Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nghiên cứu xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ định hướng phát triển bền vững thị xã ayun pa, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.38 KB, 28 trang )




1
Nghiên cứu xác lập một số mô hình hệ kinh tế
sinh thái phục vụ định hƣớng phát triển bền vững
thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai

Nguyễn Thị Thanh Hoa

Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Sử dụng và Bảo vệ Tài nguyên Môi trƣờng
Mã số: 60.85.15
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TSKH. Phạm Hoàng Hải
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Nghiên cứu cơ cở lý luận về mô hình kinh tế sinh thái. Phân tích và đánh giá tổng
hợp nguồn lực tự nhiên, kinh tế-xã hội và nhân văn thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai. Nghiên
cứu đánh giá thực trạng và hiệu quả các mô hình hệ kinh tế sinh thái có tại khu vực nghiên
cứu. Xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp với tiềm năng của khu vực nghiên
cứu

Keywords: Kinh tế sinh thái; Phát triển bền vững; Gia Lai; Tài nguyên môi trƣờng; Bảo vệ
môi trƣờng

Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong những năm gần đây, thế giới đang phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng kinh tế,
chính trị và xã hội. Nƣớc ta cũng không nằm ngoài cục diện này, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải
phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả nhằm đƣa đất nƣớc ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, thoát khỏi sự lạc


hậu so với các nền kinh tế khác trên thế giới. Và hiện nay chúng ta không thể phủ nhận một điều
rằng, xã hội càng phát triển thì vấn đề sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,
khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên càng vô cùng quan trọng và cần thiết.
Ayun Pa là một thị xã của tỉnh Gia Lai, đƣợc thành lập theo Nghị định số 50/2007/NĐ-CP
ngày 30-3-2007 của Chính phủ, trên cơ sở tách huyện Ayun Pa thành lập thị xã Ayun Pa (phía
Đông Nam) và huyện Phú Thiện (phía Tây). Đây sẽ là cực phát triển mới, đóng vai trò là trung tâm
thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế đối với các huyện đông nam của tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, trong quá
trình phát triển Ayun Pa cũng đã và đang gặp phải những khó khăn, hạn chế, đặc biệt trong việc
nâng cao đời sống của nhân dân, trong giải quyết những vấn đề môi trƣờng cấp bách nảy sinh, trong
giải quyết các những mâu thuẫn, xung đột mạnh mẽ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên,
môi trƣờng cũng nhƣ khắc phục các hậu quả của tai biến thiên nhiên cho mục tiêu phát triển bền
vững
Vấn đề quan trọng và bức thiết đƣợc đặt ra đối với Ayun Pa hiện nay đó là cần có sự rà soát,



2
đánh giá tổng hợp các nguồn lực tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn để qua đó đƣa ra đƣợc các mô
hình hệ kinh tế sinh thái phát triển hợp lý, đề xuất đƣợc những bƣớc đi thích hợp, các giải pháp tổng
thể và cụ thể phù hợp cho phát triển bền vững, lâu dài của vùng. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn
đề tài nghiên cứu với tên gọi: “Nghiên cứu xác lập một số mô hình kinh tế sinh thái phục vụ định
hướng phát triển bền vững thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai”. Thông qua việc nghiên cứu thực hiện đề
tài này, học viên tin rằng với phƣơng pháp tiếp cận tổng hợp, với các nội dung nghiên cứu chi tiết,
cụ thể và các kết quả nghiên cứu mang tính đầy đủ, đồng bộ, luận văn sẽ có thể góp phần giải quyết
những yêu cầu cấp bách, giải quyết đƣợc các vấn đề quan trọng nảy sinh trong phát triển theo
hƣớng bền vững của vùng trong tƣơng lai. Các kết quả của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho việc
hoạch định không gian sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục tiêu
Xây dựng các căn cứ khoa học trên cơ sở phân tích và đánh giá tổng hợp nguồn lực tự

nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn để xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ định
hƣớng phát triển bền vững thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai.
 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về mô hình hệ kinh tế sinh thái;
- Phân tích và đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn thị xã
Ayun Pa, tỉnh Gia Lai;
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng và hiệu quả các mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện có tại
khu vực nghiên cứu;
- Xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp với tiềm năng của khu vực.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
 Phạm vi
- Phạm vi không gian: thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai gồm 4 phƣờng và 4 xã với tổng diện tích
là 287,52 km
2
.
- Phạm vi khoa học: nghiên cứu đánh giá các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhân văn
và các mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện trạng từ đó xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phù
hợp với tiềm năng của khu vực nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu
Các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhân văn và các mô hình hệ kinh tế sinh thái thị xã
Ayun Pa, tỉnh Gia Lai.
4. Cơ sở dữ liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã sử dụng những tài liệu nhƣ sau: Các tài liệu về
mô hình hệ kinh tế sinh thái, đánh giá cảnh quan (theo tiếp cận kinh tế sinh thái); Các công trình
khoa học liên quan đến các mô hình hệ kinh tế - sinh thái; Các bản đồ địa hình tỉnh Gia Lai
1:25.000; Niên giám thống kê thị xã Ayun Pa và tỉnh Gia Lai qua các năm do UBND thị xã Ayun
Pa và tỉnh Gia Lai cung cấp; Các báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Ayun
Pa đến năm 2020; Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất 5 năm




3
(từ năm 2006 đến năm 2010) tỉnh Gia Lai; Báo cáo hiện trạng môi trƣờng tỉnh Gia Lai năm 2010.
5. Kết quả và ý nghĩa
 Kết quả
- Thành lập các bản đồ chuyên đề thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai tỉ lệ 1:50.000;
- Đánh giá hiệu quả của các mô hình hệ kinh tế sinh thái thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai;
- Xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp với tiềm năng của thị xã Ayun Pa,
tỉnh Gia Lai.
 Ý nghĩa
- Vận dụng lý thuyết đánh giá tổng hợp xác định tiềm năng của thị xã Ayun Pa kết hợp với
đánh giá thích nghi sinh thái làm cơ sở cho việc xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý hoạch định các chính
sách thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trƣờng thị xã Ayun Pa.



4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận về mô hình hệ kinh tế sinh thái
1.1.1. Khái niệm chung về kinh tế sinh thái và mô hình hệ kinh tế sinh thái
Khái niệm hệ kinh tế sinh thái đã đƣợc nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu từ
những năm 70 của thế kỷ trƣớc đƣa ra dƣới nhiều góc độ và trên các quan điểm khác nhau, trong đó
hệ kinh tế sinh thái đƣợc coi là một hệ thống chức năng nằm trong tác động tương hỗ giữa sinh vật
và môi trường dưới sự điều khiển của con người để đạt được mục đích phát triển lâu bền, là hệ
thống vừa đảm bảo chức năng cung cấp (kinh tế) vừa đảm bảo chức năng bảo vệ (sinh thái) và bố
trí hợp lý trên lãnh thổ [15].
Mô hình hệ kinh tế sinh thái (Ecological Economic System Model) là một hệ kinh tế sinh
thái cụ thể được thiết kế và xây dựng trong một vùng sinh thái xác định - nơi diễn ra hoạt động sinh

hoạt, sản xuất, khai thác, sử dụng tài nguyên của con người [15].
















Hình 1.1. Cấu trúc và mối liên hệ giữa các hợp phần trong mô hình hệ kinh tế sinh thái [9]
1.1.2. Nguyên tắc nghiên cứu và phân loại hệ mô hình kinh tế sinh thái
a) Nguyên tắc nghiên cứu mô hình hệ kinh tế sinh thái
Các mô hình hệ kinh tế sinh thái đƣợc xây dựng trên cơ sở: (1) Kiểm kê, đánh giá hiện trạng
môi trƣờng, tài nguyên và tiềm năng sinh học, bao gồm công tác điều tra tự nhiên, điều tra kinh tế
xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật và tổ chức sản xuất xã hội; (2) Phân tích chính sách và chiến lƣợc sử
dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng ; (3) Hoàn thiện các cơ chế kinh tế (theo chu trình sản xuất
năng lƣợng) và cơ chế sinh học (theo chu trình sinh - địa - hoá) [7].
Phân hệ tự
nhiên:
- Năng lƣợng mặt
trời
- Địa chất - địa

hình
- Khí hậu - thủy
văn
- Thổ nhƣỡng -
sinh vật
Phân hệ xã hội:
- Dân cƣ, dân tộc
- Khoa học kỹ thuật
- Chính sách quản lý
- Thị trƣờng cung cấp
vật tƣ và tiêu thụ sản
phẩm
Phân hệ sản xuất:
- Nguồn lực: quỹ đất, lao động,
vốn, vật tƣ (giống, phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật,…), hệ thống thủy
nông,…
- Hoạt động sản xuất: phƣơng thức
sản xuất, trình độ canh tác, phƣơng
tiện kỹ thuật,…
Sản phẩm kinh
tế:
- Năng suất
- Hiệu quả kinh
tế
Sản phẩm xã hội:
- Thỏa mãn nhu cầu
vật chất
- Thỏa mãn nhu cầu
giải trí

Sản phẩm môi
trường:
- Ô nhiễm môi
trƣờng
- Cải thiện môi
trƣờng



5
Theo Nguyễn Cao Huần (2005), đánh giá thích nghi sinh thái là xác định mức độ phù hợp
của các địa tổng thể (cảnh quan trong địa lý học, đơn vị đất đai trong đánh gía đất, lập địa trong
khoa học lâm nghiệp) đối với đối tƣợng quy hoạch phát triển.
Khi tiến hành phân tích mô hình kinh tế sinh thái cần đảm bảo 2 nguyên tắc chính là: cấu
trúc - chức năng và kinh tế - sinh thái. Nguyên tắc cấu trúc - chức năng: phản ánh mối quan hệ biện
chứng và tác động qua lại của các yếu tố trong hệ thống. Nguyên tắc này hƣớng tới sự tập trung
chức năng chủ yếu của hệ đƣợc nghiên cứu. Nguyên tắc kinh tế - sinh thái: phản ánh hoạt động của
hệ thống phải đảm bảo tính kinh tế, tính thích nghi sinh thái và tính giữ gìn môi trƣờng.
b) Phương pháp nghiên cứu mô hình kinh tế sinh thái
Xuất phát từ bản chất của hệ kinh tế sinh thái, phƣơng pháp nghiên cứu mô hình kinh tế sinh
thái phải dựa trên cơ sở khái quát hoá các phƣơng pháp từ các khoa học bộ phận có liên quan.
- Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu và điều tra cơ bản ở thực địa.
- Nhóm phƣơng pháp phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng sử dụng tài nguyên.
- Nhóm phƣơng pháp dự báo hoạt động của hệ, mô hình hoá.
c) Cơ sở phân loại và chỉ tiêu đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái
Mô hình hệ kinh tế sinh thái có thể đƣợc phân loại theo các tiêu chí khác nhau theo mục
đích sử dụng.
- Phân loại theo cơ cấu sản xuất: tính phức tạp hay đơn giản của mô hình tùy thuộc vào vị
trí, đặc điểm tự nhiên: địa chất - địa hình, khí hậu - thủy văn … và các điều kiện kinh tế - xã hội:
vốn, lao động, trình độ khoa học kỹ thuật, tập quán canh tác của mỗi dân tộc.

