Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá tiên lượng tử vong tại khoa hồi sức sơ sinh bằng thang điểm SNAPPE-II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.72 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG TẠI KHOA HỒI SỨC SƠ SINH
BẰNG THANG ĐIỂM SNAPPE-II
Nguyễn Thị Kim Nhi*, Phạm Lê An*, Phùng Nguyễn Thế Nguyên*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Mặc dù các phương tiện điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh ngày càng tiến bộ, tuy nhiên tỷ lệ tử
vong sơ sinh đặc biệt tại các Khoa Hồi Sức Sơ Sinh (HSSS) vẫn còn cao ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu
nhằm xác định giá trị tiên đoán tử vong của thang điểm SNAPPE- II cho trẻ sơ sinh tại Khoa HSSS.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, theo dõi dọc trên các trẻ sơ sinh 0- 28 ngày tuổi nhập vào
Khoa HSSS Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong khoảng thời gian 12/2016 - 06/2018. Trẻ được thu thập số liệu theo
bệnh án mẫu trong 12 giờ đầu, trong đó có thang điểm SNAPPE-II. Trẻ được theo dõi kết quả điều trị sống hay
chết cho đến khi xuất viện. Loại trừ các trường hợp chuyển khoa hay xuất trong 24 giờ sau khi nhập khoa HSSS,
các trẻ đa dị tật không phù hợp cuộc sống.
Kết quả: Có 552 trường hợp thỏa tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu là
23,6%. Có nhiều yếu tố nguy cơ tử vong trong nghiên cứu như tuổi thai < 37 tuần OR 1,71 KTC (1,13 – 2,59)
p=0,01; trẻ có bệnh ngoại khoa: OR 1,62 KTC (1,06 – 2,49) p= 0,025; trẻ có sốc: OR 106,87 (42,31 – 269,91)
p=0,000; trẻ có phù bị lúc nhập viện: OR 4,66 KTC (1,92 – 11,34) p=0,001, trẻ có địa chỉ ở tỉnh: OR 1,93 (1,05–
3,55) p=0,032. Điểm số SNAPPE-II lúc nhập khoa HSSS ở nhóm tử vong cao hơn đáng kể so với nhóm sống
(30,2 ± 20,6 so với 11,9 ± 12,1, p=0,000), diện tích dưới đường cong của SNAPPE-II 0,779. Điểm cắt SNAPPEII tại Khoa HSSS ≥ 23,5 có giá trị tiên đoán tử vong với độ nhạy 60% và độ đặc hiệu 85,1%. Bệnh nhân có điểm
SNAPPE-II ≥ 23,5 làm tăng nguy cơ tử vong 8,54 lần, p=0,000.
Kết luận: Trẻ có cân nặng lúc sinh < 2500gr, có bệnh ngoại khoa, có sốc, có phù bì lúc nhập viện, có địa chỉ ở
tỉnh, điểm số SNAPPE-II lúc nhập khoa HSSS ≥ 23,5 là các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong. Điểm số
SNAPPE-II ≥ 23,5 có độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt là 60% và 85,1% trong tiên đoán tử vong. Diện tích dưới
đường cong của SNAPPE-II 0,779.
Từ khóa: sơ sinh, hồi sức sơ sinh, thang điểm SNAPPE-II, tử vong sơ sinh

ABSTRACT


EVALUATION OF THE SCORE FOR NEONATAL ACUTE PHYSIOLOGY WITH PERINATAL
EXTENSION II AND ADDITIONAL FACTORS IN NEONATAL INTENSIVE CARE UNIT
Nguyen Thi Kim Nhi, Pham Le An, Phung Nguyen The Nguyen
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 168 – 173
Objectives: Although the facilities for treatment and care of newborns has been improved. However, the
neonatal mortality rate in Neonatal Intensive Care Unit is still high especially in developing countries. The aim of
this study was to assess the ability of the Score for Neonatal Acute Physiology with Perinatal Extension version II
(SNAPPE- II) and additional factors to predict the early adverse outcome (in-hospital death) in the newborns who
admitted in the Neonatal Intensive Care Unit (NICU).
Methods: Single-center, prospective study. Tertiary Children Hospital, Neonatal Intensive Care Unit with
28 beds. 552 newborns consecutively admitted from December 2016 to June 2018 inclusived. Calculations of
SNAPPE-II scores, sex, gestational age, treatment of the prior hospitals, address, surgical diseases, shock during
*Bệnh viện Nhi Đồng 2
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Thị Kim Nhi

