Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thời gian có thai lại và các yếu tố liên quan ở thai phụ có tiền căn đặt dụng cụ tử cung tại Bệnh viện An Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.35 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

THỜI GIAN CÓ THAI LẠI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở THAI PHỤ
CÓ TIỀN CĂN ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN AN BÌNH
Đinh Nguyễn Xuân Trang*, Tô Mai Xuân Hồng*, Võ Thị Ánh Nhàn**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định thời gian trung bình có thai lại và các yếu tố liên quan ở những thai phụ có tiền căn sử
dụng dụng cụ tử cung (DCTC) tại bệnh viện An Bình (BVAB) thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).
Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại BVAB từ tháng 9/2015 đến tháng
5/2016. Các thai phụ hiện đang có thai, đã có ≥ 1 con và có tiền căn sử dụng DCTC tránh thai, đến khám thai tại
bệnh viện An Bình sẽ được phỏng vấn theo bảng câu hỏi có sẵn để xác định thời gian dùng và ngưng sử dụng
DCTC, cũng như các yếu tố liên quan kèm theo gồm tiền căn sản khoa và tiền căn viêm nhiễm đường sinh dục.
Kết quả: Có 158 thai phụ tham gia nghiên cứu với tuổi trung bình 31,9. Thời gian trung bình có thai lại sau
khi ngừng sử dụng DCTC là 12,3 tháng; trong đó, tỷ lệ có thai lại trong vòng 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm và
3 năm lần lượt là: 32,3%, 48,7%, 70,3%, 85,4% và 95,6%. Sau khi ngưng dùng DCTC, 75,9% thai phụ mang
thai bình thường, các biến chứng sau khi ngưng DCTC như sẩy thai, thai ngoài tử cung (TNTC) và thai lưu xảy
ra với tỷ lệ 19,0%, 3,2% và 1,9%, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.Tuổi thai phụ và tiền căn bệnh
lý phụ khoa là hai yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có thai lại sau khi ngừng sử dụng DCTC (với p < 0,05).
Kết luận: Việc dùng biện pháp tránh thai là DCTC có thể không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau
khi ngừng sử dụng.
Từ khoá: Dụng cụ tử cung, thời gian mang thai trung bình, thai kỳ.

ABSTRACT
MEDIAN TIME OF BEING PREGNANT AND RISK FACTORS
AFTER IUD REMOVAL IN PREGNANT WOMEN AT AN BINH HOSPITAL
Dinh Nguyen Xuan Trang, To Mai Xuan Hong, Vo Thi Anh Nhan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 68 - 73
Objectives: To estimate the median time for being pregnant and the risk factors after stopping using IUD in


pregnant women at An Binh hospital.
Method: A cross-sectional study is carried out at An Binh hospiatl from September 2015 to May 2016. The
pregnant women who had at least one child and history of IUD using were interviewed following a designed
questionnairies for getting the time of using IUD, time of removing IUD and risk factors including history of
obstetrics ang genital infections .
Results:156 pregnant women were recruited in this study, the mean of maternal age was 31.9 years. The
median time for being pregnant after IUD removalwas 12.3 months. Using the cut-off point of median time at 3
months, 6 months, 1 year, 2 years and 3 years, the prevalence of being pregnant were: 32.3%, 48.7%, 70.3%,
85.4% and 95.6%, respectively. In evaluating outcomes of pregnancy, there were 75.9% of normal pregnancy,
19.0% of spontaneous abortions, 3.2% of ectopic pregnancies and 1.9% of stillbirths. Maternal age and history of
genital infections are risk factors of the prevalence of being pregnant (p < 0,05).
**Bệnh viện An Bình
*Bộ môn Sản, Đại học Y Dược Tp. HCM
Tác giả liên lạc: BS. Đinh Nguyễn Xuân Trang ĐT: 0962952089 Email:

68

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

Conclusion:Using IUD does not show any significant complications in the pregnancies affect IUD
removing.
Key words: Intrauterine device (IUD), median time of being pregnant, pregnancy.

