐẦU
Trần Đỗ Anh Vũ*, Hà Ngọc Chi**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phục hồi sớm sau phẫu thuật (PT) bao gồm: giảm phản ứng với stress, giảm đau tốt, giảm hoặc
không sử dụng nhóm opioid, nuôi ăn và vận động sớm. Lidocaine truyền tĩnh mạch (TM) hiệu quả trong giảm
đau, giảm lượng opioid và đặc biệt giúp phục hồi nhu động ruột sớm tương đương với gây tê ngoài màng cứng
(GTNMC) trên các bệnh nhân (BN) PT cắt đại tràng nội soi.
Mục tiêu: Xác định hiệu quả giảm đau của lidocaine truyền TM trong PT cắt đại tràng nội soi. Khảo sát các
tác dụng phụ của lidocaine truyền TM: buồn nôn và nôn ói, ngứa, ngộ độc thuốc tê.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu thực hiện trên các BN được PT cắt đại tràng
nội soi tại bệnh viện Bình Dân.
Kết quả: Tỷ lệ BN cần sử dụng thêm morphin giảm đau là 33,3%. Lượng morphin cần sử dụng là 15,7 mg.
Đa số các BN trong nghiên cứu có mức đau nhẹ - trung bình (VAS trung bình < 4). Thời gian phục hồi nhu động
ruột sau mổ 26 ±10,5 giờ (9-44 giờ). Thời gian nằm viện của các BN trong nghiên cứu là 9 ngày (6–18 ngày).
Chúng tôi không ghi nhận các tác dụng phụ nặng hay ngộ độc thuốc tê.
Kết luận: Lidocaine truyền TM an toàn và có hiệu quả giảm đau, giảm nhu cầu morphin sử dụng sau mổ,
phục hồi nhu động ruột sớm trong PT cắt đại tràng nội soi.

ABSTRACT
ANALGESIC EFFICACY OF INTRAVENOUS LIDOCAINE INFUSION AFTER
LAPAROSCOPIC COLECTOMY: INITIAL EXPERIENCES
Tran Do Anh Vu, Ha Ngoc Chi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 390 - 395
Background: Early postoperative recovery includes to reduce surgical stress, good pain relief, reduce or nonuse of opioids, early feeding and mobilization. Intravenous lidocaine infusion is effective in decreasing pain score,
opioid consumption and specifically early return of the first bowel movement equivalent to epidural anesthesia


after laparoscopic colectomy.
Objectives: The study determined the analgesic effect of intravenous lidocaine inusion after laparoscopic
colectomy. We surveyed complications of intravenous lidocaine infusion: nausea and vomiting, pruritus, local
anesthetic toxicity.
Material and Method: Prospective study for all patients scheduled for laparoscopic colectomy at Binh Dan
Hospital from July 2017 to November 2017.
Results: The rate of patients needed to add more morphin analgesics in postoperative were 33.3%. Mean
morphine consumption were 15.7 mg. Pain intensity scores were mild to moderate (mean VAS < 4). Mean time
having of the first bowel movement was 26 ± 10.5 hours (9 - 44 hours). The length of stay in the hospital in our
study was 9 days (6 - 18 days). We did not notice any serious side effects or local anesthetic toxicity.
* Bệnh viện Bình Dân ** Đại học Y dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS.BS Trần Đỗ Anh Vũ ĐT: 0903181976

390

Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018

Nghiên cứu Y học

Conclusion: Intravenous lidocaine infusion is safe and effective in decreasing pain score and morphine
consumption, early returning of the bowel movement in postoperative of laparoscopic colectomy.
Keywords: Intravenous lidocaine, analgesia of lidocaine, laparoscopic colectomy.
quả phân tích đa trung tâm của một số nghiên
ĐẶT VẤN ĐỀ
cứu cho thấy việc sử dụng lidocaine qua đường