- Phân loại theo quy mô sản xuất: tùy thuộc vào diện tích canh tác, hƣớng sản xuất chuyên
môn hóa, trình độ sản xuất, trình độ quản lý … mà ta có thể có mô hình kinh tế hộ gia đình hay mô
hình kinh tế trang trại …
- Phân loại theo mức thu nhập: mỗi mô hình có hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào cơ cấu sản
xuất, phƣơng thức canh tác … Theo quy định chung của nhà nƣớc có 5 kiểu mô hình hệ kinh tế sinh
thái với quy mô hộ gia đình: kiểu mô hình có mức thu nhập cao, khá, trung bình, thấp, rất thấp.
Các chỉ tiêu đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái: Để đánh giá tính bền vững của một mô
hình kinh tế sinh thái cần xem xét tổng hợp theo các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu thích nghi sinh thái: tính thích nghi sinh thái thƣờng đƣợc đánh giá thông qua mức
độ phù hợp của cây trồng, vật nuôi, các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ các hoạt động sản
xuất phi nông nghiệp với các điều kiện tự nhiên của khu vực.
- Chỉ tiêu về kinh tế: chỉ tiêu về kinh tế thƣờng đƣợc đánh giá ở mức sống của ngƣời lao
động thông qua thu nhập theo phƣơng pháp phân tích chi phí lợi ích. Chỉ tiêu này ngoài việc góp
phần nâng cao mức sống của ngƣời dân còn gián tiếp tác động tới nâng cao học vân, ý thức, sở
thích… của ngƣời dân.
- Chỉ tiêu bền vững môi trƣờng: mô hình hệ kinh tế sinh thái không chỉ với mục đích đạt
hiệu quả kinh tế cao mà còn phải đạt mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trƣờng.
- Chỉ tiêu bền vững xã hội: chỉ tiêu này đƣợc đánh giá thông qua tập quán, truyền thống,
phƣơng thức canh tác, khả năng tiếp thu khoa học ký thuật, khả năng chấp nhận mô hình của ngƣời



6
dân, thời gian tồn tại của mô hình, khả năng đầu tƣ sản xuất…
Một mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững khi đảm bảo đƣợc các chỉ tiêu trên, một trong các
chỉ tiêu không đảm bảo thì mô hình trở nên kém bền vững.
1.2. Cơ sở lý luận về đánh giá cảnh quan
1.2.1. Khái niệm cảnh quan
Từ cuối thế kỷ thứ XIX đầu thế kỷ thứ XX trong các công trình nghiên cứu về sự phân chia
địa lý tự nhiên bề mặt Trái đất của một số nhà Địa lý học, cảnh quan học bắt đầu đƣợc nghiên cứu.

Trong khoa học địa lý tồn tại ba quan niệm về cảnh quan tùy theo ý và nội dụng cần diễn đạt: Cảnh
quan là một khái niệm chung (F.N. Minkov, D.L. Armand ), là khái niệm loại hình (B.B.
Plolƣnov ), là khái niệm cá thể (N.A. Xoltsev, A.G. Ixatrenko, ) [11,21].
Trong nghiên cứu địa lý phục vụ thực tiễn sản xuất, cảnh quan vẫn đƣợc xem xét ở cả 3 khía
cạnh, nhƣ đơn vị địa tổng thể, đơn vị kiểu loại, đơn vị cá thể. Dù xem cảnh quan theo khía cạnh nào
đi chăng nữa thì cảnh quan vẫn đƣợc xem là một địa tổng thể tự nhiên, còn sự khác biệt của các
khái niệm trên ở chỗ coi cảnh quan là đơn vị thuộc cấp phân vị nào, cảnh quan đƣợc xác định và thể
hiện trên bản đồ theo cách thức nào, theo cách quy nạp hay diễn giải.
Vũ Tự Lập (1976) định nghĩa: “Cảnh quan địa lý được phân hoá trong phạm vi một đới
ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa
chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thuỷ văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật,
và bao hàm một tổ hợp có quy luật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo
một cấu trúc ngang đồng nhất” [1]. Sau đó, A.G.Ixatrenco (1991) lại đƣa ra một định nghĩa ngắn
gọn hơn: ”Cảnh quan là một địa hệ thống nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu địa đới
và phi địa đới, bao gồm một tập hợp đặc trưng của các địa hệ liên kết bậc thấp” [7].
Chính vì có nhiều quan điểm khác nhau về cảnh quan, nên không phải bất cứ tên một cảnh
quan nào cũng có nghĩa đồng nhất nhƣ nhau. Về bản chất, cảnh quan là một địa tổng thể tự nhiên
phức tạp vừa có tính đồng nhất, vừa có tính bất đồng nhất. Tính đồng nhất của cảnh quan đƣợc hiểu
ở chỗ là một lãnh thổ trong phạm vi của nó, các thành phần và tính chất của mối quan hệ giữa các
thành phần coi nhƣ không đổi, nghĩa là đồng nhất. Tính bất đồng nhất đƣợc biểu thị ở hai mặt: thứ
nhất, cảnh quan bao gồm nhiều thành phần khác nhau về bản chất (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất,
thực vật) tạo nên. Thứ hai, mỗi thành phần trong cảnh quan tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, ví dụ
địa hình âm và dƣơng, và ngay trên một dạng địa hình dƣơng (quả đồi - đƣợc coi nhƣ đồng nhất)
cũng có sự khác nhau giữa đỉnh và sƣờn [11]. Do vậy, cần hiểu đúng bản chất cảu nó, không thể
hiểu theo nghĩa tên gọi vì chƣa có một định nghĩa thống nhất nào cho cảnh quan.
1.2.2. Hệ thống phân loại cảnh quan
Hệ thống phân loại và các chỉ tiêu các cấp dựa trực tiếp vào bản thân đối tƣợng nghiên cứu.
Đó là sự phân hoá thực tế theo không gian. Hệ thống phân loại là một trong những khâu quan trọng
để thành lập bản đồ cảnh quan. Đối với cảnh quan học cho đến nay vẫn chƣa có một hệ thống phân
loại nào đƣợc mọi ngƣời chấp nhận là có đầy đủ cơ sở khoa học và chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp.

Hiện nay đã có rất nhiều hệ thống phân loại chủ yếu là của các tác giả Liên Xô trƣớc đây nhƣ: hệ
thống phân loại của A.G. Ixatrenco (1961) đƣa ra 8 đơn vị là nhóm kiểu, kiểu, phụ kiểu, lớp, phụ
lớp, loại, phụ loại và thể loại; hay hệ thống phân loại cảnh quan của N.A. Gvozdexki (1961), hệ



7
thống phân loại cảnh quan của Nhikolaev…
Ở Việt Nam, đã có một số công trình đã đƣa ra hệ thống phân loại cảnh quan trong khi
nghiên nhƣ các tác giả nhƣ: Vũ Tự Lập (1976), Nguyễn Thành Long và nnk (1983), Phạm Hoàng
Hải (1997). Giữa các nghiên cứu này có chung là tƣơng đối thống nhất về hệ thống các đơn vị phân
loại cảnh quan Việt Nam: Hệ (phụ hệ cảnh quan) - Lớp (phụ lớp cảnh quan) - Kiểu (phụ kiểu cảnh
quan) - Hạng cảnh quan - Loại cảnh quan. Dƣới loại cảnh quan là các đơn vị hình thái: dạng cảnh
quan và diện cảnh quan. Tuỳ thuộc vào phạm vi, mục đích nghiên cứu và tỉ lệ bản đồ cảnh quan mà
lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp.
1.2.3. Đánh giá cảnh quan
Bản chất của đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho mục đích cụ
thể nào đó. Đánh giá cảnh quan có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động phát triển
kinh tế, giúp các nhà quản lý, quy hoạch đƣa ra quyết định phù hợp với từng đơn vị lãnh thổ cụ thể.
Vì vậy, đánh giá cảnh quan là bƣớc trung gian giữa nghiên cứu cơ bản và quy hoạch sử dụng hợp lý
tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng [9,11].
Kết quả của nghiên cứu cơ bản là các bản đồ chuyên đề và dữ liệu thuộc tính các địa tổng
thể. Từ các kết quả nghiên cứu cơ bản thực hiện đánh giá kinh tế sinh thái các cảnh quan để cho ra
mức độ phù hợp của cảnh quan đối với loại hình sử dụng. Sử dụng kết quả đánh giá cảnh quan để
đƣa ra các phƣơng án lựa chọn tổ chức, hoạch định chiến lƣợc lâu dài, tƣơng đối phù hợp và với
hiệu quả cao nhất của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng, đồng thời bố trí
hợp lý nhất các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các ngành sản xuất theo lãnh thổ.
Các bƣớc đánh giá cảnh quan bao gồm: đánh giá thích nghi sinh thái, đánh giá ảnh hƣởng
môi trƣờng, đánh giá kinh tế cảnh quan, đánh giá tính bền vững xã hội và đánh giá tích hợp (đánh
giá tổng hợp).