168

ĐT: 0988937487

Email:

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019

Nghiên cứu Y học

the first 12 h of admission in the NICU.
Results: Mortality rate were 23,6%. Univariate analysis show that: gestational age <37 weeks: OR 1.71

[1.13 – 2.59] p= 0.01, surgical diseases: OR 1.62 [1.06 – 2.49] p= 0.025; shock: OR OR 106.87 [42.31 – 269.91]
p= 0,000; sleroderma at admission: OR 4.66 [1.92 - 11.34] p= 0.001, newborns with address in the provinces: OR
1.93 [1.05 - 3.55] p= 0.032. SNAPPE-II score in mortality group was significantly higher than that of the
survival group: OR 8.54 [5.49 – 13.29], p= 0.000. SNAPPE-II ≥ 23.5 has a predictive value of death with a
sensitivity of 60%, specificity of 85.1%. Area under the curve was 0.779.
Conclusions: Infants with birth weight <2500gr, surgical diseaes, shock, sleroderma at admission, address
in the province, SNAPPE-II at admission to NICU ≥ 23.5 were factors that increased the risks of death. The score
of SNAPPE- II ≥ 23.5 has a sensitivity and specificity of 60% and 85.1% in predicting death, respectively. Area
under the curve of SNAPPE-II was 0.779.
Keywords: neonates, NICU, SNAPPE-II score, neonatal mortality
thang điểm nào tiên lượng tốt nhất hay kèm theo
ĐẶT VẤN ĐỀ
các yếu tố nào để tiên lượng sống còn cho trẻ sơ
Mặc dù công tác Khoa Hồi Sức Sơ Sinh
sinh ở mọi cân nặng, mọi tuổi thai trong mọi
(HSSS) đã cải thiện hơn 30 năm qua và tỷ lệ sống
bệnh lý. Nghiên cứu của tác giả Mariani
đã tăng lên do các thành tựu cần thiết để chăm
Schlabendorff Zardo (2003) nghiên cứu trên 494
sóc và điều trị các trẻ sơ sinh đã phát triển đáng
trẻ sơ sinh tại Brazil, tác giả Zupancic (2007) trên
kể. Nhưng nhu cầu chăm sóc, điều trị cho trẻ sơ
9897 trẻ sơ sinh tại Mỹ và Canada, tác giả Berry
sinh bệnh nặng ngày càng tăng và tỷ lệ tử vong
MA (2008) trên 625 trẻ sơ sinh tại Canada, tác giả
sơ sinh cũng còn cao đặc biệt tại các đơn vị
Hüseyin Selim Asker (năm 2016) trên 310 trẻ sơ
HSSS. Trong Khoa HSSS, có nhiều yếu tố khác
sinh tại Thổ Nhĩ Kỳ(1,2,3,4,9). Tại Việt Nam, có ít
nhau để đánh giá và tiên đoán nguy cơ tử vong