PT cắt đại tràng nội soi đã được chứng minh
TM trong giai đoạn chu phẫu có tác dụng giảm
có nhiều ưu điểm hơn so với PT mở như: mức
đau tốt và an toàn sau phẫu thuật bụng(10).
độ đau ít, ăn uống lại sớm, phục hồi nhu động
Với mục đích nâng cao chất lượng điều trị
ruột sớm hơn, giảm thời gian nằm viện, giảm tỷ
đau sau mổ và giảm tác dụng phụ của opioid,
lệ tử vong(9). Việc kiểm soát đau sau mổ không
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá hiệu
tốt có thể dẫn đến hậu quả đau mạn tính. Vì vậy
quả giảm đau của lidocaine truyền TM trong PT
khuynh hướng điều trị đau đa mô thức sau mổ
cắt đại tràng nội soi” với 2 mục tiêu:
hiện nay được ưa chuộng bởi nhiều BS GMHS
Xác định hiệu quả giảm đau của lidocaine
gồm: gây tê ngoài màng cứng (GTNMC), BN tự
đường TM trong PT cắt đại tràng nội soi.
kiểm soát đau, các thuốc đường TM, gây tê tủy
Khảo sát các tác dụng phụ của lidocaine
sống. Nếu BN có chống chỉ định hay không đủ
đường TM: buồn nôn và nôn ói, ngứa, ngộ độc
điều kiện GTNMC thì điều trị đau chủ yếu dựa
thuốc tê.
vào opioid. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử
dụng đơn thuần opioid có thể gây tăng tỷ lệ biến
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
chứng sau mổ như suy hô hấp, an thần, buồn
Phương pháp nghiên cứu
nôn và nôn, liệt ruột, bí tiểu, tăng đau và dị cảm

Nghiên cứu tiến cứu.
sau mổ, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi
phí điều trị(5).
Đối tượng nghiên cứu
Hiện nay, lidocaine đường TM cũng được
dùng để giảm đau sau mổ và có hiệu quả tốt, đặc
biệt trong các PT bụng. Truyền TM liên tục
lidocaine đã được nhiều tác giả đánh giá là có
hiệu quả giảm đau tốt và giúp phục hồi nhu
động ruột sớm(10). Lidocine còn giúp giảm nhu
cầu thuốc giảm đau, giảm buồn nôn và nôn ói
sau mổ, giảm thời gian nằm viện(1). Hơn nữa,
lidocaine đường TM dễ sử dụng, giá thành thấp
hơn so với GTNMC. Báo cáo hàng loạt trường
hợp của Brendan và cộng sự (cs) cho thấy
lidocaine truyền TM có tác dụng giảm đau tốt tại
khoa cấp cứu, giúp giảm mức đau trung bình
xuống khoảng 3 điểm theo thang điểm VAS(3).
Nghiên cứu của Wongyingsinn thấy giảm đau
sau mổ bằng GTNMC và lidocaine đường TM có
thời gian phục hồi nhu động ruột như nhau ở
BN PT cắt đại tràng nội soi(14). Và độc tính
lidocaine đường TM giảm tối thiểu khi sử dụng
liều tiêm mạch 1,5 - 2 mg/kg, sau đó truyền liên
tục 1,5 – 3 mg/kg/giờ trong và sau mổ 6 giờ. Kết

Các BN cắt đại tràng nội soi tại bệnh viện
Bình Dân.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các BN cắt đại tràng nội soi chương trình,

ASA I – III và đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại mẫu
Bệnh nhân < 18 tuổi, phụ nữ có thai hay cho
con bú, đau mạn tính, sử dụng opioid trong 7
ngày trước mổ, nghiện rượu, rối loạn tâm lý hay
bệnh lý thần kinh trung ương, có bệnh tim mạch
(Nhồi máu cơ tim trong vòng 6 tháng, giảm chức
năng thất trái (EF) < 40%, rối loạn nhịp tim nặng,
bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim giãn nở), bệnh
lý gan (AST, ALT hay bilirubin máu > 2,5 lần
bình thường), suy thận với GFR < 60 ml/phút, dị
ứng thuốc (lidocaine, opioid….).
Phương pháp tiến hành nghiên cứu

Chuẩn bị bệnh nhân
Thăm khám tiền mê, đánh giá ASA. Giải
thích cho BN về phương pháp giảm đau trong

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018

391


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018

và sau mổ, lợi ích và các tác dụng phụ có thể có
của lidocaine đường TM.