Mối quan hệ giữa mô hình kinh tế sinh thái và đánh giá cảnh quan: đánh giá cảnh quan
một khu vực cụ thể chính là dựa trên các nhân tố thành tạo cảnh quan để đánh giá tiềm năng phát
triển của khu vực đó, kết hợp với các mô hình kinh tế sinh thái hiện trạng tại khu vực nghiên cứu
làm cơ sở cho việc đề xuất các mô hình kinh tế sinh thái bền vững.
1.3. Quan điểm và phương pháp
+ Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống
- Quan điểm tổng hợp
- Quan điểm lịch sử
- Quan điểm kinh tế sinh thái
- Quan điểm phát triển bền vững
+ Các phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập và xử lý tài liệu
- Phƣơng pháp khảo sát thực địa
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học
- Phƣơng pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý



7
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ KINH TẾ
- XÃ HỘI THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Ayun Pa là một thị trấn nằm ở ngã ba sông Ba và một chi lƣu của nó là sông Ayun
(còn gọi là Ayun hay Ia Ayun), nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Gia Lai, nằm trên sƣờn Đông của
dãy Trƣờng Sơn, cách thành phố Pleiku 90 km về phía Nam. Thị xã có toạ độ từ 13
0
43’29’’ đến
13

0
31’46’’ vĩ độ Bắc; từ 108
0
12’7’’ đến 108
0
43’55’’ kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên của thị xã là
28.752,4 ha (chiếm 1,9% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh) và dân số năm 2010 là 36.276 ngƣời
(chiếm 2,9 % dân số toàn tỉnh), gồm 4 phƣờng (Cheo Reo, Hòa Bình, Đoàn Kết, Sông Bờ ) và 4 xã
(Chƣ Băh, Ia Rbol, Ia RTô, Ia Sao) [29].
Thị xã Ayun Pa là cửa ngõ phía Đông Nam tỉnh Gia Lai, có các đƣờng giao thông thuận lợi
nối liền với các tỉnh duyên hải miền trung và khu vực Tây Nguyên, tạo nên điều kiện thuận lợi về
thông thƣơng và phát triển các loại hình dịch vụ.
2.1.2. Địa chất, địa hình
a) Địa chất
Đặc điểm địa chất - kiến tạo có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát sinh và phát triển
của cảnh quan một lãnh thổ, là yếu tố nền móng có ảnh hƣởng rất lớn đến các yếu tố khác nhƣ: địa
hình, khí hậu, thổ nhƣỡng, thủy văn và sinh vật trong quá trình thành tạo cảnh quan của lãnh thổ.
Nền địa chất của thị xã Ayun Pa gồm: Hệ tầng Nha Trang (Knt), phức hệ La Ban (PR1lb), hệ tầng
Đăk Bùng/Pha 2 (]-]lT2vc2), phức hệ Bến Giàng - Quế Sơn/Pha 2, hệ tầng Mang Yang (T2my), các
trầm tích Đệ Tứ.
Cùng với các đặc điểm địa chất, trên địa bàn huyện có một số tài nguyên khoáng sản nhƣ:
Thạch anh tinh thể, Laterit, Cuôi, cát, Sét, bentonit, phân bố chủ yếu ở khu vực phía bắc, đông bắc
và phía tây bắc
b) Địa hình
Ayun Pa là một vùng trũng trong thung lũng lòng chảo Cheo Reo - Phú Túc của sông Ba, có độ cao
trung bình từ 200 - 250 m so với mực nƣớc biển. Từ trên cao có thể thấy sự phân hóa địa hình rõ
ràng thành thung lũng, đồi, và núi trung bình, xen giữa chúng là các sƣờn có nguồn gốc và độ dốc
khác nhau,.
i) Địa hình thung lũng giữa núi (<200m), có độ dốc từ 3 - 8
0

, phân bố khu vực trung tâm thị
xã (gồm 4 phƣờng) và một phần xã Ia Rtô;
ii) Địa hình đồi cao (200 - 500m), có độ dốc từ 8 - 15
0
, phân bố phía tây và phía nam Ayun
Pa ;
iii) Địa hình núi thấp (500 - 1500m), có độ dốc trên 15
0
, phân bổ chủ yếu ở phía nam thị xã
và một phần phía tây, giáp Đăk Lăk.
2.1.3. Khí hậu, thủy văn
a) Khí hậu
Ayun Pa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và tính chất vùng khí hậu Tây Nguyên.



8
Nhiệt độ trung bình hàng năm 2010 là 26,4
0
C. Số giờ nắng cả năm 2010 là 2341,9 giờ. Khí hậu chia
thành hai mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 (thời gian mƣa nhiều nhất là vào tháng 10
và tháng 11), mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau (mƣa ít nhất vào tháng 3 và tháng 4), lƣợng
mƣa trung bình hàng năm 2010 là 1329 mm, số ngày mƣa trung bình năm là 144 ngày, có thể gây lũ
quét. Độ ẩm không khí bình quân năm 2010 khoảng 79% [25,33].
Do dãy núi phía Đông Bắc và Tây Nam án ngữ, ngăn cản hai luồng gió mùa thổi vào nên
khí hậu ở đây nóng hơn, lƣợng mƣa nhỏ hơn, không khí có độ ẩm không khí thấp hơn so với các địa
bàn khác trong tỉnh. Nhƣ vậy, thị xã Ayun Pa có khí hậu nóng nhất trong vùng, vừa mang tính nhiệt
đới nóng, ẩm vừa mang khí hậu cao nguyên với hai mùa mƣa nắng rõ rệt nên rất thuận lợi cho phát
triển và đa dạng hoá các cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên về mùa mƣa thƣờng gây ngập lụt, xói lở
(nhất là khu vực ven sông suối); còn mùa khô nóng gay gắt, nhiệt độ cao thƣờng gây hạn hán ảnh

hƣởng đến năng suất cây trồng.
b) Thuỷ văn
- Tài nguyên nƣớc mặt: Thị xã Ayun Pa là nơi có nhiều mạng lƣới sông suối, với một số các
con sông suối lớn nhƣ sông Ba, sông Ayun, suối Ia Hiao, suối Ia Sol, suối Ia Tul nên tài nguyên
nƣớc mặt ở đây khá dồi dào. Nƣớc sông suối mang nhiều phù sa bồi đắp thung lũng, thuận lợi cho
việc xây dựng các công trình thuỷ nông quan trọng. Tuy nhiên, sự phân hóa sâu sắc của lƣợng mƣa
trong năm khiến cho mùa mƣa lƣợng nƣớc mặt dƣ thừa gây xói mòn, rửa trôi đất, còn mùa khô lại
thiếu nƣớc cho sản xuất.
- Tài nguyên nƣớc ngầm: Trữ lƣợng nƣớc ngầm của thị xã Ayun Pa thuộc loại nghèo. Nƣớc
ngầm mạch nông lƣu lƣợng nhỏ (các giếng đào và giếng khoan nông về mùa khô thƣờng không có
nƣớc), đồng thời chất lƣợng nƣớc không tốt, thƣờng có nhiều cặn bám. Nƣớc ngầm mạch sâu có
lƣợng nƣớc lớn hơn, chất lƣợng nƣớc tốt hơn.
2.1.4. Thổ nhưỡng, thảm thực vật
a) Thổ nhưỡng
Trên địa bàn thị xã Ayun Pa có 8 loại đất thuộc các nhóm đất sau:
- Nhóm đất phù sa: có loại đất phù sa không đƣợc bồi (P) phân bố ở nơi có địa hình bằng
phẳng, gần nguồn nƣớc, tầng đất dày.
- Nhóm đất xám: đƣợc hình thành trên nền phù sa cổ, đá magma axit và đá cát, thành phần
cơ giới nhẹ, dễ thoát nƣớc, khả năng giữ chất dinh dƣỡng kém. Nhóm đất này phân bố ở nơi chuyển
tiếp giữa đồi núi và thung lũng, có địa hình bằng hoặc lƣợn sóng và tập trung thành vùng dọc theo
sông Ba, sông Ayun. Đất thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày và trồng rừng bảo vệ đất.
- Nhóm đất đỏ: bao gồm đất đỏ vàng trên đá Granit và đất mùn vàng đỏ trên đá magma axit,
phân bố ở những nơi có độ cao từ 500 - 1250m; đất vàng nâu đỏ phù sa cổ và đất nâu đỏ trên đá
bazan phân bố ở những nơi có địa hình khá bằng phẳng.
- Nhóm đất dốc tụ: diện tích chỉ rất bé, nằm ở khu vực trung tâm thị xã.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: có diện tích khá lớn ở Ayun Pa, đất bị xói mòn nhiều tầng,
mặt bị trơ ra những lớp đá hoặc kết von. Đất phân bố ở nơi có địa hình đồi và núi thấp nhƣng lƣợn
sóng mạnh và chia cắt sâu ở độ cao từ 800 m trở xuống. Nhóm đất này có tầng dày mỏng, dễ bị xói
mòn, không có khả năng phục vụ phát triển nông nghiệp, do đó cần phải trồng rừng và giữ rừng




9
nhằm bảo vệ đất.
b) Thực vật
Chê độ nhiệt ẩm cũng nhƣ các loại đất hiện diện trong vùng là điều kiện cơ bản tạo ra các
thảm thực vật tự nhiên khá độc đáo của vùng.
Thảm thực vật rừng ở Ayun Pa gồm hai kiểu rừng:
i) Kiểu rừng nguyên sinh ít bị tác động: diện tích còn rất nhỏ, chủ yếu nằm trên các dạng địa
hình cao thuộc kiểu rừng kín lá rộng thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp, phân bố chủ yếu
khu vực phía đông nam tỉnh (phần giáp phía xã Uar, huyện Krông Pa). Khoảng độ cao này, nhiệt độ
trung bình năm khoảng 21 - 22
0
C, lƣợng mƣa tăng lên và số tháng khô hạn giảm đi so với những
vùng thấp hơn nên thảm thực vật ở đây phong phú hơn.
ii) Kiểu rừng thứ sinh nhân tác, chiếm phần lớn diện tích rừng của khu vực, rất nghèo về trữ
lƣợng và thể loại, bao gồm hai kiểu thảm thực vật sau:
- Rừng kín cây lá rộng, rụng lá, hơi ẩm nhiệt đới: phân bố ở các khu vực núi thấp (từ 500 -
1233m). Bao gồm: rừng kín, cây bụi và lúa (lúa nƣơng).
- Rừng thƣa cây lá rộng, rụng lá, khô nhiệt đới: phân bố ở khu vực đồi cao (200 - 500m) và
thung lũng giữa núi (<200m). Bao gồm: rừng thƣa, trảng cỏ, rừng trồng, cây lâu năm, cây hàng năm
và lúa.
Do ảnh hƣởng của địa hình và khí hậu nên vùng rừng của Ayun Pa có rừng khộp, đây là
rừng theo mùa, các loài cây sinh trƣởng theo nhịp điệu không liên tục, chủ yếu là các cây họ Dầu
(Dipterocarpaceae) - những loài cây thƣờng có chiều cao thấp, vỏ dày, đƣờng kính nhỏ.
Tuy có diện tích rừng rất lớn nhƣng nhìn chung, rừng ở Ayun Pa nghèo về thể loại, đa số là
cây họ dầu, diện tích rừng giàu phân bố ít ở vùng cao, xa trung tâm, khó khăn về giao thông nên
khai thác khó khăn.
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1. Dân cư, lao động

a) Dân cư
Dân số trung bình của thị xã Ayun Pa năm 2007 là 34.863 ngƣời, đến năm 2010 là 36.276
ngƣời (chiếm gần 2,9% dân số toàn tỉnh). Phân chia theo khu vực sinh sống, năm 2010 dân số thành
thị chiếm 59,2 % và dân số nông thôn chiếm 40,8% dân số trung bình của toàn thị xã. Mật độ dân
cƣ không đồng đều, tập trung chủ yếu ở khu vực nội thị với mật độ trung bình là 1.229 ngƣời/km
2
,
trong khi đó khu vực ngoại thị mật độ chỉ có 55 ngƣời/km
2
.
Ayun Pa là địa bàn sinh sống của các dân tộc Jrai, Kinh và các dân tộc khác. Năm 2010,
ngƣời kinh chiếm 50,5% dân số thị xã, dân tộc Jrai chiếm 48,2% và dân tộc khác chiếm 1,3%.
Ngƣời dân tộc Jrai sinh sống chủ yếu ở các khu vực ngoại thị (chiếm 89,3% dân số khu vực ngoại
thị), trong khi đó ngƣời Kinh chủ yếu sinh sống ở khu vực nội thị (chiếm 78,8% dân số khu vực nội
thị).
b) Lao động
Thị xã có lực lƣợng lao động rất lớn chiếm 91,3% tổng nguồn lao động năm 2010. Lao động
đang có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng nhẹ theo khu vực (bảng 2.6 ). Tỷ trọng lao động làm việc