công trình nghiên cứu về các thang điểm này
ở trẻ sơ sinh: cân nặng, tuổi thai, chỉ số Apgar, dị
trong tiên lượng tử vong ở trẻ sơ sinh, đặc biệt
tật bẩm sinh, tình trạng bệnh lý. Các yếu tố nguy
trong lĩnh vực HSSS. Do đó, chúng tôi tiến hành
cơ này được hệ thông hóa thành các thang điểm
nghiên cứu tiên lượng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ
tiên đoán nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh tại các
sinh tại Khoa HSSS Bệnh viện Nhi Đồng 2 bằng
đơn vị HSSS. Các thang điểm này bao gồm:
cách sử dụng các thang điểm SNAPPE- II(7).
CRIB, CRIB-II, SNAP, SNAP-II, SNAPPE,
Mục tiêu nghiên cứu
SNAPPE-II, NMPI, NICHD 2008. Thang điểm
Nghiên cứu tiến hành nhằm đánh giá việc áp
SNAPPE-II được cập nhật năm 2001 dựa vào
dụng thang điểm SNAPPE-II trong tiên đoán
thang điểm SNAP-II cùng với 3 thông số chu
nguy cơ tử vong của sơ sinh điều trị tại Khoa
sinh giúp cho việc tiên lượng mang tính chất
HSSS Bệnh viện Nhi Đồng II từ tháng 12/2016
toàn diện hơn. Thang điểm SNAPPE-II dễ sử
đến tháng 06/2018. Cụ thể:
dụng, áp dụng được cho tất cả các trẻ sơ sinh.
Xác định các yếu tố nguy cơ tử vong trên trẻ
Qua nhiều nghiên cứu thử nghiệm cho thấy
sơ sinh tại Khoa HSSS.
SNAPPE-II cho thấy độ nhạy, độ đặc hiệu tốt
Xác định giá trị tiên đoán tử vong của thang
trong tiên đoán tử vong trẻ sơ sinh(5).

điểm SNAPPE- II cho trẻ sơ sinh tại Khoa HSSS.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng
ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
các thang điểm trong đo có thang điểm
Đối tượng nghiên cứu
SNAPPE-II để tiên lượng mức độ bệnh nặng
cũng như tử vong tại các Khoa HSSS. Các nghiên
Các trẻ sơ sinh từ 0- 28 ngày tuổi nhập vào
cứu này được thực hiện rộng rãi dưới dạng đơn
Khoa HSSS Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong khoảng
trung tâm cũng như đa trung tâm nhằm tìm xem
thời gian 12/2016 - 06/2018.

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019

169


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

Nghiên cứu Y học
Thiết kế nghên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, theo dõi dọc.
Thu thập số liệu

Trẻ được thu thập số liệu theo bệnh án mẫu
trong 12 giờ đầu sau khi vào Khoa HSSS và được
theo dõi kết quả điều trị sống hay chết cho đến
khi xuất viện. Loại trừ các trẻ xuất viện hay
chuyển khoa trong 24 giờ sau khi nhập khoa

HSSS, các trẻ đa dị tật không phù hợp cuộc sống.
Phân tích số liệu
Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS
16.0. Dùng phép kiểm Chi bình phương (có hiệu
chỉnh theo Exact’s Fisher) để so sánh các tỷ lệ.
Kiểm định sự khác biệt giữa hai biến định lượng
có phân phối bình thường bằng phép kiểm T
test; giữa hai biến định lượng không có phân
phối bình thường bằng phép kiểm Mann
Whitney. Xác định năng lực hay khả năng phân
cách của các biến số định lượng giữa trẻ sơ sinh
sống và tử vong bằng đường cong ROC và diện
tích dưới đường cong ROC (AUC).
Y đức
Nghiên cứu được chấp thuận bởi Hội đồng
Khoa học công nghệ Bệnh viện Nhi Đồng 2 số
919/CĐT-NĐ2.

KẾT QUẢ
Có 552 trường hợp thỏa tiêu chuẩn được đưa
vào nghiên cứu, tất trẻ các trẻ được chuyển từ
các bệnh viện tuyến trước.
Bảng 1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu
(n=552)
Đặc điểm
Tỉnh
Địa chỉ
Thành phố
Nam
Giới

Nữ
Sinh thường
Cách sinh
Sinh mổ
≥7
Chỉ số Apgar
5ph
<7
Có dị tật bẩm sinh

Tổng số
458
94
321
231
331
221
422
130
115

Tỷ lệ
83%
17%
58,2%
41,8%
60%
40%
76,4%
23,6%

20,8%

Đa số các trẻ nghiên cứu có địa chỉ ở tỉnh, trẻ
nam chiếm nhiều hơn trẻ nữ. Dân số nghiên cứu
có tuổi thai trung bình và cân nặng lúc sinh

