Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khảo sát cấu trúc bọng sau phẫu thuật cắt bè củng mạc bằng máy chụp cắt lớp cố kết quang học phần trước (AS-OCT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.59 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016

KHẢO SÁT CẤU TRÚC BỌNG SAU PHẪU THUẬT CẮT BÈ CỦNG MẠC
BẰNG MÁY CHỤP CẮT LỚP CỐ KẾT QUANG HỌC PHẦN TRƯỚC (AS-OCT)
Đinh Ngọc Bảo Châu*, Nguyễn Công Kiệt*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát cấu trúc bọng thấm của 54 mắt thuộc 48 bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt bè củng mạc
đến tái khám tại bệnh viện Mắt TPHCM từ tháng 3/2015 đến tháng 6/2015 bằng máy chụp cắt lớp cố kết quang
học phần trước (AS-OCT).
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả
Kết quả: Bọng đa số có chiều cao thấp (51,85%), rộng từ 2-4 múi giờ (61,1%), mạch máu bề mặt bọng chủ
yếu là mạch máu nhỏ (63%) và đa số Seidel âm tính (72,22%). Chiều cao trung bình trên AS-OCT là
1,19±0,46mm; bề dày thành bọng trung bình là 0,63±0,22mm; độ rộng khoang phản âm trung bình là
3,04±1,86mm; chiều cao trung bình khoang phản âm là 0,61±0,56mm. 59,3% bọng thấy dịch dưới kết mạc; 92,6%
dịch dưới vạt củng mạc và 61,1% không thấy lổ mở bè. Trên lâm sàng, nhóm bọng được xem là có chức năng (týp
I-II) chiếm 64,8%, còn lại týp III-IV là 35,2%. Trên AS-OCT, nhóm bọng có chức năng (týp C-D) chiếm 68,5%,
còn lại là týp E-F với 31,5%. Phân loại bọng trên lâm sàng và trên AS-OCT có sự phù hợp ở mức độ khá tốt với
Kappa=0,685, p<0,001. Không thấy đường dịch dưới vạt củng mạc có nguy cơ thất bại cao hơn 1.25 lần so với
việc nhìn thấy trong kiểm soát nhãn áp thành công tuyệt đối
Kết luận: Đánh giá bọng bằng AS-OCT phù hợp với đánh giá trên lâm sàng và còn khách quan và
chính xác hơn. Sự hiện diện của đường dịch dưới vạt củng mạc được xem là dấu hiệu của một bọng có chức
năng dẫn lưu tốt.
Từ khoá: Cắt bè củng mạc, bọng thấm, cắt lớp cố kết quang học phần trước.

ABSTRACT
INVESTIGATION OF BLEBS STRUCTURE AFTER TRABECULECTOMY BY USING ANTERIOR
SEGMENT OPTICAL COHERENCE TOMOGRAPHY (AS-OCT)
Dinh Ngoc Bao Chau, Nguyen Cong Kiet


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 – 2016: 178 - 183
Objective: to investigate the structure of filtering blebs of 54 eyes of 48 patients underwent trabeculectomy
came to follow up at HCMC Eye Hospital from March 2015 to June 2015 by using anterior segment optical
coherence tomography (AS-OCT)
Method: cross-sectional descriptive study
Result: Majority of blebs were low (51.85%), extended from 2-4 clock-hour (61.1%), had small vascularity
(63%) and were negative with Seidel test (72.22%). On AS-OCT scans, mean height was 1.19±0.46mm, mean
bleb wall thickness was 0,63±0,22mm; mean fluid space extent was 3.04±1.86mm; mean fluid space height was
0.61±0.56mm. 59.3% of sub-conjunctival fluid space was seen, 92.6% of under-scleral flap fluid route was seen
and 61.1% of patency of the internal ostium cannot be seen. On slit-lamp evaluation, blebs of type I and II
(functional blebs) had 64.8%, and type III and IV had 35.2%. On AS-OCT scans, blebs of type C and D