10
trong khu vực nông - lâm - thuỷ (khu vực I) sản rất lớn, chiếm 74,5% tổng số lao động làm việc
trong nền kinh tế, trong khi đó tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực công nghiệp - xây dựng
(khu vực II), thƣơng mại - dịch vụ (khu vực III) chiếm tỷ trọng rất thấp (chiếm 25,5%). Nhƣ vậy, cơ
cấu lao động của thị xã Ayun Pa chƣa phản ánh đúng với một đô thị đang trên đà phát triển kinh tế -
xã hội.
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất
Trên địa bàn thị xã Ayun Pa, diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn (chiếm 61,1% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh), phân bố ở 4 xã (Ia Rbol, Chƣ Băh, Ia Rtô và Ia Sao), sau đó là đến đất nông

nghiệp (20,7%), còn lại là đất khác (bảng 2.7 và bảng 2.8).
Bảng 2.7. Hiện trạng sử dụng đất qua các năm của thị xã Ayun Pa
Đơn vị: ha
STT
Các loại đất
Diện tích
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
TỔNG CỘNG
27.435,31
28.752,23
28.752,23
28.752,23
1
Đất sản xuất nông nghiệp
6.137,17
5.944,64
5.944,64
5.944,64
- Đất trồng cây hàng năm
5.319,13
5.069,31
5.069,31
5.294,64
- Đất trồng cây lâu năm
859,20
875,33
875,33

650,00
2
Đất lâm nghiệp
17.441,54
17.603,46
17.603,46
17.574,62
3
Đất nuôi trồng thuỷ sản

13,37
13,37
45,00
4
Đất nông nghiệp khác

3,68
3,68

5
Đất chuyên dùng
1.401,31
2.743,73
2.743,73
2.734,47
- Đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp
33,17
39,55
39,55

39,55
- Đất quốc phòng, an ninh
56,72
55,98
55,98
55,98
- Đất sản xuất kinh doanh
phi nông nghiệp
41,58
34,35
34,35
34,35
- Đất có mục đích sử dụng
1.269,84
1.284,45
1.284,45
1.284,45
- Đất tôn giáo, tín ngƣỡng

5,22
5,22
5,22
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa

29,12
29,12
29,12
- Đất sông suối và mặt nƣớc
chuyên dùng


1.295,06
1.295,06
1.285,80
6
Đất ở
716.72
723,93
723,93
758,74
- Đất ở nông thôn
379,74
382,89
382,89
382,89
- Đất ở đô thị
336,98
341,04
341,04
375,85
7
Đất chưa sử dụng
1.738,57
1.719,42
1.719,42
1.694,76
- Đất bằng chƣa sử dụng
1,03




- Đất đồi núi chƣa sử dụng
1.647,34
1.629,22
1.629,22
1.604,56
- Núi đá không có rừng cây
90,20
90,20
90,20
90,20
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Ayun Pa năm 2010.
2.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế
Kể từ khi tách huyện Ayun Pa thành thị xã Ayun Pa và huyện Phú Thiện, tình hình phát
triển kinh tế - xã hội của thị xã đã có những bƣớc chuyển rõ rệt. Tổng giá trị sản xuất năm 2010 gấp



11
1,6 lần so với năm 2007, trong đó khu vực III có quy mô giá trị sản xuất năm 2010 gấp 1,9 lần so
với năm 2007, khu vực II tăng gấp 1,4 lần và khu vực I tăng gấp 1,3 lần so với năm 2007.
Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành thời kỳ 2007 - 2010 theo xu hƣớng giảm dần
tỷ trọng các ngành khu vực I và khu vực III, tăng dần tỷ trọng các ngành khu vực II. Cụ thể, tỷ
trọng ngành khu vực I giảm đi 0,6%, khu vực II tăng 6,1% và khu vực III giảm 5,6%.
Bảng 2.10. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất thời kỳ 2007 - 2010 của thị xã Ayun Pa
Đơn vị: %
Khu vực
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010

Khu vực I
18.8
25.2
19.4
18.2
Khu vực II
49.1
44.9
56.2
55.3
Khu vực III
32.1
29.9
24.4
26.5
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Ayun Pa năm 2010.
2.3. Đặn điểm cảnh quan khu vực nghiên cứu
Trên cơ sở tham khảo các hệ thống phân loại cảnh quan của các tác giả trong và ngoài nƣớc,
đặc biệt là hệ thống phân loại cảnh quan của Việt Nam, tác giả đã xây dựng hệ thống phân loại cảnh
quan khu vực nghiên cứu gồm 4 cấp với chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp đƣợc xem xét dƣới góc độ
phân hóa theo kiểu (các đơn vị cảnh quan đƣợc xem xét theo các dấu hiệu chung, mỗi đơn vị phân
kiểu cảnh quan có tính lặp lại theo không gian): Lớp cảnh quan → Phụ lớp cảnh quan → Kiểu cảnh
quan → Loại cảnh quan.
Các cấp phân loại đƣợc phân chia dựa vào các dấu hiệu chủ yếu sau:
Bảng 2.14. Hệ thống phân loại cảnh quan khu vực thị xã Ayun Pa
STT
Cấp
Dấu hiệu và tên gọi

1

Lớp
cảnh
quan
Đặc điểm hình thái phát sinh của các khối địa hình lớn quy định tính
đồng nhất của hai quá trình lớn trong chu trình vật chất bóc mòn và
tích tụ.
Tên gọi: lớp cảnh quan núi.




2
Phụ lớp
cảnh
quan
Đặc trƣng sự phân tầng, mức độ chia cắt của địa hình và các quá trình
địa lý bên trong của lớp, quyết định cƣờng độ và xu hƣớng các quá
trình trao đổi vật chất và năng lƣợng.
Tên gọi:
- Phụ lớp cảnh quan núi thấp, có độ cao trên 500m, phân bố ở một số
khu vực phía tây và phía nam Ayun Pa;
- Phụ lớp cảnh quan đồi cao, có độ cao từ 200 - 500m, chiếm diện tích
lớn, nằm rải rác ở phía tây, phía nam và một phần của phia đông
Ayun Pa;
- Phụ lớp cảnh quan thung lũng, có độ cao dƣới 200m, phân bố ở các
khu vực phía bắc và đông bắc Ayun Pa.



12





3
Kiểu
cảnh
quan
Những đặc điểm sinh khí hậu quy định kiểu thảm thực vật, tính chất
thích ứng của đặc điểm phát sinh quần thể thực vật theo đặc trƣng
biến động của cân bằng nhiệt ẩm.
Tên gọi:
- Kiểu cảnh quan rừng kín cây lá rộng, hơi ẩm nhiệt đới trên núi thấp;
- Kiểu cảnh quan rừng thƣa cây lá rộng, rụng lá, khô nhiệt đới trên đồi
cao;
- Kiểu cảnh quan rừng thƣa cây lá rộng, rụng lá, khô nhiệt đới thung
lũng giữa núi.

4
Loại
cảnh
quan
Sự kết hợp của các quần xã thực vật phát sinh và hiện tại với loại đất.
Bao gồm 38 loại cảnh quan
Các phụ lớp cảnh quan khu vực Ayun Pa đƣợc đặc trƣng bởi sự phân tầng theo đai cao, độ
chia cắt sâu tƣơng đối lớn và các quá trình địa lý tự nhiên ƣu thế, quyết định cƣờng độ và xu hƣớng
của quá trình trao đổi vật chất và năng lƣợng đặc thù riêng cho từng phụ lớp. Dựa trên các chỉ tiêu
phân kiểu đơn vị cảnh quan, lãnh thổ Ayun Pa bao gồm: 01 lớp cảnh quan, 03 phụ lớp cảnh quan,
03 kiểu cảnh quan, 38 loại cảnh quan. Trong lãnh thổ nghiên cứu thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các
đơn vị cảnh quan cùng cấp và đơn vị cảnh quan ở các cấp bậc khác nhau. Đánh giá từng đơn vị

cảnh quan để làm rõ mối quan hệ của mỗi đơn vị cảnh quan trong toàn hệ thống.
Loại cảnh quan là những đơn vị đƣợc phân hoá trong hạng cảnh quan theo nền nhiệt ẩm -
thổ nhƣỡng và các quần xã thực vật phát sinh và hiện tại.
Mỗi loại cảnh quan sẽ đặc trƣng cho mối quan hệ tƣơng hỗ giữa các nhóm quần xã thực vật
phát sinh và hiện đại với các loại đất. Khu vực nghiên cứu phân hóa thành 38 loại cảnh quan với 9
quần xã thực vật phát triển trên 8 loại đất.
Kết luận chương 2:
Từ những nghiên cứu và phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực thị
xã Ayun Pa có thể rút ra một số các kết luận sau:
- Về điều kiện tự nhiên: Ayun Pa là khu vực có diện tích không lớn (28.752,4 ha - chiếm
1,9% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh) nhƣng lại có sự phân hóa sâu sắc về các hợp phần thành tạo
cảnh quan: i) Vị trí Ayun Pa nằm trong khu vực vừa mang tính nhiệt đới nóng, ẩm vừa mang khí
hậu cao nguyên với hai mùa mƣa nắng rõ rệt, không chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc, có mùa
khô kéo dài, đây là khu vực khô nóng nhất tỉnh Gia Lai; ii) Lịch sử địa chất của khu vực Ayun Pa
đã phân chia lãnh thổ thành 11 vùng địa mạo có cấu trúc và địa hình khác nhau; iii) Sự tƣơng tác
giữa nền tảng rắn và nền tảng nhiệt ẩm cùng với các đặc điểm sinh khí hậu địa phƣơng và các hoạt
động nhân sinh đã tạo nên sự đa dạng về lớp phủ thổ nhƣỡng - quần xã sinh vật của khu vực nghiên
cứu.
- Về điều kiện kinh tế - xã hội: i) Là khu vực có mật độ dân cƣ không đồng đều, tập trung
chủ yếu ở khu vực nội thị với mật độ trung bình là 1.229 ngƣời/km
2
còn các khu vực ngoại thị diện
tích lớn thì mật độ chỉ có 55 ngƣời/km
2
(chủ yếu là dân tộc Jrai chiếm 89,3%), điều này dẫn đến
việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giữa các vùng chƣa hợp lí mà còn góp phần tăng sự
chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các vùng trong địa bàn nghiên cứu. ii) Cơ cấu giá trị sản xuất
theo ngành có xu hƣớng giảm dần tỷ trọng ngành khu vực I và khu vực III, tăng dần tỷ trọng ngành