170

trung bình lần lượt là 33,3 ± 4,4 tuần và
2083,3±910,4 gram. 57,9% trẻ có tuổi thai <37
tuần, 35,2% trẻ sinh non có cân nặng lúc sinh
≤1500 gram (Bảng 1).
Bảng 2. Triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện, loại
bệnh lý, tình trạng sốc, tỷ lệ tử vong (n= 552)
Triệu chứng lúc nhập viện
Triệu chứng hô hấp
Triệu chứng tim mạch
Triệu chứng tiêu hóa
Triệu chứng da niêm
Triệu chứng thần kinh
Triệu chứng huyết học
Phù bì
Có sốc trong 12 giờ nhập Khoa HSSS
Bệnh nội khoa
Bệnh ngoại khoa
Tử vong

Tổng số
511
260

128
88
38
29
21
205
439
145
130

Tỷ lệ
92,6%
47,1%
23,2%
15,9%
6,9%
5,3%
3,8%
37,2%
79,5%
26,3%
23,6%

Đa số các trẻ trong nghiên cứu được điều trị
tại khoa HSSS có biểu hiện triệu chứng suy hô
hấp, kế đến là triệu chứng tim mạch, tiêu hóa, da
niêm, thần kinh, huyết học. Phù bì là triệu chứng
nặng ở trẻ sơ sinh và chiếm tỷ lệ thấp tại thời
điểm bệnh nhân nhập viện. Trẻ có sốc trong 12
giờ nhập Khoa HSSS chiếm tỷ lệ khá cao. Trong

nghiên cứu, tỷ lệ bệnh lý nội khoa cao hơn bệnh
lý ngoại khoa. Các bệnh lý nội khoa chủ yếu:
sinh non và các bệnh lý liên quan (chiếm 58%),
các bệnh lý nhiễm khuẩn (viêm phổi, viêm màng
não, nhiễm khuẩn huyết), sinh ngạt, cao áp phổi
tồn tại ở trẻ sơ sinh. Các bệnh lý ngoại khoa
thường gặp: viêm phúc mạc, thoát vị hoành bẩm
sinh, teo thực quản (Bảng 2).
Điểm số SNAPPE-II của bệnh nhân rất dao
động từ 0 đến 120 (Bảng 3).
Bảng 3. Các thông số của thang điểm SNAPPE-II
lúc nhập khoa HSSS (n= 552)
Thông số
HA trung bình (mmHg)
0
Thân nhiệt ( C)
Nước tiểu (ml/kg/giờ)
Tỉ số PaO2/FiO2 (mmHg/%)
pH
Co giật (%)
Co giật (%)
≥7
Apgar 5 phút
<7

Tổng số
38,3 ± 9,5
36,84 ± 0,49
2,3 (1,6 – 3,3)
1,92 (1,12 – 3,04)

7,25 ± 0,13
1,8
10 (1,8%)
422 (76,4%)
130 (23,6%)

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Thông số

Tổng số
476 (86,2%)
65 (11,8%)
11 (2,0%)
10 (1,8%)
16,3 ± 16,5

> 1000
CNLS (gram)
750 – 1000
< 750
rd
Nhẹ cân < 3 percentile
Điểm số SNAPPE-II

Nghiên cứu Y học

Các yếu tố liên quan đến tử vong: trẻ có địa

chỉ ở tỉnh, tuổi thai < 37 tuần, có phù bì, sốc trong
12 giờ đầu nhập khoa HSSS, trẻ có bệnh lý ngoại
khoa (Bảng 4).

Bảng 4. Các yếu tố liên quan tử vong
Đặc điểm
Giới
Địa chỉ
Tuổi thai (<37 tuần)
Dị tật bẩm sinh
Phù bì lúc nhập viện
Bệnh lý nội khoa
Bệnh lý ngoại khoa
Sốc trong 12 giờ nhập HSSS

Nam
Nữ
Thành phố
Tỉnh
Không

Không

Không

Không

Không

Không



Sống (n=422)
245 (76,3%)
177 (76,6%)
80 (85,1%)
342 (74,7%)
190 (81,9%)
232 (72,5%)
333 (76,2%)
89 (77,4%)
413 (77,8%)
09 (42,9%)
92 (81,4%)
330 (75,2%)
321 (78,9%)
101 (69,7%)
356 (85,2%)
66 (49,3%)