ĐẶT VẤN ĐỀ
DCTC tránh thai là một trong những biện

pháp tránh thai (BPTT) được sử dụng rộng rãi
trên thế giới với hơn 100 triệu phụ nữ trên thế
giới sử dụng, chiếm tỷ lệ 10 – 19% phụ nữ lập gia
đình trong độ tuổi sinh sản(10). Tại Việt Nam, đây
là một phương pháp tránh thai thường dùng với
tỷ lệ 49,6% theo thống kê của Tổng cục thống kê
vào năm 2013(3). Khi sử dụng DCTC, một trong
những vấn đề mà người phụ nữ quan tâm là liệu
DCTC mà họ lựa chọn có ảnh hưởng đến khả
năng sinh sản lâu dài của họ không? Thời gian
sử dụng tối ưu của DCTC là bao nhiêu và sau
khi ngừng sử dụng DCTC bao lâu thì họ có thể
có thai trở lại? Theo y văn, việc đặt DCTC hoàn
toàn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
của người phụ nữ, và sau khi ngừng sử dụng
phương pháp này, người phụ nữ có thể có thai
lại ngay. Nghiên cứu của Randic L. và cộng sự
năm 1985 trên 567 phụ nữ ngừng sử dụng DCTC
với mong muốn có thai lại, tỷ lệ này là 94,3%,
trong đó hơn một nửa phụ nữ (55,9%) có thai lại
sau 3 tháng ngừng sử dụng (12). Tương tự, năm
2014, nghiên cứu của Sarah Marshall và cộng sự
chỉ ra rằng đối với DCTC (DCTC chứa đồng và
DCTC chứa nội tiết tố), khả năng thụ thai
thường trở lại trong vòng chu kỳ kinh nguyệt
đầu tiên sau rút DCTC(11).
Theo chương trình KHHGĐ đã và đang áp
dụng tại Việt Nam, DCTC được xem là một
phương pháp ngừa thai dễ sử dụng, rẻ tiền, hiệu
quả ngừa thai cao và có khả năng hồi phục. Tuy

nhiên, khi đi sâu vào chi tiết khả năng hồi phục
sinh sản sau khi sử dụng DCTC, tại Việt Nam
vẫn chưa có thống kê nào cụ thể liên quan đến
vấn đề này. Phòng khám phụ khoa tại bệnh viện
An Bình, năm 2015 có 10.219 lượt phụ nữ đến
khám và tư vấn về các BPTT tạm thời, trong đó
có 208 phụ nữ sử dụng DCTC như một BPTT
được lựa chọn ưu tiên hàng đầu.

Nhằm góp phần vào việc cung cấp thêm
thông tin về khả năng hồi phục sinh sản sau đặt
DCTC, đồng thời nhằm nâng cao chất lượng
công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở phụ nữ
trong độ tuổi sinh sản, cũng như làm phong phú
thêm nhiều thông tin để tư vấn hiệu quả của việc
sử dụng DCTC, chúng tôi tiến hành thực hiện
nghiên cứu: “Thời gian có thai lại và các yếu tố
liên quan ở thai phụ có tiền căn đặt dụng cụ tử
cung tại bệnh viện An Bình”.

Mục tiêu nghiên cứu
Xác định thời gian trung bình có thai lại ở
những sản phụ có tiền căn sử dụng DCTC.
Xác định tỷ lệ có thai bình thường, tỷ lệ có
thai bất thường (sẩy thai, sinh non,…) sau ngừng
sử dụng DCTC.
Xác định các yếu tố liên quan đến việc có thai
lại sau ngưng sử dụng DCTC: tuổi, thời gian sử
dụng DCTC, thời gian ngừng sử dụng DCTC,
các bệnh lý phụ khoa, loại DCTC,…


ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Nghiên cứu cắt ngang phân tích được tiến
hành tại khoa khám thai BVAB trong thời gian
từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2016. Có 158 thai
phụ được xem đủ tiêu chí nhận vào nghiên cứu.
Chúng tôi nhận vào nghiên cứu các đối
tượng nghiên cứu là các thai phụ khám thai tại
BVAB có tuổi thai ≥ 5 tuần (xác định qua siêu âm
và kinh cuối), có ≥ 1 con, có tiền căn sử dụng một
BPTT là DCTC, đồng ý tham gia nghiên cứu.
Các thai phụ sẽ được thông báo và giải thích
đầy đủ về mục tiêu nghiên cứu. Nếu đồng ý
tham gia nghiên cứu, thai phụ sẽ được ký giấy
đồng thuận tham gia đề tài nghiên cứu và được
tiến hành phỏng vấn theo bộ câu hỏi đã được in
sẵn. Các thai phụ không đồng ý tham gia nghiên
cứu vẫn tiếp tục quy trình khám thai và theo dõi
thai kỳ thông thường của bệnh viện mà không
ảnh hưởng gì đến kết quả.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016

69


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học


Phần mềm STATA 10 được dùng để quản lý
và xử lý số liệu.