13
khu vực II. Tỷ trọng lao động làm việc trong khi vực I rất lớn (chiếm 74,5% tổng số lao động, trong
đó lao động ngành nông nghiệp chiếm 97,7 %), giá trị sản xuất ngành này trong những năm qua
tăng nhanh chóng, ngành nông nghiệp đóng góp tỷ trọng lớn nhất (chiếm 97,8%).
- Sự phân hóa các điều kiện tự nhiên và cảnh quan khu vực thị xã Ayun Pa bị chi phối bởi
các quy luật địa đới và phi địa đới (đai cao), quy định những nét đặc thù riêng của cảnh quan Ayun
Pa với hệ thống phân loại gồm 04 cấp: Lớp cảnh quan → Phụ lớp cảnh quan → Kiểu cảnh quan →
Loại cảnh quan. Kết quả nghiên cứu cấu trúc cảnh quan đƣợc thể hiện trên bản đồ cảnh quan khu
vực Ayun Pa tỉ lệ 1:50.000 với 01 lớp cảnh quan, 03 phụ lớp cảnh quan, 03 kiểu cảnh quan, 38 loại
cảnh quan.
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI
THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI
3.1. Đánh giá tổng hợp điều kiện địa lý cho việc đề xuất mô hình hệ kinh tế sinh thái thị
xã Ayun Pa
3.1.1. Đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên nhân văn
a) Đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên
Thị xã Auyn Pa nằm trong vùng trũng Cheo Reo - Phú Túc, nằm theo đứt gãy tây bắc
- đông nam, có cấu trúc sinh thái cảnh quan có sự phân hóa rõ rệt. Cảnh quan thị xã Ayun Pa
đa dạng do bị phân hóa mạnh dƣới tác động của nền địa chất, độ cao địa hình, khí hậu và các
hoạt động phát triển. Địa hình tại khu vực có sự phân hóa rõ rệt, gồm các dạng địa hình núi
thấp, đồi cao và thung lũng giữa núi nên cần có những nghiên cứu để tìm ra nhƣng loại hình
kinh tế tối ƣu cho từng khu vực.
Khí hậu tại đây có sự phân hóa khí hậu theo độ cao và theo dạng địa hình so với
những khu vực xung quanh, đây là khu vực khô nóng điển hình và khô nóng nhất Tây
Nguyên. Điều này tạo nên những khó khăn trong sản xuất nông - lâm nghiệp, tình trạng thiếu
nƣớc vào mùa khô rất nghiêm trọng.
Với diện tích đất tự nhiên nhỏ, tài nguyên đất của Ayun Pa khá đa dạng, diện tích đất
xói mòn trơ sỏi đá là rất lớn, nhìn chung độ phì đất thấp, đất bạc màu, nghèo dinh dƣỡng,

phần phía nam độ dốc lớn nên không thích hợp cho phát triển nông nghiệp thuần túy, nên tập
trung nghiên cứu phát triển nông lâm kết hợp để tận dụng nguồn đất lâm nghiệp rộng lớn, để
tăng lớp phủ thực vật, điều hòa khí hậu, tăng chất lƣợng đất góp phần tăng thu nhập cho ngƣời
dân, nhất là khu vực ngoại thị (có phần lớn dân tộc Jrai sinh sống).
b) Nguồn lực kinh tế - xã hội và tài nguyên nhân văn
Thị xã Ayun Pa có tổng số dân là 36.612 ngƣời (năm 2010), trong đó dân tộc Kinh
chiếm 50,5 % và Jrai chiếm 48,2 %. Lao động chiếm 52,7 % tổng số dân. Lực lƣợng lao động
dồi dào, nhân dân trong thị xã cần cù, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông
nghiệp. Cơ cấu đất chủ yếu là đất lâm nghiệp (chiếm 61,12%) và đất nông nghiệp (chiếm
20,68%, trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm 89,1%).
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế còn có một số hạn chế nhƣ: Trong cơ cấu sử dụng
đất còn nhiều tồn tại, tình trạng sử dụng đất còn manh mún, tình trạng thiếu nƣớc trong sản
xuất do khô hạn làm cho sản xuất nông nghiệp bị giảm sút về chất lƣợng; Sự phân bố bất hợp
lý về dân số làm cho việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giữa các vùng chƣa hợp lí
mà còn góp phần tăng sự chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các vùng trong địa bàn. Cơ sở hạ
tầng còn hạn chế, hệ thống thủy lợi chƣa thực sự đƣợc đầu tƣ cao, việc thâm canh tăng vụ còn
hạn chế. Chất lƣợng đƣờng giao thông còn xấu. Trình độ dân trí còn hạn chế, trình độ lao
động, sử dụng lao động, thu nhập và điều phối thu nhập, vốn sản xuất trong từng hộ gia đình
trên địa bàn xã còn nhiều bất cập.


15
3.1.2. Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông lâm nghiệp
3.1.2.1. Nguyên tắc, đối tượng, mục tiêu đánh giá cảnh quan thị xã Ayun Pa
Trên cơ sở nguyên tắc chung của đánh giá cảnh quan, thì khi đánh giá cảnh quan khu
vực nghiên cứu phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất của các ngành sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp là chủ thể của quá trình đánh giá đƣợc dự kiến bố trí, phát triển trên từng đơn vị cảnh
quan và đặc điểm của các đơn vị cảnh quan là khách thể của quá trình đánh giá để xác định
mức độ thích hợp hay không thích hợp cho mục đích sử dụng. Sau đó cần đánh giá tổng hợp
cho các ngành nói trên để đƣa ra đƣợc định hƣớng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và

bảo vệ môi trƣờng Ayun Pa.
Đối tƣợng đánh giá cảnh quan Ayun Pa chính là 38 đơn vị loại cảnh quan - đơn vị cơ
sở đƣợc phân chia trên bản đồ cảnh quan thị xã Ayun Pa thu từ bản đồ tỷ lệ 1:50.000. Tuy
nhiên trong quá trình tiến hành đánh giá để tạo nên tính tập trung, tùy theo mục đích đánh giá
và đặc biệt dựa vào các tiêu chí là các yếu tố giới hạn trong đánh giá của các đối tƣợng có thể
ngay từ đầu loại bớt những cảnh quan không cần đánh giá. Điều này có nghĩa là, trên cơ sở
kết quả phân tích đặc điểm các thành phần, cấu trúc và chức năng của cảnh quan lãnh thổ
nghiên cứu, căn cứ vào hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan, trong nội dung của luận văn
đã xác định đƣợc không ít các loại cảnh quan có nhân tố giới hạn đối với một mục đích nào
đó (tức là nhân tố tạo nên điều kiện hoàn toàn bất lợi đối với một ngành sản xuất nào đó) và
đã loại bỏ chúng trong quá trình tiến hành đánh giá.
Mục tiêu của việc đánh giá cảnh quan thị xã Ayun Pa là đƣa ra những kết luận tƣơng
đối chính xác về khả năng thích hợp nhất của cảnh quan đối với các mục đích sử dụng, làm cơ
sở khoa học cho việc bố trí các ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp phù hợp với đặc điểm
của các đơn vị cảnh quan nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng
Ayun Pa.
3.1.2.2. Hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá
Trên cơ sở các nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá; dựa vào nhu cầu sinh thái của
các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp; căn cứ vào kết quả nghiên cứu đặc điểm (tiềm năng
sinh thái) các đơn vị cảnh quan và xác định chức năng cảnh quan thị xã Ayun Pa, luận văn đã
tiến hành lựa chọn hệ thống các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá cho các đối tƣợng sản xuất là
ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, bao gồm đặc điểm các yếu tố địa hình, khí hậu, thổ
nhƣỡng, nƣớc và sinh vật. Đây là những yếu tố có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự phát sinh, phát
triển của các loại hình sản xuất nông, lâm nghiệp; có sự phân hóa rõ rệt trong không gian lãnh
thổ khu vực nghiên cứu từ vùng núi thấp đến thung lũng.
Bảng 3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tổng hợp cho các ngành sản xuất [7]
Ngành kinh tế
Hệ Chỉ tiêu
I .Nông nghiệp
- Tập hợp các kiểu địa hình đồng bằng, trũng giữa núi, cao nguyên bình sơn

nguyên, đồi thoải, đời lƣợn sóng, núi có độ dốc nhỏ .
- Nhóm các loại đất không mặn nhiều, phèn nhiều, không bạc màu trơ sỏi đá.
- Mức độ chia cắt địa hình nhỏ .
- Độ dốc địa hình nhỏ < 15
0
. Địa hình thoát nƣớc tốt, tƣới tiêu thuận lợi


16
- Giao thông thuận lợi.
1.Trồng trọt
- Tầng dày đất > 50 cm
- Độ dốc địa hình nhỏ < 15
0

- Thảm thực vật hiện tại là cây trồng hoặc bụi cỏ, không còn rừng.
- Kết von, đá ong trong đất 5% -10%
- Tổng nhiệt độ năm ≥ 7.000
0
C
- Tổng lƣợng mƣa năm ≥ 1.500 mm
- Độ dài mùa lạnh < 3 tháng
- Độ dài mùa khô < 5 tháng
2.Chăn nuôi
- Độ dốc địa hình 20
- Mức độ chia cắt địa hình thấp
- Gần nguồn nƣớc
- Thảm thực vật là cây bụi cỏ hay thảm cỏ dƣới tán rừng có khả năng làm thức
ăn tốt.
- Đất có tầng dày > 30 cm .

- Quanh khu vực sản xuất nông nghiệp đối với động vật không hoang dã.
- Khí hậu điều hoà .
II. Nghành lâm
nghiệp
- Tập hợp các kiểu, dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên so độ dốc trên 15
0
- Nhóm các loại đất khác nhau và đất ở địa hình bằng nhƣng xói mòn trơ sỏi
đá .