Chuẩn bị dụng cụ
Monitor theo dõi huyết áp động mạch không
xâm lấn, mạch, SpO2, ECG. Dịch truyền tinh thể,
thuốc gây mê, máy gây mê, dây hút, máy hút.
Thuốc và các phương tiện hồi sức.
Các bước thực hiện
Tiến hành gây mê toàn diện qua ống nội khí
quản:
+ Lidocaine 2% liều 1,5 mg/kg tiêm mạch
chậm (TMC) trong 10 phút ngay trước khi khởi
mê.
+ Thuốc gây mê: Midazolam 1 – 2 mg TM,
sufentanil liều 0,2 – 0,3 µg/kg, propofol liều 1,5 –
2,5 mg/kg, thuốc dãn cơ rocuronium 0,6 mg/kg.
Duy trì mê: sevoflurane, truyền TM lidocaine
liều 2 mg/kg/giờ trong mổ. Thêm sufentanil 0,1 –
0,2 µg/kg khi mạch, huyết áp tăng > 20% so với
mạch, huyết áp cơ bản của BN trước PT.

Sau mổ
+ Giảm đau nền paracetamol 1g mỗi 6 giờ.
+ Truyền TM lidocaine liều 1 mg/kg/giờ
trong 24 giờ.
+ Ghi nhận điểm đau VAS, mạch, huyết áp,
SpO2: 1 giờ, 2 giờ, 4 giờ, 8 giờ, 12 giờ và 24 giờ
sau mổ.
+ Thêm thuốc giảm đau toàn thân nếu VAS ≥
4: Nefopam 20mg truyền TM trong 30 phút 
Morphine 2 mg tiêm mạch mỗi 10 phút đến khi

VAS < 4.
+ Tính tổng liều thuốc giảm đau toàn thân
trong và sau mổ.
Ghi nhận tất cả các dữ liệu vào phiếu thu
thập số liệu.

KẾT QUẢ
Từ tháng 07/2017 đến tháng 11/2017 tại
bệnh viện Bình Dân, tổng số BN thu thập được
là 21 trường hợp PT cắt đại tràng nội soi
chương trình.

392

Tuổi trung bình của các BN trong nghiên cứu
là 58,2 ± 14,4 tuổi. Trong đó, bệnh nhân nhỏ nhất
là 30 tuổi, lớn nhất là 85 tuổi.
Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Giới: Nam
Nữ
2
BMI (kg/m ): < 18,5
18,5–24,9
25–29,9
Phân độ ASA:ASA I
ASA II
ASA III

Số BN (n)
14

7
2
16
3
12
8
1

Tỷ lệ (%)
66,7
33,3
9,5
76,2
14,3
57,1
38,1
4,8

Đa số BN trong nghiên cứu của chúng tôi
không có bệnh lý đi kèm, chiếm tỷ lệ 57,1%.
Bệnh lý đi kèm thường gặp nhất là tăng huyết áp
chiếm tỷ lệ 28,6%. Các bệnh lý đi kèm khác là đái
tháo đường, viêm dạ dày, lao phổi cũ với tỷ lệ
14,4%.
Thời gian PT trung bình của các đối tượng
nghiên cứu là 180 (100 - 360) phút. Thời gian PT
trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi ngắn
hơn của tác giả Elhafz (247 ± 87), dài hơn so với
các nghiên cứu của Kaba (169 ± 47) (2,7). Chúng tôi
không tìm thấy sự liên quan giữa thời gian PT và