*

Bộ môn Mắt-Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Đinh Ngọc Bảo Châu. ĐT:0903032887. Email:

178

Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

(functional blebs) had 68.5% and the rest 31.5% were type E and F. Blebs classification by slit-lamp and by ASOCT agreed with each other with Kappa score=0.685, p<0.001. The absent of under-scleral flap fluid route had
1.25 times more risky than the present of this fluid route in good successful control of IOP.
Conclusion: Evaluation of blebs by AS-OCT agreed with evaluation by slit-lamp; moreover, it had more
exact and objective value. The present of under-scleral flap fluid route has been considered as a sign of a functional

bleb.
Key words: trabeculectomy, blebs, AS-OCT.

MỞ ĐẦU

ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

Cắt bè củng mạc là phương pháp phẫu thuật
điều trị tiêu chuẩn được lựa chọn cho những
bệnh nhân glôcôm từ khi được giới thiệu lần đầu
bởi Cairns vào năm 1968. Cơ chế của phẫu thuật
là tạo một đường rò tại vùng rìa cho phép dẫn
lưu thuỷ dịch từ tiền phòng trực tiếp hoặc gián
tiếp vào khoang dưới kết mạc và từ đó được
thoát lưu. Yếu tố quan trọng nhất cho sự thành
công của phẫu thuật là sự hình thành bọng và
chức năng bọng. Hình thái bọng sau phẫu thuật
là một dấu chứng quan trọng cho chức năng của
bọng và là dấu hiệu giúp tiên đoán những biến
chứng liên quan đến bọng như rò bọng, viêm
bọng hay viêm mủ nội nhãn do bọng.

Đối tượng nghiên cứu

Để đánh giá bọng có nhiều phương pháp
bao gồm cả đánh giá trên lâm sàng bằng đèn khe
với nhiều thang điểm của các tác giả khác nhau
hay cận lâm sàng bằng siêu âm sinh hiển vi
(UBM) và chụp cắt lớp quang học phần trước
(AS-OCT). Đã có nhiều tác giả trên thế

giới(3,4,5,8,9,10,11) nghiên cứu ứng dụng AS-OCT để
đánh giá bọng cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội
như đánh giá được cấu trúc nội tại của bọng so
với đánh giá bằng đèn khe hay là một phương
pháp không tiếp xúc, dễ thực hiện so với UBM.
Tại Bệnh Viện Mắt TPHCM, chưa có nghiên
cứu nào khảo sát cấu trúc bọng thấm sau phẫu
thuật cắt bè củng mạc bằng máy chụp cắt lớp
quang học phần trước. Vì vậy nên chúng tôi tiến
hành nghiên cứu “Khảo sát cấu trúc bọng sau
phẫu thuật cắt bè củng mạc bằng máy chụp cắt
lớp quang học phần trước” để ứng dụng ASOCT khảo sát cấu trúc nội tại của bọng và các
yếu tố nguy cơ thuộc về cấu trúc bọng liên quan
đến việc điều chỉnh nhãn áp.

Mắt

Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân đã
được mổ cắt bè củng mạc có áp Mitomycin-C
điều trị glôcôm nguyên phát nay đến tái khám
tại BV Mắt TPHCM.

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân đã được mổ cắt bè củng mạc để
điều trị glôcôm nguyên phát có áp Mitomycin-C
có thời gian hậu phẫu từ 6 tháng trở lên.
Trên 18 tuổi
Đồng ý tham gia nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ

Các hình thái glôcôm thứ phát
Bệnh nhân được điều trị glôcôm bằng cắt
củng mạc sâu
Bệnh nhân được điều trị glôcôm bằng CBCM
phối hợp lấy thuỷ tinh thể.
Có các tổn thương về kết mạc- giác củng mạc
ảnh hưởng đến bọng thấm như bỏng kết giác
mạc, dính mi cầu
Bệnh nhân không hợp tác với kỹ thuật đo:
quá nhỏ, già yếu, tâm thần.

Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.