- Nhóm các kiểu địa hình đồi, núi thấp hay núi trung bình .
- Mức độ chia cắt địa hình từ nhỏ đến trung bình .
- Tầng dày đất ≥ 100 cm .
- Độ dốc đại hình < 25
0
- Kết von đá ong trong đất < 10 %
- Thảm thực vật hiện tại là rừng giàu, rừng trung bình .
- Giao thông thuận lợi .
Rừng phân bố xa khu vực sinh thuỷ, trị thuỷ, hay phòng hộ nông nghiệp .
- Độ dài mùa lạnh < 4 tháng
- Độ dài mùa khô < 6 tháng
- Tổng lƣợng mƣa năm > 1.200 mm.
Căn cứ vào hệ thống các chỉ tiêu và trọng số đƣợc lựa chọn, luận văn tiến hành cho
điểm từng loại cảnh quan đối với từng mục đích đánh giá, lập bảng đánh giá riêng sử dụng bài
toán trung bình cộng có trọng số tính điểm cho từng đơn vị cảnh quan. Sau đó tiến hành phân
hạng thích nghi, khoảng cách điểm các mức thích nghi (3 cấp).
3.1.2.3. Kết quả đánh giá
Dựa vào các tiêu chí đánh giá cho các ngành sản xuất, luận văn đã tiến hành đánh giá
và phân loại các loại cảnh quan theo mức độ thích nghi cho từng ngành:
Bảng 3.2. Kết quả tổng hợp sau quá trình đánh giá
Mục đích

sử dụng
Số cảnh
quan đánh
giá
Mức độ thích
nghi
Loại cảnh quan

33
Rất thích nghi
9,12,15,16


17
Rừng sản
xuất
(S1)
Thích nghi (S2)
10,11,13,14,17,31
Kém thích nghi
(S3)
20,21,22,23,24,29,33,34

Trồng trọt
24
Rất thích nghi
(S1)
13,16,34,35
Thích nghi (S2)
4,10,11,15,17,26,27,28,31,33

Kém thích nghi
(S3)
18,24,30,32

Chăn nuôi
38
Rất thích nghi
(S1)
9,10,11,18,23,24,25,27,28,29,30,31,
32,33,34,35,36,37,38
Thích nghi (S2)
5,16,17,26
Kém thích nghi
(S3)
3,4,12,13,14,15,19,20,22
3.2. Phân tích hiện trạng và hiệu quả kinh tế các mô hình hệ kinh tế sinh thái trên địa
bàn thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai
3.2.1. Phân tích cấu trúc các mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện trạng
Các mô hình hệ kinh tế sinh thái có thể đƣợc phân loại theo các tiêu chí khác nhau
(thành phần của hệ, cơ cấu thu nhập, cơ cấu và quy mô sản xuất, hình thức tổ chức quản lý,
hình thức sở hữu tƣ liệu sản xuất, hoặc phƣơng thức điều hành sản xuất), trong đó phân loại
theo cơ cấu và thành phần của hệ là phổ biến nhất. Ayun Pa là khu vực chủ yếu ngƣời Kinh
(cƣ dân các nơi đến sinh sống và làm kinh tế) và Jrai sinh sống nên tập quán canh tác tạo ra
các mô hình hệ kinh tế sinh thái khác nhau.
Ở thị xã Ayun Pa hoạt động sản xuất chủ yếu vẫn là nông - lâm - ngƣ nghiệp, trong đó
phƣơng thức chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, lao động tập trung 74,5% trong ngành này,
trình độ sản xuất thấp nên mức thu nhập và hiệu quả kinh tế của các mô hình không cao, kiểu
mô hình có mức thu nhập trung bình và thấp chiếm tỷ lệ chính. Các nguồn thu chủ yếu của
mô hình là từ trồng trọt và chăn nuôi, thu nhập từ rừng không ổn định vì rừng thƣờng trồng 5
- 10 năm sau mới bắt đầu cho thu hoạch. Qua phân tích 43 phiếu điều tra kinh tế sinh thái

dành cho cán bộ quản lý (03 phiếu) và hộ gia đình (40 phiếu) tại Ayun Pa cho thấy, các hợp
phần chủ đạo trong mô hình là rừng (ký hiệu R), ruộng (Rg), vƣờn (V), nƣơng rẫy (NR), ao
(A), chuồng (C), thủ công nghiệp (TCN) và các hợp phần phi nông lâm nghiệp khác (K).
Bảng 3.6. Mô hình kinh tế sinh thái hiện trạng thị xã Ayun Pa
STT
Mô hình kinh tế sinh thái
Số hộ (hộ)
Tỷ lệ (%)
1
Rg-NR
11
27.5
2
Rg-NR-V-C-TCN
5
12.5
3
V-C
5
12.5
4
R-V-C-TCN
4
10
5
V-A-C-TCN
3
7.5
6
Rg-NR-C

2
5


18
7
Rg-A
2
5
8
R-Rg-C
2
5
9
Khác
6
15
Tổng

40
100
Nguồn: Điều tra thực địa thị xã Ayun Pa, 10/2012
Nhìn vào bảng 3.6 cho thấy, hệ kinh tế sinh thái quy mô hộ gia đình có các kiểu mô
hình chính là Rg-NR, Rg-NR-V-C-TCN, V-C, R-V-C-TCN, V-A-C-TCN chiếm khoảng 70%,
các kiểu mô hình còn lại chiếm khoảng 15%. Có thể thấy các mô hình kinh tế khá đơn giản,
phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, chƣa áp dụng đƣợc khoa học kỹ thuật nên năng suất
còn thấp. Nền kinh tế vẫn còn mang tính chất tự cung tự cấp, nên yếu tố Vƣờn - Chuồng,
Ruộng - Nƣơng rẫy là chủ đạo, là loại hình kinh tế chính của khu vực nghiên cứu.
3.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình hệ kinh tế sinh thái trên địa bàn thị xã
Ayun Pa phục vụ xây dựng hệ mô hình kinh tế sinh thái phù hợp cho lãnh thổ nghiên

cứu
Mô hình kinh tế sinh thái của Ayun Pa chia làm hai khu vực khá rõ rệt: khu vực thung
lũng (phía bắc và đông bắc thị xã) và khu vực đồi núi thấp (phía tây, nam và tây nam).
a) Một số mô hình kinh tế sinh thái hộ gia đình điển hình vùng thung lũng Ayun Pa
- Mô hình kinh tế Vườn - Chuồng
Lấy ví dụ mô hình gia đình ông Nay Chuang (Buôn Ama Kinh, tổ 9, phƣờng Sông
Bờ). Mô hình này chỉ bao gồm hai hợp phần Vƣờn và Chuồng và quy mô nhỏ do diện tích ít,
đây là mô hình phổ biến.
Vƣờn chỉ trồng 100m
2
sắn và 200m
2
thuốc lá sử dụng lao động gia đình nên tiền lãi vụ
vừa rồi là 2.500.000đ, sắn thu hoạch phần lớn dùng làm thức ăn chăn nuôi. Quy mô chăn nuôi
nhỏ (8 con/năm), chi phí hết 2.000.000đ và lợi nhuận thu đƣợc là 3.000.000đ (hết 40 công).
Nhƣ vậy giá trị công lao động chăn nuôi của mô hình này thấp. Tuy nhiên, do tận dụng đƣợc
phế phẩm của quá trình nấu rƣợu làm thức ăn cho lợn nên đã giảm đƣợc một phần chi phí cho
chăn nuôi, làm tăng giá trị lợi nhuận và giá trị công lao động trong chăn nuôi.
- Mô hình kinh tế Ruộng - Vườn - Chuồng - Thủ công nghiệp
Lấy ví dụ mô hình gia đình ông Ksor Tit (thôn Chƣ Băh B, xã Chƣ Băh). Có 5 -7 hộ
gia đình đều có một cái mô hình tƣơng đối giống nhau. Mô hình này cũng bao gồm hai hợp
phần Vƣờn và Chuồng tuy nhiên quy mô lớn hơn.
Ngoài 2 hợp phần V - C giống mô hình trên, gia đình còn tham gia trồng lúa, và nấu
rƣợu. Trung bình một ngày gia đình nấu 10l rƣợu bán đƣợc 100.000đ trong đó chi phí mua
gạo hết 75.000đ. Một năm trung bình gia đình nấu khoảng 8 tháng, tức là lợi nhuận thu đƣợc
(không tính công lao động) là 6.000.000đ. Do có thể tận dụng bã rƣợu làm thức ăn cho lợn
nên mặc dù nghề nấu rƣợu tốn khá nhiều công lao động nhƣng gia đình vẫn tiếp tục làm.
Vƣờn chỉ trồng 500m
2
sắn sử dụng lao động gia đình nên tiền lãi vụ vừa rồi là

850.000đ. Gia đình nuôi 12 con lợn, một năm hai lứa, chi phí hết 13.600.000đ và lợi nhuận
thu đƣợc là 8.000.000đ. Quá trình nuôi 12 con lợn hết 60 công. Nhƣ vậy có thể nhận thấy số


19
công lao động chăn nuôi của mô hình này cũng thấp. Tuy nhiên, do tận dụng đƣợc phế phẩm
của quá trình nấu rƣợu làm thức ăn cho lợn nên đã giảm đƣợc một phần chi phí cho chăn nuôi,
làm tăng giá trị lợi nhuận và giá trị công lao động trong chăn nuôi.
Tổng lợi nhuận thu đƣợc năm vừa qua của mô hình là 22.850.000đ. Đây là một mô
hình tƣơng đối khá và điển hình.
- Mô hình Vườn - Ao - Chuồng - Thủ công nghiệp
Mô hình này tuy bao gồm nhiều hợp phần nhƣng có diện tích nhỏ nhƣng đa dạng và
cho năng suất cao, chỉ có 7,5% số hộ khảo sát. Lấy ví dụ nhà ông Nguyễn Văn Hân (số 16
Nguyễn Trãi, phƣờng Sông Bờ), diện tích vƣờn chỉ 150 m
2
, ao khoảng 200 m
2
, chuồng chỉ 72
m
2
.
Thu nhập chủ yếu của gia đình là từ chăn nuôi lợn. Gia đình còn nấu rƣợu nhƣng chỉ
nấu ít, để tận dụng bã cho lợn và rƣợu để bán (mỗi năm thu đƣợc khoảng 3.000.000 đ). Một
năm gia đình nuôi 2 lứa lợn, mỗi lứa 10 con, thức ăn chủ yếu tận dụng các sản phẩm nông
nghiệp nhƣ rau và sắn… Chi phí cho 1 lứa lợn: chi phí mua giống (2.800.000đ), chi phí thức
ăn và tiêm phòng (9.600.000đ). Sản lƣợng lợn thịt thu đƣợc trung bình mỗi năm là 600 tạ với
giá bán 30.000đ/kg. Nhƣ vậy, nếu không tính tới công lao động thì hàng năm thu nhập từ
chăn nuôi lợn là 5.600.000đ. Ngoài ra gia đình mới tiến hành nuôi nhím, do mới áp dụng nuôi
nên cho thu nhập cũng chƣa cao, khoảng 2.000.000 đ/năm. Và nuôi gà đẻ trứng với số lƣợng
40 con vừa để gia đình ăn vừa để bán, thu nhập mỗi năm khoảng 2.400.000 đ.


