Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nhận xét đặc điểm hình thái giải phẫu ống tủy răng 4 vĩnh viễn hàm trên ở răng đã nhổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.41 KB, 4 trang )

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016

NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI GIẢI PHẪU ỐNG TỦY RĂNG 4
VĨNH VIỄN HÀM TRÊN Ở RĂNG ĐÃ NHỔ
Lê Thị Hò , Hoàng Văn K ng, Hoàng Mạnh Hà
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
.
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét một số đặc điểm giải phẫu hệ thống ống tủy
răng số 4 hàm trên. Phƣơng pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 30 răng
hàm nhỏ thứ nhất hàm trên bằng đúc nhựa và cắt thành 5 lát cắt (lát cắt 1: cách
chóp 1mm. Lát cắt 2: cách chóp 2mm. Lát cắt 3: cách chóp 3mm. Lát cắt 4: cách
qua 1/3 giữa chân răng. Lát cắt 5: qua 1/3 trên chân răng). Kết quả nghiên cứu:
Răng chủ yếu có hai chân răng và hai ống tủy. Chân ngoài và chân trong đa số có
lỗ chóp ở vị trí trung tâm. Kết luận: Các ống tủy có độ thuôn nhỏ dần từ trên
xuống dƣới. Độ thuôn của ống tủy giống với độ thuôn của chân răng. Lát cắt thứ
nhất, ống tủy có kích thƣớc nhỏ nhất. Chân ngoài và chân trong đa số có lỗ chóp
ở vị trí trung tâm.
Từ khóa: Răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên, giải phẫu ống tủy.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý tủy răng là bệnh lý khá phổ biến ở nƣớc ta. Đối với chuyên ngành Răng Hàm
Mặt, công việc điều trị tủy là công việc thƣờng ngày của thầy thuốc nha khoa, đóng vai
trò quan trọng trong việc bảo tồn răng, đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng cao của ngƣời
bệnh. Để điều trị bảo tồn răng đƣợc tốt không phải là một việc dễ dàng, nếu điều trị
không tốt, có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc cho bệnh nhân nhƣ: nhiễm trùng vào
vùng cuống răng, viêm xƣơng hàm… Bên cạnh việc tuân thủ tam thức nội nha (làm
sạch, tạo hình và hàn kín ống tủy), nắm bắt thành thạo các kỹ thuật của điều trị nội nha
và trang bị máy móc cần thiết, sự hiểu biết về kích thƣớc ngoài và hình thái giải phẫu ống
tủy răng đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của các nha sĩ trong công tác điều trị


bảo tồn.
Trƣớc đây, các nha sĩ cho rằng mỗi chân răng chỉ có một ống tủy chạy từ sàn buồng
tủy đến chóp chân răng, nên việc chuẩn bị ống tủy thƣờng dùng bộ File với cùng chiều
dài làm việc để nong và hàn kín ống tủy bằng kĩ thuật đơn côn. Qua nghiên cứu [1],[2],
các nhà giải phẫu học cho thấy sự phức tạp của ống tủy trong một chân răng và các chân
răng: một chân răng không chỉ đơn thuần có một ống tủy, sự phân nhánh của ống tủy, sự
liên hệ giữa các ống tủy, không chỉ có một lỗ cuống răng, vị trí lỗ cuống răng không hoàn
toàn ở đỉnh chóp, các ống tủy phụ, các ống tủy bên…Trong đó, các răng số 4 hàm trên răng
có hệ thống ống tủy phức tạp. Ngày nay, việc hiểu biết chính xác về hình thái học ống tủy là
cần thiết cho thành công của điều trị tủy. Đây là một thách thức đối với công việc chẩn đoán
và điều trị. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về giải phẫu trong của răng, đặc biệt là răng
hàm nhỏ thứ nhất hàm trên nhƣ:[3],[4],[5],[6], [7], phƣơng pháp sử dụng phim cắt lớp vi
tính, phƣơng pháp khử khoáng, phƣơng pháp cắt lát và hiện đại hơn là phƣơng pháp sử dụng
phim Cone – beam. Các nghiên cứu này đã góp phần nâng cao chất lƣợng điều trị nội nha,
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngƣời bệnh. Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu hệ
thống giải phẫu ống tủy răng 4 hàm trên với mục tiêu là: Nhận xét một số đặc điểm giải
phẫu hệ thống ống tủy răng số 4 hàm trên.