Cỡ mẫu
Chọn nhãn áp sau phẫu thuật là tiêu chí để
tính cỡ mẫu vì đây là tiêu chí đánh giá chức
năng bọng thấm cũng như sự thành công của
phẫu thuật.
Theo nghiên cứu của tác giả Mayuri B.
Khamar (2012), tỉ lệ bọng thành công (nhãn áp

179


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016

sau phẫu thuật <18mmHg) là 85,7%. Áp dụng

vào công thức tính cỡ mẫu:

Với Z1-α/2 =1,96, α=0,05
P=0,857
d=0,1: sai số biên của ước lượng
Tính được N=47,07. Vậy cỡ mẫu tối thiểu là
48 mắt.

Quy trình nghiên cứu
Những bệnh nhân thoả mãn tiêu chí chọn
mẫu được đưa vào nghiên cứu tiến hành theo
các bước sau:
Giải thích về nghiên cứu. Bệnh nhân đồng ý
sẽ đưa vào nghiên cứu.
Thu thập thông tin hành chánh.
Thu thập dữ liệu: nhãn áp, sử dụng thuốc hạ
áp
Đánh giá hình thái bọng trên lâm sàng
Đánh giá cấu trúc bọng trên AS-OCT.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Tuổi
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, nhóm
bệnh nhân ở độ tuổi cao chiếm tỉ lệ nhiều hơn
nhóm người trẻ tuổi. Cụ thể là độ tuổi chiếm tỉ lệ
cao nhất trong mẫu nghiên cứu là nhóm trên 60
tuổi với 45,8%.
Giới
Tỉ lệ nam: nữ= 1:1.4 tuy nhiên sự khác biệt

này là không có ý nghĩa thống kê.
Hình thái glôcôm
Glôcôm góc đóng chiếm tỉ lệ đa số trong mẫu
nghiên cứu với 70,4% và sự khác biệt về tỉ lệ
glôcôm góc đóng và góc mở là có ý nghĩa thống
kê với p=0,004<0.05.
Thời gian tái khám
Thời gian tái khám đa số là từ 1 năm trở lên
với tỉ lệ là 87% và sự khác biệt về số bệnh nhân

180

giữa các nhóm thời gian tái khám trong nghiên
cứu là có ý nghĩa thống kê với p=0,001<0,05.

Đặc điểm bọng trên lâm sàng
Đa số bọng có chiều cao từ thấp đến trung
bình với 88,89%. Bọng quá dẹt hay quá cao đều
chiếm tỉ lệ thấp.
Bọng có độ lan rộng đa số từ 1 múi giờ đến 4
múi giờ với 85,2%, ít trường hợp bọng <1 múi
giờ hay lan rộng quá >4 múi giờ.
Đa số trường hợp bọng có mạch máu nhỏ-trung
bình với 74,1% và không có trường hợp mạch
máu cường tụ nhiều.
Phần lớn bọng không có sự rò rỉ và ít trường
hợp rò rỉ trong vòng 5 giây với thử nghiệm
Seidel.
Sự khác biệt về phân bố đặc điểm bọng là có
ý nghĩa thống kê với p<0.05.


Đặc điểm bọng trên AS-OCT
Trên AS-OCT, chiều cao bọng phần lớn là
thấp trung bình với 92,6% và sự khác nhau về tỉ
lệ giữa các nhóm chiều cao bọng thấp-trung
bình-cao là có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bề dày thành bọng đa số là mỏng-trung bình với
94,5% và sự khác biệt giữa các nhóm mỏngtrung bình- dày là có ý nghĩa thống kê với
p<0,05.
Độ rộng khoang phản âm thay đồi từ hẹptrung bình–rộng và sự khác nhau về tỉ lệ giữa
các nhóm này là không có ý nghĩa thống kê.
Chiều cao khoang phản âm chủ yếu từ thấp
đến trung bình với 85,1% và sự khác biệt về tỉ lệ
giữa các nhóm thấp-trung bình-cao là có ý nghĩa
thống kê với p=0,009<0,05.
Đường dịch dưới vạt củng mạc đa số được
nhìn thấy với 92,6% và sụ khác nhau về tỉ lệ giữa
thấy và không thấy là có ý nghĩa thống kê với
p<0,05.
Tỉ lệ giữa thấy và không thấy dịch dưới kết
mạc cũng như lổ mở bè khác nhau không có ý
nghĩa thống kê.

Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Chẩu đoán phân loại bọng
Trên lâm sàng
Bọng týp I và II (nhóm bọng có chức năng)

chiếm đa số với 64,8%. Bọng týp III và IV chiếm
tỉ lệ thấp hơn với 35,2%.
Sự khác nhau về tỉ lệ giữa nhóm týp I-II và
týp III-IV là có ý nghĩa thống kê với p=0,041<0,05.

Trên AS-OCT
Nhóm bọng týp C-D (bọng có chức năng)
chiếm đa số với 68,5%. Bọng týp E-F chiếm tỉ lệ
31,5%.
Sự khác biệt về tỉ lệ giữa nhóm týp C-D và
nhóm týp E-F là có ý nghĩa thống kê với
p=0,01<0,05.

Sự phù hợp giữa lâm sàng và AS-OCT
Bảng 1. Sự phù hợp giữa phân loại bọng trên lâm
sàng và AS-OCT
Phân loại trên AS-OCT
Phân loại
lâm sàng Týp C
Týp D
Týp E
Týp F
Týp I
11
2
1
0
Týp II
1
19

1
0
Týp III
1
3
7
1
Týp IV
0
0
2
5
Tổng
13
24
11
6

Tổng
14
21
12
7
54

Có sự phù hợp ở mức khá tốt giữa 2 phương
pháp đánh giá bọng với Kappa=0,685, p<0,001.
Cụ thể là týp I, II trên lâm sàng phù hợp với
phân loại týp C, D trên AS-OCT; tương tự týp II,
IV trên lâm sàng phù hợp với phân loại E, F trên

AS-OCT.
(Trị số Kappa được tính dựa trên tiêu chuẩn
nhãn áp ≤18mmHg, tính n(%) của bọng có chức
năng tốt trên lâm sàng (Týp I-II) so với đánh giá
trên AS-OCT (týp C-D)).

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến việc kiểm
soát nhãn áp không thành công
Nhãn áp nghiên cứu
Tỉ lệ thành công tuyệt đối là 18,5% (nhãn áp
điều chỉnh không cần dùng thuốc) và tỉ lệ thành
công tương đối (bao gồm không dùng và phải
dùng thuốc hỗ trợ) là 90,7%.

Mắt

Nghiên cứu Y học

Bảng 2. Nhãn áp và tình trạng sử dụng thuốc hạ áp
kèm theo
Dùng thuốc Dùng 1
Dùng 2
Không
loại n (%) loại n (%) dùng n (%)
Nhãn áp
Nhãn áp:
12,68±3,77 mmHg
29 (53,7) 10 (18,5) 10 (18,5)
≤18 mmHg
2 (3,7)

3 (5,6)
0
>18 mmHg

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến kiểm soát
nhãn áp không thành công
Không thấy đường dịch dưới vạt củng mạc
có nguy cơ thất bại gấp 1,25 lần so với việc thấy
đường dịch này trong việc kiểm soát nhãn áp
thành công tuyệt đối và nguy cơ này có ý nghĩa
thống kê với p=0,032<0,05. Các yếu tố khác
không là nguy cơ ảnh hưởng đến kiểm soát nhãn
áp không thành công.

BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ học của mẫu nghiên cứu
của chúng tôi về tuổi, giới tính, tỉ lệ glôcôm và
thời gian tái khám tương tự với ghi nhận của các
tác giả khác trong y văn(2,6,8,9,10,11).
Chúng tôi nhận thấy có sự phù hợp khá tốt
giữa cách phân loại bọng trên lâm sàng với phân
loại trên AS-OCT. Điều này cũng phù hợp với
ghi nhận của các tác giả như N.T.H.Hạnh(6),
Ciancaglini(1) hay Singh(9).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối với việc
kiểm soát nhãn áp thành công tuyệt đối thì việc
không thấy đường dịch dưới vạt củng mạc có
nguy cơ thất bại gấp 1.25 lần khi nhìn thấy
đường dịch này (p<0,05). Kết quả này tương
đồng với tác giả N.T.H.Hạnh(6) và Zhang Yi(11).