Trong vƣờn rộng gia đình trồng xen canh một số loại cây hoa màu sắn (trồng xung
quanh hang rào, rau màu và đậu (khoảng 120m
2
). Tổng chi phí năm vừa qua cho trồng hoa
màu là 840.000đ và tiền lãi thu về là 1.500.000đ. Sản phẩm thu đƣợc dùng trong sinh hoạt
hàng ngày và làm thức ăn trong chăn nuôi.
Trong diện tích ao khoảng 200m
2
, gia đình tiến hành thả cá, cá thu đƣợc gia đình chủ
yếu để ăn, ít khi bán. Tổng lợi nhuận thu đƣợc năm vừa qua của mô hình là 20.100.000đ. Đây
là một mô hình tuy diện tích không lớn nhƣng lại mang hiệu quả kinh tế tƣơng đối cao, phù
hợp với các khu vực nội thị.
b) Một số mô hình kinh tế sinh thái hộ gia đình điển hình vùng đồi núi thấp Ayun Pa
- Mô hình kinh tế Rừng - Vườn - Chuồng
Lấy ví dụ gia đình ông Siu Thiếp (buôn Rƣng Am Nhiu, xã Ia Rbol). Mô hình đƣợc
cấu thành từ các hợp phần rừng, vƣờn và chuồng, trong đó thu nhập chủ yếu là từ chăn nuôi
bò và lợn. Diện tích rừng trồng khoảng 0,5 ha, 5 đến 10 năm thu oạch một lần, tính trung bình
gia đình thu đƣợc 900.000đ/năm.
Thu nhập chủ yếu của gia đình là từ chăn nuôi bò và lợn. Gia đình nuôi 4 con bò với
hình thức là chăn thả, chi phí cho chăn nuôi bò là không nhiều do tận dụng đƣợc nguồn cỏ tự
nhiên và cây ngô sắn sau khi thu hoạch. Lợi nhuận mỗi năm thu đƣợc là 15.000.000đ. Còn về
đàn lợn, mỗi năm gia đình nuôi 2 lứa, mỗi lứa 8 con, thức ăn chủ yếu tận dụng các sản phẩm
nông nghiệp nhƣ ngô, sắn… Chi phí cho 2 lứa lợn: chi phí mua giống (2.400.000đ), chi phí


20
thức ăn và tiêm phòng (5.600.000đ), công lao động (60 công). Sản lƣợng lợn thịt thu đƣợc
trung bình mỗi lứa là 500 kg với giá bán 35.000đ/kg. Nhƣ vậy, nếu không tính tới công lao
động thì hàng năm thu nhập từ chăn nuôi lợn là 9.500.000đ.

Do có diện tích sân vƣờn rộng hàng năm gia đình trồng xen canh một số loại cây hoa
màu nhƣ ngô (1000m
2
), sắn (500m
2
) và đậu (500m
2
); chủ yếu là vụ Đông Xuân. Trong đó,
trồng ngô hiệu quả kinh tế cao hơn. Tổng chi phí năm vừa qua cho trồng hoa màu là
1.600.000đ và tiền lãi thu về là 2.500.000đ. Sản phẩm thu đƣợc dùng trong sinh hoạt hàng
ngày và làm thức ăn trong chăn nuôi.
Trên khía cạnh kinh tế, tuy hiệu quả đầu tƣ trồng rừng cao nhƣng để thu hoạch cần một
khoảng thời gian dài (5 - 10 năm). Trên khía cạnh sinh thái, đặc biệt ở những hệ sinh thái kém
bền vững thì trồng rừng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Do đó, chức năng sinh thái cần đƣợc
đảm bảo đầu tiên. Ngô lấy hạt là loại hoa màu có mức hiệu quả đầu tƣ cao thứ 2 tuy nhiên để
tổng giá trị thu nhập cao thì cần một diện tích lớn. Chăn nuôi lợn tuy có tỉ suất nhỏ hơn nhƣng
khả năng mở rộng dễ hơn, tổng thu nhập và giá trị công lao động cũng cao hơn. Đây là 2 thành
phần gắn bó mật thiết với nhau: ngô, sắn đƣợc dùng làm thức ăn cho lợn, giúp giảm chi phí thức
ăn trong chăn nuôi; ngƣợc lại phế thải chăn nuôi (phân chuồng) lại đƣợc bón trở lại vƣờn hoa
màu, giảm chi phí phân bón.
Lợi nhuận (tính cả chi phí công lao động) của mô hình năm vừa rồi là 27.900.000đ.
Nhƣ vậy, đây là một mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên
khu vực, nhƣng số hộ áp dụng mô hình này vẫn tƣơng đối ít (chỉ 10%), do tập quán canh tác
và sản xuất tự cung tự cấp, nguồn vốn hạn hẹp. Với diện tích rừng rất lớn nhƣng chƣa đƣợc sử
dụng hợp lý, do vậy cần có những chính sách nhƣ giao đất giao rừng, cho ngƣời dân vay vốn,
nghiên cứu các loại hình cây trồng vật nuôi phù hợp để tăng thu nhập cho ngƣời dân, tăng độ
che phủ rừng, giúp điều hoà khí hậu, giảm thoái hoá đất.
- Mô hình Ruộng - Nương rẫy:
Đây là mô hình phổ biến nhất tại thị xã Ayun Pa (chiếm 27,5 %). Lấy ví dụ cho gia
đình ông Rcom Tun (buôn Phu Ama Nher, xã Ia Rtô) và gia đình bà Phạm Hiếu Thu (thôn

Quyết Thắng, xã Ia Sao).
+ Gia đình bà Phạm Hiếu Thu:
Với diện tích 0,5 ha trồng lúa, năng suất 75 tạ/ha/vụ, số vụ là 2 vụ/năm, chi phí lúa
giống, phân bón, cày bừa và thuốc trừ sâu, mỗi năm gia đình thu đƣợc 7.000.000 đ. Gia đình
trồng 8 ha mía, bán cho nhà máy mía đƣờng Ayun Pa, năng suất 500 tạ/ha, số vụ là 01
vụ/năm, mỗi năm gia đình thu đƣợc lãi 18.000.000đ. Ngoài Ruộng - Nƣơng rẫy, gia đình còn
làm cày thuê, thu nhập cũng tƣơng đối cao 20.000.000 đ/năm.
+ Gia đình ông Rcom Tun:
Với diện tích 0,7 ha trồng lúa, năng suất 80 tạ/ha/vụ (loại lúa Q5), số vụ là 2 vụ/năm,
chi phí lúa giống, phân bón, cày bừa và thuốc trừ sâu, mỗi năm gia đình thu đƣợc 9.200.000 đ.
Gia đình trồng 0,45 ha ngô, năng suất 70 tạ/ha/vụ, gia đình không chăn nuôi nên toàn bộ số
ngô thu đƣợc bán, trừ toàn bộ chi phí gia đình thu đƣợc 6.000.000đ.


21
Nhƣ vậy, mô hình Ruộng - Nƣơng rẫy là mô hình đơn giản nhƣng đem lại hiệu quả
kinh tế cao, vốn đầu tƣ không cao.
* Nhận xét:
Kết quả phân tích 5 mô hình trên cho thấy Vƣờn và Chuồng là 2 hợp phần xuất hiện trong
4/5 mô hình và có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất, Ruộng và Nƣơng rẫy
xuất hiện 2/5 mô hình nhƣng có tỷ lệ số hộ nhiều nhất. Vì vậy, muốn phát triển một trong hai loại
hình thì cần thiết phải phát triển các hợp phần đó.
Do đặc điểm điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt và chƣa đƣợc hƣớng dẫn kĩ thuật sản
xuất phù hợp nên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trồng trọt. Kết quả
điều tra cho thấy ngƣời dân trồng chủ yếu ngô mà chƣa thể trồng các cây hoa màu, rau màu và
cây ăn quả khác, do đó sản phẩm chƣa mang tính hàng hóa, chủ yếu để làm thức ăn phục vụ
chăn nuôi. Mặt khác, do diện tích canh tác nhỏ nên tổng thu nhập từ trồng trọt của các hộ rất
nhỏ. Để mở rộng quy mô một cách hợp lý cần phải có giải pháp quy hoạch và quản lý của địa
phƣơng.
Dựa trên kết quả phân tích, ta có thể thấy mô hình Rg-NR đem lại giá trị tổng thu nhập

cao cho hộ gia đình mà không cần nhiều vốn đầu tƣ, phù hợp với diên tích rộng của mỗi hộ.
Đem lại hiệu quả kinh tế thứ hai là mô hình R-V-C-TCN. Nhƣng với diện tích lâm nghiệp rất
lớn, để nâng cao thu nhập cho ngƣời dân và hƣớng tới sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ
môi trƣờng thì mô hình R-V-C-TCN có tính khả thi hơn cả. Do vậy tác giả xin đề xuất mô
hình nông - lâm nghiệp kết hợp cho khu vực nghiên cứu để phù hợp cảnh quan khu vực, đây
cũng chính là mục tiêu mà luận văn đã đặt ra.
3.3. Xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai
3.3.1. Cơ sở đề xuất các mô hình KTST
Trong các mô hình hệ kinh tế sinh thái, các hợp phần này đều có mối liên hệ chẽ với
nhau, các hợp phần tạo thành một dây truyền tận dụng đầu ra của hợp phần này làm đầu vào
của hợp phần khác, kết hợp hài hoà giữa các hợp phần nông - lâm nghiệp thúc đẩy cả mô hình
phát triển. Không chỉ thế, các mô hình đề xuất phải đảm bảo vừa có hiệu quả kinh tế cao (đảm
bảo chức năng kinh tế), vừa đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trƣờng (đảm bảo chức năng sinh
thái).
Nhƣ vậy, mục tiêu của mô hình hệ kinh tế sinh thái đề xuất là:
- Phát huy tối đa tiềm năng kinh tế của khu vực nhƣ: sức sản xuất của đất, tài nguyên lao
động của địa phƣơng đảm bảo năng suất và hiệu quả cao, ổn định lâu dài.
- Hạn chế đến mức thấp nhất các hiện tƣợng cực đoan nhƣ hạn hán, lũ lụt, đồng thời
giúp cải thiện chất lƣợng đất, tăng lƣợng mùn và giữ độ ẩm đất…
- Phù hợp tiềm năng của khu vực, phù hợp với khả năng đầu tƣ, năng lực tổ chức,
quản lý phát huy truyền thống sản xuất, phong tục tập quán của ngƣời dân.
- Định hƣớng sản xuất trong khu vực theo hƣớng sản xuất hàng hoá với hiệu quả cao.