thời gian phục hồi nhu động ruột, thời gian nằm
viện.
Lượng lidocaine trung bình sử dụng trong
nghiên cứu là: 866,5 ± 349,9 mg, ít nhất là 302 mg,
nhiều nhất là 1440 mg. Thời gian truyền
lidocaine TM trung bình là 10,1 ± 5,4 giờ, ngắn
nhất là 4 giờ, dài nhất 24 giờ. Thời gian truyền
lidocaine TM sau mổ trong nghiên cứu của
chúng tôi chưa hoàn toàn đồng nhất. Do lần đầu
tiên chúng tôi tiến hành nghiên cứu truyền
lidocaine đường TM liên tục trong và sau mổ để
giảm đau và chưa có điều kiện đo nồng độ
lidocaine trong máu nên chúng tôi vẫn còn lo
ngại nguy cơ ngộ độc thuốc tê. Sau 1 thời gian
nghiên cứu, chúng tôi đã tự tin truyền lidocaine
đường TM liên tục trong vòng 24 giờ sau mổ.
Nghiên cứu của Herroeder truyền lidocaine
liều bolus 1,5 mg/kg, sau đó truyền 2 mg/phút
đến 4 giờ sau mổ. Nồng độ lidocaine trong máu
trung bình là 1,1 – 4,2 µg/ml, tác giả ghi nhận có

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
1 BN đạt nồng độ đỉnh đến 5,8 µg/ml(4). Nghiên
cứu của Elhafz truyền lidocaine TM 2 mg/phút
(BN > 70 kg) hoặc 1 mg/kg (BN < 70 kg) đến khi
BN có nhu động ruột hoặc đến ngày thứ 5 sau
mổ. Nồng độ lidocaine trong máu khoảng 1,04 –

3,7 µg/ml(2). Cả 2 nghiên cứu đều không ghi nhận
xảy ra các tác dụng phụ như rối loạn nhịp tim
hay các triệu chứng thần kinh.
Hạn chế trong nghiên cứu của chúng tôi là
không định lượng nồng độ lidocaine trong máu.
Lidocaine truyền TM liên tục có thể dẫn đến sự
tích tụ thuốc theo thời gian. Nhưng kết quả từ
các nghiên cứu cho thấy nồng độ thuốc vẫn thấp
hơn ngưỡng ngộ độc dù truyền kéo dài 24 giờ
hay nhiều ngày(2,4).
Bảng 2: Lượng opioid sử dụng trong phẫu thuật
Tác giả

Nhóm sử dụng lidocaine Nhóm chứng
(µg)
Sufentanil
Fentanyl
trong mổ (µg) trong mổ (µg)

Chúng tôi

20,7 ± 0,7
(2)

Elhafz và cs
(7)
Kaba và cs
Wongyingsinn
(14)
và cs


234±78
13.0 ± 3.7

278±54
16,3 ± 3,6

235

Nghiên cứu Y học

trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi thấp
hơn so với của tác giả Elhafz (20±4.65 mg) và
Wongyingsinn (25,5 mg)(2,10).
Bảng 3: Mức độ đau ở các thời điểm trong nghiên
cứu chúng tôi
VAS
1-3

1 giờ 2 giờ 4 giờ 8 giờ 12 giờ 24 giờ 48 giờ
17
9
17
18
18
20
21
(70,9) (41,8) (70,9) (85,7) (85,7) (95,2) (100)
4-6
4

12
4
3
3
1
0
(19,1) (57,2) (19,1) (14,3) (14,3) (4,8)
7-10
0
0
0
0
0
0
Trung 3,2±0,6 3,5±0,7 3,2±0,7 3±0,7 2,9±0,7 2,4±0,6 2,2±0,4
bình

Đa số các BN trong nghiên cứu của chúng tôi
chỉ có mức đau nhẹ đến trung bình. Mức độ đau
có khuynh hướng giảm dần theo thời gian. Thời
điểm 2 giờ sau mổ mức độ đau và số BN đau
nhiều tăng lên, có thể đây là thời điểm mà tác
dụng của các thuốc sử dụng trong PT đã hết, BN
tỉnh táo hoàn toàn, ho và cử động. Số lượng BN
cần thêm morphin giảm đau nhiều nhất ở giai
đoạn này.
Bảng 4: So sánh mức độ đau ở các thời điểm với các
nghiên cứu khác
VAS