Về các yếu tố liên quan đến thời gian có
thai lại sau khi ngừng sử dụng DCTC

KẾT QUẢ

Tuổi mang thai của thai phụ và tiền căn có
bệnh lý phụ khoa (viêm vùng chậu) là 2 yếu tố
ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai sau khi ngừng sử
dụng DCTC có ý nghĩa thống kê (Bảng 2)

Trong thời gian nghiên cứu từ 01/09/2015
đến 31/05/2016, sau khi phỏng 158 sản phụ thỏa
mãn các tiêu chuẩn chọn mẫu, chúng tôi ghi
nhận được các kết quả sau:

Về đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Bảng 1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Tuổi mẹ

Nghề nghiệp

Học vấn

Nơi sống
Số con


< 35
≥ 35
Nội trợ
Chân tay
Trí óc
Cấp I
Cấp II
Cấp III
CĐ – ĐH
TPHCM
Tỉnh
1
≥2

n = 158
113
45
40
104
14
33
84
27
14
119
39
129
29

%

71,5
28,5
25,3
65,8
8,9
20,9
53,1
17,1
8,9
75,3
24,7
81,7
18,3

Về thời gian có thai lại sau khi ngừng sử
dụng DCTC
Thời gian trung bình có thai lại ở thai phụ có
tiền căn đặt DCTC là 12,3 tháng, trong đó, số thai
phụ có thai lại sau 3 tháng ngừng sử dụng DCTC
chiếm tỷ lệ cao nhất, 32,3%. 70,3 % (KTC 95%:
63,2 – 77,4) thai phụ có thai lại sau trong vòng 1
năm sau khi ngừng sử sụng DCTC, 85,4% (KTC
95%: 80,0 – 91,1) thai phụ có thai lại sau 1 năm và
sau hai năm là 95,6% (KTC 95%: 92,4 – 98,8).
Ngoài ra, sau khi ngưng dùng DCTC, tỷ lệ thai
bình thường là 75,9%, 19% sẩy thai, 3,2% (5
trường hợp) thai ngoài tử cung (TNTC), 1,9% (3
trường hợp) thai lưu.

70


Thời gian có thai lại
≤ 12 tháng > 12 tháng
n=111 % n=47 %
<35
87 77,0 26 23,0
Tuổi mẹ
≥ 35
24 53,3 21 46,7
Không đều
29 63,0 17 37,0
Chu kỳ
kinh
Đều
82 73,2 30 26,8
Bình
thường
53 67,1 26 32,9
BMI trước
khi mang
Nhẹ cân
17 81,0
4
19,0
thai
Thừa cân
41 70,7 17 29,3

24 52,2 22 47,8
Bệnh lý

phụ khoa
Không
87 77,7 25 22,3
81 68,6 37 31,4
Phương Sinh thường
pháp sinh Mổ lấy thai
30 75,0 10 25,0
Thời gian ≤ 12 tháng
8
88,9
1
11,1
sử dụng
> 12 tháng
103 69,1 46 30,9
DCTC
Yếu tố

Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 31,9
tuổi (từ 22 đến 45 tuổi).Loại DCTC được sử dụng
chủ yếu là DCTC chứa đồng, chiếm 99,4%. Chỉ
có một trường hợp sử dụng DCTC trơ, chiếm
0,6%, và không có trường hợp nào sử dụng loại
DCTC chứa nội tiết (Bảng 1).
Đặc điểm

Bảng 2. Các yếu tố liên quan
p
*


0,004

0,206

0.225
0,366
*

0,002

0,448
0,236

*có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi,thời gian
trung bình để có thai lại kể từ khi rút DCTC đến
ngày đầu kỳ kinh cuối là 12,3 tháng. Thời gian có
thai lại sau ngưng DCTC mà chúng tôi ghi nhận
dài hơn kết quả của tác giả khác (Bảng 3). Sự
khác nhau này có thể do sự khác biệt về phương
pháp nghiên cứu, về cỡ mẫu, về hoàn cảnh kinh
tế xã hội của mỗi nước, về loại DCTC đã sử
dụng, cũng như về đặc điểm tiền căn bệnh lý của
đối tượng đặt DCTC.
Bảng 3. Thời gian trung bình có thai lại sau khi
ngừng DCTC theo các nghiên cứu khác
n