75


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016

II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phƣơng pháp là cố định răng vào khối nhựa sau đó
sử dụng đá mài kim cƣơng để cắt lát để nghiên cứu với đối tƣợng nghiên cứu nhƣ sau:
2.1.Đối tƣợng nghiên cứu:
Răng 4 hàm trên, đƣợc nhổ do viêm quanh răng và chỉnh nha

Tiêu chuẩn chọn mẫu:
-Răng còn nguyên vẹn, đã đóng chóp.
-Răng không sâu vỡ.
-Răng không gãy chân.
-Răng không có nội tiêu, ngoại tiêu.
Tiêu chuẩn loại trừ:
Răng sâu vỡ, răng có gãy chân, răng có hiện tƣợng nội tiêu và ngoại tiêu, răng chƣa
đóng chóp.
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Răng Hàm Mặt-Trƣờng đại học Y Dƣợc Thái Nguyên
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
- Phƣơng pháp xác định cỡ mẫu:
Xác định cỡ mẫu n = 30.
Thu thập đƣợc 30 răng 14,24 và đƣợc đánh số thứ tự từ 1 đến 30
- Chỉ tiêu nghiên cứu:
Xác định số lƣợng ống tủy, vị trí lỗ chóp răng, số lƣợng chân răng
Xác định hình dạng mặt cắt ngang ống tủy qua: hình tròn, hình ovan, hình ovan dài có eo.
- Kỹ thuật thu thập số liệu: với phƣơng pháp đúc khối và cắt lát răng bằng đĩa cắt
Bƣớc 1: Làm sạch răng bằng đầu siêu âm.
Bƣớc 2: Mỗi một răng 4 hàm trên đƣợc đúc vào một khối nhựa có chiều cao 25 mm
và đƣờng kính 19 mm.
Bƣớc 3: Sử dụng máy khoan có đĩa mài kim cƣơng độ dày 0.3 mm cắt khối nhựa thành
5 lát cắt ngang. Lát cắt 1: cách chóp 1mm. Lát cắt 2: cách chóp 2mm. Lát cắt 3: cách chóp
3mm. Lát cắt 4: cách qua 1/3 giữa chân răng. Lát cắt 5: qua 1/3 trên chân răng.
Bƣớc 4: Xác định số lƣợng ống tủy, số lƣợng chóp răng, hình dạng ống tủy qua các
mặt cắt.
2.3.Phƣơng pháp xử lý số liệu:
Phân tích số liệu thu đƣợc bằng phần mềm SPSS 20.0 và một số thuật toán thống kê khác.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 30 răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên bằng phƣơng pháp mô tả cắt
ngang, chúng tôi có một số kết quả và nhận xét sau:

3.1. Số lƣợng chân răng
Bảng 1: So sánh số lƣợng chân răng 4 hàm trên với các nghiên cứu
Tác giả (năm)
Vertucci and Gegauff [2], (1979)
Lipski et al.[6], (2003)
Atieh[4], (2008)
Awawdel [5], (2008)
Erdal O¨zcan[3], et la (2012)
Nghiên cứu của chúng tôi (2015)

Số lƣợng
răng

Một chân
răng (%)

400
142
246
600
653
30

8,0
2,1
17,9
30,8
44,2
3,3


76

Hai chân Ba chân
răng (%) răng (%)
87,0
88,6
80,9
68,4
55,7
96,7

5,0
9,2
1,2
0,8
1,1
0


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tƣơng tự nhƣ các ngiên cứu của các tác giả
khác trên thế giới. Tuy nhiên, chúng tôi không tìm thấy trƣờng hợp răng nào có ba chân
răng và gặp chủ yếu là răng có hai chân tách nhau ở vị trí 1/3 dƣới chân răng.
Do sự khác biệt cỡ mẫu của nghiên cứu của chúng tôi nhỏ hơn các nghiên cứu của
Vertucci, Erdal O”zcan… Vì vậy mà tác giả trên có gặp tỉ lệ nhỏ răng 4 hàm trên có ba
ống tủy.
3.2.Vị trí lỗ chóp răng

Bảng 2 :Vị trí lỗ chóp răng của 30 răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên
Vị trí
Xa
Gần
Trung tâm
Ngoài
Trong
%
%
%
%
%
Chân
Chân ngoài
10
73,3
16,7
(n=30)
Chân trong
10,3
76,0
13,7
(n=29)
Chân ngoài và chân trong đa số có lỗ chóp ở vị trí trung tâm. Chân trong có vị trí lỗ
chóp lệch về phía xa 10,3%. Khi tạo hình ống tủy, đối với những trƣờng hợp ống tủy
cong, vị trí lỗ chóp không ở trung tâm ta cần bẻ cong nhẹ đầu file thăm dò và tạo hình
ống tủy.
3.3. Số lƣợng ống tủy
Bảng 3: So sánh số lƣợng ống tủy răng 4 hàm trên của các nghiên cứu
Số lƣợng Một ống

Hai ống
Ba ống tủy
Tác giả (năm)
răng
tủy (%)
tủy (%)
(%)
Vertucci and Gegayff (1979) [2]
400
26,0
70,0
4,0
Lipski et al. (2003) [6]
142
15,5
75,4
9,1
Lê Hƣng (2000) [1]
42
2,4
97,6
0
Atieh (2008) [4]
246
8,9
89,8
1,2
Erdal O¨zcan et la (2012) [3]
653
7,8