1 giờ 2 giờ 4 giờ 8 giờ 12 giờ 24
giờ
3,2 3,5 3,2
3
2,9 2,4
3
5,2 2,5 2,8 2,6
≤2 ≤2 ≤2 ≤2 ≤2

48
giờ
2,2

Lượng opioid sử dụng trong nghiên cứu của
chúng tôi tương đương với các tác giả khác trên
thế giới. Lượng sufentanil trong mổ của chúng
tôi cao so với nghiên cứu của Kaba, ở cả nhóm sử
dụng lidocaine để giảm đau và nhóm chứng
(16,3 ± 3,6 µg)(7). Có thể do thời gian PT của
chúng tôi dài hơn và liều lidocaine TM sử dụng
trong PT thấp hơn. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ
có 1 nhóm BN, nên không thể thấy rõ được tác
dụng giảm liều sufentanil sử dụng trong PT. So
về dược lực học thì fentanyl chỉ bằng khoảng
1/10 sufentanil, nên so với nhóm chứng trong
nghiên cứu Elhafz thì lượng opioid trong PT của
chúng tôi thấp hơn(2).

Mức độ đau trung bình trong nghiên cứu
chúng tôi không khác biệt nhiều so với nghiên

cứu của Tikuisis và Elhafz. Mức độ đau trung
bình trong nghiên cứu của Kaba và cs thấp hơn
nhiều so với các nghiên cứu khác. Sự khác biệt
này có thể do liều lidocaine TM của Kaba cao
hơn (trong mổ 2 mg/kg/giờ, sau mổ 1,33
mg/kg/giờ) so với chúng tôi và giảm đau nền
nhiều hơn (paracetamol và ketorolac).

Số BN cần thêm morphin để giảm đau sau
mổ là 7/21 (33,3%). Lượng morphin cần sử dụng
trung bình là 15,7 mg. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, số BN cần sử dụng thêm morphin
giảm đau trong vòng 2 giờ là 4/7 (19%), 4 giờ là
2/7 (9,5%), 8 giờ 1/7 (4,8%). Lượng morphin

Lidocaine đường TM có tác động giảm đau
cả ngoại biên lẫn trung ương, hiệu quả tốt khi
truyền trước khi chấn thương xảy ra. Ngoài ra,
lidocaine đường TM còn có tác dụng chống tăng
đau và dị cảm sau mổ, đây là tác dụng phụ
không mong muốn khi sử dụng opioid TM(1,5,10).

Chúng tôi
(12)
Tikuisis và cs
(77)
Kaba và cs
(2)

Elhafz và cs


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018

3.6

3.1

2,9

2,7

1,9

393


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018

Nghiên cứu Y học

Tác dụng giảm đau của lidocaine đường TM vẫn
hiện diện ngay cả khi BN có sử dụng
paracetamol và giảm đau nhóm không steroid,
giúp giảm lượng opioid cần dùng và giảm mức
đau khi ho, vận động. Các phân tích gộp về
lidocaine đường TM trong các PT bụng đều ghi
nhận có tác dụng giảm đau, giảm nhu cầu opioid
sử dụng trong mổ(10).
Bảng 5: Thời gian phục hồi nhu động ruột
Tác giả


Nhóm lidocaine Nhóm chứng (giờ)
(giờ)
26±10,5

Chúng tôi
(2)

Elhafz và cs
(7)
Kaba và cs
(12)
Tikuisis và cs

22.8±9.26
17 (11–24)
26.97 ± 2.30

32.7±11.9
28 (25–33)
32.93 ± 2.86

BN có thời gian phục hồi nhu động ruột
ngắn nhất là 9 giờ và dài nhất là 44 giờ. Thời gian
phục hồi nhu động ruột trong nghiên cứu của
chúng tôi tương đương với một số nghiên cứu
và cao hơn so với của tác giả Kaba (17 giờ). Có
thể do liều lidocaine truyền TM trong nghiên
cứu của Kaba cao hơn so với nghiên cứu của
chúng tôi. So sánh với nhóm chứng trong nghiên