Bảng 5. Thang điểm SNAPPE-II của bênh nhân
Thang điểm
SNAPPE-II

Sống (n=422) Tử vong n=130)
p
11,9 ± 12,1
30,2 ± 20,6
0,000


Tử vong (n=130)
76 (23,7%)
54 (23,4%)
14 (14,9%)
116 (25,3%)
42 (18,1%)
88 (27,5%)
104 (23,8%)
26 (22,6%)
118 (22,2%)
12 (57,1%)
21 (18,6%)
109 (24,8%)
86 (21,1%)
44 (30,3%)
62 (14,8%)
68 (50,7%)

OR

p

0,98
(0,66 – 1,46)

0,935

1,93
(1,05 – 3,55)


0,032

1,71
(1,13 – 2,59)

0,010

0,93
(0,57 – 1,52)

0,789

4,66
(1,92 – 11,34)

0,001

1,44 (0,85 – 2,43)

0,163

1,62 (1,06 – 2,49)

0,025

5,91 (3,83 – 9,12)

0,000

(p=0,000) trong tiên đoán tử vong (Bảng 5).

Điểm cắt SNAPPE-II tại Khoa HSSS ≥ 23,5 có
giá trị tiên đoán tử vong với độ nhạy 60% và độ
đặc hiệu 85,1%. Bệnh nhân có điểm SNAPPE-II
≥23,5 làm tăng nguy cơ tử vong 8,54 lần, p=0,000
(Bảng 6).

Thang điểm SNAPPE-II lúc nhập khoa HSSS
cao hơn đáng kể ở nhóm trẻ tử vong so với
nhóm sống và có diện tích dưới đường cong
0,779. Giá trị cut-off của SNAPPE-II là 23,5
Bảng 6. Giá trị tiên đoán tử vong của thang điểm SNAPPE-II lúc nhập khoa HSSS
Đặc điểm
SNAPPE- II

≥ 23,5
< 23,5

Tử vong (n=130)
78(60%)
52(40%)

BÀN LUẬN
Nghiên cứu thu nhận 552 bệnh nhân. Tất các
bệnh nhân trong nghiên cứu đều được chuyển
từ các bệnh viện tuyến trước, chủ yếu là các
bệnh viện tuyến tỉnh (55,8%), kế đến là các bệnh
viện sản trong thành phố (29,0%). Thời gian điều
trị tại tuyến trước khoảng 9 giờ.
Đa số các trẻ trong nghiên cứu có biều hiện
triệu chứng về hô hấp, tim mạch, tiêu hóa. Tỷ lệ

trẻ suy hô hấp rất cao (92,6%), tỷ lệ trẻ sốc trong
12 giờ đầu nhập Khoa HSSS cũng cao (37,2%). Số
trẻ non tháng (< 37 tuần) chiếm đa số (58,9%).

Sống (n=422)
63 (14,9%)
359(85,1%)

OR
8,54
(5,49–13,29)

P
0,000

Đây là những nguy cơ tác động đến sự sống- còn
làm cho tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu khá cao:
23,6%. Trẻ càng non tháng hay cân nặng lúc sinh
càng thấp đồng nghĩa với sự chưa trưởng thành
của các cơ quan và cần có nhiều can thiệp trong
điều trị. Ngoài ra, trẻ bị bệnh càng nặng thì càng
bất ổn về mặt sinh lý dẫn đến tử vong. Nghiên
cứu của tác giả Tăng Chí Thượng (2011) tại Bệnh
viện Nhi Đồng 1: tỷ lệ tử vong trẻ < 1000gr,
1000–1499gr, 1500 – 2499gr và > 2500gr lần lượt
là 31,8%, 11,3%, 22,2% và 13,3%. Tác giả Lê Thái
Thiên Trinh (2008) tại khoa Nhi Bệnh viện Đa