22
- Mô hình sinh thái thích hợp nhất với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực
là mô hình nông lâm kết hợp có sự tham gia của các hoạt động khác (hoạt động sản xuất phi
nông nghiệp: hoạt động xã hội, hoạt động thủ công nghiệp ).
3.3.2. Định hướng sử dụng cảnh quan và đề xuất mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững
khu vực thị xã Ayun Pa

Từ các kết quả đánh giá mức độ thích nghi của các loại cảnh quan trên địa bàn Ayun
Pa cho từng hoạt động sản xuất: nông nghiệp và lâm nghiệp, tác giả đã đề xuất một số hƣớng
sử dụng hợp lý không gian lãnh thổ cho 2 loại hình sản xuất này nhƣ sau:
Bảng 3.7. Một số định hướng khai thác và sử dụng các dạng cảnh quan thị xã Ayun Pa
cho phát triển nông - lâm nghiệp
Loại cảnh quan
Đặc điểm chung
Chức năng
Hướng sử dụng
1,3,5,6
Khu vực rừng kín lá rộng
ít bị tác động vùng núi
thấp
Phòng hộ và bảo tồn
đa dạng sinh học
Bảo vệ rừng và đa dạng
sinh học
9,12,14,19,22,252
9,30,36
Khu vực rừng thƣa và
trảng cỏ vùng đồi và
thung lũng
Phục hồi tự nhiên và
khai thác kinh tế
Đầu tƣ cải tạo đất cho
phát triển mô hình nông
- lâm nghiệp kết hợp
15,21
Khu vực có rừng trồng
Phục hồi tự nhiên và

khai thác kinh tế
Phát triển rừng sản xuất
2,7
Trảng cỏ cây bụi ở vùng
núi thấp
Phục hồi tự nhiên
Phát triển tự nhiên,
phục hồi và trồng rừng
11,13,17,23,27,
32,34,38
Khu vực trồng cây hằng
năm, hoa màu và cây
trồng quanh khu dân cƣ
Khai thác kinh tế
Trồng cây hằng năm,
hoa màu.
10,16,22,31,37
Khu vực trồng cây lâu
năm
Khai thác kinh tế
Trồng cây lâu năm
4,8,18,24,28,33,3
5
Khu vực ƣu tiên trồng lúa
Khai thác kinh tế
Trồng lúa
Trên cơ sở quan điểm và tiêu chí định hƣớng đã đề ra, luận văn đƣa ra phƣơng án sử
dụng cảnh quan và đề xuất các mô hình kinh tế sinh thái cho khu vực nghiên cứu nhƣ sau:
a) Đối với sản xuất nông nghiệp
Để góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp khu vực Ayun Pa theo hƣớng

phát triển bền vững, đảm bảo cân bằng sinh thái, bên cạnh những giải pháp chung là xây dựng
các chiến lƣợc, kế hoạch và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, trên
cơ sở đặc điểm tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng cần có những giải pháp cụ thể hơn trong
việc sử dụng đất nông nghiệp đó là:
Trong quy hoạch sử dụng đất: Hiện tại khả năng đáp ứng của cảnh quan đối với các
mục đích sử dụng đã đƣợc quy hoạch gần nhƣ tối đa, vì vậy cần nghiên cứu để kết hợp nông -


23
lâm nghiệp và sản xuất có hiệu quả. Hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông
nghiệp hoặc lâm nghiệp sang mục đích khác. Cần ổn định đƣợc quy hoạch sử dụng đất và có
quy hoạch chi tiết cho từng mục đích sử dụng đất nhằm chủ động trong khai thác, sử dụng,
bảo vệ tài nguyên đất.
Đối với đất nông nghiệp: Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và tiềm năng
đất chƣa khai thác, cần tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng và khai hoang mở rộng diện tích
đất sản xuất nông nghiệp trên các địa bàn còn tiềm năng. Giải pháp chủ yếu là tập trung vào
chuyển đổi cây trồng, mùa vụ, tăng hệ số gieo trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Đầu tƣ vào thâm canh, sử dụng giống mới, kĩ thuật công nghệ tiên tiến để tăng năng suất, sản
lƣợng và giá trị sản phẩm; đa dạng hoá cây trồng, đƣa những cây trồng mới có giá trị kinh tế
cao vào sản xuất. Đồng thời tiếp tục khai thác đất chƣa sử dụng ở những nơi còn tiềm năng để
đƣa vào sản xuất nông nghiệp.
Trong quá trình sử dụng, đất cần phải đƣợc đầu tƣ thâm canh cải tạo đất, tăng cƣờng
bón phân hữu cơ, phân vi lƣợng, vi sinh. Cần nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống cây trồng
cho phù hợp với từng loại đất
Đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, tạo ra những vùng sản
xuất mang tính hàng hoá. Tập trung phát triển một số loại cây trồng làm nguyên liệu cho chế
biến công nghiệp và xuất khẩu nhƣ: sắn, ngô, mía, cây ăn quả trên các cảnh quan đồi cao và
thung lũng giữa núi.
b) Đối với lâm nghiệp
Bảo vệ và phát triển rừng: Đây là biện pháp không những bảo vệ đất lâm nghiệp mà

còn bảo vệ đƣợc nguồn tài nguyên đất, điều hoà khí hậu toàn thị xã. Ayun Pa là một lãnh thổ
có đất rừng và rừng chiếm tỷ lệ lớn, địa hình khá phức tạp, chia cắt, cho nên lớp phủ rừng có
ý nghĩa rất quan trọng trong bảo vệ đất, bảo vệ môi trƣờng.
Đẩy mạnh chƣơng trình trồng rừng và cải tạo rừng tự nhiên, rừng thứ sinh; bảo vệ,
chăm sóc nuôi dƣỡng, làm giàu rừng; tu bổ trồng rừng vùng đồi núi; Trồng rừng phủ xanh đất
trống đồi núi trọc hoặc những nơi rừng nghèo kiệt, trồng cây lâu năm, thực hiện phƣơng thức
nông - lâm kết hợp giữa cây dài ngày và cây ngắn ngày theo không gian nhiều tầng, đa dạng
hoá sản phẩm để nâng cao giá trị sử dụng của đất đai ở các cảnh quan định hƣớng cho nông -
lâm kết hợp.
Tăng cƣờng công tác khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc rừng hiện có nhất là rừng đầu
nguồn, rừng phòng hộ nhằm nâng cao chất lƣợng rừng và bảo vệ môi trƣờng sinh thái ở các
cảnh quan rừng thứ sinh, rừng nghèo. Tiếp tục thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho các
hộ nông dân; thực hiện khuyến lâm, hƣớng dẫn và chuyển giao công nghệ, tăng cƣờng công
tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo vệ, phòng chống cháy rừng; tăng cƣờng các
biện pháp để hạn chế nạn chặt phá rừng làm nƣơng rẫy và khai thác buôn bán gỗ, tài nguyên
rừng trái phép.


24
Các cảnh quan vùng đồi núi trên các loại đất dốc, đất tầng mỏng gồm các cảnh quan
cây bụi thứ sinh cần đẩy mạnh trồng rừng để che phủ đất chống rửa trôi, xói mòn đất, giữ ẩm
và phục hồi độ phì cho đất.
Tăng cƣờng các mô hình nông - lâm kết hợp. Ở đây ngoài việc cần bảo vệ rừng
nguyên sinh có thể kết hợp trồng rừng, chăn thả và trồng trọt theo mô hình R-V-C-TCN.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Nghiên cứu, ứng dụng phƣơng pháp đánh giá cảnh quan, xác lập mô hình kinh tế sinh thái
là hƣớng đi hiệu quả mang tính khoa học và thực tiễn cao, cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu.
1. Ayun Pa là khu vực có diện tích không lớn (chiếm 1,9% diện tích tự nhiên của toàn
tỉnh) nhƣng lại có sự phân hóa sâu sắc về các hợp phần thành tạo cảnh quan: Vị trí Ayun Pa nằm

trong khu vực vừa mang tính nhiệt đới nóng, ẩm vừa mang khí hậu cao nguyên với hai mùa mƣa
nắng rõ rệt, không chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc, có mùa khô kéo dài, đây là khu vực khô
nóng nhất tỉnh Gia Lai; Sự tƣơng tác giữa nền tảng rắn và nền tảng nhiệt ẩm cùng với các đặc
điểm sinh khí hậu địa phƣơng và các hoạt động nhân sinh đã tạo nên sự đa dạng về lớp phủ thổ
nhƣỡng - quần xã sinh vật của khu vực nghiên cứu.
2. Là khu vực có mật độ dân cƣ không đồng đều, tập trung chủ yếu ở khu vực nội thị, điều
này dẫn đến việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giữa các vùng chƣa hợp lí mà còn góp
phần tăng sự chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các vùng trong địa bàn nghiên cứu. Cơ cấu giá trị
sản xuất theo ngành có xu hƣớng giảm dần tỷ trọng ngành khu vực I và khu vực III, tăng dần tỷ
trọng ngành khu vực II.
3. Sự phân hóa các điều kiện tự nhiên và cảnh quan khu vực thị xã Ayun Pa bị chi phối
bởi các quy luật địa đới và phi địa đới (đai cao), quy định những nét đặc thù riêng của cảnh quan
Ayun Pa với hệ thống phân loại gồm 04 cấp: Lớp cảnh quan → Phụ lớp cảnh quan → Kiểu cảnh
quan → Loại cảnh quan. Kết quả nghiên cứu cấu trúc cảnh quan đƣợc thể hiện trên bản đồ cảnh
quan khu vực Ayun Pa tỉ lệ 1:50.000 với 01 lớp cảnh quan, 03 phụ lớp cảnh quan, 03 kiểu cảnh
quan, 38 loại cảnh quan.
4. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm cảnh quan và hiện trạng phát triển cũng nhƣ định
hƣớng của nền kinh tế hiện nay kết hợp với mục tiêu ban đầu, luận văn đã lựa chọn đánh giá cảnh
quan cho mục đích phát triển các ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong nông nghiệp tác giả
chú trọng đánh giá cho hai lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi một cách cụ thể. Đánh giá cảnh quan
trên cơ sở tiến hành xác định nhu cầu sinh thái và lựa chọn các tiêu chí, phân cấp chỉ tiêu, xác
định trọng số. Kết quả đánh giá thành phần đƣợc xác định ở 3 cấp độ, biểu hiện trên các bảng biểu
đánh giá thành phần.
5. Từ việc phân tích các mô hình kinh tế hiện trạng khu vực, có thể thấy rằng: đa số các
mô hình sản xuất trong khu vực còn ở quy mô hộ gia đình, sản xuất vẫn còn mang tính tự cung, tự
cấp. Các mô hình kinh tế khá đơn giản, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, chƣa đƣợc áp
dụng khoa học kỹ thuật nên năng suất thấp. Cần kết hợp các hợp phần có hiệu quả, tạo ra một mô

×