Tuy nhiên, một số tác giả khác lại tìm thấy mối
tương quan khác nhau giữa nhãn áp và các đặc
điểm cấu trúc bọng như chiều cao, bề dày thành
bọng hay lỗ mở bè(2,7,9,10). Nguyên nhân dẫn đến
sự khác biệt này còn có thể do khoảng thời gian
từ lúc phẫu thuật đến lúc đưa vào nghiên cứu
của chúng tôi dài hơn các tác giả do chúng tôi
lựa chọn bọng từ 6 tháng trở lên để được xem là
một bọng trưởng thành về cấu trúc thì mới có
thể kết luận được nhãn áp kiểm soát có được gọi
là thành công hay không. Chính vì thế, tuy

181


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016

chúng tôi lấy ở thời điểm 6 tháng nên những đặc
điểm bọng được coi là đã hình thành hoàn thiện
về mặt cấu trúc và nếu có sự thay đổi thì cũng ở
mức độ ít nên sự ảnh hưởng của cấu trúc lên
chức năng bọng xét ở thời điểm này trở đi vẫn có
ý nghĩa trong theo dõi và đánh giá chức năng
bọng bởi những đặc điểm nào có thể tồn tại và
gây ảnh hưởng lên chức năng bọng tại thời điểm
này có thể xem là những yếu tố ảnh hưởng
quyết định.


KẾT LUẬN
Nghiên cứu trên 54 mắt của 48 bệnh nhân
đã được phẫu thuật cắt bè củng mạc có áp
MMC tái khám từ tháng 3/2015 đến tháng
6/2015 tại BV Mắt TPHCM, chúng tôi rút ra
những kết luận sau:

Đặc điểm bọng trên lâm sàng và AS-OCT
Đặc điểm dịch tễ
Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong
mẫu nghiên cứu là 54,35±14,07 tuổi; trong đó
nhóm tuổi > 60 chiếm tỉ lệ cao nhất với 45,8%.
Có 41,7% là nam giới và 58,3% là nữ giới.
Trong số 54 mắt thì 70,4% là glôcôm góc đóng,
29,6% là glôcôm góc mở. Bệnh nhân có thời
gian từ lúc mổ đến lúc nghiên cứu trung bình
là 51,70±43,60 tháng, trong đó từ 1-5 năm
chiếm tỉ lệ cao nhất với 55,5%.
Đặc điểm bọng trên lâm sàng
Bọng đa số có chiều cao thấp (51,85%), rộng
từ 2-4 múi giờ (61,1%), mạch máu bề mặt bọng
chủ yếu là mạch máu nhỏ (63%) và đa số Seidel
âm tính (72,22%).
Đặc điểm bọng trên AS-OCT
Chiều cao trung bình trên AS-OCT là
1,19±0,46mm; trong đó nhóm có chiều cao trung
bình (1-2mm) chiếm tỉ lệ cao nhất với 53,7%. Bề
dày thành bọng trung bình là 0,63±0,22mm;
trong đó chủ yếu là thành dày trung bình (0,51mm) với 63%.Độ rộng khoang phản âm trung
bình là 3,04±1,86mm; trong đó độ rộng chủ yếu

nằm trong khoảng rộng trung bình (2-4mm) với
46,3%. Chiều cao trung bình khoang phản âm là

182

0,61±0,56mm; trong đó đa số là nhóm thấp
(<0.5mm) với 48,1%.59,3% bọng thấy dịch dưới
kết mạc; 92,6% dịch dưới vạt củng mạc và 61,1%
không thấy lổ mở bè.