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019


171


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

khoa Trung tâm An giang: sinh non tăng nguy
cơ tử vong (OR=1,2, p=0,001). Tác giả Bolisetty
Srinivas (2015 tại New South Wales – Úc &
Canada) trên 4454 trẻ 23- 31 tuần: sống 92,2%, tỷ
lệ sống lần lượt là 27%, 59%, 76%, 85%, 91% và
95% tương ứng với tuổi thai 23, 24, 25, 26, 27 và
28–31 tuần(8).
Trong nghiên cứu có 26,3% trẻ có bệnh lý
ngoại khoa. Bệnh lý ngoại khoa thường gặp
trong nghiên cứu chủ yếu là viêm phúc mạc
(5,8%), thoát vị hoành bẩm sinh (5,3%), teo thực
quản (3,3%), hở thành bụng bẩm sinh (3,8%),
thoát vị rốn (0,9%). Đây là các đối tượng cần
được hồi sức về hô hấp, tuần hoàn, và các vấn đề
về dinh dưỡng. Trẻ có bệnh lý ngoại khoa tử
vong cao hơn trẻ có bệnh lý nội khoa (p=0,025).
Trẻ có bệnh lý ngoại khoa tử vong trong các
bệnh cảnh sau: rối loạn hô hấp – huyết động
(đặc biệt trong thoát vị hoành và các trường hợp
viêm phúc mạc), sau đó khó khăn về vấn đề
dinh dưỡng tiêu hóa dẫn đến nhiễm khuẩn bệnh
viện và tử vong. Trẻ có bệnh lý nội khoa không
có sự khác biệt giữa nhóm sống và tử vong.

Trong nghiên cứu của tác giả Berry MA (2008)
về “Các yếu tố tiên lượng tử vong và thời gian
nằm viện của trẻ SS tại Khoa HSSS bệnh viện
Nhi” trên 625 trẻ sơ sinh tại Canada; tác giả đã
ghi nhận trẻ sơ sinh có dị tật bẩm sinh hay bệnh
lý ngoại khoa cần can thiệp phẫu thuật cũng làm
tăng nguy cơ tử vong (p<0,01)(2). Phù bì là dấu
hiệu nặng ở trẻ sơ sinh, thường gặp trong bệnh
lý nhiễm khuẩn huyết. Trẻ có dấu hiệu phù bì
lúc nhập viện cũng có nguy cơ tử vong cao hơn
(p=0,001).
Trong nghiên cứu này chúng tôi áp dụng
thang điểm SNAPPE-II để đánh giá sự bất ổn
sinh lý kết hợp các yếu tố chu sinh của các trẻ sơ
sinh bị bệnh nặng tại khoa HSSS. Thang điểm
SNAPPE-II được đánh giá tại thời điểm trẻ mới
nhập Khoa HSSS. Thang điểm SNAPPE-II tương
đương thang điểm SNAP-II kết hợp thêm 3
thông số chu sinh (chỉ số Apgar, CNLS và nhẹ
cân <3rd percentile). Các thông số chu sinh này
dựa vào dữ liệu từ tuyến trước. Trẻ có điểm số

172

SNAPPE-II ≥ 23,5 làm tăng nguy cơ tử vong.
Điểm số SNAPPE-II càng cao thì tử vong càng
cao thì có nguy cơ bất ổn định sinh lý hay có các
nguy cơ chu sinh càng nhiều. Độ nhạy, độ đặc
hiệu của điểm cắt SNAPPE-II ≥ 23,5 có giá trị tiên
đoán tử vong lần lượt là 60% và 85,1%. Diện tích