cứu của Elhafz và Tikuisis thì thời gian phục hồi
nhu động ruột của chúng tôi vẫn thấp hơn. Và so
với y văn về PT cắt đại tràng tại Việt Nam thì
thời gian phục hồi nhu động ruột trong nghiên
cứu của chúng tôi vẫn ngắn hơn (26±10,5 giờ so
với 63,6 giờ)(11).
Mức độ đau và liệt ruột sau mổ có liên quan
đến nhau, do tác động của nhiều yếu tố như tổn
thương mô do phẫu thuật, các hóa chất trung
gian gây viêm, sự kích thích hoạt động giao cảm
hay điều trị đau bằng opioid đường toàn thân(9).
Nghiên cứu của Elhafz cho thấy nồng độ các hóa
chất trung gian gây viêm đã giảm có ý nghĩa ở
nhóm sử dụng lidocaine đường tĩnh mạch so với
nhóm chứng và nhóm sử dụng lidocaine dán vết
mổ(2,7).
Các phác đồ phục hồi sớm sau mổ bao gồm:
giảm phản ứng với stress sau phẫu thuật, giảm
đau tốt, nuôi ăn và vận động sớm. Việc sử dụng
thuốc giảm đau không thuộc nhóm opioid kiểm
soát đau tạng sau phẫu thuật nội soi giúp hồi

394

phục tốt hơn. Và lidocaine truyền tĩnh mạch có
thể tác động đến đa số các yếu tố tác động đến
mức độ đau, liệt ruột. Một nghiên cứu cho thấy
chỉ sử dụng lidocaine trong mổ có thời gian phục
hồi nhu động ruột, tiêu phân và nằm viện dài
hơn so với việc sử dụng lidocaine kéo dài đến

giai đoạn sau mổ(6,8). Chúng tôi không tìm được
sự tương quan giữa thời gian truyền lidocaine và
thời gian phục hồi nhu động ruột, có thể do số
mẫu BN trong nghiên cứu còn nhỏ.
Thời gian nằm viện: Trung vị thời gian nằm
viện trong nghiên cứu của chúng tôi là 9 ngày (6
– 18 ngày). Thời gian nằm viện trong nghiên cứu
của chúng tôi cao hơn so với các nghiên cứu
khác. So với một nghiên cứu khác về PT nội soi
cắt đại tràng không sử dụng lidocaine truyền
tĩnh mạch chu phẫu tại bệnh viện Bình Dân thì
thời gian nằm viện của chúng tôi ngắn hơn (9 so
với 12,4 ngày)(13).
Chúng tôi có ba BN có thời gian nằm viện
dài kéo dài: 01 BN bị nhiễm trùng vết mổ phải
nằm viện 18 ngày, 01 BN nằm viện đến 16 ngày
do rối loạn điện giải (hạ kali máu), 02 BN này
cần sử dụng thêm morphin sau mổ, thời gian
phục hồi nhu động ruột từ 30 đến 40 giờ, dài hơn
so với thời gian phục hồi nhu động ruột trung
bình trong nghiên cứu của chúng tôi (26 giờ); 01
BN bị tắc ruột do dính thời điểm hậu phẫu ngày
thứ 5, cần PT lần 2 để gỡ dính, thời gian nằm
viện 18 ngày, BN này không cần sử dụng thêm
morphin sau mổ (VAS trong 48 giờ chỉ 2-3) và
thời gian phục hồi nhu động ruột khá sớm 17
giờ. Cả 3 BN trên đều không ghi nhận các tai
biến, biến chứng liên quan đến lidocaine.
Trong thời gian tiến hành nghiên cứu, chúng
tôi không ghi nhận trường hợp nào bị ngộ độc,

hay tác dụng phụ nặng liên quan đến lidocaine.
Do số BN trong nghiên cứu còn nhỏ nên không
thể đánh giá được tính an toàn tuyệt đối của
lidocaine, cần một nghiên cứu có cỡ mẫu lớn hơn
để xác định nguy cơ ngộ độc khi truyền
lidocaine đường TM kéo dài sau mổ.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
KẾT LUẬN
Bước đầu nghiên cứu chúng tôi nhận thấy
lidocaine truyền TM trong và sau PT cắt đại
tràng nội soi có hiệu quả giảm đau tốt, giảm nhu
cầu tiêu thụ morphine, hồi phục nhu động ruột
sớm hơn sau mổ, tương đối an toàn, dễ sử dụng
và ít có tác dụng phụ nặng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.