Loại DCTC

Thời gian có thai lại sau
khi rút DCTC (tháng)

Soeprono R.
55
(Indonesia)

TCu 380A

5,9

Tác giả

Belhadj H.
(Pháp)

110

TCu 380A
Mirena

3,0
4,0

Gupta B.K.
(Ấn Độ)

91


Nhiều loại

4,4

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Khi phân tích theo từng điểm cắt về cột mốc
thời gian cụ thể, chúng tôi ghi nhận được, phụ
nữ có thai trong vòng 3 tháng đầu sau ngưng
dùng DCTC chiếm tỷ lệ cao nhất 32,3 %, kế tiếp
là 16,5% trong vòng 6 tháng và 21,5% từ 6 tháng
đến 12 tháng. Như vậy, DCTC là phương pháp
tránh thai hoàn toàn không gây ảnh hưởng đáng
kể nào đến việc chậm mang thai, tương tự các
nghiên cứu khác trên thế giới (Bảng 4).
Bảng 4. So sánh tỷ lệ có thai lại với các tác giả khác
Tác giả
Soeprono R. (Indonesia)
Davis H.J. (New Zealand)
Gupta B.K. (Ấn Độ)
Chúng tôi (Việt Nam)

Tỷ lệ có thai (%)
≤3
≤6
≤ 12 ≤ 24
tháng tháng tháng tháng

83,6 94,5
59,4 71,5 88,2
61,5 87,9 92,3 96,7
32,3 48,7 70,3 85,4

Khi khảo sát về loại DCTC được sử dụng,
99,4% phụ nữ trong nghiên cứu có tiền căn sử
dụng loại DCTC chứa đồng để tránh thai. Chỉ
có 1 trường hợp sử dụng loại DCTC trơ (ở sản
phụ lớn tuổi nhất) và không có sản phụ nào sử
dụng DCTC chứa nội tiết. Nghiên cứu của
chúng tôi phù hợp với tình trạng kinh tế của
đối tượng nghiên cứu (phần lớn là lao động
chân tay) và tình hình sử dụng DCTC ở Việt
Nam. Hơn nữa, ở nước ta, DCTC chứa đồng
thường được lựa chọn để tránh thai, trong khi
DCTC chứa nội tiết đa số được sử dụng để
ngừa thai và kết hợp điều trị các bệnh lý phụ
khoa ở các phụ nữ có lạc nội mạc tử cung,
rong kinh, rong huyết,…. Các nghiên cứu về
DCTC trên thế giới cho thấy rằng loại DCTC
không gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai
sau khi rút. Nghiên cứu của Sandmire H.F. ghi
nhận có 2,7% phụ nữ bị vô sinh sau khi ngừng
sử dụng DCTC. Đồng thời cũng chỉ ra loại
DCTC được sử dụng không có mối liên quan
với tỷ lệ vô sinh này(13). Mới đây, nghiên cứu
của Sarah Marshall và cộng sự (năm 2014) cho
thấy rằng không có mối liên quan giữa loại
DCTC (DCTC chứa đồng và DCTC chứa nội

tiết) với thời gian có thai lại sau khi ngừng sử
dụng DCTC(11).

Nghiên cứu Y học

Sau khi ngừng sử dụng DCTC tránh thai,
phụ nữ có thai lại bình thường chiếm đa số với
tỷ lệ 75,9%. Bên cạnh đó có 19,0% trường hợp
sẩy thai tự nhiên (30 ca), 3,2% trường hợp TNTC
(5 ca), 1,9% trường hợp thai lưu (3 ca) và chưa
ghi nhận trường hợp sinh non nào. Theo y văn,
việc dùng DCTC không làm tăng nguy cơ TNTC.
Tác giả Haller H. và cộng sự đã thực hiện một
nghiên cứu vào năm 1992 để đánh giá về mối
liên quan giữa TNTC với việc sử dụng DCTC
tránh thai trên hai nhóm đối tượng (nhóm phụ
nữ có tiền căn sử dụng DCTC và nhóm dân số
chung). Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tích luỹ có thai
lại sau 5 năm ngừng sử dụng DCTC là 93,7%,
trong đó có 0,3% trường hợp TNTC(9). Hơn nữa,
tỷ lệ TNTC ở nhóm phụ nữ có tiền căn sử dụng
DCTC tránh thai là 3,6‰, thấp hơn so với nhóm
dân số chung là 13,4‰; sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05. Nghiên cứu này đưa
ra chứng cứ rằng việc sử dụng DCTC tránh thai
không làm tăng nguy cơ bị TNTC(9). Trong
nghiên cứu của chúng tôi, có 5 thai phụ bị TNTC.
5 thai phụ này đều có tiền căn bệnh lý phụ khoa,
đây có thể là nguyên nhân dẫn đến TNTC chứ
không phải do việc đặt DCTC.