dưới đường cong của SNAPPE-II là 0,779. So với
thang điểm SNAP-II (độ nhạy 64,6%, độ đặc
hiệu 76,8%, diện tích dưới đường cong 0,737)
trong cùng nghiên cứu thì giá trị tiên lượng của
SNAPPE-II và SNAP-II gần tương đương nhau.
So sánh với các nghiên cứu khác trên thế
giới thì chúng tôi nhận thấy giá trị tiên lượng
của thang điểm SNAPPE-II có thấp hơn so với
một số nghiên cứu khác trên thế giới. Tác giả
Mariani Schlabendorff Zardo (2003) đã dùng
nhiều thang điểm để tiên lượng tử vong trên
494 trẻ sơ tại Brazil, trong đó thang điểm
SNAPPE- II có diện tích dưới đường cong
0,91(9). Tác giả John AF Zupancic (2007) hiệu
chỉnh thang điểm SNAPPE-II trên 10469 trẻ sơ
sinh tại Mạng lưới Vermont Oxford, thang
điểm SNAPPE- II có diện tích dưới đường
cong 0,89(4). Trong nghiên cứu của tác giả
Mirta Noemi Mesquita Ramirez (2014) dùng
SNAPPE-II để tiên lượng tử 290 trẻ sơ sinh tại
Hồi Sức Tích Cực Nhi. Các trẻ được chia thành
3 nhóm tuổi: nhóm 1 (G1), từ 0-6 ngày; nhóm 2
(G2) từ 7-14 ngày; nhóm 3 (G3) từ 15-28 ngày.
Diện tích dưới đương cong của SNAPPE-II cho
G1 0,76 (CI 95% 0,67-0,85), G2 0,60 (CI 95%
0,30-0,90), G3 0,74 (CI 95% 0,52–0,95)(5). Điều
này cho thấy giá trị tiên lượng của thang điểm
SNAPPE-II thay đổi theo từng đơn vị HSSS
cũng như thay đổi theo thời điểm bệnh nhân
nhập viện. Có thể là do có những yếu tố khác

ảnh hưởng đến tử vong trong quá trình điều
trị bên cạnh tình trạng bệnh lý nặng của trẻ tại
thời điểm nhập viện và các yếu tố chu sinh;
đặc biệt tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện
(chiếm 21,9% trong nghiên cứu).

KẾT LUẬN
Thang điểm SNAPPE-II được áp dụng trên
dân số tại khoa HSSS. Các yếu tố liên quan tử

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
vong: tuổi thai <37 tuần, địa chỉ ở tỉnh, có triệu
chứng phù cứng bì, bệnh lý ngoại khoa, tình
trạng sốc. Điểm số SNAPPE-II ≥23,5 làm tăng
nguy cơ tử vong. Độ nhạy, độ đặc hiệu của
điểm cắt SNAPPE- II ≥ 23,5 trong tiên đoán tử
vong trong thời gian nằm viện lần lượt là 60%
và 85,1%. Diện tích dưới đường cong của
SNAPPE-II là 0,779.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.


Asker HS, et al (2016). “Evaluation of Score for Neonatal Acute
Physiology and Perinatal Extension II and Clinical Risk Index
for Babies with additional parameters”. Pediatrics International,
doi: 10.1111/ped.12973.
Berry MA (2008). “Predictors of mortality and length of stay for
neonates admitted to children’s hospital neonatal intensive care
units”. Journal of Perinatology, 28:297–302.
Bolisetty S, Legge N, Bajuk B and Lui K (2015). “Preterm Infants
outcomes in New South Wales and The Australian Capital
Territory”. Journal of Paediatrics and Child Health, pp.123.

4.

5.

6.
7.
8.

9.

Nghiên cứu Y học

John A, Zupancic F (2007). “Revalidation of the Score for
Neonatal Acute Physiology in the Vermont Oxford Network”.
Pediatrics, 119(1):pp.202.
Mesquita RMN, et al (2014). “SNAP II and SNAPPE II as
Predictors of Neonatal Mortality in a Pediatric Intensive Care
Unit: Does Postnatal Age Play a Role?”. International Journal of
Pediatrics, pp.05.

Patrick SW (2013). “Methods of Mortality Risk Adjustment in
the NICU: A 20-Year Review”. Pediatrics, 131:68–74.
Phạm Lê An (2004). “Đánh giá tiên lượng tử vong ở trẻ em tại
Khoa Hồi sức”. Luận án Tiến sĩ Y học, pp.55.
Tăng Chí Thượng (2009). “Mô hình bệnh tật sơ sinh tại Khoa
Săn Sóc Tăng Cường Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1”. Y Học
Thành phố Hồ Chí Minh, 13(5):pp.101.
Zardo MS (2003). “Comparison between different mortality risk
scores in a neonatal intensive care unit”. Rev Saúde Pública,
37(5):591 – 596.

Ngày nhận bài báo:

13/06/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

21/06/2019

Ngày bài báo được đăng:

10/08/2019

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019

173




×