90,7
1,5
Nghiên cứu của chúng tôi (2015)
30
3,3
96,7
0
Kết quả ngiên cứu của chúng tôi tƣơng tự với kết quả nghiên cứu của Lê Hƣng [2],
Chúng tôi không gặp trƣờng hợp răng nào có ba ống tủy. Một số nghiên cứu khác có thấy
một tỉ lệ nhỏ gặp răng có ba ống tủy và các ống tủy cong nhiều và xuất hiện ống tủy cong
hình chữ S. Trong các lát cát của chứng tôi thấy tỉ lệ răng hai ống tủy thƣờng thấy từ lắt
cắt thứ 4.
3.4. Hình dạng ống tủy
Dựa vào quan sát trên các lát cắt kích thƣớc gần xa và trong ngoài của ống tủy cho
thấy: Nếu kích thƣớc gần xa tƣơng đƣơng kích thƣớc trong ngoài (hình tròn). Nếu kích
thƣớc gần xa lớn hơn kích thƣớc trong ngoài và ngƣợc lại (hình ovan). Nếu gần xa lớn
hơn trong ngoài và ngƣợc lại và có đoạn thắt hẹp ( ovan dài có eo). Khi quan sát chúng
tôi nhận thấy hình tròn và hình ovan chiếm đa số do vậy khi tạo hình ống tủy chúng ta sử
dụng phƣơng pháp dũa quanh chu vi, với động tác lắc qua lắc lại nhiều lần.
Dựa vào quan sát trên các lát cắt, ta thấy các ống tủy có độ thuộn nhỏ dần từ trên
xuống dƣới, tại lát cắt thứ nhất ống tủy có kích thƣớc nhỏ nhất.

77


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016

IV. KẾT LUẬN

Các ống tủy có độ thuôn nhỏ dần từ trên xuống dƣới. Độ thuôn của ống tủy giống với
độ thuôn của chân răng. Tại lát cắt thứ nhất, ống tủy có kích thƣớc nhỏ nhất. Hầu hết các
ống tủy có cấu trúc hình oval và hình tròn. Chân ngoài và chân trong đa số có lỗ chóp ở
vị trí trung tâm. Không gặp răng nào có ba ống tủy, chủ yếu là hai ống tủy chiếm tỷ lệ
lớn 96,7%. Do đây là ngiên cứu thực nghiệm mô tả cắt ngang cỡ mẫu còn nhỏ so với các
ngiên cứu khác nên kết quả còn nhiều hạn chế. Vì vậy cần một nghiên cứu quy mô hơn
thì có thể gặp các trƣờng hợp răng 4 có ba chân răng và nhiều ống tủy hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Hƣng, (2000), “Hình thái giải phẫu hệ thống ống tủy răng hàm nhỏ thứ nhất
hàm trên”. Tạp chí h nh thái học, tập 10 số 1 ,trang 13-15.
2. Frank J.Vertucci, (1979), “Root canal morphology of the maxillary first premolar”.
The Journal of the American Dental Association Volume 99, Issue 2, August 1979, Pages
194–198
3. Erdal O¨zcan et la, (2012), “Root and canal morphology of maxillary first
premolars in a Turkish population”. Journal of Dental Sciences 7, 390-394.
4. Atieh MA, (2008), “Root and canal morphology of maxillary first premolars in a
Saudi population”. J Contemp Dent Pract 2008;9:46-53.
5.Awawdeh L, (2008), “Root form and canal morphology of Jordanian maxillary first
premolars”. J Endod 2008;34:956-61.
6. Lipski M, (2005), “Root and canal morphology of the first human maxillary
premolar”. Durham Anthropol J 2005;12:2-3.
7. Owais Gowhar et la (2015). “Root and canal morphology of maxillary first
premolar teeth in north Indian population using clearing technique: An in vitro study”.
Journal of Conservative Dentistry, Vol. 18, No. 3, May-June, 2015, pp. 232-236
OBSERVATIONS OF ANATOMY CHARACTERISTICS OF ROOT CANAL
SYSTEM OF MAXILLARY PREMOLAR
By Ms. Le Thi Hoa, MD. Hoang van Kang,Ms, Hoang Manh Ha.
Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY
Objective: To observe anatomy characteristics of root canal system of

maxillary molar tooth. Method: A cross-sectional descriptive study was
conducted in 30 of first human maxillary premolar which were casted resin
blocks and cut into 5 slices: (Slice 1: From tip 1mm, Slice 2: From tip 2mm.
Slice 3: From tip 3mm. Slice 4: Through 1/3 between of root teeth. Slice 5:
Over 1/3 above of root teeth).Results:Most of the bucaal and palatal root teeth
had foramen at central position.Conclusion: The canals had tapering.The taper
of canal was similar to taper of rooth teeth. In the first slice: Dimension of canal
was the smallest. Most of the bucaal and palatal root teeth had foramen at
central position.
Keywords: Maxillary first premolar, root canal anatomy.
*Lê Thị Hò – Kho Răng Hàm Mặt – Trường đại học Y Dược Thái Nguyên
SĐT: 01272788404- Mail:

78



×