6.

7.

De Oliveira GS, Fitzgerald P, Streicher LF, et al (2012).
Systemic lidocaine to improve postoperative quality of
recovery after ambulatory laparoscopic surgery, Anesth Analg,
115(2). pp.262 - 267.
Elhafz AAA, Elgebaly AS (2012). Is lidocaine patch as effective
as intravenous lidocaine in pain and illus reduction after
laparoscopic colorectal surgery? A randomized clinical trial,
Anesthesia: Essays and Researches; 6(2); pp.140-146.
Fitzpatrick BM, Mullins ME (2016). Intravenous lidocaine for
the treatment of acute pain in the emergency department, Clin
Exp Emerg Med, 3(2). pp.105-108.
Herroeder S, Pecher S, Schonherr ME, (2007). Systemic
lidocaine shortens length of hospital stay after colorectal
surgery: A double-blinded, randomized, placebo- controlled
trial, Ann Surg, 246, pp.192-200.
Junger A, Klasen J, Benson M, et al (2001). Factors determining
length of stay of surgical day-case patients, Eur J Anaesthesiol,
18, pp.314 - 321.
Kaba A, Detroz BJ, Laurent SR, et al (2005). Acute
rehabilitation program after laparoscopic colectomy using
intravenous lidocaine, Acta Chir Belg, 105, pp.53–8
Kaba A, Laurent SR, Detroz BJ (2007). Intravenous Lidocaine
Infusion Facilitates Acute Rehabilitation after Laparoscopic
Colectomy, Anesthesiology, 106, pp.11–8.

8.


9.

10.

11.

12.

13.

14.

Nghiên cứu Y học

Koppert W, Weigand M, Neumann F, et al, (2004).
Perioperative intravenous lidocaine has preventive effects on
postoperative pain and morphine consumption after major
abdominal surgery. Anesth Analg, 98, pp.1050–5.
Kuhry E, Schwenk W, Gaupset R, et al, (2008). Long-term
outcome of laparoscopic surgery for colorectal cancer: a
cochrane systematic review of randomised controlled trials.
Cancer Treat Rev, 34, pp.498–504.
Marret E, Rolin M, Beaussier M,Bonnet F (2008). Meta-analysis
of intravenous lidocaine and postoperative recovery after
abdominal surgery, Br J Surg, 95(11). pp.1331 - 1338.
Nguyễn Hữu Thịnh, Trần Xuân Hùng, Nguyễn Hoàng Bắc
(2015). Kĩ thuật cắt toàn bộ mạc treo đại tràng trong phẫu
thuật nội soi cắt đại tràng, Y Học TP. Hồ Chí Minh, (19)1,
tr.166 -170.

Tikuisis R, Miliauskas P, Samalavicius NE, et al (2014).
Intravenous lidocaine for post-operative pain relief after handassisted laparoscopic colon surgery: a randomized, placebocontrolled clinical trial, Tech Coloproctol, 18(4):373–380.
Văn Tần, Trần Vĩnh Hưng, Dương Thanh Hải, (2014). Nội soi
so với mổ mở trong ung thư đại tràng, Y Học TP.Hồ Chí Minh,
(18)1, tr.49-51.
Wongyingsinn M, Baldini G, Charlebois P, et al, (2011).
Intravenous Lidocaine Versus Thoracic Epidural Analgesia: A
Randomized Controlled Trial in Patients Undergoing
Laparoscopic Colorectal Surgery Using an Enhanced
Recovery Program, Regional Anesthesia and Pain Medicine 36(3).
pp.241 - 248.

Ngày nhận bài báo:

13/11/2017

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

16/11/2017

Ngày bài báo được đăng:

25/03/2018

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018

395




×