Qua khảo sát 158 thai phụ có tiền căn sử
dụng DCTC, chúng tôi ghi nhận có 45 trường
hợp ≥ 35 tuổi, chiếm 28,5%. Ở nhóm phụ nữ
lớn tuổi này, tỷ lệ có thai lại sau khi ngừng sử
dụng DCTC trong vòng 1 năm và sau 1 năm
lần lượt là 53,3% và 46,7%. Sau khi phân tích,
chúng tôi thấy có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa tuổi sản phụ < 35 tuổi và ≥ 35
tuổi với thời gian có thai lại sau khi ngừng sử
dụng DCTC (p = 0,004). Những thai phụ trong
nhóm ≥ 35 tuổi có nguy cơ chậm có thai hơn
những sản phụ thuộc nhóm < 35 tuổi, thời
gian có thai của họ dài hơn gấp 2,9 lần sản phụ
trẻ hơn (với OR = 2,9; KTC 95%: 1,4 – 6,1), p <
0,05.Một nghiên cứu khác của Andolsek L. và
cộng sự (1986) tìm mối liên quan giữa thời
gian sử dụng DCTC, loại DCTC, tuổi và tiền
căn viêm vùng chậu với khả năng sinh sản sau
khi ngừng sử dụng DCTC. Kết quả cho thấy

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016

71


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

khả năng mang thai giảm khi tuổi mẹ càng

cao(1).Kết quả nghiên cứu của Sivin I. cùng
cộng sự ghi nhận tỷ lệ có thai lại sau khi
ngừng sử dụng DCTC 12 tháng và 24 tháng
lần lượt là 82% và 89%. Tuổi của mẹ có liên
quan với tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê với p <
0,05(14).Dựa trên kết quả đạt được, chúng tôi
thiết nghĩ rằng, ở các phụ nữ ≥ 35 tuổi có tiền
căn sử dụng DCTC, sau khi rút DCTC để
mang thai lại, cần được tư vấn về thời gian
chờ đợi có thai sẽ lâu hơn và nếu có sự xuất
hiện các ảnh hưởng không tốt lên thai kỳ, điều
đó là do sản phụ lớn tuổi chứ không phải do
DCTC.
Về tiền căn về bệnh lý phụ khoa, chúng tôi
nhận thấy một tỷ lệ cao các sản phụ mắc các
bệnh lý phụ khoa như viêm vùng chậu, viêm cổ
tử cung trong thời gian đặt DCTC có thai lại sau
một năm ngưng sử dụng. Mắc các bệnh lý phụ
khoa trong thời gian đặt DCTC có ảnh hưởng
đến thời gian có thai sau khi ngừng sử dụng
DCTC. Khả năng có thai lại sau một năm ngừng
sử dụng DCTC ở nhóm sản phụ mắc các bệnh lý
phụ khoa có thời gian lâu hơn, gấp 3 lần nhóm
sản phụ không có bệnh (OR = 3,2, KTC 95%: 1,5 –
6,6). Trong khi đó, nhóm sản phụ không có bệnh
lại có thời gian mang thai lại trong vòng một
năm cao hơn nhóm sản phụ có bệnh. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,002. Chính
vì thế,hiệp hội Sản phụ khoa Canada (SOGC –
The Society of Obstetricians and Gynaecologists

of Canada) khuyến cáo tất cả phụ nữ có nhu cầu
đặt DCTC tránh thai nên được tư vấn về việc
tăng nguy cơ viêm vùng chậu trong vòng 20
ngày sau khi đặt(4). Một số nghiên cứu khác cũng
cho thấy mối liên quan giữa viêm vùng chậu và
khả năng có thai lại ở những phụ nữ có tiền căn
đặt DCTC. Nghiên cứu của Daling J.R. và cộng
sự năm 1985 ghi nhận tăng nguy cơ vô sinh ở
người sử dụng DCTC gấp 2,6 lần so với những
phụ nữ không sử dụng DCTC tránh thai (KTC
95%: 1,3 – 5,2)(6). Một nghiên cứu khác cùng năm
của tác giả Cramer D.W. và cộng sự cũng chỉ ra
nguy cơ vô sinh ở phụ nữ sử dụng DCTC tăng