Chẩn đoán phân loại bọng trên lâm sàng và
AS-OCT phù hợp với nhau
Trên lâm sàng, nhóm bọng được xem là có
chức năng (týp I-II) chiếm 64,8%, còn lại týp IIIIV là 35,2%. Trên AS-OCT, nhóm bọng có chức
năng (týp C-D) chiếm 68,5%, còn lại là týp E-F
với 31,5%.
Phân loại bọng trên lâm sàng và trên ASOCT có sự phù hợp ở mức độ khá tốt với
Kappa=0,685, p<0,001. Cụ thể là bọng dạng nang
(týp C) và bọng lan toả (týp D) trên AS-OCT
tương ứng với týp I và týp II theo phân loại
Kronfelds trên lâm sàng. Tương tự, bọng vỏ bao
(týp E) và bọng dẹt (týp F) trên AS-OCT tương
ứng với týp III và týp IV theo phân loại của
Kronfelds.

Không nhìn thấy đường dịch dưới vạt củng
mạc là yếu tố nguy cơ thất bại trong việc
kiểm soát nhãn áp thành công tuyệt đối
Có 18,5% bọng kiểm soát nhãn áp thành
công tuyệt đối và 90,7% thành công tương đối.

Sự hiện diện của đường dịch dưới vạt
củng mạc được xem là dấu hiệu của một bọng
có chức năng dẫn lưu tốt vì không thấy đường
dịch này có nguy cơ thất bại cao hơn 1,25 lần
so với việc nhìn thấy trong kiểm soát nhãn áp
thành công tuyệt đối (≤18 mmHg và không
cần dùng thuốc hạ áp).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

Ciancaglini M, et al (2008). Filtering bleb functionality: a
clinical, anterior segment optical coherence tomography and
in vivo confocal microscopy study. J Glaucoma. 17(4): p. 30817.
Fakhraie G, et al (2011). Correlation between Filtering Beb
clinical Morphology, Anterior segment Optical Coherence
Tomography Findings, and Intraocular Pressure. Iranian
Journal of Ophthalmology 23(4): p. 21-28.
Khamar MB, et al (2012). Evaluation of Functioning
trabeculectomy Blebs Using Anterior Segment Optical
Coherence Tomography. 70th AIOC Proceedings: Cochin.

Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016

4.

5.

6.

7.

8.

Leung CK, et al (2007). Analysis of bleb morphology after
trabeculectomy with Visante anterior segment optical
coherence tomography. Br J Ophthalmol. 91(3): p. 340-4.
Muller M, et al (2006). Filtering bleb evaluation with slit-lampadapted 1310-nm optical coherence tomography. Curr Eye
Res. 31(11): p. 909-15.
Nghiêm Thị Hồng Hạnh (2010). Đánh giá tình trạng sẹo bọng
sau phẫu thuật cắt bè củng mạc điều trị glôcôm nguyên phát
bằng máy Visante OCT. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ. Đại học
Y Hà Nội
Pfenninger L, et al (2011). Internal reflectivity of filtering blebs
versus intraocular pressure in patients with recent
trabeculectomy. Invest Ophthalmol Vis Sci. 52(5): p. 2450-5.
Savini G, et al (2005). Filtering blebs imaging by optical coherence
tomography. Clin Experiment Ophthalmol. 33(5): p. 483-9.

Mắt

9.

10.


11.

Nghiên cứu Y học

Singh M, et al (2007). Imaging of trabeculectomy blebs using
anterior
segment
optical
coherence
tomography.
Ophthalmology. 114(1): p. 47-53.
Tominaga A, et al (2010). The assessment of the filtering bleb
function with anterior segment optical coherence tomography.
J Glaucoma. 19(8): p. 551-5.
Zhang Y, et al (2008). Evaluating subconjunctival bleb
function after trabeculectomy using slit-lamp optical
coherence tomography and ultrasound biomicroscopy. Chin
Med J (Engl). 121(14): p. 1274-9.

Ngày nhận bài báo:

24/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

27/11/2015

Ngày bài báo được đăng:


01/02/2016

183



×