72

gấp 2 lần so với nhóm không sử dụng (OR = 2,0;
KTC 95%: 1,5 – 2,6)(5). Các nghiên cứu này đặt ra
một cách tiếp cận cụ thể trong tư vấn biện pháp
tránh thai tại phòng tham vấn KHHGĐ. Cần nên
cân nhắc việc sử dụng DCTC như biện pháp
tránh thai cho phụ nữ có tiền căn viêm vùng
chậu, bởi vì đã có chứng cứ y khoa cho thấy việc
chậm có thai lại, hoặc tăng nguy cơ vô sinh sau
khi ngừng sử dụng DCTC.

KẾT LUẬN
DCTC là một phương pháp ngừa thai dễ sử
dụng, rẻ tiền, hiệu quả ngừa thai cao và có thể
hồi phục khả năng mang thai sau khi ngừng sử

dụng với tỷ lệ có thai lại sau ngừng dùng DCTC
1 năm và 2 năm lần lượt là: 85,4% (KTC 95%: 80,0
– 91,1) và 95,6% (KTC 95%: 92,4 – 98,8). Do vậy,
chúng tôi thiết nghĩ nên đưa thông tin thực tế
này khi tư vấn về BPTT cho khách hàng mong
muốn sử dụng DCTC tránh thai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.
6.

7.
8.
9.
10.

11.

Andolsek L, Teeter RA, et al (1986). Time to conception after
IUD removal: importance of duration of use, IUD type, pelvic
inflammatory disease and age.Int Gynaecol Obstet, 24(3): 217 –
223.

Belhadj H et al (1986). Recovery of fertility after use of the
Levogestrel 20 µg/d or Copper T 380 Ag intrauterine
device.Contraception, 34: 261 – 267.
Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thống kê (2013), Điều tra
biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2013:
Các kết quả chủ yếu, 38.
Caddy S, Yudin MH, Hakim J, Money DM (2014). Best
practices to minimize risk of infection with intrauterine device
insertion.J Obstet Gynaecol Can, 36(3): 266 – 274.
Cramer DW et al (1985). Tubal infertilityand the intrauterine
device.N Engl J Med, 312(15): 941 – 947.
Daling J.R, et al (1985). Primary tubal infertility in relation to
the use of an intrauterine device.N Engl J Med, 312(15): 934 –
941.
Davis H.J. (1971).Intrauterine devices for contraception: The
IUD. Williams and Wilkins, Baltimore: 10.
Gupta BK, Gupta AN, Lyall S (1989). Return of fertility in
various types of IUD users, Int J Fertil, 34(2): 123 – 125.
Haller H, Randic L (1992). Ectopic pregnancy among past IUD
users.Int J Gynaecol Obstet, 38(4): 299 – 304.
Kajsa S (1998).Issue Paper on Contraception. Swedish
International Development Cooperation Agency.Department
for Democracy and Social Development Health Division,
Stockholm Sweden: 8 – 16.
Marshall S, Poinier AC, Olatunbosun F (2014).Getting
pregnant
after
stopping
birth
control. />

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
12.

13.
14.

15.

Randic L, Vlasic S,Matrljan I, Waszak CS (1985). Return to
fertility
after
IUD
removal
for
planned
pregnancy.Contraception, 32(3): 253 – 259.
Sandmire HF (1986). Fertility after intrauterine device
discontinuation.Contraception, 2(4): 327 – 335.
Sivin I, et al (1992). Rates and outcomes of planned pregnancy
after use of Norplant capsules, Norplanr II rods or
Levonogestrel releasing or copper TCu 380Ag intrauterine
contraceptive devices.American Journal of Obstetrics and
Gynecology, 166(4): 1208 – 1231.
Soeprono R (1988). Return of fertility after discontinuation of
copper IUD use: a study of 55 pregnancies involving

Nghiên cứu Y học


Multiload Cu-250 users among private
Idonesia.Adv Contracept, 4(2): 95 – 107.

patients

in

Ngày nhận bài báo:

03/08/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

10/08/2016

Ngày bài báo được đăng:

05/10/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016

73



×